Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 194 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ

ề tài

Khi đề cập đến các biện pháp cưỡng chế hình sự trong Luật hình sự, đ c biệt là khi
xét đến vai trò của chúng, khơng thể khơng nói đến các BPTP, bởi bản thân các PTP là
một bộ phận hợp thành của hệ thống các biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước,
góp phần khắc phục thiệt hại và những hậu quả khác do tội phạm gây ra, phòng ngừa
tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức, giáo dục, cải tạo người phạm tội.Trên thực tế, cùng với hệ thống hình
phạt, các BPTP về cơ bản đã được áp dụng một cách có hiệu quả trong việc xử lý tội
phạm, góp phần tích cực vào q trình đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
PLHS Việt Nam từ trước đến nay đã luôn thừa nhận sự tồn tại của các BPTP
trong luật hình sự. Từ khi có LHS đầu tiên ra đời cho đến nay, chế định các BPTP
đã được quy định và ngày càng hoàn thiện. Điều này thể hiện ở số lượng các biện
pháp ngày càng tăng, chủ thể bị áp dụng cũng được mở rộng, tính chất của các biện
pháp cũng có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình tội phạm trên thực tế. Xuất phát
từ nguyên tắc, mọi biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải phù
hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hạn chế sử dụng các
biện pháp mang tính chất trừng phạt đơn thuần, việc áp dụng các chế tài xử lý phải
cân nhắc đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình cải tạo, giáo dục họ, BLHS
đã có các quy định dành riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó có PTP.
Bên cạnh đó,

LHS cũng đã lần đầu tiên đã quy định các BPTP áp dụng đối với

pháp nhân thương mại phạm tội cùng với các quy định khác liên quan đến TNHS
đối với chủ thể này. Điều này đã tạo nên một hệ thống các BPTP hoàn thiện hơn


hẳn so với quy định của PLHS trước đây, giúp các CQTHTT có thể sử dụng một
cách hiệu quả vào việc xử lý tội phạm. Tuy vậy, có thể thấy rằng, hiện nay chế định
BPTP vẫn còn những quan điểm khác nhau về m t lý luận, những vướng mắc, bất
cập, tồn tại về m t pháp luật lẫn thực tiễn đ i hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc và
tồn diện nhằm tháo gỡ những vấn đề nói trên.
Dưới góc độ lý luận, các BPTP vẫn còn những quan điểm khác nhau khi đề cập
đến khái niệm, đ c điểm, tính chất hay vai trị của chúng trong PLHS.Trên thế giới,
có nước quy định các biện pháp này trong LHS nhưng có nước quy định chúng vừa
trong BLHS, vừa trong các văn bản pháp luật khác để áp dụng với nhiều đối tượng.
Cách gọi tên các

PTP cũng có sự khác nhau trong PLHS mỗi nước. Ngoài ra, dù


2
đều có sự thống nhất trong quan điểm khoa học của PLHS các nước coi đây là biện
pháp cưỡng chế hình sự khác ngồi hình phạt, tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp
này trong thực tiễn với mục đích cụ thể như thế nào lại chưa được làm rõ. Sự khác
nhau trong chính sách hình sự của mỗi nước, sự khác nhau về đ c điểm kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước cũng đưa đến cách nhìn nhận và quy định các BPTP
trong PLHS mỗi nước theo cách khác nhau. Trong khi đó, các nhà lập pháp hình sự
Việt Nam quy định các biện pháp này trong BLHS cùng với hình phạt và các biện
pháp giám sát giáo dục.Bên cạnh những m t đạt được, có thể thấy rằng, việc nghiên
cứu về các BPTP trong khoa học pháp l hình sự hiện nay chưa thực sự được quan
tâm đúng mức. Cho đến nay, chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở lý luận đầy
đủ về chế định PTP, chưa xây dựng khái niệm pháp lý về PTP cũng như làm rõ
đ c điểm, vai trị và mục đích của các biện pháp này. Chính vì vậy, trên các diễn
đàn học thuật vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khiến cho việc hiểu đúng
và vận dụng các BPTP trong thực tiễn xử lý tội phạm chưa có sự thống nhất. Dưới
góc độ lý luận, vẫn còn những điều cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống để

giúp đánh giá tồn diện về các BPTP trong luật hình sự Việt Nam hiện nay.
Dưới góc độ PLHS, việc qui định các BPTP bên cạnh hệ thống hình phạt góp
phần làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, giúp cho các cơ quan áp dụng
pháp luật có được sự lựa chọn đa dạng và linh hoạt trong việc xử lý triệt để tội
phạm nhưng cũng vẫn đảm bảo được hiệu quả của việc xử lý. Các PTP được quy
định, được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dần qua những lần pháp điển hóa hình sự.
Đến lần pháp điển hóa thứ ba,

LHS năm 2015 đã bổ sung qui định mới về các

BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội để làm phong phú thêm hệ
thống xử l hình sự đối với các chủ thể phạm tội. Ngoài ra, các quy định liên quan
đến người dưới 18 tuổi cũng có sự thay đổi thể hiện ở việc đề cao nguyên tắc bảo
đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi vànhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội bằng
việc ưu tiên áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục hay các PTP.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 đã nêu các nhiệm vụ hoàn thiện chính sách PLHS, pháp luật dân sự và
thủ tục tố tụng tư pháp trong đó chỉ rõ: “Sớm hồn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng


3
tư pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người
phạm tội”. Từ năm 2005 đến năm 2020 là giai đoạn thực hiện định hướng của Đảng
và Nhà nước về cải cách tư pháp, do vậy LHS năm 2015 ra đời cùng các văn bản
ở các lĩnh vực quan trọng khác trong giai đoạn này là nhằm thực hiện định hướng
của Nghị quyết để hướng tới một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, trong đó pháp luật
trở thành cơng cụ quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và để đấu tranh

ph ng chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Nhận thức được tầm quan trọng trong
chính sách của Đảng và Nhà nước, thấy rõ được vai tr của

LHS trong việc đấu

tranh ph ng chống tội phạm, xác định được LHS tác động đến các lĩnh vực quan
trọng của đời sống xã hội và được xem như là xương sống của cả hệ thống pháp
luật, nên việc nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện những quy định trong LHS là điều
thực sự cần thiết. Trên cơ sở những qui định của BLHS mới, có thể thấy nội dung
của một số BPTP vẫn còn những bất cập. Các quy định và thiết kế các điều luật liên
quan đến BPTP vẫn cần phải có sự nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi.
Sự gia tăng các

PTP dù đã thể hiện được tính cần thiết phải có m t chúng trong

BLHS nhưng chưa nói lên được rằng, trong thực tiễn chúng đã được áp dụng triệt
để hay chưa. Một vấn đề nữa đ t ra là, phải xây dựng hệ thống các qui phạm PLHS
nói chung và các qui phạm liên quan đến các BPTP nói riêng sao cho tương thích
với pháp luật quốc tế và phù hợp với đ c điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
trong nước. Dưới góc độ lập pháp hình sự, những qui định mới của PLHS hiện hành
về các BPTP vẫn cịn nhiều khía cạnh pháp lý cần phải được phân tích, làm sáng tỏ
để làm sao có thể đưa chúng đến gần hơn với thực tiễn áp dụng, qua đó phát huy vai
trị khơng thể thiếu của BPTP.
Dưới góc độ thực tiễn, trong những năm qua,trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, các

PTP được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng

cùng với các biện pháp xử lý hình sự khác đã góp phần khắc phục những thiệt hại
do tội phạm gây ra, đồng thời góp phần giáo dục, cải tạo người phạm tội, phòng

ngừa tội phạm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức.Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, việc áp dụng các PTP cũng c n
những hạn chế và khó khăn, vướng mắc. Một số t a án hiện nay chưa nhận thức đầy
đủ về tính chất và vai tr của
việc áp dụng một số

PTP dẫn tới việc áp dụng không đúng các

PTP;

