Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam (GS.TS.Bùi Chí Bửu - Viện
trưởng Viện Khoa học - Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam)
Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam
GS.TS.Bùi Chí Bửu
Viện trưởng Viện Khoa học - Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam
Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, khai thác lợi thế tốt nhất của một nước nông
nghiệp đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Làm thế nào để Việt Nam trở thành
một quốc gia biết khai thác tốt nhất các thành tựu của công nghệ sinh học luôn là câu
hỏi lớn. Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam là một
hướng tiếp cận đáng trân trọng.
Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học phân tử, di truyền
học, vi sinh vật học, sinh hóa học, thống kê sinh học, tin học ứng dụng, v.v ) nhằm tạo ra các quy
trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp, để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời
sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Hiện nay, công nghệ sinh học thường được
thể hiện thông qua công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và mô, công nghệ enzyme, và kỹ thuật di
truyền.
Sau 20 năm đổi mới và hội nhập, lợi thế so sánh của Việt Nam đã và đang được chứng minh
trong sản xuất nông nghiệp, với 60 triệu người sinh sống ở khu vực nông thôn, lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, xuất khẩu gạo, cà
phê đứng thứ nhì thế giới. Việt Nam đã từng chiếm lĩnh thị trường thế giới xuất khẩu về thanh
long, hạt điều; có thứ hạng cao trong xuất khẩu cá ba sa, cá tra, tôm, cao su, chè Kết quả này
cho thấy, thế mạnh của Việt Nam nằm ở lĩnh vực nông nghiệp. Để khai thác tốt những lợi thế của
nông nghiệp, cần tập trung ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học. Cụ thể là đầu tư vào
công nghệ sinh học, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, công nghiệp chế tạo máy móc nông
nghiệp, công nghiệp thủy lợi, công nghiệp chế biến nông sản khai thác tối đa lợi thế so sánh của
chúng ta trong quá trình hội nhập. Tính từ năm 1986 đến 2005, nông nghiệp Việt Nam tăng
trưởng trung bình với tốc độ 5,5%/năm, trong khi đó In-đô-nê-xi-a là 2,3%, Phi-líp-pin là 2,6%,
Thái Lan là 1,9%, Ma-lai-xi-a là 3,2%. Tăng trưởng đều và ổn định trong nông nghiệp đã góp
phần tích cực vào quá trình ổn định nền kinh tế và xóa đói, giảm nghèo rất thành công ở Việt
Nam.
Sự cần thiết phải thay đổi phương thức canh tác trong điều kiện mới
Sự khan hiếm nước phục vụ nông nghiệp là vấn đề đang được dự báo rất cấp thiết trên quy mô
toàn cầu. Nước phục vụ nông nghiệp chiếm 70% nguồn nước phục vụ dân sinh của toàn thế giới.
Năng suất cây trồng không cao là do hạn chế về nước tưới. Hiện nay, mức bảo đảm nước cho
một người dân tại Việt Nam bình quân hằng năm đã giảm từ 12.800m
3
/người vào năm 1990
xuống còn 10.900m
3
/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m
3
/người vào
năm 2020 (Chương trình KC12). Xét trên quy mô toàn cầu, nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ có khả
năng làm mất 1/3 nguồn nước đang sử dụng của thế giới trong 20 năm tới, như dự báo của Liên
hợp quốc. Khủng hoảng thiếu nước trên thế giới hiện nay được nhận định không chỉ do nước quá
ít so với nhu cầu mà còn do công tác quản lý nguồn nước quá kém. Từ năm 2000 trở đi, tất cả
các dự án quốc tế liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp thuộc hệ thống
Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đều nhấn mạnh đến giống cây trồng chịu khô
hạn, nước sạch cho nông thôn, đô thị, xem hướng nghiên cứu này là một ưu tiên đặc biệt.
Sản lượng cây trồng của thế giới (lương thực, thực phẩm, sợi): 6,5 tỉ tấn/năm, đạt giá trị 1.700
tỉ USD (Clives James 2007). Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm với diện tích
cây trồng trên đầu người là 0,45 ha năm 1966, 0,25 ha năm 1998, dự báo còn 0,15 ha năm 2050.
