Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kinh nghiệm dạy học môn lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỤC
LỤC
I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
4.
III.
1.
2.

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị



Trang
1
1
1
1
1
2
2
3
3 - 18
18 - 19
20
20
20


KINH NGHIỆM DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG CẨM THỦY 2
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam đang nỗ lực thực
hiện chương trình cải cách giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức

hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học” [1]. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo
Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Là giáo viên dạy môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm
trong việc thực hiện những chủ trương của Đảng, của Ngành về việc đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy học môn
Lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường
Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài : “Kinh nghiệm dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy
2” để nghiên cứu, bản thân tơi muốn tìm tịi những giải pháp giúp cho tiết học
Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong
việc giáo dục học sinh. Trên hết, thông qua những giờ học Lịch sử có thể hình
thành, phát triển những năng lực phẩm chất của mỗi cá nhân học sinh làm cơ sở
cho việc tư vấn hướng nghiệp cho các em.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu một số phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh ở trường trung học
phổ thông Cẩm Thủy 2, nâng cao chất lượng bộ mơn Lịch sử nói riêng và chất
lượng giáo dục nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu
như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp điều tra
khảo sát thực tế từ nhu cầu học tập của học sinh và chia sẻ kinh nghiệm từ bạn


1


bè đồng nghiệp. Trên cơ sở thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu đưa ra kết
quả tin cậy.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa
hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của q trình này.
Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau
khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình dạy học.
Theo từ điển Tiếng Việt: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng
xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được
hình thành sau một quá trình giáo dục. Những phẩm chất chủ yếu cần phát triển
ở học sinh trong giáo dục lịch sử là: phẩm chất yêu nước; phẩm chất nhân ái;
phẩm chất trách nhiệm; phẩm chất chăm chỉ v.v…
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh
nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực
chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để
sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác
nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do
đặc điểm của mơn học đó tạo nên. Một số năng lực cần chú trọng phát triển cho
học sinh trong dạy học lịch sử là: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp
và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngơn ngữ v.v…
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành cuối tháng 12 năm 2018, quan điểm đổi mới dạy học môn Lịch sử thể
hiện ở phương pháp dạy học có sự tương tác giữa thầy và trò. Sẽ chuyển từ việc
nhồi nhét kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. Bên cạnh
đó, việc đổi mới dạy học của mơn Lịch sử cịn thể hiện ở việc hướng dẫn học

sinh cách thu thập và sử dụng thông tin sử liệu, phát triển và trình bày các kiến
thức lịch sử sao cho khoa học; vận dụng lịch sử trong cuộc sống[2].
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Khó khăn
Bộ mơn Lịch sử ở trường trung học phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một
khối lượng kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc
đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về việc tiếp nhận kiến thức và khả
năng tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Vì đối tượng của lịch sử là
quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “ trực quan sinh động”, cũng
không thể trực tiếp quan sát được nên vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận
thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại đó là cả một
nghệ thuật của người thầy.
Trong q trình cơng tác, bản thân tôi nhận thấy, với cách dạy học
và thi cử hiện nay, nhiều giáo viên và học sinh ở trường Trung học phổ thông
vẫn chú trọng việc học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện một cách máy móc, áp
đặt một chiều cách nhận thức cho học sinh. Điều này dễ gây nên tình trạng nhàm
2


chán trong các tiết học, học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức dẫn đến kết quả
học tập chưa cao. Kết quả kì thi Trung học phổ thơng quốc gia (từ năm học 2019
– 2020 là thi Tốt nghiệp trung học phổ thông) môn Lịch sử rất thấp đã phản ánh
điều đó. Chưa kể đến việc dạy - học như trên cịn có ảnh hưởng rất nhiều đến
việc hình thành và phát triển được tư duy phản biện trong nghiên cứu khoa học
cũng như trong cuộc sống sau này của người học.
2.2. Thuận lợi
Để chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới, Sở
Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu các nhà trường trung học phổ thơng có
nhiều động thái tích cực giúp giáo viên tiếp cận được với nhiều phương pháp
dạy học mới như: mở lớp tập huấn về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích

cực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; mua
sắm nhiều tài liệu, thiết bị dạy học; tổ chức các đợt thao giảng đổi mới phương
pháp dạy học...v.v.
Theo thăm dò của bản thân trong q trình cơng tác, tơi nhận thấy đa số
học sinh không “quay lưng với Lịch sử” như một số người vẫn thường nói. Có
chăng chỉ là các em chán cách dạy – học kiểu áp đặt một chiều, dập khuôn, buộc
phải ghi nhớ các mốc thời gian và sự kiện lịch sử một cách máy móc, khơng có
điều kiện để học sinh thể hiện năng lực bản thân.
3. Các giải pháp thực hiện
Tôi xác định, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, là tối ưu
cho tất cả các bài học lịch sử. Vì vậy, ở mỗi một bài học lịch sử tôi sẽ tìm tịi lựa
chọn phương pháp phù hợp với kiểu bài học đó. Mục đích cuối cùng là phát
triển các phẩm chất năng lực của học sinh. Dưới đây là các phương pháp tôi đã
áp dụng và đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy.
3.1. Hình thành kĩ năng khai thác sử dụng nguồn tài liệu phục vụ cho việc
học tập của học sinh, phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước, trách
nhiệm và năng lực tự học
Tài liệu học tập là những học liệu dùng cho quá trình học tập. Việc sử
dụng tài liệu học tập nhằm mục tiêu lĩnh hội tri thức một cách nhanh và đầy đủ
nhất, giúp nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực chủ động của
người học.
Lịch sử là mơn học góp phần phát triển các phẩm chất của công dân Việt
Nam như: yêu nước, nhân ái, trung thực, khoan dung, dũng cảm, chăm chỉ, cởi
mở tiếp nhận cái mới và sống hòa thuận với thế giới xung quanh, tôn trọng danh
dự của bản thân, tơn trọng sự khác biệt, u hịa bình ...v.v.
Để học tập tốt môn Lịch học sinh không chỉ tiếp cận, khai thác tốt sách
giáo khoa mà còn biết cách lựa chọn, khai thác các nguồn tài liệu khác phục vụ
cho việc học tập. Nhất là trong bối cảnh bùng nổ thơng tin ngày nay, học sinh có
thể dễ dàng vào hệ thống mạng để tìm kiếm những thơng tin, tư liệu cần thiết từ
những trang web có nội dung lịch sử (dùng cơng cụ tìm kiếm Googole) phục vụ

