Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại tổng kho xăng dầu nhà bè và đề xuất giải pháp ngăn ngừa, ứng cứu sự cố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………………..iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH…………………………………………………………………….vi
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………….vii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………........1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:……………………………………………………………………………………………………………………………......1
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………...3
2.1. Mục tiêu……………………………………………………………………................3
2.2. Phạm vi…………………………………………………………………………….....3
2.3. Nội dung……………………………………………………………………………...3
2.4. Phương pháp……………………………………………………………………….....3
2.5. Ý nghĩa đề tài:………………………………………………………………………...4
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN…………………………………………………………………….5
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………………………………………………………………………………….5
1.1.1. Khái niệm đánh giá rủi ro…………………………………………………...............5
1.1.2. Phương pháp đánh giá rủi ro………………………………………………...............5
1.1.3. Quản lý rủi ro môi trường:…………………………………………………………11
1.2. SỰ CỐ TRÀN DẦU (SCTD)…………………………………………………………………………………………………….13
1.2.1. Khái niệm SCTD…………………………………………………………………...13
1.2.3. Nguyên nhân xảy ra tràn dầu:………………………………………………………14
Bảng 1.3 Phân cấp tràn dầu ở Việt Nam:…………………………………………............15
1.2.4. Tác hại của dầu tràn đối với môi trường:…………………………………………..18
1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI VIỆT NAM………………………………………....20
1.4. CÁC SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:………………………………………25
1.4.1. Các vụ tràn dầu trên thế giới:………………………………………………............25
1.4.2. Các sự cố tràn dầu ở Việt Nam:……………………………………………............27
1.4.3 Các vụ tràn dầu tổng kho xăng dầu Nhà Bè những năm gần đây……………...........30

i



1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN
DẦU:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………31
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA TỔNG KHO
XĂNG DẦU NHÀ BÈ………………………………………………………………………...33
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ…………………………………………..33
2.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………………………..33
2.1.2. Điều kiện vi khí hậu………………………………………………………………....34
2.2 Hoạt động kinh doanh của Công ty………………………………………………………36
2.3 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT………………………………………………………………………………………………..37
2.3.1 Cấu trúc, năng lực cầu cảng………………………………………………………...37
2.4 Hiện trạng hoạt động ứng phó sự cố dầu tràn tại kho xăng dầu……………………………………………39
2.5 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT ỨNG CỨU SỰ CỐ………………………………………………………39
2.6 HIỆN TRẠNG RA VÀO KHO CỦA CÁC TÀU CHỞ XĂNG DẦU………………………………..42
2.7 ĐÁNH GIÁ RỦI RO XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ
BÈ…………………………………………………………………………………………...43
2.7.1 Nhận diện mối nguy………………………………………………………………...43
2.7.2 Ước lượng mối nguy hại…………………………………………………………….44
2.7.4 Đánh giá đặc tính của rủi ro………………………………………………………..48
2.7.3 Đánh giá tuyến tiếp xúc, phân tích cây sai lầm - cây hiện tượng…………………...54
2.8 KỊCH BẢN MÔ PHỎNG TRÀN DẦU……………………………………………………………………………………..57
2.8.1. Giới thiệu Phần mềm SMS và modun RMA2, RMA4……………………………..57
2.8.2 Số hóa khu vực sông Nhà Bè, gán điều kiện biên:……………………………………59
2.8.3 Mô phỏng diễn biến dầu tràn cho hai kịch bản……………………………………...63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI
TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ…………………………….............................................71
3.1 TÓM TẮT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CỦA TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ.71
3.1.1 Quy trình chung ứng cứu sự cố dầu tràn…………………………………………...71
3.1.2 Công tác tổ chức ứng cứu sự cố dầu tràn trên sông………………………………...73
3.1.3 Tổ chức ứng cứu sự cố dầu tràn trên bờ/đường bờ…………………………………76
3.1.4 Huấn luyện và diễn tập……………………………………………………………...79

ii


3.2 CÁC ĐỀ XUẤT PHÒNG NGỪA SỰ CỐ VÀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT
CÁC NGUỒN NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ:………………………………………………………………………………..84
3.2.1 Kế hoạch kiểm tra…………………………………………………………………...84
3.2.2 Đề xuất bổ sung kế hoạch phòng ngừa sự cố tràn dầu cho Tổng kho xăng dầu Nhà
Bè:………………………………………………………………………………………...87
3.3 CÁC ĐỀ XUẤT BỔ SUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI
TỔNG KHO XĂNG DẦU………………………………………………………………………………………………………………….94
3.3.1 Trong công tác diễn tập:……………………………………………………………..94
3.3.2 Trong kế hoạch ứng phó:……………………………………………………………95
3.2.3 Trong công tác triển khai phao vây:………………………………………………...99
3.2.4 Trong công tác làm sạch và thu hồi dầu…………………………………………….99
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………..103
1.KẾT LUẬN………………………………………………………………………………103
2.KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………...…………103
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………105

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo………………………………….……5
Hình 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo………………………………………..6
Hình 1.3 Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động của các biến cố rủi ro…….................7
Hình 2.1 Vị trí địa lý TKXD Nhà Bè…………………………………………...................33
Hình 2.2 Phao quây dầu TIGER..........................................................................................40
Hình 2.3 Phao quây dầu ELASTEC....................................................................................40
Hình 2.4 Bộ bơm hút dầu Yanmar (Skimmer)……………………………………………40

Hình 2.5 Giấy thấm dầu SPC200.........................................................................................41
Hình 2.6 Chất phân tán dầu Super – Dispersant 25……………………………………..…42
Hình 2.7 Gán điều kiện biên lưu lượng đầu vào…………………………………………..60
Hình 2.8 Gán điều kiện biên chiều cao mực nước…………………………………………60
Hình 2.9 Một số thông số đầu vào thuộc tính vật lý của sông Nhà Bè cho modun
RMA2…………….……………………………………………………………………….61
Hình 2.10 Thông số thời gian, bước lặp cho modun RMA2………………………………61
Hình 2.11 Mô phỏng hướng dòng chảy và vận tốc đoạn sông Nhà Bè.................................62
Hình 2.12 Mô phỏng hướng và độ cao mực nước đoạn sông Nhà Bè...................................62
Hình 2.13 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB1 tại thời điểm 1h sau khi xảy ra sự
cố…………………………………………………………………………………….……63
Hình 2.14 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB1 tại thời điểm 3h sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….64
Hình 2.15 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB1 tại thời điểm 6h sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….64
Hình 2.16 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB1 tại thời điểm 12h sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….65
Hình 2.17 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB2 tại thời điểm 1 sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….66
Hình 2.18 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB2 tại thời điểm 3 sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….66

