Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng và nhưng Giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.15 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ma tuý trên thế giới và
khu vực Đông Nam Á, trong đó có nước ta diễn biến rất phức tạp. Tại Việt
Nam trước đây ma tuý chủ yếu là thuốc phiện từ các nguồn trong nước nhưng
những năm gần đây ma tuý từ nước ngoài thẩm lậu vào Việt Nam thông qua
các đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý xuyên quốc gia.
Mặt khác, do những biến động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt từ khi đất nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường,
những vấn đề mới nảy sinh trong công tác quản lý xã hội và tuyên truyền giáo
dục trong nội dung về nguy cơ tác hại của ma tuý chưa được đầu tư đúng
mức nên số tội phạm về ma tuý có chiều hướng tăng lên.
Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, cộng đồng quốc tế đang phải
đối phó với những vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu, một trong những vấn
đề đó là tệ nạn nghiện hút, tiêm chích, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma
tuý và các tội phạm khác về ma tuý đe doạ đến sự phát triển chung của loài
người. Căn cứ vào thực tiễn thấy: Ma tuý đã trở thành hiểm hoạ đối với toàn
nhân loại, là nguyên nhân phát sinh nhiều tội phạm nguy hiểm, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến ổn định trật tự, an toàn xã hội, là nguyên nhân chính lây
truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ma tuý đã gây bao nỗi bất hạnh cho nhiều
gia đình và xã hội.
Hải Phòng là thành phố nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là thành
phố Cảng, trung tâm kinh tế thương mại, du lịch và dịch vụ của vùng Duyên
hải phía bắc, có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội. Do ảnh hưởng của nền
kinh tế thị trường, những tiêu cực du nhập vào Việt Nam nói chung và Hải
Phòng nói riêng, làm cho tình hình TTATXH phức tạp thêm nhiều loại tội
phạm có chiều hướng gia tăng cả về số vụ án lẫn đối tượng, đặc biệt là các tội
phạm về ma tuý. Tình hình nghiện ma tuý và các tội phạm khác liên quan đến
1
ma tuý có nhiều diễn biến phức tạp với tính chất mức độ tội phạm ngày càng
tinh vi và nghiêm trọng.


Do số người nghiện cao nên đã tạo lên một '' sức cầu" lớn, số điểm và
tụ điểm tổ chức sử dụng mua bán trái phép các chất ma tuý cũng diễn biến
phức tạp. Phòng CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng đã tổ chức triệt phá nhiều
tụ điểm, ổ nhóm tiêm chích, hút hít sử dụng trái phép các chất ma tuý, trong
đó có nhiều điểm, tụ điểm, ổ nhóm tiêm chích, hút hít sử dụng các chất ma
tuý gây nhức nhối cho xã hội được bóc gỡ. Tuy nhiên vì ma tuý mang lại lợi
nhuận cao nên nhiều tụ điểm tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý được
xoá nhiêu lần nhưng sau đó lại hình thành trở lại. Thời gian đầu bọn tổ chức
sử dụng trái phép chất ma tuý còn hoạt động một cách đơn giản nhưng thời
gian gần đây chúng ngày càng hoạt động tinh vi và có tổ chức hơn.
Để góp một phần nhỏ vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tổ
chức sử dụng trái phép các chất ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng,
bằng những kiến thức đã học tại HVCSND, cùng những kinh nghiệm đúc kết
được trong thời gian thực tập tại phòng CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng. Tôi
thấy việc nghiên cứu đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
trên địa bàn thành phố Hải Phòng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích:
+ Về lý luận: Góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận về hoạt động phòng
ngừa, điều tra các vụ án tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.
+ Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng phòng ngừa, điều tra các vụ án tổ chức sử
dụng trái phép các chất ma tuý của phòng CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng. Từ đó,
2
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá
các vụ án tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu lý luận về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ

chức sử dụng trái phép các chất ma tuý.
+ Làm rõ tình hình hoạt động của tội phạm tổ chức sử trái phép chất
ma tuý trên địa bàn TP Hải Phòng.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ
chức sử dụng trái phép các chất ma tuý trên địa bàn TP Hải Phòng.
+ Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều
tra loại tội phạm này của phòng CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm
tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý và công tác đấu tranh của phòng
CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn
đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý trên địa bàn TP Hải Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ
trương chính sách của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước trong đấu
tranh phòng chống tội phạm về ma tuý bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH.
- Quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm; thống kê, nghiên cứu điển hình;
phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp; trao đổi, toạ đàm, trưng cầu ý kiến của
những điều tra viên có kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
3
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ góp phần bổ sung nhận thức lý luận về
phòng ngừa tội phạm ma tuý nói chung và hoạt động phòng ngừa, điều tra tội
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học viên các

trường CAND, là tài liệu mà Phòng CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng có thể
sử dụng cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tổ chức sử dụng trái
phép chất ma tuý ở địa phương.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra tội
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