PTP riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở nhiều nơi

chưa đáp ứng được yêu cầu là mang tính hướng thiện, hỗ trợ các biện pháp xử lý


4
hình sự khác trong việc giáo dục, cải tạo, đưa các em sớm tái hịa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thi hành các BPTP lại được qui định
trong các văn bản khác nhau như LTTHS, LTTDS, LTHAHS…, nhiều quy định
thiếu sự hướng dẫn nên áp dụng thiếu thống nhất. Việc thi hành các BPTP do nhiều
cơ quan khác nhau thực hiện (như cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án
dân sự, U ND, cơ quan công an, cơ sở y tế…) nhưng vẫn còn thiếu cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan này dẫn tới hiệu quả áp dụng PTP chưa cao.
Trong bối cảnh hiện nay, một số BPTP mới lần đầu tiên được quy định trong
BLHS năm 2015 cũng cần phải được phân tích, làm rõ, tạo cơ sở cho việc áp dụng
thống nhất. Ngoài ra, trước nhu cầu hồn thiện quy định của pháp luật nói chung và
PLHS nói riêng thì việc làm sáng tỏ về m t l luận những quan điểm khoa học khác
nhau về các PTP là điều cần thiết. Chính vì vậy, với những yêu cầu đ t ra ở trên,
việc tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống các qui định của PLHS về các BPTP, sự
thể hiện các biện pháp này trong BLHS hiện hành, việc áp dụng các biện pháp này

trên thực tếcó

nghĩa l luận và thực tiễn sâu sắc. Đó cũng chính là những l do để

tác giả lựa chọn đề tài “CHẾ ĐỊNH BIỆN PHÁP TƢ PHÁP TR NG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu của luận án
Luận án đ t ra mục tiêu nghiên cứu và làm sáng tỏ về m t l luận các vấn đề về
khái niệm, đ c điểm, cơ sở của việc quy định PTP; phân tích và làm rõ các quy định
của PLHS về các BPTP nhằm đánh giá tính phù hợp giữa lý luận với luật thực định.
Bên cạnh đó, luận án cũng tập trung phân tích, làm rõ thực tiễn áp dụng các
PTP để tìm ra những hạn chế, bất cập, đánh giá những khó khăn, vướng mắc. Trên
cơ sở đó, luận án cũng đ t ra mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật về các PTP,
tìm ra những giải pháp khắc phục và giải pháp nâng cao hiệu quả làm nền tảng cho
việc áp dụng một cách linh hoạt các BPTP trong thực tiễn xử l tội phạm.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Với mục tiêu trên, tác giả đ t cho mình những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về m t lý luận khái niệm, đ c điểm của các PTP, phân tích các
vấn đề liên quan đến BPTP trong khoa học luật hình sự để chỉ ra được những quan
niệm khác nhau về PTP, từ đó xây dựng được khái niệm khoa học về PTP;


5
- Nghiên cứu về m t pháp luật các quy định của LHS về PTP, phân tích và
làm rõ lịch sử lập pháp hình sự quy định về các BPTP, khái quát quy định của luật
hình sự một số quốc gia trên thế giới để từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra những nét
tương đồng, khác biệt với luật hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá về m t thực tiễn các quy định của PLHS

hiện hành và thực trạng áp dụng các BPTP trong PLHS Việt Nam, chỉ ra được
những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng các BPTP;
- Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp hồn thiện pháp luật, xác định các yếu tố
đảm bảo cho việc áp dụng đúng các quy định pháp luật về các PTP để qua đó nâng
cao hiệu quả áp dụng các BPTP trong thực tiễn.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của luận
án là chế định các BPTP trong luật hình sự Việt Nam trên các phương diện sau: về
phương diện lý luận: nghiên cứu những vấn đề lý luận về các BPTP,có sự tham chiếu
các quy định của PLHS Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi có LHS năm 2015 và
PLHS một số nước trên thế giới; về phương diện pháp luật thực định: nghiên cứu quy
định của PLHS Việt Nam hiện hành về

PTP; về phương diện áp dụng pháp luật:

nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về các PTP ở Việt Nam, các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định các BPTP trong PLHS Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chế định các

PTP dựa trên các quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam, có tham chiếu pháp luật hình sự một số nướcvà các văn bản pháp
luật khác có liên quan. Đồng thời để đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp này
ở Việt Nam, luận án đã nghiên cứu các bản án, quyết định tố tụng, các số liệu trong
phạm vi cả nước trong 10 năm, từ năm 2008 cho đến năm 2017, trong đó có chọn
điểm là một số tỉnh, thành phố có số lượng án lớn so với các địa phương khác trong
phạm vi cả nước.Ngoài ra, luận án cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu về thực tiễn
chỉ đối với các BPTP áp dụng đối với cá nhân phạm tội mà không khảo sát số liệu

về các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội vì lý do, tại thời điểm
nghiên cứu, m c dù LHS năm 2015 có hiệu lực được hơn hai năm nhưng hầu như
rất ít trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội bị xử lý hình sự nên thiếu số liệu
cụ thể để khảo sát, đánh giá.


6
4 P ƣơ

p

p

i

ứu

Luận án đã lấy nền tảng của khoa học luật hình sự, đó là phép biện chứng duy
vật lịch sử của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước về PLHS và TTHS làm cơ sở l luận cho việc nghiên cứu của
mình. Dựa trên cơ sở phương pháp luận, tác giả đã đ c biệt coi trọng các phương
pháp nghiên cứu hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp khảo
sát, điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.
Trong quá trình nghiên cứu nội dung các chương của luận án, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn,
phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt các chương của luận án, cụ thể là: sử dụng những vấn đề lý luận về các BPTP trong
PLHS để phân tích, đánh giá các quy định của PLHS Việt Nam về các BPTP, từ đó khái

quát lên thành những vấn đề có tính lý luận và tính thực tiễn, kết hợp giữa lý luận,
luật thực định và thực tiễn áp dụng để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các BPTP ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: luận án đã phân tích một cách
cụ thể và tồn diện các quy định của PLHS về PTP, phân tích, đánh giá chi tiết từng
điều kiện, đ c điểm của các PTP. Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm khoa học,
luận án xây dựng một số khái niệm có nghĩa về m t lý luận liên quan đến các BPTP
này. Thông qua các quy định của PLHS hiện hành, tác giả cũng phân tích nội dung
của các BPTP áp dụng đối với các chủ thể phạm tội, đánh giá các quy định của BLHS
Việt Nam hiện hành để rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị, các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng trong việc tham khảo
kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước điển hình trên thế giới có quy định
tương tự về các BPTP, từ đó rút ra những điểm chung, điểm khác biệt. Bên cạnh đó,
tác giả cũng sử dụng phương pháp này để đối chiếu, so sánh với PLHS Việt Nam và
rút ra bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp hình sự về các BPTP.
- Phương pháp thống kê: luận án đã chọn mẫu ngẫu nhiên để đánh giá thực
tiễn áp dụng các BPTP thông qua thống kê số lượng 500 bản án ở các tòa án cấp
tỉnh trên phạm vi cả nước, sử dụng phương pháp thống kê để nắm được tình hình
xét xử vụ án hình sự nói chung trên cả nước, số bị cáo đã thực hiện tội phạm, các


7
nhóm tội mà tịa án áp dụng các BPTP nhiều nhất để thấy được tần suất sử dụng các
BPTP trong thực tiễn.
5 Ý
Về

ĩ k o

ọc và thực tiễn của luận án


nghĩa khoa học, đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện

và có hệ thống về các PTP dưới cấp độ luận án tiến sĩ. Vì vậy, cơng trình nghiên
cứu có giá trị về m t lý luận, cung cấp tri thức lý luận khoa học luật hình sự và tạo
ra tính hệ thống các vấn đề lý luận về các BPTP,giải quyết các vấn đề hiện cịn có
quan điểm khác nhau về nội dung quy định của các BPTP. Cơng trình cịn có giá trị
về m t pháp luật, góp phần hồn thiện các quy định của BLHS về các BPTP, hoàn
thiện một số quy định tại các văn bản pháp luật khác liên quan đến các BPTP. Việc
nghiên cứu thành công các vấn đề được trình bày trong luận án là sự đóng góp về
m t lý luận làm sâu sắc hơn sự hiểu biết về các BPTP trong luật hình sự Việt
Nam.Kết quả nghiên cứu của luận án cịn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc nghiên cứu, học tập.
Về

nghĩa thực tiễn, việc làm rõ những nội dung cơ bản, những hạn chế, khó

khăn trong áp dụng các BPTP trong luật hình sự Việt Nam và nguyên nhân của chúng,
những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các BPTP là tài liệu tham khảo đối với các
cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của luật hình sự và
các văn bản pháp luật khác có liên quan về các PTP. Đồng thời, những kết quả của
luận án cũnglà nguồn tài liệu có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền
trongviệc áp dụng các PTP để giải quyết đúng đắn, tồn diện các vụ án hình sự.
6. K t cấu của luận án
Để thực hiện các vấn đề nghiên cứu trên, luận án được bố cục thành ba
chương. Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, phần kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung bao gồm:
Chương 1. Những vấn đề chung và pháp luật hình sự một số nước về các biện
pháp tư pháp
Chương 2. Các biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật vàcác giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp
dụng các biện pháp tư pháp


8

B. T NG

UAN VỀ VẤN ĐỀ NGHI N CỨU

1. Tình hình nghiên cứu tro

ƣớc

Để nghiên cứu về chế định PTP qui định trong LHS Việt Nam dưới cả góc
độ lý luận và thực tiễn, tác giả đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá các tài liệu, cơng
trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến đề tài này theo thứ tự về m t thời gian,
đồng thời phân chia thành hai nhóm: nhóm các cơng trình nghiên cứu các PTP nói
chung và nhóm các cơng trình nghiên cứu về từng PTP cụ thể.
11 C
-

