Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Bài giảng quản lý đô thị với sự tham gia của cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.41 KB, 66 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
1. Thông tin chung về học phần
- Tên mơn học: QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
- Mã môn học:
QL46.8.1
- Số tín chỉ:
02TC
- Thuộc học kỳ:
7
- Loại mơn học:
+ Bắt buộc: 
+ Tự chọn: 
- Các môn học tiên quyết:
Thị trường bất động sản
Pháp luật xây dựng
- Các môn học kế tiếp:
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết:
22 tiết
+ Làm bài tập trên lớp:
05 tiết
+ Thảo luận:
03 tiết
+ Thực hành, thực tập:
0 tiết
+ Tự học:
60 giờ
- Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Quản lý đô thị/Bộ môn Quản lý đất đai
và nhà ở
2. Mơ tả nội dung học phần


- Vị trí học phần: Giang day cho sinh viên năm thứ 4, học kỳ 7, chuyên ngành Quan
lý xây dựng (Mã ngành: 302).
- Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên: Học phần này sẽ giới thiệu cho sinh viên
những kiến thức và những bài học kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế về cộng
đồng và sự tham gia của cộng đồng đô thị trong q trình quy hoạch và quản lý đơ
thị cũng như những phương pháp, kỹ năng huy động cộng đồng dân cư trong quá
trình quy hoạch và quản lý đô thị.
- Quan hệ với các học phần khác: Học phần này sẽ bổ sung và hỗ trợ một số kiến
thức cho các học phần khác như: xã hội học đô thị, lý thuyết quy hoạch đô thị, quản
lý quy hoạch đô thị, quản lý nhà ở đô thị…..trong chương trình đào tạo ngành Quản
lý xây dựng.
3. Mục tiêu học phần
- Kiến thức: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cộng đồng dân cư đô
thị, phương pháp và quy trình huy động cộng đồng dân cư tham gia trong quy hoạch
xây dựng và quản lý đô thị.
- Kỹ năng: Sau khi học xong sinh viên có khả năng áp dụng những kiến thức trong
thực tiễn quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị.
4. Nội dung học phần
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG (5 tiết)
1.1. Khái niệm cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng.
1.1.2. Đặc trưng của cộng đồng Việt Nam.
1.1.3. Hình thức và quy mơ của cộng đồng.


1.1.4. cộng đồng dân cư đô thị, nông thôn.
1.2. Khái niệm về sự tham gia cộng đồng
1.2.1. Sự tham gia của cộng đồng là gì?
1.2.2. Những yếu tố địi hỏi khi huy động cộng đồng tham gia.

1.3.3. Vai trò của cộng đồng.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động cộng đồng tham gia
quản lý đô thị.
1.3.1. Những khả năng tham gia của cộng đồng.
1.3.2. Những trở ngại trong quá trình tham gia.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUY HOẠCH VÀ QUẢN
LÝ ĐÔ THỊ ( 8 tiết)
2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng
Nội dung và quy trình tham gia của cộng đồng

2.1.1. Xác định nhiệm vụ thiết kế
2.1.2. Xác định các mục tiêu của đồ án
2.1.3. Đánh giá hiện trạng
2.1.4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện đồ án
2.1.5. Lựa chọn phương án
2.1.6. Đánh giá những giải pháp thực hiện
2.1.7. Tham gia quyết định lựa chọn phương án và giải pháp
2.1.8. Quản lý đầu tư xây dựng
2.1.9. Quản lý khai thác sử dụng
2.2. Mối quan hệ giữa cộng đồng, nhà nước và các thành phần tham gia
2.2.1. Vai trị của Chính quyền đơ thị
2.2.2. Vai trị của chính quyền phường, tổ dân phố - cụm dân cư
2.2.3. Vai trò của cộng đồng dân cư đường phố
2.3. Giới tham gia trong quy hoạch và quản lý đô thị
2.3.1. Khái niệm giới và giới tính
2.3.2. Giới và quản lý đơ thị
Thảo luận nhóm về nôi dung của chương I và II, liên hệ với thực tiễn, lồng
ghép vào nội dung của chương (3 tiết)
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA (14 tiết)
3.1. Vai trị và vị trí của cộng đồng

3.2. Phương pháp tô chức cộng đồng tham gia
3.2.1. Phương pháp đánh giá nhanh
3.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm.
3.2.3. Vẽ bản đồ có sự tham gia của cộng đồng.
3.3. Kỹ thuật và công cụ trợ giúp cộng đồng tham gia
Bài tập nhóm về các phương pháp huy động cộng đồng tham gia (6 tiết)
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ (3 tiết)
4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới


4.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị ở
Việt Nam
4.3. Hướng tới mơ hình trong quy hoạch, quản lý các đơ thị ở Việt Nam với sự
tham gia của cộng đồng.
5. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính:
PGS.TS. Đỗ Hậu (2008), Quản lý đô thị với sự tham gia của cộng đồng, Nhà
xuất bản Xây dựng; ở đâu: Thư viện Trường Đại học Kiến Trúc.
- Tài liệu tham khảo:
1. VũThịVinh, Đỗ Hậu (2004), Giới và quản lý đô thị ở Hà Nội, Dự án Quản lý
đô thị tại Việt Nam, Nhà Xuất bản Xây dựng; Thư viện Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
2. Nick Waters (1999), The Community planning Handbook, South bank
University, London, Earthscan publications ltd, London.
3. E.M.C.Groenendijk, Planning and Management Tools (ITC special Lecture
Notes Series), Publicationed by The International Institute for Geoinformation Science and Earth Observation (ITC).
4. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
6. Phương pháp đánh giá học phần
 Hình thức đánh giá học phần:

+ Tự luận:

+ Trắc nghiệm:

+ Hình thức khác: 
 Điểm kết thúc học phần:
10
- Điểm quá trình:
+ Điểm chuyên cần:
1/10
+ Các nội dung kiểm tra trong quá trình thực tập:
1/10
(Kiểm tra giữa kỳ, Bài tập lớn, Tiểu luận)
-Điểm thi kết thúc học phần:
8/10
+ Điểm báo cáo cuối kỳ:
3/10
+ Điểm bài thi kết thúc học phần:
5/10


CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG (5 tiết)
1.1. Khái niệm cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng.
Cộng đồng là một hình thức đặc thù của tổ chức xã hội thể hiện mối
quan hệ giữa cư dân với địa hạt lãnh thổ.
Đặc thù của cộng đồng là sự hợp tác hoặc tách rời tùy thuộc vào mục
tiêu mà cộng đồng đó theo đuổi có cùng chung ý nguyện, quyền lợi hay
khơng.