cho việc tham khảo hay tải tài liệu về sử dụng. Cơng cụ này cịn giúp người học
chia sẻ các văn bản, hình ảnh hoặc phim tư liệu phục vụ quá trình học. Tuy
3


nhiên đa số học sinh hiện nay khi sử dụng máy tính hoặc điện thoại thơng minh
hầu như chỉ để nghe nhạc, xem phim, lướt facebook hoặc chơi Game chứ chưa
chủ động tìm kiếm tư liệu phục vụ bài học. Một số học sinh chịu khó học tập
nhưng cịn rất lúng túng trong việc lựa chọn sách tham khảo hoặc những trang,
những Group học tập tin cậy. Chưa kể một số trang mạng hiện nay vẫn còn hiện
tượng để lọt các tài liệu xấu, có nội dung chống đối Nhà nước; bơi nhọ Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh v.v. Nếu học sinh tiếp cận với loại tài liệu này thì hết sức
nguy hiểm. Vì thế, q trình dạy học tơi thường giới thiệu các nguồn tài liệu
khoa học, tin cậy cho các em.
3.1.1. Hướng dẫn học sinh tìm kiếm sách tham khảo
Ngồi sách giáo khoa,thường thì những tài liệu có độ tin cậy cao là của
các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân v.v.
Ví dụ 1: để hiểu nội dung bài học lịch sử, vận dụng vào quá trình làm bài
tập hoặc kiểm tra thi cử học sinh cần phải nắm vững các thuật ngữ lịch sử. Tôi
sẽ giới thiệu cho học sinh cuốn “Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông”, nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên) và cuốn Từ
điển bách khoa quân sự Việt Nam

Ví dụ 2: để khai thác hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa, tơi giới
thiệu cuốn “Dạy Lịch sử bằng kênh hình trong trường trung học phổ thông” của
tác giả Nguyễn Thị Côi, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

4



Ví dụ 3: Để khai thác kiến thức lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, tôi
giới thiệu đến học sinh cuốn “Đại cương Lịch sử Việt Nam” (sách gồm 3 tập) và
bộ sách Lịch sử thế giới (cổ đại – trung đại - cận đại – hiện đại) do Nhà xuất
bản Giáo dục phát hành.

5


3.1.2. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet
Ví dụ : Khi giới thiệu nguồn trên trang mạng, tôi giới thiệu cho học sinh
những trang uy tín, tin cậy như: Học mãi (http:/hocmai.vn/); Tuyển sinh 247
(Tuyensinh247.com) hoặc Gruop học tập, luyện thi như Diễn đàn khối C (Thầy
Vũ Quang Hiển – PGS – TS, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia làm quản trị viên).
Tôi cũng khuyến cáo học sinh khi tham gia học tập, tìm kiếm tài liệu trên
các trang mạng cần cảnh giác trước các thông tin chưa được kiểm chứng; không
nên chia sẻ, phát tán những tài liệu có nội dung khơng tốt, khơng lành mạnh;
khơng được nói, viết và làm những việc ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng
của quốc gia dân tộc. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, có một số tổ chức phản
động đã triệt để lợi dụng mạng xã hội, thông qua việc lập các trang fanpage,
youtube, website như: Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Quan làm báo, Dân làm
báo… để đăng tải, chia sẻ, kích động biểu tình, bình luận xuyên tạc về Đảng về
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Tân đăng tải bài viết kích động biểu tình.
Với những việc làm như trên, tôi đã giúp cho học sinh tiếp cận được
nguồn tài liệu tốt, tin cậy phục vụ quá trình học tập; giúp học sinh tạo được thói
quen tốt, chăm chỉ siêng năng trong học tập, chủ động tìm kiếm nguồn tư liệu
6



ngoài sách giáo khoa để mở mang kiến thức. Hơn hết tơi cịn giúp cho học sinh
tạo ra “cơ chế miễn nhiễm”, biết cách tự bảo vệ mình trước những nguồn tài
liệu, nguồn thông tin độc hại của các thế lực chống Đảng, Nhà nước; góp phần
phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm của một công dân trong việc bảo vệ
Đảng, Nhà nước và quyền lợi của quốc gia dân tộc.
3.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ, kênh hình, bản đồ lược đồ
trong sách giáo khoa nhằm phát triển phẩm chất chăm chỉ; năng lực tự
chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực ngôn ngữ
3.2.1. Khai thác kênh chữ
Kênh chữ trong sách giáo khoa cung cấp một lượng kiến thức cơ bản và
tin cậy phục vụ cho hoạt động dạy – học. Việc khai thác kênh chữ giúp phát triển
phẩm chất chăm chỉ, năng lực tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, khi cần khai thác
nội dung đơn vị kiến thức nào, nhằm mục đích gì, thời gian thực hiện là bao
nhiêu, giáo viên cần có yêu cầu cụ thể và giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 1 “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh
thế gới thứ hai 1945 – 1949” (Lịch sử lớp 12 – cơ bản), mục I – Hội nghị Ianta
(2 – 1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc. Để làm rõ việc thỏa thuận
của ba cường quốc (Liên Xơ, Mĩ, Anh) về việc đóng qn tại các nước nhằm
giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á,
tôi yêu cầu học sinh: Hãy tự đọc phần chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 5 và 6
đoạn từ “Ở châu Âu...” đến “...vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước
phương Tây” và trả lời câu hỏi: Việc thỏa thuận trên của ba cường quốc trong
Hội nghị Ian ta đã đem lại quyền lợi nhiều nhất cho những nước nào? Các em sẽ
có thời gian vừa đọc vừa trả lời là 3 phút.
Mục đích của tơi là dẫn dắt học sinh đến kết luận cuối cùng chốt lại nội
dung mục I – Hội nghị Ianta (2 – 1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc:
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của
ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi

