Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá nhu cầu của người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa nội tổng hợp nội tiết, bệnh viện trường đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.92 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

TRẦN THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP NỘI TIẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG

HUẾ - 2022


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

TRẦN THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP NỘI TIẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn luận văn:
ThS.VÕ THỊ DIỄM BÌNH


HUẾ - 2022


Lời Cảm Ơn
Với tất cả tình cảm chân thành và sâu sắc, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y- Dược, Đại học Huế, Phịng đào tạo,
Phịng chính trị - cơng tác sinh viên, cùng tồn thể q thầy cơ các Bộ môn
Trường Đại học Y- Dược, Đại học Huế.
- Ban giám đốc Khoa Nội Tổng hợp – Nội tiết, Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế.
- Ban Chủ Nhiệm, quý thầy cô trong khoa Điều dưỡng.
- Thư viện Trường Đại học Y- Dược, Đại học Huế.
Đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cơ ThS.Võ Thị Diễm Bình
- giảng viên Khoa Điều Dưỡng, trường Đại học Y- Dược, Đại học Huế đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và cho tơi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn tất cả các bệnh nhân đã đồng ý hợp tác để tôi thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã dành tình cảm động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp
tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tuy nhiên, vì bản thân cịn thiếu nhiều kinh nghiệm nên luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ
q thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện

một cách nghiêm túc, đúng quy định và đảm bảo tính khoa học. Các số liệu, kết quả
nêu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một đề tài
nào khác.
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Trang


DANH MỤC VIẾT TẮT
ALS

: Amyotrophic lateral sclerosis
(Bệnh xơ cứng teo cơ một bên)

CANE

: Camberwell Assessement of Need for Elderly
(Bộ câu hỏi đánh giá nhu cầu người cao tuổi Camberwell)

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

MMSE

: Mini-Mental State Exam
(Thang điểm đánh giá nhận thức)

NCCS


: Nhu cầu chăm sóc

NCT

: Người cao tuổi

QoL

: Quaility of life (Chất lượng cuộc sống)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y Tế Thế giới)


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. NHU CẦU........................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa................................................................................................3
1.1.2. Phân loại nhu cầu:....................................................................................3
1.1.3. Mối liên quan giữa nhu cầu cơ bản của con người và chăm sóc điều dưỡng....4
1.1.4. Nhu cầu của người cao tuổi......................................................................5
1.2. NGƯỜI CAO TUỔI.........................................................................................6
1.2.1. Định nghĩa................................................................................................6
1.2.2. Phân loại người cao tuổi...........................................................................6
1.3. NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ CHĂM SĨC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN HÀNH
TẠI VIỆT NAM......................................................................................................7

1.4. GIỚI THIỆU THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TÂM THẦN MMSE...................7
1.5. GIỚI THIỆU BỘ CÂU HỎI CANE.................................................................7
1.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..............................................................................8
1.6.1. Giới thiệu tỉnh Thừa Thiên Huế:..............................................................8
1.6.2. Giới thiệu bệnh viện trường.....................................................................9
1.6.3. Giới thiệu khoa Nội Tổng Hợp – Nội Tiết...............................................9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................10
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................10
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................10
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu..............................................................................10
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................10
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................10
2.2.1. Thời gian nghiên cứu..............................................................................10
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................10
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................10


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................10
2.3.2. Cỡ mẫu...................................................................................................10
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu..........................................................................10
2.4. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU..............................11
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu.........................................................................11
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................11
2.5. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU......................12
2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................12
2.5.2. Nhu cầu của người cao tuổi....................................................................13
2.5.3. Quy ước điểm:........................................................................................15
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................15
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU............................................................................15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................16

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................16
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học........................................................................16
3.1.2. Mơ hình bệnh tật của người cao tuổi đang điều trị tại Khoa Nội Tổng
hợp – Nội tiết....................................................................................................17
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI. .19
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu an toàn.........19
3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu xã hội/mối
quan hệ/tình cảm...............................................................................................20
3.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu tôn trọng......21
3.3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu thể hiện........23
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................................24
4.1. NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI...........................................................24
4.1.1. Nhóm nhu cầu sinh lý.............................................................................24
4.1.2. Nhóm nhu cầu an tồn............................................................................25
4.1.3. Nhóm nhu cầu xã hội/mối quan hệ, tình cảm.........................................27
4.1.4. Nhóm nhu cầu được tơn trọng................................................................28