4
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRA
TỘI PHẠM TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ
1.1. Nhận thức chung về tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy
1.1.1. Khái niệm tội phạm tổ chức sử dụng trái chất ma tuý
Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, tội phạm về ma túy ngày
càng được quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ hơn. Qua nhiều lần sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình, ngày 21/12/1999, Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 đã chính thức thông qua Bộ
Luật hình sự với một chương dành riêng để quy định về các tội về ma túy -
Chương XVIII. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại
Điều 197 Bộ luật hình sự. Nghiên cứu hai tội này dưới góc độ khoa học luật
hình sự chúng ta thấy như sau:
Tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một loại tội phạm
xâm phạm sức khỏe con người và trật tự công cộng. Đối tượng phạm tội đã có

hành vi tập hợp người nghiện, tổ chức nhà chứa, chỉ huy phân công điều hành
hoạt động đưa trái phép các chất ma túy vào cơ thể người khác... Hoặc thuê
mượn địa điểm cung cấp trái phép chất ma túy, chuẩn bị chất ma túy, chuẩn bị
phương tiện dụng cụ và các hành vi khác nhằm đưa trái phép các chất ma túy
vào cơ thể người khác.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm tổ chức sử dụng trái chất ma
túy
Điều 197 – Chương XVIII Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN 1999
quy định: “Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” là: Người nào tổ chức
sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Do vậy:
5
- Khách thể của tội phạm: tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý của
nhà nước về chất ma túy, ngoài ra tội phạm này còn xâm hại TTATXH, ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người và làm lây lan tệ nạn nghiện hút ma túy.
- Mặt khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi của một hoặc nhiều
người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, chuẩn
bị phương tiện dụng cụ, chuẩn bị chất ma túy,... để đưa chất ma túy vào cơ thể
người khác một cách trái phép thể hiện:
Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy
vào cơ thể người khác.
Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm
hữu của mình hoặc đang do mình quản lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi
đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
Cung cấp trái phép chất ma túy (tức hành vi bán trái phép chất ma túy)
cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
Chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản
xuất...) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
Tìm người sử dụng chất ma túy cho người tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy vào cơ thể của người họ.
Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất

ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất...), nhằm dùng
chúng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
Các hành vi khác tức là ngoài các hành vi nêu ở trên thì các hành vi
khác giúp người khác đưa trái phép chất ma túy như tiêm hộ chất ma túy vào
người hoặc tạo điều kiện cho họ sử dụng trái phép chất ma túy như: cho người
khác mượn tiền để mua chất ma túy sử dụng trái phép.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy như phân tích ở trên không kể lần đầu hay nhiều lần, việc người
6
nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hay chưa không có ý nghĩa trong cấu thành tội
phạm.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy là bất kỳ hình thức nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi theo luật định (người từ đủ 16 tuổi trở lên – khoản 1 hoặc từ đủ 14
tuổi trở lên- khoản 2,3,4).
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
chỉ có thể thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Ở đây có thể hiểu rằng người tổ chức
thực hiện lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy đã hiểu tác hại của chất ma
túy đối với sức khỏe con người, thấy được hành vi của mình là gieo rắc tệ nạn
xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện. Trong mặt chủ quan của tội phạm cũng
cần phân biệt với trường hợp người thầy thuốc phải sử dụng thuốc chứa chất
ma túy nhằm mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân.
1.1.3. Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng điều 197- Bộ luật hình sự
- Người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý có thể là người
nghiện hoặc không phải là người nghiện ma túy, vì vậy phải xác định rõ có đúng
bản chất của hành vi tổ chức hay chỉ là những người nghiện ma túy tụ tập với
nhau sử dụng trái phép chất ma tuý thì không phạm tội tổ chức sử dụng chất ma
túy.
- Nếu sau khi bán ma túy cho người nghiện, người bán còn cho người nghiện
sử dụng địa điểm, cung cấp các dụng cụ tiêm, chích, hút hít cho người nghiện thì

dù lần đầu cũng phải truy tố về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy (Điều 194-BLHS) và tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197-
BLHS).
1.2. Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về ma tuý.
7
1.2.1. Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái phép
chất ma tuý
Hiểm hoạ ma tuý đang là một vấn nạn mà toàn Đảng toàn dân ta tích
cực loại trừ nhằm xây dựng một xã hội văn minh, tạo môi trường sống lành
mạnh. Phòng chống ma tuý là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trong
những năm qua, công tác phòng chống ma tuý đã được Đảng, Nhà nước, các
cấp, các ngành quan tâm, triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ nên
đã đạt được những kết quả quan trọng huy động được sức mạnh tổng hợp của
cả xã hội vào cuộc đấu tranh này góp phần ổn định ANTT. Tuy nhiên, trước
xu hướng gia tăng các hoạt động của bọn tội phạm ma túy trên thế giới cùng
những tác động tiêu cực của mặt trái xã hội, tình hình hoạt động của tội phạm
ma tuý vẫn diễn ra phức tạp. Nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên
những lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải quyết vấn đề này không những thể
hiện tính kiên quyết triệt để cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà còn thể hiện
tính nhân đạo sâu sắc trong đường lối chính sách của Đảng, nhà nước ta. Do
đó muốn giải quyết tệ nạn ma tuý nói chung, tội phạm tổ chức sử dụng trái
phép chất ma tuý nói riêng có hiệu quả phải khéo léo kết hợp giữa chiến lược
và sách lược vừa kiên quyết mềm dẻo, vừa giáo dục cải tạo, trấn áp. Chủ động
sử dụng có hệ thống những biện pháp về chính trị tư tưởng, văn hoá kinh tế xã
hội, pháp luật…Đồng thời phát huy lực lượng xã hội tham gia đấu tranh trên
cơ sở lấy dân làm gốc. Nhà nước quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng không
ngừng tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng. Đấu tranh tội phạm

tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là một bộ phận của cuộc đấu tranh
chống tội phạm ma tuý. Đứng trước hiểm hoạ ma tuý, Đảng và chính phủ đã
chỉ đạo sát sao công tác phòng, chống ma tuý thông qua việc đề ra các chủ
trương chính sách nhằm huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể từ trung
ương đến địa phương và toàn dân tích cực tham gia công tác này. Ngày
8
21/12/1999 Quốc Hội thông qua bộ luật hình sự 1999: Quy định tội phạm tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy tại điều 197- Chương 18. Ngày
29/11/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/CP “Về tăng cường công
tác phòng, chống kiểm soát ma tuý”. Tuyên truyền và vận động đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia phòng chống ma túy. Kiểm soát nghiêm ngặt
việc vận chuyển lưu thông các loại ma tuý trên toàn lãnh thổ. Kiểm tra xoá bỏ
ngay các tổ chức, các ổ tiêm chích, hút hít các chất ma tuý. Tổ chức cai
nghiện cho các đối tượng. Đặt nhiệm vụ phòng chống kiểm soát ma tuý thành
chương trình Quốc gia đồng bộ, với sự tham gia của mọi lực lượng tổ chức
Đảng, chính quyền đoàn thể và mọi thành viên trong xã hội.
Để đạt được mục tiêu, yêu cầu theo tinh thần, nội dung các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng và nhà nước về phòng, chống ma tuý, chúng ta phải nắm
vững quan điểm “ lấy phòng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt
động giảm cung, giảm cầu với việc phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong
cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý”.
1.2.2. Khái niệm hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử
dụng trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
tuý.
Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH thì cuộc đấu
tranh chống tội phạm về ma tuý là một bộ phận không thể tách rời. Hoạt động
này bao gồm hai mặt phòng ngừa và điều tra xử lý trong đó hoạt động phòng
ngừa phải tích cực, chủ động và nó là phương hướng cơ bản của cuộc đấu
tranh.
Hoạt động phòng ngừa tội phạm bao gồm trước hết là việc làm rõ nguyên

nhân và điều kiện của tội phạm. Từ đó áp dụng các biện pháp nhằm xóa bỏ
nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm, xoá bỏ nguồn gốc phát sinh tội
phạm. Để thực hiện tội phạm phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác nhau
với sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể
9
quần chúng, tổ chức xã hội và cá nhân mọi công dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Điều tra vụ án ma tuý là hoạt động của lực lượng CSĐTTPVMT tiến
hành các biện pháp điều tra theo trình tự Luật Tố tụng hình sự đã quy định, có
sự hỗ trợ của các biện pháp nghiệp vụ trinh sát để tìm kiếm, thu thập, kiểm tra,
đánh giá chứng cứ đối với vụ án đã xảy ra nhằm chứng minh sự thật của vụ án,
xác định tội phạm và người phạm tội phục vụ cho việc truy tố, xét xử.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: Hoạt động phòng ngừa, điều tra tội
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý của lực lượng CSĐTTP về ma tuý
là quá trình tổ chức, tiến hành tổng hợp các biện pháp nhằm loại bỏ nguyên
nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm, từng bước làm giảm, hạn chế và tiến tới
loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội và tiến hành các biện pháp điều tra
theo quy định của pháp luật để làm rõ tội phạm.
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
1.2.3.1. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm tổ chức sử dụng trái phép
chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
- Phòng ngừa xã hội: Là áp dụng tổng hợp các biện pháp do các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức xã hội tiến hành để ngăn chặn tội phạm tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý, loại trừ các nguyên nhân điều kiện phạm tội. Căn cứ vào
chức năng nhiệm vụ của mình, lực lượng CSĐTTPVMT phòng ngừa tội phạm
sử dụng trái phép chất ma tuý với những nội dung sau:
+ Phối hợp với cơ quan thông tin, văn hoá, phát thanh, truyền hình và cơ
quan báo chí khác tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác
phòng ngừa. Thông qua công tác tuyên truyền để cho mọi người thấy được sự
nguy hại của ma tuý để mọi người cảnh giác không sa vào ma tuý; cho người