là trật tự hai cực Ianta (Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực gắn với quyền lợi họ
được hưởng theo thỏa thuận tại Hội nghị).
3.2.2. Khai thác kênh hình
3.2.2.1. Sử dụng kênh hình rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét,
đánh giá và tư duy ngôn ngữ; phát triển phẩm chất nhân ái
Kênh hình trong sách giáo khoa là một nguồn tri thức lịch sử. Khai thác
tốt kênh hình sẽ làm cho giờ học sinh động hơn, giúp học sinh chủ động tiếp thu
kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh
đó, cịn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư
duy ngơn ngữ đồng thời phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” (Lịch
sử lớp 10 – cơ bản). Để làm rõ mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước
cách mạng, tôi sẽ cho học sinh quan sát hình 56 – Tình cảnh người nơng dân
Pháp trước cách mạng.

7


Hình 56. Tình cảnh người nơng dân Pháp trước cách mạng
Yêu cầu học sinh: quan sát hình và trả lời một số câu hỏi gợi mở như: bức
tranh trên có mấy người? Theo trang phục họ mặc em đoán xem họ là ai? Tại
sao lại có sự khác nhau trên khn mặt của ba người đó? Tại sao một người gầy
yếu lại phải cõng ba người kia? Cán cuốc mòn vẹt người đàn ơng cầm trong tay
thể hiện điều gì? Sau khi học sinh trả lời, tôi cung cấp thêm kiến thức (đã thể
hiện ở phần Phụ lục). Từ đó tôi gợi ý để học sinh rút ra kết luận: Chế độ đẳng
cấp của Pháp đè nặng lên đôi vai của người nông dân. Cũng qua hoạt động
này, tôi giúp học sinh phát triển phẩm chất nhân ái, biết yêu thương những
người yếu thế, lên án những kẻ mạnh dùng quyền lực để ức hiếp kẻ yếu.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng

Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời” (Lịch sử lớp 12
– cơ bản) mục II.4.b Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền,
giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hình 39 sách giáo khoa.

Hình 39. Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
8


Tôi sẽ nhắc lại bối cảnh nước ta năm 1944 đặt ra yêu cầu phải thành lập
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng qn. Bức hình ghi giải phóng qn
ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa
Thám và Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Trong hình, người
đứng trước hàng qn, đội mũ “phớt” vai khốc túi là đồng chí Võ Nguyên
Giáp- người được Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách thành lập đội. Tồn đội có
34 đồng chí, trong đó có 31 nam và 3 nữ. Lá cờ đỏ sao vàng giương cao trước
hàng quân. Các chiến sĩ mặc những trang phục khác nhau, có người cịn đi Song
nó cũng thể hiện đó là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói “Thực là một đội qn kì lạ, không người
nào không mang mối hận thù với đế quốc. Hoặc nhà cửa bị đốt, của cải bị tịch
thu, hoặc cha, anh, chị, em bị bắt, bị bắn, cịn chính mình nếu chưa trải qua lao
tù thì cũng là người đang bị truy nã, đầu bị treo thưởng hàng vạn đồng, hàng
trăm đấu muối”. Với nguồn gốc xuất thân như vậy, lại chấp hành Chỉ thị “phải
đánh thắng trận đầu”, sau hai ngày thành lập Đội đã mưu trí, táo bạo tiêu diệt
gọn hai đồn địch là Phay Khắt và Nà Ngần làm nức lòng nhân dân.
Đội được biên chế thành 3 tiểu đội, đồng chí Hồng Sâm làm đội trưởng,
đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Những đội viên của Đội ngày ấy sau
này nhiều người trở thành những tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt
Nam như Văn Tiến Dũng, Song Hào, Hoàng Văn Thái. Dưới lá cờ đỏ sao vàng 5
cánh, toàn Đội đã long trọng tuyên đọc “10 lời thề danh dự” thể hiện lịng trung
thành vơ hạn với Tổ quốc, với Đảng, thể hiện tinh thần sẵn sàng hi sinh đến giọt

máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng, hết lịng hết dạ phục vụ nhân dân, thể
hiện tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức kỉ luật của quân đội cách mạng. Đó
cũng chính là nội dung 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.
Sử dụng bức hình này, khơng chỉ giúp học sinh hiểu rõ sự ra đời của đội
quân vũ trang cách mạng của ta trong thời kì vận động giải phóng dân tộc (1941
– 1945) mà còn phát triển phẩm chất yêu nước, lịng tự hào dân tộc, lịng tơn
kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đại tướng Võ Nguyên Giáp; bồi dưỡng
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước; phát triển phẩm
chất trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ sẵn sàng tham gia vào đội quân
cách mạng, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa.
3.2.2.2 Khai thác bản đồ, lược đồ giúp học sinh nhớ lâu, rèn luyện kĩ năng
tự tin phát triển năng lực tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo và
phát triển năng lực ngôn ngữ
Trong dạy học Lịch sử, bản đồ, lược đồ là nguồn tri thức lịch sử chứ
không chỉ đơn thuần là minh họa cho bài học. Nếu giáo viên chỉ bám vào kênh
chữ trong sách giáo khoa mà không khai thác triệt để bản đồ, lược đồ thì tiết học
đó sẽ rất nhàm chán, hiệu quả dạy - học sẽ không cao. Hơn 2000 năm trước,
Khổng Tử đã nói: những gì tơi nghe, tơi sẽ qn; những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ;
những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu. Vận dụng vào các tiết học Lịch sử, khi học sinh
được quan sát trên bản đồ, lược đồ kết hợp với nghe giáo viên tường thuật về
9


một trận đánh, một chiến dịch học sinh sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Nếu học
sinh còn trực tiếp “làm việc” với bản đồ, lược đồ thì học sinh sẽ hiểu bài sâu sắc
hơn. Vì vậy, khi giảng dạy, tơi thường khuyến khích học sinh “làm việc” với bản
đồ, lược đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc (1953 – 1954)” (lớp 12 – cơ bản), mục II.1 Cuộc tiến công chiến lược

