Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bệnh án xơ gan YHCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.64 KB, 11 trang )

SINH VIÊN: MAI PHƯƠNG THÙY
MÃ SV: 15530100281
TỔ 11 – Y5C - K11

BỆNH ÁN NỘI KHOA
Y HỌC CỔ TRUYỀN
A. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên: Nguyễn Văn An
2. Tuổi 47
Giới: nam
3. Nghề nghiệp: cơng nhân
4. Địa chỉ: Hồng Mai, Hồng Liệt, Hà Nội
5. Khi cần báo tin: Vợ Hoàng Thị Mai - SĐT 0839541367
6. Ngày giờ vào viện: 8h30p ngày 10 tháng 4
7. Ngày làm bệnh án: 18 tháng 4
B. LÝ DO VÀO VIỆN: Mệt mỏi, da niêm mạc vàng
C. Y HỌC HIỆN ĐẠI
I.
BỆNH SỬ
Cách vào viện 2 tuần bệnh nhân có cảm giác chán ăn, ăn không ngon,
sợ mỡ, ăn vào thấy đầy bụng, chậm tiêu, người mệt mỏi, đại tiện phân
nát, nước tiểu sẫm, không sốt không nôn máu, không sút cân, khơng
ngứa, đại tiện bình thường. Bệnh nhân dùng thuốc điều trị tại nhà
( không rõ thuốc ) bệnh có thuyên giảm và sau đó bệnh nhân bỏ thuốc.
Cách vào viện 1 tuần bệnh nhân lại xuất hiện các triệu chứng trên và
có kèm theo đau tức hạ sườn phải, da niêm mạc vàng ( soi gương thấy
mắt vàng, da màu vàng sạm ) , tiểu tiện màu vàng sậm hơn bình
thường, khơng sốt, người mệt nhiều . Bệnh nhân khơng điều trị gì vào
viện trong tình trạng người mệt mỏi, ăn uống kém, da niêm mạc vàng,
nước tiểu sẫm màu, khơng nơn khơng sốt, đại tiệm bình thường, huyết
động ổn


II.
TIỀN SỬ
1. Bản thân:
1


- Tiêm phòng : theo lời bệnh nhân kể lại đã tiêm phòng đầy đủ các mũi
Vacxin phòng viêm gan B từ nhỏ
- Bệnh mới mắc lần đầu
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm khác
- Khơng có tiền sử dị ứng với thuốc và thức ăn nào cả
- Có uống rượu 200ml/1 ngày uống liên tục 6 năm nay
- Nội khoa chưa phát hiện bất thường
- Ngoại khoa chưa phát hiện bất thường
2. Gia đình:
- Bố mẹ anh chị em trong gia đình khơng có ai mắc bệnh về gan
- Vợ và 2 con khơng có ai mắc bệnh về gan
- Nội khoa chưa phát hiện bất thường
- Ngoại khoa chưa phát hiện bất thường
3. Dịch tễ: Khơng có bệnh truyền nhiễm nơi bệnh nhân ở
4. Tinh thần vật chất: Tinh thần tốt. Điều kiện kinh tế vật chất đầy đủ
III.
KHÁM BỆNH
1. Toàn thân:
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Da vàng sạm, củng mạc mắt ánh vàng
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không to, hạch ngoại vi khơng sưng đau
- Lơng tóc móng khơng khơ gãy
- Thể trạng trung bình: BMI 19,1

- Dấu hiệu sinh tồn:
+ Mạch 82 l/p
+ Nhiệt độ 37
+ Huyết áp 120 / 80 mmHg
+ Nhịp thở 19 l/p
+ Chiều cao 165cm
+ Cân nặng 52 kg
2. Khám cơ quan:
2.1.Tiêu hóa:
- Rốn phẳng bụng cân đối di động theo nhịp thở, không sao mạch, khơng
có tuần hồn bàng hệ, khơng sẹo mổ cũ
- Bụng mềm không chướng
- Đau vùng hạ sườn phải, ấn vào đau tức hơn
- Gan to dưới bờ sườn phải 3cm, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, bờ sắc
- Lách khơng sờ thấy
- Khơng có phản hồi gan tĩnh mạch cửa
- Khơng có cổ trướng
2.2.Tuần hồn:
2


