Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tổ chức dạy học dự án qua chủ đề “dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” sinh học 10 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN QUA CHỦ ĐỀ “CHUYỂN
HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT”
SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT,NĂNG LỰC HỌC SINH THPT

Người thực hiện

: Bùi Thị Nhung

Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2021
1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC:............................................................................................................1
1.MỞ
ĐẦU ...........................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2


1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.4.Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
2.NỘI
DUNG
SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM ..................................................4
2.1.

sở

luận
...................................
……........................................................4
2.1.1.Khái niệm về dạy học dự án.........................................................................4
2.1.2. Mục tiêu của dạy học duự án......................................................................4
2.1.3.
Đặc
điểm
của
dạy
học
dự
án.......................................................................4
2.1.4. Vai trò người học trong DHDA...................................................................5
2.1.5. Vai trò người dạy trong DHDA...................................................................5
2.1.6. DHDA trong môn Sinh học.........................................................................5
2.2.Thực trạng của vấn đề.....................................................................................6
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề ...........................................................................7

2.3.1. Quy trình ứng dụng dạy học theo dự án......................................................7
2.3.2.Kiến thức phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10 được sử dụng trong DHDA...7
2.3.3. Các dự án theo tiến trình bài học giáo dục theo phương pháp dạy học dự
án trong chủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh
vật”………………………………………………………………………………8
a. Những yếu tố về kiến thức được sử dụng trong các lĩnh vực………….8
b. Trích giáo án từ chủ đề dạy học “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở vi sinh vật”……………………………………….......................8
c. Quy trình chế biến kim chi cải thảo của nhóm………………………..10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................13
2.4.1. Đối với học sinh........................................................................................13
2.4.1.1Kết quả đánh giá qua bộ câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn của học sinh qua dự án……………………………………………….13
a. Bộ câu hỏi đánh giá NLGQVĐ thực tiễn của học sinh……………….13
a.1. Kiểm tra trước khi tác động(TN)……………………………………13
a.2. Kiểm tra sau khi tác động(TN)……………………………………...14
2.4.1.2. Kết quả đánh giá qua bộ câu hỏi………………………………………15
2.4.1.3. Đánh giá kết quả qua theo dõi quá trình thực hiện chủ đề giáo dục và
báo cáo sản phẩm………………………………………………………….........16
2.4.2.Đối với giáo viên………………………………………………………16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................17
1


3.1. Kết luận........................................................................................................17
3.2 Kiến nghị.......................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................18

1



1.
MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học, việc kết hợp giữa dạy lí thuyết với các hoạt động trải nghiệm,
thực hành sẽ giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển năng lực chung
và năng lực Sinh học, trong đó có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời
sống. Do vậy, để tổ chức dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất học sinh cần có nhiều biện pháp, trong đó sử dụng dạy học dự
án là một hướng mang lại hiệu quả cao.
Tổ chức dạy học dự án là một phương thức giáo dục để chuyển tải chương trình
giáo dục, giúp cho người học có thể tự chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng kiến
thức đó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Sinh học là mơn học có nhiều kiến thức gắn với thực tiễn đời sống. Trong đó
phần Sinh học vi sinh vật nói chung, phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
vi sinh vật - Sinh học 10 nói riêng có nhiều ứng dụng rất gần gũi, học sinh dễ
vận dụng trong đời sống hằng ngày, dễ tạo hứng thú cho học sinh trong học tập,
thuận lợi để tổ chức các mơ hình giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông
mới 2018.
Trong thực tiễn dạy học, thời gian qua tôi đã tiếp cận và đưa dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh vào quá trình dạy học môn Sinh học bước
đầu đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực cho người học, nâng cao hiệu quả dạy
học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đồng thời trong năm học 2020-2021 này,
tôi được tham gia học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thơng 2018 qua 3
modun:
Modun1 - Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Modun2 -Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm
chất và năng lực của học sinh.
Modun3- Đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
Sau khi được tập huấn và tham khảo tài liệu trực tuyến, tôi đã áp dụng phương

pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học một
cách hiệu quả hơn. Mang lại hứng thú học tập, niềm vui học tập. Giờ học của
các em khơng cịn nặng nề về mặt lí thuyết, các em chủ động trình bày, chủ động
lĩnh hội kiến thức và thỏa sức sáng tạo sản phẩm ứng dụng từ bài học.
Từ các lý do trên, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình trong quá trình nâng
cao chất lượng dạy học đó là biện pháp: “Tổ chức dạy học dự án qua chủ đề
“Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật”- Sinh học 10
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thpt”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Từng bước tiếp cận phương pháp dạy học mới theo đinh hướng phát triển năng
lực và phẩm chất người học.
-Nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh.
- Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
- Định hướng cho học sinh hành động, trải nghiệm trong học tập.
4