nghiện thấy được tác hại của ma tuý để họ dũng cảm đoạn tuyệt, từ bỏ ma tuý.
Từ đó mới phát huy tích tích cực của quần chúng trong phát hiện, tố giác tội
10
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, tích cực tham gia các hoạt động
có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm này tại cơ sở.
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, kiểm soát nghiêm ngặt
việc lưu thông, sử dụng tiền chất và các sản phẩm dược có chứa chất ma túy,
hoạt động mua bán, vận chuyển chất ma túy.
+ Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với cơ
quan chức năng tổ chức phát động và thực hiện kế hoạch xây dựng thôn, xã, cơ
quan, trường học không có người nghiện ma túy, tội phạm về ma túy.
+ Tham gia công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng
chống ma túy, phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo tuyên truyền giáo dục
phòng ngừa tội phạm ma túy trong học sinh, sinh viên.
- Phòng ngừa nghiệp vụ: Là sử dụng hệ thống các biện pháp pháp luật,
nghiệp vụ, do lực lượng CSĐTTPVMT tiến hành nhằm mục đích phát hiện,
ngăn chặn và loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm tổ chức sử dụng trái
phép chất ma tuý. Nội dung biện pháp này bao gồm:
+ Tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm vững tình hình ANTT ở địa bàn
và những vấn đề có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm về ma túy
nói chung, tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng như: tình
hình người nghiện ma túy, công tác tổ chức cai nghiện; tình hình hoạt động của
bọn tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy
trên địa bàn, các tụ điểm, ổ nhóm, nơi công cộng có nghi vấn tổ chức sử dụng
chất ma túy.
+ Tiến hành công tác sưu tra đối tượng liên quan đến tội phạm tổ chức sử
dụng trái phép chất ma tuý, nắm tình hình các loại đối tượng trong địa bàn.
+ Xây dựng mạng lưới bí mật ở những địa bàn, tuyến mà các đối tượng
nghiện và bọn tội phạm tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma tuý có
điều kiện hoạt động hoặc đang hoạt động.

11
+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ khác tiến hành các hoạt
động phòng ngừa tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
1.2.3.2. Các biện pháp điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất
ma tuý của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý
Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự năm 2004, lực lượng CSĐTTPVMT trong quá trình tổ
chức điều tra vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được tiến hành các
hoạt động và thực hiện các biện pháp điều tra sau đây:
- Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về vụ án
- Tiến hành các biện pháp điều tra trinh sát
+ Trinh sát xác minh
+ Hoạt động theo dõi, giám sát đối tượng
+ Trinh sát nội tuyến
+ Trinh sát kỹ thuật
+ Xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật
- Tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng
+ Khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lập kế hoạch điều tra.
+ Khám xét.
+ Khám nghiệm hiện trường.
+ Hỏi cung bị can và lấy lời khai những đối tượng có liên quan.
+ Lấy lời khai người làm chứng.
+ Trưng cầu giám định
+ Đối chất
+ Nhận dạng.
+ Kết thúc hoạt động điều tra.
1.3. Mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm
về ma tuý với các lực lượng khác trong hoạt động phòng ngừa và điều tra
tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
12

Xuất phát từ đặc điểm, tính chất hoạt động của tội phạm ma túy nói chung
và tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng, lực lượng
CSĐTTPVMT phải chủ động xây dựng mối quan hệ thường xuyên, gắn bó và
mật thiết với các đơn vị, lực lượng khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Mối quan hệ được tăng cường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng
CSĐTTPVMT nắm chắc địa bàn đối tượng và tổ chức có hiệu quả các hoạt
động phòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất
ma tuý. Mối quan hệ được thể hiện như sau:
- Quan hệ với các lực lượng trong ngành Công an:
+ Quan hệ với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính và Công an xã.
Công an phụ trách xã, công an xã có chức năng nhiệm vụ quản lý toàn
diện về an ninh trật tự trên địa bàn phụ trách. Trong lĩnh vực phòng chống tội
phạm ma túy nói chung, công an phụ trách xã và lực lượng công an xã có một
vai trò rất quan trọng, vừa quản lý địa bàn, vừa quản lý đối tượng. Lực lượng
công an phụ trách xã, công an xã có mối quan hệ rất mật thiết với lực lượng
CSĐTTPVMT. Hàng ngày, lực lượng CSĐTTPVMT cử cán bộ xuống địa bàn
phối hợp để nắm tình hình địa bàn, đối tượng có liên quan đến tội phạm thông
qua lực lượng công an ở xã và do công an ở cơ sở đó cung cấp. Mọi tình hình,
thông tin liên quan đến tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý do lực
lượng công an phụ trách xã, công an xã thu thập được đều trao đổi, cung cấp
kịp thời cho lực lượng CSĐTTPVMT. Trên cơ sở đó các lực lượng cùng phối
hợp tổ chức xác minh làm rõ các thông tin, sự việc dưới sự hướng dẫn của lực
lượng CSĐTTPVMT.
+ Quan hệ với lực lượng CSĐTTP về TTXH.
Tội phạm hình sự và tội phạm ma túy có mối quan hệ rất gần gũi với
nhau. Thực tế hiện nay 80% đối tượng phạm tội hình sự là các đối tượng có
tiền án, tiền sự liên quan đến ma túy, nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng xảy ra
do các đối tượng nghiện ma túy thực hiện, mặt khác xu thế hiện nay rất nhiều
13
đối tượng phạm tội hình sự chuyên nghiệp chuyển sang hoạt động phạm tội

