Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

NGHIÊN cứu văn hóa AN TOÀN NGƯỜI BỆNH của điều DƯỠNG và hộ SINH tại một số BỆNH VIỆN ở THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.28 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ MINH THƯƠNG

NGHIÊN CỨU VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ HỘ SINH
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Huế, năm 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ MINH THƯƠNG

NGHIÊN CỨU VĂN HĨA AN TỒN NGƯỜI BỆNH
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ HỘ SINH TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn luận văn:
PGS.TS ĐOÀN PHƯỚC THUỘC

Huế, năm 2021



Lời Cảm
Ơn


Để hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ đáng trân trọng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Y
Dược-Đại học Huế, Phòng Đào tạo Đại học, Khoa Y tế công cộng đã
mang lại môi trường học tập tốt, tạo nền tảng cho tôi thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Đồn Phước
Thuộc đã ln tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Y DượcĐại học Huế, đặc biệt là thầy cô Khoa Y tế công cộng đã mang cho
tôi nhiều kiến thức, kỹ năng phục vụ cho quá trình học tập và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế và Trung tâm Y tế huyện Phú Vang cùng toàn thể điều
dưỡng và hộ sinh đang công tác tại hai bệnh viện trên đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để giúp tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn
bè và các anh chị khóa trên đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 05, năm 2021
Nguyễn Thị Minh Thương
LỜI CAM ĐOAN



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Thương


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AHRQ
ATNB
BV
CSSK
ĐD
HS
HSOPSC
SCYK
VHATNB

Agency for Healthcare Research and Quality
(Tổ chức nghiên cứu chất lượng và sức khỏe Hoa Kỳ)
An tồn người bệnh
Bệnh viện
Chăm sóc sức khỏe
Điều dưỡng
Hộ sinh
Hospital Survey on Patient Safety Culture
(Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an tồn người bệnh)

Sự cố y khoa
Văn hóa an toàn người bệnh


MỤC LỤC


7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguyên tắc đầu tiên trong thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn
hại cho người bệnh - First Do No Harm to patient” [64]. Tuy vậy, bệnh viện lại
chính là một mơi trường nguy cơ cao. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình
chẩn đốn, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho bệnh nhân.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh người bệnh đang phải gánh chịu nhiều
thiệt hại do sai sót chun mơn và các sự cố y khoa. Các sự cố y khoa xảy ra trong
q trình chăm sóc người bệnh là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và
tàn tật trên thế giới [52]. Có hàng triệu bệnh nhân trên tồn cầu bị khuyết tật,
thương tật hoặc tử vong mỗi năm do thực hành y tế khơng an tồn [82]. Trong đó,
có tới 50% ngun nhân có thể phịng tránh được [82]. Mỗi năm trên tồn thế giới
ước chừng có trên 230 triệu ca phẫu thuật, quy trình chăm sóc phẫu thuật khơng an
tồn gây ra biến chứng cho 25% bệnh nhân. Trong đó có gần 7 triệu bệnh nhân bị
biến chứng đáng kể do phẫu thuật, 1 triệu người chết trong hoặc ngay sau phẫu
thuật và gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn [68]. Đặc
biệt, đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ xảy ra các sự cố y khoa còn cao hơn do
những thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị, trình độ quản lý cịn hạn
chế. Có tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra hàng năm ở các nước thu nhập trung bình
và thấp, gây ra 2,6 triệu ca tử vong và cứ mỗi phút lại có 5 người thiệt mạng vì các
bất cẩn trong chăm sóc y tế [63].

Có thể thấy, bất chấp tất cả những nỗ lực của ngành y tế, tỷ lệ sai sót y tế vẫn
cịn cao [42]. Điều này có thể xuất phát từ những yếu kém trong văn hóa an toàn
người bệnh của nhân viên y tế. Cụ thể, trở ngại quan trọng nhất để cải thiện an toàn
cho bệnh nhân là văn hóa an tồn người bệnh của các tổ chức chăm sóc sức khỏe.
Việc nâng cao văn hóa an tồn người bệnh là yếu tố rất quan trọng để cải thiện sự an
toàn cho cho người bệnh trong q trình chăm sóc y tế [45].


