Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá chùm ngây đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải xanh tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

Khoa Nơng Học

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá Chùm ngây đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải xanh
tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Phù Hoàng Diệu Phương
Lớp: Khoa Học Cây Trồng 51
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Cơ
Bộ môn: Khoa học cây trồng

HUẾ, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

Khoa Nơng Học

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá Chùm ngây đến khả năng


sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải xanh
tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Phù Hoàng Diệu Phương
Lớp: Khoa Học Cây Trồng 51
Thời gian thực hiện: Tháng 1 – tháng 5/2021
Địa điểm thực hiện: Hương Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Cơ
Bộ môn: Khoa học cây trồng

HUẾ, NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này ngồi sự cố gắng, nổ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà trường, gia đình, q
thầy cơ và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Nông Lâm Huế, ban chủ
nhiệm Khoa Nông học cùng với bộ môn Khoa học cây trồng đã tạo điều kiện
cho tơi được thực hiện và hồn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Huế đã dạy dỗ, cho
tôi những kiến thức q giá, giúp tơi hồn thành Khóa luận tốt nghiệp tốt đẹp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Quang
Cơ, người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn chun mơn và giúp đỡ và chỉ ra
những sai sót kịp thời cho tơi sửa chữa để tơi có thể hồn thành bài Khóa luận
tốt nghiệp này.
Trong q trình hồn thành Khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế vì vậy tơi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy
cô giáo và bạn đọc để bản Khóa luận này được hồn thiện hơn.

Sau cùng, tơi xin kính chúc q thầy cơ trong khoa Nơng học và Trường
Đại Học Nông Lâm Huế thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 7 tháng 6 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Phù Hoàng Diệu Phương

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

DANH MỤC CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

CT

Cơng thức

TB

Trung bình

Đ/C

Đối chứng


LSD

Giá trị tới hạn cho sự so sánh ở mức 95%

NST

Ngày sau trồng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSKT

Năng suất kinh tế

NNK

Những người khác

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
( Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

VCR

Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế
MỤC LỤC



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là một loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng
ngày của mọi người. Sau khi giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, ngành
nông nghiệp sản xuất rau quả ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội,
góp phần đáng kể trong quá trình xây dựng và phát triển nơng thơn mới theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao đời sống nhân dân. Khi lương
thực và các thức ăn giàu đạm đã đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng
rau lại càng gia tăng. Rau xanh được xem như một nhân tố tích cực trong cân
bằng dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, sắc đẹp và kéo dài tuổi thọ, rau cung cấp
cho cơ thể những chất quan trọng như: Protein, muối, acid hữu cơ và đặc biệt
trong loại thực phẩm này chứa hầu hết các loại vitamin, khoáng tự nhiên cần nạp
vào cơ thể hàng ngày bao gồm vitamin C, canxi, sắt, vitamin B5, B6… mà
không phải loại thực phẩm nào cũng có được. Đó là những chất cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của cơ thể.
Rau hữu cơ đang là xu hướng tiêu dùng thực phẩm của thế giới. Ở Việt
Nam, xu hướng dùng thực phẩm hữu cơ đang ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Ngoài là nguồn thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe cho người dùng, việc ni
trồng thực phẩm hữu cơ cịn giúp bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái và
bảo tồn sự đa dạng của sinh học.
Việt Nam là một nước có truyền thống sản xuất rau, có điều kiện khí hậu,
đất đai phù hợp với hầu hết các loại rau trồng trên thế giới, nên có thể sản xuất
quanh năm. Sản xuất rau đã và đang trở thành ngành sản xuất tiềm năng phục vụ
nhu cầu sống của con người và nâng cao kinh tế xã hội.
Trong số các loại rau ăn lá, đã và đang được trồng tại Việt Nam, cải xanh
là loại cây trồng được trồng phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao lại có đặc điểm
sinh trưởng như: Cây thấp, bộ rễ ngắn, ăn nơng, diện tích gieo trồng nhỏ, có thể

trồng dày, có khả năng cho năng suất cao, thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh
thái, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày. Bên cạnh đó, giá cây cải xanh
tương đối phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng nên rất được ưa
chuộng ở thị trường miền Trung.
Tuy nhiên, cũng như nhiều loại cây trồng khác, rau cải xanh khá mẫn cảm
với chế độ dinh dưỡng khoáng và việc tồn dư các dư lượng hóa học trên các sản
5