Đông – Xuân 1953 – 1954 tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước cho tiết học:
1. Học sinh vẽ Lược đồ hình thái chiến trường trong đơng – xuân 1953 1954 (Hình 53 sách giáo khoa trang 148) vào vở ghi.
2. Chọn cử (hoặc lấy tinh thần xung phong) 1 học sinh nghiên cứu, chuẩn
bị bài tường thuật về Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 (giáo
viên sẽ cung cấp Lược đồ hình thái chiến trường trong đông – xuân 1953 – 1954
đã được phóng to, có sẵn trong thư viện nhà trường).
Trong tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày trước lớp về Cuộc
tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954.
Xem thêm tại liên kết: />
Lược đồ hình thái chiến trường Đơng Dương trong đơng – xn
1953 – 1954.
Ví dụ 2: tương tự như ở bài 20, khi dạy bài 23 “Khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 – 1975)”
(Lịch sử 12 – cơ bản), ở mục III. 2 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
tôi cũng giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà:
1. Vẽ Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xn 1975 (hình
79, sách giáo khoa trang 193) vào vở ghi hoặc giấy A4.
10


2. Chọn cử (hoặc lấy tinh thần xung phong) 2 học sinh nghiên cứu, chuẩn
bị bài tường thuật về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Trong đó, 1 học sinh chuẩn bị về Chiến dịch Tây Nguyên, 1 học sinh chuẩn bị
về Chiến dịch Hồ Chí Minh (giáo viên sẽ cung cấp Lược đồ diễn biến cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã được phóng to, có sẵn trong thư viện nhà
trường)

Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Với cách làm này, tất cả học sinh trong lớp được “làm việc” với lược đồ.
Kết hợp với kiến thức Địa lí các em khơng chỉ đọc, vẽ được lược đồ mà cịn hiểu

được nó, phát triển phẩm chất trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Đối với học
sinh được giao nhiệm vụ tường thuật diễn biến của Cuộc tiến công chiến lược
đông – xuân 1953 – 1954 có cơ hội rèn luyện kĩ năng tự tin thể hiện mình trước
đám đơng; được phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tự chủ và tự học. So với
những tiết học trước, khi học bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở
miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 – 1975)”, kĩ năng vẽ, đọc và
hiểu bản đồ, lược đồ của học sinh được nâng cao hơn, học sinh tự giác thực hiện
nhiệm vụ hơn. Đặc biệt em học sinh nhận nhiệm vụ tường thuật diễn biến
chiến dịch tự tin hơn, nói năng lưu lốt trơi chảy và có hồn, lôi cuốn, hấp
dẫn hơn so với tiết học trước.
Xem thêm tại liên kết: />11


3.3. Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp và hợp tác
Thảo luận nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào mơi trường học tập
tích cực. Trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ một cách thích hợp
tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ học tập. Trong q trình dạy học, tơi
thường chia lớp học thành 4 đến 6 nhóm theo vị trí ngồi của các em trong lớp
học. Tùy vào đặc thù bài học, các nhóm có thể có nhiệm vụ giống hoặc khác
nhau. Để tăng hứng thú học tập tôi sẽ gợi ý để học sinh tự đặt tên cho nhóm của
mình (có thể theo tên những loài hoa hoặc tên địa danh, tên các nhân vật lịch
sử). Học sinh từng nhóm cử ra nhóm trưởng để điều hành hoạt động. Để tránh
việc hoạt động nhóm một cách hình thức, khơng hiệu quả, tơi chỉ tổ chức hoạt
động trong trường hợp nảy sinh những tình huống có vấn đề, cần phải bàn bạc
thảo luận thống nhất ý kiến. Khi cho học sinh thảo luận nhóm giáo viên cần chú
ý giới hạn thời gian phải hồn thành.
Ví dụ 1: Hoạt động nhóm khi học sinh thực hiện những nhiệm vụ khác
nhau.
Khi dạy bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược

(từ năm 1858 đến năm 1873)” (Lịch sử 11 – cơ bản), mục II.1 Kháng chiến ở
Gia Định và các tỉnh miền Đơng Nam Kì, để học sinh hiểu rõ hơn về sự thất bại
của quân đội triều đình và nguyên nhân của sự thất bại đó cũng như việc liên hệ
trách nhiệm bản thân nếu đặt các em vào vị trí của Nguyễn Tri Phương, tơi sẽ
chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với nhiệm vụ
như sau: Đọc sách giáo khoa trang 110 và trả lời các câu hỏi (in trong phiếu học
tập). Thời gian thực hiện là 5 phút.
Nhóm 1: Vì sao Nguyễn Tri Phương vẫn để qn triều đình đóng trong
phịng tuyến Chí Hịa trong khi lực lượng của ơng đơng gấp chục lần so với
quân giặc?
Nhóm 2: Nếu ở cương vị của Nguyễn Tri Phương, em sẽ chỉ huy quân đội
triều đình chiến đấu như thế nào?
Nhóm 3: Vì sao qn triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy thất bại?
Nhóm 4: Thất bại của quân đội triều đình ở mặt trận Gia Định và các tỉnh
miền Đơng Nam Kì năm 1861 để lại bài học gì?
Sau khi các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tôi hướng học sinh đến kết
luận:
Nhóm 1: Sở dĩ Nguyễn Tri Phương vẫn để quân triều đình đóng trong
phịng tuyến Chí Hịa trong khi lực lượng của ông đông gấp chục lần so với
quân giặc vì ơng chịu ảnh hưởng tư duy qn sự cũ “thành cao hào sâu đánh lâu
giặc mỏi” trong khi kẻ thù của ta đã ở trình độ khác.
Nhóm 2: Nếu ở cương vị người chỉ huy chiến đấu bản thân sẽ đoàn kết
với nhân dân và chớp cơ hội kẻ thù đang gặp khó khăn để tiêu diệt chúng.
Nhóm 3: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân đội triều
đình tại mặt trận Gia Định nhưng nguyên nhân chủ yếu là thiếu một đường lối
đúng đắn.
12