8

Trong đó, văn hóa an tồn người bệnh được định nghĩa là một tập hợp con
của văn hóa tổ chức, là một tập hợp các giá trị, thái độ, nhận thức, niềm tin và
hành vi hỗ trợ việc tiến hành một cách an toàn các hoạt động của cá nhân trong tổ
chức y tế. Các thành phần quan trọng của văn hóa an tồn người bệnh bao gồm
niềm tin chung rằng rủi ro về chăm sóc sức khỏe là cao, cam kết của tổ chức trong
việc phát hiện, phân tích các sự cố và cuối cùng tạo ra một môi trường cân bằng
giữa tần suất báo cáo lỗi và xử lý kỷ luật [23], [45].
Để bệnh nhân có được sự an tồn tối đa trong q trình tiếp nhận chăm sóc y
tế, trước tiên phải kể đến vai trị then chốt của đội ngũ điều dưỡng và hộ sinh, vì
đây là hai lực lượng chiếm tỷ lệ cao nhất tại các bệnh viện và cũng là lực lượng
trực tiếp nhất trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Hơn nữa, sự phối hợp
chặt chẽ giữa các điều dưỡng và hộ sinh cùng với các y bác sĩ trong mọi cơng
đoạn của q trình khám chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng hàng
đầu để đảm bảo an tồn cho người bệnh trong suốt q trình điều trị tại bệnh viện.
Có thể thấy, việc đánh giá mức độ văn hóa an tồn người bệnh của hai đối tượng
này là cần thiết cho việc thúc đẩy một nền văn hóa an tồn tại các cơ sở y tế. Tuy
nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
vẫn còn hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu văn
hóa an tồn người bệnh của điều dưỡng và hộ sinh tại một số bệnh viện ở Thừa

Thiên Huế” với hai mục tiêu:
1. Mô tả mức độ văn hóa an tồn người bệnh của điều dưỡng và hộ sinh tại
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Y tế huyện Phú Vang ở tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ văn hóa an tồn người bệnh ở
đối tượng nghiên cứu.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. An tồn người bệnh
Một nghìn năm về trước, Hippocrates đã nhận thấy những tiềm ẩn có thể phát
sinh các thương tổn cho người bệnh từ hành vi của thầy thuốc. Vào thế kỷ thứ IV
trước Công nguyên, các thầy thuốc Hy Lạp đã soạn thảo ra Lời thề Hippocrates và
cam kết “Tơi sẽ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân vì lợi ích của họ, tùy vào học thức
và trí tuệ của tôi, tôi sẽ cố gắng không gây ra bất kỳ tác hại hay bất công nào” [47].
Từ thời Hippocrates, phương châm nổi tiếng “PRIMUM NON NOCERE” (trước
tiên đừng làm hại bệnh nhân) đã nhắc nhở thầy thuốc cẩn trọng trong điều trị, chăm
sóc người bệnh vì các quyết định và thủ thuật của thầy thuốc đều có thể gây tác hại
cho người bệnh [64].
An toàn người bệnh (ATNB) là một kỷ luật nhấn mạnh sự an tồn trong chăm
sóc sức khỏe (CSSK) thơng qua cơng tác phịng ngừa, giảm thiểu, báo cáo và phân
tích những sai sót y tế thường dẫn đến tác dụng không mong muốn. Số lượng các sự
cố không mong muốn mà bệnh nhân đã phải trải qua có thể phịng tránh được đã
khơng được biết đến cho đến những năm 1990, khi nhiều quốc gia đã báo cáo
những con số đáng kinh ngạc về số bệnh nhân bị thương tổn và chết bởi các sai sót

trong y tế. Nhận ra rằng sai sót trong CSSK đã tác động đến 1 trong mỗi 10 bệnh
nhân khắp nơi trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi ATNB là một mối quan
tâm đặc thù [77]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ATNB là sự phịng ngừa sai sót có thể
gây nguy hại cho người bệnh trong q trình chăm sóc và điều trị [78]. Tổ chức
nghiên cứu chất lượng và sức khỏe Hoa Kỳ (AHQR) định nghĩa: ATNB là một
chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm hướng
đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế an tồn cho bệnh nhân.
ATNB cịn là một thuộc tính của ngành y tế, nó làm giảm tối đa các sự cố và gia