- Lồng ngực cân đối, không sẹo mổ cũ, không sao mạch
- Mỏm tim đập ở khoang liên sườn V đường giữa đòn trái
- Nhịp tim đều tần số 82 l/p
- Tiếng tim T1, T2 rõ, khơng có tiếng tim bất thường
2.3.Hô hấp:
- Lồng ngực cân đối, đối xứng 2 bên, không co kéo cơ hô hấp phụ , không
thở bằng miệng
- Khơng có cánh mũi phập phồng, khơng sẹo mổ cũ
- Lồng ngực di động theo nhịp thở, tần số 19l/p

- Rung thanh đều ở 2 bên trường phổi, khơng có điểm đau trên thành ngực
- Gõ phổi trong đều ở cả 2 phế trường
- Phổi khơng rales, rì rào phế nang êm dịu 2 bên phế trường
2.4.Thận - tiết niệu
- Hố thận 2 bên cân đối không căng gồ
- Nước tiểu màu vàng sẫm, mùi khai, lượng khoảng 1200ml/ngày
- Khơng có dấu hiệu chạm thận
- Khơng có dấu hiệu bập bềnh thận
- Khơng có cầu bàng quang
- Điểm đau niệu quản trên, giữa 2 bên ấn không đau
- Rung thận bệnh nhân không đau
2.5.Các cơ quan khác: Sơ bộ chưa phát hiện bất thường
IV.
TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam 47 tuổi vào viện vì mệt mỏi, da niêm mạc vàng. Bệnh
diễn biến 2 tuần nay qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện các triệu
-

-

chứng và hội chứng sau:
Hội chứng suy chức năng gan:
+ Mệt mỏi da vàng sạm, củng mạc mắt vàng, nước tiểu vàng sậm
+ Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, sợ mỡ, bụng khó tiêu phân nát
Hội chướng hủy hoại tế bào gan:
+ Rối loạn chức năng gan tạo mật: vàng da, rối loạn tiêu hóa
+ Mệt mỏi, ỉa khơng thành khn, phân nát
+ Rối loạn chức năng chuyển hóa: sợ mỡ, mệt mỏi, ăn kém
Hội chứng cơ năng: mệt mỏi chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải
Gan to dưới bờ sườn phải 3cm đường giữa đòn phải, bờ sắc, mật độ chắc,


ấn tức, mặt nhẵn
- Khơng có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Khơng có hội chứng nhiễm trùng, khơng có hội chướng thiếu máu
- Tiền sử có uống rượu 200ml/ 1 ngày uống liên tục trong 6 năm nay
→ CHẨN ĐỐN SƠ BỘ: Theo dõi xơ gan giai đoạn cịn bù do rượu chưa
có biến chứng
3


V.
1.

CẬN LÂM SÀNG
Các kết quả đã có
- Cơng thức máu
+ Hồng cầu 4,39T/l
+ Hb 9,55g/ dl
+ HCT 26,6 l/l
+ Tiểu cầu 80
+ %Neu 48,4 %
- Điện giải đồ
+ Na: 120
+ K: 4.1
+ Ca: 2.4
- Sinh hóa máu:
+ Billirubin tồn phần: 130
+ Bilirubin TT: 13,6
+ Albumin: 36
+ Protein: 60,6 ( giảm nhẹ )

+ Glucose: 5,2
+ % prothrombin: 56,5
+ AST: 56
+ ALT: 42
+ GGT: 178
- Siêu âm: Nhu mô gan thô bề mặt nhấp nhô, gan to 3cm dưới bờ sườn.
Đường mật trong gan khơng giãn. Túi mật kích thước bình thường

thành dày. Lách khơng to. Khơng có dịch tự do trong ổ bụng
2. Yêu cầu:
- Sinh thiết gan
- Làm firoscan, fibrotest đáng giá tình trạng xơ hóa
- Nội soi dạ dày thực quản xem có giãn tĩnh mạch khơng
- Xét nghiệm huyết thanh HbsAg, HbeAg
VI. CHẨN ĐỐN
1. Chẩn đốn phân biệt:
a. Viêm gan B mạn tính:
- Giống: bệnh nhân mệt mỏi, sợ mỡ, ăn uống kém
- Khác: test HbsAg (+), HbeAg (+)
- Thời gian bệnh > 6 tháng
b. Xơ gan giai đoạn mất bù:
- Giống: mệt mỏi, chán ăn, vàng da’
- Khác: Có 2 hội chứng:
+ Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: gan to, tuần hoàn bàng
hệ cửa chủ, giãn tĩnh mạch, cổ trướng
4