4.1.5. Nhóm nhu cầu thể hiện...........................................................................28
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI. .28
4.2.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến nhu cầu của người cao tuổi.........28
4.2.2. Ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân, tình trạng sinh hoạt đến nhu cầu
của người cao tuổi............................................................................................29
4.2.3. Ảnh hưởng của giới tính đến nhu cầu của người cao tuổi......................29
KẾT LUẬN..............................................................................................................30
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU...........................................................................31
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học..........................................................................16
Bảng 3.2. Nhu cầu của người cao tuổi......................................................................18
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu an toàn...........19
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu xã hội/mối quan
hệ/tình cảm................................................................................................................20
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu tôn trong........21
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu thể hiện..........23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Mơ hình bệnh tật..................................................................................17

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow..........................................................................4


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu là những nhu cầu đòi hỏi cần thỏa mãn các yếu tố vật chất (nước
uống, vận động, nghỉ ngơi…) và nhu cầu về tinh thần (được u thương, tơn trọng)
[3]. Vì vậy việc đánh giá nhu cầu cần được thực hiện liên tục với mục đích thu thập
và phân tích thơng tin, từ đó tìm ra vấn đề cần quan tâm, các yếu tố ảnh hưởng đến
con người cũng như các tồn tại để có chiến lược trong tương lai nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống và chất lượng chăm sóc.
Q trình lão hóa tăng lên đồng thời kéo theo sinh lý người cao tuổi (NCT)
có nhiều thay đổi như suy giảm chức năng các cơ quan, sinh hoạt cá nhân bị hạn chế
và đặc biệt là mắc nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh mạn tính. Kết quả
điều tra cho thấy có 42% người cao tuổi mắc ít nhất một bệnh lý mạn tính [33],
[31], [34]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam vào năm

2016 có 424000 trường hợp tử vong do bệnh lý mạn tính từ nguyên nhân tim mạch
chiếm 31%, ung thư 19%, hô hấp 6%, đái tháo đường 4%, các bệnh truyền nhiễm
khác 18%,... [34]. Theo điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011 với cỡ mẫu
2789 người cao tuổi có tính đại diện quốc gia cho thấy có 65,4% người cao tuổi tự
đánh giá sức khỏe ở mức yếu và rất yếu; 29,8% đánh giá ở mức bình thường và
4,8% tự đánh giá ở mức tốt và rất tốt [9]. Do đó nhu cầu của người cao tuổi tăng lên
đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế tại Việt Nam.
Nhu cầu của người cao tuổi ở Việt Nam chưa được đáp ứng đặc biệt là vùng
nông thôn [29], [5]. Theo nghiên cứu của Kim, J. Y. và các cộng sự thì nguyên
nhân dẫn đến nhu cầu người cao tuổi ở nơng thơn chưa đáp ứng do khó khăn trong
việc tiếp cận với dịch vụ y tế, yếu tố tài chính, khơng có sẵn một số dịch vụ y tế
nhất định, khả năng nhận thức về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế,…[29] Theo hệ
thống báo cáo thống kê của bộ y tế (2016) chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa
được thành lập để đánh giá và thực hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho họ, cụ thể
Bộ Y tế chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về biểu mẫu ghi chép, thống kê và báo cáo
thống nhất [1].


2
Theo Luật người cao tuổi và Thông tư 35/2011/TT-BYT, yêu cầu các bệnh
viện quy mô 50 giường trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao
tuổi, 100% bệnh viện tuyến tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi) phải tổ chức khoa
lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi [13].
Tuy nhiên, hiện nay tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế chưa có khoa lão
khoa riêng. Vì vậy, người cao tuổi phải nằm chung với bệnh khác tại khoa Nội nên
thiếu điều kiện chăm sóc chuyên biệt dẫn đến nhu cầu của người cao tuổi chưa được
đáp ứng.
Bộ câu hỏi “Đánh giá nhu cầu sức khỏe người cao tuổi của Camberwell”
(CANE) là công cụ đánh giá nhu cầu toàn diện với 24 mục bao gồm tất cả nhu cầu
của con người như sức khỏe tâm lý, xã hội và tâm thần. Bộ câu hỏi đã được dịch