về ma túy. Vì vậy, lực lượng CSĐTTP về TTXH và lực lượng CSĐTTPVMT
cần có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, thường xuyên nhằm trao đổi các thông
tin về tội phạm, trong soát, xét các đối tượng phạm tội, tạo hiệu quả trong
hoạt động phòng ngừa và nhanh chóng điều tra, xác định thủ phạm gây án
phục vụ tốt yêu cầu công tác của hai lực lượng nghiệp vụ.
+ Quan hệ với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra: Trong quá trình điều
tra khám phá tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, lực lượng
CSĐTTPVMT cần có sự phối hợp thường xuyên, gắn bó với Văn phòng Cơ quan
Cảnh sát điều tra để tạo điều kiện cho lực lượng CSĐTTPVMT trong quá trình
thực hiện các biện pháp điều tra, thực hiện đúng, tốt các yêu cầu của pháp luật,
tránh oan sai. Mặt khác sự phối hợp này còn giúp tính toán, cùng bàn bạc thảo
luận đưa ra các biện pháp chiến thuật để chuyển hoá tài liệu trinh sát thu thập
được từ các biện pháp trinh sát bí mật thành chứng cứ công khai, hợp pháp đúng
quy định của pháp luật.
+ Quan hệ với các lực lượng nghiệp vụ khác: lực lượng CSĐTTPVMT
cũng có sự phối hợp chặt chẽ với PC35 trong công tác quản lý giam giữ các đối
tượng đã bị bắt trong các vụ án không để chúng thông cung, chạy trốn hoặc
thông tin ra ngoài cho đồng bọn; bố trí tốt mạng lưới bí mật trong trại tạm giam
để phục vụ yêu cầu điều tra mở rộng án. Phối hợp với PV27 để trao đổi, khai
thác thông tin tội phạm, với PV28 để phát động phong trào quần chúng, phối hợp
với PC25, PC26 để triển khai phòng chống tội phạm này trên tuyến giao thông
thuỷ, bộ và phối hợp với các lực lượng An ninh nhân dân để làm tốt công tác
phong trào vận động quần chúng ở các vùng có đạo phòng chống tội phạm về ma
tuý nói chung, tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nói riêng...
Duy trì mối quan hệ với lực lượng CSĐTTPVMT ở Trung ương và công
an các tỉnh bạn để thực hiện các yêu cầu điều tra, yêu cầu xác minh, trao đổi
14
thông tin tội phạm, thông tin nghiệp vụ và tội phạm ma túy, trong các hoạt
động bắt, khám xét, truy nã, truy tìm các đối tượng phạm tội về ma túy...
- Quan hệ với các lực lượng ngoài ngành Công an

+ Quan hệ với cơ quan, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội: lực lượng
CSĐTTPVMT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ
chức xã hội và quần chúng nhân dân để phát động phong trào quần chúng tham
gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó đặc biệt chú trọng phong trào tố giác tội
phạm và tệ nạn xã hội. Lực lượng CSĐTTPVMT thường xuyên tiến hành các
biện pháp thu thập thông tin như bố trí hòm thư tố giác tội phạm, giao ban với
các ban ngành đoàn thể và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác của ngành
Công an để tiếp nhận thông tin về tội phạm. Qua tổng kết kinh nghiệm các vụ
án đã được điều tra khám phá, lực lượng CSĐTTPVMT phát hiện những sơ hở
thiếu sót trong công tác phòng ngừa tội phạm để hướng dẫn các cơ quan đơn vị,
tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân tích cực phòng ngừa.
+ Quan hệ với các cơ quan trong khối nội chính (Viện Kiểm sát, Tòa án,
Thanh tra): lực lượng CSĐTTPVMT thường xuyên có sự trao đổi phối hợp
trong quá trình điều tra khám phá tội phạm để quá trình điều tra đúng hướng,
đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội.
+ Quan hệ với ngành Văn hoá - Thông tin: lực lượng CSĐTTPVMT phối
hợp với ngành văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình để tổ chức tuyên
truyền công tác đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua
các buổi họp báo, các buổi phát thanh truyền hình, tuyên truyền lưu động, biên
soạn tờ rơi, tổ chức nói chuyện chuyên đề, triển lãm lưu động ở các khu vực
công cộng, trường học, kẻ vẽ pa nô, áp phích thông qua đó trao đổi thông báo
các kết quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy nói chung,
tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, đồng thời mọi người nhận biết
được tác hại, hiểm hoạ của ma túy; phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn
15
tội phạm ma túy, từ đó nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân và gia đình trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy.
Trong mối quan hệ với các lực lượng, ban, ngành thì lực lượng
CSĐTTPVMT luôn giữ vai trò nòng cốt, xung kích, là lực lượng chủ công,

mũi nhọn tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch,
biện pháp, hướng dẫn các lực lượng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tổ chức sử dụng và sử dụng trái
phép chất ma tuý nói riêng. Mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên này sẽ tạo
điều kiện cho lực lượng CSĐTTP về ma tuý nắm chắc tình hình địa bàn, đối
tượng, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm tổ chức sử
dụng và sử dụng trái phép chất ma tuý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ
chức sử dụng trái chất ma tuý
Phòng, chống các tội phạm về ma tuý là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, trong đó lực lượng CSND luôn được xác định là lực lượng chủ công,
nòng cốt. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý của lực lượng
Công an có chức năng chủ yếu là: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, ngành Công an đề ra các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa
đấu tranh chống tội phạm ma tuý; quản lý Nhà nước về phòng, chống các tội
phạm về ma tuý; trực tiếp tổ chức đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma
tuý. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng CSND được bố
trí lực lượng, phương tiện và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh
chống tội phạm về ma tuý.
Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử
dụng trái chất ma tuý dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước,
Chính Phủ và của Ngành Công an quy định trong phòng, chống tội phạm ma
tuý.
16
Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
quy định: “ …Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng
trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc
cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong phần các chủ trương,
chính sách, giải pháp lớn về Quốc phòng – An ninh đã khẳng định: ”…Tiến