Cứ sau 14 năm dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người. Trong khi đó, mức độ gia tăng năng suất
thấp, 2,1% năm trong thập niên 80 và 1,0 % trong thập niên 90. Thách thức đặt ra là sản lượng
lương thực gấp đôi, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp giảm còn 1,5 tỉ ha năm 2050.
Riêng ở Việt Nam diện tích đất nông nghiệp khoảng 9 triệu ha. Xu hướng giảm diện tích gieo
trồng và thiếu nước cho nông nghiệp là hiện thực. Thí dụ, diện tích gieo trồng lúa giảm 340.000
ha trong 5 năm gần đây, nhưng sản lượng thóc tăng trung bình 700 nghìn tấn/năm, nhờ tăng
năng suất (hiện nay 4,89 tấn/ha). Dân số Việt Nam đang ở mức 84 triệu người và sẽ tăng 90
triệu người vào năm 2010. Xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất
trồng lúa đang là vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam.
Công nghệ sinh học sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển giống cây
trồng thích nghi điều kiện khô hạn và kỹ thuật canh tác tưới nước tiết kiệm. Đầu tư trong lĩnh
vực công nghệ sinh học rất tốn kém, nhất là trong điều kiện các quốc gia đang phát triển. Do vậy,
để phát triển các quốc gia phải xác định một chiến lược phát triển hợp lý, trên cơ sở mục tiêu rõ
ràng, nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững.
Trong nông nghiệp, ứng dụng của công nghệ sinh học tập trung vào những lĩnh vực chính như
chuyển đổi gen mang những tính trạng tốt vào giống cây trồng mà phương pháp chọn giống
truyền thống không tạo ra được; tạo giống đồng hợp tử thông qua nuôi cấy túi phấn; ứng dụng
kỹ thuật tái tổ hợp DNA; ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng; phân tích đa dạng
di truyền, tạo ra những chế phẩm sinh học trong bảo vệ cây trồng, vật nuôi (thí dụ, vac-xin, thuốc
bảo vệ thực vật, KIT chẩn đoán nhanh dịch bệnh, sinh khối lên men vi sinh giàu đạm, giàu
vitamin, ), công nghệ chế biến nông sản nhờ vi sinh vật và enzyme, xử lý môi trường thông qua
công nghệ phân hủy rác thải và chất ô nhiễm.
Thế giới và vấn đề ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ
Năm 2006 đánh dấu năm đầu tiên của thập niên thứ hai mà nhân loại thực hiện thương mại hóa
cây trồng “biến đổi gen” (2006 - 2015). Trong năm 2007, diện tích cây trồng biến đổi gen tiếp tục
phát triển, 12 triệu nông dân thuộc 23 nước tham gia phát triển 114,3 triệu ha cây trồng “biến
đổi gen”, so sánh với 2005: có 8,5 triệu nông dân thuộc 21 quốc gia đã gieo trồng 90 triệu ha.
Diện tích trồng cây biến đổi gen của toàn thế giới gia tăng một cách ấn tượng hơn 60 lần trong
vòng 11 năm thương mại hóa, với tốc độ tăng nhanh nhất trong lịch sử chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật cây trồng.
Diện tích gieo trồng cây biến đổi gen nhiều nhất ở Mỹ, ác-hen-ti-na, Bra-xin, Ca-na-đa, Ấn Độ,
Trung Quốc,
Năm 2006, những nước này dẫn đầu trồng cây biến đổi gen xét về diện tích; ấn Độ là nước đầu
tiên hoán chuyển vị trí của Trung Quốc để được xếp hạng 5 nhờ phát triển diện tích trồng bông
chuyển gen Bt nhiều hơn Trung Quốc.
Đậu tương biến đổi gen là cây biến đổi gen chính trong năm 2005, chiếm 58,6 triệu ha (57% cây
biến đổi gen của thế giới), tiếp theo sau là ngô (25,2 triệu ha, chiếm 25%), bông vải (14,4 triệu
ha, chiếm 13%), canola (4,8 triệu ha, chiếm 5%). Cỏ alfalfa kháng thuốc cỏ, cây trồng biến đổi
gen đa niên đầu tiên đã được phát triển với diện tích 80.000 ha tại Mỹ. Cây bông vải kháng thuốc
cỏ RR#Flex phát triển hơn 800.000 ha tại Mỹ và Ô-xtrây-li-a. Giống đu đủ kháng bệnh vi-rút đã
được khuyến cáo trở thành giống thương mại hóa ở Trung Quốc, từ quý 4 năm 2006.
