Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUÊ

BỘ Y TÊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC

BÙI NGỌC THỦY LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN THỐI HĨA
HỒNG ĐIỂM TUỔI GIÀ THỂ KHÔ

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

HUÊ - 2022
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUÊ

BỘ Y TÊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

BÙI NGỌC THỦY LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HĨA
HỒNG ĐIỂM TUỔI GIÀ THỂ KHƠ



LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Chuyên ngành: NHÃN KHOA
Mã số: NT 62 72 56 01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN VĂN NĂM
BSCKII. PHẠM NHƯ VĨNH TUYÊN

2


HUÊ - 2022LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Bộ
môn Mắt Trường Đại Học Y Dược Huế; Ban Giám đốc Trung tâm Mắt, tập thể bác sĩ, điều
dưỡng, hộ lý Trung tâm Mắt đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình nghiên cứu và học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Văn Năm – Nguyên Trưởng Bộ
mơn Mắt Trường Đại học Y Dược Huế, Phó Chủ tịch Hội Nhãn Khoa Việt Nam và BS CKII.
Phạm Như Vĩnh Tuyên – Phó Giám đốc Trung Tâm Mắt Bệnh viện Trung Ương Huế là những
người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tơi từng bước trưởng thành trên con đường
học tập, nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã tận tình chỉ bảo cho tơi những
ý kiến q báu trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt
tình tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn đến những bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu, góp phần lớn giúp
chúng tơi hồn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin dành tất cả tình u thương và lịng biết ơn vơ hạn tới gia đình và

người thân đã ln bên tơi và hết lịng vì tôi trên con đường khoa học.

Huế, tháng 10 năm 2022
Bùi Ngọc Thủy Linh

3


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Chữ viết tắt
AF
AMD
AREDS

Tiếng Anh
Autofluorescence
Age Macular
Degeneation
The Age-Related Eye
Disease Study

BMST
CNV

Tiếng Việt
Tự phát huỳnh quang
Bệnh thối hóa hồng điểm
tuổi già
Nghiên cứu bệnh mắt liên
quan đến tuổi

Biểu mô sắc tố

Choroidal Neovascularity

CTPXDLB

Tân mạch hắc mạc
Cột tăng phản xạ dưới lớp
biểu mô sắc tố

MST
BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

FAF

Fundus Autofluorescence

Chụp đáy mắt tự phát huỳnh

GA

Geography Atropy

quang
Teo võng mạc dạng địa đồ


GĐB
HF

Giai đoạn bệnh
Hyperreflective Foci

Ổ tăng phản xạ

HMĐM
nGA
OCT
OCT-A

Hình màu đáy mắt
Nascent Geography
Atropy
Optical Coherence
Tomography
Optical Coherence
Tomography Angiography

Teo võng mạc dạng địa đồ
mới
Chụp cắt lớp quang học
Chụp cắt lớp quang học mạch
máu