10

tăng tối đa sự phục hồi từ các sự cố. ATNB ngày nay được xem là một môn học
trong khoa học quản lý bao gồm các nguyên lý chính như: cách tiếp cận hệ thống và
văn hóa khơng buộc tội [38].
Như vậy, ATNB đã trở thành một kỷ luật của CSSK. Hiện nay, có một số
lượng lớn các lý thuyết liên ngành và các tài liệu nghiên cứu đã làm phong phú
thêm chủ đề ATNB [77], [79]. Những hiểu biết và kiến thức về ATNB liên tục được
cập nhật và cải tiến như: ứng dụng các bài học kinh nghiệm từ thực tế lâm sàng, áp
dụng công nghệ tiên tiến, giáo dục các nhà cung cấp dịch vụ CSSK và người sử
dụng dịch vụ y tế, tăng cường hệ thống báo cáo lỗi/sự cố.
1.1.2. Văn hóa an tồn người bệnh
Văn hóa an tồn người bệnh (VHATNB) là một trong những thành phần thiết
yếu cần được củng cố để hướng tới cung cấp các dịch vụ CSSK chất lượng. Tầm
quan trọng của VHATNB đã dẫn đến nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các trung
tâm y tế khác nhau, bao gồm cả bệnh viện (BV) [54].
Viện Y học (IOM: Institute of Medicine) tun bố rằng văn hóa an tồn trong
CSSK đòi hỏi ba yếu tố: Niềm tin rằng mặc dù các quy trình CSSK có rủi ro cao
nhưng chúng có thể phòng ngừa được; Cam kết ở cấp độ tổ chức để phát hiện và
học hỏi từ các sai sót; Một môi trường làm việc không tập trung vào truy cứu trách

nhiệm của từng cá nhân khi có một sự cố y khoa (SCYK) xảy ra, mà xem xét nó
theo một trình tự hệ thống [48].
VHATNB cao trong các tổ chức sẽ đặc trưng bởi các quy trình phức tạp, rủi ro
nhưng tỷ lệ SCYK rất thấp. Các tổ chức như vậy thường lường trước được các nguy
cơ thất bại và biết cách thiết lập một quy trình hoạt động hiệu quả mà trong đó các
thành viên phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự điều phối của những thành viên có
chun mơn cao nhất và khơng tập trung vào truy cứu trách nhiệm cá nhân khi xảy
ra SCYK trong những quy trình phức tạp [73].
VHATNB cịn được định nghĩa là một nền văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở
mức độ cao mà nhân viên y tế nỗ lực đưa vào thực hành chăm sóc sức khỏe, bao


11

gồm: (1) văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế gồm những người trực tiếp điều trị
cho người bệnh và cán bộ quản lý điều hành đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn
của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân, thân nhân người bệnh và khách đến
thăm; (2) văn hóa ưu tiên đặt an tồn lên trước mục tiêu về tài chính và tổ chức; (3)
văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thơng báo và giải quyết các
vấn đề an tồn; (4) văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố/sai
sót/lỗi; (5) văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và quy định trách nhiệm cho từng bộ
phận một cách phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn [23], [45].
Một tổ chức được xem là có VHATNB khi mỗi thành viên của tổ chức đó,
bất kể ở cương vị nào, đều thể hiện vai trị chủ động trong phịng ngừa sai sót, và
vai trò của từng cá nhân này được sự hỗ trợ của tổ chức. Nghiên cứu về VHATNB,
các tác giả đã đúc kết bảy yếu tố cấu thành VHATNB trong BV: (1) lãnh đạo xem
ATNB là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của BV, (2) các hoạt động trong
BV được tổ chức làm việc theo đội/nhóm một cách hiệu quả, (3) thực hành dựa
vào chứng cớ, ví dụ như phác đồ điều trị của BV phải dựa trên cơ sở y học bằng
chứng và thực hành lâm sàng, tuân thủ phác đồ điều trị, (4) mọi người được quyền

nói và chỉ ra những nguy cơ, sai sót trong khoa mình, được tham gia sáng kiến cải
tiến về ATNB, (5) cách thức BV tổ chức học hỏi từ sai sót và cải tiến từ sai sót; (6)
đảm bảo cơng bằng, xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi cá nhân, (7) lấy
người bệnh làm trung tâm [72].
Tóm lại khái niệm VHATNB có thể hiểu như sau: VHATNB là thái độ của
nhân viên tại cơ sở y tế về các lĩnh vực ATNB (giao tiếp, thông tin, hỗ trợ, báo
cáo…), là nhận thức của nhân viên về giá trị của ATNB và các hoạt động khắc phục
hay phòng ngừa.
Khảo sát VHATNB mang lại lợi ích cho việc đo lường các điều kiện của tổ
chức có gây ra những SCYK và tổn hại đến người bệnh. Các tổ chức nên xem xét
tiến hành khảo sát VHATNB với mục đích:
- Nâng cao nhận thức về các vấn đề ATNB.