phẩm đang được quan tâm. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu các loại phân bón lá đến
sinh trưởng phát triển và năng suất cũng như vấn đề an toàn trong sản phẩm là
rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của phân bón lá Chùm ngây đến khả năng sinh trưởng, phát triển
và năng suất của rau cải xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2. Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài
Nhằm xác định được ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải xanh.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau cải xanh
khi sử dụng các loại phân bón lá khác nhau, từ đó xác định được loại phân bón
lá thích hợp cho cây rau cải xanh.
- Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng liều lượng phân bón lá
cho rau cải xanh tại địa phương.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được tác dụng cũng như hiệu quả kinh tế của các loại phân bón
lá đến rau cải xanh.
- Xác định được loại phân bón lá mang lại hiệu quả nhất.

- Kết quả nghiên cứu cung cấp một số dẫn liệu khoa học về vai trị tác
dụng của phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất rau cải xanh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để sử dụng các loại phân bón lá cho cây cải
xanh một cách hợp lý, có hiệu quả. Đồng thời là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu
ứng dụng cho những vùng trồng rau khác có điều kiện tương tự.

6


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về cây cải
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại
* Nguồn gốc
Theo Viện sĩ N.I.Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải
trắng, cải xanh phát sinh từ Trung Quốc. Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ củ cải trắng
có nguồn gốc phát sinh từ Trung tâm Địa Trung Hải (Trần Văn Minh, 2006).
* Phân bố
Rau cải có nguồn góc từ Địa Trung Hải ưa khí hậu ơn đới. Từ lâu rau cải
và cải bẹ trắng được trồng ở Hy Lạp, La Mã trước thế kỉ X và các nước bắc Địa
Trung Hải và từ đó lan truyền đi khắp các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái
Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc…. Ở Việt Nam được trồng nhiều ở Hà Nội, Bắc Ninh,
Thừa Thiên Huế.
* Phân loại
Họ cải (Brassicaceae) có khoảng 375 chi và 3200 lồi. Chi Brassica chứa
khoảng 100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ cải,
cải mù tạt. Số nhiễm sắc thể trong họ cải dao động từ 2n=8 đến 2n=256 (Lysak và
nnk, 2005; dẫn theo Abdul và nnk, 2012). Ở nước ta họ cải có 6 chi và độ 20 loài.
Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng, màu sắc…các

giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm.
* Nhóm cải bẹ (Brassica campesrisL).
Nhóm cải bẹ cịn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa). Nhóm cải
này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 22°C do đó trồng thích
hợp trong vụ Đơng Xn. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn.
Năng suất của một cây có thể 2 - 4kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến lúc
thu hoạch từ 120 -160 ngày.
* Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L)
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có
khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân
Hè và Thu Đông. Cải xanh có cuống hơi trịn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp,
bản lá mỏng cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm, ăn có vị cay nên
gọi là cải cay, dễ để giống.
7


* Nhóm cải thìa/cải trắng (Brassica chinensis L)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng,
phiến lá hơi trịn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 27°C) nên có
thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gain sinh trưởng ngắn sau trồng
30 - 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại
rau khác và cải xanh chống giáp vụ rau (Lê Thị Khánh, 2008).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học rau cải xanh
Cây cải xanh là cây thân thảo hằng năm. Rễ cây cải thuộc bộ rễ chùm,
phân nhánh, bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0
-20cm. Lá cải mọc đơn, những lá dưới thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ
lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá
hoại. Hoa có dạng chùm, khơng có lá bắc, hoa nhỏ, đều. Bộ nhị gồm hai lá nỗn
dính bầu trên, một ơ về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ơ, mỗi ơ có
hai hoặc nhiều nỗn. Quả thuộc loại quả giác (khi chín tự tách vỏ, hạt rơi rụng).