- Hình thành ở học sinh niềm u thích tự nhiên, thích khám phá thế giới
sốngxung quanh.
- Làm được sản phẩm kim chi, dưa chua, sữa chua mix vị trái cây.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu về phương phápdạy học dự án cho chủ đề dinh dưỡng, chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở vi sinh vật nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn cho học sinh lớp 10.
- Học sinh 2 lớp 10A6, 10A7 là các lớp học sinh có năng lực, trình độ nhận thức
tương đương nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-Về lí luận: Nghiên cứu qua tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, trang web,
chương trình tập huấn trực tuyến cho giáo viên THPT…

- Về thực nghiệm:
+ Tổ chức thực hành tại nhà theo nhóm và báo cáo kết quả tại lớp bằng thuyết
trình kèm video, sản phẩm thực hành tại lớp học.
+ Giảng dạy trực tiếp ở 2 lớp 10A6, 10A7 trường THPT Hậu Lộc 4 bằng
phương pháp lồng ghép kiến thức lí thuyết kết hợp thực hành.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

5


2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm dạy học dự án(DHDA).
DHDA là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm.
Q trình giảng dạy ln định hướng vào các khái niệm cơ bản của môn học
nhưng gắn liền với thực tế. Theo phương pháp này, người học phải tự mình giải
quyết các vấn đề và các nhiệm vụ có liên quan khác để có được kiến thức, khả
năng giải quyết vấn đề và cho ra những kết quả thực tế.
Bản chất của DHDA là người học lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc
giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn (bài tập dự án). Kết thúc dự
án người học phải cho ra sản phẩm gắn với thực tiễn cụ thể.
2.1.2. Mục tiêu DHDA.
- Tất cả các nội dung của môn học đều hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn
kết nội dung học với cuộc sống thực.
- Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên
quan đến nội dung học tập và cuộc sống.
- Rèn luyện cho người học nhiều kĩ năng: tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm
việc theo nhóm.
- Giúp người học nâng cao kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình

học tập và tạo ra sản phẩm.
2.1.3.Đặc điểm DHDA.
Có thể cụ thể hố các đặc điểm của DHDA như sau:
- Định hướng thực tiễn:Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ
dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người
học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội:Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong
nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội.
- Định hướng hứng thú người học:Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung
học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của
người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Tính phức hợp:Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc
môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động:Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực
hành. Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn
luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực cao của người học:Trong DHDA, học sinh cần tham gia tích cực và
tự lực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến
khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai
trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh
nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập được
giao.
- Cộng tác làm việc:Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong
đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong
6


nhóm. DHDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc

giữa các thành viên tham gia, giữa HS và HS, giữa HS và GV. Đặc điểm này
cịn được gọi là học tập mang tính cộng đồng.
- Định hướng sản phẩm:Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo
ra. Sản phẩm của dự án khơng giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà
trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của
hoạt động thực tiễn.
2.1.4. Vai trò người học.
- Người học làm việc theo nhóm.
- Người học (nhóm) thực hiện một dự án là một nội dung trong môn học gắn liền
với thực tế bằng cách thực hiện các vai được chỉ định.
- Người học tự lực triển khai dự án theo quan điểm và cách tiếp cận của mỗi
người (nhóm) như: quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức
các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.
- Người học (nhóm) thu thập xử lí thơng tin từ nhiều nguồn theo nhiệm vụ được
giao. Từ đó tích lũy kiến thức và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc của
mình.
- Người học hồn thành việc học với các sản phẩm cụ thể từ dự án mình được
giao.
- Người học phải trình bày và bảo vệ sản phẩm có tích hợp cơng nghệ thơng tin
của mình trước sự đánh giá của GV và các nhóm khác.
2.1.5. Vai trị người dạy.
- Không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống (truyền đạt kiến thức sẵn
có cho HS).
- Từ nội dung của mơn học, tìm ra sự liên quan của nó đến các vấn đề thực tiễn.
- Hình thành ý tưởng các dự án liên quan đến nội dung mơn học.
- Xây dựng vai trị của người học trong dự án, nêu yêu cầu và đặc điểm của kết
quả sau khi dự án hồn thành. Hướng vai trị của người học gắn với nội dung
cần học.
- Trong suốt quá trình giảng dạy, vai trị của GV là hướng dẫn và tham vấn chứ
không phải là “cầm tay chỉ việc” để người học (nhóm) phát huy khả năng tự giải

quyết vấn đề, khả năng sáng tạo và xử lí tình huống.
2.1.6. Dạy học dự án trong môn sinh học.
Trong môn Sinh học, dạy học dựa trên dự án được thực hiện qua các nội dung
như điều tra, khảo sát, thực hiện theo quy trình cơng nghệ, thiết kế sản phẩm, …
để tìm hiểu thực trạng vấn đề, thành tựu trong sinh học hoặc thực hiện một quy
trình cơng nghệ, thiết kế một sản phẩm ứng dụng. Một số yêu cầu cần đạt có thể
tổ chức dạy học dựa trên dự án như (trích modun2- Chương trình mơn Sinh học
2018):
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh
vật.
- Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên
truyền phòng chống bệnh.