ô

tr

i

ứu về các biệ p


p tƣ p

p ói

u

cấp độ sách chuyên khảo, đầu tiên phải kể đến cuốn sách “ rách nhiệm h nh

sự và h nh phạt” của tập thể tác giả Nguyễn Ngọc H a, Lê Thị Sơn và Phạm Thị Liên
Châu. Đây là một trong số ít những cuốn sách đầu tiên (xét về m t thời gian) có nghiên
cứu những nội dung tuy không đi sâu trực tiếp vào các PTP nhưng liên quan đến việc
phân biệt giữa hình phạt với các PTP, điều này có nghĩa trong việc tiếp cận so sánh
chúng ở trong luận án và trở thành nguồn tài liệu tham khảo có giá trị. Ngồi ra, với
việc làm sáng tỏ mục đích của hình phạt, điều này giúp cho người viết luận án có thể
tiếp cận so sánh, đối chiếu và làm rõ mục đích của các PTP [60;31].
- Sách chuyên khảo “ rách nhiệm h nh sự và mi n trách nhiệm h nh sự” của
tập thể tác giả Lê Cảm, Phạm Mạnh Hùng, Trịnh Tiến Việt. Cơng trình đề cập đến
mối liên hệ giữa TNHS và miễn TNHS, trong đó xác định các

PTP là một dạng

của TNHS. Các tác giả của cơng trình cho rằng: TNHS được thực hiện bằng việc áp
dụng đối với người phạm tội một ho c nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do
BLHS quy định-có thể là hình phạt ho c (và) BPTP [36;34,36 . Với việc xác định
các BPTP cũng là một dạng của TNHS như trên, cơng trình đã đưa đến một góc
nhìn mới về các BPTP, cho phép người viết luận án có điều kiện tìm hiểu và nghiên
cứu về các BPTP trong luật hình sự Việt Nam với tư cách là một dạng của TNHS.
Tuy nhiên, tất cả các PTP có phải đều là bộ phận của TNHS hay không, phát sinh
do TNHS hay không cũng cần phải được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn. ởi l

cho đến nay, một số PTP vừa mang dấu hiệu và đ c điểm của TNDS ho c có biện
pháp khơng hồn tồn phát sinh từ TNHS nhưng chưa được cơng trình làm rõ.
- Cuốn sách chun khảo Sau đại học “Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự (Phần chung)” của Lê Cảm. Tác giả cũng dành một mục nghiên cứu
khái niệm, đ c điểm của các

PTP, đồng thời phân biệt các

PTP với hình phạt


9
[33;679-682].

phần khác của cơng trình, khi xây dựng mơ hình lý luận của chế

định BPTP, tác giả đã đề xuất việc đưa khái niệm các BPTP vào BLHS và nhấn
mạnh việc liệt kê các BPTP bao gồm cả biện pháp áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội [33;706]. Điều này một lần nữa lại được tác giả thể hiện trong cuốn
sách chuyên khảo “Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền”[30]. Như vậy, hai cơng trình trên của tác giả Lê Cảm đã nghiên cứu
chuyên sâu về m t lý luận các qui định của BLHS về các PTP, đưa ra mô hình l
luận và kiến giải lập pháp về các

PTP. Tuy nhiên, kiến giải lập pháp mà tác giả

đưa ra khi xây dựng định nghĩa về các PTP c n là vấn đề có nhiều quan điểm khác
nhau cần phải tiếp tục nghiên cứu.
- Cuốn sách “Hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Trịnh Quốc Toản. Chúng tơi cho rằng, cơng trình này có giá trị tham khảo bởi

cónghiên cứu so sánh giữa

PTP với hình phạt bổ sung- là một trong những nội

dung s được đề cập trong luận án. Thông qua việc so sánh, đối chiếu hình phạt bổ
sung với các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, tác giả cơng trình rút ra những đ c
điểm chung cơ bản như: đều là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định
trong luật hình sự, đều là biện pháp cưỡng chế nhà nước, đều do t a án áp dụng đối
với cá nhân phạm tội nhằm để loại bỏ những điều kiện phạm tội, ngăn ngừa họ
phạm tội trong tương lai [104; 85-95]. Đ c biệt thơng qua cơng trình này, việc tiếp
cận nghiên cứu các BPTP trong luật hình sự Việt Nam được nhìn dưới góc độ rộng
hơn. Điểm chưa được làm sáng tỏcủa cuốn sách này, đó là có hay khơng các PTP
áp dụng đối với pháp nhân phạm tội, bởi vì luật hình sự các nước mà tác giả nghiên
cứu có đ t ra TNHS của pháp nhân. Ngoài ra, khi nghiên cứu pháp luật trong nước,
do bối cảnh là khi chưa có LHS năm 2015 ra đời nên những đ c điểm, phân loại
các PTP mà tác giả nghiên cứu mới chỉ xoay quanh cá nhân chứ chưa đề cập đến
các PTP áp dụng đối với pháp nhân.
- Trong cuốn sách “Hoàn thiện các quy định của phần chung Bộ luật hình sự
trước yêu cầu mới của đất nước”, tác giả Trịnh Tiến Việt lại nghiên cứu, phân tích
và so sánh giữa các PTP đối với người dưới 18 tuổi phạm tội với biện pháp xử lý
hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Cơng trình chủ yếu
phân tích đ c điểm của các biện pháp có tính chất giáo dục, phịng ngừa tội phạm
do người dưới 18 tuổi thực hiện, đó là biện pháp Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
và Đưa vào trường giáo dưỡng [128;329 . Trên cơ sở phân tích các qui định của
BLHS hiện hành, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khái niệm, mục đích của các


10
PTP đồng thời đưa ra hướng hoàn thiện


LHS qui định về hai BPTP áp dụng

riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội [128; 338].
- Cuốn sách “ nh luận khoa học những đi m mới của ộ luật h nh sự n m
5 sửa đổi, bổ sung n m

7)” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa và Phan

Anh Tuấn. Các tác giả đã bình luận và đưa ra những quan điểm cá nhân về những nội
dung quy định mới của các PTP, trong đó có đánh giá và bình luận về tính hợp l ,
tính khả thi của các biện pháp cưỡng chế hình sự áp dụng đối với pháp nhân phạm tội
[56;117-120 . Điều này ít nhiều cũng đã tạo ra sự tiên phong trong cách tiếp cận
nghiên cứu phân tích và đánh giá những điểm mới trong quy định của

LHS năm

2015. Tuy nhiên cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc bình luận các điểm mới về nhiều
nội dung (trong đó bao gồm PTP) mà chưa phải là cơng trình nghiên cứu hồn tồn
về PTP nên cũng chỉ là nguồn tài liệu tham khảo bổ sung cho việc viết luận án.
- Cuốn sách “Nhận th c khoa học về phần chung pháp luật h nh sự iệt Nam
sau pháp đi n h a lần th ba” của tác giả Lê Văn Cảm biên soạn cùng tập thể
nhóm nghiên cứu. Đây là cơng trình mới nhất tính đến thời điểm hiện tại khi LHS
năm 2015 chính thức có hiệu lực pháp luật và là cơng trình nghiên cứu chun khảo
đồng bộ, có hệ thống và tồn diện dưới khía cạnh lập pháp của khoa học pháp l nói
chung và khoa học luật hình sự nói riêng ở Việt Nam.

trong mục Chế định lớn

về các biện pháp cưỡng chế hình sự”, cơng trình đã nêu những điểm mới của LHS
năm 2015 về các


PTP, đồng thời phân tích cụ thể và sâu sắc những k thuật lập

pháp trong các điều luật này, chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế cần phải được khắc
phục. Trên cơ sở đó, cơng trình đưa ra mơ hình lập pháp trong tương lai theo định
hướng tiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam về phần chung của

LHS trong đó

khơng thể thiếu mơ hình lập pháp của các PTP 32; 226-230].
-

cấp độ luận án tiến sĩ, trước tiên phải kể đến cơng trình nghiên cứu của tác

giả Phạm Mạnh Hùng “Chế định trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam”.
Trong nội dung luận án, khi đề cập đến khái niệm TNHS, tác giả cũng đã phân tích
bản chất, vai trị của PTP như là một bộ phận cấu thành của TNHS nhưng bản thân
việc áp dụng các BPTP không phải bao giờ cũng thuộc nội dung của việc thực hiện
TNHS theo qui định của luật hình sự. Bên cạnh đó, cơng trình cũng đã đề cập đến
vai trò của các BPTP áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phân tích
nguyên tắc và nội dung của việc áp dụng hai BPTP thay thế hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội [65;139]. Tác giảcho rằng, thực chất đây là qui định về việc
tịa án khơng áp dụng hình phạt mà áp dụng các BPTP thay thế hình phạt đối với


11
người dưới 18 tuổi phạm tội và coi đây là một trong những biện pháp chịu TNHS.
Trong trường hợp này người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn phải chịu TNHS, vẫn phải
chịu sự lên án của Nhà nước mà T a án là người đại diện tuyên bản án kết tội tại
phiên tòa [65;15]. Tuy nhiên những nội dung mà tác giả đề cập tới trong luận án về

các BPTP chỉ là một mảng nhỏ, chưa đề cập đến chế định các PTP nói chung dưới
góc độ tổng thể.
- Luận án Các h nh phạt chính kh ng tước tự do trong uật h nh sự iệt
Nam” của tác giả Nguyễn Minh Kh. Trong nội dung của cơng trình cũng có đề
cập đến những điểm tương đồng và khác nhau giữa các hình phạt chính khơng tước
tự do với các