12

- Thực hiện các chỉ đạo, quy trình, quy định.
- Xác định thực trạng hiện tại của nền văn hóa an tồn.
- Đánh giá các can thiệp hoặc chương trình cụ thể về ATNB.
- Tiến hành so sánh kết quả thực hiện VHATNB bên trong tổ chức CSSK với
các tổ chức CSSK bên ngoài.
- Theo dõi sự thay đổi về VHATNB của tổ chức CSSK theo thời gian.
1.1.3. Sự cố y khoa
1.1.3.1. Định nghĩa
SCYK là các tình huống khơng mong muốn xảy ra trong q trình chẩn
đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do
diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động đến sức khỏe, tính mạng
người bệnh [6].
1.1.3.2. Tỷ lệ xảy ra các sự cố y khoa
Nghiên cứu chăm sóc bệnh nhân của Hoa Kỳ, được cơng bố vào năm 2016,

đã khám phá dữ liệu về tỷ lệ tử vong trong 8 năm liên tiếp. Các nhà nghiên cứu
phát hiện ra rằng dựa trên tổng số 35.416.020 ca nhập viện có tới 251.454 ca tử
vong vì những sai sót trong y tế, đây là nguyên nhân đứng hàng thứ ba sau bệnh
tim và ung thư [51].
Theo một nghiên cứu năm 2013, tỷ lệ mắc lỗi dùng thuốc ở các nước Trung
Đông bao gồm cả Iran là 7 đến 90% [27]. Một nghiên cứu tổng quan khác vào năm
2013 cho thấy rằng có từ 210.000 đến 400.000 ca tử vong mỗi năm gây ra do các
SCYK có thể phòng ngừa được. Nghiên cứu ghi nhận các bác sĩ hoặc nhân viên y tế
thường không báo cáo các sự cố nghiêm trọng tới những người có thẩm quyền, do đó
số lượng các SCYK khơng được ghi nhận và thường xuyên bị bỏ qua là rất lớn [51].
Một nghiên cứu của Garrouste Orgeas vào năm 2015 ghi nhận số SCYK là
804,5/1000 người bệnh trong một ngày và 20,8% các SCYK được đánh giá là các tai


13

biến gây nguy hiểm cho người bệnh. Nghiên cứu kết luận vấn đề tổ chức ca trực cũng
là một trong những yếu tố làm tăng khả năng xảy ra SCYK. Hơn 40% sự cố xảy ra
khi nhân viên quay trở lại công việc sau 1 ngày nghỉ, nguyên nhân là do thông tin
bệnh nhân lúc các nhân viên này vắng mặt không được cập nhật đầy đủ [41].
1.1.4. Sáu mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh
1.1.4.1. Xác định đúng tên bệnh nhân
Khi cung cấp dịch vụ y tế, bàn giao người bệnh phải đảm bảo chính xác bệnh
nhân. Bệnh nhân phải được xác định một cách cụ thể các thông tin về tên, tuổi, giới,
ưu tiên cho bệnh nhân tự xác định tên mình. Tuyệt đối khơng dựa vào số phòng, số
giường xác định tên bệnh nhân [4].
1.1.4.2. Cải thiện thông tin giữa nhân viên y tế
Bàn giao, cho y lệnh phải rõ ràng, cụ thể. Trường hợp chưa hiểu phải hỏi lại,
hạn chế tối đa y lệnh miệng. Tuy nhiên, những nơi như khoa cấp cứu không tránh
khỏi y lệnh miệng, do đó người cho y lệnh phải rõ ràng, dứt khốt [4].

1.1.4.3. An tồn trong dùng thuốc
Dùng thuốc phải đúng bệnh, tác dụng cao, mức độ an toàn cao, tác dụng phụ
thấp, giá thành rẻ và phù hợp với cơ địa bệnh nhân. Khi giao thuốc cho người bệnh
phải kiểm tra, đối chiếu rõ ràng, không đốt cháy giai đoạn, tốt nhất là bệnh nhân
dùng thuốc trước sự có mặt của nhân viên y tế. Chỉ định sử dụng thuốc trong bệnh
án, toa thuốc, chữ viết phải cẩn thận, hàm lượng, đường dùng, số lần dùng, trước
sau bữa ăn,… phải hết sức cụ thể. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này
rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các sai sót xảy ra [4].