7


- Thực hiện tìm hiểu các bệnh về tiêu hố ở người và các bệnh học đường liên
quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng.
- Thực hành tìm hiểu tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin,
thuốc diệt cỏ 2,4D,...).
- Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch trong trường học hoặc tại địa
phương.
- Thực hành làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua,
bánh mì,...).
- Thực hành về thuỷ canh, khí canh.
- Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây
- Thiết kế một bể nuôi cá cảnh vận dụng hiểu biết hệ sinh thái hoặc thiết kế được
hệ sinh thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn.
Quá trình thực hành làm dự án thường được thực hiện trong thời gian dài, kết

hợp các khâu làm việc ở nhà, ngoài tự nhiên với ở lớp. GV cần tổ chức cho HS
thực hiện theo nhóm, để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. GV
cần giao rõ nhiệm vụ, yêu cầu các nhóm HS lập kế hoạch cụ thể, phân công
nhiệm vụ thực hiện, theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện để nắm bắt tình
hình, điều chỉnh nếu HS làm không đúng hướng. Ở trên lớp, HS báo cáo sản
phẩm, thảo luận; giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận. Trong quá trình thực
hiện dự án, HS cần giữ lại các minh chứng để làm hồ sơ học tập, nhằm tự đánh
giá hoạt động của nhóm và làm cơ sở cho đánh giá đồng đẳng và đánh giá của
GV. GV cần có tiêu chí đánh giá dự án rõ ràng, cụ thể và phải được công bố từ
đầu cho HS.
GV cần lập kế hoạch và tìm hiểu thực tiễn trước khi tổ chức thực hiện dự án để
dự kiến những khó khăn, tình huống phát sinh và cách giải quyết, khắc phục.
Đồng thời, GV cần xây dựng hệ thống các biểu mẫu nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tổ chức HS thực hiện, báo cáo và đánh giá dự án.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Qua những năm tôi tham gia giảng dạy tại trường THPT Hậu Lộc 4 nói riêng,
đồng thời từ những trao đổi với đồng nghiệp cùng bộ môn Sinh học trong khu
vực tơi nhận thấy rằng:
- Hầu hết các em cịn mang nặng lý thuyết và kĩ năng để vận dụng các kiến thức
vào trong cuốc sống cịn đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng chưa xử lý được.
Những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày các em sử dụng các em không biết
tự làm như thế nào, được ứng dụng từ những kiến thức nào mà bản thân đã được
học ở trường. Các em tiếp cận kiến thức thụ động, dẫn đến tình trạng chỉ học
qua loa. Kết quả khơng đọng lại ở các em những kiến thức bổ ích phục vụ cho
đời sống của bản thân các em ở hiện tại và sau này.
- Mặt khác trong quá trình dạy học nhìn chung các giáo viên cũng có lồng ghép
các câu hỏi vận dụng cho các em nhưng cũng trên lý thuyết. các em HS cũng
thông qua bài học cũng có hiểu được cơ sở khoa học của các sản phẩm như sữa
chua, dưa chua, kim chi, mắm tôm chua…. Tuy nhiên lại khơng khắc sâu được
kiến thức vì thiếu tính thực tế, thiếu hoạt động trải nghiệm.

- Thực tế đơn vị tôi công tác và qua khảo sát 4 trường THPT trên địa bàn huyện
Hậu Lộc với hơn 20 giáo viên, số lượng giáo viên Sinh học áp dụng dạy học
8


theo định hướng triển phẩm chất và năng lực học sinh chỉ có khoảng 3-5
người.Điều quan trọng là giáo viên chưa biết hình dung và tiếp cận phương pháp
dạy học mới như hình thức dạy học theo dự án một cách khoa học và có trình tự.
Việc tạo ra các sản phẩm có giá trị theo phương pháp giáo dục dạy học dự án
cho học sinh cịn rất ít. Chính điều đó đã thơi thúc tơi trong q trình dạy học
cần tạo ra sự chuyển biến mới tích cực cho học sinh, tạo điều kiện để các em trải
nghiệm đưa các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn xung quanh
các em, tạo cho các em sự hứng thú và u thích mơn Sinh học hơn. Trong năm
học này nhờ tiếp cận và vận dụng phương pháp dạy học dự án tôi đã hướng dẫn
cho học sinh tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị như :muối kim chi; xây dựng
quy trình sản xuất sữa chua, làm xirô từ hoa quả...
Trong giới hạn cho phép tơi xin trình bày một số ví dụ về phương pháp dạy học
theo dự án qua dạy học chủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật”– Sinh học 10.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Quy trình ứng dụng dạy học theo dự án.
Trong dạy học, tôi đã tổ chức dạy học dự án theo tiến trình bài học như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề/ nhu cầu thực tiễn.

