Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích nhân vật tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.89 KB, 7 trang )

Phân tích nhân vật tràng trong tác phẩm Vợ
Nhặt của Kim Lân
DÀN Ý PHÂN TÍCH

2. Phân tích nhân vật Tràng.

Mở đầu tác phẩm Vợ nhặt là bức tranh ngày đói. Chỉ vài nét vẽ phác thảo, nhà văn
đã vẽ nên bức tranh ngày đói thật hãi hùng. Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm
chết chóc, tăm tối, ảm đạm. Ở đây thiếu vắng sự sống hoặc sự sống le lói như
ngọn đèn trước gió.Hai lần nhà văn so sánh người với ma.Bằng chứng là " Hai bên
dãy phố úp súp tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa". Người sống thì " lũ lượt
dắt díu, bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma" hoặc " dưới những gốc
đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ lặng lẽ như những bóng ma".
Người chết thì như ngả rạ, không một sáng nào đi làm đồng hoặc đi chợ người ta
lại không thấy ba bốn cái thây người nằm còng queo ở bên vệ đường. Mùi tử khí
nồng nặc. Tác giả còn tô đậm bức tranh hơn nữa bởi hình ảnh của bầy quạ đen chờ
chực để rỉa xác người chết. Cõi âm và cõi dương nhạt nhòa. Tất cả đang đứng bên
bờ vực của cái chết.
Trên cái nền chết chóc ấy, một buổi chiều người ta thấy Tràng về với một người
đàn bà nữa. Ai vậy ? Đó là vợ Tràng. Điều không thể tin lại phải tin trong tác
phẩm của Kim Lân. Vậy Tràng là ai ? Tràng lấy vợ như thế nào ?

a/ Lai lịch
- Xuất thân: dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân ngụ cư là
những người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân ngụ cư không có ruộng đất, chỉ đi
làm thuê làm mướn. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa
làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là "nhà" thì luôn
"vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại". Hơn nữa,
vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay
chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.
b/ Ngoại hình:


- Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Đầu trọc nhẵn, hai con mắt nhỏ tí, gà gà,
quai hàm bạnh ra, cái lưng to rộng như lưng gấu, đi thì cứ chúi đầu về phía trước
lại hay nói lầm bầm trong miệng, khi cười thì ngửa mặt lên cười hềnh hệch.

Nhận xét: Tràng là một nông dân nghèo khổ lại xấu xí. Nếu như trong thời bình,
Tràng thuộc típ người khó có khả năng lấy vợ. Nhưng điều đó lại xảy ra vào đúng
cái nạn đói khủng khiếp. Tràng lấy được vợ hay nói đúng hơn là "nhặt được vợ".
c/ Tình huống nhặt vợ của Tràng (diễn biến tâm lí)
+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Tràng cũng thừa biết, người như
hắn thì không thể có vợ. Khi đẩy xe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui "
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì". Tràng chỉ
muốn hò để xua đi mỏi mệt trong người. Anh cũng chẳng có ý chòng ghẹo ai cả.
Ai ngờ có người đàn bà đói xông xáo đến đẩy xe thật. Nhưng vì đùa vui nên Tràng
đã không giữ đúng thỏa thuận của câu hò. Nhưng Tràng cảm thấy hạnh phúc biết
bao khi gặp được cái "cười tít mắt của thị" bởi "từ xưa đến giờ có ai cười với hắn
một cách tình tứ như vậy đâu".
+ Hôm sau gặp lại: Khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh thì bất ngờ có
người đàn bà sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng sỉa với hắn " Điêu, người thế mà
điêu". Tràng không nhận ra người đàn bà ngày trước đẩy xe cho mình. Trước mặt
hắn là một người đàn bà thảm hại đã bị cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách.
Thị gầy sọp hẳn đi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác, quần áo rách như tổ
đỉa. Thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại. Tràng động lòng thương. Có ai
ngờ được rằng trong con người thô kệch ấy lại có một tấm lòng thương người cao
cả. Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn mà còn cho ăn rất nhiều "
bốn bát bánh đúc". Đó chính là lòng thương một con người đói khát hơn mình chứ
Tràng không hề có ý định lợi dụng hoặc chòng ghẹo.

Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào "Nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khuân đồ lên xe rồi về". Nói đùa thế thôi, ai ngờ thị về thật. Lúc đầuTràng phảng
phất lo sợ về cái đói và cái chết"mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến

cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Đó là nỗi sợ hãi
có thật nhất lại là thời đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và
khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi " Chậc kệ!" .
Chỉ một từ "kệ" thôi, Tràng như đã bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi,
mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của mình.
Bình luận: Tràng và người đàn bà kia như hai cành củi khô nhưng họ đã
chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa. Tội nghiệp thay, người này thì cần
hạnh phúc còn người kia thì lại cần chỗ dựa. Một người vì tình yêu, người kia
vì miếng ăn. Nói tóm lại là họ LIỀU, nhưng cái Liều kia của họ làm người ta
bật khóc. Bây giờ thì họ là người dũng cảm, dũng cảm bởi vì họ dám nắm tay
nhau để bước qua ranh giới của sự sống và cái chết. Họ làm ta khâm phục và
kính trọng, phải chăng hai con người khốn khổ ấy là niềm tin của Kim Lân về
một giống nòi sẽ tiếp nối sẽ sinh sôi khi mà cả dân tộc đang đứng trước sự
diệt vong của nạn đói ?
+ Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: hắn đưa
thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra
hàng cơm đánh một bữa no nê Anh còn mua 2 hào dầu để thắp sáng. Đó có vẻ
như là sự cố gắng quá mức của Tràng nhưng cũng rất dễ hiểu vì Tr sắp được làm
chồng.

+ Trên đường về: (khác với anh Tràng hôm qua buồn bã, cúi mặt lo âu nghĩ ngợi).
Hôm nay Tràng có niềm vui lạ, một niềm hạnh phúc tràn ngập khiến mặt Tràng cứ
"phớn phở khác thường". Thỉnh thoảng lại còn cười nụ một mình. Lúc thì hắn đi
sát người đàn bà, lúc lại lùi ra sau một tí, hai tay cứ xoa vào vai nọ vai kia, lại
muốn nói đùa một câu, lại cứ thấy ngường ngượng. Kim Lân đã làm người đọc
thấy được sự thay đổi về tâm lí của Tràng. Tràng thật sự đã khác với Tràng hôm
qua. Trong lòng Tràng tràn ngập niềm vui sướng miên man khiến "Trong một lúc
Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái
đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng
hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới

mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man
khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ dọc sống lưng" . Thế là rõ rồi:
Hạnh phúc đang làm anh thay đổi.

+ Khi về đến nhà, lúc đầu Tràng thấy " ngượng nghịu" rồi cứ thế " đứng tây ngây
ra giữa nhà, chợt hắn thấy sờ sợ". Nhưng đó chỉ là cảm giác thoáng qua thôi.
Hạnh phúc lớn lao quá khiến Tràng lại lấy lại được thăng bằng nhanh chóng. Lúc
sau Tràng tủm tỉm cười một mình với ý nghĩ có phần ngạc nhiên sửng sốt, không
dám tin đó là sự thật: "hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ
rồi đấy ư ?". Đó là sự ngạc nhiên trong sung sướng.

+ Lúc chờ đợi Mẹ về:Tràng nóng ruột, đi đi lại lại. Chưa bao giờ người ta thấy
hắn nôn nóng như thế. Khi mẹ về, hắn mừng rỡ, rối rít như trẻ con vì dù sao Tràng
vẫn còn có mẹ - đó là đấng tối cao của Tràng vì chỉ có mẹ mới quyết định được
hạnh phúc của hắn. Tràng nóng lòng thưa chuyện với mẹ. Bắt mẹ ngồi lên giường
để thưa chuyện. Khi được đồng ý, Tràng thở đánh phào một cái nhẹ cả người. Thế
là Tràng đã có gia đình, có vợ, không tốn tiền cưới hỏi, Tràng lấy được vợ thật
hiển hách.
+ Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm, biết suy nghĩ
chín chắn. Nhà văn đã mang đến cho người đọc hơi thở mới của Tràng vào sau cái
đêm tân hôn. Tràng thức dậy, đầu tiên đó là một cảm giác dễ chịu "Trong người
êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra". Đó là tâm trạng hạnh phúc.
Tràng cảm động khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa nhất là khi nghe tiếng chổi
tre quét từng nhát sàn sạt trên sân. Một nỗi lòng yêu thương, một nguồn vui sướng,
phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu
gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng".

+Từ một anh phu xe cục mịch, sống vô tư, chỉ biết việc trước mắt, Tràng đã
là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời.

Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt
ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ của anh lại
vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp để cướp
kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận,
tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới ( giá trị nhân
đạo, tác giả mở ra con đường sống cho những con người đang đứng bên bờ vực
của cái chết đó là chỉ có đi theo cách mạng mới giải phóng được cho họ)
Kết luận: Qua sự biến đổi tâm trạng thấy được vẻ đẹp tâm hồn tính cách nhân vật
đó là tình thương niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương
lai và thấy được tình cảm nhân đạo cuả nhà văn dành cho người lao động
nghèo khổ.

×