RPD

Reticular Pseudodrusen


Giả drusen dạng lưới

SD-OCT

Spectral-domain Optical

Chụp cắt lớp quang học miền

4


Coherence Tomography
VM

5

quang phổ
Võng mạc


MỤC LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7


DANH MỤC HÌNH

8


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thối hóa hồng điểm tuổi già là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây giảm thị lực ở người trên 50 tuổi [54]. Theo tính tốn tập san Sức Khỏe Toàn
Cầu Lancet (The Lancet Global Health), tỷ lệ mắc thối hóa hồng điểm tuổi già
trên tồn thế giới ước tính là 8,7% vào năm 2014, dự đốn có 288 triệu người bị
thối hóa hồng điểm tuổi già vào năm 2040 . Ở châu Á, tỷ lệ thối hóa hồng
điểm tuổi già là 7,4% [59].
Thối hóa hồng điểm tuổi già có hai thể là thể khơ (hay thể teo) chiếm 90%
và thể ướt (thể tân mạch) chiếm 10% [4]. Năm 2020, thối hóa hồng điểm tuổi
già gây mù hơn 1,8 triệu người và suy giảm thị lực mức trung bình và trầm trọng
khoảng 6,2 triệu dân số tồn cầu. Nghiên cứu đánh giá chức năng thị giác ở bệnh
nhân thối hóa hồng điểm tuổi già của Cocce cho thấy thị lực bệnh nhân giai
đoạn sớm và trung gian giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng cịn theo Hsu thì thị
lực của bệnh nhân giảm đáng kể trong giai đoạn trung gian [21], [30]. Tỷ lệ mù lòa
được chuẩn hóa theo độ tuổi do thối hóa hồng điểm tuổi già giảm gần 30% từ
năm 1990 đến năm 2020. Sự giảm này có lẽ liên quan đến việc sử dụng rộng rãi
liệu pháp ức chế tăng sinh tân mạch cho bệnh thối hóa hồng điểm tuổi già thể
ướt. Vì đa số bệnh nhân bị thối hóa hồng điểm tuổi già thể khô hiện tại chưa thể
điều trị được, thường không can thiệp, tiến triển thành teo võng mạc dạng địa đồ
[54].
Do đó, việc phát hiện sớm thối hóa hồng điểm tuổi già thể khơ và có các

biện pháp dự phịng có thể ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh có ý
nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt bệnh thường khơng điển hình hoặc có các triệu
chứng nghèo nàn, thường bị bỏ sót do đó cần sự quan tâm hơn của các bác sĩ lâm
sàng đối với bệnh và bản thân người bệnh. Hiện nay, sự phát triển kĩ thuật chẩn
đốn hình ảnh đáy mắt khơng xâm lấn như chụp hình màu đáy mắt, chụp cắt lớp
quang học có độ nhạy và đặc hiệu cao không chỉ giúp chẩn đoán bệnh sớm mà
9


cịn phát hiện những bất thường đáy mắt dự đốn được sự tiến triển nhanh đến
giai đoạn muộn .
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thối hóa hồng điểm thể ướt như nghiên
cứu kết quả sử sụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thối hóa hồng
điểm tuổi già thể tân mạch của Đặng Trần Đạt hay nghiên cứu đánh giá kết quả
điều trị Ranibizumab trên bệnh nhân thoái hóa hồng điểm tuổi già thể tân mạch
tại Huế của Nguyễn Minh Tuấn trong khi thối hóa hồng điểm thể khơ ít được
quan tâm hơn [2], [9]. Vì vậy, để góp phần chẩn đốn bệnh sớm, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh
nhân thối hóa hoàng điểm tuổi già thể khô” với hai mục tiêu sau đây:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thoái hóa hồng điểm tuổi già
thể khơ.
2. Khảo sát một số hình thái tổn thương đáy mắt có ý nghĩa tiên lượng và tư vấn
bệnh nhân thối hóa hồng điểm tuổi già thể khô.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG SINH LÝ VÙNG HỒNG ĐIỂM

1.1.1. Vị trí hoàng điểm và phân bớ tế bào vùng hoàng điểm
Hồng điểm cách đĩa thị 3-4mm trên đường ngang, qua bờ đĩa thị về phía
thái dương. Về kích thước hồng điểm có hình elip với đường kính ngang 6mm,
dọc 4-5mm, từ ngồi vào trung tâm được chia như sau:

Hình 1. 1 Hình ảnh đáy mắt vùng hồng điểm
(hình chụp từ bệnh nhân khoa khám bệnh Trung tâm Măt –bệnh viện trung ương
Huế)
Vùng hố hoàng điểm (fovea): đường kính ngang 1,5mm, dọc 1mm. Vùng
vơ mạch: đường kính 0,5mm. Vùng hồng điểm (perifovea): đường kính 5,5mm.
Chính giữa là lõm trung tâm, tương ứng trên lâm sàng là ánh trung tâm.
Phân bố vùng hồng điểm:, mỗi mắt có khoảng 7 triệu tế bào nón, tập trung
ở cực sau nhất là vùng hoàng điểm với mật độ 150.000/mm 2. Vùng hố hoàng điểm
11