Bước 2: Học kiến thức mới + Đề xuất các giải pháp/ Bản thiết kế

Bước 3: Trình bày/ bảo vệ/ lựa chọn giải pháp/ thiết kế.

Bước 4: Chế tạo và thử nghiệm
Bước 5: Trình bày sản phẩm + Đánh giá.

2.3.2. Kiến thức phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10 được sử dụng trong DHDA.
Phần Sinh học VSV gồm các nội dung nghiên cứu về đối tượng VSV và ứng
dụng của VSV trong thực tiễn, là các vấn đề về trao đổi chất và chuyển hoá năng
lượng ở VSV, sinh trưởng và sinh sản của VSV. Những hiểu biết trên là cơ sở để
ứng dụng công nghệ VSV trong sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời
sống con người.
Với những đặc điểm nêu trên, trong phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 có
thể xây dựng các chủ đề dạy học theo dự án như:
- Tạo môi trường nuôi cấy VSV (phần dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng
lượng).

9


- Chế tạo phân vi sinh phân giải nhanh xác thực vật; làm nước mắm; làm tương;
làm sữa chua; muối chua rau quả; làm mắm tôm; sản xuất rượu;…..(phần phân
giải các chất ở Vi sinh vật).
- Nước rửa tay chống VSV; mơ hình bảo quản nơng sản; …(phần các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng của VSV).
- Hãy nói khơng với bệnh lây qua đường tình dục, hãy nói khơng với bệnh sốt
xuất huyết… (phần bệnh truyền nhiễm và miễn dịch).
2.3.3. Các dự án theo tiến trình bài học giáo dục theo phương pháp dạy học
dự án trong chủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi
sinh vật”
a. Những yếu tố về kiến thức được sử dụng trong các lĩnh vực
STT Lĩnh vực
Kiến thức
1
Khoa học
Sinh học Dinhdưỡng,chuyểnhốvậtchấtvànănglượngởv

i sinhvật.
- Q trình phân giải các chất ở VSV; Sinh
trưởng của VSV và các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của VSV.
Hóa học
- Các phương trình thủy phân prơtêin,
polisaccarit.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng.
2
Kĩ thuật
Xây dựng và thực hiện được quy trình sản xuất .
3
Cơng nghệ Sử dụng các nguyên liệu cho quy trình sản xuất, các vật
liệu hỗ trợ.
4
Toán học
- Sử dụng toán thống kê số liệu trong quá trình nghiên
cứu thực trạng và trong q trình thực hiện quy trình.
- Tính được tỉ lệ các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tốt
nhất.
b. Trích giáo án từ chủ đề dạy học “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở vi sinh vật”
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Dự án 1: XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT KIM CHI
Bước 1: Xác định vấn đề/ nhu cầu thực tiễn(thực hiện ngoài lớp học)
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Quan sát thực tế, nghiên

- Quan sát, nghiên cứu thực cứu tài liệu, video.
trạng làm kim chi cải thảo: - Báo cáo, thảo luận về
Nguyên liệu, quy trình ở địa các thông tin thực tế thu Phát hiện vấn
phương, qua mạng internet.
thập được. Các cá nhân đề/nhu cầu; Xác
- Thu thập, tìm hiểu nhu cầu trong nhóm trình bày ý định tiêu chí sản
về món ăn kim chi cải thảo ở kiến về hiện tượng, quy phẩm
địa phương.
trình, thiết bị cơng nghệ
được giao tìm hiểu.

10


Bước 2: Học kiến thức mới + Đề xuất các giải pháp/ Bản thiết kế
(thực hiện ở nhà)
Yêu cầu học sinh nghiên cứu
sách giáo khoa kết hợp các
nguồn tham khảo tài liệu trên
internet hoàn thành các câu
hỏi:
- Cơ sở khoa học của quy trình Học sinh nghiên cứu
làm kim chi cải thảo ?
sách giáo khoa, tài liệu,
- Quy trình làm kim chi cải thảo luận nhóm để hồn
thảo thiết kế như thế nào cho thành yêu cầu của giáo
khoa học, hợp lí?
viên
- Sử dụng những loại nguyên
liệu nào sẽ giúp sản phẩm đạt