Hạt có phối lớn và cong, nghèo nội nhũ (Lê Thị Khánh, 2008).
Cải có nguồn gốc ơn đới nên u cầu ánh sáng thích hợp với thời gian
chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng phát triển là 15 - 220C, lượng nước trong cây rất cao chiếm 80 - 90% do
đó cải cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển tuy nhiên nếu mưa kéo dài
hay ngập úng đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, hàm lượng Protein thấp
không chứa chất béo rất tốt cho sức khỏe của con người.
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Cây cải có nguồn gốc vùng ơn đới, ưa khí hậu mát lạnh. Tuy
nhiên, trong qua trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa, ngày nay cây cải có thể
trồng được trên vùng khí hậu khác nhau. Cây cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ 23°C, quá trình nảy mầm chậm. Ở nhiệt độ 18 - 20°C chỉ có 2 - 3 ngày. Nhiệt độ
sinh trưởng và phát triển là từ 15-22°C, cho giai đoạn hai lá mầm 12 - 15°C, giai
đoạn ra hoa từ 15 - 18°C. Với u cầu này cây cải thích hợp với vụ Đơng Xuân.
- Ẩm độ: Cũng như các loại rau nói chung cây cải rất cần nhiều nước để
sinh trưởng, phát triển, lượng nước trong cây rất cao75 - 95%. Cây có bộ lá lớn,
diện tích lá lớn nhưng lá mỏng nên tốc độ thoát hơi nước từ bề mặt lá cao. Bộ rễ
tương đối nhỏ và ăn nông, không thể lấy được nước ở tầng sâu trong đất nên cây
yêu cầu được tưới ẩm thường xuyên. Theo V.K zoza 1942 cây cải thuộc nhóm
8


ưa ẩm, trong điều kiện đảm bảo đủ nước 60 - 100% thì năng suất tăng 36,34%.
Tuy nhiên nếu mưa kéo dài cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của
cây cải.
- Ánh sáng: là yếu tố quan trọng của cây cải, cây cải có nguồn góc ơn đới
nên u cầu có ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ
chiếu sáng yếu.
- Đất và dinh dưỡng: Cây cải khơng kén đất, nó có thể sinh trưởng phát
triển cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng.

Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt.
- Về dinh dưỡng cây cải cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó kali được sử
dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện dinh dưỡng rau Gross beerenhe (Đức) thì
các chất dinh dưỡng chính mà các cây thập tự cần là N, P2O5, K2O. Phân hữu cơ
có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, cải có thời
gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, dễ cung cấp
dần những yếu tố cần thiết cho cây (Lê Thị Khánh, 2008).
2.1.4. Giá trị của cây cải xanh
- Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại
rau cải ở Việt Nam
Chất dinh dưỡng
Năng lượng (clo/100g)
Protein (g%)
Lipid (g%)
Glucid (g%)
Cellulose (g%)
Ca (mg%)
P (mg%)
Fe (mg%)
Vitamin B1 (mg%)
Vitamin B2 (mg%)
Vitamin PP (mg%)
Vitamin C (mg%)

Cải bắp
30
1,8
0,0
5,4

1,6
48,0
31,0
1,1
0,06
0,05
0,4
36

Cải trắng
16
1,1
0,0
2,6
1,8
50,0
30,0
0,7
0,09
0,07
26

Cải bẹ
16
1,7
0,0
2,1
1,8
89,0
13,5

1,9
0,07
0,10
0,8
51

Cải bông
30
2,5
0,0
4,9
0,9
26,0
51,0
1,4
0,11
0,10
0,6
70

(Nguồn: Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2007)
Bảng 2.1 cho thấy rau cải có năng lượng calo/100g đạt trung bình 16 - 30
calo, hàm lượng protein thấp, khơng có chứa các chất béo, hàm lương glucid dao
9


động từ 2,1 - 5,4 g, hàm lượng cellulose dao động từ 0,9 - 1,8 g. Trong các loại
rau cải, cải bẹ có hàm lượng caxi cao nhất là 89 mg, sắt đạt 1,9 mg, rau cải chứa
đầy đủ các vitanmin B1, B2, PP, C, đặc biệt là cải bông hàm lượng các vitamin
này cao hơn so với các loại cải còn lại.