PTP. Đ c biệt, cơng trình đã đưa ra được khái niệm các hình phạt

chính khơng tước tự do, các đ c điểm và

nghĩa của các loại hình phạt này. Những

nội dung về m t l luận và thực tiễn của cơng trình dù khơng đề cập trực tiếp đến
các PTP nhưng chính những kết quả của cơng trình liên quan đến việc xác định rõ
vai tr , tính chất, tầm quan trọng của các hình phạt này đã chỉ ra rằng: các hình phạt
chính khơng tước tự do và các PTP thực chất đều là các biện pháp khơng có tính
chất giam giữ, đều nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội tại mơi trường cộng đồng
xã hội [73].
- Ngồi các cơng trình trên, một số đề tài khoa học cấp bộ cũng đã có những
nghiên cứu liên quan đến PTP. Đó là đề tài “Cơ s lý luận và thực ti n n ng cao
hiệu quả của các biện pháp tư pháp và các h nh phạt kh ng phải là tù và tử h nh”
của tác giả Đ ng Quang Phương. Đề tài đã làm rõ những vấn đề l luận về hình phạt
và các PTP, đồng thời đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng một số hình
phạt chính và các PTP được quy định trong LHS năm 1985. Những kết quả của
đề tài đã được ghi nhận và tiếp thu trong quá trình xây dựng LHS năm 1999[83];
đề tài “ ự án điều tra cơ bản t nh h nh thi hành án h nh sự tại cộng đ ng án treo,
một số h nh phạt kh ng phải là h nh phạt tù), các biện pháp tư pháp và thi hành án
hành chính từ n m


đến nay”do Viện khoa học pháp l chủ trì. Đề tài đã

nghiên cứu về thực tiễn tình hình thi hành các hình phạt khơng có tính chất giam
giữ trong đó có cả thực tiễn thi hành các PTP. Đề tài cũng đã phân tích và làm rõ
các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thi hành các biện pháp cưỡng chế hình sự nói
trên, đồng thời đưa ra những nguyên nhân lý giải cho việc chậm thi hành hay vướng
mắc trong việc thi hành dẫn tới giảm hiệu quả phịng ngừa tội phạm[122].
- Bên cạnh đó, trên các diễn đàn khác nhau, các nhà khoa học cũng đã có các
bài viết nghiên cứu về các

PTP nói chung cũng như thực tiễn áp dụng và hướng


12
hồn thiện các biện pháp này. Đó là các bài báo:“Các biện pháp tư pháp trong Bộ
luật hình sự n m 999 và vấn đề hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ
tục áp dụng các biện pháp đ ”của tác giả Phạm Hồng Hải, tạp chí Luật học, số
5/2000; “Hình phạt và biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Lê Cảm, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2000; “Thực trạng qui định của pháp
luật hình sự về biện pháp tư pháp: Thực ti n áp dụng và một số đề xuất” của tác giả
Trương Quang Vinh, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2010; “ iện pháp tư pháp
trong luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người” của Nguyễn Thị
Ánh Hồng, tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2012; “Những kiến giải lập pháp cụ th
về chế định trách nhiệm hình sự, chế định hình phạt và chế định các biện pháp tư
pháp hình sự trong Dự thảo phần chung Bộ luật hình sự (sửa đổi)” của Lê Cảm,
Mạc Minh Quang, tạp chí Tịa án nhân dân, số 4/2015. M c dù các bài báo trên đây
mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát và sơ lược về vấn đề lý luận hay vấn đề thực
tiễn do chỉ giới hạn trong khuôn khổ một bài báo. Tuy vậy, những cơng trình này
cũng đã nêu lên những quan điểm của người viết nên có giá trị tham khảo hữu ích
trong q trình bình luận về nội dung của các BPTP trong luận án này.

12 C

ô

tr

i

ứu về từ

biệ p

p tƣ p

p ụt ể

Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có các cơng trình là luận văn thạc sĩ ho c các
hội thảo khoa học, các bài báo khoa học nghiên cứu một cách cụ thể về các BPTP.
- Luận văn “Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội” của Dương Thị Tố Nga. Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng các BPTP đối
với người chưa thành niên phạm tội hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội, tác
giả đã nhận thấy rằng, BPTP có

nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, tạo điều

kiện để người dưới 18 tuổi có cơ hội phát triển hồn thiện hơn nhân sinh quan của
mình nhưng trên thực tế lại rất ít được áp dụng. Việc áp dụng BPTP không để lại án
tích cho người dưới 18 tuổi, trong khi đó hình phạt với đ c tính là chế tài hình sự
nghiêm khắc nhất, để lại án tích lại thường xuyên được sử dụng trong quyết định
của Tòa án, m c dù vậy, các hình phạt khơng tước tự do cũng khơng được ưu tiên

áp dụng mà tập trung chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn [80;72]. Tuy vậy, tác giả
chưa nhấn mạnh đến sự phân loại các

PTP áp dụng chung và riêng đối với từng

đối tượng phạm tội, chưa làm rõ được

nghĩa của các PTP áp dụng thay thế cho

hình phạt là thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước, mục đích của các biện pháp này là
nhằm để giáo dục - ph ng ngừa.


13
- Luận văn “ iện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt
Nam trên cơ s số liệu địa bàn thành phố H Chí Minh)” của tác giả Ngơ Thanh
Sơn. Cơng trình nghiên cứu khả năng áp dụng và tác dụng của biện pháp BBCB
đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm; đưa ra những giải
pháp nhằm hồn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong
việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay 90 . Tuy
nhiên, những vấn đề khác như: xác định biện pháp

C thực chất có phải là một

loại biện pháp cưỡng chế hình sự phát sinh khi có TNHS đ t ra đối với người
phạm tội khơng; biện pháp này nếu do CQĐT,VKS áp dụng có thể coi đó là biện
pháp thay thế hình phạt khơng; cơ sở y tế, cơ sở điều trị chuyên khoa nơi thi hành
biện pháp

C


có được xem là cơ quan thi hành án hình sự hay khơng;

LTHAHS đã có quy định cụ thể về vấn đề này chưa, vẫn chưa được luận văn đề
cập hay làm sáng tỏ.
- Luận văn “ iện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c b i thường thiệt
hại theo ộ luật h nh sự n m 999” của tác giả Vũ Thị Phượng. Cơng trình đã chỉ
ra rằng, bản chất của biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH mang tính dân
sự và giải quyết TNDS trong vụ án hình sự là một trong những nguyên tắc quan
trọng đã được quy định tại Điều 28

LTTHS năm 2003, tuy nhiên quá trình áp

dụng vẫn cịn tồn tại nhiều ý kiến, cách hiểu và áp dụng khác nhau. Tác giả đã phân
tích những điểm vướng mắc liên quan đến biện pháp này và đề xuất bổ sung thêm
quy định đối tượng tài sản bị người phạm tội sử dụng trái phép [84]. Tuy nhiên,
cơng trình chưa nêu rõ được bản chất của biện pháp buộc công khai xin lỗi; chưa
phân biệt rõ được biện pháp BTTH với tư cách là một PTP buộc người phạm tội
phải thi hành với trường hợp BTTH do người phạm tội tự nguyện thực hiện được
coi là tình tiết giảm nh .
- Luận văn“ rách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam”
của tác giả Trần Thị Huyền. Cơng trình có đề cập và phân tích các hình thức TNHS
khác đối với pháp nhân trong đó có đề cập đến các BPTP áp dụng đối với pháp nhân
thương mại phạm tội. Đây có thể coi là một trong số ít những cơng trình lần đầu tiên
nghiên cứu về các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội kể từ khi
LHS năm 2015 ra đời và chính thức có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cơng trình
cũng chỉ mới nghiên cứu dưới góc độ lý luận do bối cảnh thực tế là chưa thể có số
liệu để có thể nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn các quy định mới về BPTP [69].