Hình thành kiến
kết quả tốt nhất?
thức mới và đề
- Các nguyên liệu được sử
xuất giải pháp
dụng như thế nào? Vào giai Báo cáo các nội dung đã
đoạn nào thì hợp lí?
tìm hiểu được, trả lời
- Phương pháp bảo quản tốt các câu hỏi chất vấn của
nhất cho sản phẩm? Sản phẩm giáo viên.
được sử dụng như thế nào?
- Sản phẩm có thể sản xuất trên
quy mơ lớn để kinh doanh hay
không?
Giáo viên điều hành “chốt”
kiến thức mới. Hỗ trợ HS đề
xuất thiết kế quy trình thử
nghiệm.
Bước 3: Trình bày/ bảo vệ/ lựa chọn giải pháp/ thiết kế.
(thực hiện 1 tiết trên lớp)
Tổ chức cho HS trình bày,
Trình bày, báo cáo, giải
báo cáo, giải thích, bảo vệ
thích, bảo vệ quy trình đã
quy trình đã thiết kế.
thiết kế.
Lựa chọn giải
Điều hành, nhận xét, đánh giá Thảo luận lựa chọn quy pháp/bản thiết kế
+ hỗ trợ HS lựa chọn quy
trình thiết kế mẫu thử

trình thiết kế mẫu thử nghiệm. nghiệm.
Bước 4: Chế tạo và thử nghiệm (thực hiện ở nhà)

11


Giao nhiệm vụ cụ thể cho các
nhóm HS.
Hỗ trợ HS trong quá trình
thực hiện thử nghiệm.

- Tổ chức thực hiện quy
trình làm kim chi cải thảo

+ Thu mua nguyên liệu.
+ Chế biến theo quy trình.
- Hồn thiện sản phẩm,
chuẩn bị nội dung báo cáo
kết quả.
- Tên cơ sở quy trình đã
Chế tạo và thử
xây dựng , HS tổ chức cho nghiệm quy trình
các bạn khác trải nghiệm, đã thiết kế
hồn thiện sản phẩm,sử
dụng PowerPoint để xây
dựng bản thuyết trình cho
nhóm.
Bước 5: Trình bày sản phẩm + Đánh giá (thực hiện 1 tiết trên lớp)
- Tổ chức cho học sinh báo
- Các nhóm báo cáo kết

cáo kết quả và phản hồi.
quả:
- Gợi ý các nhóm khác nhận
+ Trưng bày sản phẩm.
xét, bổ sung.
+ Thuyết trình về sản
- Phát phiếu đánh giá cho các phẩm ( có thể trình bày
nhóm.
kết hợp sản phẩm tuyên
- Tổ chức cho các nhóm đánh truyền).
giá lẫn nhau.
- Tham gia phản hồi về
- Tuyên dương cá nhân, nhóm sản phẩm, phần trình bày Trình bày, chia sẻ,
làm tốt.
của nhóm bạn.
đánh giá sản phẩm
- Ghi lại kiến thức tổng
nghiên cứu
hợp từ mỗi nhóm vào vở.
- Các nhóm tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau.
- Định hướng tiếp tục hoàn
- Học sinh chia sẻ, lắng
thiện sản phẩm.Ứng dụng quy nghe và rút kinh nghiệm.
trình vào thực tiễn đời sống.

c. Quy trình chế biến kim chi cải thảo của nhóm
Bước 1:Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu


Gia vị cần dùng

12


- 2 kg cải thảo
- 1 củ cà rốt 200gr
- 1 củ cải trắng 170gr
- 1 ít hành và hẹ lá
- 1 củ hành tây 250 gr
- 1 củ gừng 40gr và 1 củ tỏi 40 gr

- 30 gram bột ớt khơ Việt Nam
- 40 gram ớt bột Hàn Quốc(có thể thay
bằng ớt khô hoặc ớt tươi VN)
- 20 gram bột nếp(có thể thay bằng ½
chén cháo nấu nhừ)
- 170 gram đường
- 170 ml nước mắm
- 3 muỗng muối hạt.

Nguyên liệu cần thiết
Bước 2: Tiến hành(tại nhà).
a. sơ chế nguyên liệu.
- Cải thảo sơ chế sạch, cắt bỏ phần cuống, chẻ làm đơi hoặc làm tư. Sau đó, xát
muối vào phần bẹ trắng thật đều. Có thể nhúng cải thảo qua nước trước để muối
bám chặt hơn vào bẹ. Cứ 20 – 30 phút nên trở mặt cải 1 lần cho đến khi cải mềm
dẻo có thể gập mà khơng bị gãy là được. Sau đó, đem xả sạch cải lại với nước từ
2 – 3 lần cho đỡ mặn, xếp cải vào rổ cho thật ráo nước. - Cà rốt, củ cải, hành tây,
hành lá bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo. Cà rốt, củ cải bào sợi khoảng 3cm, hành lá thái

khúc khoảng 3cm. Hành tây thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng gừng, tỏi.