hành điều chỉnh một bước về biên chế, trang bị, chức năng, nhiệm vụ của một
số lực lượng thuộc Bộ Công an; tiếp tục xây dựng nâng cao sức mạnh chiến
đấu của lực lượng vũ trang. Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, dự báo, phát
hiện sớm các tình huống. Có các biện pháp thích hợp giải quyết các mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân, đấu tranh ngăn chặn, đánh bại các hoạt động phá hoại
an ninh chính trị, xâm phạm độc lập chủ quyền, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt
động phòng chống tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội…”
Điều 4 – Khoản 1 BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1999 quy định trách nhiệm của ngành Công an trong đấu tranh phòng
chống tội phạm: “Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra
và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng
nhiệm vụ của mình đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà
nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và
giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.”
Chương XVIII Bộ luật hình sự năm 1999, điều 197 quy định tội phạm tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, chức năng nhiệm vụ của lực lượng
CAND thì công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh các tội phạm ma tuý nói
chung, tội phạm tổ chức sử dụng trái chất ma tuý nói riêng là chức năng
nhiệm vụ của Ngành Công an, trong đó lực lượng CSĐTTPMT là chủ công,
nòng cốt.
17
Điều 13 Luật phòng chống ma tuý năm 2000 quy định cơ quan chuyên
trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc lực lượng Công an nhân dân
được phép tiến hành một số hoạt động sau đây:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn
chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý tại các địa bàn biên giới và nội
địa;
Áp dụng các biện pháp nghiệp vu trinh sát cần thiết phát hiện tội phạm ma tuý;
Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện

tội phạm ma tuý; yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan
cung cấp thông tin tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản ngân hàng khi có
căn cứ cho rằng có những hành vi liên quan đến ma tuý;
Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn
cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần;
Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm
chứng và người bị hại trong các vụ án về ma tuý.
Các biện pháp công khai theo tố tụng hình sự, tại Điều 33, 35 Bộ luật
TTHS quy định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, nhiệm
vụ, quyền hạn của điều tra viên. Theo đó cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng được tiến hành các biện pháp điều tra và các biện pháp khác do Bộ
luật TTHS quy định để làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong các vụ án ma
tuý. Hoặc Điều 80, 81, 82, 83, 84, 86, 88, 91, 92, 93, 100, 131, 135, 138, 139,
140, 141, 142, 143, 150, 152, 153, 155, 156, 157...là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ
án hình sự, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp điều tra theo tố tụng
hình sự. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 quy định về tổ chức bộ máy,
thẩm quyền điều tra cụ thể của cơ quan Cảnh sát điều tra trong đó có điều tra tội
phạm ma tuý. Điều 11 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định
thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được
18
phép điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ
chương XII đến chương XXII của BLHS, trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan an ninh điều tra
trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân. Những quy
định trên là cơ sở pháp lý để lực lượng CSĐTTPMT tiến hành các biện pháp
công khai theo TTHS trong phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái
chất ma tuý.
Nghị định 136/2003/NĐ- CP ngày 18/11/2003 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSND trong đấu tranh phòng chống tội

phạm.
Quyết định số 192/QĐ - BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành ngày
12/3/1997 về việc thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý(C17).
Quyết định này quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
C17, trong đó có nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ma tuý.
Nghị định 99/NĐ - CP ban hành ngày 27/11/2002 quy định các biện pháp
nghiệp vụ trinh sát được áp dụng trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý bao
gồm:
Sử dụng khoa học, công nghệ, phương tiện kỹ thuật giám sát, thu thập
thông tin về hoạt động của những người có dấu hiệu liên phạm tội về ma tuý;
Sử dụng khoa học, công nghệ, phương tiện kỹ thuật hoặc chó nghiệp vụ để
phát hiện chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động phạm tội về ma tuý của cá
nhân hoặc tổ chức về ma tuý để phát hiện thông tin, tài liệu có liên quan đến
tội phạm và người phạm tội về ma tuý;
Kiểm tra chỗ ở, nơi ở, nơi làm việc, phương tiện giao thông, đồ vật có
liên quan đến tội phạm về ma tuý;
Bố trí người giám sát hoạt động của những người có dấu hiệu phạm tội về
ma tuý và người có liên quan;
19
Tiến hành các biện pháp thích hợp để những người có dấu hiệu phạm tội
về ma tuý bộc lộ nơi cất giấu ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần đồng bọn hoặc hành vi phạm tội về ma tuý;
Phối hợp với cơ quan hữu quan của các nước tiến hành hoạt động chuyển
giao hàng hoá có kiểm soát để đấu tranh với các tổ chức phạm tội về ma tuý
hoạt động xuyên quốc gia.
Để hướng dẫn công tác nghiệp vụ cơ bản cho lực lượng CSND ngày
6/6/2003 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành các Quyết định 360, 361, 362,
363/QĐ-BCA (C11). Những văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để lực
lượng CSĐTTPMT sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát trong đấu tranh