- Giá trị về kinh tế:
Ngày nay trong xu hướng phát triển của xã hội, với sự tăng nhanh của dân
số đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm. Sự thay đổi cơ cấu
khẩu phần ăn trong bữa ăn theo hướng giảm dần về số lượng, tăng dần về chất
lượng và giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có nguồn gốc động vật. Điều
này đã làm cho rau xanh càng ngày càng có tầm quan trọng trong bữa ăn hằng
ngày của người dân.
Cải xanh là loại rau chiếm vị trí khá quan trọng trong cơ cấu cây lương
thực, thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Trong các loại rau thì cải
xanh được trồng phổ biến nhất và chiếm một vị trí đáng kể trong cơ cấu cây rau
các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoach ngắn cải xanh được
trồng giáp vụ, trồng xen giữa hai vụ ngô, khoai, sắn… Trồng cải xanh có tác
dụng nâng cao hệ số sử dụng đất, tránh lãng phí đất đai. Chính vì vậy, trồng cải
xanh đã góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân ở nơng thơn.
- Giá trị dược liệu:
Ngồi giá trị làm rau cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, cải
xanh cịn có tác dụng dược lý chữa một số bệnh như: phòng ngừa bệnh ung thư,
chống nhiễm khuẩn, chống bức xạ, làm nhanh lành vết thương, giúp ruột tăng
thải loại và hạ cholesterol máu (Nguyễn Xuân Giao, 2010).
Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng
thanh nhiệt, riêng cải bẹ xanh có tác dụng thanh nhiệt gấp đơi, nhất là vào mùa
nóng, có thể nấu lên lấy nước uống có tác dụng thanh nhiệt.
Thành phần dinh dưỡng có trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng
tố và vitamin K. Ngồi ra, cải xanh cịn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất
caroten, anbumin, a-xit nicotic…Rau cải bẹ xanh có chứa nhiều vitamin C nên
khi nấu phải đậy nắp, khi sơi chín tới thì bắc ra ngay. Tốt nhất nên ăn lẩu, khi
nước sôi nhúng rau vào và lấy ra ln. Bằng cách này có thể diệt được ký sinh
trùng bám trên rau, không hủy hoại vitamin.
- Giá trị xã hội:

10


Khi ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho
người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Khi sản xuất rau được coi là một nghề, nhưng khu chuyên canh rau được
mở rộng sẽ tạo điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp lý, giải quyết việc
làm cho nông dân trong những lúc nông dân nhàn.
Phát triển ngành sản xuất rau còn để hỗ trợ đối với các ngành khác trong
nông nghiệp như cung cấp thức ăn và chất xanh cho chăn ni…
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu, có nhiều chất dinh dưỡng và là thực
phẩm cần thiết không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau
lại càng gia tăng. Rau xanh có ý nghĩa như một nhân tố tích cực trong cân bằng
dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế
cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu thống kê gần đây của tổ chức FAO, năm 2017 trên toàn thế
giới có 20.28 triệu ha được sử dụng để trồng rau với năng suất 14.19 tấn/ha và
sản lượng 287.88 triệu tấn. Năm 2016 trên tồn thế giới có 20.57 triệu ha được
sử dụng để trồng rau với năng suất trung bình là 14.10 tấn/ha và sản lượng
290.13 triệu tấn. Từ năm 2010 đến 2016 diện tích sản xuất rau của thế giới tăng
từ 18.40 triệu ha năm 2010 đến 20.57 năm 2016.

11


Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở các châu lục trên thế giới
năm 2010-2016

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Diện tích (triệu ha)
Thế giới

18.40

18.37

19.02

19.75

19.95

20.28


20.57

Châu Phi

2.51

2.52

2.52

2.59

2.62

2.64

2.68

Châu Mỹ

0.60

0.57

0.56

0.56

0.55


0.57

0.57

Châu Á

14.57

14.59

15.25

15.92

16.10

16.40

16.66

Châu Âu

0,69

0.66

0.66

0.68


0.62

0.63

0.62

Châu
Đ.Dương

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

0.04

Năng suất (tấn/ha)
Thế giới

14.11

14.19


14.29

14.07

14.28

14.19

14.10

Châu Phi

6.78

7.09

7.28

7.33

7.27

7.33

7.36

Châu Mỹ

12.09


12.90

13.27

13.22

13.86

13.29

13.33

Châu Á

15.33

15.34

15.38

15.05

15.29

15.21

15.10

Châu Âu


16.91

17.10

16.77

17.50

17.87

17.20

17.05

Châu
Đ.Dương

14.61

14.60

15.12

14.45

14.33

14.62


14.52

Sản lượng (triệu tấn)
Thế giới

259.72

260.79 271.90 277.95 284.83 287.88

290.1
3

Châu Phi

17.01

17.85

8.37

18.95

19.10

19.33

19.72

Châu Mỹ


7.27

7.32

7.45

7.46

7.47

7.59

7.62

Châu Á

198.45

223.75 234.48 239.64 246.27 249.51

251.5
7

Châu Âu

11.56

11.28

11.02


11.30

11.15

10.85

10.62

Châu
Đ.Dương

0.56

0.59

0.57

0.59

0.61

0.60

0.61

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)
Qua bảng cho thấy rằng diện tích và sản lượng rau ở châu Á là lớn nhất
nhưng năng suất thì châu Âu là lớn nhất. Trong năm 2016, diện tích trồng rau
12