sang năm ngôn ngữ khác nhau và được sử dụng rộng rãi ở trung tâm ở Anh và châu
Âu, và châu Á vì nó dễ học và sử dụng mà khơng cần đào tạo chuyên sâu [49]. Mặc
dù ban đầu, bộ câu hỏi được phát triển để đánh giá toàn diện nhu cầu của bệnh nhân
cao tuổi bị rối loạn tâm thần, nó cũng hữu ích để đánh giá các vấn đề sức khỏe của
cá nhân người cao tuổi [50].
Tại các cơ sở y tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và khoa Nội thuộc
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế nói riêng, nơi số lượng người cao tuổi mắc
bệnh lý chiếm tỷ lệ lớn nhưng các nghiên cứu về nhu cầu và tình trạng bệnh lý cịn
nhiều hạn chế. Từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá nhu cầu của
người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - Nội tiết, Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Huế” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát nhu cầu của người cao tuổi đang điều trị nội trú tại khoa Nội
Tổng hợp - Nội tiết, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhu cầu của người cao tuổi đang điều
trị nội trú tại khoa Nội Tổng hợp - Nội tiết, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHU CẦU
1.1.1. Định nghĩa
Nhu cầu là trạng thái, điều kiện hoặc các yếu tố mà nếu thiếu nó sẽ cản trở con
người đạt được một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội [18].
1.1.2. Phân loại nhu cầu:
Nhà tâm lý học Abraham Maslow cho rằng con người được động viên bởi
nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến
cao: nhu cầu sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu xã hội; nhu cầu được tôn trọng và
nhu cầu thể hiện của bản thân. Sinh lý là những nhu cầu thực tế, cần thiết nhất của
mỗi người. Bao gồm việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lý,…đây là những điều giúp con

người có thể tồn tại và phát triển.Trong kim tự tháp Maslow, các nhu cầu sinh lý
xếp ở bậc dưới cùng. Nếu nhu cầu này chưa được đáp ứng và thỏa mãn thì các nhu
cầu cao hơn sẽ khơng thể xuất hiện. Nhu cầu về an ninh, an toàn là mong muốn về
một thế giới tốt đẹp, an ninh, con người được bảo vệ trước những mối nguy hiểm,
đe dọa về tinh thần hay vật chất. Nhu cầu về xã hội là nhu cầu thiên về các yếu tố
tinh thần. Nhu cầu được quý trọng là mong muốn được yêu thương, tơn trọng. Nhu
cầu được thể hiện mình là nhu cầu cao nhất trong kim tự tháp của Maslow, là mong
muốn được chứng minh bản thân, được theo đuổi đam mê, sở thích và mang lại
những giá trị, lợi ích tốt đẹp cho xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu của con người khơng
phải lúc bào cũng tăng tiến theo một trình tự nhất định mà có thể gối đầu lên nhau
chứ khơng chuyển tiếp [30].
Theo phân loại của Virgrinia Henderson thì nhu cầu của con người gồm 14
yếu tố gồm hô hấp; ăn, uống và dinh dưỡng; sự bài tiết; tư thế, vận động và tập
luyện; ngủ và nghỉ ngơi; mặc và thay quần áo; duy trì thân nhiệt; vệ sinh cá nhân
hàng ngày; tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện; sự giao tiếp; thoải mái về


4
tinh thần, tự do tín ngưỡng; lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người
vơ dụng; hoạt động vui chơi, giải trí; kiến thức về y học [24].
Theo hệ thống báo cáo thống kê, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa
được thành lập để đánh giá và thực hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho họ, cụ thể
Bộ Y tế chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về biểu mẫu ghi chép, thống kê và báo cáo
thống nhất [1]

Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow [30]
1.1.3. Mối liên quan giữa nhu cầu cơ bản của con người và
chăm sóc điều dưỡng
Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của họ, khi bị bệnh tật, ốm yếu,

người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự
hỗ trợ của người điều dưỡng. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân dẫn đến sự ra
đời của ngành y tế và cán bộ y tế [21].
Nhu cầu của con người có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên điều
dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho từng người bệnh. Nhu cầu con
người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối với từng nhu cầu