với tội phạm tổ chức sử dụng trái chất ma tuý.
Trong Chương trình hành động phòng, chống ma tuý trong giai đoạn
2001 – 2005 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/12/2000, lực
lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ: “Là cơ quan thường trực về phòng,
chống ma tuý; chủ trì, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình kế hoạch
liên ngành phòng, chống ma tuý trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với
các cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển trong kiểm tra, kiểm
soát, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý trên toàn lãnh thổ; chủ trì xây
dựng và thực hiện các dự án về kiểm soát và đấu tranh chống tội phạm về ma
tuý; phối hợp với cơ quan cảnh sát và cơ quan phòng, chống ma tuý của các
nước trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý quốc tế; chỉ đạo thống nhất các
cơ quan giám định hình sự các chất ma tuý từ trung ương đến địa phương;
phối hợp các Bộ, Ngành trong công tác phòng, chống ma tuý, quản lý sau cai
nghiện tại xã, phường; cai nghiện ma tuý cho các phạm nhân đang thi hành án
trong các trại giam, các đối tượng đang học tập, cải tạo tại Cơ sở giáo dục,
Trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an quản lý và các đối tượng nghiện ma
tuý trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ”.
20
Như vậy theo những quy định của pháp luật, lực lượng Công an nhân
dân trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý là lực lượng được
giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống các tội phạm về
ma tuý trong phạm vi cả nước, là đầu mối chủ trì, phối hợp với các lực lượng
Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, thực hiện đấu tranh phòng,
chống các tội phạm về ma tuý.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp và tổ
chức công tác phòng, chống tội phạm ma tuý của lực lượng Công an nhân
dân.
Ngoài ra lực lượng Công an nhân dân còn có thẩm quyền xử lý và đề
nghị xử lý hành chính các hành vi vi phạm về tệ nạn ma tuý theo quy định của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
Tóm lại: Trong chương 1 tác giả đề cập đến nhận thức cơ bản về tội phạm
tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, nội dung của hoạt động phòng ngừa,
điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Mối quan hệ phối hợp
giữa lực lượng CSĐTTPVMT với các lực lượng khác trong hoạt động phòng
ngừa và điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Cơ sở pháp lý
của hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm tổ chức sử dụng trái chất ma tuý.
21
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRA TỘI PHẠM
TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA
TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ
2.1. Tình hình liên quan đến hoạt động phòng ngừa, điều tra tội
phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, xã hội có liên quan
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, là một trong
những cửa mở ra bên ngoài giữa nước ta và các nước trên thế giới. Là một
thành phố Cảng, trung tâm kinh tế thương mại và dịch vụ, du lịch của vùng
Duyên hải phía Bắc, có các đầu mối giao thông đường thủy, sắt, bộ, và đường
hàng không với các tỉnh trong cả nước và thế giới. Hải Phòng cách thủ đô Hà
Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên la 152.318,49 ha, mật độ dân số 1000
người/km
2
( số liệu thống kê năm 2001)
Về ranh giới hành chính:
• Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
• Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương
• Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình

• Phía Đông giáp Biển
Thành phố có tọa độ địa lý:
• Từ 20
o
30’39’ - 21
o
01’15’ Vĩ độ Bắc
• Từ 106
o
23’39’- 107
o
08’39’ Kinh độ Đông
Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có
tọa độ từ 20
o
07’35’ – 20
o
08’36’Vĩ độ Bắc và từ 107
o
44’15’Kinh độ Đông.
Là một trong những Cảng lớn nhất cả nước , Cảng Hải Phòng mỗi
ngày tiếp nhận nhiều lượt tàu trong nước và Quốc tế. Đồng thời, Đồ Sơn và
22
Cát Bà là một trong những trung tâm du lịch thu hút rất nhiều du khách tham
quan, và nghỉ ngơi. Vào mùa du lịch mỗi ngày có hàng người trên khắp đất
nước lui tới. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước
và Quốc Tế thông qua hệ thốn giao thông đường bộ ( đường 5, đường 10,
đường 203), đường sắt Hà Nội – Hải Phòng nằm, đường biển, đường sông và
đường hàng không. Đó là những tuyến giao thông rất nhộn nhịp...là những
điều kiện thuận lợi cho tội phạm ma tuý nói chung và tội phạm tổ chức sử