chỉ có tế bào nón mà khơng có tế bào que. Tế bào que có 110-130 triệu tế bào, tế
bào que khơng có ở vùng hố hồng điểm mà tăng dần cách trung tâm 6mm ra chu
biên, cảm thụ trong điều kiện ánh sáng yếu [3] .
Biểu mô sắc tố (BMST): là một lớp của võng mạc nhưng liên kết với màng
Bruch chặt hơn so với các lớp còn lại của võng mạc, gồm 1 lớp tế bào hình lục
giác màu nâu nhạt liên kết chặt chẽ với nhau làm cho BMST giống như một tấm
thảm. Mặt ngoài dựa vào màng Bruch. Mặt trong có những tua gắn vào đoạn ngồi
của tế bào nón và tế bào nón.
Biểu mơ sắc tố võng mạc đảm bảo chức năng hồng điểm bình thường nhờ tạo
hàng rào máu thủy dịch ngoài giữa lớp mao mạch hắc mạc và võng mạc cảm thụ,
thực bào các đoạn ngồi của tế bào nón và tế bào que, BMST là nơi dự trữ và chuyển
hóa vitamin A, đáp ứng với những kích thích khác nhau bằng sự teo, phì đại hoặc tăng
sản.
Màng Bruch: có cấu trúc siêu màng ở vùng hồng điểm, dày 2-4µm chia làm 5

lớp: lớp đáy mao mạch hắc mạc, lớp collagen ngoài, lớp đàn hồi, lớp collagen
trong, lớp đáy BMST. Lớp đáy gồm những sợi rất mảnh nối màng tế bào của
BMST với lớp collagen trong làm cho BMST dính khá chắc với hắc mạc, cách lớp
tế bào của BMST một khoảng bằng 1000 A0 và do không uốn lượn theo các tế bào
BMST nên cũng dễ bong BMST.
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu và chức năng của võng mạc vùng hoàng điểm.
Võng mạc trung tâm là vùng giới hạn bởi các cung mạch võng mạc thái dương
đường kính chừng 6mm, chứa nhiều sắc tố xanthophyll màu vàng, nên được gọi là
hoàng điểm [7] .
Về cấu tạo giải phẫu cũng có những lớp tương tự như võng mạc, tuy nhiên
chức năng của hoàng điểm có những nét riêng biệt như hồng điểm cho thị lực từ
trên 20/100 đến 20/16 trong khi thị lực ngoài hoàng điểm chỉ cho thị lực dưới
20/100. Theo nghiên cứu thị lực trên bệnh nhân AMD, mắt có thị lực ≤20/30 ở

12


AMD thể khơ là 40%, mắt có tân mạch hắc mạc (CNV) trước khi điều trị hoặc
đang điều trị bằng thuốc là 34% [24].
1.2. BỆNH THỐI HỐ HỒNG ĐIỂM TUỔI GIÀ
1.2.1. Định nghĩa
Thối hố hồng điểm tuổi già (AMD) là một tập hợp các tổn thương phức
tạp, đa dạng, tuần tiến và khơng hồi phục ở võng mạc vùng hồng điểm của người
có tuổi do tổn hại phức hợp mao mạch hắc mạc, màng Bruch và biểu mô sắc tố
dẫn đến chức năng thị giác bị tổn hại.
1.2.2. Phân loại
Bảng 1. 1 Phân loại giai đoạn thối hóa hồng điểm già theo Beckman [25]

Thối hố
hoàng điểm


Tiêu chuẩn phân loại

tuổi già
Khơng có thay đổi lão hóa drusen hoặc bất thường sắc tố. Có
Khơng có
AMD

thay đổi bình thường do lão hóa
− Drusen nhỏ (<63µm) khơng lan rộng
− Khơng có bất thường sắc tố
Một trong các tiêu chuẩn:

AMD giai
đoạn sớm

− Một hoặc nhiều drusen trung bình (63-125µm)

− Khơng có bất thường sắc tố
Một trong các tiêu chuẩn:
AMD giai
đoạn trung − Một hoặc nhiều drusen lớn (125µm)
gian

