Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.8 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ HẢI DOAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ HẢI DOAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS VŨ TRỌNG HÁCH



HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và được trích dẫn đúng quy định. Những kết luận khoa học của luận văn
(ngồi phần trích dẫn) chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa
học nào.
Người cam đoan

Trần Thị Hải Doan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Những khái niệm cơ bản về giảm nghèo bền vững
1.2. Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững
1.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
1.4. Những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững
1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số

địa phương khác
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững
2.2. Kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững
2.3. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
2.4. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
3.2. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
8
8
16
17
21
25
37
37
43
54
60
72


72
87
98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNH

Cơng nghiệp hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSXH

Chính sách xã hội

DN

Doanh nghiệp


ESCAP

Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

HĐH

Hiện đại hóa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNBV

Giảm nghèo bền vững

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KTXH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

TBXH


Thương binh và Xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chủ trương, chính sách lớn của
Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người
nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn
và thành thị, giữa các v ng, các dân tộc và các nhóm dân cư đồng thời thể
hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
mà Việt Nam đã cam kết.
Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và các chương trình, chính sách về giảm nghèo đã tạo
điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản cơ sở hạ
tầng (CSHT) của các huyện, xã nghèo được tăng cường đời sống người
nghèo được cải thiện rõ rệt. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua
được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm
nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm
sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao chênh lệch
giàu - nghèo giữa các v ng, nhóm dân cư vẫn cịn khá lớn, đời sống người
nghèo nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, v ng
cao, v ng đồng bào dân tộc thiểu số việc thực hiện chính sách giảm nghèo

trên thực tế cịn nhiều bất cập, chính sách giảm nghèo cịn chồng chéo, phân
tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích
cực vươn lên thoát nghèo cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn
nhiều hạn chế… dẫn đến kết quả giảm nghèo tại một số địa phương chưa
phản ánh đúng thực chất đời sống của người nghèo. Đây là vấn đề thách thức
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và trở thành mối quan tâm
chung của toàn xã hội.

1


Thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015, trong 5
năm qua, tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, lồng ghép
Chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
hướng vào mục tiêu giảm nghèo nên đã giảm được 36.396 hộ nghèo, đưa tỷ lệ
hộ nghèo của tỉnh từ 10,99% (cuối năm 2010) giảm xuống còn 3,27% (cuối
năm 2015), hồn thành mục tiêu chương trình đề ra. Tuy nhiên, việc triển khai
thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số địa phương còn những hạn chế
nhất định dẫn đến kết quả giảm nghèo của tỉnh chưa thực sự bền vững cịn có
các hộ thốt nghèo có mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo, hộ tái nghèo…
chênh lệch giàu - nghèo giữa các v ng, nhóm dân cư vẫn cịn khá lớn, đời
sống người nghèo nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đồng thời với mong muốn tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo của tỉnh trong tình hình mới, tơi lựa
chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh
Hải Dương” làm luận văn Thạc sĩ Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tích cực hành động nhằm xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ có tính phổ
biến tồn cầu, thu hút sự quan tâm không chỉ của các quốc gia, mà còn của
các tổ chức quốc tế. Đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về giảm nghèo

ở các góc độ khác nhau. Dưới đây là một số cơng trình tiêu biểu:
- Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở
Việt Nam, 2001 .
- Nguyễn Thanh Bằng, Giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, 2015.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là GNBV trên địa bàn một tỉnh. Cụ thể là
nghiên cứu những biện pháp, cơ chế, chính sách mà chính quyền cấp tỉnh thực
hiện trong việc giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

2


- Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hịa, Phân hóa giàu - nghèo ở một số quốc
gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 1999.
- Trần Thị Hằng, Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay”, 2001.
- Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Xóa đói, giảm nghèo
vùng dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận, 2001.
- Ngô Quang Minh, Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xóa đói
giảm nghèo trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam”,
1999.
- Ngân hàng Thế giới, Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam, 2004.
- Nguyễn Văn Thường, Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ
đổi mới, 2004.
- Võ Phương Thủy, GNBV ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2015.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
tình trạng nghèo và hoạt động GNBV ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Chủ thể tiến hành các biện pháp giảm nghèo cho người dân là bản thân hộ gia
đình, các cấp chính quyền huyện, xã và các tổ chức đoàn thể của cấp huyện.
- Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Giảm nghèo ở Việt Nam, thành
tựu và thách thức, 2011.

