Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

6 mẹo giúp con không sợ hãi khi tiêm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.23 KB, 5 trang )




6 mẹo giúp con không sợ
hãi khi tiêm


Khi con bắt buộc phải tiêm vì bị ốm hay đi tiêm phòng, cha mẹ bé
hãy thực hiện những mẹo sau để giúp con giảm bớt sợ hãi lúc tiêm
nhé.
Làm cho con mất tập trung

Cha mẹ có thể giảm bớt nỗi sợ hãi cho trẻ khi tiêm bằng việc khiến
cho con bị mất tập trung vào việc đang làm. Hãy cho con chơi một
món đồ chơi mới, chỉ một bức tranh nhiều màu sắc trên tường. Giả bộ
cho con đọc bảng chữ cái hay nói với con về một điều gì đó buồn
cười. Thậm chí cha mẹ còn có thể cho con thổi bong bóng.

Lừa để có những cơn ho cho con

Nếu em bé nhà bạn lớn hơn thì việc này khá dễ dàng khi nhắc chúng
giả bộ ho để tạo ra những cơn ho giả. Nhưng với các bé còn nhỏ thì
việc này có lẽ sẽ khó khăn hơn.

Sở dĩ nên bảo trẻ ho trước khi tiêm vì một nghiên cứu năm 2010 của
Tạp chí Pediatrics đã chỉ ra rằng trẻ từ 4 - 12 tuổi ho 1 lần trước và
trong quá trình tiêm chủng giúp giảm các phản ứng đau do tiêm hiệu
quả.

Cho con xem phim hoạt hình


Những nhân vật hoạt hình đáng yêu với âm thanh sống động vui tươi
trên tivi sẽ giúp quyến rũ trẻ khá nhanh chóng và khiến trẻ mất tập
trung vào việc tiêm.

Những nghiên cứu của đại học Georgia cho thấy trẻ em thường ít đau
hơn khi được y tá bật phim hoạt hình để xem trong quá trình tiêm.
Thực tế, bất cứ kỹ thuật phân tâm nào cho dù đó là cho con xem phim
hoạt hình, chơi trò chơi video đều sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Do đó, nếu bác sĩ không có tivi trong phòng khám thì bạn có thể xin
phép được cho con nghe nhạc từ điện thoại của bạn nhé.

Sử dụng kem gây tê tại chỗ

Nếu như con bạn quá sợ hãi với việc tiêm chủng hay tiêm những lúc
ốm đau, bạn có thể đề nghị bác sĩ cho con được sử dụng loại kem gây
tê tại chỗ. Điều này cũng có thể làm giảm đau khi tiêm cho con.

Để kem gây tê phát huy tác dụng, bạn có thể áp dụng thoa kem này
cho con 1h trước khi bắt đầu tiêm.

Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cho dù xót con nhất, cha mẹ đều phải nghĩ được rằng con bạn cần
phải tiêm để khỏe mạnh hơn hay phòng bệnh tốt hơn. Vì thế, hãy bình
tĩnh nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Luôn luôn lắng nghe và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để kiểm
soát tình hình tốt nhất cho con trong quá trình tiêm. Khi phụ huynh có
sự kết hợp với bác sĩ, các bác sĩ cũng sẽ bình tĩnh và hoàn thành công

việc nhanh nhất, ít đau nhất cho bé.

Cung cấp cho con một núm vú giả

Nếu con bạn vẫn còn bú, bạn có thể cho con ngậm một núm vú giả
hay một cái gì đó để con có thể nhai. Việc làm tưởng đơn giản này
giúp trẻ thoải mái và ít đau hơn.

Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng núm vú giả có thể giúp giảm đau
cho các bé sơ sinh trong và sau quá trình tiêm chủng.

×