− Và/ hoặc có bất thường sắc tố
AMD giai
Một trong các tiêu chuẩn:
đoạn muộn − Teo hình địa đồ trong vịng 3000µm sát hồng điểm
− Bằng chứng bệnh lý hồng điểm tuổi già có tăng sinh mạch:
+ Bong BMST võng mạc không drusen

13


+ Bong thanh dịch hoặc bong xuất huyết của võng mạc cảm thụ
+ Xuất huyết dưới võng mạc hoặc xuất huyết dưới BMST
+ Xơ hoá dưới võng mạc
+ Sẹo quang đông điều trị bệnh lý AMD

Trên lâm sàng, bệnh chia làm hai thể:
− Thể khơ: hay cịn gọi là thể teo, chiếm đa số 90%. Đó là tình trạng mất các tế bào
biểu mô sắc tố đi kèm với mất các thụ thể cảm quang và thối hóa các mao mạch
hắc mạc phía dưới. Thối hóa hồng điểm tuổi già thể khơ gây giảm thị lực tùy
theo vị trí của vùng teo. Tiến triển của các hình thái teo thường lan rộng trên bề
mặt. Tiến triển này thường chậm nhưng liên tục và không thể ngăn hay lại. Tân
mạch thường xuất hiện trong hình thái teo với tỷ lệ từ 10-20% trong vòng 5 năm.
− Thể ướt: chỉ chiếm 10% số trường hợp, biểu hiện bằng bong biểu mô sắc tố, bong
thanh dịch võng mạc, tân mạch dưới võng mạc, gây phù, xuất huyết và phá huỷ
chức năng hoàng điểm nhanh.
Phân loại lâm sàng này theo Nghiên cứu bệnh liên quan đến tuổi (AREDS)
cho AMD giúp xác định ba giai đoạn AMD sớm, trung gian và muộn theo mức độ
nghiêm trọng của tổn thương (kích thước drusen và bất thường biểu mơ sắc tố)
đánh giá trong 2 lần đường kính đĩa thị của người lớn hơn 55 tuổi. Việc sử dụng
thang phân loại này giá trị trong việc dự đoán nguy cơ tiến triển của AMD và đưa
khuyến nghị cho phương pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân [25].
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của thối hóa hoàng điểm tuổi già cho đến hiện nay vẫn
chưa được xác định rõ ràng, trên thực tế bản chất đa yếu tố của bệnh, sự phức tạp
của hệ thống thị giác và sự bí ẩn của q trình lão hóa làm cho AMD trở thành một
bệnh lý phức tạp.
1.2.3.1. Lão hóa và các biến đổi liên quan đến tuổi

14


Những thay đổi liên quan đến tuổi tác dẫn đến thối hóa hồng điểm tuổi già
xảy ra ở vùng võng mạc bên ngoài, cụ thể hơn là khu vực bao gồm tế bào cảm
quang, biểu mô sắc tố võng mạc, màng Bruch.


Biểu mô sắc tố võng mạc (BMST): dường như là nơi gây tổn thương ban đầu ở
thối hóa hồng điểm tuổi già. Số lượng của BMST giảm dần theo tuổi và các
BMST ở hồng điểm trở nên khơ héo, phẳng hơn và tăng chiều cao theo tuổi.
Trong mỗi tế bào BMST có sự tích lũy tăng dần của lipofusin trong suốt cuộc đời
và ở những người trên 80 tuổi lipofucsin có thể chiếm hơn 1/5 tổng thể tích của
một tế bào BMST. Các tế bào này có màu nâu ở mắt người trẻ nhưng với tuổi già,
chúng càng ngày càng có màu vàng hơn do sự tích tụ của lipofucsin. Sự tích lũy
lipofucsin trong BMST dẫn đến khả năng tự phát quang của đáy mắt, đây là dấu
hiệu bắt đầu của thối hóa hồng điểm tuổi già thể teo địa đồ. Thành phần chính
của lipofucsin là N-retinylidene-N-retinylethanol-amin (A2E), các A2E có tác
dụng độc với BMST, dấn tới hiện tượng chết tế bào và teo tế bào. Các tế bào
BMST dần bị tách khỏi màng đáy của chúng bởi các chất tích tụ này và các sản
phẩm bài tiết bất thường, sau đó xảy ra sự lắng đọng collagen và fibronectin cuối
cùng là hình thành lớp xuất tiết.