trên toàn thế giới là 20.57 triệu ha với sản lượng 290.13 triệu tấn, năng suất bình
quân đạt 14.10 tấn/ha. Từ năm 2010 đến năm 2016, diện tích trồng rau trên thế
giới có xu hướng tăng và năng suất và sản lượng cũng tang.
2.2.2. Ở Việt Nam
Nghề trồng rau nước ta ra đời từ rất sớm, đa dạng, phong phú và có diện tích
lớn nhưng chưa phát triển theo nhu cầu của thị trường, quy trình canh tác chưa thống
nhất, nhiều rau còn sử dụng giống cũ. Mặc dù việc sản xuất rau phân bố đồng đều
trong cả nước vì gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và miền núi nhưng việc
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu về thị trường chất lượng,
kích thước, hình dáng, mẫu mã và năng suất thấp, đa số các loại rau không đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu và làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Ở nước ta hiện nay rau xanh được sản xuất và tiêu dùng rất phổ biến và
ngày càng gia tăng. Ở xung quanh hầu hết các thành phố lớn đều hình thành các
vùng chuyên canh rau để cung cấp cho dân cư đơ thị, ước tính có khoảng 113
nghìn ha tương ứng 40% diện tích và 48% sản lượng rau tồn quốc. Tuy nhiên
do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỉ nên ngành
trồng rau có một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh
tác. Những năm gần đây mức độ phát triển vẫn chưa theo kịp các nghành trong
sản xuất nơng nghiệp.
Cho đến nay cả nước có hơn 70 loài thực vật sử dụng làm rau hoặc chế
biến thành rau. Riêng rau trồng có hơn 30 lồi trong đó có 15 lồi chủ lực, trong
số này có hơn 80% rau ăn lá.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016
Năm
2011
2012
2013
2014

2015
2016

Diện tích (ha)
361,524.0
705,619.0
847,472.0
881,712.0
890,202.0
907,771.0

Năng suất ( tạ/ha)
157.15
161.22
143.83
147.56
145.27
148.86

Sản lượng( tấn)
568,138,6
1,137,593.4
1,281,945,8
1,301,009.0
1,293,186.7
1,351,287.9

(Nguồn: MARD, 2017)
Số liệu bảng cho thấy trong những năm gần đây diện tích trồng rau của
nước ta tăng lên rõ rệt. Năm 2011 cả nước trồng được 361,524.0 ha, năm 2016

diện tích trồng rau đạt 907,771 ha, tăng 546,247 ha so với năm 2011. Năm 2012
13


diện tích trồng rau tăng lên kỉ lục 705,619.0 ha, tăng 344,095 ha, gấp hai lấn so
với năm 2011.
Về năng suất rau của nước ta có xu hướng giảm. Năm 2011 năng suất rau
đạt 157.15 tạ/ha, năm 2016 đạt 148.86 tạ/ha giảm 8,29 tạ/ha. Năng suất ba năm
đầu tiên có nhiều biến động. Năm 2012 đạt 161.22 tạ/ha tăng 4.07 tạ/ha so với
năm 2011. Năm 2013 năng suất lại giảm 17.39 tạ/ha so với năm 2012. Giai đoạn
2013-2016 năng suất rau có biến động nhưng khơng lớn, năm 2013 có năng suất
rau thấp nhất là 143.83 tạ/ha.
Sản lượng rau của nước ta tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 2011
cả nước thu được 568,138,6 tấn, đến năm 2016 tăng đến 1.351.287.9 tấn. Qua
bảng ta thấy được sản lượng tăng chủ yếu do diện tích sản xuất tăng.
2.3.3. Ở Thừa Thiên Huế
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự đa dạng hóa về hệ thống đất
canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở Thừa Thiên Huế
cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau
màu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh tranh, nâng cao năng suất cho sản phẩm
nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia đình lợi nhuận vì trồng rau
thường cao hơn lúa 2 - 4 lần.
Hiện nay Thừa Thiên Huế có hơn 50/70 loại rau đã được điều tra ở Việt
Nam. Trong số đó được chia ra làm các nhóm rau chính như: nhóm rau ăn lá,
nhóm rau gia vị, nhóm rau ăn quả, nhóm rau ăn hạt và nhóm rau ăn củ.
Thừa Thiên Huế là vùng có đất đai kém phì nhiêu, khí hậu khắc nghiệt,
nhưng cũng rất đa dạng về các loại cây trồng nói chung và cây rau nói riêng.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của các nghành khác trong nơng
nghiệp thì sản xuất rau đã có những tiến bộ rõ rệt.
Rau tập trung sản xuất chủ yếu ở thành phố Huế, Phú Vang, Quảng Điền