iv


Hình 2.19 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB2 tại thời điểm 6h sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….67
Hình 2.20 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB2 tại thời điểm 12h sau khi xảy ra
sự cố……………………………………………………………………………………….67
Hình 2.21 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB3 tại thời điểm 1h sau khi xảy ra sự

cố………………………………………………………………………………………….68
Hình 2.22 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB3 tại thời điểm 3h sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….69
Hình 2.23 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB3 tại thời điểm 6h sau khi xảy ra sự
cố………………………………………………………………………………………….69
Hình 2.24 Mô phỏng diễn biến lượng dầu tràn cho KB3 tại thời điểm 12h sau khi xảy ra
sự cố……………………………………………………………………………………….70
Hình 3.1 Sơ đồ Quy trình chung ứng phó sự cố tràn dầu…………………………………72
Hình 3.2 Tàu kéo nhanh chóng kéo rải phao tại nhà phao để quây dầu tràn………………78
Hình 3.3 Công nhân dùng bơm hút di động để hút dầu ven bờ……………………………78
Hình 3.4 Trưởng ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu chỉ đạo diễn tập................................82
Hình 3.5 Hoạt động diễn tập Ứng phó sự cố tràn dầu…………………………………….82
Hình 3.6 Hoạt động diễn tập Ứng phó sự cố tràn dầu…………………………………….83
Hình 3.7 Hoạt động diễn tập Ứng phó sự cố tràn dầu……………………………………..83
Hình 3.8 Sơ đồ đề xuất vị trí lắp đặt phao cố đinh…………………………………………88
Hình 3.9 Sơ đồ đề xuất vị trí lắp đặt thiết bị báo tràn……………………………………..90

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cấu trúc năng lực các cầu cảng…………………………………………………38
Bảng 2.2 Ước lượng thành phần, hàm lượng, giới hạn gây độc và đặc tính gây độc của từng
sản phẩm xăng dầu…………………………………………………………………..........45
Bảng 2.3 Các mối nguy hại cho Con người và Môi trường Hệ sinh thái khi xảy ra các sự
cố………………………………………………………………………………………….46
Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá và phân loại nguy cơ………………………………………..48
Bảng 2.7 Bảng phân cấp rủi ro tràn dầu của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè………………..52
Bảng 3.1 Kế hoạch kiểm tra các hạng mục tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè……………...82
Bảng 3.2 Thành phần và trách nhiệm người kiểm tra…………………………………….84

Bảng 2.8 Phân tích cây sai lầm – hiện tượng……………………………………………..54
Bảng 2.9 : Giá trị các thông số đầu vào cho mô hình SMS………………………………59

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BCT: Bộ Công Thương
CV: đơn vị đo mã lực của Pháp, viết tắt của từ Chevaux Vapeur, 1 mã lực = 1 CV = 736 W
DWT: viết tắt của cụm từ tiếng Anh “deadweight tonnage” là đơn vị đo năng lực vận tải an
toàn của tàu thủy tính bằng tấn.
HT: Hệ thống
HTS: Hệ sinh thái
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ – TKXDNB: Quyết định – Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
RR: Rủi ro
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TT: Thông tư
UBND: Ủy ban nhân dân
ƯPSCTD: Ứng phó sự cố tràn dầu

vii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem lại cho con người nhiều lợi ích, đảm bảo
thỏa mãn các nhu cầu sống của con người và không ngừng phát triển, cùng với sự phát
triển đó là nhu cầu về năng lượng. Mặc dù đã có nhiều phát minh tìm ra nguồn năng
lượng xanh, năng lượng tái tạo để thay thế năng lượng hóa thạch, giảm ô nhiễm môi
trường phục vụ cho hoạt động sống của con người nhưng do nhiều lý do tồn tại nên năng
lượng hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng chính mà chúng ta đang sử dụng, trong đó có
dầu mỏ.
Việc khai thác dầu mỏ là hoạt động mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho các quốc
gia có nó song bên cạnh đó quá trình khai thác, vận chuyển dầu mỏ là hoạt động vẫn
luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra sự cố, gây ô nhiễm môi trường. Do đặc điểm dầu thô là một
chất hữu cơ phân tử cao nên khá phức tạp, khi xảy ra SCTD sẽ tác động làm ảnh hưởng
đến môi trường nước gây thiệt hại nghiêm trọng trong một thời gian dài và rất khó xử
lý.
Trên thế giới, các thống kê cho thấy từ năm 1900 đến nay, trung bình mỗi năm trên
thế giới có từ 2 đến 4 vụ tràn dầu lớn trên biển. Những sự cố nổi bật có thể kể tới: Năm
1978, tàu Amoco Cadiz làm tràn 231 ngàn tấn dầu thô xuống vùng Brittany, Tây Bắc
nước Pháp; Năm 1979 tại Vịnh Mexico, giếng tàu thăm dò IXTOC 1 bị vỡ tràn khoảng
80 triệu gallon dầu thô ra biển; năm 1989, tàu Exxon Valdez làm tràn 40 ngàn tấn dầu
ngoài khơi Alaska (Hoa Kỳ); Năm 1991, Nam Kuwait trong chiến tranh vùng vịnh, Iraq
cố tình bơm khoảng 60 triệu gallon dầu thô vào vịnh Ba Tư; năm 1993, tại vịnh Tampa:
Xà lan Bouchar B155, tàu chở hàng Balsa 37, Xà lan Ocean 255 va vào nhau làm tràn
khoảng 336 gallon dầu; Năm 1996 siêu tàu chở dầu Sea Empress va vào đất liền tại vịnh
Milford Haven làm tràn 70 triệu lít dầu thô vào vùng biển xứ Wales; Năm 2000 ngoài
khơi Rio de Janeiro, Brazil đường ống dẫn dầu bị vỡ làm tràn 343,2 ngàn gallon dầu vào
vịnh Guanbara; năm 2002, tàu Prestige làm tràn 77 ngàn tấn dầu ngoài khơi phía Tây
Bắc Tây Ban Nha; năm 2007, tàu Hebei Spirit làm tràn 2,7 triệu gallon dầu ra biển Tây
Nam Hàn Quốc... Hầu hết các vụ tràn dầu đều biến thành thảm họa với những tổn thất
nghiêm trọng về sinh thái, kinh tế và xã hội.

Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông chính từ Trung Đông đến các nước
Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á diễn ra
nhiều hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển
kinh tế khá nhanh, kéo theo nhu cầu về dầu mỏ cũng tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
gây SCTD. Vùng biển Việt Nam với đường bờ biển kéo dài 3000km và cũng là một
quốc gia có hoạt động khai thác, xuất nhập khẩu xăng dầu khá lớn, là biển mở nối liền

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là
tàu chở dầu. Tính đến nay, đội tàu biển Việt Nam có tổng số 1.614 tàu với 4.497.157
GT và 7.348.206 DWT. Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 49 cảng, trên 130 cầu bến
với tổng chiều dài cầu cảng gần 40km. Trong năm 2010, có khoảng 119.744 lượt tàu ra
vào các cảng biển VN và theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 1997
đến nay, ở Việt Nam đã xảy ra hơn 50 vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các hoạt động
khai thác vận chuyển dầu, trong đó một số sự cố đến nay chưa xác định được nguồn gốc,
điển hình là tháng 4/1999: Trên sông Nhà Bè (đoạn trước mặt kho B Tổng kho xăng dầu
Nhà Bè), hai tàu chở dầu Nhật Thuần 1 mang bảng số SG 53000 và Hiệp Hoà 2 mang
bảng số CT 1990H đã đâm vào nhau khiến 110.000 lít dầu DO chảy tràn ra sông và
tháng 9/2001 sự cố tàu Formasa on Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại
vịn Giành Rỏi – Vũng Tàu làm tràn ra môi trường biển ven bờ 1000 m3 dầu diezel, gây
ô nhiễm nghiêm trọng một vùng biển Vũng Tàu.
SCTD không chỉ làm mất đi lượng dầu tràn, lãng phí tài nguyên thiên nhiên mà

còn gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc
biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san
hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục
của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả
năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều
hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ
sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh
hưởng trong một thời gian rất dài. Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt
vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật,
gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi
trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan, thệt hại đến ngành nuôi trồng
và khai thác thủy hải sản. Vậy nên việc đánh giá khả năng xảy ra SCTD và đề xuất giải
pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố cho cho Tổng kho xăng dầu Nhà Bè là rất cấp thiết,
vì Tổng kho xăng dầu Nhà Bè là một trong những kho đầu mối ở khu vực trọng điểm
phía Nam với hệ thống kho có sức chứa trên 730.000 m3 cùng hệ thống đường ống, công
nghệ hiện đại và hệ thống cầu cảng gồm 09 cầu cảng tọa lạc tại Thị trấn Nhà Bè, huyện
Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và thuộc hệ thống cảng sông Nhà Bè Sài Gòn, đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Thành phố. Cụ thể đề tài “Đánh giá
khả năng xảy ra SCTD tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè và đề xuất giải pháp phòng ngừa,
ứng phó sự cố” sẽ đưa ra các các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra và đi
cùng với đó là các phương án ứng phó một cách nhanh chóng và kịp thời nhằm hạn chế
tối đa những thiệt hại về kinh tế cũng như môi trường.
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố và lập kế hoạch UPSCTD sẽ nhằm mục đích hạn
chế tối đa những rủi ro xảy ra sự cố tràn và giúp việc bố trí nhân lực, phương tiện, thiết
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

2



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

bị kỹ thuật và xây dựng một quy trình hoạt động phù hợp luôn sẵn sàng ứng phó khi có
sự cố.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu là dự báo được các nguy cơ, các tình huống nguy cơ, các tình huống xảy
ra SCTD từ đó có thể đưa ra các phương án ứng phó trong trường hợp sự cố xảy ra và
khắc phục hậu quả do SCTD tại cơ sở gây ra.
2.2. Phạm vi
Phạm vi thực hiện là Tổng kho xăng dầu Nhà Bè nằm tại khu đất rộng với tổng
diện tích mặt bằng là 1.274.367 m2, nằm ngay ven sông Nhà Bè. Ngoài ra còn dự báo,
xác định các khu vực bị ảnh hưởng bởi các SCTD xảy ra tại tổng kho xăng dầu Nhà Bè
bao gồm khu vực xung quanh Tổng kho trong vòng bán kính 1000 m, khu dân cư xung
quanh, lưu vực sông Nhà Bè, sông Soài Rạp và sông Long Tàu, các hệ sinh thái khác…
2.3. Nội dung
-

Thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động của Tổng
kho xăng dầu Nhà Bè và các nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến SCTD.
Khảo sát thực tế tình hình hoạt động của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
Nghiên cứu xác định nguồn gốc gây ra SCTD tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
Đánh giá khả năng xảy ra SCTD
Đề xuất các phương án phòng ngừa, quy trình ứng cứu SCTD cho Tổng kho
xăng dầu Nhà Bè

2.4. Phương pháp
 Phương pháp tổng hợp tài liệu:
-


Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình hoạt động của Tổng kho, các văn bản
pháp lý về hoạt động UPSCTD của Tp.Hồ Chí Minh cũng như của nước ta.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước, các tài liệu liên quan đến SCTD tại
Tổng kho và Sở Tài nguyên & Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Tổng hợp các chương trình ứng cứu SCTD, các biện pháp phòng tránh khắc
phục trong nước và trên thế giới để đề xuất biện pháp phù hợp với đặc thù của
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.

 Phương pháp khảo sát thực tế:
Thực hiện các đợt khảo sát thực tế để thu thập đối chứng thông tin, nắm rõ hơn
tình hình hoạt động của Tổng kho.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

 Phương pháp chuyên gia:
Trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng và đánh giá hiệu quả
phương án trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.
 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống:
-

Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động;
Phân tích nguyên nhân – hậu quả: dựa trên quá trình khảo sát đặc điểm khu vực

và các số liệu thu thập được để đánh giá hiện trạng và hệ thống lại tất cả các
nguyên nhân tiềm năng gây tràn dầu cho khu vực.