Có nhiều định nghĩa về cộng đồng: Một cộng đồng có thể được hiểu
là một nhóm người đặc trưng sống ở một khu vực địa lý được chỉ rõ, có
văn hóa và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung để theo
đuổi một mục đích.
Theo Từ điển tiếng Việt có định nghĩa "Cộng đồng là toàn thể những
người sống thành một xã hội nói chung có những điểm giống nhau, gắn
bó thành một khối...".
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 định nghĩa "Cộng đồng xã
hội là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm
xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh tụ và
cư trú”.
Cũng có có thể hiểu những cộng đồng xã hội bao gồm cả một
dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy cộng đồng xã hội bao
gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt
cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngơn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lý, lối
sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định
và bền vững của một cộng đồng xã hội.
Tóm lại, ta có thể hiểu về cộng đồng như sau:
Cộng đồng là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ,
và do vậy họ thường có một ý thức, tình cảm và sự thống nhất trong
một địa phương và một khả năng tham gia những hoạt động mang
tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó.
Cộng đồng ngụ ý chỉ tất cả các thành viên của một hộ gia đình và tất
cả thành viên của xã hội, ví dụ: các tổ chức đồn thể quần chúng, các
hiệp hội địa phương, các hội chuyên môn, các doanh nghiệp, cơ quan,
trường học, các tổ chức phi chính phủ, các nhóm dân tộc thiểu số,các
nhóm tơn giáo, đại diện dân cư của tỉnh, huyện, phường, tổ dân phố ...
Khái niệm cộng đồng có thể góp phần đề cao bản sắc riêng của mỗi
địa phương, đồng thời cũng có thể tạo ra xu hướng cục bộ, địa phương
chủ nghĩa trong đời sống xã hội.



Khái niệm về cộng đồng ở Việt Nam trong những năm gần
đây, đặc biệt là từ khi có chính sách “Đổi mới” do Đảng khởi xướng
đã có nhiều thay đổi.
Trước đây, cơ chế quản lý tập trung, mệnh lệnh từ trên xuống đã tạo
ra tâm lý thụ động, chỉ biết chờ lệnh từ cấp trên. Khái niệm cộng đồng
như là một điểm xuất phát cho cách quản lý từ dưới lên hầu như không
cần và không được biết đến. Cộng đồng nhiều khi được đồng nhất với
chính quyền địa phương, các ban ngành và các đoàn thể xã hội.
Cùng với việc triển khai đường lối Đổi mới (với các nội dung căn bản
là: phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự điều tiết
của nhà nước, theo định hướng XHCN, dân chủ hoá đời sống xã hội và
xây dựng một nhà nước pháp quyền), đã có sự thay đổi trong nhận thức
về cộng đồng và phát triển cộng đồng.
Vai trò của cá nhân, của các cộng đồng cơ sở, tính năng động
và tự lực của họ là cần và có thể phát huy để phục vụ cho các mục
tiêu của sự nghiệp Đổi mới.
Thực chất, đó cũng chính là việc quán triệt quan điểm "lấy dân
làm gốc" của Đảng.
Chính những nội dung căn bản của chính sách Đổi mới đã phần nào lý
giải cho sự chú ý ngày càng nhiều tới khái niệm cộng đồng và vấn đề
phát triển cộng đồng. Đó là:
- Kinh tế thị trường đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, độc lập từ cơ sở,
từ mỗi cá nhân.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền cần phải đi kèm với phát triển một
"xã hội cơng dân".
- Mức sống (dân sinh), trình độ học vấn và văn hố (dân trí) được
nâng cao thường đi kèm với q trình dân chủ hố đời sống xã hội.
- Phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế và xã hội đi kèm với trao

quyền cho địa phương, kế hoạch hoá từ dưới lên, và phát triển dựa trên
nhu cầu của cộng đồng.
1.1.2. Đặc trưng của cộng đồng Việt Nam.
Theo nhiều nghiên cứu trước đây, làng cổ truyền là đơn vị cơ sở của tổ chức xã
hội Việt Nam tồn tại phát triển từ những đơn vị nhỏ: trang trại, thơn, xóm, ngõ, ấp,
giáp, phường... Có một kết cấu mang tính cộng đồng cao như cộng đồng lãnh thổ,
kinh tế, tâm lý, phong tục, tín ngưỡng...
Làng Việt cổ truyền là đơn vị tụ cư được tập hợp lại chủ yếu theo quan
hệ láng giềng "cộng đồng". Cư dân trong một làng Việt không nhất thiết ai cũng


là: "họ hàng" của nhau, họ phần lớn là những “người dưng" cùng nhau sống trên
một địa vực gồm một số khu đất cư trú và một khu đất trồng trọt. (Bao quanh hay áp
sát khu đất cư trú).
Trong các phương thức tổ chức cư dân truyền thống đó, các mối quan hệ
cộng đồng được biểu hiện trên các mặt sau:
- Quan hệ huyết thống:
Trong làng Việt Nam cổ truyền, từng gia đình nhỏ tìm thấy ở một đặc điểm
đậm đà của quan hệ đồng huyết trên một bình diện cao hơn là tổ chức "họ" có thể
xem như là một dạng đặc biệt của gia đình mở rộng. Tổ chức 'họ" đã hình thành
"gia phả” là biểu tượng của quan hệ đồng huyết; những thủ lĩnh (Tộc trưởng, chi
trưởng) biểu trưng của quan hệ ngơi thứ trong dịng họ; "nhà thờ họ" biểu trưng
hình thái thờ phụng tổ tiên, “ruộng họ" biểu trưng hình thái kinh tế để ni dưỡng
hình thái thờ phụng...
- Quan hệ làng xã:
Sự hình thành, tồn tại, phát triển của cộng đồng dân cư làng Việt cổ truyền
được thông qua nhiều mối quan hệ chằng chịt về kinh tế xã hội. Trong đó những
hình thái biểu hiện mối quan hệ thông qua họ tộc, (huyết thống), tuổi tác (Giáp,
đinh, tráng, chiếu trên, chiếu dưới...); tước phẩm (hàm tước do bộ máy cai trị quan
lại quy định); hội thiện, hội chèo, hội bảnh nghệ, phường mộc, phường nề, phường

sơn: phường thêu...). Đó chính là mối quan hệ "làng nước”.
- Quan hệ cư trú:
Quan hệ cứ trú trong làng Việt cổ truyền chính là mối quan hệ giữa con
người trong "xóm và "ngõ”. Một cuộc sống nho nhỏ khơng ồn ào, có thể nói là
"thầm lặng” nhưng là một cuộc sống riêng đích thực "Bán anh em xa, mua láng
giềng gần", “Tối lửa tắt đèn có nhau” là những câu nói hết sức quen thuộc nói lên
tình cảm đậm đà giữa những người dân cùng sinh sống trong cùng một cộng đồng.
Những ứng xử ấy quy chiếu vào mối quan hệ giữa người với người trong phạm vi
xóm và ngõ. Giúp đỡ làm cỗ bàn đám cưới, đám tang, kể cả khiêng đòn đám ma.
Trong nhiều trường hợp là bổn phận mà "hàng xóm", "hàng ngõ" gánh vác một cách
tự nguyện, chứ không nhất thiết là nhiệm vụ của họ, của làng, của giáp. Cũng vậy,
hiện tượng tương trợ trong sản xuất cũng thường diễn ra giữa những người cùng
xóm khơng mấy khi giữa các hộ khác xóm.
Trong làng, nhân dân đã tự xây dựng cho mình các thơn xóm với đường lát
gạch, lát đá, dựng những ngôi nhà ở nhiều gian bằng gỗ xoan hay tre trong vườn gia
đình, đào ao đắp nền nhà tránh ngập Lụt đồng thời nuôi cá trồng khoai nước quanh
hồ ao để cải thiện bữa ăn, cải thiện môi trường sống.
Việc khai thác đất đai có thể do mấy gia đình chung lưng đấu cật trồng trọt
trên một khu đất, trải qua nhiều đời, gia đình thêm đơng đúc, khai khẩn được thêm
ruộng, hình thành được thơn, xóm mới...