Nhóm 4: Thất bại của qn đội triều đình ở mặt trận Gia Định và các tỉnh

miền Đơng Nam Kì năm 1861 để lại bài học là phải có đường lối đấu tranh đúng
đắn, biết đoàn kết giữa quân đội chính quy với các lực khác và phải biết chớp
thời cơ...
Ví dụ 2: Hoạt động nhóm khi học sinh thực hiện cùng nhiệm vụ.
Khi dạy Bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng
Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời” (Lịch sử lớp 12
– cơ bản) mục V.1 – Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945. Tôi nhấn mạnh: Trong cùng một điều kiện lịch sử là phát xít Nhật đầu
hàng Đồng minh, ở Đơng Nam Á có 3 nước tuyên bố độc lập trong đó có Việt
Nam (2/9/1945). Vậy nhưng có học giả tư sản lại cho rằng Cách mạng tháng
Tám ở Việt Nam thành công là một sự “ăn may”. Ý kiến của các em như thế
nào?
Đây là một câu hỏi khó, cần huy động kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch
sử thế giới, đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo, hợp tác để giải quyết vấn đề. Vì
thế, tơi sẽ chia lớp thành những nhóm nhỏ, cứ hai bàn gần nhau hợp lại thành
một nhóm. Thời gian thảo luận trong 5 phút. Đại diện nhóm học sinh trình bày,
các nhóm có thể tranh luận trực tiếp với nhau dưới sự điều hành của giáo viên.
Cuối cùng giáo, hướng học sinh tới kết luận: Ý kiến của học giả tư sản trên hoàn
toàn sai vì cùng chung điều kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, điều kiện
khách quan thuận lợi cho tất cả các nước ở Đông Nam Á đang bị Nhật Bản
thống trị. Nhưng lúc đó chỉ có Inđơnêxia, Việt Nam, Lào là giành được chính
quyền và tuyên bố độc lập trong khi các nước khác thì khơng làm được điều đó.
Vậy, vấn đề đặt ra là để làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng thì nhất thiết phải
hội tụ đầy đủ các yếu tố chủ quan, khách quan trong đó yếu tố chủ quan đóng
vai trị quyết định. Cụ thể ở Việt Nam, Đảng và nhân dân ta đã có sự chuẩn bị kĩ
lưỡng, chu đáo trong suốt 15 năm. Vì thế, khi có điều kiện khách quan thuận lợi
Đảng đã kịp thời chớp lấy thời cơ “ngàn năm có một” để lãnh đạo nhân dân ta
giành chính quyền nhanh chóng, ít tổn thất về người và của.
Với cách làm này, tôi đã giúp cho học sinh phát triển năng lực hợp tác
trong thảo luận nhóm, khả năng tư duy phản biện để nhận thức đúng các vấn đề

lịch sử, góp phần phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm ở học sinh.
3.4. Dạy học bằng sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ
Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử là phương pháp ghi chú đầy sáng
tạo và hiệu quả. Sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy thông tin nội dung kiến thức
bài học mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng
của những phần riêng lẻ có mối liên hệ với nhau, giúp người học liên kết các ý
tưởng và tạo ra sự kết nối với các nhánh trong mạch kiến thức.
Học sinh học lịch sử thông qua lập sơ đồ tư duy giúp các em rèn luyện
được tính độc lập, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực hội họa, kĩ năng khái
quát, tổng hợp kiến thức. Sơ đồ tư duy giúp các em tự do trong việc lựa chọn
màu sắc (xanh, đỏ, tím...), đường nét (đậm hay nhạt), hình thức thể hiện (có thể
13


hình cây, hình tia) và có thể là những biểu tượng ngộ nghĩnh phù hợp với lứa
tuổi của các em. Khi các em được tự do “sáng tạo” theo sở thích của mình mà
khơng bị giới hạn về tư duy, các em sẽ hứng thú hơn với bài học, trân trọng hơn
với “sản phẩm học tập” của mình và như thế các em đã được tự do lựa chọn
cách ghi chép nội dung bài học một cách hiệu quả nhất. Trong q trình học tập,
nhiều em cịn bộc lộ rõ năng khiếu hội họa, năng lực thẩm mĩ và tư duy sáng
tạo.
Trong quá trình hướng dẫn cho học sinh lập sơ đồ tư duy tôi thường cần
tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Xác định có mấy mảng nội dung cần thể hiện trong sơ đồ, chọn
cấu trúc theo ý thích cá nhân và chọn điểm đặt trung tâm sơ đồ cho phù hợp khổ
giấy và lượng kiến thức.
Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 nối liền với điểm trung tâm.
Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2 cấp 3.
Bước 4: chọn màu sắc để tô và các biểu tượng phù hợp để trang trí cho

sinh động hấp dẫn.
Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy bài 10 “Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế
tồn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” (Lịch sử 12 – cơ bản). Tôi hướng dẫn học sinh
tuân thủ 4 bước trên:
Bước 1: Xác định có hai mảng kiến thức lớn cần thể hiện là “Cách mạng
khoa học cơng nghệ” và “Xu thế tồn cầu hóa” với cấu trúc cả hai mảng kiến
thức đều thể hiện ở cùng một phía (gần lề bên phải của trang giấy) và điểm đặt
trung tâm sẽ gần bên lề trái của trang giấy.
Bước 2, 3: Vẽ các nhánh cấp 1 cấp 2, 3 (như hình dưới).
Bước 4: Chọn màu sắc chủ đạo là màu xanh dương và xanh lá để tô các
nhánh cùng với một số biểu tượng phù hợp.

Sơ đồ tư duy bài “Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế tồn cầu hóa
nửa sau thế kỉ XX” (Lịch sử 12 – cơ bản).