 Phương pháp đánh giá rủi ro:
Dựa vào mô hình đánh giá rủi ro gồm 5 bước: Nhận diện sự nguy hiểm, ước lượng
mối nguy hiểm, đánh giá tuyến tiếp xúc, đặc tính rủi ro, quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro
xảy ra SCTD tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.
2.5. Ý nghĩa đề tài:
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống bao gồm việc điều tra; thu thập và tổng
hợp số liệu; phân tích, đánh giá dự báo khả năng xảy ra sự cố và các vấn đề môi trường
liên quan để từ đó đưa ra kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu sự cố cho Tổng kho xăng
dầu Nhà Bè.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu sự phù hợp và khả năng áp dụng thực tiễn của
Tổng kho đối với các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu, khắc phục xử lý chất thải nhiễm
dầu nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, kinh tế, đời sống xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Khái niệm đánh giá rủi ro
Rủi ro được định nghĩa là xác suất xảy ra các thiệt hại hay các sự việc tồi tệ, khi

hậu quả sự thiệt hại tính toán được.
Rủi ro môi trường là xác suất các thiệt hại sẽ xảy ra liên quan đến môi trường. Rủi
ro môi trường có thể do sự tiếp xúc với các nguy hại môi trường hoặc các rủi ro xảy ra
đối với môi trường do thiên tại, lũ lụt, hạn hán…
Đánh giá rủi ro môi trường là liên quan đến việc đánh giá định tính và định lượng
của rủi ro đến sức khỏe con người và môi trường do hiện diện hoặc sử dụng các chất
gây ô nhiễm. Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ được sử dụng để dự đoán các
mối nguy hiểm đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
Quản lý rủi ro là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và giảm bớt
rủi ro sao cho chi phí là kinh tế nhất. Quản lý rủi ro là cung cấp các thông tin nguy cơ
cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc ra quyết định. (Lê Thị Hồng Trân,
2008)
1.1.2. Phương pháp đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro đòi hỏi tổng hợp thu thập dữ liệu và tính toán về các tác nhân gây
nguy hại, nồng độ của chúng trong môi trường và đường truyền tác động. Có hai dạng
ĐRM thường được sử dụng là Đánh giá rủi ro môi trường dự báo (ĐRMDB) và Đánh
giá rủi ro môi trường hồi cố (ĐRMHC).
a. Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo (ĐRMDB)

Hình 1.1: Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Nguồn: The National Academy of Science, 1983
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố


ĐRMDB là quá trình xác định các tác động tiềm tàng gây ra bởi các tác nhân gây
rủi ro, đang tồn tại và sẽ phát sinh trong tương lai. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD)
đã đưa ra mô hình cho việc ĐRMDB như là một chuỗi gồm 5 bước sau
Nhận diện mối nguy hại

Ước lượng mối nguy hại
(đánh giá độc tính)

Đánh giá phơi nhiễm
Đặc tính của rủi ro

Quản lý rủi ro
Hình 1.2 Mô hình đánh giá rủi ro môi trường dự báo
Nguồn: Smith, 1988 và ADB (1991)
 Đặc tính của rủi ro:
Là sự biểu hiện của nguy cơ đối với từng cá thể, các cộng đồng hay từng đối tượng
bị tác động khác trên cơ sở lượng hóa, qua đó ta được các giá trị định lượng cao hơn
mức trung bình (số người mắc bệnh, thương tật tử vong, đơn vị thời gian). Rủi ro có thể
được phân loại trên các nền tảng của tần suất của sự xuất hiện và tính khốc liệt của các
hậu quả hay thiệt hại.
Việc quan sát và dự đoán có phương pháp đối với khả năng xảy ra và mức hủy
hoại của những tác động nguy hại đối với mỗi tình thế hiểm họa có thể được minh họa
bởi các đồ thị biểu diễn mối quan hệ dưới đây.
 Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động:
Rủi ro là hàm của tần số xuất hiện những biến cố ngược (i) và mức hủy hoại gây
ra từ những hậu quả này (x). Khi rủi ro có liên quan đến tình trạng bất ổn, thì cũng có
sự bất ổn thể hiện trong rủi ro do sự biến động của dữ liệu dùng ước lượng tần số và
mức hủy hoại.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh

GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Hình 1.3 Quan hệ giữa tần số xuất hiện và tác động của các biến cố rủi ro
Nguồn: ADB (1991)
 Hàm phân phối mật độ xác suất:
Để đo lường mức độ rủi ro. Rủi ro có thể được thể hiện bằng bề rộng và hình dạng
của phân phối mật độ xác suất.

a) Phân phối chuẩn

b) Phân phối lệch phải

Hình 1.4 Hàm mật độ xác suất
Nguồn: ADB (1991)
Nếu độ lệch chuẩn nhỏ (hình a) và phân phối xác suất gần với phân phối chuẩn,
giá trị trung bình có thể thể hiện gần đúng mức tác động. Nếu độ lệch chuẩn lớn và phân
phối lệch về phải với tần số xuất hiện thấp (hình b) nhưng mức độ mãnh liệt hơn, chúng
ta cần phải điều tra nghiên cứu lại.
 Phương pháp sơ đồ định lựơng
Phương pháp này dùng để diễn đạt rủi ro. Rủi ro nào có tần suất xuất hiện gắn liền
với sức tác động mãnh liệt sẽ phải được làm giảm đi, ngược lại, nếu những biến cố xảy
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn


7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

ra không thường xuyên và gây ra những hậu quả không sâu sắc thì có thể chấp nhận
được vì lợi ích của dự án
Bảng 1.1 Phân loại nguy cơ

Tần suất của sự xảy ra

Thường xuyên, có
thể lặp lại

Không
chấp

Xác suất tương
đối, nhiều lần

nhận

Các công
cụ
làm
giảm rủi ro

Thỉnh thoảng


Phải được
thực hiện

Mong manh
nhưng có thể xảy
ra

Chấp nhận

Loại hậu quả và tổn thất
Không đáng kể Sát rìa giới hạn

Nguy kịch

Sự phá < 1 ngày để sửa Một vài ngày Mất
các
vỡ
chữa
các cần cho sửa phương tiện 
Công
phương tiện
chữa
các 1 tháng
nghiệp và
phương tiện
các
phương
tiện công Tiền tệ <100.000 $
100.000 $ tổn 10 triệu tổn
đồng

thất
thất

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

Thảm họa
Sự phá hủy tài
sản lan rộng,
mất toàn bộ
một
số
phương tiện
> 10 triệu tổn
thất

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Sức khỏe con người Ốm đau hoặc
và an toàn
tổn
thương
nhẹ;  12 tháng
mất thời gian
làm việc do
bệnh tật


 12 tháng mất
thời gian làm
việc do ốm đau
hoặc
tổn
thương

Chết hay ốm Tử vong >10
đau hoặc tổn người; tàn phế
thương ác liệt tổn
thương
nặng
100
 1 người
người

Thiệt hại ô nhiễm Nhẹ,
nhanh,
cho hệ sinh thái
phục hồi tổn
thất cho tới rất
ít loài/ các phần
của hệ sinh thái