- Thái Phúc Thành, Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền
vững ở Việt Nam, 2014.
- Lê Quốc Lý, NXB Chính trị Quốc gia, Chính sách xóa đói giảm nghèo,
thực trạng và giải pháp, 2012.
- Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012.

3


- Nguyễn Thế Tân, Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính
quốc gia, 2015.
Nhìn chung, các cơng trình đã đi sâu phân tích vấn đề giảm nghèo ở các
địa bàn, phạm vi và dưới nhiều góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn.
Với một số cơng trình nghiên cứu như trên, tác giả có kế thừa những vấn đề
mang tính lý luận nhưng không tr ng lặp với các công trình đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc thực hiện
chính sách giảm nghèo tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất một số giải pháp
thực hiện có hiệu quả chính sách GNBV trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên
nhân làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực
hiện chính sách giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tiếp theo.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả chính sách

GNBV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo,
GNBV, trong đó tập trung nghiên cứu q trình thực hiện chính sách giảm
nghèo, các chủ thể tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo, từ đó đánh giá
một cách tồn diện về hiệu quả của việc triển khai chính sách này trong thực

4


tế, tác động của chính sách đến đời sống người dân và sự phát triển KTXH
của địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc triển khai thực
hiện chính sách GNBV trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững từ năm 2012 đến năm 2016 Phương hướng hoàn thiện giai
đoạn 2017 - 2022.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản
của việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm
nghèo, GNBV.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, tài liệu: thu thập các thông
tin, dữ liệu liên quan đến GNBV từ kết quả công bố của các cơ quan quản lý
nhà nước, sách, báo, tài liệu, các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, các thơng
tin có chọn lọc trên mạng internet…
- Phương pháp tổng hợp, thống kê so sánh: Trên cơ sở thông tin, số liệu,
dữ liệu, tài liệu đã thu thập được, tác giả tổng hợp kết quả, đối chiếu, so sánh với
kết quả trước đó, hoặc với những v ng, địa phương có điều kiện, tương đồng.

5


- Phương pháp quan sát: Tác giả có trải nghiệm và quan sát thực tế điều
kiện sinh hoạt, mức sống của một số người nghèo, gia đình hộ nghèo cũng
như việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước của bản thân người
nghèo, hộ nghèo.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở thơng tin, dữ liệu, kết quả
tổng hợp, so sánh c ng với những hình ảnh và cảm nhận quan sát được trên
thực tế mới đi đến những phân tích, đánh giá được sử dụng trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc hơn
những nội dung cụ thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về GNBV. Đề tài còn cung cấp các tư liệu, số liệu cụ thể trong việc
triển khai chính sách giảm nghèo để từ đó đi sâu nghiên cứu những vấn đề về
“đói nghèo” và “GNBV” tại địa phương nhằm bổ sung thêm về mặt lý luận
trong các nghiên cứu cũng như để góp phần giúp các nhà quản lý hoạch định
các chính sách cụ thể nhằm mục tiêu GNBV. Đề tài cũng có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo cho các địa phương và các nhà nghiên cứu đối với lĩnh vực
nêu trên.
6.2. Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ được sử dụng vào thực tiễn quá
trình triển khai, thực hiện chính sách GNBV những giai đoạn tiếp theo, phát
huy những kết quả đạt được, khắc phục những mặt hạn chế, tập trung thực
hiện tốt các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả chính sách GNBV, chống
tái nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội, đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đi
vào cuộc sống. Việc thực hiện tốt đề tài trên cịn có thể giúp khái quát được

6


một mơ hình giảm nghèo chung, từ đó áp dụng tại các địa phương tương đồng
về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nguồn lực thực hiện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

7


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Những khái niệm cơ bản về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Khái niệm nghèo

- Khái niệm nghèo của một số tổ chức quốc tế:
Nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính chất tồn cầu. Nó
khơng chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà cịn tồn tại
ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu
và tổ chức quốc tế đưa ra các khái niệm khác nhau về nghèo, song nhìn
chung, các khái niệm này khơng có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất
để xác định nghèo trong các khái niệm là mức thu nhập hay chi tiêu tối thiểu
mà hộ gia đình có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con
người về ăn, ở, mặc, y tế, văn hóa, giáo dục, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác
nhau giữa các khái niệm là mức đo lường độ thỏa mãn cao hay thấp, mà điều
đó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục, tập
quán của từng quốc gia, v ng lãnh thổ.
Theo quan điểm của Liên hợp quốc: Người nghèo là những người có
thu nhập dưới đường ranh giới nghèo (gọi là ngưỡng ngèo), được xác định
bằng số tiền chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở,… mà trước mắt là
lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống với mức tiêu d ng nhiệt lượng từ
2.100 - 2.300 calo/người/ngày.
Theo ESCAP, có hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng
và khơng có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu
cầu cơ bản tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh

8


hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường. Nhu cầu này cũng có sự thay đổi,
khác biệt ở từng quốc gia, v ng lãnh thổ. Trên thực tế, một bộ phận dân cư
nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói.
+ Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Nghèo tương đối gắn liền với

sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung
bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng, việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có thể làm, cịn nghèo tương
đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn
khoảng cách chệch lệch giàu – nghèo.
Khái niệm nghèo tuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ
giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó, người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là
nước có thu nhập bình qn đầu người rất thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp,
CSHT và mơi trường yếu kém, có vị trí khơng thuận lợi trong giao lưu với
cộng đồng quốc tế. Còn trong đấu tranh chống nạn nghèo đói, người ta d ng
khái niệm nghèo tương đối. Như vậy, khái niệm nghèo mang tính chất tương
đối cả về không gia và thời gian.
- Khái niệm nghèo của Việt Nam:
Theo khái niệm của ESCAP, các quốc gia khác nhau thì mức độ nghèo
là khác nhau. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và mức thu
nhập của người dân trong những năm qua, thì khái niệm nghèo được xác định
như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện, khả năng
thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức
sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Hiện nay, Bộ Lao động, TBXH đưa ra khái niệm nghèo ở Việt Nam
như sau:

9


+ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện, khả năng
thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức
sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
+ Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và
không đủ ấm, khơng có khả năng phát triển sản xuất.

+ Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, khơng có hoặc rất
thiếu những CSHT thiết yếu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ m chữ cao.
+ Vùng nghèo là chỉ những địa bàn rộng, nằm ở những khu vực khó
khăn, hiểm trở, giao thơng khơng thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ nghèo cao.
1.1.2. Khái niệm chính sách giảm nghèo bền vững
- Chính sách: “Chính sách” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong
các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Tuy
nhiên đây cũng là thuật ngữ khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng.
Theo Từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary) “chính sách” là
“một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền,
đảng, nhà cai trị, chính khách...”. Theo Hugh Heclo (năm 1972): Chính sách
có thể được xem như là một đường lối hành động hoặc khơng hành động thay
vì những quyết định hoặc hành động cụ thể Smith (năm 1976) cho rằng:
“khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc
khơng hành động, thay vì những tác động của các lực lượng có quan hệ với
nhau”. Quan niệm khác lại cho rằng: chính sách là những hành động có tính
tốn của chủ thể để đối phó với đối tượng quản lý theo hướng đồng thuận hay
phản đổi.
Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của Nhân dân, ban hành
chính sách để mưu cầu lợi ích cho cộng đồng xã hội. Chính sách của Nhà
nước không chỉ tác động đến một khu vực, một bộ phận dân cư nhất định, mà
tác động rộng khắp đến mọi đối tượng, mọi quá trình trên phạm vi toàn quốc.

10


Tác động của nhà nước đến các đối tượng có thể mang tính chính trị, hành
chính, kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép vào các cơ chế quản lý điều hành
thống nhất. Đồng thời, trong những thời kỳ phát triển khác nhau, chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước cũng có sụ thay đổi một cách thích hợp, vì thế mà

quan niệm về chính sách do nhà nước ban hành cũng được tiếp cận từ các góc
độ khác nhau.
Cụm từ “chính sách” khi gắn với vai trị, chức năng của “khu vực
cơng” được gọi là chính sách cơng .
- Chính sách cơng: Thomas Dye (năm 1972) định nghĩa về chính sách
cơng như sau: “Chính sách cơng là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm
hoặc khơng làm”. James Anderson (1984) cho rằng: “Chính sách cơng là
đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp
các nhà hoạt động chính trị để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề
cần quan tâm”. B.Guy Peters (năm 1990) định nghĩa: “Chính sách cơng là
tồn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián
tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách t y thuộc vào tính chất của đường lối nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa...”.
Từ những cách tiếp cận trên đây, có thể đưa ra khái niệm về chính sách
cơng như sau [195]:
Chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện
bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó
định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội.