Năm 2006, giống đậu tương, ngô, canola (nhóm cải dầu) và cỏ alfalfa kháng thuốc cỏ tiếp tục
trở thành tính trạng có ưu thế thứ nhất chiếm 68% diện tích gieo trồng cây biến đổi gen (69,9
triệu ha); tiếp theo đó là giống cây trồng kháng sâu bằng chuyển nạp gen Bt chiếm 19 triệu ha
(19%) và giống biến đổi gen tính trạng khác chiếm 13,1 triệu ha (13%). Những tính trạng mục
tiêu gia tăng nhanh nhất trong 2005 - 2006 với tốc độ phát triển 30%, so với 17% tính kháng
sâu, và 10% tính kháng thuốc cỏ.
Tác động toàn cầu của cây trồng biến đổi gen trong những năm 1996 - 2005 xét trên góc độ lợi
ích kinh tế thuần túy là 27 tỉ USD (13 tỉ USD ở các nước đang phát triển và 14 tỉ USD ở các nước
công nghiệp). Thuốc trừ sâu giảm 224.300 tấn a.i. (chất hữu hiệu), tương đương với tỷ lệ giảm
15% tổng lượng thuốc sâu sử dụng cho cây trồng.
Các tính trạng của gen được chuyển chống chịu thuốc cỏ (36%), cải tiến chất lượng nông sản
(19%), kháng sâu hại (15%), tính trạng khác (20%).
Thị trường toàn cầu về cây trồng biến đổi gen với doanh thu 75 triệu USD năm 1995, tăng đến
2,3 tỉ USD năm 1999 (gần 30 lần trong 5 năm). Năm 2005, doanh thu này đã tăng lên 5,6 tỉ USD,
đạt 27 tỉ USD trong suốt 10 năm (1996 - 2005).
Thực vậy, tốc độ tăng trưởng hiện nay đến năm 2015 sẽ là sự đột phá so với 10 năm đầu tiên;
nhiều giống cây trồng biến đổi gen hơn sẽ được phát triển trong các dự án đầu tư khổng lồ đáp
ứng yêu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel) đầy tham vọng. Đây là minh chứng cho sự tiếp
nhận công nghệ sinh học nhằm gia tăng sản lượng biofuel cho cả quốc gia đang phát triển và
quốc gia công nghiệp, và công nghệ sinh học sẽ là yếu tố chủ lực cho phát triển biofuel tương lai.
Gắn với kỹ thuật canh tác tối hảo, luân canh, quản lý dịch hại; cây trồng biến đổi gen sẽ thể hiện
tính ưu việt mà nó đã từng thể hiện trong kế hoạch 10 năm đầu tiên.
Chiến lược phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp Việt Nam
Sau khi Chính Phủ công bố Hướng dẫn thực hiện Nghị định về an toàn sinh học (GMO Guideline),
chắc chắn nơi có nhiều nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Đồng Nai sẽ phải cần một hệ thống
kiểm định mức độ rủi ro của GMO trước khi cho phép nó phát triển trong sản xuất. Với sự có mặt
của nhiều tập đoàn kinh tế quốc tế lớn như Syngenta, Monsanto, Bioseed, Cargill, CP, hy vọng
cây trồng biến đổi gen sẽ phát triển khá nhanh và quản lý nhà nước sẽ phải vào cuộc với sự
chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Nguồn nhân lực phải luôn luôn được nhấn mạnh trong bất cứ dự án hợp tác nào về lĩnh vực
công nghệ sinh học. Bởi vì chúng ta phải quản lý những trang thiết bị rất đắt tiền, cần có những
chuyên viên lành nghề, những cán bộ đầu ngành có định hướng nghiên cứu đúng đắn. Việc đào
tạo cán bộ trẻ kể cả ngắn hạn và dài hạn phải được ưu tiên số một. Đây là khâu yếu nhất của
Việt Nam so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Phi-líp-pin.
Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước đang phát triển là làm thế nào để những thành tựu mới
nhất về công nghệ sinh học được áp dụng và tạo được sự cân xứng trong đầu tư so với phương
pháp nông nghiệp truyền thống? Tổ chức quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (ISNAR)
đã khuyên chúng ta rằng: Việt Nam (1) nên có một chính sách và một kế hoạch rõ ràng trong
nghiên cứu công nghệ sinh học; (2) tăng cường hợp tác với các nước và các viện nghiên cứu
quốc tế (kể cả tư nhân) ở những nước công nghiệp; (3) tạo ra cơ chế hấp dẫn tư nhân tham gia
thông qua tuyên truyền về hiệu quả của công nghệ sinh học trong giải quyết những vấn đề then
chốt đối với nông dân nghèo. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học trên thế giới vừa qua cho
thấy, ban đầu chúng được hình thành từ tiền đầu tư của nhà nước, sau đó những cải biến về di
truyền phần lớn do tiền đầu tư của tư nhân, với những hoạt động dịch vụ nông nghiệp rất tích
cực và năng động. Như vậy, chúng ta phải có những điều chỉnh có tính chất định hướng về quan
hệ giữa Nhà nước và tư nhân, cải tiến mối quan hệ này một cách tốt nhất. Hiện ở Mỹ có tới 1.300
công ty công nghệ sinh học, đạt doanh thu khoảng 12,7 tỉ USD trong 1998 và tăng lên 34 tỉ USD
vào năm 2006. Trong khi ở Việt Nam, vai trò của tư nhân vô cùng mờ nhạt, do phần lớn họ chưa
hiểu biết đầy đủ về công nghệ sinh học, các văn kiện pháp lý có liên quan chưa được xây dựng
hoàn chỉnh so với Phi-líp-pin, Thái Lan.
Mối lo lắng của chúng ta đối với cây biến đổi gen (GMO) là liệu nó có thể gây ung thư cho con
người hay không? Những chỉ thị phân tử chọn lọc như gen kháng thuốc cỏ có thể tạo ra loài thực
vật có tên gọi “siêu cỏ”?, hoặc gen kháng thuốc kháng sinh hygromycine có thể tạo ra những
nguy hiểm gì về cách chữa trị bệnh sau này? Phân tích đánh giá mức độ rủi ro là yêu cầu bắt
buộc.
Hiện nay, lập trường của các nước công nghiệp được phân thành hai nhóm ý kiến trái ngược
nhau. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển phần lớn rất dè dặt, vì trong tay họ chưa có sản
phẩm biến đổi gen phục vụ mục tiêu xuất khẩu, cũng như chưa có nhu cầu nhập khẩu chúng một
cách rõ ràng. Chúng ta phải xem xét vấn đề trên cơ sở khoa khọc và cần thời gian để quyết định,
do đó Việt Nam phải xác định các bước đi trong thực hiện chiến lược công nghệ sinh học như
sau: bước 1, xác định nhu cầu và ưu tiên hóa; bước 2, hình thành các chính sách nhà nước; bước
3, phát triển và thực hiện kế hoạch; bước 4, chuyển giao sản phẩm công nghệ.
Ưu tiên hóa các nội dung triển khai là việc làm rất thận trọng, sao cho phù hợp với tình trạng
ngân sách và nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, cái yếu nhất của Việt Nam được ISNAR nhận
định là bước thứ ba trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, bước đi như thế nào trong từng
chặng đường rất không rõ ràng.
Việt Nam sẽ phải định hướng hoạt động của mình với những nguyên tắc căn bản như sau:
Cần có những quyết định có tính chất chiến lược, gắn chi phí đầu tư cho công nghệ sinh học và
mục tiêu phát triển của quốc gia, tạo ra những đột phá mới đáp ứng mục tiêu an toàn lương
thực và phát triển nông nghiệp bền vững; xác định hướng ưu tiên đầu tư và mục tiêu nghiên cứu
rõ ràng;
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển quốc gia;
Ngân sách cho công nghệ sinh học phải bảo đảm cho các chương trình trọng điểm luôn luôn
được liên tục hỗ trợ và Nhà nước là người sử dụng có định hướng;
Chính sách và cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư phải được nhấn mạnh trong công
nghệ sinh học nông nghiệp.