Tạm thời, tổn
thất đảo ngược,
sự phục hồi trở
lại sớm hơn
giai đoạn kế

tiếp

Mất đi nguyên
tắc cơ bản về
loài và sự tàn
phá
môi
trường sống
tự nhiên lan
rộng

Hoàn
toàn
không
thể
thay đổi được
và lập tức phá
hủy cuộc sống

Bảng 1.2: Ước lượng ảnh hưởng đối với đối tượng bị nguy hại:
Nguồn gốc/
chất nguy hại

Ô nhiễm
nguồn
nước
mặt

Ô
nhiễm

nước
ngầm

Ô nhiễm
đất

Sinh vật
(động ,
thực vật ,
vi sinh)

Ảnh
hưởng sức
khoẻ con
người

Tổng

Nguyên liệu

x1.y1

x1.y2

x2.y1

x1.y3

x1.y4


K1

Nước thải

x4.y1

x1.y3

x2.y1

x1.y1

x1.y2

K2

Bùn thải

x3.y1

x1.y4

x1.y3

x2.y1

x1.y1

K3


Chất thải rắn
nguy hại

x2.y1

x1.y2

x1.y1

x3.y1

x1.y3

K4

Tổng

K5

K6

K7

K8

K9
Nguồn: ADB (1991)

Chú thích:
x: tần suất xuất hiện. y: mức độ thiệt hại.


SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

K: tổng ảnh hưởng đối với nguồn tiếp nhận.

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Chú thích:
Mức độ thiệt hại

Tần suất xuất hiện:

A: Thiệt hại rất nghiêm trọng (5 đ)

Rất cao

(5đ)

B: Thiệt hại nghiêm trọng (4 đ)

Cao

(4đ)

Trung bình


(3đ)

Thấp

(2đ)

Rất thấp

(1đ)

C: Có thiệt hại

(3 đ)

D: Thiệt hại không đáng kể (2 đ)
E: Không có

(1 đ)

Không xảy ra (0đ)
b. Mô hình đánh giá rủi ro môi trường hồi cố (ĐRMHC)
ĐRMHC là quá trình xác định nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở các tác động đã
xảy ra, qua đó xác định các tác nhân nghi ngờ và mối liên hệ giữa chúng với các tác
động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan thu thập được.
Đánh giá rủi ro hồi cố là đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động sinh
thái quan sát được và các tác nhân có trong môi trường. Đánh giá đề cập đến những rủi
ro do các hoạt động diễn ra trong quá khứ và do đó nó dựa trên các số liệu đo đạc về
hiện trạng môi trường. Đánh giá rủi ro hồi cố trả lời câu hỏi: “Có những bằng chứng gì
chứng tỏ mối nguy hậu đã xảy ra với đối tượng” trong đánh giá hồi cố, điều quan trọng

là xác định được các tác động chính và phân tích nguyên nhân của chúng. Cách tiếp cận
này cho phép rút ra kết luận và các nguyên nhân của những tác hại quan sát được và
thường đòi hỏi phải so sánh các chuỗi số liệu thời gian và không gian. Việc so sánh sẽ
giúp xác định xem rủi ro sinh ra từ nguồn cụ thể nào.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

Đánh giá rủi ro hồi cố, được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi với các câu trả lời có,
không, có thể, thiếu dữ liệu được xây dựng để tìm các bằng chứng về sự suy giảm, cũng
như các nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm đó.
Những câu hỏi dưới dây được tham khảo:
-

-

Đối tượng có phơi nhiễm với tác nhân nào không?
Có sự mất mát nào xảy ra khi phơi nhiễm không? Có sự mất mát nào có tính
tương đồng về không gian không?
Nồng độ phơi nhiễm có vượt qua ngưỡng và xuất hiện các tác động có hại
không?
Các kết quả trong phòng thí nghiệm và quan sát trên hiện trường về sự phơi
nhiễm có cho những tác động tương tự không? Loại bỏ sự phơi nhiễm đó có
dẫn đến sự cải thiện nào không?

Có bằng chứng cụ thể nào ở đối tượng là kết quả của sự phơi nhiễm với tác
nhân này không?
Bằng chứng có ý nghĩa không?

Để thuận lợi cho đánh giá, tất cả các câu hỏi nói trên được thành lập thành bảng
ma trận tại đó mỗi đối tượng được đánh giá theo một loạt câu hỏi. Câu trả lời cho các
câu hỏi này dựa trên những thông tin có được về các đối tượng và tác nhân. Các ma trận
này ở đây được gọi là bảng quyết định.
Các mức độ khác nhau về khả năng gây hại bao gồm:
-

Rất có khả năng
Có khả năng
Có thể có khả năng
Ít có khả năng
Không có khả năng
Không biết

Trong mô hình trên việc xác định nguồn gây hại, xác định đường phơi nhiễm rủi
ro, đánh giá độc tính cũng được áp dụng giống như mô hình ĐRMDB, việc xác định
ngưỡng chấp nhận của đối tượng và xác định các tác động vượt ngưỡng đối với đối
tượng trong đánh giá rủi ro được xem xét dựa vào tiêu chuẩn môi trường ở từng nước
tại khu vực nghiên cứu của từng quốc gia.
1.1.3. Quản lý rủi ro môi trường:
Quản lý rủi ro là quá trình quyết định xem đánh giá rủi ro được quản lý bằng cách
nào và phương tiện để hoàn thành nó, đối với việc bảo vệ sức khỏe công chúng và các
nguồn tài nguyên môi trường (Linthrust, 1995). Quản lý rủi ro liên quan đến việc ra

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn


11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

quyết định dựa trên thông tin thu thập được từ các bước của đánh giá rủi ro trước đó
thông qua việc xem xét các giá trị văn hóa, xã hội, các yếu tố chính trị và hiện trạng về
kinh tế.
Quản lý rủi ro là thiết lập và thực hiện chính sách phản ứng lại rủi ro và giảm bớt
rủi ro sao cho có chi phí kinh tế lợi nhất. Quản lý rủi ro nhằm cung cấp các thông tin
nguy cơ xảy ra rủi ro, dự báo mức tác hại cho các nhà quản lý dự án để phục vụ cho việc
ra quyết định.
Người quản lý dự án phải biết các vấn đề nào sẽ tác động đến các rủi ro môi trường
và phân tích dự báo mức độ rủi ro, so sánh tổn hại khi rủi ro xảy ra với lợi ích kinh tế
của dự án đạt được, so sánh rủi ro trong dự án này với nguy cơ rủi ro trong các dự án
khác tương tự.
Quản lý rủi ro bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, tập huấn, chỉ đạo và
theo dõi giám sát rủi ro.
Nhiệm vụ chính của ĐRM là cung cấp thông tin cho quản lý rủi ro:
-

Nghiên cứu và quan trắc.
Thiết lập các hệ thống pháp luật và các quy chế quy định.
Xây dựng hệ thống đáp ứng với các trường hợp khẩn cấp.
Mục tiêu quản lý rủi ro.
Ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Giảm thiểu các rủi ro, khả năng tác động và xác suất xảy ra rủi ro.
Chuyển đổi các rủi ro bằng cách mua bảo hiểm.