- Quan hệ giao tiếp (ứng xử) :
Truyền thống đùm bọc lẫn nhau ở làng xã Việt Nam đã có từ lâu đời. Nó
được phản ánh trong những câu ca dao xưa: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy cùng
khác giống nhưng chung một giàn” hoặc những tục ngữ đúc kết từ mối quan hệ giao
tiếp trong cuộc sống "Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tắt lửa tối đèn có
nhau” ...
Truyền thống ấy được hình thành từ nề nếp gia phong trong gia tộc: cha mẹ
với con, anh em, chị em, họ hàng thân tộc, tình làng ngõ xóm. Mở rộng mối quan hệ

ứng xử dó chính là mối quan hệ cộng đồng được hình thành từ phong tục, tập quán
xã hội như quan hệ: vua tôi, thày trị, bầu bạn, quan dân, chủ khách, dâu gia, tơn
giáo, chính trị, khoa cử, văn chương, võ nghệ, bn bán, hội hè …
- Quan hệ làm việc:
Đặc trưng cơ bản trong quan hệ làm việc (sản xuất) của cộng đồng ở làng
xã Việt Nam cịn có những ảnh hưởng nhất định tới phát triển cư dân trong q
trình đơ thị hóa đó là:
- Thói quen sản xuất nhỏ (ảnh hưởng của tư tưởng xã hội tiểu nơng).
- Có sự đan xen lao động giữa nghề nông với sản xuất tiểu thủ cơng (Sử dụng
lao động nhàn, lao động phụ).
- Ngồi quan hệ chủ thợ, cịn có mối quan hệ lao động trong các phe, giáp
phường, hội (mang tính tự nguyện tập hợp nhau lại, nghề nào phường ấy: phường
mộc, phường nề, phường sơn, phường thêu...).
- Quan hệ vui chơi giải trí:
Đình làng là một trung tâm văn hóa , nơi tổ chức các cuộc hội hè, ăn uống ,
nơi biểu diễn chèo tuồng; là một trung tâm về mặt tôn giáo : thế đất , hướng đình
được xem như quyết định vận mệnh cả làng.
Đình làng là cơng trình kiến trúc tiêu biểu thờ Thành hoàng của làng xã cổ
Việt Nam, từng mang ý thức hệ tôn giáo, song từ lâu đình làng cịn là trung tâm của
mọi hoạt động văn hóa trong xã hội phong kiến ở các làng: nơi hội họp, tổ chức các
cuộc tế lễ, hội làng.
Nói tóm lại Đình là một trung tâm "cộng cảm", là nơi sinh hoạt vui chơi
giải trí... của cộng đồng dân cư làng Việt cổ,nói đến làng, người ta nghĩ ngay đến
cái đình với tất cả tình cảm gắn bó thân thương nhất.
- Quan hệ kinh tế: (Khai thác ở góc độ cộng đồng)...
Kinh tế nông thôn Việt Nam vốn không thuần túy là một nền kinh tế tự cấp
tự túc của những người trồng trọt mà còn nhiều ngành thủ công và buôn bán
nhỏ do cần tiền mặt để buôn bán khiến họ thường tập hợp thành “Hội mua
bán” (chung tiền, chung gạo giúp bất kỳ thành viên nào gặp khó khăn: ma
chay, cưới xin...). Ngồi hình thức “Hội tự cấp”' còn xuất hiện “Hội thiện"...,



các tổ chức "phường” hay còn gọi là “Hội bách nghệ” làm nghề thủ công để
phục vụ cho đời sống cộng đồng. Các hình thức này khi cần thì phân cơng,
kêu gọi dân làng qun góp tiền để tu sửa đình chùa, đường xá hoặc giúp
nhau vật liệu, cơng sức để làm các vật hiếu hỷ, buôn bán, làm nhà
1.1.3. Hình thức và quy mơ của cộng đồng.
Như vậy cộng đồng luôn gắn liền với một địa bàn lãnh thổ. Lãnh thổ là
yếu tố cơ bản gắn kết con người trong một cộng đồng. Cho dù trong một số
trường hợp, khái niệm cộng đồng có thể được sử dụng để chỉ những tập hợp
người đặc biệt như "cộng động người Việt Nam ở nước ngồi", "cộng đồng
Pháp ngữ”, v.v., thì khía cạnh "địa phương”, "lãnh thổ" vẫn có thể tìm thấy
trong các nhóm từ này.
Đương nhiên là trong xã hội hiện đại, các cộng đồng lãnh thổ không
hề tách biệt nhau, mà thường xuyên có sự giao lưu, liên hệ mật thiết và ảnh
hưởng qua lại trong khuôn khổ một quốc gia, một khu vực hay trên quy mơ
tồn cầu. Xu thế tồn cầu hố trong những năm gần đây lại càng tạo ra sự
giao lưu và sự cạnh tranh giữa các quốc gia và ngày càng có nhiều mối quan
hệ và giao lưu.
Theo nghĩa rộng nhất, các cộng đồng có thể có quy mơ khác nhau,
từ quốc gia, một xã hội, tới các đơn vị hành chính - lãnh thổ (tỉnh,
huyện, xã, thơn, xóm).
Tuy nhiên trong văn cảnh của cách tiếp cận lập kế hoạch "có sự tham gia của
cộng đồng” khái niệm cộng đồng được sử dụng chủ yếu để chỉ các cộng
đồng địa phương và đặc biệt là ở cấp cơ sở, tức là ở cấp phường/xã và cả ở
quy mơ thơn/ xóm/ làng/ bản.
1.1.4. Cộng đồng dân cư đô thị, nông thôn.
Trong lịch sử cận đại, các cộng đồng thông thường được phân ra hai
loại: cộng đồng nông thôn và cộng đồng đô thị do những khác biệt căn bản
giữa chúng.

Đặc điểm của cộng đồng nông thôn thường quy mô nhỏ, tương đối
đơn giản và thuần nhất về mặt xã hội, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa
trên sản xuất công nghiệp và thương mại.
Cộng đồng đơ thị thường có quy mơ lớn, phức tạp và không thuần
nhất về mặt xã hội (ngụ ý về thành phần và nguồn gốc dân cư), hoạt
động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất cơng nghiệp và thương mại.
Ngồi ra, từ giữa thế kỷ XX, ở các nước phát triển cịn xuất hiện thuật
ngữ "cộng đồng ngoại ơ” (suburban community) để chỉ những khu dân cư ở
các vùng ngoại ô, có quy mô khác nhau, tương đối thuần nhất về mặt xã hội,
chủ yếu là những người làm công ăn lương ở đô thị, những người "chạy trốn


khỏi các trung tâm đô thị nhưng lại không từ bỏ đời sống và lối sống kiểu đô
thị”.
1.2.