5
ở từng người có khác nhau. Hơn nữa, trong cùng một con người nhu cầu này có thể
mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống.
Người điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập kế
hoạch chăm sóc thích hợp [21].
1.1.4. Nhu cầu của người cao tuổi
Nhu cầu của NCT bao gồm: CSSK tâm thần, tâm lý, phục hồi về thính lực và
thị lực, chăm sóc vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và an toàn, phục
hồi chức năng, nhà ở, mơi trường sống và phịng chống giảm các yếu tố nguy cơ
[6]. Theo nghiên cứu của Võ Văn Thắng và cộng sự thì nhu cầu NCT gồm: nhu cầu
kiểm tra sức khỏe định kỳ; nhu cầu chăm sóc tại nhà; nhu cầu tư vấn sức khỏe; nhu
cầu chăm sóc giảm nhẹ; nhu cầu phục hồi chức năng; nhu cầu chăm sóc các bệnh
mạn tính khơng lây nhiễm (NCDs) [16]. Nhu cầu vật chất, giao lưu, tiếp xúc thường
xuyên với bạn bè, được tơn trọng, được chăm sóc sức khỏe, được sống gần gũi với
con cái, người thân, người quen, được quan tâm, tham gia hoạt động xã hội [20].
Nhu cầu ăn mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe (nhu cầu cơ bản) và các nhu cầu vui
chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập, tinh thần, rèn luyện sức khỏe [10]. Nhu
cấu sống tự lập trong cộng đồng, nhà ở giá phải chăng, việc làm, tham gia hoạt động
xã hộ, chăm sóc người khác, phương tiện chuyên chở linh động, được đảm bảo an
toàn và cải thiện sức khỏe tâm thần [23]. Nhu cầu về chỗ ở (được sống chung với
con cái đã lập gia đình, muốn có thêm các dịch vụ ni dưỡng và chăm sóc sức
khỏe), được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, muốn nhà nước có chính sách

đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi, mong có nhiều loại hình chăm sóc sức khỏe,
mong địa phương có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa/tinh thần, được cấp thẻ bảo
hiểm y tế, được khám sức khỏe định kỳ, tăng mức trợ cấp và giảm tuổi được hưởng
trợ cấp hàng tháng, mong luôn khỏe mạnh, con cháu hiếu thảo, thường xuyên được
thăm hỏi [7]. Nhu cầu được đảm bảo thu nhập, có các cơ hội việc làm phù hợp,
được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc men có thể chi trả được, nhà ở và
giao thông thân thiện, không bị phân biệt đối xử, bạo hành, lạm dụng và được tôn
trọng [22]. Nhu cầu được sống ở nhà, sống ở nhà dưỡng lão, được hỗ trợ trong đời


6
sống hàng ngày, chăm sóc sức khỏe tại nhà và tại nhà dưỡng lão và được hỗ trợ về
mặt xã hội [25].
Theo sổ tay y học người cao tuổi (Handbook of international Geriatric
Medicine) của tác giả Anne Merriman được dịch bởi GS.Nguyễn Sĩ Quốc: Sức
khỏe ở người cao tuổi phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là yếu tố thể chất, yếu tố tâm lý và
yếu tố xã hội môi trường [8].
1.2. NGƯỜI CAO TUỔI
1.2.1. Định nghĩa
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) người cao tuổi phải ≥ 60 tuổi[1].
- Theo luật pháp Việt Nam, theo Điều 2 trong Luật Người cao tuổi
(11/2009): luật người cao tuổi Việt Nam 2010 quy định: người cao tuổi là “Tất cả
công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [10].
- Theo quan điểm y học: người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm chức năng của cơ thể [17].
1.2.2. Phân loại người cao tuổi
- Theo y học lão khoa, có 3 nhóm người cao tuổi:
+ Nhóm ít tuổi: 60-74 tuổi
+ Nhóm trung bình: 75-84 tuổi
+ Nhóm cao tuổi nhất: ≥ 85 tuổi

- Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (Internationalencyclopedia
of sociology) phần “Người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội” khi đưa
ra khái niệm về người cao tuổi các tác giả phân chia theo độ tuổi như sau:
+ 65 – 74: người cao tuổi trẻ
+ 75 – 84: trung cao tuổi
+ > 84: nhóm già [6]
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các lứa tuổi của người già
như sau:
+ 60-74: người cao tuổi
+ 75 - 90: người già


7
+ > 90: người già sống lâu.
1.3. NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN
HÀNH TẠI VIỆT NAM
Luật người cao tuổi (Luật 39/2009/QH12) có hiệu lực thi hành từ năm 2010.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ NCT nghèo khơng có người phụng dưỡng và tất cả
NCT từ 80 tuổi trở lên chưa hưởng chế độ như lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã
hội khác [10].
Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020
(Quyết định số 1781/QĐ-TTg năm 2012) có mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc
NCT; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trị của NCT
phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước [1].
Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 đã được Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành trong Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2017 có mục tiêu
là “Đáp ứng nhu cầu CSSK NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần
thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số
và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân.” [1]