14
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu nói trên, ở các diễn đàn khoa học, nhiều
tác giả cũng đã có các bài báo nghiên cứu dưới góc độ quy định của pháp luật và
góc độ áp dụng pháp luật:
- Các bài báo nghiên cứu dưới góc độ quy định của pháp luật như:“Qui định
của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về việc trả lại tài sản cho chủ s hữu
và thực ti n áp dụng” của Nguyễn Văn Trượng, tạp chí Tịa án nhân dân, số
12/2005; “Cần nhận th c thống nhất khi áp dụng biện pháp tư pháp theo đi m a, b
khoản

điều 41 Bộ luật hình sự” của Nguyễn Thị Tuyết, tạp chí Kiểm sát, số

6/2009; “Bàn thêm về biện pháp “ ịch thu công cụ, phương tiện phạm tội”” của
Trần Đức Dương, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 22/2009; “Tịch thu công cụ, phương
tiện phạm tội? Như thế nào cho đúng” của Nguyễn Thị Tuyết, Phạm Thị Bích
Ngọc, tạp chí Tịa án nhân dân, số 12/2009; “Trả lại tài sản nhưng kh ng thuộc
diện chủ động thi hành” của Nguyễn Ánh Hồng, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
12/2011.
- Các bài báo nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn áp dụng và xử lý, thủ tục thi
hành của các CQTHTT như: “Về bắt buộc chữa bệnh và những thiếu sót cần khắc
phục”của Đỗ Văn Chỉnh, tạp chí Tịa án nhân dân, số 3/1999; “Bàn về áp dụng biện
pháp “Bắt buộc chữa bệnh”” của Phan Hồng Thủy, tạp chí Kiểm sát, số 4/2002;
“Về việc xác định trách nhiệm b i thường thiệt hại do người chưa thành niên phạm
tội gây ra” của Nguyễn Hịa Bình, tạp chí Kiểm sát, số 6/2002; “Việc áp dụng biện
pháp chữa bệnh đối với bị can bị tâm thần” của Nguyễn Văn Chiến, tạp chí Kiểm
sát, số 10/2003; “Thi hành các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt” của Hồ
S Sơn, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2004; “Thực ti n áp dụng biện pháp tư
pháp tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm” của Vũ Văn Tiếu, tạp chí
Tịa án nhân dân, số 13/2009; “Cần sửa đổi khoản , điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự
về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh”của Nguyễn Sơn Hà, tạp chí Kiểm sát, số

21/2010; “Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản và b i thường thiệt hại ngồi
hợp đ ng”của Phạm Văn Thiệu, tạp chí Tịa án nhân dân, số 20/2012; “Thực ti n áp
dụng biện pháp tư pháp tịch thu, b i thường và việc xử lý vật ch ng trong xét xử các
vụ án hình sự” của Qch Thành Vinh, tạp chí Nghề Luật, số 3/2013.Tuy là nghiên
cứu một cách chi tiết và cụ thể nhưng do đ c thù là một bài báo, các nội dung cần
truyền tải giới hạn, do đó các bài báo mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một vấn đề
cụ thể như thẩm quyền áp dụng, phạm vi áp dụng, thực tiễn áp dụng của một hay một


15
số BPTP. Vì thế, chúng cũng khơng đảm bảo được tính tồn diện của việc nghiên cứu
các PTP.
Nghiên cứu về PTP nói riêng áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có
các bài báo sau:
- Các bài tham luận trong Hội thảo“ ảo vệ quyền của người chưa thành niên
phạm tội trong pháp luật h nh sự và tố tụng h nh sự iệt Nam”của Vụ pháp luật
hình sự- Hành chính thuộc

ộ Tư pháp. Nội dung các bài viết đã đề cập đến các

PTP đối với người chưa thành niên phạm tội dưới một góc độ khác - góc độ bảo
vệ quyền con người. Cơng trình cũng đã phân tích khá đầy đủ vấn đề bảo vệ quyền
của người chưa thành niên trong việc thi hành các

PTP. Việc bảo vệ quyền của

người chưa thành niên được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chủ
yếu được thể hiện trên ba phương diện, đó là thúc đẩy quá trình phục hồi, phục
thiện của người chưa thành niên; bảo vệ người chưa thành niên trước những ảnh
hưởng tiêu cực của môi trường xung quanh và trước mọi hình thức kỳ thị, phân biệt

đối xử và hỗ trợ quá trình tái h a nhập của các em [137]. Những nội dung cơng
trình đề cập liên quan đến các PTP đã đem đến góc nhìn đa diện về các biện pháp
này, rằng các PTP không phải chỉ được hiểu là hậu quả pháp l bất lợi phát sinh
khi có bản án có hiệu lực đối với người phạm tội, mà một số biện pháp c n có thể
được coi như là sự thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước đối với chính người
đã thực hiện tội phạm.
- Các bài tham luận trong Hội thảo“Tham vấn về t ng cường tư pháp cho
người chưa thành niên trong dự thảo ộ luật h nh sự sửa đổi) và ộ luật tố tụng
h nh sự sửa đổi)”doBộ Tư pháp phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ
chức như: Các nguyên tắc cơ bản về tư pháp với trẻ em và bình luận của UNICEF
về dự thảo BLHS (sửa đổi); Xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi của New
Zealand; Xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi của bang New South Wale của
Úc; Tăng cường tư pháp với trẻ em trong dự thảo BLHS (sửa đổi).v.v. Các tham
luận của hội thảo cũng đã đề cập đến thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng hình
phạt và các

PTP đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, qua đó thấy được t lệ áp

dụng các biện pháp ngồi hình phạt đối với họ c n ít ho c chưa đạt được hiệu quả
mong muốn. Trên cơ sở đó, hội thảo cũng đã đánh giá và đề xuất hướng hoàn thiện
các quy định về biện pháp ngăn ch n, biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi) [25].


16
- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Những đ c đi m cơ
bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam”củaTrần Văn Dũng, tạp chí Tịa án nhân dân, số 22/2005;
“Về áp dụng các biện pháp tư pháp phục h i đối với người chưa thành niên vi
phạm pháp luật”của Vũ Việt Hùng, tạp chí Kiểm sát, số 15/2007 hay bài viết

“Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và các biện pháp tư pháp áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”của tác giả Trịnh Tiến Việt, tạp chí
Tịa án nhân dân, số 13,14/2010.
Liên quan đến các PTP áp dụng đối với pháp nhân, có các bài báo sau:
- ài viết“Hoàn thiện quy định về trách nhiệm h nh sự của pháp nh n thương
mại phạm tội trong ộ luật h nh sự

5” của Nguyễn Thị Phương Hoa, Tạp chí

Luật học, số đ c biệt về LHS 2015/2016.
78 và điều 80 của

trong mục kiến nghị về việc sửa điều

LHS liên quan đến hình phạt đối với pháp nhân, tác giả cho

rằng, đối với những thiệt hại mà hành vi phạm tội của pháp nhân đã gây ra thì t a án
có thể quyết định áp dụng

PTP nêu tại điều 82

LHS năm 2015 để buộc pháp

nhân khắc phục hậu quả (nếu hậu quả có khả năng khắc phục) ho c buộc BTTH
(nếu hậu quả khơng có khả năng khắc phục ho c chỉ khắc phục được một phần).
- ài viết “ rách nhiệm h nh sự của pháp nh n thương mại theo quy định của
ộ luật h nh sự

5”của Lưu Hải Yến, Tạp chí Luật học, số đ c biệt về


LHS

2015/2016. Tác giả đã làm rõ được tính chất các PTP là biện pháp bổ sung ho c
thay thế cho hình phạt trong những trường hợp cần thiết. ên cạnh đó, tác giả cũng
chỉ ra những điểm chưa thống nhất trong qui định của LHS về các biện pháp này
[138]. Cuối cùng, tác giả cho rằng, trên cơ sở các biện pháp khắc phục trong cưỡng
chế hành chính đối với pháp nhân vi phạm, luật hình sự đã xây dựng hệ thống các
PTP đ c thù cho pháp nhân thương mại tương tự như vậy. Điều này để bảo đảm
khi khơng áp dụng các biện pháp hành chính mà áp dụng các biện pháp xử l hình
sự, việc buộc chủ thể này phải khôi phục, ngăn ch n hay khắc phục hậu quả của tội
phạm vẫn được thực hiện.
Tóm lại, những nghiên cứu và đánh giá về lý luận và thực tiễn áp dụng các
BPTP của các công trình nói trên cũng là một nguồn tham khảo có giá trị, giúp cho
người viết luận án này có điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình thu thập số liệu
phục vụ cho luận án của mình. Đồng thời, việc tiếp cận các số liệu đó giúp người
viết có cơ sở hoàn thiện về m t thực tiễn những điểm mà luận án chưa làm sáng tỏ
được liên quan đến những BPTP mới. Tuy nhiên, các bài báo nói trên chưa phân


17
tích cụ thể các

PTP, chưa nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp nước ngồi có quy

định về các biện pháp chịu TNHS của pháp nhân, trong đó có PTP để thấy được
sự khác nhau, đồng thời rút ra được kinh nghiệm trong quá trình áp dụng các biện
pháp mới được quy định trong PLHS Việt Nam. Và bởi l vì tính mới trong quy
định của

LHS năm 2015 về vấn đề này nên đây cũng chính là điều thuận lợi để


luận án tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu của mình, góp một phần kết quả nghiên
cứu tiếp nối cho các công trình trước.
2. Tình hình nghiên cứu ở ƣớc ngồi
PLHS các nước trên thế giới từ lâu đã quy định về hệ thống các biện pháp
cưỡng chế hình sự khác bên cạnh hình phạt trong luật hình sự. Trên cơ sở nghiên cứu
về chế định các PTP, có thể chia các cơng trình nghiên cứu theo các nhóm sau:
21 C
-