và Hương Thủy. Trong đó Phú Vang là huyện có diện tích trồng rau lớn nhất tỉnh
nhưng năng suất lại không chỉ đạt 89.4 tạ/ha, thành phố Huế có năng suất rau
cao nhất 122 tạ/ha. Bên cạnh các huyện có năng suất và diện tích lớn thì cịn có
một số huyện có diện tích nhỏ và năng suất thấp như Nam Đông 68.5 tạ/ha, A
Lưới 66.7 tạ/ha. Ngun nhân chính là do phân bố khơng đều, diện tích chuyên
canh nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất mang tính tự cấp theo vụ, năng suất không ổn
định và bị thiên tai, dịch bệnh gây hại cho bà con sản xuất rau.

14


Cơ cấu giống còn đơn điệu, cụ thể: rau cải, rau dền trồng phổ biến chiếm
33% diện tích, các loại rau ăn lá như xà lách, rau má, cải xanh lá to và một số
rau gia vị được trồng gần như quanh năm. Nhóm rau ăn quả như mướp đắng, các
loại cà, trồng một vụ trong năm, rau củ trồng rất ít loại và trồng với quy mơ nhỏ.
Hiện nay Thừa Thiên Huế có đến 50 loại rau trong số 70 loại rau đã được
điều tra ở Việt Nam, bao gồm các nhóm rau ăn lá, nhóm rau gia vị, nhóm rau ăn
quả, hạt và nhóm rau ăn củ.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng rau của các huyện, thị xã, thành
phố Huế năm 2010
Tên các huyện
Thành phố Huế
Phong Điền
Quảng Điền
Hương Trà
Phú Vang
Hương Thủy
Phú Lộc
Nam Đông
A Lưới

Thừa Thiên Huế

Diện tích
(ha)
550
340
812
505
1.100
292
291
145
109
4.114

Năng suất
(tạ/ha)
142,0
71,5
103,0
105,2
87,5
93,0
82,3
68,5
67,0
91,11

Sản lượng
(tấn)

7.821
2.432
8.349
5.062
9.626
2.724
2.180
907
731
39.832

(Nguồn: Báo phát triển kinh tế NN, phịng kinh tế tp Huế, 2010) )
Diện tích: Qua bảng 2.4, ta nhận thấy diện tích rau ở các huyện, thành phố
Huế có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó huyện Phú Vang có diện tích trồng rau
lớn nhất với 1.100 ha, chiếm 26,73% so với tổng diện tích rau. Tiếp theo là
Quảng Điền với diện tích 812 ha, chiếm 19,73% so với tổng diện tích. Thấp nhất
là A Lưới, nơi mà diện tích rau chỉ chiếm 2,65 so với tổng diện tích rau của tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Năng suất: Mặc dù huyện Phú Vang có diện tích lướn nhất so với các
huyện và Thành phố Huế nhưng năng suất thu được lại thấp hơn và chỉ chiếm
10,67% so với năng suất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hương Trà tuy có diện tích
khơng cao nhưng năng suất lại đạt cao nhất trong các vùng của tỉnh Thừa Thiên
Huế.

15


Sản lượng: Sản lượng rau xanh ở thành phố Huế và các huyện, thị xã có
sự chênh lệch từ 731 – 9.626 tấn. Trong đó, Phú Vang đứng đầu về sản lượng
chiếm 24,16%, đứng thứ 2 là Quảng Điền chiếm 20,96% và thấp nhất là A Lưới

chỉ chiếm 1,83% so với tổng sản lượng tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây rau ở Việt Nam
Từ trước năm 1975, những nghiên cứu về phân bón cho cây rau ở Việt
Nam cịn ít và phiến diện. Sau những năm 1980 đến nay, trước yêu cầu cung cấp
lượng lớn cây rau trên thị trường, nhiều nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng về phân bón do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã được
tiến hành, đóng góp thiết thực cho sử dụng hiệu quả hợp lý các loại phân bón từ
đa lượng, trung lượng, vi lượng đến phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật theo
loại đất, loại cây rau cụ thể để tăng năng suất cao nhất.
-

