Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ INSULIN Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TẠI BAN BẢO VỆ CHĂN SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.51 KB, 3 trang )

NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ INSULIN Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI
CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA CÁC
BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TẠI BAN BẢO VỆ CHĂN SÓC SỨC KHỎE
CÁN BỘ TỈNH VĨNH PHÚC
Mã số đề tài: 57/ĐTKHVP-2016
Cơ quan thực hiện: Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Chủ nhiệm đề tài: BS Lê Văn Long
Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra, thu thập số liệu nồng độ Insulin của các bệnh nhân mắc hội chứng
chuyển hóa tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các nguyên nhân, yếu tố liên quan ảnh hưởng đến nồng độ insulin.
- Đánh giá sự khác biệt về nồng độ insulin và mối liên hệ giữa nồng độ insulin
với glucose máu và HbAlC; giữa các nhóm có hội chứng chuyển hóa và khơng hội
chứng chuyển hóa; có đái tháo đường và khơng đái tháo đường; có bệnh lý tăng
huyết áp và khơng tăng huyết áp; Có luyện tập thể thao và khơng luyện tập thể thao.
- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến
nồng độ Insulin của các bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa tại Ban bảo vệ chăm
sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa kháng Insulin của các bệnh nhân mắc
chứng chuyển hóa tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Vĩnh Phúc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 61.66 ± 8.56 tương ứng với độ
tuổi trung bình của nhóm đối chứng là 64.37 ± 9.04. Đây là độ tuổi phù hợp để
nghiên cứu vì theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO thì sau 45 tuổi là độ
tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao nhất. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 6069 tuổi, chiếm 46%. Sau đó đến độ tuổi từ 50 đến 59 chiếm 28%, độ tuổi trên 70
chiếm 17% và cuối cùng độ tuổi dưới 50 chiếm 9%.
Về tỷ lệ nam/nữ, trong nghiên cứu này là 89/11. Đây là tỷ lệ tương đối phù
hợp với tỷ lệ phân bổ độ tuổi và giới tính của bệnh nhân tại Ban Bảo vệ chăm sóc
sức khỏe Tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc thù là các đối tượng khám chữa bệnh của Ban là các
cán bộ các sở ban ngành trong tỉnh, hưu trí, các lão thành cách mạng, với tuổi đời




tương đối cao và tỷ lệ nam/nữ chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã có
nghiên cứu về mối quan hệ giữa kháng insulin với giới tính và đưa ra kết luận là
khơng có sự khác biệt về kháng insulin với giới tính.
Nghiên cứu yếu tố kháng insulin với chỉ số BMI cho thấy, chỉ số cơ thể (BMI)
thường có mối liên quan chặt chẽ với sự tích tụ mỡ. Chỉ số BMI được khuyến cáo
như là một phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở người lớn và được sử dụng
trong nhiều nghiên cứu. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2000, các ngưỡng giá trị của
BMI của người châu Á trưởng thành để chuẩn đốn thừa cân là BMI ≥ 23 và béo phì
BMI ≥25. Chỉ số BMI của nhóm nghiên cứu là 23.65 ±2.00, cao hơn chỉ số BMI của
nhóm đối chứng là 21.98 ±1.88. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí chọn đối
tượng nghiên cứu. Nhóm đối tượng mắc HCCH có chỉ số BMI trung bình cao hơn
nhóm đối tượng khơng mắc HCCH là hồn tồn phù hợp.
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ kháng insulin trong nhóm thừa cân và béo phì
là 70.3%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm có BMI < 23 chỉ là 44.4%, sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê với p<0.05. Điều này cho thấy rõ mối liên hệ có nghĩa thống kê
giữa việc kháng insulin và tăng chỉ số khối cơ thể.
Nghiên cứu kháng insulin với số đo vòng bụng cho thấy, vịng bụng trung bình
của nhóm nghiên cứu là 90.49 ± 6.58, cao hơn nhóm đối chứng là 85.37 ± 3.9. Trong
đó, tỷ lệ tăng vịng bụng trong nhóm nghiên cứu là 66%, với 61.8% ở nam giới và
100% ở nữ giới. Cao hơn nhiều so với nhóm chứng là 40%, trong đó chỉ có 33% ở
nam giới có tăng vòng bụng và 55.6% ở nữ giới. Tỷ lệ kháng insulin ở nhóm đối
tượng có tăng vịng bụng là 71.9%, trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm đối tượng khơng
có tăng vịng bụng là 44.1%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu kháng insulin với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành cho thấy: Tỷ lệ
có bệnh mạch vành là 16%, tuy nhiên trong 16 trường hợp có bệnh mạch vành có
đến 14 trường hợp có kháng insulin, chiếm 87.5%. Trong khi đó tỷ lệ này trong
nhóm khơng có bệnh mạch vành chỉ là 56%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0.001. Như vậy có thể thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa kháng insulin

và bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, có sự liên quan giữa kháng insulin và chỉ số HbA1c.
Theo đó, tỷ lệ kháng insulin trong nhóm có tăng HbAlc là 83% trong khi tỷ lệ này ở
nhóm khơng tăng HbAlc là 41.5%. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, có mối liên quan giữa kháng insulin với vòng bụng, BMI và bệnh
mạch vành. Khơng có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với tuổi, giới, tăng
huyết áp, cholesterol, triglycerid, HDL-C.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa cho thấy: Tình trạng
bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa khám và điều trị tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe
cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc có độ tuổi trung bình là 61.66±8.56 trong đó nhóm tuổi từ 6069 chiếm tỷ lệ cao nhất với 46%; Tỷ lệ tăng cân và béo phì là 64%; Tỷ lệ tăng huyết
áp là 68%, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là 16%; Tỷ lệ có rối loạn lipid máu là 86%; Tỷ
lệ có tăng đường máu lúc đói là 58%; Tỷ lệ kháng insulin ở nhóm nghiên cứu là
61%.
Muốn phịng tránh tình trạng kháng insulin, một trong những yếu tố nguy cơ
của hội chứng chuyển hóa là khó khăn. Chỉ có thể làm được khi kiên trì thay đổi lối
sống tích cực. Các bác sỹ khuyên nên: Tập thể dục từ 30 đến 60 phút tập thể dục
cường độ vừa phải, như đi bộ nhanh, mỗi ngày; Kiểm soát cân nặng: Giảm trọng
lượng khi dư cân béo phì; Kiểm sốt chỉ số vòng bụng: Nam < 90cm; nữ <80cm; Ăn
uống lành mạnh: hạn chế chất béo không lành mạnh và khẩu phần ưu tiên thực phẩm
giàu chất xơ, trái cây, rau, cá và ngũ cốc; Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra
cholesterol máu, huyết áp và lượng đường trong máu một cách thường xun. Những
thay đổi này là chìa khóa để giảm nguy cơ gây kháng insulin, giảm tỷ lệ mắc các
bệnh lý chuyển hóa và tim mạch.
KIẾN NGHỊ
Với Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc: Cần phải đánh giá
tình trạng kháng insulin của tất cả các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa; Cần tăng
cường vận động và xây dựng chế độ ăn hợp lý, giữ cân nặng và vòng bụng trong giới

hạn an tồn để tránh trình trạng kháng insulin.
Với Ủy ban nhân dân các cấp: Cần ban hành chính sách phát triển kinh tế -xã
hội hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân trên địa
bàn. Cần xây dựng kế hoạch bảo vệ và phịng chống ơ nhiễm mơi trường đảm bảo
tính hiệu quả bền vững.
Với ngành Y tế: Cần phát triển nâng cao chất lượng hoạt động một cách đồng
bộ, toàn diện của hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh và y tế cơ sở. Đầu tư các nguồn lực
để xây dựng, phát triển các lĩnh vực y học chuyên sâu như tim mạch, chuyển hóa, đái
tháo đường.
Với các ban ngành đồn thể của tỉnh, huyện: Cần phối hợp với ngành y tế và
các ngành như tài nguyên môi trường, nông nghiệp,... đẩy mạnh công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống,
thực hiện lối sống lành mạnh.Tăng cường các phịng trào văn hóa trong đời sống xã
hội.
BT.Thu Huyên



×