ơ

tr

i

ứu về

biệ p

p tƣ p

p ói

u

cấp độ sách chuyên khảo, đầu tiên phải kể đến cuốn sách “ hoa học h nh

sự” (Pénologie) của Bernard Bouloc. Đây được coi là cuốn sách tiêu biểu và là
cơng trình sớm nhất ở Pháp có nghiên cứu về các biện pháp cưỡng chế hình sự khác

bên cạnh hình phạt. Cơng trình cũng đưa ra định nghĩa về các biện pháp an ninh,
nghiên cứu các qui định trong luật hình sự Pháp về các biện pháp an ninh, nêu sự
khác nhau của các biện pháp này. Tác giả phân loại hai nhóm các biện pháp an ninh
bao gồm: các biện pháp mang tính giáo dục, cải tạo (mesure de s reté à
prédominance réducative) và các biện pháp mang tính trừng trị (mesure de s reté à
prédominance neutralisatrice). Một số biện pháp an ninh áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội như: quản chế, đưa vào một cơ sở; đối với người thành
niên phạm tội như: trục xuất, cấm lưu trú trên lãnh thổ, trong đó cấm lưu trú được
hiểu như là hình phạt chính ho c bổ sung nằm trong hệ thống hình phạt [141]. Một
điều có thể nhận thấy rằng, khi đề cập đến các biện pháp an ninh, tác giả phân loại
các biện pháp an ninh áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và người
thành niên phạm tội, trong đó có một số biện pháp được hiểu như là hình phạt chính
ho c bổ sung nằm trong hệ thống hình phạt [141].
- Tiếp theo là cuốn sách “ uật h nh sự phần chung” (Droit pénal général) của
Jacques Leroy, giáo sư của trường Đại học Orleans. Cơng trình này dành một phần
khơng nhỏ để nêu và phân tích các biện pháp khác ngồi hình phạt. Tác giả cho
rằng, các biện pháp an ninh không khắc nghiệt đối với người phạm tội, nó nhằm để
bảo vệ xã hội thơng qua sự phục hồi chức năng của cá nhân người phạm tội. Ngoài
ra, tác giả nhấn mạnh rằng, hệ thống các biện pháp áp dụng đối với người chưa


18
thành niên phải hoàn toàn khác với người thành niên phạm tội, thậm chí ngay cả khi
áp dụng hình phạt tù, hệ thống nhà tù dành cho người chưa thành niên phải khác so
với người thành niên. Một điểm đáng quan tâm trong cuốn sách này đó là, tác giả
đánh giá các biện pháp an ninh ở trên có thể được hiểu như là một biện pháp đạo
đức, không thuần túy chỉ là biện pháp cưỡng chế thuộc nội dung của TNHS mà c n
được hiểu đây chính là việc khen chê về m t xã hội đối với người bị áp dụng các
biện pháp này. Do đó, dưới góc độ xã hội, có thể hiểu đây là một loại biện pháp đạo
đức mang tính giáo dục chủ yếu, c n dưới góc độ pháp luật được hiểu là biện pháp

an ninh măng tính răn đe và ph ng ngừa [148].
- Cuốn sách “Giáo trình luật hình sự phần chung” (Strafrecht Allgemeine
Teil) của tác giả Helmut Fuchs. ên cạnh các hình phạt, cơng trình đã đề cập đến
các BPTP trong luật hình sự Áo và xác định BPTP là một phần khơng thể thiếu
trong các biện pháp có tính chất hình sự. Về nội dung cụ thể của các BPTP, cơng
trình trên chủ yếu phân biệt biện pháp đưa vào trại tâm thần với tù có thời hạn, chưa
phân biệt thật cụ thể BPTP với các biện pháp xử phạt hành chính [147].
- Cuốn sách “Giáo trình luật hình sự” (Strafrecht Lehrbuch) của tác giả
Kristen Kuehl [153] và “Giáo trình luật hình sự Phần chung”(Strafrecht
Allgemeiner Teil) của tác giả Kindhaeuser [154]. Các cơng trình trên đây có đề cập
đến các BPTP trong luật hình sự Đức, có phân tích và nghiên cứu các nội dung và
điều kiện áp dụng các

PTP cũng như xác định các BPTP là một phần không thể

thiếu trong các biện pháp hình sự. Về nội dung cụ thể, các cơng trình trên đã đề cập
đến các PTP được quy định tại LHS và gọi chúng là biện pháp xử lý cải thiện và
đảm bảo an toàn. Các biện pháp này khơng phụ thuộc vào hình phạt, điều này có
nghĩa là khi khơng có hình phạt thì vẫn có thể áp dụng chúng. Ngồi ra, cơng trình
c n đề cập đến biện pháp tịch thu lại và tịch thu, đây không phải là biện pháp xử l
cải thiện và bảo đảm an toàn mà là hậu quả k m theo nhưng vừa có tính chất như là
hình phạt vừa có tính chất như là biện pháp xử l .
Khi đề cập đến TNHS, hình phạt hay BPTP, phải kể đến cơng trình “ ề tội
phạm và h nh phạt” (On crime and punishment) của Cesare

eccaria. Đây được

xem là một trong những cơng trình tiêu biểu ở thế k thứ XVIII, là cơng trình đánh
dấu bước ngo t cho sự ra đời của trường phái tội phạm học cổ điển.


ng đã đề cao

vai trị của hình phạt trong phịng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, ơng cho rằng, cách
tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng,
khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục; đồng thời, cần phải cải


19
thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng hạn chế tính hà khắc và đẩy mạnh việc
đối xử nhân đạo đối với tù nhân [144]. Cơng trình nghiên cứu đã khẳng định rằng
hình phạt khơng phải là biện pháp duy nhất để ph ng ngừa tội phạm và cho rằng,
việc khen thưởng, giáo dục hay ân xá cho tội phạm cũng chính là sự thể hiện chính
sách nhân đạo của nhà nước đối với họ, đồng thời cũng đạt được mục đích ph ng
ngừa tội phạm. Dù khơng liên quan trực tiếp đến đề tài mà người viết nghiên cứu,
nhưng những giá trị mà tài liệu này để lại cũng như hướng tiếp cận nghiên cứu về
tội phạm và hình phạt, trong đó

tưởng về các cách thức để ph ng ngừa tội phạm

như thế nào cho hiệu quả của Cesare

accaria cũng có ích nhiều cho việc nghiên

cứu luận án này.
-

cấp độ luận án, chúng tơi nhận thấy có cơng trình luận án tiến sĩ “Các biện

pháp an ninh: nghiên c u so sánh của pháp luật h nh sự của Pháp và Đ c” (Les
mesures de sûreté: étude comparative des droits pộnaux franỗais et allemand)ca tỏc

gi Jenny Frinchaboy. Ni dung chính mà luận án này đề cập đó là, các biện pháp an
ninh là trọng tâm của chính sách hình sự hiện nay. Trong luật Pháp, vị trí của các biện
pháp này là khơng rõ ràng, vì lợi ích của sự đơn giản hóa đã lựa chọn một hệ thống
đơn theo dõi”, chỉ bao gồm các hình phạt. Ngược lại, luật pháp Đức đã áp dụng một
hệ thống song song”, nơi các hình phạt và các biện pháp an ninh cùng tồn tại trong
khn khổ luật hình sự. Hệ thống này mang lại lợi thế là nhận ra được tính cụ thể của
các biện pháp an ninh, khơng dựa trên tội lỗi của người phạm tội, mà dựa trên mức độ
nguy hiểm của họ. Nghiên cứu so sánh về sự xuất hiện và tính tự chủ của các biện
pháp an ninh, luận án đã kết luận rằng, cần áp dụng một hình thức xử lý hình sự kép
với chế độ pháp lý hoàn chỉnh riêng cho các biện pháp an ninh, tách biệt với chế độ
xử phạt, nhưng theo các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự [152].
ên cạnh các cơng trình sách chun khảo và luận án, trong khoa học luật
hình sự nước ngồi cũng đã có những bài báo nghiên cứu về các

PTP nói chung

đăng trên các tạp chí chun ngành. Có thể thấy những bài báo sau đây:
- ài báo

iện pháp an toàn trong ộ luật h nh sự mới” (Safety measures in

the new criminal code) của Constantin Sima. ài viết bàn về các biện pháp an tồn
trong luật hình sự hiện đại bao gồm: điều trị y tế bắt buộc, nhập viện y tế, cấm hành
nghề, tịch thu đ c biệt hay các biện pháp an toàn khác như: cấm ở lại địa phương
nhất định, trục xuất người nước ngoài và cấm trở về với gia đình, cư trú có thời hạn.
Tác giả cho rằng, nguồn gốc các biện pháp này là do trong xã hội, một số cá nhân
có những thói quen xấu trong cuộc sống, có những sai sót về sinh l hay tình trạng


