Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

đại cương phương thuốc, trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.03 KB, 16 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG THUỐC
1. Định nghĩa- phân loại
+ Định nghĩa:( bài thuốc, đơn thuốc, công thức
thuốc, toa thuốc)
- Là sự phối hợp các vị thuốc với nhau theo một
nguyên tắc nhất định
- Các vị thuốc phối hợp đã được bào chế theo
phương pháp cổ truyền nhất định
- Để chữa một bệnh, hội chứng bênh, triệu chứng
bệnh, bồi bổ cơ thể hoặc có lợi cho sức khỏe
+ Phân loại: có nhiều cách phân loại
- Theo số lượng vị thuốc: Đơn phương (một vị
thuốc); phức phương gồm 2 vị thuốc trở lên
- Theo thời gian: Cổ phương, nghiệm phương, tân
phương và gia truyền
- Theo bát pháp: Phương thuốc phát hãn, phương
thuốc thanh v v
- Theo tác dụng của đông y: Phương thuốc giải
biểu, thuốc thanh nhiêt, trừ hàn v v; thuốc bổ,
thuốc tả
2- Cấu trúc bài thuốc
Có 4 thành phần chính:
a- Quân:
- Là vị thuốc chính còn gọi là chủ dược để chữa
nguyên nhân chính, hội chứng chính, triệu chứng
chinh, bệnh chính của một bệnh.
- Thường gồm 1,2 vị cũng có thể nhiều hơn
- Thường là vị thuốc có tác dụng mạnh trong
phương, có liều lượng lớn, hoặc mang tên đầu của
phương thuốc.
b- Thần:


- Làm tăng tác dụng chữa bệnh cho vị thuốc chính,
hoặc tham gia chữa các triệu chứng phụ của bệnh,
cũng có thể hạn chế tác tác dụng phụ của vị thuốc
chính hoặc của phương thuốc
- Thần thường cùng nhóm thuốc với vị quân, có
công năng tương tự vị quân, song có mức độ tác
dụng có thể kém hơn.
- Có khi khác nhóm thuốc với vị Quân, song có
một tác dụng cùng với tác dụng của vị quân.
- Thần có thể phân ra thành nhiều nhóm, mỗi
nhóm ngoài việc hỗ trợ vị quân, còn tham gia
điều trị các triệu chứng phụ hoặc nguyên nhân
phụ của bệnh.
c- Tá:
- Chữa các triệu chứng phụ của bệnh
- Hạn chế tác dụng mãnh liệt hay độc tính hoặc
làm tăng tác dụng cho vị thuốc chính.
- Có thể có nhiều nhóm tá khác nhau, mỗi nhóm
giải quyết một triệu chứng phụ.
d- Sứ:
+ Dẫn thuốc đến tạng phủ cần điều trị
+ Tham gia điều hòa tính năng của phương thuốc
khi phương thuốc có tính năng quá mạnh.
+ Hỗ trợ điều triệu chứng phụ của bệnh.
3- Cách xây dựng phương thuốc (cách kê đơn)
3.1- Mục đích của kê đơn thuốc:
- Làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng bất lợi
của phương thuốc, phù hợp với tình trạng của
bênh tật
- Cụ thể là phải điều hòa tính chất của các vị thuốc

và ức chế tác dụng phụ (TD bất lợi), làm giảm
độc tính của các vị thuốc khác nhau trong đơn
thuốc
3.2- Cơ sở để xây dựng đơn thuốc
- Căn cứ vào kết quả chẩn đoán chính xác (tình
trạng cụ thể của bệnh tật, phân biệt bệnh năng
nhẹ, hoãn cấp, bệnh chính phụ) và phương
pháp điều trị
- Căn cứ vào tính năng (có thể cả thành phần
hóa học, tác dụng dược lí dược lâm sàng ) của
các vị thuốc
- Dựa vào nguyến tắc phối ngũ, cấu tạo đơn thuốc
( Lí, pháp, phương, dược)
3.3- Các cách xây dựng phương thuốc
3.3.1- Theo biện chứng luận trị: có hai cách
a- Theo cổ phương gia giảm:
+ Là dựa vào phương thuốc cổ phương để gia
giảm cho thích hợp với bệnh cảnh
+ Phương thuốc cổ phương:
Là những phương thuốc người xưa truyền lại:
- Phải có tác dụng điều trị hiệu quả, được ghi trong
các y văn cổ.
- Hoặc ngày nay được ghi lại của các cơ quan
chuyên sâu về y dược học cổ truyền, các nhà có
chuyên môn sâu về YDHCT hoặc dược điển
- Phân biệt với bài thuốc của dân tộc (DHDT)
+ Tại sao lại phải gia giảm:
- Bệnh cảnh lâm sàng thường rất phức tạp
- Mỗi người có một cơ địa, thể trạng khác nhau,
biểu hiện bệnh cũng khác nhau