Màng Bruch: được cho là lớp giới hạn quan trọng đối với sự vận chuyển trao đổi
chất giữa các tế bào BMST và mạch máu mao mạch hắc mạc. Người ta thấy rằng
màng Bruch có sự tăng dần về độ dày và độ phức tạp của cấu trúc cùng với tuổi.
Sự dày lên là do sự lắng đọng của collagen, lipid và các chất tích tụ làm giảm đi sự
sản xuất và giáng hóa của các chất ngồi tế bào cũng như làm cho sự thẩm thấu

các chất dinh dưỡng từ hắc mạc kém đi. Chức năng của màng Bruch giảm dẫn đến
sự chết tế bào của các tế bào BMST từ sự kết dính khơng chính xác. Mặt khác các
tế bào ngoại bào xung quanh màng Bruch gây ra tình trạng viêm mạn tính. Q
trình viêm mãn tính đã kích hoạt các con đường dẫn đến hình thành phức hợp tấn
cơng màng và phức hợp này có thể dấn đến rối loạn chức năng của BMST gây
chết tế bào và teo võng mạc bên ngoài. Men methalloproteinase là men phụ thuộc
15


kẽm có tác dụng chuyển hóa protein ngoại bào. Chất ức chế tổ chức của men
methalloproteinase điều hòa hoạt động của men, khi chất ức chế biến đổi sẽ gây
teo BMST, là tình trạng đặc trưng của sự tích lũy bất thường protein ngoại bào
giữa các biểu mô sắc tố và màng Bruch [3].
1.2.3.2. Stress oxy hóa
Đóng vai trị quan trọng trong thối hố hồng điểm tuổi già . Các yếu tố
này gây ra sự mất cân bằng giữa việc sản xuất gốc tự do và hủy gốc tự do. Trong
cơ thể hai q trình ln cân bằng nhau. Khi nghiên cứu dịch tễ học người ta
thất rằng các yếu tố như tuổi, thuốc lá có ảnh hưởng đến việc làm giảm các chất
chống oxy hóa do làm giảm oxy vì tình trạng bất hoạt oxy. Khi nghiên cứu các
bệnh lí mắt liên quan đến tuổi người ta thấy có sự giảm các vitamin, chất chống
oxy hóa và các muối trong hắc võng mạc. Bình thường các chất như acid
ascorbic 500 microgam; Vitamin E 400IU; Betacaroten 15mg; oxyd kẽm 80mg;
Cubric acid 2mg. Người ta thấy nếu giảm từ 20-28% sẽ có nguy cơ cao thối hóa
hồng điểm tuổi già [4].
1.2.3.3. Vai trò của phản ứng viêm
Những năm gần đây nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có vai trị của phản ứng
viêm vơ khuẩn mạn tính tại lớp BMST, màng Bruch và hắc mạc trong bệnh thối
hóa hồng điểm tuổi già. Cụ thể là người ta thấy protein C phản ứng và yếu tố bổ
thể trong ba thành phần kể trên ở bệnh nhân thối hóa hồng điểm tuổi già tăng
hơn có ý nghĩa so với người khơng bị bệnh.

1.2.3.4. Drusen
Là một trong những dấu hiệu sớm nhất của AMD.
Hình thành drusen: ánh sáng ln gây ra các phản ứng hóa học trên các tế
bào và sản sinh ra các gốc tự do. Các phản ứng hóa học trong võng mạc cũng dẫn
tới việc tạo ra các chất cặn bã, các chất cặn bã này giáng hóa và tái sử dụng bởi
các tế bào BMST, lớp ngoài cùng của võng mạc.