Khái niệm về sự tham gia cộng đồng

1.2.1. Sự tham gia của cộng đồng là gì?
Để hiểu sự tham gia của cộng đồng, điều đầu tiên phải nhắc lại một số
đặc điểm của cộng đồng.
Về mặt xã hội, cộng đồng là một nhóm người có xu hướng liên
kết với nhau vì các quyền lợi và các tài sản chung. Trong các cộng
đồng truyền thống, người dân thường có quan hệ với người khác theo
cách trực tiếp (mặt đối mặt). Cũng thường thấy một cộng đồng hình
thành và khác biệt do đặc điểm địa lý, nhưng trong nhiều Thành phố hiện
đại những cá nhân của cộng đồng trên thực tế không sống cùng một khu
vực nhưng có thể có cùng một mục đích.
ở hầu hết các nước đang phát triển, Chính phủ khơng thể cung cấp các
dịch vụ nhà ở và đô thị cơ bản cho tất cả, đặc biệt là những người nghèo

bởi vì khơng đủ nguồn tài chính. Cho nên những người đang sống trong
các đơ thị phải đóng góp cho Chính phủ hoặc tự cung cấp các dịch vụ
với sự cố gắng của chính bản thân họ.
Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng là một q trình mà cả Chính
phủ và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt
động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng không nên chỉ hiểu một
cách đơn giản là chắp nối và huy động các nguồn lực từ cộng đồng (ví dụ
như việc cung cấp các lao động tự nguyện cho xây dựng một cơng trình,
thu các nguồn vốn địa phương để hỗ trợ cho các dự án tại cộng đồng, sử
dụng các nhân lực của cộng đồng có khả năng để duy trì bảo dưỡng các
cơ sở vật chất của cộng đồng).
Yếu tố quan trọng nhất của sự tham gia cộng đồng là những
người mà lợi ích của họ sẽ chịu ảnh hưởng của dự án phải được
tham gia vào tiến trình quyết định dự án. Trong một vài trường hợp,
sự tham gia vào việc ra các quyết định có thể tiến hành thơng qua người
lãnh đạo cộng đồng. Trong trường hợp này, những thành viên trong cộng
đồng cũng nên tham gia vào việc chọn những người lãnh đạo.
Sự tham gia của cộng đồng không nên nhầm lẫn với các trường
hợp tự chủ và tự lực hoặc tự giúp đỡ lẫn nhau như việc mọi người
trong cộng đồng tự thực hiện các hoạt động với các nguồn lực của
họ; tự lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Trong khi hầu hết tất cả các trường


hợp mà các hoạt động dựa trên cơ sở tự chủ và sự tự lực và bao gồm có
cả sự tham gia của cộng đồng.
Trong thực tế, khi xem xét sự bao gồm các hoạt động của Chính
phủ, các tổ chức sự tham gia của người dân nhằm cải thiện mức sống của
họ, với sự chủ động, với sự tin tưởng nhiều ở bản thân nếu có thể. Sự sẵn
có của các nguồn lực trong cộng đồng. sự chỉ đạo và cơ cấu hợp tác

trong bản thân cộng đồng và quá trình đạt mục tiêu của cộng đồng.
1.2.2. Những yếu tố đòi hỏi khi huy động cộng đồng tham gia.
\ với sự chủ động, với sự tin tưởng nhiều ở bản thân nếu có thể, .
Sự sẵn có của các nguồn lực trong cộng đồng cùng với sự chỉ đạo và cơ
cấu hợp tác trong bản thân nội bộ cộng đồng và quá trình đạt mục tiêu
của cộng đồng.
Bởi vậy, sự tham gia của cộng đồng địi hỏi phải có các yếu tố
sau:
- Sự tham gia của người dân nhằm cải thiện mức sống của chính họ,
với sự chủ động, với sự tin tưởng nhiều ở bản thân nếu có thể.
- Sự sẵn có của các nguồn lực trong cộng đồng, sự chỉ đạo và cơ cấu
hợp tác trong bản thân cộng đồng và quá trình đạt mục tiêu của cộng
đồng.
- Chính phủ cung cấp trợ giúp kỹ thuật, các nguồn lực và dịch vụ lớn
hơn nữa là làm sao khuyến khích được sự tương trợ, tự chủ trong cộng
đồng.
1.2.3. Vai trị của cộng đồng.
"Cộng đồng" là một hình thức đặc thù của tổ chức xã hội nhằm
tập hợp sức mạnh vật chất và trí tuệ của con người để cùng bảo vệ, tồn
tại, phát triển vì những mục tiêu và lợi ích chung nhằm khơng ngừng
hồn thiện, nâng cao đời sống của bản thân gắn với môi trường xã hội
ngày càng tiến bộ.
- Lịch sử phát triển xã hội lồi người và q trình "đơ thị hố" đã
chứng minh vai trị "cộng đồng" có ý nghĩa lớn đối với quá trình xây dựng
phát triển đất nước.
- Sức mạnh của "cộng đồng" có 'một vai trị quan trọng trong đời sống
xã hội. Nếu có chính sách tốt, đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội rất to lớn.
- Tính "cộng đồng" là một quy luật tất yếu khách quan.
- Nguồn lực tham gia của "cộng đồng" vào q trình xây dựng đơ thị

nói chung và nhà ở đơ thị nói riêng góp phần quan trọng giảm bớt khó
khăn cho ngân sách đầu tư của Nhà nước nhất là những vấn đề đầu tư vì


mục đích tăng cường hiệu quả xã hội, giảm bớt căng thẳng về nhà ở đô thị
và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đơ thị..
- Có sự tham gia của "cộng đồng" trong công tác quản lý xã hội sẽ
đem lại một mơi trường sống trong lành, bình đẳng và bác ái cho mọi
người. Cũng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa con người với con người,
con người với xã hội trong phạm vi một quốc gia và tồn cầu.
- Cộng đồng tham gia trong cơng tác quản lý đơ thị có hiệu quả to lớn
giúp cho các chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý chuyên ngành
trong việc triển khai thực hiện đúng các đồ án quy hoạch đã được phê
duyệt, thực hiện tốt các văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý đô thị.
Sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch
địi hỏi phải có sự cam kết chặt chẽ và mở ra khả năng có những ảnh hưởng
đáng kể tới các dịch vụ công cộng và cơ sở vật chất của đô thị. Sự tham gia
của cộng đồng trong công tác quản lý là chức năng cao nhất có ảnh hưởng
trực tiếp tới kết quả của các dự án phát triển và sự uỷ nhiệm của chính
quyền cho cộng đồng.
Cuối cùng, sự tham gia của cộng đồng đem lại những hiểu biết tốt
hơn, sự quan tâm đến xã hội nhiều hơn cũng như những tác động của mơi
trường đến sự phát triển và có hiệu quả chính trị to lớn. Ví dụ, giải pháp
nâng cấp khu nhà ổ chuột ở nhiều nước đã giành được sự ủng hộ của cộng
đồng dân cư đối với chính phủ, đặc biệt là những người nghèo đơ thị.
Tóm lại từ những nghiên cứu lý thuyết về cộng đồng và đặc thù
chung của "cộng đồng" người Việt chúng ta thấy:
- "Cộng đồng" mang tính khách quan gắn với truyền thống lịch sử
phát triển xã hội.
- Vai trị cộng đồng có tác động lớn tới quá trình hình thành, tồn tại,

phát triển làng xã trước đây và ngày nay là các vùng nơng thơn mới, đơ thị
phát triển trong q trình đơ thị hoá.
- Nhiều yếu tố cộng đồng từ truyền thống văn hoá, xã hội của làng
Việt xưa, nếu ta biết khai thác, vận dụng, nâng cao thì hiệu quả kinh tế - xã
hội sẽ phát huy tác dụng tích cực.
- Quá trình quy hoạch phát triển và quản lý nhà ở không thể xem nhẹ
các quy luật khách quan, quy luật có tính "truyền thống" trong đời sống
hoạt động kinh tế – văn hóa, tinh thần của cộng đồng.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động cộng đồng tham gia
quản lý đô thị.
1.3.1. Những khả năng tham gia của cộng đồng.