14


Lưu ý: giáo viên hướng dẫn để học sinh vẽ sơ đồ tư duy cần đảm bảo
tính đơn giản nhưng khơng sơ sài; tính cơ đọng, khái qt; tính dễ hiểu, tính
thẩm mĩ. Khi tơ màu, khơng cần tơ q nhiều màu sắc dễ gây rối mắt và mất
nhiều thời gian; để tránh sự đơn điệu, khi vẽ các nhánh nên vẽ cong (hoặc có
biểu tượng phù hợp) dễ tạo cảm giác mềm mại hấp dẫn; nội dung kiến thức thể
hiện trên mỗi nhánh cần phải chất lọc ngắn gọn, tường minh. Giáo viên nên
khuyến khích và tơn trọng sự sáng tạo cũng như khả năng thể hiện của mỗi học
sinh.
3.5. Hướng dẫn học sinh lập hồ sơ nhân vật lịch sử và sử dụng bộ sách “Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh từ lớp 2 đến
lớp 12” để phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước, trách nhiệm
3.5.1. Lập hồ sơ nhân vật Lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”. Một yêu cầu quan trọng của môn học Lịch sử là giáo dục
lòng yêu nước, lòng tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc đã góp cơng sức,
xương máu để dựng nước và giữ nước. Sách giáo khoa hiện hành tuy có đề cập
đến các nhân vật lịch sử nhưng còn khá hạn chế. Nhiều học sinh lại khơng có ý
thức tự tìm tịi dẫn đến các em không biết hoặc rất mơ hồ về các nhân vật lịch sử
kể cả đó là nhân vật lịch sử Việt Nam. Mấy năm trước, phóng viên VTV1 đã
thực hiện cuộc phỏng vấn đối với một số học sinh trên địa bàn Hà Nội về người
anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Câu trả lời của các em đã làm nhiều
người thật sự sốc. Có em cho rằng đó là hai anh em một nhà. Có em quả quyết
rằng Quang Trung chính là đại thi hào Nguyễn Du. Lại có em học sinh khẳng
định đó là hai bố con. Em khác lại nói Quang Trung – Nguyễn Huệ là bạn thân
chiến đấu cùng nhau v.v. Để khắc phục hạn chế này, tôi thường hướng dẫn cho
học sinh cách lập hồ sơ nhân vật lịch sử sau mỗi bài học. Việc lập hồ sơ nhân vật
lịch sử nên lập theo từng bài học trong sách giáo khoa. Vì sách giáo khoa được
biên soạn mang tính hệ thống, liên tục về mốc thời gian gắn liền với các sự kiện
và nhân vật lịch sử. Trường hợp đã trùng với nhân vật được lập trước đó thì
khơng cần lập lại, chỉ cần ghi vào ô ghi chú. Việc lập hồ sơ nhân vật lịch sử cần
đảm bảo các nội dung chính như: tên nhân vật, quê quán, đóng góp lớn cho dân
tộc.
Ví dụ: Lập hồ sơ nhân vật lịch sử bài 19 “Những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV” (Lịch sử 10 – cơ bản).
TT Tên nhân
Quê quán
Đóng góp cho dân tộc
Ghi chú
vật
1

Đại Làng Trung Lãnh đạo nhân dân đánh bại Có tên gọi

Hành
Lập, xã Xuân quân xâm lược Tống, bảo vệ khác là Lê
Lập
huyện độc lập, tự chủ; xây dựng Hồn
ơng
Thọ
Xn, chính quyền có quy củ, chặt đứng đầu, chỉ
tỉnh
Thanh chẽ, đầy đủ hơn thời Đinh; huy 10 đạo
Hóa.
nâng cao vị thế nước ta ở đầu quân dưới thời
thế kỉ X, tạo lập nền móng Đinh.
15


vững chắc cho đất nước phát
triển và hưng thịnh ở những
vương triều sau.
2

Quê
gốc - Là nhà quân sự kiệt xuất, có Có tên gọi
Thường
Thanh Hóa tài thao lược lỗi lạc, phá khác là Ngơ
Kiệt
nhưng được Tống bình Chiêm, đánh đâu Tuấn.
sinh ra ở làng thắng đấy.

Xá - Là nhà chính trị tài giỏi và
phường Thái ngoại giao xuất sắc.

Hòa
thuộc - Về văn học, ông để lại cho
Thành Đại La đời bài thơ bất hủ Nam quốc

(kinh sơn hà (bản Tuyên ngôn độc
thành Thăng lập đầu tiên của nước ta) và
Long).
bài hịch hùng tráng “Phạt
Tống lộ bố văn”.
...
...
...
...
...
Việc lập hồ sơ nhân vật lịch sử góp phần rèn luyện cho học sinh phẩm
chất chăm chỉ, biết kính yêu các anh hùng dân tộc, có ý thức tự học tập, tự rèn
luyện, sống xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước. Có ý thức
giữ gìn độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
3.5.2. Sử dụng bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành
cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12”
Thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; Kế hoạch của Sở Giáo dục và
Đào tạo Thanh Hóa về việc sử dụng bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12” trong các nhà trường. Bản
thân tôi đã nghiên cứu kĩ bộ sách để lựa chọn xây dựng kế hoạch dạy phù hợp.
Vì là dạng tích hợp trong dạy học Lịch sử nên phải chọn lọc thật kĩ lưỡng để
quyết định sử dụng câu chuyện nào, dạy tích hợp ở bài nào, lớp mấy thì phù
hợp?
Ví dụ: Kế hoạch sử dụng bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12”.

Tên bài/ chủ
đề

Bài 24: Việt
Nam
trong
những
năm
chiến tranh thế
giới thứ nhất
(1914- 1918)

MÔN: LỊCH SỬ - 11
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp

Kiểu tích
hợp



Mục II.2 Buổi đầu Qua câu chuyện “Nguyễn Bộ phận,
hoạt động cứu Tất Thành với vua đầu bếp liên hệ.
nước của Nguyễn ETXCOPHIE” hiểu được:
Ái Quốc.
- Tấm gương đạo đức của
Bác Hồ về ý chí vươn lên
khơng sợ khó khăn gian
16



khổ.
- Biết trân trọng những
người xung quanh với
những ngành nghề, cuộc
sống khác nhau.
- Có ý thức vươn lên, vượt
qua khó khăn để theo đuổi
ước mơ của mình.