20

tâm thần mà được cho là nguy hiểm. Vì vậy, thông qua l lịch tư pháp của những
người này, cần áp dụng một biện pháp an toàn vĩnh viễn để họ chấp nhận điều trị
thích hợp. ài viết cũng phân tích, đưa ra hai luồng quan điểm về việc sát nhập hay
không sát nhập biện pháp trừng phạt với biện pháp an toàn. Tác giả cũng nêu ra các
biện pháp an tồn được qui định trong LHS Rumani từ đó kết luận rằng: Ngay cả
khi số lượng các biện pháp an toàn bị hạn chế và đưa ra thêm những hình phạt bao
gồm cả các biện pháp an tồn cũ trong LHS mới thì các nhà lập pháp Rumani vẫn
giữ nguyên quan niệm truyền thống rằng, các biện pháp an tồn như là một phương
tiện loại bỏ tình trạng nguy hiểm và ngăn ch n tội phạm [164].
- ài báo “H nh phạt và các biện pháp h nh sự khác” (Punishment and other
penal measures) của tác giả Maizer Chankseliani. Tác giả đã rất cơng phu và có sự
đầu tư nghiên cứu kĩ lưỡng khi tìm hiểu PLHS của nhiều nước trên thế giới (27
nước) và đã chỉ ra rằng, hình phạt khơng phải là cách duy nhất mà cần có các biện
pháp hình sự khác mang tính chất trừng phạt hay mang tính cải huấn và tác động
giáo dục bên cạnh hình phạt. Tác giả cũng cho rằng: hình phạt và các biện pháp
hình sự khác có điểm chung đều là biện pháp bắt buộc của nhà nước được áp đ t
bởi phán quyết của t a án khi một cá nhân đã phạm một tội ác hay khinh tội. Nhưng
điểm khác là các biện pháp hình sự khác không chỉ áp dụng đối với tội phạm mà
c n đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các biện pháp này có thể được áp dụng
như một loại TNHS, phát sinh từ TNHS và có thể áp dụng đối với cá nhân khơng có
năng lực TNHS hay suy giảm năng lực TNHS 156 .
-

ài báo “Các biện pháp điều trị và an toàn trong pháp luật h nh sự hụy

Sĩ”(Les mesures thérapeutiques et de s reté en droit pénal suisse), của Nicolas
Queloz.

ài báo có góc tiếp cận mới khi đề cập đến các


PTP thông qua một vụ

việc cụ thể, trong đó người thực hiện hành vi phạm tội do đã có triệu chứng của một
loại bệnh rối loạn nên sau đó đã khơng thể tun hình phạt đối với anh ta mà phải
áp dụng một biện pháp điều trị. Trên cơ sở vụ việc này, tác giả đã mơ tả hệ thống
các chế tài hình sự trong luật hình sự Thụy Sĩ, đ c biệt nêu và phân tích các nguyên
tắc, các điều kiện áp dụng của hai nhóm biện pháp xử l khác ngồi hình phạt, đó là
biện pháp điều trị và biện pháp an toàn [158].
22 C

ơ

tr

i

ứu về từ

biệ p

p tƣ p

p ụt ể

- Cơng trình luận án tiến sĩ của tác giả Trần Văn Dũng “ iếp cận so sánh
trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong luật hình sự Pháp và Việt
Nam” (Approche comparative responsabilité pénale des mineurs en droit fran ais et


21

au Vietnam). Tác giả chỉ ra rằng, trong hệ thống các biện pháp giáo dục đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội, các nhà lập pháp hình sự Pháp đ t ra mục đích về tính
hiệu quả của việc giáo dục nên các biện pháp này mang tính linh hoạt, chun
nghiệp và hồn tồn, cịn theo Luật hình sự Việt Nam, các biện pháp này chưa thực
sự linh hoạt, chuyên nghiệp và nhất quán. Theo luật hình sự Việt Nam, biện pháp
giáo dục riêng này là sự kết hợp giữa các biện pháp hình sự với các biện pháp hành
chính: biện pháp buộc phải chịu thử thách, biện pháp giáo dục tại cộng đồng hay
biện pháp cải tạo không giam giữ. Trong khi đó, theo luật hình sự Pháp, các biện
pháp nói trên là các biện pháp giáo dục có tính chất mở với mục tiêu hịa nhập xã
hội gồm các biện pháp giáo dục truyền thống và các biện pháp giáo dục mới [46].
Việt Nam hiện nay, biện pháp này chưa được coi là một biện pháp giáo dục áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, đây cũng là một nguồn tham khảo quý
giá trong việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về các
BPTP áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- ài báo “ hi hành án h nh sựvị thành niên phạm tội

Đ c: giữa một hệ thống

bảo vệ và công lý” (Der Jugendstrafvollzug in Deutschland: zwischen einem
Sicherheitssystem und Gerechtigkeit) của Frieder Dunkel. ài báo đề cập đến các biện
pháp can thiệp của PLHS đối với người dưới 18 tuổi trong thực tế. Công cuộc cải cách
ở Tây Đức từ năm 1970 đã đổi mới bằng cách thực hành tư pháp với các biện pháp
khơng giam giữ mới: hịa giải, q trình đào tạo xã hội, làm việc để mang lại lợi ích
cộng đồng, hỗ trợ giáo dục…Đồng thời bài báo nhấn mạnh chính sách hình sự đối
với người phạm tội trẻ, đó là kết hợp giữa khoan dung và xu hướng hiện tại 145 .
- Bài báo Trách nhiệm hình sự của c ng ty Pháp”(Responsabilité pénale des
enterprises francaises) của Phillipe Xavier Bender. Bài báo phân tích rằng, theo
Điều 121-2 LHS Pháp thì pháp nhân để có tư cách chủ thể chịu TNHS thì cần phải
có tư cách pháp nhân, nếu một nhóm ho c tổ chức khơng có tư cách pháp nhân s
khơng phải là nhân” và cũng có nghĩa khơng phải là chủ thể pháp luật. Trên cơ sở

đó, LHS Pháp cũng qui định, bên cạnh xử phạt tiền là hình phạt chính duy nhất áp
dụng đối với pháp nhân phạm tội, các biện pháp xử l hình sự khác đối với pháp
nhân được qui định tại Điều 131. Chẳng hạn, tại Điều 131-34 của LHS Pháp cho
phép truất quyền thi đấu từ đấu thầu công khai, hay Điều 131-33 cho phép đóng cửa
bắt buộc các cơ sở, đồng thời cấm thực hiện các hoạt động xảy ra trên cơ sở đó phát
sinh từ hành vi phạm tội [167]. Trên thế giới, có nước qui định TNHS của pháp
nhân bao gồm các

PTP trong một văn bản riêng. Chẳng hạn, theo Điều 28 của


22
Luật Trách nhiệm hình sự Cộng hịa Montenegro qui định, Tịa án có thể áp dụng
một ho c nhiều biện pháp an ninh đối với một pháp nhân khi các điều kiện áp dụng
được đáp ứng. Pháp luật một số nước c n quy định các biện pháp cải huấn được coi
như là biện pháp trừng phạt khác bên cạnh hình phạt ho c thay thế cho hình phạt.
- Cơng trình nghiên cứu “Các h nh phạt và các biện pháp

hụy Sĩ” (Les

peines et mesures en Suisse - Système et exécution pour les adultes et les jeunes:
une vue d’ensemble) của

ộ Tư pháp Liên bang và cảnh sát, Văn ph ng Tư pháp

Liên bang của Thụy Sĩ. Cơng trình đã đề cập về m t l luận hệ thống hình phạt và
các biện pháp khác cũng như về vấn đề thi hành các biện pháp này đối với nhiều đối
tượng khác nhau như người bị tâm thần, người nghiện, người thành niên từ đủ 18
tuổi đến 25 tuổi và người dưới 18 tuổi phạm tội. So với hệ thống hình phạt, dường
như các biện pháp khác được các nhà làm luật Thụy Sĩ quan tâm hơn khi có nhiều

quy định cụ thể về nội dung, cách thức và điều kiện áp dụng. Một điểm đáng chú
mà cơng trình đã đề cập đó là các chế tài áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội lại được quy định trong một văn bản luật riêng dành cho người dưới 18 tuổi
phạm tội với tên gọi là các biện pháp bảo vệ. Có thể thấy, các biện pháp này được
áp dụng hầu hết mọi hành vi phạm tội, chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết mới
áp dụng hình phạt 163 .
- áo cáo “Các biện pháp thay thế h nh phạt tù

y Phi- ri n vọng và thách

th c” (Alternatives to imprisonment in East Africa: trends and challenges) do tổ
chức Penal Reform International (PRI) thực hiện.

áo cáo đã phân tích thực trạng

quá tải tại các trại giam ở các nước Tây Phi; khái quát sự phát triển các hình thức
thay thế hình phạt tù ở các nước này, thực tiễn áp dụng và các biện pháp đ c thù của
từng nước.