Một số nghiên cứu về phân bón cho cây rau
Đồn Thị Hồng Cam và các công sự (2012), nghiên cứu xác định liều
lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa L.) trồng trong nhà
màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Kết quả cho thấy: Về đạm tăng liều lượng có xu
hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng của xà lách. Từ mức bón 60 - 150 kg N/ha,
xà lách có sự sinh trưởng thân lá tăng ở mức sai khác ý nghĩa so với mức bón
thấp hơn. Tại mức bón 60 kg N/ha, năng suất xà lách tăng 27,80% so với đối
chứng và chỉ số VCR đạt cao nhất (VCR = 12,08). Về lân thay đổi liều lượng từ
0 đến 100 kg P2O5/ha có thể rút ngắn thời gian từ trồng đến thu hoạch xà lách 1
ngày. Giữa các mức bón 60 – 100 kg P2O5/ha khơng có sự sai khác thống kê về
các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Năng suất
xà lách tăng 13,99 – 14,42 % so với đối chứng. Chỉ số VCR đạt cao nhất ở mức
bón 60 kg P2O5/ha (VCR = 11,11). Về kali với liều lượng bón 20 kg K2O/ha,
các chỉ tiêu sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khơng có sự sai
khác thống kê so với các liều lượng bón kali nhiều hơn, năng suất thực thu tăng
7,64 % so với đối chứng, chỉ số VCR đạt 13,39. Dựa vào chỉ số VCR có thể nhận
thấy bón hợp lý đạm, lân, kali cho xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm
Đồng sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Huỳnh Thị Mỹ Duyên và các cộng sự (2011), ảnh hưởng của bón than hấp

thụ nước thải BIOGAS đến sự phát thải NH3 và sinh trưởng của xà lách. Kết quả
sinh trưởng và năng suất rau xà lách cao nhất khi được trồng trên đắt có trộng
vật liệu than qua xử lý nước thải biogas (85 g/chậu) tốt hơn so với bón urea (32
g/chậu).
16


Nguyễn Văn Lẹ và Cao Ngọc Điệp (2012), Hiệu quả phân bón vi sinh đến
năng suất rau xanh (rau ăn quả) trồng trên đất phù sa quận ô môn, TP Cần Thơ.
Kết quả Phân bón vi sinh chứa các chủng vi khuẩn Azospirillum
lipoferum, Burkholderia vietnamiensis, Pseudomonas stutzeri, Bacillus subtilis
lên 3 đối tượng rau ăn quả như cà sọc lem, đậu bắp, ớt sừng vàng tại vùng canh
tác rau màu thuộc quận Ơ Mơn – thành phố Cần Thơ cho thấy hiệu quả tăng
năng suất rau.
Nguyễn Đình Thi (2014), nghiên cứu ảnh hưởng của nước ép rong sụn và
chitosan đến sinh trưởng và năng suất rau xà lách tại thành phố Huế. Kết quả
cho thấy nước ép rong sụn đã có tác dụng tốt, tăng sinh trưởng thân lá và năng
suất rau xà lách, thời gian sinh trưởng giảm 2 ngày và thời gian sử dụng sau thu
hoạch tăng 1 ngày.
2.5. Tổng quan về phân bón lá
2.5.1. Vai trị của phân bón lá
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí
khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh
dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 4550% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một
cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện
tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng
của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô
cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngồi các ngun tố
đa lượng, cịn có các ngun tố trung lượng và vi lượng. Các nguyên tố vi lượng

này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trị rất quan trọng vì trong mơi trường
đất thường thiếu hoặc khơng có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá
sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho
cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc
biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng. Ngồi ra, một
số phân bón lá cịn bổ sung thành phần chất kích thích tăng trưởng, giúp tăng khả
năng hấp thu dinh dưỡng, kích thích đâm chồi, ra hoa, tăng khả năng đậu quả, tăng
năng suất và chất lượng của nơng sản. Trong sản xuất phân bón lá, những thành
phần dinh dưỡng này được phối trộn theo các quy trình khác nhau, tùy thuộc vào
mục đích và nhu cầu sử dụng đối với từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
17


Hiện nay, bên cạnh các loại phân bón lá đã được sử dụng khá phổ biến, các
loại phân bón lá mới vẫn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đó là các loại phân
bón lá có nguồn gốc từ tự nhiên như phân bón lá vi sinh, phân bón lá sinh học,
khơng chỉ góp phần tăng năng suất và chất lượng của cây trồng, giúp tăng cường
khả năng đề kháng chống lại sâu bệnh mà còn thân thiện với mơi trường.
2.5.2. Hiện trạng sử dụng phân bón lá
Kết quả điều tra của dự án năm 2006 – 2007 cho thấy mỗi hộ gia đình
nơng dân phía Bắc sử dụng 4 – 5 loại phân bón lá, trong khi ở phía Nam tới 10
loại. Cịn về khối lượng, số liệu tương ứng cho phía Bắc là 0,5 lít (kg) và phía
Nam là 8,7 lít (kg) và cả nước là 4,6 lít (kg)/năm.
Bảng 2.5. Sử dụng phân bón lá của hộ nông dân
Miền Bắc