1.4. GIỚI THIỆU THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC MMSE
Đây là một trắc nghiệm về trí tuệ của người trưởng thành có biểu hiện suy
giảm khả năng nhận thức do nguyên nhân thần kinh - tâm thần. MMSE là trắc
nghiệm nổi tiếng nhất và được áp dụng nhiều nhất trong các trắc nghiệm sàng lọc
nhằm đo lường tình trạng suy giảm nhận thức trên lâm sàng, trong nghiên cứu và
trong cộng đồng. Thang điểm đánh giá tâm thần nhằm giúp loại trừ bệnh nhân không
đủ điều kiện trở thành đối tượng nghiên cứu. Thang điểm gồm 11 câu hỏi, với mỗi
câu hỏi khác nhau có điểm từ 1-5 điểm. Tổng điểm tối đa là 30 điểm. Nếu bệnh nhân
đạt ≥ 24 điểm: khơng có suy giảm nhận thức; 20-23 điểm: suy giảm nhận thức nhẹ;
14-19 điểm: suy giảm nhận thức vừa; 0-13 điểm: suy giảm nhận thức nặng.


8
1.5. GIỚI THIỆU BỘ CÂU HỎI CANE
Bộ câu hỏi CANE (Camberwell Assessement of Need for Elderly) gồm 24
nhu cầu của NCT bao gồm: chỗ ở, thực phẩm, chăm sóc nhà cửa, thực phẩm, tự chăm
sóc, chăm sóc cho người khác, hoạt động hàng ngày, trí nhớ, thị lực/thính lực/giao
tiếp, vận động/té ngã, tiểu tiện, sức khỏe thể chất, thuốc, triệu chứng tâm thần, rối
loạn tâm lý, thơng tin về tình trạng và điều trị, cố ý tự hại bản thân, vô ý tự hại, ngược
đãi/bỏ mặc, hành vi, đồ uống có cồn, bạn bè bằng hữu, các mối quan hệ thân thiết,
tiền bạc/ngân sách, tiền trợ cấp. Có 3 sự lựa chọn khi đánh giá nhu cầu cho người cao
tuổi: khơng có nhu cầu, có nhu cầu, khơng biết. Khơng có nhu cầu được cho 0 điểm
nếu bệnh nhân thích nghi độc lập và không cần thêm sự hỗ trợ nào khác. Có nhu cầu
tương ứng 1 điểm. Khơng biết cho điểm 9 khi bệnh nhân không xác định được bản
chất của nhu cầu và sự hỗ trợ mà NCT nhận được. Theo nghiên cứu “Đánh giá nhu
cầu sức khỏe của người cao tuổi mắc bệnh mãn tính tại phường Thủy Châu, thị xã
Hương Thủy, Việt Nam” của tác giả Võ Thị Diễm Bình năm 2020 đã dịch sang ngơn
ngữ Việt Nam và thử nghiệm trên 15 NCT có đặc điểm tương tự để kiểm tra độ tin
cậy của bộ câu hỏi CANE và có hệ số alpha là 0,8.
1.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

1.6.1. Giới thiệu tỉnh Thừa Thiên Huế:
Tình Thừa Thiên Huế ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Có đường
biên giới với Lào, trong đó phía Đơng giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng và
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh
hưởng kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.
Từ năm 1997, Thành phố Huế là thành viên trong dự án “thành phố sức khỏe
– Healthy city” của tổ chức Y tế Thế giới WHO [32]. Từ đó, nhiều dự án đã được
tiến hành dưới sự hỗ trợ từ WHO và nhiều quốc gia khác. Đến nay, các chương
trình tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi tiếp tục là một trong những ưu tiên
của tỉnh [16].
Theo nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII nêu rõ các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe của người cao


9
tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng
tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi [14]. Tại tỉnh Thừa
Thiên Huế, Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2017-2025 cũng đã được triển khai ở cơ sở y tế, trong đó chú trọng đến tăng
cường năng lực của trạm y tế và hiệu quả của các hoạt động quản lý chăm sóc sức
khỏe cho NCT ở tuyến y tế cơ sở nhằm đạt được mục tiêu 80% NCT có khả năng tự
chăm sóc, được cung cấp kiến thức, 80% NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất
một lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe và 90% NCT khi bị bệnh
được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe [4].
1.6.2. Giới thiệu bệnh viện trường
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, tiền thân là Trung tâm Y học lâm sàng,
được thành lập vào năm 1998, ban đầu chỉ có 200 giường, đến nay đã trở thành
Bệnh viện công lập hạng I với gần 700 giường.
Bệnh viện có trang thiết bị hiện đại để có thể thực hiện nhiều kỹ thuật cao,
sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hằng năm, Bệnh