14

1.1.4.4. Tránh nhầm lẫn trong phẫu thuật
Áp dụng các biện pháp tránh nhầm tên bệnh nhân, đánh dấu vị trí phẫu thuật
tránh phẫu thuật sai vị trí, kiểm tra lần cuối cùng bệnh nhân và vị trí phẫu thuật
trước khi rạch da. Sử dụng bảng kiểm trong quá trình phẫu thuật [4].
1.1.4.5. Giảm nhiễm trùng bệnh viện
BV là môi trường dễ bị nhiễm khuẩn, do đó nhân viên y tế tuyệt đối phải đảm
bảo các nguyên tắc vô trùng, nhất là khu vực phẫu thuật, tuân thủ quy trình vệ sinh
tay. Ngoài ra, BV phải xây dựng khu cách ly, khu điều trị chuyên biệt cho các bệnh
dịch lây nhiễm cao. Vệ sinh cảnh quang môi trường, xử lý nguồn nước, tập trung và
xử lý chất thải theo quy định [4].
1.1.4.6. Tránh bệnh nhân té ngã trong bệnh viện
Bệnh nhân té ngã trong khu vực BV gây chấn thương cũng là một trong các
SCYK phải báo cáo. Do vậy, thiết kế BV phải đủ ánh sáng, không trơn trợt để hạn
chế bệnh nhân té ngã. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV khuyến khích BV phải có
biển cảnh báo đặt ở những khu vực dễ bị té ngã và thiết kế hành lang đi cho người
khuyết tật [4].
1.2. GIỚI THIỆU THANG ĐO
Nhiều công cụ đã được thiết kế để đo lường VHATNB như Patient Safety

Attitudes, Skills and Knowledge Scale (PS-ASK) [70]; Patient Safety CultureStanford (PSC-S) [43]; Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC) [65]...
Tuy nhiên, trong số đó được sử dụng rộng rãi nhất là thang đo HSOPSC, do Sorra
và Nieva thuộc tổ chức AHRQ thiết lập vào năm 2004 [65]. Độ tin cậy của
HSOPSC đã được AHQR đánh giá trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi với hệ số
Cronbach’s alpha dao động từ 0,62 đến 0,85 [25]. Vào năm 2014, 653 BV tại Hoa
Kỳ đã tham gia khảo sát VHATNB toàn quốc lần thứ sáu bằng bộ công cụ HSOPSC
và thu được những kết quả đáng tin cậy.
HSOPSC được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và áp dụng ở nhiều nước
khác nhau. Trong đó, phiên bản tiếng Việt đã được xác nhận tính tin cậy bởi chính


15

tổ chức AHQR. Nhiều BV trong nước cũng đã tiến hành sử dụng bộ câu hỏi này để
đánh giá VHATNB và đưa ra nhiều kết quả với độ tin cậy cao như Bệnh viện Đa
khoa Đồng Tháp, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Quân dân y miền Đông,
Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi,…
[1], [7], [8], [9], [18], [21]. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tơi lựa chọn
HSOPSC để tiến hành khảo sát mức độ VHATNB tại hai BV trong nghiên cứu.
HSOPSC là một bộ câu hỏi tự điền bao gồm 42 câu hỏi (tiểu mục) dùng để
tính điểm tổng hợp cho VHATNB. Tất cả các tiểu mục của bộ câu hỏi HSOPSC
được đánh giá dựa trên thang điểm đáp ứng Likert 5 điểm về sự đồng ý (“Hồn tồn
khơng đồng ý” đến “Hồn tồn đồng ý”) hoặc tần suất (“Không bao giờ” đến “Luôn
luôn”). Tiếp đến, 42 tiểu mục trên sẽ được phân thành 12 nhóm tương ứng với 12
khía cạnh của VHATNB, cụ thể như sau: (1) Làm việc theo nhóm trong cùng một
khoa/phịng, (2) Lãnh đạo khoa khuyến khích nâng cao VHATNB, (3) Tính cải tiến
liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho ATNB, (5) Quan
điểm tổng quát về ATNB, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi, (7) Trao đổi cởi mở
về ATNB, (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo nhóm giữa các
khoa/phịng, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển bệnh, (12) Khơng trừng phạt

khi có sai sót/lỗi.
Bộ câu hỏi này còn gồm hai câu hỏi yêu cầu người trả lời cung cấp: xếp hạng cá
nhân về mức độ ATNB cho khoa/phòng của họ và cho biết số lượng sự cố họ đã báo
cáo trong vòng 12 tháng qua. Ngoài ra, người trả lời được yêu cầu cung cấp một số
thơng tin về bản thân họ (khoa phịng/đơn vị làm việc của họ, có tương tác trực tiếp
với bệnh nhân không, chức danh nghề nghiệp, chức vụ nghề nghiệp…) [25].
Mặc dù mục đích chính của bộ câu hỏi này là đánh giá VHATNB, nhưng kết
quả của HSOPSC có thể có ý nghĩa chính sách đáng kể khi được sử dụng để thực
hiện so sánh trong và giữa các tổ chức.