Mục đích là của việc làm trên là tuyên truyền, giáo dục giúp học sinh
nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bồi
dưỡng lịng u nước, tinh thần tự hào dân tộc, biết trân trọng Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đồng thời xác định rõ động cơ, lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm
của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước hiện nay.
3.6. Tổ chức dạy học tại di sản phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu nước,
trách nhiệm; năng lực tự chủ, tự học
Trong đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, các nhà trường đang chú
trọng việc hướng dẫn học sinh tự học tập là chủ yếu. Đối với bộ mơn Lịch sử,
việc dạy học tại di tích là một trong những cách thức để học sinh tự học có hiệu
quả nhất. Thơng qua dạy học tại di tích, giáo viên giáo dục tình yêu quê hương
đất nước, tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa của
quê hương, trên hết là bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia. Vì thế, q trình
giảng dạy tơi thường chú trọng tổ chức dạy học tại các di tích lịch sử, trước hết
là các di tích ở địa phương như: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; Khu di
tích lịch sử Lam Kinh; Khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Trương Công Man v.v.
Để làm được việc này, tôi đã cùng với nhóm bộ mơn lập Kế hoạch dạy

học tại di tích ngay từ đầu năm học, xin ý kiến Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà
trường và tiến hành dạy học tại di tích theo kế hoạch đã xây dựng. Thường thì
việc dạy học tại di tích phù hợp nhất với tiết Lịch sử địa phương.
Ví dụ: Sau khi học xong phần Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa
thế kỉ XIX (Lịch sử lớp 10 – cơ bản) sẽ có 1 tiết lịch sử địa phương. Để phù hợp
với mạch kiến thức và thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, tôi đã
lựa chọn cho học sinh học tập tại khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân,
Thanh Hóa). Để thực hiện việc dạy học tại di tích, tơi triển khai kế hoạch đến tập
thể lớp và giáo viên chủ nhiệm, xin ý kiến Hội cha mẹ học sinh của lớp, lên
phương án tổ chức (gồm thời gian tiến hành, phương tiện đi lại, chuẩn bị của
giáo viên, chuẩn bị của học sinh, nguồn kinh phí...), dự kiến những tình huống
nảy sinh trong q trình di chuyển và tham gia học tập.

17


Hành trình đến với di tích lịch sử Lam Kinh

Hoạt động học tập tại di tích của học sinh
Việc học tập tại di tích lịch sử khiến học sinh vơ cùng hứng thú vì cảm
giác được thốt ra khỏi lớp học chật hẹp quen thuộc lâu nay với bản đen, phấn
trắng; được đắm chìm trong khơng gian rộng lớn, mới mẻ; được tận mắt chứng
kiến, được tận tay chạm vào những hiện vật có từ xa xưa tại di tích... điều đó
làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tự nhiên hơn. Thông qua
hoạt động tự học có hướng dẫn của giáo viên tại di tích lịch sử, học sinh được
bồi dưỡng tình yêu đối với quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức
trách nhiệm trong việc góp cơng góp sức giữ gìn di tích lịch sử của q hương
và cao hơn nữa là trách nhiệm trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Khi thực hiện những giải pháp trên tôi nhận được kết quả rất khả quan.

4.1. Học sinh được tạo điều kiện phát triển các phẩm chất và năng lực
Đa số học sinh đã biết cách tự học tập, tự tìm kiếm thơng tin bằng nhiều
kênh khác nhau để hiểu bài tốt hơn. Không thụ động ghi chép, học kiểu nhồi
nhét kiến thức như trước. Học sinh biết hợp tác trong học tập, lao động và giải
quyết các công việc khác. Học sinh được phát triển về ngôn ngữ, tự tin thể hiện
khả năng, bộc lộ năng khiếu của bản thân trước đám đông. Học sinh được bồi
18


dưỡng phẩm chất chăm chỉ, bồi dưỡng lòng yêu nước; có ý thức trách nhiệm
trong việc tự học tập để trở thành công dân tốt, luôn bảo vệ bản thân trước
những luồng thơng tin xấu; có ý thức bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc, bảo
vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. 100% số học sinh được hỏi đều sẵn sàng
tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
4.2. Học sinh hứng thú học tập hơn trước
Trong tổng số hơn 100 học sinh được hỏi, đa số đều trả lời rất hứng thú
với cách thức thực hiện của giáo viên.
Lớp

Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
số
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng

lượng
lượng
10C
45
42
93,33%
3
6,67%
0
0%
11A
45
38
84,44%
4
8,88%
3
6,68%
12C
43
37
86,04%
5
11,64%
1
2,32%
Tổng 133 117
87,96%
12
9,02%

4
3,02%
4.3. Hiệu quả học tập tốt hơn trước
4.3.1. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước
Nă Số
HL Giỏi
HL Khá
HL Trung
HL Yếu
m HS
bình
học
2017 678 137 20,21% 390 57,52% 137 20,21% 14 2,06%
2018
2018 65 188 28,53% 320 48,56% 138 20,94% 13 1,97%

9
2019
2019 64 142 22,02% 386 59,84% 110 17,05% 7
1,09%
5
2020
4.3.2. Kết quả thi THPTQG năm sau cao hơn năm trước
- Điểm trung bình mơn Lịch sử của trường THPT Cẩm Thủy 2 tăng lên qua từng
năm
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
3.41
4.12

5.01
- Nhiều học sinh đạt 27 điểm trở lên (với 9.0 điểm trở lên môn Lịch sử), hiện
đang theo học ở nhiều trường đại học.
TT
Họ và tên
Tổng
Điểm môn
Sinh viên trường
điểm
Lịch sử
1
Lường Thị Bình
27.0
9.5
Đại học Sư phạm 1 Hà
Nội
2
Lê Việt Hùng
27.0
9.5
Đại học Hồng Đức
3
Hà Thanh Phong
27.0
9.5
Sĩ quan Chính trị
19