Phạm vi tham gia của cộng đồng có thể bao trùm mọi lĩnh vực. Một số lĩnh
vực chính mà cộng đồng có thể tham gia như:
a. Cung cấp thơng tin
Người dân có thể tham gia bằng cách cung cấp thơng tin cho các nhà
chuyên môn để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, định hướng
phát triển khơng gian đơ thị …Việc cung cấp thơng tin có thể theo nhiều hình
thức, nhiều mức độ khác nhau như: tham gia điều tra, khảo sát theo sự hướng
dẫn của các nhà nghiên cứu và quy hoạch (để giải đáp các câu hỏi của các
nhà chuyên môn), thu thập dữ liệu hoặc cùng nghiên cứu hoặc, bản thân cộng
đồng có thể thực hiện nghiên cứu, khảo sát, lập bản đồ thơng tin. Sau đó các
kết quả sẽ cung cấp cho các nhà quy hoạch hoặc cán bộ chuyên môn. Cộng
đồng cũng có thể chủ trì các cuộc họp bàn về quy hoạch hoặc dự án và mời
các nhà quy hoạch, các cán bộ chuyên môn và cơ quan chức năng tham gia.
Cộng đồng cũng có thể chuẩn bị các kế hoạch, kiến nghị và đệ trình như là
các đầu vào để quy hoạch hoặc lập dự án.
Ngoài ra, những người lãnh đạo trong cộng đồng cùng với cộng đồng
dân cư có thể biên soạn lịch sử, văn hóa và các dữ liệu của cộng đồng để

cung cấp cho các nhà quy hoạch hoặc các nhà chuyên môn. Với những tài
liệu có độ tin cậy cao này, những bản thiết kế quy hoạch, những dự án sẽ phù
hợp hơn với bối cảnh văn hóa, và lịch sử, đặc điểm hiện trạng và nhu cầu,
nguyện vọng của cộng đồng.
b. Tham gia lãnh đạo
Những người lãnh đạo cộng đồng có thể lãnh đạo quá trình tham gia
của cộng đồng bởi họ là đại diện của cộng đồng, họ nói những điều nguời
dân muốn, họ có khả năng tổ chức các hoạt động, huy động nguồn lực của
cộng đồng tham gia trong các dự án cụ thể v.v… Đối với vấn đề trên người
lãnh đạo cộng đồng phải khẳng định rằng các vấn đề quan tâm của bản thân
mình cũng là vấn đề quan tâm của cộng đồng. Nếu các nhà lãnh đạo cộng
đồng theo đuổi những lợi ích cá nhân của riêng mình khác với sự quan tâm
của cộng đồng thì sự tham gia của cộng đồng sẽ khơng có hiệu quả. Để
khẳng định hiệu quả sự tham gia của cộng đồng, người lãnh đạo cộng đồng
cần phải được đào tạo và phát huy vai trị lãnh đạo của mình như: các kĩ năng
về tổ chức, biết lắng nghe ý kiến và có khả năng truyền đạt, giải quyết được
các mâu thuẫn, có năng lực quản lí tài chính và huy động nguồn lực. Muốn
đạt được điều đó thì người lãnh đạo cộng đồng cần có năng lực tồn diện và
đặc biệt cần có uy tín trong cộng đồng.
c. Đóng góp nguồn lực
Mức độ đóng góp các nguồn lực của cộng đồng sẽ phụ thuộc vào một
vài nhân tố: nguồn lực sẵn có hay khả năng cung cấp các nguồn lực; sự sẵn


sàng đóng góp các nguồn lực; năng lực tổ chức nhằm huy động các nguồn
lực; cơ hội đóng góp các nguồn lực theo đúng phương thức thiết lập dự án.
Hầu hết các nhân tố này đều liên quan đến các mức độ tham gia của cộng
đồng.
Các nguồn lực của cộng đồng, đặc biệt là các kỹ năng tổ chức, quản
1ý và lập kế hoạch, sẽ được tăng lên rõ rệt nếu chúng ta có những kinh

nghiệm huy động cộng đồng tham gia trong các dự án phát triển. Hơn nữa,
các đầu vào về vật tư, góp vốn, đào tạo chính thức và khơng chính thức được
cung cấp thơng qua các dự án có sự tham gia của cộng đồng có thể trực tiếp
làm tăng thêm nguồn lực của cộng đồng.
Sự sẵn sàng đóng góp các nguồn lực dựa trên cơ sở tự nguyện của
cộng đồng liên quan trực tiếp tới lợi ích thu được từ hoạt động của cộng
đồng. Rõ ràng là càng có nhiều sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch,
cung cấp dịch vụ thì càng có nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng và vì thế họ
ln sẵn sàng đầu tư các nguồn lực của mình.
Các đóng góp nguồn lực của cộng đồng là sự thay thế trực tiếp cho các
nguồn lực bên ngồi, do Chính phủ hoặc các tổ chức đỡ đầu cung cấp. Việc
thay thế những nguồn lực này thể hiện rõ ràng nhất ở những nơi có sự đóng
góp về lao động, đất, nguyên vật liệu và bí quyết về kỹ thuật, và đó cũng là
căn cứ vững chắc để chính các cộng đồng tham gia vào quá trình tự điều tra
và quy hoạch.
Cộng đồng có thể tham gia vào một dự án bằng cách cung cấp các
nguồn lực như: con người, vật chất, tổ chức, tài chính và văn hóa. Ví dụ, lao
động tự nguyện của cộng đồng phục vụ các hoạt động chung (lao động cơng
ích) hoặc cộng đồng đóng góp công sức để tham gia vào dự án. Các thành
viên của cộng đồng có thể đóng góp tiền và nguồn kinh phí này sẽ được kết
hợp với nguồn ngân sách của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương. Tùy
theo dự án, theo mức độ, cộng đồng có thể đóng góp nhiều hay một phần
kinh phí một cách tự nguyện. Bằng cách đó, làm giảm các chi phí của dự án
hay nói cách khác nguồn kinh phí của dự án được bổ sung, tăng lên.
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguồn lực trong các dự án
được xác định bằng tỉ số của hai nhân tố sau:
- Giá trị của các lợi ích trực tiếp cho người sử dụng cộng với giá trị
của các lợi ích gián tiếp cho tồn xã hội.
- Chi phí cho tổng giá trị các nguồn lực và sử dụng từ các nguồn.
d. Tham gia vào việc xây dựng, thực hiện dự án

Ngồi việc đóng góp nguồn lực, trong nhiều trường hợp, cộng đồng
dân cư có thể tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện dự án, ví dụ
tham gia đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ thiết kế các đồ án quy hoạch, các dự