16

1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA AN TỒN NGƯỜI BỆNH
1.3.1. Mơi trường làm việc
Một mơi trường làm việc đảm bảo về cả ba phương diện nhân lực, vật lực và
tài lực là một trong những điều kiện cốt lõi để củng cố VHATNB.
Ngoài ra, các yếu tố khác như sự đoàn kết, cởi mở và hỗ trợ lẫn nhau trong
mỗi quy trình chăm sóc bệnh nhân giữa các nhân viên y tế cùng cấp bậc và giữa cấp
dưới với cấp trên cũng là một yếu tố quan trọng với ATNB [60], [74]. Khó khăn
giao tiếp giữa bác sĩ và các thành viên khác tại BV không chỉ dẫn đến sai sót trong
thực hành y khoa và gây mất an tồn cho bệnh nhân, mà cịn dẫn đến việc bệnh
nhân mất lịng tin, khơng hài lịng và tức giận đối với các nhà cung cấp dịch vụ y tế.
1.3.2. Áp dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe
Cơng nghệ thơng tin được xem như một trong những yếu tố quan trọng giúp
nâng cao chất lượng và tính an tồn của các dịch vụ y tế [85]. Công nghệ thông tin
trong CSSK được ứng dụng trong việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ dữ liệu, kiến thức
về CSSK giữa các đơn vị trong BV [29]. Công nghệ thông tin được chứng minh
mang lại nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao dịch vụ CSSK, bao gồm: giảm thiểu sai
sót y tế, tinh giản khối lượng giấy tờ và công việc nhờ quản lý thông tin bệnh nhân

bằng hồ sơ điện tử, tạo điều kiện phối hợp chăm sóc, chính xác và nhanh chóng hơn
trong việc trao đổi thông tin bệnh nhân giữa các đơn vị tại cơ sở, nâng cao hiệu quả
thực hành và giám sát y tế tại cơ sở, thúc đẩy việc trao đổi học tập giữa các đơn vị
tại BV diễn ra thuận lợi, nền tảng cho hệ thống báo cáo sự cố hiện đại [85].
1.3.3. Y học chứng cứ
Y học chứng cứ là một phương pháp thực hành y khoa dựa vào các dữ liệu y
học một cách sáng suốt và có ý thức nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc
người bệnh, là một quy trình tổng hợp gồm 3 yếu tố: chứng cứ khoa học, kinh
nghiệm lâm sàng và đặc điểm cụ thể của mỗi người bệnh [16].
Y học chứng cứ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy VHATNB. Là
phương tiện hỗ trợ nhân viên y tế trong việc tra cứu các ca bệnh khó, phức tạp cũng


17

như cập nhật các kỹ năng và kiến thức có lợi cho người bệnh [35]. Thực hành y
khoa dựa trên bằng chứng là một yếu tố quan trọng cho việc cung cấp dịch vụ chăm
sóc bệnh nhân tốt hơn, tăng cường sự nhất quán trong việc chăm sóc bệnh nhân
giữa các tổ chức, giúp nhân viên y tế có thể thực hành y khoa một cách thích hợp
hơn cho từng nhóm đối tượng cụ thể [33].
1.3.4. Phát triển hệ thống báo cáo
Một trong những điều kiện tiên quyết để cải thiện VHATNB đó là phải thúc đẩy
hơn nữa hành động báo cáo SCYK của nhân viên y tế. Một SCYK khi đã xảy ra cần
phải được báo cáo, để tổ chức có thể xử lý kịp thời nhằm đảm bảo ATNB cũng như để
tổ chức có cơ hội học tập, rút kinh nghiệm và phịng tránh sai sót cho những lần sau đó.
Một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng việc xây dựng một hệ thống báo cáo bắt buộc
đối với nhân viên y tế, đi kèm với cam kết nhân viên báo cáo sự cố sẽ không chịu bất
cứ sự trừng phạt cá nhân nào đối với hành động này và đã thu được những kết quả tích
cực trong cải thiện VHATNB [57], [75]. Ngồi ra, một số nước khác còn xây dựng một
hệ thống báo cáo mang tính tự nguyện với cam kết bảo mật thơng tin cá nhân của