áo cáo cũng đưa ra những thách thức chính và các khuyến nghị tăng

cường các biện pháp cải tạo tại cộng đồng [160].
Như vậy, ở góc độ nghiên cứu về từng BPTP cụ thể, các cơng trình nước ngồi
cũng đã nghiên cứu về các BPTP áp dụng đối với cá nhân phạm tội hay đối với
pháp nhân phạm tội nhưng chưa nghiên cứu thành một nội dung riêng về các BPTP.
Đây cũng là một khó khăn trong q trình tham khảo kinh nghiệm lập pháp nước
ngoài trong việc hoàn thiện chế định BPTP của tác giả.
3.Đ

i t


i

ứu i

qu

uậ

3.1.
qu
u đư uậ á
p
p á r
Qua nghiên cứu các cơng trình liên quan đến các PTP ở trong và ngoài nước
như đã đề cập ở trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét và đánh giá như sau:


23
* ề các c ng tr nh nghiên c u trong nước:
- Các cơng trình đã đề cập và phân tích một số nội dung về m t l luận của các
BPTP như khái niệm, đ c điểm, tính chất, vai tr của các PTP dưới nhiều góc độ
khác nhau.
- Các cơng trình đã có những đề xuất, những kiến giải lập pháp nhằm hồn
thiện các PTP. Có kết quả đã được ghi nhận và tiếp thu trong quá trình xây dựng
LHS năm 1999, có những đề xuất mang tính khoa học cao và đã được áp dụng
trong việc sửa đổi, ban hành LHS năm 2015.
- Các cơng trình cũng đã nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau và đem đến
cái nhìn đa chiều về các PTP như: nghiên cứu tổng thể hay nghiên cứu từng biện
pháp cụ thể, nghiên cứu về m t l luận hay thực tiễn, nghiên cứu dưới góc độ quyền

con người khi áp dụng các

PTP, nghiên cứu độc lập ho c trong sự so sánh với

pháp luật các nước.
- Một số cơng trình đã cho thấy được quá trình hình thành và phát triển của
các PTP từ giai đoạn trước khi có LHS đầu tiên cho đến nay. Kết quả đó giúp tác
giả nhận thức rõ những yêu cầu, đ i hỏi của nhà làm luật trong q trình hình thành
và hồn thiện hệ thống các PTP đối với người phạm tội nói chung và người chưa
thành niên phạm tội nói riêng trong từng giai đoạn lịch sử và trong từng bối cảnh
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Các cơng trình đã phân tích và phản ánh phần nào thực trạng, những hạn chế,
bất cập trong thực tiễn lập pháp và thực tiễn áp dụng các PTP. Trên cơ sở đó, tác giả
có thể so sánh, đối chiếu với qui định của PLHS hiện hành nhằm chỉ rõ những ưu và
nhược điểm của các biện pháp này, đồng thời tăng cường và thúc đẩy việc áp dụng
các biện pháp này một cách có hiệu quả trong thời gian tới ở Việt Nam.
Những kết quả trên đây cũng giúp cho tác giả luận án có cái nhìn tồn diện khi
đánh giá các BPTP trong PLHS Việt Nam, đồng thời tiếp thu những quan niệm
khoa học về khái niệm BPTP, về đ c điểm, vai trò của các BPTP s được đề cập
trong chương l luận của luận án.
c n những nội dung có nhiều

ên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu vẫn

kiến khác nhau:

- Thứ nhất là vấn đề về hình thức thực hiện TNHS của BPTP. Có quan điểm
cho rằng biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa, BTTH không thuộc nội dung của TNHS
m c dù được LHS quy định, do cơ quan tư pháp áp dụng đối với người phạm tội
ho c người có trách nhiệm BTTH do tội phạm gây ra. Không tách


PTP này ra

khỏi nội dung của TNHS có thể đưa đến việc miễn TNHS, đồng thời dẫn đến việc


24
miễn cả TNDS. Quan điểm c n lại cho rằng vẫn coi đây là một

PTP, thuộc nội

dung của TNHS.
- Thứ hai là vấn đề về quy định PTP trong văn bản pháp luật. Có quan điểm
cho rằng các biện pháp xử l đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó bao gồm
cả các

PTP nên được quy định trong một văn bản riêng dành cho người dưới 18

tuổi phạm tội.Trong khi đó, những

kiến khác cho rằng bên cạnh hình phạt, các

PTP là một phần của TNHS nên việc quy định trong LHS là hợp l hơn và cũng
thuận tiện hơn trong việc áp dụng các chính sách xử l người thành niên và người
chưa thành niên phạm tội.
- Thứ ba là về vấn đề xây dựng khái niệm khoa học BPTP. Có quan điểm cho
rằng khơng cần định nghĩa khái niệm các

PTP trong


LHS vì việc liệt kê từng

PTP cụ thể chính là dạng của định nghĩa liệt kê và quá rõ ràng, dễ hiểu rồi. Trong
khi đó các quan điểm khác liên quan đến việc đề xuất hoàn thiện chế định các PTP
lại cho rằng cần phải có một điều luật riêng định nghĩa về PTP giống như điều luật
định nghĩa về hình phạt.
* ề các c ng tr nh nghiên c u

nước ngồi:

-Các cơng trình đã chỉ ra rằng, mỗi nước qui định về các biện pháp hình sự
khác ngồi hình phạt này là khác nhau, tên gọi của các biện pháp cũng khơng giống
nhau. Ngồi ra, có nước qui định các biện pháp này ở trong LHS, có nước lại qui
định ở trong các văn bản luật chun ngành khác.
- Các cơng trình đã có sự so sánh PLHS của các nước với nhau để chỉ ra được
những điểm tương đồng và khác biệt trong việc qui định và áp dụng các PTP. Có
nước coi đó là các biện pháp độc lập bên cạnh hình phạt; có nước m c dù coi đó là các
biện pháp bảo đảm an tồn hay biện pháp an ninh và khơng có tính trừng trị như hình
phạt, nhưng lại được xem xét như là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Qua đó,
người viết luận án có thể nhận thức được vai tr của các biện pháp tương tự trong luật
hình sự các nước trên thế giới, trên cơ sở đó làm sáng tỏ hơn vai tr của các PTP
trong luật hình sự Việt Nam.
- Các cơng trình đã đ c biệt quan tâm đến hệ thống tư pháp hình sự đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội. Qua đó có thể thấy, PLHS các nước ln có một cơ chế
pháp l toàn diện, đầy đủ và độc lập để bảo vệ quyền lợi của người dưới 18 tuổi phạm
tội, hướng tới mục đích giáo dục, cải tạo và h a nhập xã hội của đối tượng này.
Qua việc đánh giá các cơng trình nước ngồi nói trên, bước đầu chúng tơi nhận
thấy có thể tiếp thu và kế thừa một số nội dung như: cách quy định PTP trong các văn



25
bản pháp luật, đối tượng có thể áp dụng PTP, mục đích của việc áp dụng các PTP
và quan điểm của các nước trên thế giới về vị trí của PTP trong hệ thống các bện
pháp cưỡng chế hình sự. Những vấn đề này s được đề cập trong mục nghiên cứu quy
định PLHS một số nước trên thế giới về

PTP và ở mục các giải pháp hoàn thiện

PLHS về các PTP.
32 N ữ
tụ

i

vấ

ề i

qu

uậ

ƣ

ƣợ

iải quy t o

ti p


ứu

Từ những tài liệu tham khảo phản ánh tình hình nghiên cứu về chế định BPTP
trong Luật hình sự Việt Nam như đã trình bày ở trên, người viết nhận thấy rằng, trước
hết, các cơng trình nghiên cứu chưa đi sâu phân tích thực trạng lập pháp của các BPTP,
nhất là các PTP đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và đối với pháp nhân thương mại
phạm tội, chưa thực sự làm rõ ho c chưa có sự thống nhất trong việc xác định tính chất
của các BPTP, vị trí của các biện pháp này trong hệ thống các biện pháp hình sự áp
dụng đối với các chủ thể phạm tội cũng như vai tr của các biện pháp này đối với việc
xử l tội phạm, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Trong khi

LTTHS năm 2015,

LDS năm 2015, LTHAHS năm 2019, Luật xử l vi phạm hành chính năm 2012 và
một số văn bản hướng dẫn dưới luật về các PTP cũng vừa mới được sửa đổi ho c
ban hành mới, việc nghiên cứu dưới góc độ l luận làm cơ sở cho việc áp dụng các
biện pháp này trong thực tiễn là điều thực sự cần thiết mà các công trình khác chưa
làm được và chưa nghiên cứu đến. Ngồi ra, tính đến thời điểm mà người viết luận án
nghiên cứu, các cơng trình nói trên vẫn chưa nêu và phân tích được những điểm mới
về các PTP áp dụng đối với người phạm tội trong LHS năm 2015, chưa giải thích
được l do tại sao khơng coi Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là PTP nữa.
Những vấn đề cịn có những quan điểm, ý kiến, đánh giá khác nhau cần phải
tiếp tục nghiên cứu s được luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết bao gồm:
- Những vấn đề l luận về các PTP trong luật hình sự Việt Nam, làm rõ khái
niệm, đ c điểm, vai tr và phân loại các PTP và phân biệt PTP với hình phạt để
làm sáng tỏ mục đích,

nghĩa của việc quy định các PTP trong PLHS Việt Nam.

- Các giai đoạn lập pháp hình sự Việt Nam qui định về các

phong kiến Việt Nam cho đến trước khi ban hành

PTP từ thời kỳ

LHS năm 2015 để cho thấy

được tính kế thừa về m t lập pháp hình sự.
- Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới để rút ra
được những nét tương đồng và khác biệt về quy định của PLHS, làm rõ được những


×