+


Hội chứng suy tế bào gan: sao mạch, lòng bàn tay son, ngón

tay dùi trống, rối loạn đơng máu, xuất huyết
c. Ung thư gan:
- Giống: mệt mỏi, vàng da, củng mạc mắt vàng, sợ mỡ, ăn kém, khó
tiêu, đau hạ sườn phải
- Khác: sinh thiết gan tìm thấy tế bào ung thư gan trong mẫu mơ
2. Chẩn đốn xác định
Xơ gan giai đoạn còn bù Child A do rượu chưa có biến chứng
VII. ĐIỀU TRỊ
1. Hướng điều trị
- Bảo vệ tế bào gan
- Bù dịch nâng cao thể trạng
- Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng
- Nghỉ ngơi bổ sung nhiều hoa quả tươi, đạm, glucid, vitamin
- Cải thiện chuyển hóa tế bào bằng vitamin nhóm B, C, acid folic
VIII. TIÊN LƯỢNG
1. Tiên lượng gần: khá, tuân thủ điều trị và chế độ ăn uống sinh hoạt, bỏ
rượu
2. Tiên lượng xa: tái phát nếu bệnh nhân sử dụng lại rượu
IX.
PHÒNG BỆNH
- Tránh tái phát sau điều trị thì bệnh nhân nên bỏ rượu, ăn uống khoa
học, đủ chế độ dinh dưỡng
- Hạn chế ăn nhiều thịt mỡ, bỏ rượu
- Dự phòng các biến chứng của xơ gan: xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ
tĩnh mạch thực quản
- Nếu có biến chứng cần xử lý ngay: chảy máu thì cầm máu và truyền
máu tươi hoặc plasma
- Khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

D. Y HỌC CỔ TRUYỀN
I. VỌNG CHẨN
1. Hình thái:
Tướng đi thẳng, bước đi vững chắc, người không gày khơng béo, thể
2.

3.

trạng trung bình
Thần:
Mắt sáng, tỉnh táo, hoạt động có ý thức, người mệt mỏi, nói rõ ràng là dấu
hiệu chính khí chưa suy, bệnh có khả năng chữa khỏi
Sắc:

5


Sắc mặt tươi nhuận, mặt có sắc vàng da sạm, sắc vàng là sắc của tỳ, tỳ hư
kém. Tỳ ứ khơng kiện được thủy thấp, thủy thấp đình trệ lại, khí huyết
4.
a.

b.

giảm sút, da khơng ni dưỡng được nên có sắc vàng
Ngũ quan:
Mũi:
không chảy nước mũi, cánh mũi không phập phồng, mũi khơng có trạng
thái hư yếu hoặc bất thường của phế vì phế khai khiếu ra mũi
Mơi:

- Mơi nhợt, hơi thâm, không chảy máu cam
- Tỳ khai khiếu ra mơi miệng, do đó mơi thâm là dấu hiệu của tỳ suy,
miệng khơng chảy máu thì can tỳ khơng có dấu hiệu của tỳ vượng

c.

d.