11


- Chính sách giảm nghèo bền vững:

+ Giảm nghèo bền vững là mục tiêu cần hướng tới của các quốc gia
trên thế giới nhằm chống lại tái nghèo hoặc giảm nghèo không ổn định. Ở

Việt Nam, GNBV là hướng tới việc “cải thiện và từng bước nâng cao điều
kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số,
người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an tồn khu, xã, thơn, bản
đặc biệt khó khăn, v ng bãi ngang ven biển và hải đảo tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ, tồn diện về cơng tác giảm nghèo ở các v ng nghèo góp phần thu
hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa
các v ng, các dân tộc và các nhóm dân cư”.
GNBV chính là hoạt động làm cho người nghèo thoát khỏi nghèo khổ
cả về vật chất, về văn hóa, tinh thần bảo đảm khơng bị tái nghèo và vươn lên
mức sống trung bình, khá giả.
+ Chính sách GNBV là một loại chính sách cơng, là sự tác động có chủ
đích của nhà nước thơng qua việc ban hành những chính sách có liên quan với
nhau tác động lên đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, những v ng, khu vực,
địa bàn có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn hướng tới mục tiêu
GNBV, nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
Chính sách GNBV thể hiện sự sự nỗ lực của Nhà nước, của toàn xã hội
và tự thân người nghèo để từng bước giảm số hộ nghèo ở địa phương trong
từng thời kỳ xác định, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng tái
nghèo và hạn chế phát sinh hộ nghèo mới.
Tác động của Nhà nước và xã hội thơng qua các chính sách, như: chính
sách tín dụng đối với hộ nghèo hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo
việc làm hỗ trợ pháp lý, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ hỗ trợ nhà
ở hỗ trợ tiền điện trợ cấp khó khăn đột xuất... nhằm cải thiện điều kiện sống,
động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo.

12


Sự nỗ lực của người nghèo thể hiện trên các phương diện: Không trông
chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của bên ngoài, quyết tâm vươn lên tiếp nhận sự hỗ

trợ một cách tích cực xóa bỏ những thói quan tiêu cực,…
Trong mỗi giai đoạn, với mức độ phát triển kinh tế, thu nhập bình qn
tồn xã hội được nâng lên, phúc lợi xã hội và đời sống tinh thần được nâng
lên thì chuẩn nghèo cũng được điều chỉnh theo. Vì thế, trong thời kỳ ổn định
của chuẩn nghèo, cần có sự tác động, những giải pháp để các hộ đã thốt khỏi
ngưỡng nghèo khơng bị nghèo trở lại. Tức là cần có sự tác động tiếp, hỗ trợ
tiếp để họ “ra xa ranh giới nghèo”. Những hộ đang ở diện cận nghèo cũng cần
có sự tác động hỗ trợ hợp lý để họ không bị rơi vào ngưỡng hộ nghèo. GNBV
cần những tác động như vậy.
1.1.3. Đặc điểm của chính sách giảm nghèo bền vững
- Chính sách GNBV là một chính sách cơng do Nhà nước ban hành
theo một trình tự, thẩm quyền, thủ tục quy định, thể hiện ý chí chính trị của
Nhà nước trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo. Trên cở sở quan điểm, chủ
trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, GNBV từng bước được xác lập,
làm rõ và hiện thực hóa trên thực tế qua sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này được thực hiện thông qua việc ban hành
các chính sách hướng tới các đối tượng bị thua thiệt, áp dụng cho những
v ng, miền chịu nhiều khó khăn, khơng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội do thiên tai, xa các trung tâm kinh tế - xã hội bằng các biện pháp đầu tư
đặc biệt, các chủ trương, chính sách ưu đãi; các nguồn lực đầu tư cho xóa đói,
giảm nghèo từ ngân sách nhà nước từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc
tế… nhằm mục tiêu hướng tới sự phát triển chung của tồn xã hội.
- Chính sách GNBV mang tính hệ thống, đồng bộ, thể hiện ở tập hợp
các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ trung ương đến địa phương qua
các giai đoạn, thời kỳ khác nhau và có sự thống nhất giữa các mục tiêu và