người báo cáo và cũng thu được những kết quả khả quan [34].
1.3.5. Các chương trình giảng dạy nâng cao văn hóa an tồn người bệnh cho
nhân viên y tế
Giáo dục nhân viên y tế về VHATNB là một trong những yếu tố cần thiết
trong việc nâng cao VHATNB tại tổ chức và hướng tới thay đổi trong hành vi CSSK
một cách an toàn [83]. Ngày nay, đã có rất nhiều chương trình giảng dạy về
VHATNB được áp dụng trên thế giới và ghi nhận được những thành cơng nhất định
trong việc cải tiến tính hiệu quả và an tồn trong CSSK.
1.3.6. Nhân sự
Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành y tế, đặc biệt là điều dưỡng (ĐD) và hộ
sinh (HS) đang hết sức phổ biến tại Việt Nam cững như tại nhiều quốc gia khác trên
thế giới. Bố trí nhân lực đầy đủ về mặt số lượng, đảm bảo về mặt chất lượng, khối


18

lượng công việc được phân bổ hợp lý để đảm đương công việc là một trong những
yếu tố thúc đẩy VHATNB [10], [55], [60], [74].
1.3.7. Thời gian làm việc
Thời gian làm việc có ảnh hưởng đến mức độ VHATNB của nhân viên y tế. Số
giờ làm việc quá dài là một trong những nguyên nhân gây ra căng thẳng cho nhân
viên y tế cũng như làm giảm đi sự hài lịng về mơi trường làm việc, từ đó dẫn đến
gia tăng tỷ lệ xảy ra các SCYK [28], [36], [46], [49]. Nhóm nhân viên y tế có thời
gian làm việc > 60 giờ một tuần sẽ có mức độ VHATNB thấp hơn nhóm có thời
gian làm việc < 60 giờ một tuần [55], [60], [74], 81].
1.3.8. Yếu tố quản lý
Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng cho cả hai tiến trình: thúc đẩy các hành
động và nhận thức nhằm đảm bảo VHATNB để nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh; đưa ra những thay đổi về quy trình và thúc đẩy mơi trường làm việc thích hợp
nhằm tăng cường an toàn cho bệnh nhân và tăng cường hiệu suất [76]. Ngồi ra, BV

chú trọng nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên y tế về các giải pháp thúc đẩy
ATNB, khuyến khích nhân viên chủ động nâng cao kiến thức về ATNB là một trong
những yếu tố tác động tích cực đến VHATNB [39]. Sự lãnh đạo và đặc biệt là sự
giám sát hỗ trợ là yếu tố dự báo chính về văn hóa bệnh nhân chủ động [59].
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Trên thế giới
Tháng 9, năm 2020 Zahra Chegini đã tiến hành nghiên cứu trên 256 y tá tại
các khoa cấp cứu của 18 BV công và tư ở Tabriz, Tây Bắc Iran về tác động của
VHATNB và hành động thúc đẩy của người lãnh đạo đối với vấn đề báo cáo sai sót
ở ĐD bằng HSOPSC. Kết quả ghi nhận: 43% trả lời họ sẽ chủ động báo cáo sai sót
nếu có các SCYK xảy ra tại khoa phịng. Ngoài ra, 50% đồng ý người quản lý của
họ đã có hướng dẫn cấp dưới trong vấn đề báo cáo các sai sót tại khoa/phịng. Lĩnh
vực điểm mạnh trong VHATNB của nghiên cứu này là : Làm việc theo nhóm trong
cùng một khoa/phòng. Lĩnh vực điểm yếu cần được cải thiện là: Không trừng phạt


19

khi có sai sót/lỗi với tỷ lệ nhận định tích cực là 19,7%. Tìm ra mối liên quan đáng
kể giữa ý định báo cáo sai sót với hành vi huấn luyện của lãnh đạo, cụ thể hành vi
huấn luyện của lãnh đạo có thể làm tăng ý định báo cáo lỗi và VHATNB. Ngồi ra
có sự liên quan giữa ý định báo cáo sai sót và trình độ của nhân viên y tế [31].
Tháng 3, năm 2020 Maha Mihdawi đã tiến hành nghiên cứu ở ĐD từ các đơn
vị điều trị nội trú tại các BV công và tư. VHATNB được đánh giá bằng cách sử
dụng bộ câu hỏi HSOPSC. Môi trường làm việc của ĐD được đánh giá bằng Thang
đo Môi trường Thực hành của Chỉ số Công việc ĐD (PES-NWI). Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Có 35,2% nhận định tích cực về mức độ VHATNB. Sự đầy đủ về
nhân sự và nguồn lực, sự giao tiếp cởi mở và sự tham gia của ĐD vào các hoạt động
cải tiến chất lượng BV có liên quan đến mức độ VHATNB cao hơn. Nghiên cứu này
cho thấy mức độ VHATNB liên quan đến môi trường làm việc của ĐD: nhân sự và