4


Bùi Thị Thủy Tiên
27.5
9.5
Đại học Luật Hà Nội
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và phù hợp với xu
thế giáo dục hiện đại trên thế giới, ngành giáo dục Việt Nam đang chú trọng dạy
học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Dạy học phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh khác các phương pháp dạy học khác ở chỗ yêu cầu cao
hơn, mức độ khó hơn. Thực chất, việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm
chất năng lực nhằm hướng tới và đạt được mục tiêu hình thành, phát triển nhân
cách con người.
Dạy học Lịch sử cũng khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Qua giáo dục
Lịch sử học sinh sẽ được phát triển các phẩm chất như yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trách nhiệm, thẩm mĩ v.v và nhiều năng lực như: năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
ngôn ngữ. Điều quan trọng là ở mỗi bài dạy, các thầy cô cần xác định được bài
học này hướng tới phát triển phẩm chất gì năng lực nào để có kế hoạch bài giảng
phù hợp. Nếu các thầy cơ giáo dạy bộ mơn Lịch sử tích cực giới thiệu đến học
sinh nguồn tài liệu tin cậy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin để tìm kiếm tài liệu
học tập trên mạng Internet; khai thác kênh chữ kênh hình trong sách giáo khoa,
lập sơ đồ tư duy lịch sử v.v thì sẽ đạt được hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. Học
sinh sẽ chủ động tích cực học tập hơn, chất lượng giáo dục cao hơn và giáo dục
Lịch sử sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách con
người.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT
Cần chỉ đạo sát sao hơn nữa việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục

hướng tới phát triển phẩm chất năng lực người học. Mở các lớp tập huấn chuyên
đề cho giáo viên, biên soạn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy...
2.2 Đối với nhà trường THPT
- Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất năng lực học sinh. Tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể hơn,
giúp các em có thái độ tích cực trong học tập.
- Giáo viên mơn Lịch sử tích cực học tập, nghiên cứu tài liệu để có nhiều giải
pháp giúp học sinh hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, nâng cao phẩm chất năng lực
góp phần thực hiện thành cơng cơng cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 8 tháng 5 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

20


Phạm Thị Ngọc

21


TT
1
2
3
4
5

6
7
8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tài liệu
Tác giả/ nguồn
[1]
Nghị quyết 29- Ban Chấp hành Trung ương
NQ/TW
Đảng Cộng sản Việt Nam
[2]
Bất cập trong dạy, GS Phạm Hồng Tung.
học và thi Lịch sử đã kéo Nguồn: Internet
quá dài
Võ Nguyên Giáp - Những NXB Chính trị Quốc gia Hà
chặng đường lịch sử
Nội.
Dạy học phát triển phẩm NGƯT.TS
Phạm
Văn
chất năng lực học sinh
Khanh. Nguồn: Internet
Học Lịch sử 12 qua sơ đồ Luyện
thi
THPTQG.
tư duy
Nguồn: Internet
Kênh hình trong dạy học Nguyễn Thị Côi. NXB Đại
lịch sử ở trường THPT

học Quốc gia Hà Nội
Cách khai thác tranh ảnh Violet.vn/Tạ Huy Nam.
bài 31 “Cách mạng tư sản Nguồn: Internet
Pháp cuối thế kỉ XVIII”
Phản bác luận điệu xuyên Võ Xuân Tân. Nguồn:
tạc, bảo vệ nền tảng tư Internet
tưởng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối
quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam
trước thềm đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ
XIII.

Năm XB
2013
2019
1994
2017
2019
2000

2000


DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT
ĐÁNH GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
TT

1


2

3

4

Tên đề tài
Tích hợp giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về phát
huy sức mạnh của nhân dân và
khối đại đoàn kết dân tộc trong
dạy bài: “Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-121946”
Rèn luyện kĩ năng “Ứng phó
với căng thẳng” thơng qua tiết
sinh hoạt cuối tuần cho học sinh
lớp 11CC trường Trung học phổ
thông Cẩm Thủy 2
Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh
người dân tộc thiểu số vượt qua
rào cản tâm lí vươn lên học tập
tốt ở trường Trung học phổ
thông Cẩm Thủy 2.
Kinh nghiệm tổ chức dạy học
tại di tích lịch sử nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục ở
trường Trung học phổ thông
Cẩm Thủy 2


Xếp
loại

Cấp xếp
loại

Năm
xếp
loại

C

Sở GD
& ĐT

2011

C

Sở GD
& ĐT

2014

C

Sở GD
& ĐT

2016


C

Sở GD
& ĐT

2018

Ghi chú


PHỤ LỤC
1. Đoạn tư liệu Bài 1 “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh
thế giới thứ hai 1945 – 1949” (Lịch sử lớp 12 – cơ bản trang 5) tôi đã hướng
dẫn học sinh khai thác để phục vụ bài học.
(Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á).
Ở châu Âu, qn đội Liên Xơ chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông
Béclin và các các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng
miềnTây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của
Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến
chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nươc
Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô
miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô
chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm
ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính
phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các

đảng phái dân chủ; trả lại choTrung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và
quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á)
vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
2. Tư liệu để khai thác kênh hình Bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế
kỉ XVIII” (Lịch sử lớp 10 – cơ bản). Hình 56 - Tình cảnh người nơng dân
Pháp trước cách mạng
Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải
cõng trên lưng mình hai người đàn ơng to béo, khỏe mạnh. Đó chính là hình
tượng đại diện cho hai đẳng cấp (quý tộc và tăng lữ) trong xã hội Pháp trước
cách mạng. Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá,
nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ. Người ngồi đằng
sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất
cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc. Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn
mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cực kỳ quý phái. Trong túi quần và túi áo
của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những
quy định về nghĩa vụ phong kiến của nơng dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ
cũng khơng trả hết được. Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của
người nơng dân cịn xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt. Đây chính
là biểu hiện cho cơng cụ sản xuất thơ sơ và lạc hậu của người nông dân cũng
như nền nông nghiệp của Pháp trước cách mạng. Dưới chân người nông dân là
những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ…
sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho q tộc, tăng lữ vừa bị thú vật phá
hoại. (Nguồn: Violet.vn/Tạ Huy Nam)


×