án, đề xuất các ý tưởng phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển không
gian, giải pháp tổ chức thực hiện, xác định các dự án ưu tiên ... Khi cộng
đồng dân cư tham gia vào quá trình thực hiện dự án, chính quyền địa phương
sẽ giảm được các chi phí. Hơn nữa, sự tham gia trong các lĩnh vực xây dựng,
lắp đặt các thiết bị hoặc cung cấp dịch vụ là một hình thức đào tạo nghề trực
tiếp đem lại sự cải thiện cuộc sống của cộng đồng dân cư trong tương lai.
e. Tham gia giám sát và đánh giá
Sự tham gia vào chức năng kiểm tra và giám sát của cộng đồng dân cư
sẽ mang lại hiệu quả cho các dự án. Trong quá trình triển khai dự án, các
thành viên và người lãnh đạo cộng đồng nếu thường xuyên giám sát, đánh
giá quy trình và chất lượng của các hoạt động dự án sẽ có tác động tích cực
trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và đảm bảo chất lượng dự
án. Qua việc tham gia vào công tác giám sát quản lí dự án, họ sẽ phát hiện ra
các vấn đề khiếm khuyết và đề xuất giải quyết kịp thời. Sự tham gia của cộng
đồng trong thẩm định dự án cũng rất quan trọng, đặc biệt trong việc xác định
rõ kết quả và ảnh hưởng của dự án đối với cuộc sống của người dân.
f. Tham gia quản lý, duy trì và bảo dưỡng
Sau khi dự án được hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng, cộng
đồng có thể tham gia chịu trách nhiệm hồn tồn trong việc quản lí, duy trì,
bảo dưỡng. Điều này, một mặt sẽ gắn trách nhiệm của những người sử dụng
kết quả của dự án. Mặt khác, kinh phí đầu tư cho việc quản lí, duy tu bảo dưỡng từ nguồn ngân sách của Nhà nước sẽ giảm đi, nguồn kinh phí này sẽ
phục vụ cho các hoạt động khác của cộng đồng.
1.3.2. Những trở ngại trong quá trình tham gia.
1.3.2.1. Những trở ngại trong các cơ quan.
Cơ cấu tập trung của các cơ quan hiện nay hoạt động đối lập với

những mối liên hệ của các cộng đồng ở tuyến thấp nhất. Đó là sự tách rời
giữa những người ra quyết định với các quá trình thực hiện. Chỉ mệnh
lệnh thơi thì chưa đủ và ngay cả những nhà chuyên nghiệp có tay nghề quản
lý, các nhà chun mơn có trình độ chun mơn cũng có thể trở nên bị cơ lập
với các cộng đồng do một hệ thống quản lý tập trung. Các quyết định phê
duyệt dự án, đồ án, phê duyệt sử dụng vốn, thiết bị và nhân lực do các cơ
quan trung ương hoặc chính quyền địa phương quyết định và cố định trong
một thời gian nhất định nhưng các quyết định cụ thể về việc thực hiện đặt ra
ở cấp địa phương liên quan đến cộng đồng địa phương lại là mệnh lệnh có
điều kiện. Các chính sách hoặc quyết định về việc sử dụng giải pháp có sự
tham gia của cộng đồng có thể sẽ kém hiệu quả nếu khơng phù hợp với hoàn
cảnh của địa phương


Xu hướng này có thể trở nên trầm trọng hơn do thái độ của các nhà
các nhà chuyên môn đối với chính dân cư trong cộng đồng. Địa vị và
nhận thức cơ trong cơ quan của các nhà chuyên môn có thể ảnh hưởng đến
các mối quan hệ với cộng đồng. Điều này được thể hiện ở ý tưởng cho rằng
"Kiến thức nằm trong cơ quan chuyên môn". Các nhà chun mơn
thường có nhận thức: cộng đồng dân cư ít hiểu biết trong các lĩnh vực
chuyên môn, khả năng tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong
các nội dung chuyên môn là rất hạn chế, coi cộng đồng dân cư chỉ là
những người hưởng lợi có vai trị thụ động. Thường thì tính hợp pháp của
chính các cơ quan, đặc biệt là trong bối cảnh quan liêu, lại phụ thuộc vào sự
tồn tại lâu dài của ý kiến này. Việc chun mơn hố nghề nghiệp của các
nhân viên cơ quan sẽ dẫn đến sự cản trở giao tiếp giữa cơ quan và cộng
đồng. Tất cả những điều này đã làm giảm khả năng nghe và giao tiếp giũa
các nhà chuyên môn với những người được phục vụ. Đây là những vấn đề
mà theo nhiều cách khác nhau, luôn tồn tại trong các hệ thống quan liêu và
chúng cũng độc lập trong những bối cảnh chính trị rộng lớn. Ngay cả trong

trường hợp người ra quyết định tối cao ưu tiên cho nơi phi tập trung hoá một
địa phương thì vẫn có thể có sự phản ứng trong một số các quan chức của cơ
quan.
Hệ thống đánh giá của các cơ quan cũng có thể làm giảm việc áp dụng
các phương pháp tham gia. Các quan chức nhân viên cơ quan thường được
những người phụ trách đánh giá làm việc tốt như thế nào là dựa vào kết quả,
hiệu quả công việc chứ không phải qua các hoạt động thực hiện. Tuy nhiên,
nếu có sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống đánh giá sẽ chính xác hơn.
Các cơ quan hoặc cá nhân khi triển khai dự án thường hay băn khoăn
có nên mất thời gian để cộng đồng tham gia xây dựng một kế hoạch hành
động hay tự mình thực hiện ? Có nên tin tưởng vào sự tham gia của cộng
đồng không ? Yêu cầu trong việc định hướng lại các hệ thống đánh giá là sự
thừa nhận rõ ràng đối với việc xây dựng thành công năng lực của cộng đồng.
Các phương pháp tham gia nàycủa cộng đồng dự tính có nhiều kết quả
tích cực nhưng đòi hỏi thời gian bắt đầu còn chậm.. Do vậy các kết quả đó có
thể cịn ở rất xa. Chính vì thế mà các chun viên cơ quan khơng sẵn lịng
thường ít chấp nhận các phương pháp này. Việc đánh giá cũng có thể được
dựa trên quy mơ của "Danh sách vốn đầu tư" của một người cơ quan nào đó,
tức là dựa vào số lượng và tầm cỡ dự án mà ngườicơ quan ấy thực hiện. Có
thể tìm được một ví dụ ở thực trạng cho vay của các ngân hàng quốc tế để
giải thích tại sao đây lại là một vấn đề. ở đây, chúng ta nhận thấy có một xu
hướng sính cái lớn, vì vị trí của khi các viên chức đi vay được ngân hàng
quốc tế đánh giá bởi tầm cỡ quy mô của dự án hay danh sách vốn đầu tư của
ông tadoanh nghiệp. Tình trạng này sẽ khuyến khích các dự án lớn hơn là các


dự án nhỏ, cho dù các dự án nhỏ có thể mang đến nhiều lợi ích hơn cho địa
phương. Sự thay đổi thường xuyên về nhân sự cũng làm nảy sinh một vấn đề,
đặc biệt là trong những trường hợp địi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các
điều kiện ở địa phương. Mặc dù sự thay đổi nhân sự thường được coi là hợp