16


Trong điều kiện bình thường, chức năng của biểu mơ sắc tố bình thường, quá
trình tiến triển tốt thì sự đào thải các chất giáng hóa này là hồn tồn. Cùng với sự
tăng lên của tuổi, nhiệm vụ tái sử dụng này của tế bào BMST trở nên khó khăn
dẫn đến có sự tích tụ sản phẩm giáng hóa dưới dạng drusen. Nghiên cứu mô bệnh
học đã chỉ ra rằng drusen là sự tích lũy của chất ngoại bào (chủ yếu là lipit và
protein). Sự tích tụ này được thấy giữa màng đáy của BMST và lớp collagen bên
trong của màng Bruch.
Drusen được phân loại dựa vào tính chất (cứng, mềm) và kích thước (lớn,
trung bình, nhỏ) là dấu hiệu xuất hiện sớm, do mặt trong của tế bào BMST dày
lên, tách khỏi phần còn lại của màng Bruch. Trong AMD thể khơ, chủ yếu là các
drusen cứng.

Hình 1. 2 Hình ảnh drusen mềm trên HMĐM

(hình chụp từ bệnh nhân khoa khám bệnh Trung tâm Măt –bệnh viện trung ương
Huế)

Định lượng Drusen: drusen cần được phân loại và định lượng để đánh giá

nguy cơ phát triển thối hóa hồng điểm muộn. Hầu hết các hệ thống phân loại

AMD đều dựa trên tiêu chuẩn của hình ảnh màu đáy mắt [25]. Trong hình màu
17


đáy mắt (HMĐM), drusen được xác định theo các thay đổi về sắc tố ở hoàng điểm,
thường được phát hiện lâm sàng một khi chúng đạt đường kính trên 25 đến 30 μm
đánh giá kích thước drusen, loại, diện tích, hợp lưu và bất thường sắc tố liên quan.
Ngày nay, định lượng Drusen trên OCT giúp đánh giá hình thái drusen. Quét
OCT tốc độ cao, mật độ cao và độ phân giải cao của hoàng điểm đã được sử dụng
để mơ tả các tính năng 2 và 3 chiều của drusen, và có thể tính tốn cả khối lượng
và diện tích bằng thuật tốn tự động, bổ sung cho những thơng tin thu được từ
hình ảnh đáy mắt màu đặc biệt về hình thái 3 chiều của drusen.

Hình 1. 3 Hình ảnh drusen bên dưới lớp BMST trên OCT

(hình chụp từ bệnh nhân khoa khám bệnh Trung tâm Măt –bệnh viện trung ương
Huế)
1.2.3.5. Bất thường sắc tố
Các bất thường về sắc tố được định nghĩa là tăng sắc tố hoặc giảm
sắc tố xuất hiện trong 2 lần đường kính trung tâm hồng điểm ở những mắt có
drusen ≥ 63 µm, khơng có các bệnh thực thể võng mạc đã biết hoặc các nguyên
nhân khác gây ra những bất thường như vậy [25]. Bất thường sắc tố có thể gặp
trong AMD thể khô là bất thường sắc tố và teo võng mạc dạng địa đồ.
18


Bất thường sắc tố trong võng mạc được xác định là tổn thương tăng phản xạ
và tán xạ ngược được xác định rõ ràng trong võng mạc thần kinh, thường kín đáo,
nhưng đơi khi được nhìn thấy với các vùng có BMST nâng lên cao bên trên
drusen. Trên chụp OCT, 54,5% mắt cho thấy có sự di chuyển BMST vào trong.