Tai:
- Không chảy mủ chảy dịch
- Tai do thận tinh nuôi dưỡng, thận không hư suy nên tai khơng ù ,
khơng điếc, khơng có bất thường
Mắt:
- Củng mạc mắt vàng
- Can chủ tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt
- Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng
chủ yếu là do tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt, cam

5.

uất khí trệ thì mắt vàng
Lưỡi:
- Lưỡi thon gọn, cử động linh hoạt
- Chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, giữa lưỡi hơi xám, 2 bên
lưỡi có vết hằn răng: bệnh thuộc nhiệt chứng, lý chứng, tà khí tích trệ

6.
a.

bên trong, có dấu hiệu của tỳ hư và can uất

Chất thải:
Đàm:
- Khơng có đàm
- Đàm là do tân dịch ngưng tụ mà thành, làm cơ năng của 3 tạng tỳ,
phế, thận, ảnh hưởng dẫn đến khơng có đàm thì tân dịch khơng bị
ngưng tụ thành thấp, cơng năng vận hóa của phế, thận không suy

b.

giảm
Phân:
- Phân màu nâu sẫm không lẫn máu, phân nát không thành khuôn kết
hợp ăn uống kém, miệng đắng là bệnh của tạng tỳ
6


- Tỳ chủ vận hóa đồ ăn, thủy thấp khai khiếu ra miệng vinh nhuận ra
c.
7.

môi, bệnh trên là dấu hiệu của tỳ hư
Nước tiểu: Nước tiểu màu vàng sậm, mùi khai là biểu hiện của nhiệt
chứng
Mô tả vọng chẩn:
Người thể trạng trung bình, khơng gầy, khơng béo, tướng đi thẳng, còn
thần, thần tỉnh táo, người mệt mỏi. sắc mặt tươi nhuận có sắc vàng da
sạm. mũi khơng chảy nước, môi nhợt hơi thâm, tai không chảy mủ chảy
dịch, củng mạc mắt vàng. Lưỡi thon gọn, cử động linh hoạt chất hồng
nhuận, phân màu nâu sẫm không lẫn máu không thành khn, nước tiểu


II.
1.

2.
3.
4.

5.

vàng sậm mùi khai
VĂN CHẨN
Nghe tiếng nói, hơi thở của người bệnh:
- Tiếng nói to, vang, có lúc hụt hơi: là dấu hiệu của hư trung hiệp thực
- Hơi thở nhanh, mạnh: là dấu hiệu của thực chứng
Tiếng ho: Khơng có ho, khơng hắt hơi, sổ mũi: khơng có bệnh ở phế
Tiếng nấc: Có lúc có nấc và nấc liên tục tiếng to là bệnh thuộc thực nhiệt
Ngửi mùi:
- Phân: hôi, nát không thành khuôn (do tỳ hư)
- Nước tiểu khai, màu vàng sậm (do thấp nhiệt)
- Khơng có đờm, khơng có mùi mồ hơi
Mơ tả văn chẩn:
Tiếng nói to, vang, đơi lúc hụt hơi, hơi thở nhanh, mạnh, khơng có ho
khơng hắt hơi sổ mũi. Có lúc có nấc và nấc liên tục, tiếng nấc to. Phân
hôi nát không thành khuôn, nước tiểu khai, màu vàng sậm. Hơi thở có

III.

mùi chua, khơng có đờm, khơng có mùi mồ hôi
VẤN CHẨN
Cách vào viện 2 tuần bệnh nhân có cảm giác chán ăn, ăn khơng ngon,

sợ mỡ, ăn vào thấy đầy bụng, chậm tiêu, người mệt mỏi, đại tiện phân
nát, nước tiểu sẫm, không sốt không nôn máu, khơng sút cân, khơng
ngứa, đại tiện bình thường. Bệnh nhân dùng thuốc điều trị tại nhà
( không rõ thuốc ) bệnh có thuyên giảm và sau đó bệnh nhân bỏ thuốc.
Cách vào viện 1 tuần bệnh nhân lại xuất hiện các triệu chứng trên và
có kèm theo đau tức hạ sườn phải, da niêm mạc vàng ( soi gương thấy
mắt vàng, da màu vàng sạm ) , tiểu tiện màu vàng sậm hơn bình
7