Nội dung truyền thông cho đại chúng hiểu về công nghệ sinh học và an toàn sinh học, đa dạng
sinh học và lợi ích của nông dân, cần được đẩy mạnh, để công nghệ sinh học thực sự được xã
hội hóa, tác động do lợi ích mà công nghệ sinh học mang lại cho nông nghiệp Việt Nam ngang
tầm trong khu vực và dần dần tiếp cận những tiến bộ mới nhất của sinh học phân tử.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước
ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2010, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong
lĩnh vực nông nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90
nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả nghiên cứu đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ
được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen
mang tính trạng tốt vào giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều
kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật
nuôi.
Chương trình trọng điểm
phát triển và ứng dụng
CNSH trong lĩnh vực
NN&PTNT giai đoạn
2011-2015 đã chọn tạo
được 42 giống cây trồng
nông nghiệp bằng công
nghệ chỉ thị phân tử và
công nghệ tế bào; tạo
được 33 dòng cây trồng
chuyền gen; xây dựng quy
trình và sản xuất 8 chế
phẩm sinh học phòng trừ
tuyến trùng, nấm, vi
khuẩn gây bệnh vùng rễ
các cây cà phê, hồ tiêu,
bông vải, lạc, vừng, ngô, 5
loại chế phẩm sinh học sử
dụng trong bảo quản, chế
biến rau quả tươi, thực
phẩm chế biến
Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như việc triển khai
14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống
lúa chịu hạn, 2 giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2 giống chè có
triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả
nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo
phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành
tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH
trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu
vào
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nghiên cứu CNSH đã được ứng dụng vào sản xuất thì vẫn còn một số đề tài CNSH
vẫn chỉ là thí nghiệm, nhiều nhiệm vụ chậm triển khai thậm chí không ít đề tài đang nằm lưu cữu trong phòng thí
nghiệm.
Theo các chuyên ngành nông nghiệp, nguyên nhân chậm triển khai đưa các ứng dụng CNSH vào sản xuất nông
nghiệp, vẫn là lực lượng nghiên cứu CNSH còn mỏng, kinh phí đầu tư quá thấp Trong khi đó, một số nội dung
nghiên cứu thì rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.Đó là chưa kể đến các nghiên cứu
có sự trùng lắp về nội dung với chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về CNSH và chương trình bảo tồn
quỹ gen do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát o đặc điểm của một đất nước chủ yếu người dân sinh sống bằng nghề nông, vì vậy,
chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực
NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết, nhưng phải có bước đi và cách làm phù hợp. Công tác nghiên
cứu nên tập trung vào việc chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao;
phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; nghiên cứu phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất,
bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ðể các thành tựu nghiên cứu sớm ứng dụng thành công vào đồng ruộng, tránh tình trạng nghiên cứu xong rồi để lại
"ngâm cứu", Bộ NN&PTNT khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, địa
phương tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển CNSH trong khuôn khổ chương trình; phối hợp với các
đơn vị quản lý từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các kết quả
nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất Cùng với đó, tạo điều kiện cho các cơ sở khoa học mở rộng liên kết, tổ chức
đào tạo và nhập khẩu công nghệ, thiết bị của nước ngoài mà trong nước chưa triển khai thực hiện các dự án nghiên
cứu ứng dụng.
Các chuyên gia ngành này cho rằng cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ với mức cao cho công tác nghiên cứu khoa học, có
như vậy mới kích thích được "chất xám" của đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi, tâm huyết gắn bó với nghề nông.
Phê duyệt Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học (10/12/2007)
Ngày 12/1, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt
"Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".
Chương trình sẽ nhằm vào mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các
chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông,
lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Cụ thể, giai đoạn 2006 - 2010: Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học
hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông
nghiệp Việt Nam; Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp
để sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp với chất lượng và sức cạnh
tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng và xuất khẩu; Chọn tạo được một số giống cây trồng,
vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây
trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng; Tăng cường
được một bước cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp thông
qua đào tạo được đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng
tốt cho một số lĩnh vực chủ yếu; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng công nghệ sinh học ở các cơ
sở sản xuất; hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm trọng
điểm, hiện đại; tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông
thường ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp.
Giai đoạn 2011 - 2015: Phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh học hiện đại, trong đó tập trung
mạnh vào công nghệ gen; tiếp cận các khoa học mới như: hệ gen học, tin sinh học, protein học,
biến dưỡng học, công nghệ nano trong công nghệ sinh học nông nghiệp; đưa công nghệ sinh học
nông nghiệp nước ta đạt trình độ khá trong khu vực. Đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu
cho một số lĩnh vực công nghệ sinh học mới; tập trung đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá một số
phòng thí nghiệm công nghệ sinh học nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Đưa một số
giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất; ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật
Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học
nông nghiệp phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng
góp từ 20 đến 30% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của
ngành nông nghiệp.