Trong số hình màu đáy mắt, 56,4% cho thấy sắc tố BMST co cụm. Tất cả mắt có
sự di chuyển BMST vào trong võng mạc trên OCT đều có sự kết tụ sắc tố BMST
tương ứng trên ảnh chụp đáy mắt. Sắc tố BMST di chuyển nhiều nhất vào lớp
nhân bên ngồi (66,7% mắt) và ít hơn vào các lớp võng mạc trong. Di thực sắc tố
võng mạc chủ yếu xảy ra ở trên vùng có drusen (73,3% số mắt) [28].
Teo võng mạc địa đồ thường đi kèm với teo các tế bào quang thụ lân cận và
mao mạch hắc mạc. Định nghĩa GA trong AMD (AREDS) là một vùng hình trịn
được phân định rõ ràng, một tổn thương bằng hoặc lớn hơn đường kính 433 mm
(diện tích 0,146 mm2, tức là 1/4 đường kính đĩa và 1/16 diện tích đĩa), ở đường
kính rộng nhất của nó với ít nhất 2 đặc điểm sau: hình trịn, các cạnh sắc nét (được
phân chia rõ ràng) và mất BMST (giảm sắc tố một phần hoặc hoàn toàn của
BMST, thường là khi lộ các mạch hình giáp bên dưới) thường là vùng mất một
phần hoặc toàn bộ sắc tố, bộc lộ các mạch máu lớn hắc mạc, khơng có tân mạch
[32].
1.2.4. Một sớ yếu tớ nguy cơ bệnh thối hóa hoàng điểm tuổi già
Các yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình bệnh AMD đến giai đoạn cuối GA hoặc
mở rộng GA rất đa dạng. Những yếu tố này được chia thành từng nhóm với bằng
chứng mạnh, trung bình và yếu theo hệ thống nhất định.
1.2.4.1. Tuổi
Là yếu tố nguy cơ nhất của bệnh thối hồng điểm tuổi già. Mọi nghiên cứu
đều chỉ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự gia tăng tỷ lệ AMD với tuổi. Theo Klein và
cộng sự tuổi càng tăng thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao, những người từ 75 tuổi trở lên
có tần suất các đặc điểm sau cao hơn đáng kể so với những người từ 43 đến 54 tuổi:
drusen có kích thước lớn hơn (≥125µm, 24,0% so với 1,9%), drusen mềm (23,0%
19


so với 2,1%), bất thường sắc tố võng mạc (26,6% so với 7,3%), AMD thể ướt (5,2%
so với 0,1%), và GA (2,0% so với 0%) [37]. Theo Đỗ Như Hơn, tỷ lệ bệnh lý liên
quan đến tuổi theo thống kê: 50-55 tuổi tỷ lệ bệnh khoảng 1%, 55-65 tuổi từ 1012% ; 65-75 tuổi từ 15-20% ; và trên 75 tuổi tỷ lệ bị bệnh từ 25-30% [3] .

1.2.4.2. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp hệ thống đã được chứng minh là có liên quan đến giảm lưu
lượng máu hắc mạc, do đó liên quan đến sự phát triển của thối hóa hồng điểm,
cho thấy thêm rằng sự phát triển và/hoặc tiến triển của thối hóa hồng điểm có
chịu ảnh hưởng của tồn thân. Theo Đỗ Như Hơn thì tăng huyết áp là bệnh lí tồn
thân thuận lợi cho sự tiến triển của bệnh thối hóa hồng điểm tuổi già [4].
1.2.4.3. Béo phì
Tình trạng béo phì liên quan mật thiết với AMD. Phân tích các nghiên cứu
tiền cứu và hai nghiên cứu bệnh chứng cho thấy hậu quả của thừa cân, béo phì và
nguy cơ mắc AMD muộn (độ tin cậy 95%). Kết quả nghiên cứu cắt ngang cũng
nhận thấy mối liên quan này nhưng không đạt ý nghĩa thống kê [18].
1.2.4.4. Chế độ ăn uống
Axit béo omega 3 là axit béo khơng bão hịa cần thiết cho q trình trao đổi
chất và phải được lấy từ chế độ ăn uống. DHA và EPA có nhiều dầu cá và các loại
cá như cá hồi, cá cơm, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mịi và cá kiếm. DHA có mặt
trong các tế bào cảm quang và màng synap và cần thiết cho chức năng võng mạc.
Các nghiên cứu trong tổng quan này cho thấy rằng một lượng lớn axit béo
omega-3 và cá có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sự giảm phát triển của
AMD trung gian và muộn. Mối liên quan này phù hợp với phân tích tổng hợp
được thực hiện bởi Chong và cộng sự người đã xem xét chín nghiên cứu điều tra
sự liên kết của thực phẩm, cá và bổ sung axit béo omega-3 có nguồn gốc với sự
tiến triển của AMD. Chong và cộng sự thấy có sự tiến triển AMD muộn hơn ở đối
tượng có lượng axit béo omega 3 ăn vào cao so với lượng ăn vào thấp. Nghiên cứu

20



×