nguồn lực đầy đủ, sự thăng tiến của ĐD và giao tiếp cởi mở để cải thiện chất lượng
chăm sóc cho bệnh nhân [60].
Một nghiên cứu khác về VHATNB được tiến hành trên 164 ĐD tại hai BV
công ở Catalonia, Tây Ban Nha bằng bộ câu hỏi HSOPSC công bố vào năm 2020
cho thấy: 62% ĐD đánh giá mức độ ATNB là "Chấp nhận được" nhưng khơng cao
hơn vì áp lực công việc và thiếu nguồn lực cũng như nhận thức của nhân
viên. "Làm việc theo nhóm trong cùng một khoa/phịng " có tỷ lệ nhận định tích cực
cao nhất và "Nhân sự" có tỷ lệ thấp nhất. Các đơn vị cấp cứu cho kết quả tiêu cực
hơn hai đơn vị cịn lại. Ngồi ra, các sự cố an tồn khơng phải lúc nào cũng được
báo cáo do sợ bị trừng phạt, đây là một yếu tố tiêu cực trong VHATNB [44].
Một nghiên cứu cắt ngang khảo sát VHATNB tại 1 BV đa khoa và 4 BV
huyện ở Fayoum Governorate, Ai Cập vào năm 2018 bằng HSOPSC cho
thấy: điểm số VHATNB thay đổi tùy theo vị trí và khoa/phịng làm việc. Khía
cạnh đạt được phần trăm nhận định tích cực cao nhất là “ Tính cải tiến liên tục và
học tập có hệ thống” (65,36%) và “Làm việc theo nhóm trong cùng một
khoa/phịng” (63,09%). Điểm thấp nhất được báo cáo thuộc về khía cạnh “Trao


20

đổi cởi mở về ATNB” (17,9%). Nhận thức về ATNB ở nữ giới cao hơn so với nam
giới và những người tham gia tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Tỷ lệ nhận định tích
cực trên các khía cạnh VHATNB trung bình là 46,56%, khơng có khía cạnh nào trên
75% và 7 trong số 12 khía cạnh đạt dưới 50%. Nhìn chung, mức độ VHATNB ở các
BV cịn thấp [37].
Năm 2013, bộ câu hỏi HSOPSC đã được sửa đổi để đo lường 10 khía cạnh của
VHATNB tại 32 BV ở 15 thành phố tại Trung Quốc với sự tham gia của 1160 nhân
viên y tế. Tỷ lệ nhận định tích cực cho mỗi khía cạnh dao động từ 36% đến 89%. Tỷ
lệ nhận định tích cực cao nhất trên 5 khía cạnh (Làm việc theo nhóm trong cùng
một khoa/phịng; Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống; Trao đổi cởi

mở về ATNB; Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi và Làm việc theo nhóm giữa các
khoa/phịng. Những tỷ lệ này cao hơn so với dữ liệu AHRQ (P <0,05). Nhận thức về
VHATNB ở các nhóm đơn vị làm việc, vị trí và trình độ chun mơn khác nhau có
sự khác biệt (p<0,05) [84].
1.4.2. Tại Việt Nam
Tháng 12, năm 2019, Bệnh viện Quân dân y miền Đông đã tiến hành khảo sát
ý kiến cá nhân của 238 nhân viên y tế về VHATNB thông qua bộ câu hỏi HSOPSC
và thu được kết quả như sau: Có 8 lĩnh vực có tỷ lệ nhận định tích cực (47-67%),
thấp hơn hẳn so với các lĩnh vực còn lại (76%-87%). Điểm số VHATNB dao động
từ 3,14-4,05 trong đó khía cạnh làm việc nhóm trong cùng một khoa/phịng cao nhất
và thấp nhất ở khía cạnh khơng trừng phạt khi có sai sót/lỗi [21].
Nghiên cứu về VHATNB tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh cơ sở 2 vào năm 2019 bằng HSOPSC cho thấy: điểm số VHATNB của
173 đối tượng nghiên cứu là 3,65 ± 0,4 [10].
Nghiên cứu về thực trạng VHATNB của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa
Đống Đa năm 2019 ghi nhận: Tỷ lệ nhận định tích cực về VHATNB theo nghiên
cứu là 74%, tỷ lệ nhận định tích cực cao nhất ở khía cạnh “Làm việc theo nhóm



×