Đến năm 2020: Công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng
đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Diện tích trồng
trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%,
trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu
về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng
rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu
cầu vắc xin cho vật nuôi
Tổng vốn ngân sách nhà nước để triển khai, thực hiện các nội dung của Chương trình trong 10
năm tới (giai đoạn 2006 - 2015) dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng (bình quân mỗi năm khoảng 100
tỷ đồng). Nguồn vốn này chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất thử các sản phẩm, hỗ trợ các
dự án sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp; cho tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị; cho đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và một số nội dung
khác có liên quan thuộc Chương trình.
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ
Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các nội dung chương trình, định kỳ hằng năm báo cáo
kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp Việt Nam
16/10/2012 15:48 GMT+7
• Email
• Print
• Góp ý
Việt Nam là một nước nông nghiệp và cũng là một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, so
với các nước tiên tiến, Việt Nam là quốc gia đi sau trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học
(CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng đã sớm đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Hiện nay, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân
số, sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do phát triển đô thị, tình trạng đất đai suy kiệt dẫn đến sản lượng nông sản
giảm. Vì vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam đã sớm bắt tay vào tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất để kịp thời ứng phó
với những hiện tượng trên nhằm phát triển một nền nông nghiệp xanh bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Và trong số những giải pháp đó, CNSH được xác định là một mũi
nhọn mang tính đột phá và chiến lược.
Đánh giá về sự phát triển của CNSH nông nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cho biết: “CNSH nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Đó là các nghiên cứu, ứng dụng
thành công công nghệ gen trong chọn tạo giống các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và kháng
bệnh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong nhân nhanh các loại giống cây trồng, các giống gia súc tốt, giống
thủy sản sạch bệnh. Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để tạo ra các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất
phân bón, chế phẩm bảo vệ thực vật, xử lí môi trường nuôi trồng thủy sản và ứng dụng công nghệ enzym, protein trong
sản xuất thức ăn chăn nuôi, vacxin thú y ".
Vi phẫu loại bỏ tuyến đực trong sản xuất tôm càng xanh toàn đực ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
(Ảnh: Lê Minh)
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh
làm thí nghiệm tại phòng lên men thử nghiệm của trung tâm. (Ảnh: Lê Minh)
Đánh giá phôi tại Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam. (Ảnh: Lê Minh)
Kiểm tra sự phát triển của cây trong dây chuyền công nghệ chiếu sáng
phục vụ việc ươm giống tại Trường Đại học Cửu Long. (Ảnh: Lê Minh)
Giảng viên khoa CNSH Trường Đại học Cửu Long hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu sự phát triển của cây chuối già cui nuôi cấy mô. (Ảnh: Lê Minh)
Các cán bộ Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu chuyển nạp gen tạo lúa kháng hạn. (Ảnh: Lê Minh)
Nuôi cấy mô áp dụng CNSH tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. (Ảnh: Lê Minh)
Hệ thống kính quang phản ứng sinh học trong nuôi tảo sạch phục vụ
nuôi trồng thủy sản của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Thiết bị lên men thử nghiệm chế phẩm vi sinh kháng bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản
tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Một góc phòng thí nghiệm ở Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Luân)
«
“Việt Nam sẽ phát triển mạnh
CNSH nông nghiệp hiện đại, trong đó
tập trung vào công nghệ gen, tiếp cận
các khoa học mới, đào tạo nguồn
nhân lực chuyên sâu Mục tiêu đến
năm 2015, CNSH nông nghiệp Việt
Nam sẽ đóng góp từ 20 đến 30% tổng
số đóng góp của khoa học và công
nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành
nông nghiệp và đạt trình độ khá trong
khu vực…”
(Bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Những năm gần đây, các trung tâm và viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp hàng đầu ở miền Nam như: Viện Khoa
học Kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2… đã có nhiều đóng góp lớn trong việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNSH
trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho khu vực phía Nam, vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, vì vậy công tác nghiên cứu và ứng dụng CNSH vào sản xuất
lúa được xem là yếu tố quyết định giúp cải tạo các giống lúa, nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo để ứng phó với
biến đổi khí hậu và phục vụ xuất khẩu. Do đó, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung nghiên cứu giải mã gen
các giống lúa có khả năng chịu nhiễm mặn mà vẫn đạt năng suất cao, kháng bệnh, có phẩm cấp gạo cao. Viện đã tìm
được 30 dòng lúa đạt tiêu chuẩn trên đưa vào khảo nghiệm, đánh giá trên đồng ruộng. Ngoài ra, Viện còn thành công
với các nghiên cứu chuyển nạp gen tạo lúa kháng hạn, giàu vi chất dinh dưỡng.