dụng trái phép chất ma tuý nói riêng, trung chuyển ma tuý từ các nơi về Hải
Phòng tiêu thụ.
Địa bàn Hải Phòng chia thành 7 quận (Hồng bàng, Lê Chân, Ngô
Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh) và 8 huyện, giáp ranh với
tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình và biển Đông. Chính điều kiện đó rất
thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế - văn hoá đặc biệt là kinh tế
và đóng tàu...Bên cạnh đó, Hải Phòng có các chợ Sắt, chợ Tam bạc, chợ
ga..các trung tâm thương mại như Parkson, các siêu thị Metro, Big C
Intermex...Đó là các trung tâm mua bán trao đổi hàng hoá không chỉ của
người dân thành phố mà còn nơi giao lưu mua bán hàng hoá của các tỉnh và
thành phố khác. Hải Phòng có sân bay Cát Bi và hệ thống cảng biển (Đình
Vũ, Chùa Vẽ) cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và du lịch.
Đối với hêroin, thuốc phiện ở Hải Phòng chủ yếu vẫn từ Hà Nội, Lai
Châu, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An vận chuyển về, đặc biệt là
nguồn từ Hà Nội vẫn là cơ bản.
Đối với thuốc gây nghiện ở Hải Phòng chủ yếu từ Móng Cái, Lạng Sơn
về.
Tại Hải Phòng bọn bán lẻ ma tuý vẫn tập trung ở những địa bàn, cụm
dân cư phức tạp như: Dọc tuyến đường sắt chạy qua khu vực nội thành, địa
bàn giáp ranh giữa phường, xã, bờ mương, xóm liều...
23
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 04 trường đại học, 55 trường phổ
thông trung học, 132 trường trung học cơ sở. Có thể nói trình độ dân trí của
người dân trên địa bàn không đều, dân cư xen kẽ giữa các bộ nhà nước, người
lao động tự do và người không nghề nghiệp. Bên cạnh đó con tập trung nhiều
lao động từ nơi khác đến lao động và sinh sống.
Do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, chính sách thu hút đầu
tư của thành phố Hải Phòng và sự phát triển của cá doanh nghiệp nên những
năm gần đây điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố đã có sự phát
triển đáng kể. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về ma tuý

nói riêng cũng diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự phòng ngừa, đấu tranh
mạnh mẽ để loại tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng thành phố Hải
Phòng trở thành một thành phố Cảng mạnh về kinh tế, văn hoá, giữ vững an
ninh trật tự.
2.1.2. Tình hình tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên
địa bàn thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch có
vị trí quan trọng về kinh tế, văn hoá, là địa bàn năng động và nhạy cảm trong
quan hệ quốc tế và với các tỉnh trong cả nước. Đây cũng là một thành phố có
tốc độ phát triển cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong vài năm
gần đây do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường Hải Phòng có mức phát
triển tệ nạn ma tuý, đặc biệt là tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
hết sức phức tạp. Tội phạm này đã phát triển và lan rộng ở nhiều nơi nhất là
địa bàn tập trung đông người nghiện như quận Lê Chân, huyện Thuỷ Nguyên.
Tình hình thanh niên tụ tập ăn chơi sử dụng ma tuý tổng hợp vẫn tiếp tục diễn
biến phức tạp ở các vũ trường, quán bar ca nhạc, quán karaoke trong khu vực
nội thành. Các chất ma tuý buôn bán, sử dụng phổ biến vẫn là hêroin, ma tuý
tổng hợp, cần sa. Đáng chú ý, ma tuý đá (ICE) thẩm lậu vào Hải Phòng ngày
càng nhiều.Tuy lực lượng còn non trẻ song thực tiễn công tác và đấu tranh với
24
tội phạm về ma tuý của lực lượng CSĐTTPVMT CATP Hải Phòng đạt được
nhiều thành tích. Năm 2009 qua sử dụng lực lượng cơ sở, các biện pháp
nghiệp vụ trinh sát, hoạt động tố tụng lực lượng CSĐTTPVMT CATP Hải
Phòng đã tiến hành khám phá 420 vụ = 657 đối tượng, khởi tố điều tra 338 vụ
= 339 bị can, lập được 1041 hồ sơ cai nghiện bắt buộc theo nghị định 135/CP
của chính phủ, tham mưu cho hội đồng tư vấn duyệt ra quyết định đưa 986
đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm cai nghiện.
Tổ chức thu gom đưa 580 người nghiện lang thang tại các tụ điểm phức
tạp về tệ nạn ma tuý vào các trung tâm cai nghiện của thành phố. Hiện toàn
thành phố duy trì 72/223 xã, phường không có tệ nạn ma tuý, và đang tiếp tục

nhân rộng mô hình này.
Trong năm 2006, công an thành phố Hải Phòng đã bắt 02 vụ = 66 đối
tượng, năm 2007 bắt 02 vụ = 13 đối tượng, năm 2008 bắt 11 vụ = 54 đối
tượng, năm 2009 đã bắt 04 vụ = 29 đối tượng. Như vậy trong 4 năm
(2006-2009) công an thành phố đã bắt 18 vụ = 162 đối tượng. Đây là 1 điểm
đáng phát huy, có được điều này chính là sự nỗ lực rất lớn của các cấp ủy
Đảng, chính quyền và toàn thề nhân dân thành phố Hải Phòng. Đặc biệt là lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an thành phố Hải Phòng.
Hiện nay tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu là sử dụng
ma túy tổng hợp trong các cuộc vui chơi thác loạn tại các vũ trường, quán bar.
Nhưng bản thân các đối tượng tổ chức sử dụng là những tên cầm đầu có nhiều
kinh nghiệm trong việc đối phó với cơ quan Công an. Chúng hoạt động ngày
càng tinh vi xảo quyệt, với nhiều mánh khóe thủ đoạn nhằm che mắt nhân dân
và đối phó với hoạt động điều tra của cơ quan chức năng: bố trí canh gác bảo
vệ, cảnh giới ở những chỗ tổ chức sử dụng.
Tình hình trên cho thấy tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
trên địa bàn thành phố Hải Phòng diễn biến hết sức phức tạp. Đòi hỏi mỗi cán
bộ chiến sĩ CSĐTTP về ma túy Công an thành phố Hải Phòng cần có nhận
25

×