thường, không sốt, người mệt nhiều . Bệnh nhân không điều trị gì vào
viện trong tình trạng người mệt mỏi, ăn uống kém, da niêm mạc vàng,
nước tiểu sẫm màu, khơng nơn khơng sốt, đại tiệm bình thường, huyết
động ổn
1. Hàn nhiệt:
- Khơng sợ lạnh cũng khơng sợ nóng , không bị sốt
- Khi ngủ không đổ mồ hôi trộm, khi lao động nhiều thì mới đổ mồ hơi
2. Đau :
- Bệnh mới , ngực sườn đau, đầy tức,ấn vào đau tăng liên hệ đến tạng can .
do can khí uất kết, bệnh thuộc thực chứng : đau cự án
- Vùng thượng vị khó chịu ăn khó tiêu , có lúc bị nấc liên hệ đến bệnh tạng
tỳ, tỳ khí hư
3. Ăn uống:
- Miệng khát, thích uống nước là thực nhiệt
- Bệnh mới , không muốn ăn, miệng đắng là do tích trệ, tỳ vị suy kém
miệng đắng thuộc nhiệt do hỏa của vị đốt bên trong
4. Ngủ:
- Bệnh nhân khơng mất ngủ , khơng trằn trọc , có hay ngủ mê là do tâm
huyết không đủ
5. Đại tiểu tiện:

- Đại tiện phân nát, không thành khuôn, là thuộc tỳ hư
- Nước tiểu lượng vừa, tiểu màu vàng sậm là do thực nhiệt
6. Mô tả vấn chẩn
Bệnh nhân không sợ nóng khơng sợ lạnh, khơng bị sốt. Khi ngủ khơng đổ
mồ hôi trộm, bệnh mới mắc ngược sườn đau, đầy tức ấn vào đau tăng.
Vùng thượng vị khó chịu, ăn khó tiêu, miệng đắng. Bệnh nhân khơng mất
ngủ, khơng ngủ trằn trọc, có ngủ hay mê. Đại tiện phân nát, nước tiểu
màu vàng sậm
IV.
THIẾT CHẨN:
1. Xúc chẩn:
a. Xem da thịt:
- Hàn nhiệt:
+ Sờ vào ấm, càng lâu càng nóng là chứng thực, biểu nhiệt
+ Lòng bàn tay ấm là thuộc nhiệt chứng
- Da khô không phù: da thuộc phế ( phế chủ bì mao) lỗ chân lơng kín nên ít
bị ngoại cảm
- Mô, cơ nhục: tỳ chủ cơ nhục
8


- Da thịt dầy là do chứng thấp ( tỳ vị tích nhiệt thấp nhiệt )
- Gân cơ do can đởm phụ trách, gân cơ không khỏe đau nhức âm ỉ là bệnh
thuộc tạng can do can chủ cân
- Xương khơng đau nhức thì chức năng tạng thận khơng có rối loạn
- Ấn vào vùng hạ sườn phải đau tăng là chứng đau cự án, bệnh thuộc thực
chứng
b. Sờ tay chân: Lòng bàn tay bàn chân ấm thuộc nhiệt chứng
2. Phúc chẩn:
- Đau cự án: ấn vào vùng hạ sườn phải đau tăng, khơng thích xoa bóp,

3.

4.

thuộc thực chứng
Gan to dưới bờ sườn 3cm, mật độ chắc, mặt nhẵn, bờ sắc
Mạch chẩn: Mạch huyền tế: là mạch tượng tạng can
Vị trí: ấn theo bộ thốn quan xích từ nơng đến sâu
Tốc độ: chậm
Nhịp: đều căng như dây đàn
Mô tả thiết chẩn:
Bệnh nhân da ấm, khơng khơ, lịng bàn tay bàn chân ấm. da thịt dầy, hay
mỏi gân cơ, không đau nhức xương, đau cự án, ấn vùng hạ sườn phải đau

V.

tăng , mạch huyền tế
TÓM TẮT TỨ CHẨN:
Bệnh nhân nam 47 tuổi vào viện vì mệt mỏi, da niêm mạc vàng, bệnh
diễn biến 2 tuần nay. Qua tứ chẩn thấy các chứng trạng và chứng hậu

sau:
- Lý chứng: do ảnh hưởng chức năng tạng can, tỳ
+ Tỳ hư: miệng đắng không muốn ăn, ăn kém ỉa phân nát không
thành khuôn, da thịt dầy do chứng thấp (tỳ vị tích nhiệt), bị nấc cụt
( do tỳ khí hư gây khí nghịch ). Giữa lưỡi hơi xám, môi hơi tâm,
+

sắc mặt vàng da sạm là biểu hiện cuả tỳ suy
Can uất: củng mạc mắt vàng, bên lưỡi có vết hằn răng. Ngực sườn