Ngoài cây lúa, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vựa trái cây lớn của cả nước. Trước thực tế đó, Viện Nghiên cứu Cây
ăn quả miền Nam đã tập trung hướng nghiên cứu CNSH vào việc phát triển các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế
cao. Trong đó nổi bật nhất là công nghệ nhân giống cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi…) sạch bệnh bằng kĩ thuật vi
ghép đỉnh sinh trưởng. Bằng kĩ thuật này, các nhà khoa học đã tạo ra được những giống cây có múi không bị nhiễm
bệnh vàng lá greening (VLG) và một số bệnh do virus gây hại. Hoặc xử lí chiếu xạ bằng tia gama để thay đổi cấu trúc
gen nhằm tạo ra những loại cây đặc sản có múi không hạt. Nhờ những phương pháp này mà Viện đã chuyển giao cho
nhiều nhà vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiều giống cây trồng sạch bệnh, năng suất cao, sản phẩm đồng đều và
người nông dân có thể chủ động được thời vụ trồng, thu hoạch. Viện cũng đang tiến hành các đề tài nghiên cứu lớn,
trong đó đáng chú ý có đề tài xác định tác nhân gây bệnh chổi rồng trên nhãn bằng kĩ thuật sử dụng marker phân tử để
nhân đoạn ADN định danh, hay đề tài phân loại tác nhân gây bệnh và nghiên cứu lai xa giữa giống xương rồng quả màu
vàng với giống thanh long ruột trắng để tạo ra giống thanh long ruột vàng có hàm lượng carotenoids cao giúp chống
được bệnh lão hóa ở người.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh ra đời vào năm 2004 với tổng kinh phí đầu tư xây
dựng khoảng 100 triệu USD. Bước đầu, Trung tâm đã đạt được một số kết quả trong ứng dụng CNSH vào lai tạo giống
hoa lan, sưu tập và định danh hơn 100 giống lan rừng Việt Nam quý hiếm; nghiên cứu thành công bộ Kit PCR phát hiện
bệnh virus; nghiên cứu ứng dụng thành công hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cấy mô thực vật có ưu thế
vượt trội về số lượng cây con, tỉ lệ cây sống và rút ngắn thời gian; nghiên cứu về các loại vacxin ngừa bệnh gan thận
mủ trên cá tra bằng công nghệ tái tổ hợp gen, gây đột biến; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật để hoàn
thiện quy trình tạo phôi bò bằng phương pháp thụ tinh in vitro… Năm 2007, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao rộng hơn
80ha được thành lập với mục tiêu chuyển giao đến thực tế các mô hình tiến bộ khoa học kĩ thuật nông nghiệp. Hiện nay,
100% diện tích dành cho các nhà đầu tư đã được lấp đầy với 14 dự án. Bước đầu, tại đây đã chuyển giao thành công
một số mô hình nuôi cấy mô giống lan quý, giống chuối đặc sản, giám định bệnh bằng CNSH phân tử, chuyển gen
kháng bệnh trên cây cà chua
Bên cạnh việc nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng, các nhà khoa học Việt Nam cũng nghiên cứu ứng dụng các thành
quả của CNSH vào sản xuất phân bón hữu cơ nhằm hướng đến nền nông nghiệp xanh bền vững. Điển hình như Công
ty Cổ phần Thiên Sinh và Công ty TNHH Hữu cơ là hai đơn vị đi đầu trong ứng dụng công nghệ lên men vi sinh để sản
xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, góp phần cải tạo đất, bảo
vệ môi trường. Hiện nay, mỗi năm, hai đơn vị này cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn tấn phân bón hữu cơ chất
lượng cao các loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất trong nước, đặc biệt là khu vực phía Nam và dành một phần để
xuất khẩu.