13


Học sinh sơ chế nguyên liệu
b. Làm xốt kim chi.
Hòa bột nếp với 1 – 1,2 lít nước, sau đó đun trên bếp. Trong quá trình đun nhớ
khuấy đều tay để bột không bị cháy xém ở đáy nồi. Khi thấy bột sơi lăn tăn thì
cho đường vào khuấy tan, đun sôi lại và tắt bếp, để nguội vừa. Tiếp theo, bạn
cho ớt bột Hàn Quốc vào khuấy đều trong 20 phút rồi đổ hỗn hợp hành, gừng,
tỏi đã xay nhuyễn vào, nhớ thêm cả nước mắm vào và trộn đều.
c. Phối trộn nguyên liệu sau sơ chế.
Cho cà rốt, củ cải, hành lá vào phần xốt trên. Sau đó, thoa phần xốt lên khắp
phần bẹ trắng của cải thảo cho thật đều. Sau đó nên thoa thật kĩ để toàn bộ cải
đều phải thấm đều xốt.(Nên thoa xốt vào cải thảo sau 10 tiếng kể từ lúc rắc
muối, vì nếu để quá lâu cải thảo sẽ bị khô, không thấm xốt, Kim chi sẽ chua
nhưng có mùi hăng.).Cuộn kim chi lại rồi xếp vào hộp thủy tinh hoặc nhựa. Chú
ý là nên xếp vừa đủ, không nên nén quá chặt sẽ làm kim chi ra nhiều nước.

Phối trộn nguyên liệu
Bước 3: Bảo quản
Ta để kim chi bên ngoài nhiệt độ thường 2 – 3 ngày cho lên men rồi sau đó hãy
bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và ăn dần.
Bước 4: Sử dụng

14


Sản phẩm kim chi sau muối


Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
Với quy trình tổ chức thực hiện tương tự như trên, tôi đã tổ chức dạy học các dự
án sau:
Dự án 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA CHUA VỚI HƯƠNG
VỊ TRÁI CÂY TƯƠI.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với học sinh.
15


Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh, chúng tôi đã đánh
giá về:
- Kiến thức: qua kết quả bộ câu hỏi kiểm tra.
- Kĩ năng: qua theo dõi quy trình và sản phẩm thu được.
- Thái độ:qua theo dõi quá trình học tập và làm việc nhóm.
Chúng tơi đã đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh theo
từng dự án. Nhưng do giới hạn quy định của SKKN, tôi chỉ giới thiệu kết quả
đạt được sau khi thực hiện chủ đề “Xây dựng quy trình làm kim chi cải thảo”.
2.4.1.1. Kết quả đánh giá qua bộ câu hỏi đánh giá năng lựcgiải quyết vấn đề
thực tiễn của học sinh qua dự án.
a. Bộ câu hỏi đánh giá NLGQVĐ thực tiễn của học sinh
a.1. Kiểm tra trước khi tác động(TN).
Câu hỏi
Nội dung
Câu 1(1 điểm): Hãy kể tên những
thực phẩm được sản xuất bằng cách
sử dụng VSV phân giải polisaccarit?
- sản xuất rượu, bia.
- sữa chua.

- sản xuất siro, kẹo mạch nha, dưa muối,
cà muối, nem chua, kim chi.
- làm sạch mơi trường....
Câu 2(2 điểm): Cơ sở khoa học của
q trình làm kim chi cải thảo?

Câu 3(3 điểm): Những yếu tố nào
tác động đến chất lượng kim chi
muối?

Câu 4 (2 điểm): muối có tác dụng
gì?

Đ
M

u
ế ờ

mn
i
g

M
V
iu

i

- Qúa trình lên men lactic nhờ vi khuẩn

lactic
- Chất lượng nguyên liệu.
- Tỉ lệ các nguyên liệu: nồng độ muối,
hàm lượng đường…
- Thao tác thực hiện.
- điều kiện yếm khí.
- nhiệt độ, độ pH…
- Muối được dùng trong tất cả các loại
kim chi, dùng để ức chế vi khuẩn tạp giúp
kim chi giữ được lâu.

16


Câu 5 (2 điểm): kim chi muối như
thế nào thì được gọi là thành công?