đau, đầy chướng, ấn vùng hạ sườn phải đau tăng, gân cơ đau nhưc

là bệnh tạng can do can uất khí trệ, nên có mạch huyền tế
- Nhiệt chứng: chất lưỡi hồng nhạt, nước tiểu vàng sậm mùi khai. Bệnh
nhân có nấc có lúc nấc liên tục tiếng to (thực nhiệt) miệng khát thích
uống nước. da ấm, lịng bàn tay bàn chân ấm la bệnh thuộc nhiệtư

9


- Hư trung hiêp thực: chứng tực thêm chứng hư, bệnh nhân đầy bụng khó
tiêu ỉa phân nát, đau cự án ( chứng thực ), lại có người mệt mỏi, ăn kém,
IV.

mạch huyền tế ( chứng hư)
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
- Tình chí uất kết làm can uất khí trệ, ăn uống không điều độ ( uống
nhiều rượu ) làm ảnh hưởng chức năng tặng can tỳ. Can thích điều đạt
chủ về sơ tiết, can không sơ tiết được dẫn đến can khí uất trệ phạm
vào tỳ khiến can tỳ bất hịa, tỳ vị yếu mà gây ra hơng bụng căng đau,
ăn ít, tiêu hóa kém
- Khí là sối của huyết , khí hành thì huyết hành, khí trệ lâu ngày hình
thành chứng tích: đau ở điểm cố định, đau cự án, ấn vào đau tăng , gan
to dưới bờ sườn
- Can khí uất kết : ngực sườn đầy tức, người mệt mỏi, khó chịu bực
bội , mạch huyền tế
- Tỳ khí hư: ăn uống kém, khơng muốn ăn, miệng đắng, khó tiêu, sắc
mặt tối sạm, đại tiện phân nát , rêu lưỡi mỏng trắng nhợt
- Khí trệ lâu ngày tụ lại trong phủ tràn ra bì phu gây nên da có sắc vàng


sạm
VI.
CHẨN ĐỐN:
- Bệnh danh: can ngạnh hóa
- Bát cương: lý nhiệt hư trung hiệp thực
- Tạng phủ: can uất, tỳ hư
- Nguyên nhân: ngoại nhân (do uống rượu)
- Nội nhân (do tình chí hay tức giận)
- Thể bệnh: thể can uất tỳ hư, can tỳ bất hòa
VII.
ĐIỀU TRỊ
1. Pháp điều trị: Sơ can kiện tỳ
2. Phương điều trị: Tiêu giao tán gia giảm
Bạch truật 12g

Bạch thược 10g

Ý dĩ 16g

Đại phúc bì 6g

Cam thảo 6g

Hồng kỳ 10g

Nhân trần 20g

Bạch linh 10g
10



Gừng 6g

Sài hồ 10g

Đại táo 6g

Chi tử 8g

Ngũ gia bì 20g
- Cách bào chế: gừng sắc nước, các vị còn lại sao vàng tán mịn
- Cách dùng: mồi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g thuốc tán với nước
sắc gừng, uống sau ăn
VIII.
DỰ HẬU
1. Gần: có đáp ứng nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị chế độ ăn uống và bỏ
rượu
2. Xa: tái phát, dè dặt nếu tiếp tục dùng rượu
IX.
HẬU PHỊNG
- Tránh tái phát sau điều trị thì bệnh nhân nên bỏ rượu, ăn uống khoa học,
đủ chế độ dinh dưỡng
- Hạn chế ăn nhiều thịt mỡ, bỏ rượu
- Dự phòng các biến chứng của xơ gan: xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh
mạch thực quản
- Nếu có biến chứng cần xử lý ngay: chảy máu thì cầm máu và truyền máu
tươi hoặc plasma
- Khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×