Miền Nam

Tổng số 26
tỉnh/ thành


Số loại sử dụng

4-5

10

4 – 7,5

Hộ gia đình sử dụng, lít
(kg)/năm

0,5

8,7

4,6

Tăng năng suất lúa, %

5 - 15

5 - 15

5 – 15

Tăng năng suất cây
trồng khác, %

10 - 20


10 - 25

10 – 22,5

Thơng tin

Phân
bón lá

Hiệu quả
sử dụng

Sử dụng phân bón lá làm tăng năng suất lúa 5 – 15 %, tăng năng suất các cây
trồng khác 10 – 25%. Cụ thể với cây hòa thảo (lúa, ngơ) có thể tăng 5 – 15%;
cây họ đậu (lạc, đậu tương) tăng 10 – 30%; cây ăn quả (cam, xoài) tăng 15 –
30%; chè, cà phê tăng 15 – 30%; rau (cà chua, bắp cải,...) tăng 20 – 30% và cây
cơng nghiệp ngắn ngày (mía, thuốc lá, bơng) tăng 15 – 25%.
2.5.3. Lợi ích, cơng dụng và giá trị cây Chùm ngây
- Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international), Drumstick tree (US),
Horseradish tree, Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen.
- Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. Pterygosperma thuộc họ Moringaceae
Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào
hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã
khơng ngần ngại đặt tên cho nó là cây thần diệu (Miracle Tree).
18


Nguồn gốc: Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm,
nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ

thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh
Cây Chùm ngây Moringa oleifera hiện được 80 quốc gia trên thế giới,
những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược
phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Các quốc
gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những
bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn
cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất
phenolics. Cây Chùm ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như
zeatin, quercetin, betasitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp
tại các loài cây khác.
Điều trị: Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa… có
những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hồn, hoạt tính
chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét,
chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy-hóa, trị tiểu
đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Cây đã được dùng để trị nhiều
bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. (Phytotherapy
Research Số 21-2007).
Dinh Dưỡng: Lá Chùm ngây giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế
giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ
em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
• Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi Chùm ngây là cung ứng 90%
Calcium, 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và
hàm luợng Potassium, Đồng, …và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ.
• Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi
mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium, Vitamin C, VitaminA, Sắt, Đồng, Magnesium,
Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày
Dưỡng da: tại Mỹ và các nước Âu châu, cây được sử dụng rộng rãi trong
công nghệ dưỡng da, mỹ phẩm cao cấp. Cách dùng đơn giản: các bà các cơ có
thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hạt

Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày, trong một tuần sẽ thấy
hiệu nghiệm. Lưu ý: không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút.
19


Lọc nước: Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải”
(polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết
quả thử nghiệm lọc nước: Nước 5 đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp
280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml (-1). Dùng hạt
Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn
0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN...) Phương
pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo... và được
áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005).
2.5.4. Những nghiên cứu khoa học về cây Chùm ngây
Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia
nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt
tính dược 11 dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp. Đa số các nghiên cứu
được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines và Châu Phi.
- Tính cách đa dụng của Moringa oleifera: Nghiên cứu rộng rãi nhất về
giá trị của Moringa oleifera được thực hiện tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad,
Pakistan: Moringa oleifera Lam (Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao,
cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn
dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều
khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, betacarotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics...
- Hoạt tính kháng nấm gây bệnh: Nghiên cứu tại Institute of
Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch
chiết từ lá và hạt Chùm ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây
bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton
floccosum và Microsporum canis. Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu
trích từ lá Chùm Ngây đến 44 hóa chất. (Bioresource Technology Số 98-2007).

- Tác dụng của quả Chùm ngây trên Cholesterol và Lipid trong máu:
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các
thơng số lipid của quả Chùm ngây, thử trên thỏ, ghi nhận: Thỏ cho ăn Chùm
ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một
hổn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120
ngày. Kết quả cho thấy Chùm ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol,
phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong
máu... so với thỏ trong nhóm đối chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm
ngây hay Lovastatin: mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì
20



×