Cá chẽm sinh sản nhân tạo, có chất lượng cao của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Thế hệ ca tra bố mẹ, CNSH can thiệp từ khâu chọn giống, làm nguồn sản xuất cá tra
giống tốt tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. (Ảnh: Lê Minh)
Phòng bảo quản và chăm sóc giống ở Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Dây chuyền đóng gói sản phẩm phân bón thương hiệu KOMIX của Công ty Cổ phần Thiên Sinh. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Dây chuyền ủ lên men vi sinh sản xuất phân bón hữu cơ sinh học HUMIX của Công ty TNHH Hữu Cơ. (Ảnh: Lê Minh)
Kiểm tra chất lượng phân bón tại phòng thí nghiệm Công ty Cổ phần Thiên Sinh. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Nhiều giống lúa của Việt Nam có khả năng chịu mặn mà vẫn đạt năng suất cao, kháng bệnh. (Ảnh: Nguyễn Luân)
Chăm sóc lan ở Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh.(Ảnh: Nguyễn Luân)
Vườn ươm giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. (Ảnh: Lê Minh)
«
“Việt Nam có nhiều tiềm năng
phát triển CNSH. Để đẩy mạnh CNSH
nông nghiệp, nhà nước cần tăng
cường đầu tư hạ tầng, trang thiết bị,
gấp rút có chính sách thu hút nhân
lực chuyên ngành giỏi đồng thời có
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
tích cực tham gia phát triển CNSH…
đưa CNSH thành công cụ hữu hiệu
trong việc ứng phó với biến đổi khí
hậu, giải quyết vấn đề an ninh lương
thực và phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước”
(PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam).
Trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, việc ứng dụng CNSH cũng đạt được những thành công lớn. Điển hình
như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã thành công việc nghiên cứu gia hóa tôm sú (là quá trình khép kín vòng
đời tôm sú bằng cách đưa tôm sú tự nhiên về nuôi bằng các biện pháp CNSH để trở thành tôm sú bố mẹ) để sản xuất
tôm sú sạch bệnh, mở ra triển vọng sản xuất số lượng lớn nguồn tôm giống sạch bệnh, phục vụ ngành công nghiệp nuôi
tôm xuất khẩu. Với cá tra, CNSH đã can thiệp khá sâu rộng, từ khâu chọn giống thế hệ bố mẹ làm nguồn sản suất cá tra
giống tốt, đến việc nghiên cứu về di truyền tính trạng kháng bệnh gan thận mủ tạo con giống có độ tăng trưởng cao,
sạch bệnh, sản phẩm an toàn. Ngoài ra, Viện còn thành công trong nhiều nghiên cứu khác như ứng dụng sinh học phân
tử trong chẩn đoán bệnh các loài thủy sản, sản xuất tôm càng xanh toàn đực, nâng cao chất lượng sinh sản cá chẻm
nhân tạo và nghiên cứu chế phẩm vi sinh sử dụng trong phòng bệnh trên ấu trùng tôm …
Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam cũng là đơn vị đạt được nhiều kết quả nghiên cứu trên động vật như xác
định tính trạng gen được ứng dụng trong chọn giống vật nuôi, trong kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm,
nghiên cứu ứng dụng cải thiện sinh sản để sản xuất thế hệ bò con có giới tính theo định hướng chăn nuôi, tạo phôi nuôi
trong bụng mẹ để giải bài toán thích nghi tốt hơn góp phần phát triển chăn nuôi tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, CNSH thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, một trong những thành tựu có thể kể đến là cây trồng biến
đổi gen (GMO), tức việc con người sử dụng công nghệ gen để tạo ra những loại cây trồng có các đặc tính như mong
muốn. Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã bắt đầu tiếp cận với phương pháp này. Tuy nhiên, do vấn đề cây trồng
biến đổi gen hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chủ yếu là trong giới nghiên cứu. Vì thế, Việt Nam đã và đang tiếp
nhận và ứng dụng một cách có chọn lọc những thành tựu khoa học về GMO theo hướng đem lại lợi ích kinh tế và đảm
bảo an toàn sinh học.