- Màu rau cải thảo sáng.
- vị chua thanh, giòn, cay, hơi ngọt.

a.2. Kiểm tra sau khi tác động (sau TN).
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1 (2 điểm): Tại sao trong - Vị chua là do:
sản phẩm kim chi muối có vị + VSV tiết ra enzim ngoại bào phân giải:
chua thanh?
Tinh bột (thính gạo) glucơzơ
+ Q trình lên men lactic
GlucơzơVK lactic đồng hinhAxit lactic
(VK lactic dị hình có thêm CO2 ,Êtanol, axit

Axêtic…)
Câu 2 (2 điểm): Tại sao trong Đậy kín thuận lợi vi khuẩn lactic hoạt động
quá trình ủ lên men cần đậy trong mơi trường yếm khí q trình thủy
kín?
phân và lên men diễn ra nhanh hơn.
Câu 3 (2 điểm):Qúa trình Giai đoạn phân giải của VSV diễn ra vào giai
phân giải của VSV diễn ra ở đoạn ủ(sau 24-48 tiếng nếu ngày hè).
giai đoạn nào của quá trình
sản xuất?
Câu 4 (2 điểm): Tại sao lại sử - Bột gạo chứa nhiều tinh bột khi chuyển thành
dụng bột gáo nếp quấy đều?
hồ tinh bột sẽ tạo cơ chất VSV phân giải chuyển
hóa thành đường, rồi nhờ q trình lên men
lactic tạo thành axít lactic làm cho sản phẩm có
vị thanh chua.
Câu 5(2 đ):Lợi ích của kim
- Hầu như khơng có vi sinh vật gây hại do hoạt
chi cải thảo với sức khỏe con động của vi khuẩn lactic tạo axit lactic làm pH
người?
giảm gây ức chế vi sinh vật gây hại có lợi cho
sức khỏe của con người.
-Giàu vitamin C, B, A và các nguyên tố khống.
- Chứa các chất chống oxi hóa nên hỗ trợ khả
năng miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.
2.4.1.2. Kết quả đánh giá qua bộ câu hỏi.
Tôi đã kiểm tra đánh giá trên 81 học sinh của 2 lớp 10A6,10A7 kết quả như sau:
Điểm dưới
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5

5
Tổng
số học
Tỷ
Tỷ
Số
Tỷ
Số
Số
Số
Tỷ
sinh
lệ
lệ
lượng lệ % lượng
lượng
lượng lệ %
%
%
Trước TN
81
0
0,0
8
9,9 41
50,6 32
39,5
Sau TN
81
12

14,8 30
37,0 26
32,1 13
16,1
Qua bảng trên có thể thấy, kiến thức của học sinh được tăng lên đáng kể,
tuy nhiên tỷ lệ học sinh dưới 5.0 điểm còn cao. Điều này cho thấy, năng lực giải
quyết vấn đề thực tiễn khá khó đối với học sinh.

17


2.4.1.3. Đánh giá kết quả qua theo dõi quá trình thực hiện chủ đề giáo dục và
báo cáo sản phẩm
Tôi đã đánh giá kết quả báo cáo sản phẩm thực hiện chủ đề giáo dục theo bảng
tiêu chí tơi đã xây dựng, kết quả như sau:
* Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm (trên 8 nhóm
HS):
MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC (%)
TIÊU CHÍ

TỐT

Tiêu chí 1: Báo cáo, giới thiệu 2 (25%)
sản phẩm
Tiêu chí 2: Chất lượng sản
3 (37,5%)
phẩm
Tiêu chí 3: Trả lời chất vấn
3 (37,5%)


KHÁ

ĐẠT

3(37,5%)

2 (25%)

CHƯA
ĐẠT
1 (12,5%)

3(37,5%)

1(12,5%)

1 (12,5%)

2 (25%)

2 (25%)

1 (12,5%)

* Giáo viên đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh (trên 81
HS):
100%

Chưa
KN

Đạt Khá Tốt
đạt
1
5,4
33,4 42,9 18,3
2
19,3 41,6 30,6 8,5
25,
Trước 3
21,3 47,1
5,8
8
TN
4
17,5 34,4 38,2 9,9
25,
5
25,8 44,7
3,8
8
1
1
5
47,7 46,3
50,
2
0,2
10,9
38,6
Sau

3
TN
57,
3
0,4
19,3
23,1
1
15, 50,
4
0,4
34
1
5
15,
5
1,2
61,6 21,5
7

90%

3.8
8.5 5.8 9.9

18.3

25.8
30.6
38.2


80%
70%

21.5

23.1

25.8
46.3

38.6

34

60% 42.9
50%
41.6

40%

34.4

30%
20%

57.1 61.6
50.5
50.3
47.7


44.7

47.1

Tốt
Khá
Đạt

KN

33.4
19.3 21.317.5

10%
5.4

0%
Trước
Sau
TNTN

25.8

19.3 15.115.7
10.9
5
0.4 1.2
1 0.2 0.4


Như vậy, có thể nhận thấy thông qua tổ chức các chủ đề giáo dục theo dạy học
dự án, học sinh dễ dàng thu thập kiến thức, thơng tin, tự mình tìm tịi, khám phá,
lĩnh hội những tri thức đó, góp phần tích cực trong quá trình phát triển năng lực
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
18


