Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

de thi hoc ki 2 mon ngu van lop 12 nam 2017 2018 so gd dt binh phuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.67 KB, 7 trang )

Đề thi học kì 2 mơn Ngữ văn lớp 12 năm 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Bình
Phước

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


GỢI Ý LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thao tác lập luận chính được tác giả sử dụng
trong đoạn trích trên?
Gợi ý đáp án:
Nếu đề yêu cầu xác định phương thức biểu đạt và thao tác lập luận (nói chung) thì HS
có thể trả lời theo nhiều đáp án; nhưng vì là “Xác định phương thức biểu đạt và thao
tác lập luận chính” nên học sinh (HS) chỉ có thể đưa ra 1 đáp án chính là:
- Phương thức biểu đạt nghị luận/ Nghị luận.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Thao tác lập luận bình luận.
Câu 2. Trong đoạn trích trên người cha đã nhắn nhủ con những điều gì?
Gợi ý đáp án:
Học sinh có thể đọc kĩ đoạn trích và chép những câu nhắn nhủ của người cha với con;
hoặc có thể tóm tắt các ý chính mà người cha nhắn nhủ. Cụ thể học sinh có thể trả lời
như sau:
Trong đoạn trích trên người cha đã nhắn nhủ con rất nhiều điều, như:
- Trên con đường đời con có thể gặp những người đối xử khơng tốt với mình, thì cũng
khơng nên bận tâm vì khơng ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Con
nên trân trọng và biết ơn những người đối xử tốt với mình nhưng cũng nên đề phịng
vì mọi điều tốt ấy đều có thể vì mục đích nào đó.
- Mọi điều đều có thể xảy ra (khơng ai là khơng thể thay thế, khơng có thứ gì trên thế


giới này mà con phải bám chặt lấy hay cố tình sở hữu...); hiểu được vậy, nếu sau này
có mất mát gì trong đời, con cũng có thể đứng vững...
- Không phải mọi người thành công đều do học hành mà có, nhưng như vậy khơng có
nghĩa con được bỏ bê học hành. Học tập là cả đời, kiến thức là tài sản lớn nhất mà con
cần phải cố gắng....
(....)
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan niệm của người cha: “Không phải tất cả những
người thành công đều học hành đến nơi đến chốn nhưng điều này không có nghĩa là
con có thể bỏ bê việc học của mình”? Vì sao?
Gợi ý đáp án:
- HS nêu được quan điểm của bản thân (đồng tình hoặc có bổ sung với quan điểm của
tác giả)
- HS trình bày rõ ràng, nêu ra căn cứ để thuyết phục quan điểm của mình:
- HS có thể lựa chọn đồng tình, và lí giải 2 ý của câu hỏi:
Chú ý: HS có thể bám theo cách lí giải ở những câu sau đó:
- Ý 1: “Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn” –
điều này đúng; bởi có rất nhiêu những người thành cơng (có địa vị trong xã hội, có
tiền bạc, có hạnh phúc...) mà họ lại có q khứ học hành khơng tốt, thậm chí là tồi tệ.
(HS có thể nêu 1 vài dẫn chứng).
- Ý 2: “Nhưng điều này khơng có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình” – điều
này cũng đúng; bởi kiến thức mà mỗi chúng ta có được sẽ là “là tài sản lớn nhất”,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


giúp con người có thể “từ tay trắng làm nên tất cả”, “biến khơng thành có”. Con người
cũng khơng thể làm được những điều lớn lao nếu khơng có kiến thức, kỹ năng…
Câu 4. Thơng điệp chính mà người cha muốn gửi gắm cho người con qua đoạn trích
trên là gì?
Gợi ý đáp án:

HS có thể rút ra những thơng điệp mà người cha muốn gửi gắm cho người con; cụ thể
có thể nói đến những thơng điệp như:
- Trong cuộc sống, mọi điều đều có thể xảy đến (có thể là những điều tồi tệ, cũng có
thể là những điều tốt đẹp); cần thận trọng đón nhận nó bằng những hiểu biết và kinh
nghiệm của bản thân.
- Kiến thức là tài sản lớn lao và quý giá. Mỗi người cần tự học tập, rèn luyện và tích
lũy kiến thức và kĩ năng sống.
- Tương lai cuộc sống của mỗi người đều do mỗi người lựa chọn, không thể đổ lỗi
cho hoàn cảnh hay cho một ai khác.
- Cuộc sống có khi khơng cơng bằng, khơng như những gì chúng ta muốn; nên nếu
chỉ nhìn cuộc sống “màu hồng” thì bạn sẽ có lúc phải chấp nhận những đau khổ, thất
vọng.
II. LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Câu hỏi: Bằng một đoạn văn ngắn, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những lời
nhắn nhủ của người cha trong phần đọc hiểu nói trên.
Gợi ý đáp án:
1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn ngắn. Vì đề khơng nói rõ là
khoảng bao nhiêu chữ thì HS cũng nên viết tầm dưới 1 trang giấy thi – tránh viết quá
dài hoặc quá ngắn, vì đây là câu hỏi nghị luận xã hội 2 điểm. HS nêu được luận điểm,
sử dụng các thao tác và cách lập luận, diễn đạt rõ ràng.
2. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả:
- HS nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần Đọc hiểu, gợi cho em
nhiều suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của người cha – cụ thể là những thông điệp mà
tác giả muốn gửi gắm.
- HS bình luận, đánh giá, nêu suy nghĩ về những lời nhắn nhủ ấy:
+ Đây đều là những lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc mà người cha muốn răn dạy
người con.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



+ Lời nhắn nhủ giúp cho người con nhận thức những bài học cuộc sống mà người con
có thể tích lũy trên đường đời: như bài học về mọi điều đều có thể xảy đến (có thể là
những điều tồi tệ, cũng có thể là những điều tốt đẹp); cần thận trọng đón nhận nó bằng
những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân; bài học về việc cần tự học tập, rèn
luyện và tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, kiến thức luôn là tài sản lớn lao và quý
giá.
Tương lai cuộc sống của mỗi người đều do mỗi người lựa chọn, khơng thể đổ lỗi cho
hồn cảnh hay cho một ai khác. Cuộc sống có khi khơng cơng bằng, khơng như những
gì chúng ta muốn; nên nếu chỉ nhìn cuộc sống “màu hồng” thì bạn sẽ có lúc phải chấp
nhận những đau khổ, thất vọng….
+ Bàn bạc mở rộng vấn đề, đưa ra phản đề: một số người con sống chưa biết chia sẻ
thấu cảm với những hy sinh của cha mẹ, sống thực dụng, ích kỉ cá nhân; một số bạn
trẻ còn chưa lựa chọn và định hướng được cuộc sống đúng đắn; có nhiều bạn cịn “ảo
tưởng” nhìn cuộc sống…
- Liên hệ thực tế cuộc sống của bản thân: Lựa chọn cuộc sống của bản thân; điều
chính thái độ sống tích cực ra sao?
Câu 2: (6,0 điểm).
Gợi ý đáp án:
1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; diễn đạt rõ ràng, hành
văn mạch lạc lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu, viết chính
tả chuẩn mực... diễn đạt rõ ràng.
2. Xác định yêu cầu của đề: Thông qua đoạn văn bản trong đề bài HS tập trung làm rõ
2 vấn đề:
- Cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ trong đoạn văn
- Nhận xét giá trị nhân đạo của Kim Lân trong đoạn trích này.
3. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả.
- Cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ trong đoạn văn
- Nhận xét giá trị nhân đạo của Kim Lân trong đoạn trích này.

A. Nêu vấn đề của đề bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”; giới thiệu ngắn
gọn về nhân vật bà cụ Tứ; từ đó dẫn dắt tới đoạn trích của đề bài.
- Đánh giá được đoạn trích của đề bài tập trung phản ánh nhân vật bà cụ Tứ, cụ thể là
diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, qua đó thể hiện tình u thương con của bà. Qua
đoạn văn, chúng ta cũng thấy được những giá trị nhân đạo sâu sắc mà nhà văn muốn
gửi gắm.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


B. Triển khai vấn đề
1. HS nêu vị trí, hồn cảnh dẫn đến đoạn trích:
- Cụ thể đoạn trích của đề thuộc phần sau của truyện: Giới thiệu về bà cụ Tứ - diễn
biến tâm trạng của bà; qua đó nhà văn thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người
mẹ nghèo.
- HS có thể tóm tắt đoạn trước đó là phần bà cụ Tứ trở về nhà trong sự nhạc nhiên khi
nhìn thấy có người con gái trong nhà mình; rồi khi người con gái ấy chào mình bằng
“U”; và khi nghe Tràng giới thiệu thì bà đã hiểu – lòng ngổn ngang nhiều tâm trạng.
2. HS nêu cảm nhận về đoạn trích:
a. Nội dung: Đoạn trích thể hiện tâm trạng đan xen, phức tạp của bà và vút lên hơn cả
là tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ nghèo.
- Bà vừa hiểu ra, vỡ lẽ ra con mình “nhặt” được vợ, vừa ai ốn xót xa, bà “cúi đầu nín
lặng”.
- Bà liên tưởng đến bao cơ sự “xót thương” cho số kiếp của đứa con mình.
- Bà cụ Tứ nghĩ đến gia cảnh mà thêm buồn ủi. Tiếng than, tiếng thở dài như tràn qua
dòng nước mắt. Thương con, thương cho số phận mình, những tháng năm dài dằng
dặc với bao chuyện buồn.
Bà thương mình trải qua một cuộc đời đầy cay đắng: “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt
sau này. Cịn mình thì...”. Nạn đói đang đe dọa. Bà phấp phỏng lo âu: “Chúng nó có

ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng!".
- Bà cụ Tứ lo lắng thực sự cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của bà
giữa lúc đói kém này liệu có ni nổi nhau? Tương lai rồi sẽ ra sao... Bà chấp nhận
cái “hạnh phúc” ối oăm éo le của gia đình. Ngẫm cái phận nghèo bà tự nhủ: “Có gặp
bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ
được..”.
Bà chỉ biết khun con, khun dâu thương yêu nhau, ăn ở hoà thuận với nhau để
cùng vượt qua cơn khốn khó. Đó là nỗi lo, nổi thương của người mẹ từng trải, hiểu
đời có tấm lịng sâu thẳm đối với mình.
- Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin, bà nói những câu động viên
an ủi chân tình như: “ai giàu ba họ ai khó ba đời”; “có ra thì con cái chúng mày về
sau”…
- Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng
tủi buồn, xót xa. Một đời người trải qua nhiêu đau khổ, mất mát, cay đắng, bà lấy làm
xót xa, thấy mình làm mẹ mà khơng trịn bổn phận với con.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Bà vui sướng nhận nàng dâu mới, với những cử chỉ bà rất dịu dàng, âu yếm như “bà
khẽ dặng hắng một tiếng”, nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: “Ừ! Thơi thì các con đã
phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lịng”. Bà nhìn nàng dâu mà lòng đầy
thương cảm.
Rồi bà gọi người đàn bà xa lạ là “con" rồi xưng một cách thân tình, ruột thịt; quan tâm
tới thị “ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”; rồi “nhìn người đàn bà đầy thương xót”....
Bao nhiêu tình yêu thương chân thành tha thiết của người mẹ thể hiện trong những cử
chỉ và lời nói giản dị mộc mạc ấy…
Vượt qua mọi tục lệ, bà vui mừng từ nay con trai bà đã có vợ. Bà sung sướng về hạnh
phúc của con. Mừng mừng tủi tủi, nước mắt chảy ra rịng rịng. Bà cụ Tứ khóc vì
mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu khơng biết làm sao vượt qua nổi khó khăn

này. Thương dâu, thương con, tủi phận mình - bao nhiêu lo lắng ngổn ngang trong
lòng.
=> Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả những biến thái trong tâm hồn bà cụ Tứ. Cảnh mẹ
chồng đón nàng dâu mới, đơn sơ nghèo nàn mà cảm động. Tâm trạng người mẹ già
lúc thì ngạc nhiên lo lắng, lúc thì vui buồn lẫn lộn. Mặc cảm về phận nghèo, nhưng
lịng bà vẫn ít nhiều hi vọng về cuộc đời của con và hơn hét là tình thương với người
con dâu. Mẫu tử tình thâm! Lịng mẹ già đối với con trai và nàng dâu thật là mênh
mông.
b. Nghệ thuật: đoạn văn khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - với những diễn biến
tâm trạng phức tạp của người mẹ nghèo thương con…
3. Nhận xét ngắn gọn giá trị nhân đạo của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích:
- Đoạn văn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn với số phận gia cảnh của
những người nơng dân nghèo trong nạn đói những năm 1945.
- Khẳng định những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của người nơng dân: nổi bật
đó là tình yêu thương, tình mẫu tử sâu sắc. Ở bà cụ Tứ là hiện thân của người mẹ
nghèo khổ, từng trải, hiểu biết với những nét đạo lí truyền thống đáng q. Bên cạnh
đó đoạn văn cịn khắc họa niềm vui, niềm lạc quan, nung nấu một khái vọng về cuộc
sống gia đình hạnh phúc của những người dân nghèo trong hồn cảnh nạn đói.
C. Tóm lược, đánh giá vấn đề: Qua đoạn văn trên; với những diễn biến tâm trạng
phức tạp của bà cụ Tứ, nhà văn đã tập trung thể hiện tình u thương con bà; qua đó
khái quát những giá trị nhân đạo sâu sắc.
Xem thêm các bài tiếp theo tại: />
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×