viện tiếp nhận khám chữa bệnh cho trên 250.000 lượt bệnh nhân, điều trị gần
25.000 người. Số bệnh nhân có Bảo hiểm y tế đến khám tại Bệnh viện trên 115.000
lượt mỗi năm.
1.6.3. Giới thiệu khoa Nội Tổng Hợp – Nội Tiết
Tình hình phụ trách bệnh nhân của cán bộ khoa như sau: 10 bệnh nhân/1
điều dưỡng, 4,5 bệnh nhân/1 Bác sĩ điều trị. Số giường bệnh: 39 giường. Số bệnh
nhân trung bình điều trị tại khoa: 55 bệnh nhân (35 người cao tuổi). Hiệu suất sử
dụng giường bệnh bình quân 140%.
Khoa thực hiện các thăm dị: Đo chức năng hơ hấp, nội soi phế quản, nội soi
tiêu hóa (kết hợp với Trung Tâm Nội Soi).


10
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân người cao tuổi mắc ít nhất 1 bệnh lý mạn tính đang điều trị nội trú
tại khoa Nội Tổng hợp - Nội tiết, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ tháng
027/20221 đến tháng 047/4/2022.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân ≥ 60 tuổi mắc ít nhất 1 bệnh mạn tính.
- Đang điều trị nội trú tại Khoa Nội Tổng hợp – Nội tiết.
- Có thể giao tiếp bằng tiếng Kinh.
- Có tình trạng sức khỏe ổn định trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có điểm số Mini-Mental State Exam (MMSE) test dưới 24
điểm (tổng điểm tối đa là 30) được cho là có thể bị suy giảm nhận thức [28].
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2021 đến tháng 07/2022.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Nội Tổng hợp- Nội tiết, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ trong 2 tháng từ tháng 2/2022 – 4/2022 nên trong nghiên
cứu này chúng tôi lấy được 49 mẫu
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện


11
2.4. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu
2.4.1.2. Bộ câu hỏi đánh giá nhận thức (MMSE)
Thang điểm đánh giá nhận thức được Folstein và cộng sự công bố năm 1975.
Thang điểm này được sử dụng để đánh giá 5 lĩnh vực của nhận thức gồm sự tập
trung chú ý, định hướng, trí nhớ (ghi nhận và nhớ lại), chức năng ngôn ngữ và thực
dụng. Điểm số được cho tổng cộng từ 0 đến 30.
2.4.1.2. Bộ câu hỏi đánh giá nhu cầu người cao tuổi (CANE):
Bộ câu hỏi Đánh giá nhu cầu sức khỏe người cao tuổi của CANE là công cụ
đánh giá nhu cầu toàn diện với 24 mục bao gồm tất cả nhu cầu của con người như
sức khỏe tâm lý, xã hội và tâm thần. Có 3 sự lựa chọn khi đánh giá nhu cầu cho
người cao tuổi: khơng có nhu cầu, có nhu cầu, khơng biết. CANE đã được dịch sang
năm ngôn ngữ khác nhau và được sử dụng rộng rãi ở trung tâm ở Anh và Châu Âu,
và châu Á [35]. Chúng tôi đã tham khảo nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu sức khỏe
của người cao tuổi mắc bệnh mãn tính tại phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy,

Việt Nam” của tác giả Võ Thị Diễm Bình năm 2020 với bộ câu hỏi CANE đã dịch
sang ngôn ngữ Việt Nam và thử nghiệm trên 15 NCT có đặc điểm tương tự để kiểm
tra độ tin cậy và có hệ số alpha là 0,8.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu viên đã gửi công văn và tài liệu liên quan đến nghiên cứu này
đến Phòng Nghiên cứu khoa học - Đối Ngoại - Đào Tạo, Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế để xin phép được lấy số liệu. Sau đó, nghiên cứu viên gặp điều dưỡng
trưởng và bác sĩ Trưởng khoa để trình bày rõ mục đích của nghiên cứu và quy trình
thu thập số liệu để xin phép được thu thập số liệu tại Khoa Nội Tổng hợp – Nội tiết,
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Trong suốt quá trình thu thập số liệu, nhà nghiên cứu đeo khẩu trang và vệ
sinh tay bằng dung dịch khử trùng tay trước và sau khi tiếp xúc với người tham gia
và kiểm tra nhiệt độ của bản thân trước khi tiếp xúc họ. Trong trường hợp, người
phỏng vấn khơng có bất kỳ triệu chứng nào như ho, sốt, khó thở thì họ bắt đầu q
trình phỏng vấn với những người tham gia.



×