- Vì vậy cần phải gia giảm cho phù hợp với từng
người bệnh, trong từng bệnh cụ thể
+ Các cách gia giảm đơn thuốc:
- Điều chỉnh vị thuốc: thêm vị, bớt vị, cả thêm và
bớt; thay thế vị thuốc, thay đổi phối ngũ
- Điều chỉnh liều lượng: thêm liều, bớt liều, cả thêm
và bớt liều
-
Điều chỉnh dạng dùng: Sắc, cao, đơn, hoàn, tán
b- Đối pháp lập phương
+ Là dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để
kê đơn.
+ Cụ thê:
- Phải biết đó là bệnh gi ? (thông qua tứ chuẩn, bát
cương)
- Phương pháp chữa bệnh đó là gì ? (thông qua
bát pháp)
- Phải dựa vào công năng chủ trị, tác dụng dược lí
và thành phần hóa học của vị thuốc
- Phải tuân theo nguyên tắc tương hợp, tương phản
- Tuân theo Nguyên tắc kê đơn (quân, thần, tá, sứ)
3.3.2-Kê đơn theo kinh nghiệm gia truyền
+ Dựa vào các bài thuốc kinh nghiệm hoặc gia
truyền để kê đơn
+ Bài thuốc kinh nghiệm, gia truyền:
-
Là BT được ứng dung điều trị một bệnh nào đó
có hiệu quả qua nhiều thế hệ, nổi tiếng ở một
vùng, một địa phương nhất định
- BTkinh nghiệm là qua kinh nghiệm dùng thực tế

chữa bệnh thấy có hiệu quả, dùng cho nhiều
người khỏi mà đúc kết thành; ví dụ bồ công anh
chữa tắc tia sữa viêm tuyến vú…v
3.3.3- Các cách phối hợp vị thuốc trong đơn
thuốc:
- Phối hợp làm tăng tác dụng của vị thuốc chính
( Ma hoàng thang, quế chi; ngân kiều tán, kim
ngân – liên kiều), can khương với phụ tử
- Làm hạn chế tác dung qua mạnh của vị thuốc
chính ( Bài tả kim hoàn,; Ma hạnh thạch cam
thang quế chi thang; An thái hoàn
- Phối hợp cách chữa bệnh: Công hạ - hành khí,
giáng khí (Bài đại thừa khí thang); Công-bổ kiêm
trị (hoàng long thang; PH sâm quy- đại hoàng)
- Giảm chất độc của vị thuốc chính ( Dùng sinh
khương với bán hạ)
-
Làm dịu tác dụng mạnh của vị thuốc chính ( Đại
táo -đình lịch tử) hắc phụ với sinh địa
-
Làm thay đổi tác dụng: (thay đổi phối ngũ)
( hoàng liên-ngô thù chữa đau dạ dày; hoàng liên –
mộc hương (chữa lị đau bụng mót rặn; Hoàng kì-
thăng ma sài hồ; hoặc Kì-đương quy bổ huyết
4-Phân tich phương thuốc
4.1. Mục tiêu
- Để xác định công năng, chủ trị của phương
thuốc.
- Xác định kiêng kị, tương tác giữa các vị thuốc,
tác dụng bất lợi nếu có

- Hướng dẫn cách dùng
4.2. Các bước tiến hành
a- Đọc kỹ phương thuốc.
b- Nêu được tính vị quy kinh, công năng chủ trị
chính của mỗi vị thuốc.
c-Sắp xếp các vị thuốc trong phương theo các
nhóm thuốc theo phân loại của thuốc cổ truyền
d- Xác định các thành phần Quân, Thần Tá, Sứ
trong phương thuốc
e- Xác định công năng của phương thuốc
- Là tổng hợp các công năng của từng thành phần
trong đơn; nhưng không phải là cộng các công
năng của từng thành phần.
f- Chủ trị của phương thuốc
-
Không nêu chung chung; mà phải nêu chữa
chứng, bệnh cụ thể
g-Kiêng kị, tương tác thuốc, tác dụng bất lợi
+ Kiêng thức ăn uống:
- Không dùng thức ăn đồ uống có tính chống lại
tính của thuốc ( cùng tính của bệnh)
- Có thể khuyên ăn thức ăn làm tăng tác dụng của
thuốc (cháo hành giải biểu)
- Dựa vào thể trạng người bệnh để khuyên ăn thức
ăn thích hợp
+ Kị : ( chống chỉ định) :
- Dựa vào tính năng của phương thuốc
- Dựa vào đối tượng sử dụng thuốc như: phụ nữ có
thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 15 tuổi,
người già và người mới ốm dậy mà chống chỉ

định cho thích hợp
- Công năng, tác dụng dược lí, thành phần hóa học
của từng vị thuốc, nhóm thuốc để xác định chống
chỉ định
+ Tương tác, tác dụng bất lợi :
- Không dùng chung với thuốc có tác dụng ngược
lại với thuốc điều trị
- Dựa vào công năng, tác dụng dược lí, thành phần
hóa học của từng vị thuốc, nhóm thuốc để dự báo
thận trọng, tác dụng bất lợi (công thuốc)
h-Cách dùng :
- Cách sắc: thời gian săc, số lần sắc, sắc trước, sắc
sau, lọc
- Cách uống: thời gian uống trưa, tối, lúc đói, lúc no,
số lần uống trong ngày

×