Về mặt định tính, học sinh rất tích cực, hứng thú tham gia học tập, trải nghiệm,
thơng qua đó kích thích khả năng tư duy, thích khám phá thế giới tự nhiên tồn tại
quanh các em và làm những điều mới mẻ, phù hợp, vừa sức, sáng tạo ở học sinh.
2.4.2. Đối với giáo viên
- Việc áp dụng biện pháp dạy học dự án thông qua tổ chức theo chủ đề giáo dục
nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, bản thân giáo viên có
thêm nhiều kinh nghiệm trong tổ chức dạy học, trải nghiệm cùng học sinh.
- Bản thân tơi cịn nhận thấy trong q trình dạy học theo dự án, tơi cịn học hỏi
được ngay ở chính học sinh của mình những sự sáng tạo nhỏ để tự áp dụng làm
ra những món ăn, những thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe của người thân.
- Qua dạy học theo dự án, nhận thấy bản thân giáo viên như được tiếp thêm sức
mạnh để góp phần cho những đổi mới của nền giáo dục đang cịn nặng về lí
thuyết, ít thực hành. Tơi vẫn hi vọng với sự đóng góp nhỏ bé của mình, làm cho
các em học sinh rèn luyện được cả về năng lực và phẩm chất. Hình thành khơng
những kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng tổ chức làm việc như thế nào cho hợp lí…..

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu, thực hiện biện pháp bản thân tơi đã:
- Lựa chọn được quy trình tổ chức dạy học dự án theo tiến trình bài học giáo dục
để phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh có hiệu quả. Với
bản thân tơi như là sự khởi đầu để tôi phát huy và thiết kế các dự án dạy học cho

các chủ đề sinh học 11, 12.
- Đã xây dựng được 4 dự án theo tiến trình bài học giáo dục STEM trong dạy
họcchủ đề “Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” gồm:
(1)Xây dựng quy trình sản xuất kim chi.
(2)Xây dựng quy trình sản xuất sữa chua với hương vị trái cây tươi.
- Trong quá trình dạy học nhận thấy học sinh rất tích cực, hứng thú tham gia học
tập, trải nghiệm, thực hiện các mơ hình giáo dục dạy học theo dự án rất ý nghĩa,
có thể áp dụng để chế biến và sản xuất sản phẩm. Thơng qua đó học sinh phát
triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sự khéo léo, cẩn thận trong quy
trình làm, trưng bày sản phẩm đánh giá tại lớp tạo nên khơng khí sơi động khi
được trực tiếp tham gia hoạt động nhóm.
- Đồng thời học sinh chiếm lĩnh được kiến thức về sinh học, hóa học, cơng nghệ,
tốn học….
- Tuy nhiên, trong q trình dạy học theo phương pháp dạy học dự án trong thời
điểm hiện tại vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do thời lượng chương trình của chủ đề

19


này có 2 tiết, nên giáo viên gặp khó khăn trong việc khai thác câu hỏi để khắc
sâu kiến thức.
3.2. Kiến nghị.
- Xuất phát từ thực tế dạy và học. Tôi nhận thấy việc dạy học theo chủ đề: dinh
dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật nên bố trí số tiết thành
3 tiết để phù hợp với kế hoạch bài dạy theo phương pháp mới.
- Bộ Giáo dục và Đào Tạo cần cung cấp thêm tài liệu về phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh một cách trực tiếp,
tăng thời gian bồi dưỡng trực tiếp các modun để giáo viên được trao đổi, thảo
luận và hiểu sâu hơn về mỗi phương pháp. Từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy cho
phù hợp.

- Một số SKKN có giải và có nội dung thiết thực cần được cơng bố và gửi về các
trường để giáo viên có cơ hội học hỏi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Bùi Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trang web: - Huongnghiepaau.com
2. Trang
3. Trang .
4. Chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học lớp 10. Chủ biên: Ngô Văn Hưng, xuất bản:
2009.
5. Một số tài liệu tham khảo khác.

20


PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.

Chữ viết tắt


Chữ đầy đủ

DHDA

Dạy học dự án

TN

Thực nghiệm

THPT

Trung học phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

21


6.
7.

NLGQVĐ


Năng lực giải quyết vấn đề

VSV

Vi sinh vật

PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG Ở DỰ ÁN 2
Hoạt động nhóm chuẩn bị trưng bày sản phẩm đánh giá

22


Sản phẩm của các nhóm lớp 10A6

23


Sữa chua mix vị trái cây nhóm 2- 10A6

Sản phẩm dưa bẹ chua kèm chả của nhóm 3- 10A6

24


Sữa chua mix vị trái cây và dưa cải- carot muối của nhóm 1-10A6

Sản phẩm sữa chua mix vị, dưa chua của nhóm 4- 10A6


25


×