Nếu chấp nhận rủi ro nào đó sẽ đưa ra biện pháp quản lý rủi ro.
Lập kế hoạch quản lý rủi ro.
Dựa trên các mối nguy hại được xác định và quá trình phân tích các mối nguy
hại, từ đó đưa ra kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp.

 Kế hoạch quản lý rủi ro:
Các yếu tố cần xác định trong quản lý rủi ro: các mối nguy hại, nguồn xảy ra nguy
hại, nơi xảy ra, tần suất xảy ra, tuyến tiếp xúc các mối nguy hại.
Từ đó, đưa ra một số biện pháp giảm thiểu. Phân chia trách nhiệm ai sẽ đảm nhận
vấn đề này, ai sẽ thực hiện và kiểm tra.
 Chiến lược quản lý rủi ro:
Dựa trên xác suất xảy ra nguy hại và mức độ nguy hại chia rủi ro thành 3 loại: rủi
ro chính, rủi ro trung bình, rủi ro phụ.
Từ đó chia các chiến lược quản lý rủi ro thành:
-

Tránh khỏi: chấm dứt các hoạt động phát sinh rủi ro.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

-

Giảm thiểu rủi ro: giảm bớt các khả năng xảy ra rủi ro và các hậu quả xảy ra.

Chia sẻ: chuyển đổi rủi ro thành dạng ít rủi ro hơn, hay chia nhỏ rủi ro.
Chấp nhận: chấp nhận rủi ro và từ đó có kế hoạch lợp lý.

1.2. SỰ CỐ TRÀN DẦU (SCTD)
1.2.1. Khái niệm SCTD
Theo quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ban hành ngày 14/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về quy chế hoạt động UPSCTD thì:
“SCTD là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các
công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai
hoặc do con người gây ra”.
Trong đó “ dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm:
-

-

Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến.
Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy
bay, dầu dieseel (DO), dầu mazul (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, dầu
thủy lực.
Các loại khác: dầu thải, nước thải lẫn dầu từ hoạt động súc rửa, sửa chữa tàu
biển, tàu sông, các phương tiên chứa dầu.

Một số các định nghĩa khác về tràn dầu:
“Tràn dầu là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ vào môi trường do các hoạt động
của con người và gây ô nhiêm môi trường. Thuật ngữ này thường đề cập đến các vụ dầu
tràn xảy ra trong môi trường biển hoặc sông. Dầu có thể bao gồm nhiều loại khác nhau
từ dầu thô, các sản phẩm lọc dầu (như xăng hoặc dầu diesel), bồn chứa của các tàu, dầu
thải hoặc chất thải dính dầu. Dầu cũng giải phóng vào môi trường do rò rỉ tự nhiên từ
các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới đáy biển. Hầu hết các vụ ô nhiễm dầu do con người
đều từ hoạt động trên mặt đất, như các vấn đề nổi trội đặc biệt hướng về các hoạt động

vận chuyển dầu trên biển”.
Phân cấp mức độ SCTD
 Cấp I:
Các vụ tràn dầu cấp I tương đối nhỏ thường chỉ ảnh hưởng đến khu vực địa phương.
Cách ứng phó tốt nhất là sử dụng các nguồn ứng cứu có sẵn, các hỗ trợ gần nhất và được
giám sát bởi các nhà điều hành. Cấp độ tràn dầu này thường xảy ra tại một công ty hoặc
xung quanh đó, do hậu quả của các hoạt động ở công ty đó. Trong trường hợp này một
công ty đạt tiêu chuẩn có thể tự ứng cứu được.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

 Cấp II:
Các vụ tràn dầu cấp II thì đa dạng hơn về quy mô, gây ra hàng loạt cấc ảnh hưởng
tự nhiên. Tương ứng, các nguồn ứng cứu cho tràn dầu cấp độ II cũng khá đa dạng về
cung cấp và ứng dụng, cũng có thể đến từ các nguồn trợ giúp khác. Ví dụ: sự giúp đỡ
lẫn nhau giữa các tổ chức công nghiệp, quỹ hợp tác ứng cứu sự cố tràn dầu, các dịch vụ
đặc biệt dành cho cấp độ II hoặc sự giúp đỡ của địa phương hoặc chính phủ. Việc ứng
cứ trong trường hợp này cần phải có sự phối hợp thực hiện của tất cả các nguồn lực và
các bên liên quan.
 Cấp III:
Các vụ tràn dầu cấp III thường hiếm nhưng có khả năng gây ra thiệt hại diện rộng,
ảnh hưởng đến con người, trong toàn khu vực tràn và quốc gia. Nguồn ứng cứu cấp độ
3 tập trung vào các vị trí lân cận và sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết. Đây là một sự cố đặc

biệt thường phải huy động rất nhiều từ những nguồn lực khác nhau vì chúng có thể di
chuyển rất nhanh xuyên biên giới quốc tế, vì vậy cần có sự tích hợp tất cả các nguồn
ứng cứu theo các tổ chức tốt và phối hợp nhịp nhàng. Các vụ tràn dầu lớn như vậy cần
có sự phối hợp cấp quốc gia và quốc tế. (IPECA,2008)
1.2.3. Nguyên nhân xảy ra tràn dầu:
 Nguyên nhân xảy ra tràn dầu cấp I:
-

Do rò rỉ ống nối khi bơm xuất hay nhập xăng dầu tại các cầu tàu mà công nhân
giám sát thiếu sự giám sát thường xuyên
Do xăng dầu bị rò rỉ hay tràn ra khỏi khoang chứa rồi tràn khỏi boong tàu trong
quá trình bơm xuất xăng dầu tại cầu cảng mà người giám sát đã không phát
hiện kịp thời.
 Nguyên nhân xảy ra tràn dầu cấp II:

-

-

Do sự thủng, vỡ tàu chở xăng dầu do va chạm mạnh giữa các tàu chở dầu với
thành cầu hay với các tàu khác, sự cố có thể xảy ra điều kiện thời tiết xấu, sóng
to gió lớn làm các tàu bị dao động mạnh hay bị đứt neo.
Hệ thống ống công nghệ dẫn xăng dầu bị vỡ, bị bung ống, bung van do đường
ống đã quá cũ, do sập cầu dẫn, thời tiết xấu. sóng to gió mạnh.
Xăng bị tràn ra khỏi tàu chở trong quá trình xuất mà do người giám sát không
theo dõi kiểm tra thường xuyên.
 Nguyên nhân xảy ra tràn dầu cấp III:

-


Do thủng hay vỡ tàu chở dầu do va chạm với các phương tiện khác hay vật cản
khi đang xuất nhập xăng dầu, sự cố này có thể xảy ra khi điều kiện thời tiết

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

-

xấu, mưa to, gió lớn, sóng dập mạnh làm các tàu thuyền dao động mạnh và óc
thể bị đứt neo và đâm vào nhau.
Do va chạm của tàu, xà lan chở dầu với cầu tàu.
Do đường ống công nghệ dẫn dầu bị vỡ, bị gãy hoặc do sập cầu dẫn.
Do sự cố cháy, nổ tày dẫn khi đang neo đội tại các cầu tàu.

Tràn dầu cấp độ III có thể xảy ra ngay lập tức hoặc có thể do xuất phát từ các sự
cố cấp thấp nhưng không phát hiện và ứng cứu kịp thời làm cho tình huống xảy ra ngày
càng nghiêm trọng hơn do điều kiện thời tiết xấu, do sự cháy nổ không kiểm soát được.
Bảng 1.3 Phân cấp tràn dầu ở Việt Nam:
Cấp độ Quyết định số Quy định của Quy định của Ghi chú
tràn dầu 129/2001/QĐTP.HCM
TKXDNB
TTg
I


Nhỏ hơn 100 tấn Nhỏ hơn 15 tấn Nhỏ hơn 15 Mức độ ô nhiễm trong
tấn
bán kính 1 km. Có thể
khống chế ngay lập
tức.

II

Từ 100 tấn đến Từ 15 tấn đến Từ 15 tấn dến Có thể khống chế
2000 tấn
300 tấn
300 tấn
ngay. Mức độ ô nhiễm
khống chế trong phạm
vi 1km

III

Trên 2000 tấn

Trên 300 tấn

Trên 300 tấn

Không thể khống chế
ngay. Gây ô nhiễm
nặng cho một vùng
rộng lớn.

Nguồn: Kế hoạch ứng phó SCTD TKXD Nhà Bè

 Diễn biến của dầu tràn:
Khi có sự cố tràn xảy ra, dầu nhanh chóng lan tỏa trên mặt nước. Các thành phần
của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước, cùng với các điều kiện về sóng,
gió, dòng chảy… Các quá trình này bao gồm: quá trình loang dầu cơ học ngay sau khi
dầu thoát ra khỏi nguồn; quá trình vận chuyển của dầu do tác động của gió, sóng và
dòng chảy; quá trình phân tán tự nhiên, quá trình phong hóa (kể cả các quá trình nhũ
tương hóa, bốc hơi, hòa tan, oxy hóa, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng mặt trời),

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

tạo hạt, chìm lắng và đọng lại tại đáy, quá trình tương tác dầu với bãi cát và bờ. Các kết
quả nghiên cứu về quá trình trên sẽ được mô tả chi tiết dưới đây.
 Quá trình loang dầu
Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là chất lỏng có độ hòa tan rất thấp trong nước, đặc
biệt là nước biển. Do đó, khi khối dầu rơi vào nước sẽ xảy ra hiện tượng chảy lan trên
bề mặt nước. Quá trình được chú ý đặc biệt nhằm ứng cứu SCTD hiệu quả. Trong điều
kiện tĩnh, 1 tấn dầu có thể lan phủ kín 12 km2 mặt nước, một giọt dầu (nửa gam) tạo ra
một mảng dầu 20m2 với độ dày 0,001mm, có khả năng làm bẩn 1 tấn nước.
 Quá trình bay hơi
Song song với quá trình lan tỏa, dầu sẽ bốc hơi tùy thuộc vào nhiệt độ sôi và áp
suất riêng phần của hydro và cacbon trong dầu mỏ cũng như các điều kiện bên ngoài
nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí. Các hydro và
cacbon có nhiệt độ sôi càng thấp thì tốc độ bay hơi càng cao. Ở điều kiện bình thường

thì các thành phần của dầu có nhiệt độ sôi thấp hơn 2000C sẽ bay hơi trong vòng 24 giờ.
 Quá trình hòa tan
Đây là quá trình xảy ra sự xáo trộn giữa nước và dầu. Các vệt dầu chịu tác động
của sóng, gió, dòng chảy tạo thành các hạt dầu có kích thước khác nhau, trong đó có các
hạt đủ nhỏ và đủ bền có thể trọng tương đối bền vào khối nước. Điều này làm diện tích
bề mặt hạt dầu tăng lên, kích thích sự lắng đọng dầu xuống đáy hoặc giúp cho khả năng
tiếp xúc của hạt dầu với các tác nhân oxy hóa, phân hủy dầu tăng, thúc đẩy quá trình
phân hủy dầu.
 Quá trình nhũ tương
Đây là quá trình tạo thành các hạt keo giữa dầu và nước hoặc nước và dầu. Keo
dầu nước: là hạt keo có vỏ là dầu, nhân là nước, là các hạt dầu ngậm nước làm tăng thể
tích khối dầu 3-4 lần. Các hạt khá bền, khó vỡ ra để tách lại nước. Loại keo đó có độ
nhớt rất lớn, khả năng bám dính cao, gây cản trở cho công tác thu gom khó làm sạch bờ
biển.
Keo nước dầu: hạt keo có vỏ là nước, nhân là dầu, được tạo ra do các hạt dầu có
độ nhớt cao dưới tác động lâu của sóng biển, nhất là các loại sóng vỡ. Loại keo này kém
bền vững hơn và dễ tách nước hơn. Nhũ tương hóa phụ thuộc vào tốc độ gió và loại
dầu. Gió cấp 3,4 sau 1-2 giờ tạo ra khá nhiều các hạt nhũ tương dầu nước. Dầu có độ
nhớt cao thì dễ tạo ra nhũ tương dầu nước. Nhũ tương hóa làm giảm tốc độ phân hủy và
phong hóa dầu. Nó cũng làm tăng khối lượng chất ô nhiễm và làm tăng số việc phải làm
để phòng chống ô nhiễm.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố


 Quá trình lắng kết
Hầu hết các thành phần của dầu thô là không hòa tan trong nước, do vậy chúng có
xu hướng dính kết với các hạt rắn lơ lửng trong nước, trở nên có khối lượng riêng lớn
hơn nước biển và chìm dần xuống đáy. Quá trình chìm dầu xảy ra khi dầu thô đã trải
qua quá trình phong hóa và tương tác với các chất lơ lửng tự nhiên trong biển hay bùn
đáy do sóng biển khuấy lên. Do tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ
thường nổi lên mặt nước mà không tự chìm xuống đáy. Các loại nhũ tương sau khi hấp
thụ các vật chất hoặc cơ thể sinh vật có thể trở nên nặng hơn nước rồi chìm dần. Cũng
có một số hạt lơ lửng hấp thụ tiếp các hạt phân tán rồi chìm dần lắng đọng xuống đáy.
Trong đó cũng xảy ra quá trình đóng vón tức là quá trình tích tụ nhiều hạt nhỏ thành
mảng lớn. Quá trình lắng đọng làm giảm hàm lượng dầu có trong nước, làm tăng DO
nhanh hơn. Nhưng nó sẽ làm hại hệ sinh thái đáy. Hơn nữa, sau lắng đọng, dầu vẫn có
thể nổi lên mặt nước do tác động của các yếu tố đáy, gây ra ô nhiễm lâu dài cho vùng
nước.
 Quá trình oxy hóa
Nói chung, các hydrocacbon trong dầu khá bền vững với oxy. Nhưng trong thực
tế, dầu mỏ tồn tại trong nước hoặc trong không khí vẫn bị oxy hóa một phần ánh sáng
mặt trời và quá trình xúc tác sinh học tạo thành các hydropeoxit rồi thành các sản phẩm
khác. Sản phẩm quá trình rất đa dạng như: axit andehit, ceton, peroxit, supeoxit…
 Quá trình phân hủy sinh học
Có nhiều chủng thủy sinh vật khác nhau có khả năng tiêu thụ một đoạn nào đó.
Mỗi loại vi sinh chỉ có khả năng phân hủy một nhóm hydrocacbon cụ thể nào đó. Tuy
nhiên, trong nước sông có rất nhiều chủng vi khuẩn. Do đó, rất ít loại hydrocacbon có
thể chống lại sự phân hủy này.
 Quá trình vận chuyển dầu do gió, sóng và dòng chảy
Khi dầu bị thoát ra, đầu tiên chúng được vận chuyển trên bề mặt. Quá trình vận
chuyển ban đầu chủ yếu gây ra do trọng lực. Sau đó, dầu được vận chuyển đi bởi gió và
dòng chảy. Sóng mặt có tác dụng làm gia tăng quá trình nhũ tương hóa của dầu.
 Quá trình phân tán tự nhiên

Khi dầu bị thoát ra, đầu tiên chúng được vận chuyển trên bề mặt. Quá trình vận
chuyển ban đầu chủ yếu gây ra do trọng lực. Sau đó, dầu được vận chuyển đi bởi gió và
dòng chảy. Sóng mặt có tác dụng làm gia tăng quá trình nhũ tương hóa của dầu.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

17


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố tràn dầu tại TKXD Nhà Bè và đề xuất biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố

 Quá trình phân tán tự nhiên
Quá trình va chạm liên kết hay vỡ ra của các giọt dầu có thể là không quan trọng
ở ngoài khơi đại dương, nhưng ảnh hưởng của nó rất quan trọng trong vùng gần bờ khi
tốc độ pha loãng và lôi cuốn dầu giảm một cách đáng kể. Do quá trình này, các giọt dầu
nhỏ có thể liên kết với nhau để tạo ra các giọt dầu lớn và nổi lên mặt biển.
 Tương tác dầu với bờ
Dầu khi bị trôi dạt vào bờ sẽ đọng lại trên bờ. Tùy theo tính chất của bờ là bùn,
cát, sỏi hay đá mà lượng dầu đọng lại bờ sẽ tồn tại một thời gian dài hay bị rửa trôi.
1.2.4. Tác hại của dầu tràn đối với môi trường:
SCTD làm ảnh hưởng đến môi trường đất, khí và đặc biệt nguy hại nghiêm trọng
môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra trên biển hay kênh rạch nơi có tàu
thuyền qua lại. Dầu tràn trong môi trường nước, nó không trộn lẫn được với nước và có
trọng lượng riêng nhẹ hơn nước. Do đó, dầu khi bị tràn tạo ra một vết dầu loang trôi trên
bề mặt nước. Khi tràn ra, dầu có thể ảnh hưởng đến môi trường bằng nhiều cách khác
nhau. Đầu tiên, về mặt tự nhiên dầu có thể làm ngạt sinh vật và chất nền và để chúng
tiếp xúc với các thành phần hóa học độc hại. Nó thường gây ra tử vong cho các sinh vật.
Trong các giai đoạn đầu của một SCTD, độc tính của dầu đối với các sinh vật biển liên

quan đến số lượng các hợp chất thơm có thể tan được trong nước (các benzene thế alkyl,
naphthalene) trong dầu. Các loại dầu nhẹ thường có tiềm năng độc nhiều hơn các dầu
nặng và nó phân tán rất nhanh, điều đó cũng có nghĩa là việc tiếp xúc với dầu xảy ra
nhanh chóng.
Ảnh hưởng của một SCTD lên động và thực vật phụ thuộc vào mùa, kích thước
và vị trí của vết dầu tràn. Nếu một SCTD xảy ra vào đỉnh điểm của mùa sinh sản, nó có
thể ảnh hưởng đến toàn bộ số lượng trứng và ấu trùng sinh ra, thêm vào đó là sự tử vong
của các con lớn trưởng thành. Phần còn lại của dầu có thể tích tụ vào các trầm tích và
mô của sinh vật sống trong các khu vực bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng của các chất cặn bã
dầu tích tụ trong các mô các loài có giá trị thương mại như trai, sò, loài giáp xác và cá
đã được biết từ lâu. Việc tích tụ dầu bên trong các mô sinh vật khiến chúng có mùi và
không thể tiêu thụ được tại thị trường.
Các hệ sinh thái và sự tổn thương do ô nhiễm dầu tràn:
 Các rặng san hô:
Sự ô nhiễm dầu có thể gây tử vong diện rộng của san hô và các động vật đáy
không xương sống khác như trai, sò, động vật da gai và các loài giáp xác. Cặn dầu và
các phần dầu nhẹ dễ tan trong nước hơn sẽ làm các loài cá và động vật không xương
sống bị nhiễm bẩn (có mùi), đặc biệt là các loài sống bằng cách ăn lọc (loài trai hai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Anh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn

18


×