13


biện pháp thực hiện trong mỗi chính sách được ban hành nhằm hướng đến

mục tiêu chung là GNBV.
- Chính sách GNBV mang tính ổn định ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ
nhất định. Với sự vận động và phát triển của xã hội, chính sách GNBV của
nhà nước có sự thay đổi theo thời gian, có sự điều chỉnh về mục tiêu, biện
pháp ph hợp với điều kiện thực tế hoặc định hướng chính trị của Đảng cầm
quyền, điều đó thể hiện sự năng động, nhạy bén trước xu thế tồn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng như hiện nay.
- Chính sách GNBV là sản phẩm của hoạt động quản lý nhà nước, đồng
thời là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội. Chính sách
GNBV được ban hành, triển khai thực hiện thể hiện kết quả hoạt động của cơ
quan nhà nước ở mỗi thời kỳ khác nhau. Chất lượng chính sách thể hiện qua
các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kỳ cũng như biện pháp, cách
thức triển khai sẽ được người dân đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nếu các mục tiêu trong chính sách GNBV do Nhà nước đề xuất ph hợp với
nguyện vọng chính đáng của người dân, giúp cải thiện điều kiện sống của
người dân thì sẽ được hưởng ứng thực hiện, ngược lại, nếu các mục tiêu
GNBV không cụ thể, rõ ràng, không ph hợp với nguyện vọng của người dân,
khơng vì lợi ích cộng đồng, khơng làm cho đời sống của người dân tốt hơn,
khơng đóng góp cho sự phát triển KTXH sẽ không được người dân chấp
nhận, do đó khơng có tính khả thi.
Đồng thời, thơng qua thực hiện chính sách GNBV, Nhà nước thiết lập
cơng cụ quản lý thơng qua luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và các nguồn lực công trong xã hội giúp nhà nước quản lý xã hội tốt
hơn, đồng thời khuyến khích các chủ thể thuộc các tầng lớp dân cư khác nhau
trong xã hội tích cực tham gia vào q trình vận động của chính sách, giúp
chính sách GNBV được triển khai có hiệu quả trong thực tế.

14



1.1.4. Yêu cầu của chính sách giảm nghèo bền vững
- Thứ nhất, giảm nhanh số hộ nghèo, không để hộ nghèo rơi vào tình
trạng đói khổ. Đây là u cầu quan trọng nhất, bằng những tác động cụ thể,
giải pháp ph hợp tác động vào các nhóm hộ nghèo có thể thoát nghèo để họ
tự vươn lên thoát nghèo. Những hộ khơng có khả năng thốt nghèo thì cần có
chính sách hộ trợ từ Nhà nước, từ cộng đồng để họ khơng bị đói, khổ, bảo
đảm có mức sống tối thiểu (thơng qua chính sách an sinh xã hội).
- Thứ hai, khơng để các hộ đã thốt nghèo tái nghèo. Muốn thực hiện
được yêu cầu này, các hộ đã thoát nghèo cần được tiếp tục quan tâm giúp đỡ
họ để họ thốt xa ngưỡng nghèo bảo đảm duy trì sự bền vững thơng qua hoạt
động lao động sản xuất có thu nhập của hộ gia đình.
- Thứ ba, khơng để các hộ diện cận nghèo rơi vào ngưỡng nghèo. C ng
với điều tra, đánh giá xác định hộ nghèo là việc xác định hộ cận nghèo. Đối
với các hộ diện này, cũng cần có các giải pháp hỗ trợ để họ có thu nhập tăng
lên tự đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống một cách vững chắc để
không bị rơi vào ngưỡng nghèo.
- Thứ tư, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự xã hội ở địa phương.
Trong quá tình thực hiện những giải pháp hỗ trợ người nghèo, dễ phát sinh
những mâu thuẫn nội bộ nhân dân, vì việc xác định hộ nghèo chỉ mang tính
chất tương đối, sự phân biệt rạch rịi nghèo, cận nghèo, khơng nghèo,... là
rất khó. Do đó, ngay từ việc đánh giá xếp loại hộ nghèo, cận nghèo, đến khi
thực hiện các chính sách trợ giúp cần sự cơng khai, minh bạch, sự chia sẻ
trong cộng đồng dân cư để đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự xã hội ở
mỗi địa phương.
- Thứ năm, chính sách GNBV phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương. Hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất cũng chính là một hình thức
phát triển sản xuất.

15




×