lýcần thiết từ quan điểm của trung ương nhiều cơ quan, coi đó là phương tiện
làm giảm sự phát triển bè phái hay các liên minh quyền lực ở địa phương hay
đổi mới công tác quản lý. Điều này có thể làm giảm khả năng học hỏi "kiến
thức địa phương" của một cơ quan và cản trở mối quan hệ cá nhân giữa các
quan chức cơ quan và những người lãnh đạo cộng đồng, cho dù các mối quan
hệ này cũng có những thuận lợi nhất định. Việc thay đổi nhân sự khác hẳn
với việc thiết lập một hệ thống đánh giá dựa vào các kết quả. Bởi vì những
kết quả chính của q trình tham gia của cộng đồng thường được đánh giá
trong một thời gian hoạt động lâu dài chứ không phải là nhất thời.
1.3.2.2 Những trở ngại trong cộng đồng
Một trở ngại lớn thường xảy ra trong các cộng đồng chính là
thiếu sự tổ chức. Mặc dù một số tổ chức vẫn tồn tại trong phần lớn các
cộng đồng nhưng chúng lại thường khơng được chun mơn hố để thực
hiện các nhiệm vụ quy hoạch tham gia hay tiếp tục duy trì các dịch vụ cộng
đồng. Vì vậy, xây dựng khả năng hoạt động tự chủ lâu dài ở các địa phương
là rất cần thiết. Đây là một nhiệm vụ cần được thực hiện một cách chuẩn xác
như một bộ phận để phát triển cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng.
Trong nhiều trường hợp cần có một tổ chức địa phương, qua đó người
dân địa phương có thể tham gia vào quá trình thực hiện các dự án. Để làm
được điều đó cần có vai trị của một người đứng ra tổ chức cộng đồng, làm
việc chuyên trách để giúp cho việc phát triển tổ chức ở địa phương, đảm bảo
có sự hiểu biết rộng rãi trong cộng đồng dân cư về bản chất của dự án và
tham gia vào các hoạt động của dự án.
Gắn liền với vấn đề này là việc thiếu kỹ năng tổ chức trong các cộng
đồng.Trong nhiều cộng đồng, người dân có ít kinh nghiệm trong việc tổ chức
tham gia các hoạt động, thiếu các kỹ năng tổ chức các hội nghị, tổ chức thảo
luận, chọn những người lãnh đạo có khả năng, ghi chép biên bản các cuộc
họp hay điều hành ngân quỹ của cộng đồng. Các chương trình tiếp cận
thường được sử dụng để giải quyết vấn đề này là cử một số cán bộ lãnh đạo
của cộng đồng tham gia khố đào tạo về quản lý. Chương trình này dạy họ

các kỹ năng cơ bản và cung cấp cho họ các thông tin về hỗ trợ kỹ thuật và
kinh tế. Nếu chỉ cần có sự tham gia tối thiểu của cộng đồng thì điều này là
thích hợp. Hoặc nếu nhiều hoạt động khác đang được triển khai trong cộng
đồng thì việc đào tạo có thể có ích làm tăng thêm sức mạnh của cộng đồng
dựa vào các quá trình đào tạo. Nhưng nếu việc đào tạo là đầu vào chính và
nếu có sự tham gia của nhiều người thì giải pháp này có thể là chưa đủ. Kỹ


năng chuyên môn hay lãnh đạo cần được phát triển trong cộng đồng theo
cách thức thích hợp với nhiệm vụ đang được thực hiện ở cấp cộng đồng, ví
dụ việc áp dụng hệ thống tín dụng nhỏ dựa vào cộng đồng sẽ địi hỏi phải có
những người có trình độ cơ bản để thực hiện dự án. Vì vậy kế hoạch phát
triển cộng đồng cần có sự đánh giá cẩn thận về nhu cầu đào tạo.
ở một số khu vực của các nước kém phát triển còn gặp trở ngại nữa là
thiếu các phương tiện thông tin. Thực tế là các hộ dân sống rải rác trên một
khu vực rộng lớn,có rất ít đường xá, khơng có điện thoại ,và có trình độ học
vấn thấp. Điều đó làm cho cơng việc tổ chức các hoạt động thường chậm
chạp và việc tham gia của nhiều người cũng trở nên khó khăn. Trong trường
hợp này, giải pháp là tạo ra các đơn vị nhỏ trong cộng đồng và phân công
càng nhiều nhiệm vụ ở cấp nhóm nhỏ.
Thường thì trở ngại lớn nhất trong việc đánh giá hay xuất hiện đó
là chủ nghĩa bè phái … hay cạnh tranh quyền lợi trong các cộng đồng do
thành phần trong cộng đồng rất khác nhau về học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập … .Các khác biệt này thường tạo nên sự khác biệt về quan điểm, rất
khó để thống nhất với nhau. Vượt qua được vấn đề này là hết sức khó khăn
đối với một số cộng đồng. Tuy nhiên, khi các mâu thuẫn trở nên trầm trọng
thì cần đến các giải pháp tổ chức, đó là chia tách thành các nhóm riêng biệt.
Sự tồn tại các bè cánh có quyền lợi trong một cộng đồng đã làm mất đi ý tư ởng cho rằng có một "quan điểm cộng đồng", hay sự hiểu biết sáng suốt về
"quyền lợi chung”., ở một số cộng đồng, chủ nghĩa bè phái xuất hiện do sức
mạnh của các cá nhân có quyền lực ủng hộ và nguyên tắc, trong các cơ quan

địa phương. Vì vậy, việc hiểu được cơ cấu lãnh đạo “gồm cả chính thức và
khơng chính thức" trong cộng đồng và tránh những căng thẳng có thể xảy ra
do áp dụng các phương pháp tham gia là rất quan trọng.
Tuy nhiên, người ta có thể thấy sự thiếu hợp tác từ các quận phường
nào đó trong quá trình cộng đồng tham gia, bởi vì việc áp dụng phương pháp
tham gia có thể làm xáo trộn các mối quan hệ quyền lực trong cộng đồng.
Biện pháp để tránh vấn đề này là phải trình bày các cơ cấu rõ ràng và cụ thể
cho việc tham gia. Để giúp cho cách tiếp cận có sự tham gia cua cộng đồng
được thành cơng thì nó cần phải “rõ ràng" với các thông tin công khai và mở
rộng cho tất cả các tổ chúc liên quan. Do việc thiết lập một q trình trọn gói,
những nhà quy hoạch cộng đồng có thể khơng nhận thức được rằng quy
hoạch có sự tham gia của cộng đồng lại có thể ưu đãi cho bè phái này hơn là
cho bè phái khác.Hơn nữa, cần có sự ủng hộ, phối hợp của chính quyền địa
phương trong việc hỗ trợ về chuyên môn, cung cấp thông tin các vấn đề liên
quan … trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án.
Giống như chủ nghĩa bè phái, tham nhũng cũng là một vấn đề liên
quan đến người ủng hộ và sự bổ nhiệm quá trình tham gia của cộng đồng .


Một số cá nhân có nhiều quyền lực trong cộng đồng sẽ kiếm lợi cho cá nhân
từ bất cứ phạm vi ảnh hưởng nào, do đó làm hỏng mục đích của phương
pháp tham gia và phá hoại nỗ lực của tập thể.
Những người tham gia có thể làm thay đổi sự cân bằng về quyền
lực, và thậm chí có thể tạo ra những cơ hội mới cho việc tham nhũng. Ở
đây vấn đề chủ yếu là phải biết những cơ chế nào có thể đưa ra để ngăn cản
các thành viên có quyền lực trong một cộng đồng khơng bị lơi kéo vào các
hành vi tiêu cực.Vì vậy, cần phải có sự rõ ràng, minh bạch để chống lại các
khả năng tham nhũng, lạm dụng ngân quỹ hay quyền lực và sử dụng các chương trình vào những mục đích khác. Cần nhớ rằng nạn tham nhũng có thể
bắt nguồn từ trong và ngoài cộng đồng. Kinh nghiệm cho thấy thị trường
đất đai đô thị thường là một nguồn tham nhũng quan trọng, đặc biệt là ở các

thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do giá đất leo thang mà những
kẻ mơi giới bên ngồi hoặc những nhà phát triển đầu tư có thể cung cấp
"những động cơ" dưới nhiều dạng khác nhau cho các vị lãnh đạo địa phương
nhằm tiếp cận cơ hội sử dụng đất.
Câu hỏi về quy mơ của một q trình tham gia là có bao nhiêu người tham gia hay những thành phần nào của cộng đồng thì được tham
gia nên được xác định bằng mục tiêu của dự án. Không phải lúc nào
cũng cho rằng quy mô tham gia của cộng đồng càng lớn thì càng tốt. Có
khả năng là nhu cầu tham gia được đánh giá quá cao hay có quá nhiều
thành viên của cộng đồng yêu cầu được tham gia.
Điều này không những dẫn đến sự kém hiệu quả, mà tồi tệ hơn nữa là
những người tham gia sẽ cảm thấy bực bội nếu họ nhận thấy việc tham gia
của họ là thừa hay không cần thiết. Thực tế thì xu hướng chung này là những
chiều hướng đối lập nhau và rất nhiều chương trình “tham gia" dựa vào một
số “cơng dân chủ chốt". Tóm lại, nhu cầu tham gia cần phải được xem xét
dựa trên những nhiệm vụ cụ thể.
1.3.2.3 Những trở ngại trong xã hội
Bên cạnh những trở ngại về tổ chức, xã hội cũng thường gây ra những
trở ngại cản trở nghiêm trọng đến phương pháp tham gia của cộng đồng.
Điều này bao hàm một quá trình thay đổi xã hội dẫn đến mâu thuẫn với cái
hiện có.
Những mâu thuẫn thường xẩy ra đó là: chính trị, luật pháp và
bệnh quan liêu. Các chiến lược để giải quyết các mâu thuẫn này cần được
chuẩn bị cẩn thận đối với xã hội riêng biệt.
Những ẩn ý đối với hiện trạng của việc áp dụng cách tiếp cận quy
hoạch có sự tham gia của cộng đồng là gì, và những loại đối kháng nào sẽ
gặp phải?


Việc hiểu biết về những hạn chế đang nẩy sinh trong cơ cấu tổ chức
cơ bản của xã hội có thể có ích trong việc trả lời câu hỏi này và trong việc

phát triển một chiến lược để nhằm thúc đẩy quá trình tham gia của cộng
đồng.
Một tổ chức địa phương mạnh có thể trở thành một nguồn lực
chính trị. Điều này có thể hoặc là tốt hoặc là xấu, tuỳ thuộc vào hồn
cảnh. Sức mạnh chính trị ở mức độ tham gia của cộng đồng có thể có lợi cho
việc đạt được sự phân bố các nguồn lực ngày càng lớn từ các cấp chính
quyền cao hơn.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước, nếu tổ chức cộng
đồng trở nên q mạnh về mặt chính trị, thì nó lại đựơc coi là một sự đe
doạ cho toàn bộ hệ thống việc lãnh đạo của chính quyền địa phương. Vì
vậy những người lãnh đạo cộng đồng phải tìm ra một sự cân bằng tinh tế,
với một sức mạnh đủ để duy trì sự cân bằng của cộng đồng, đồng thời cũng
phải thận trọng để tránh bất cứ một sự đỗ vỡ nào mâu thuẫn giữa cộng đồng
và chính quyền địa phương. Một chiến lược thành công đối với sự lãnh đạo
cộng đồng là một chiến lược có thể tạo ra được sự ủng hộ cao trong khi vẫn
tránh được nguy cơ các thành viên của cộng đồng gắn bó quá mật thiết với
người bảo trợ hay một bè phái.
Hệ thống pháp luật là một thiết chế xã hội thiết yếu có thể ảnh hướng
mạnh tới q trình quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. Nội dung các
văn bản pháp luật và phương thức luật pháp được cấu thành và được triển
khai thực hiện có thể đối lập hoặc tạo ra những khó khăn cho cộng đồng
trong quá trình tham gia lâu dài. Một ví dụ điển hình về điều này là vấn đề an
ninh trong việc chiếm sở hữu đất đai. Khi các cư dân của cộng đồng cảm
thấy khơng có quyền địi hỏi sử dụng đất lâu dài và rõ ràng về đất đai mà họ
chiếm đang sử dụng thì sẽ khơng đầu tư sức lực và tiền của vào việc nâng
cấp cơ sở hạ tầng cho cộng đồng. Động cơ của các khởi xướng huy động
cộng đồng tham gia thực sự bị giảm trong khung cảnh pháp lý như thế nào.
Điểm chung ở đây là một hệ thống pháp luật có nhận được sự ủng hộ của nền
tự trị cộng đồng dân cư địa phương nếu nó có ảnh hưởng đến việc bảo đảm
và bảo vệ các khởi xướng của cộng đồng dân cư.

Chính bộ máy quan liêu là một thiết chế xã hội có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. Trước tiên chúng
ta cần nhận thấy phần lớn các bộ máy quan liêu là các thiết chế bao thủ, vì
chúng ln đối kháng với sự thay đổi. Hơn thế, bộ máy quan liêu sẽ chỉ ủng
hộ những mối quan tâm riêng của cá nhân chứ không phải phục vụ đông đảo
quần chúng. Điều đặc biệt đúng trong trường hợp các bộ máy quan liêu lớn,
ở đó mọi ban ngành đều phải làm việc sao cho hợp pháp hố vai trị của nó.
Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng đặt nhiều trách nhiệm cho cộng


đồng có thể được coi là đang đẩy lùi quyền lực của bộ máy quan liêu. Mặt
khác, nếu phát triển một cơ cấu tham gia có liên quan chặt chẽ với một ban
ngành thuộc bộ máy quan liêu, đối kháng thì có thể sẽ nảy sinh chủ nghĩa bè
cánh quan liêu hay tạo ra các xung đột.
Tóm lại, điều quan trọng cần được xem xét ở đây là cho dù có bất cứ
một sự đổi mới nào đi nữa, thì việc áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia của
cộng đồng phải được thực hiện cẩn thận để cân bằng các quyền lợi trong
cộng đồng và giữa cộng đồng với các tác nhân khác. Bằng sự thích nghi sáng
tạo của các phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, tất cả các
trở ngại này có thể sẽ được giải quyết. Để thực hiện thành công vấn đề này
thì việc có được một sự hiểu biết cặn kẽ công việc của cộng đồng và phạm vi
quản lý hành chính rộng hơn của nó là rất quan trọng.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUY HOẠCH VÀ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ ( 8 tiết)
2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng
Mức độ tham gia của các nhóm khác nhau trong cộng đồng phụ thuộc
rất nhiều vào việc thiết kế dự án hoặc đồ án, tổ chức hoặc cơ chế hiện
hành.
Cần phải dự đoán khả năng ai sẽ tham gia và tham gia như thế nào.Trong
nhiều dự án hoặc đồ án, chỉ có những nhà lãnh đạo của cộng đồng mới được

tham gia bàn bạc, trao đổi ý kiến.
Song, có ít nhất 4 nhóm người hưởng lợi thể hiện ở mức độ tham gia khác
nhau đó là; các nhà lãnh đạo, các nhóm phụ nữ, các thành phần và tất cả
các hộ gia đình.
Chỉ số mức độ tham gia tăng dần cùng nghĩa với chức năng tham gia nhiều
hơn. Ví dụ việc tham gia vào tồn bộ q trình quản lý là bao hàm cả việc
tham gia vào quá trình quy hoạch, thực hiện quy hoạch…
Sự kết hợp các nhân tố cùng với ảnh hưởng của các chức năng, mức độ và
phạm vi tham gia đã đưa ra một biện pháp thơ nhưng có ích cho việc phân
biệt các mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển.
Bảng 1: Bốn mức độ khác nhau cộng đồng tham gia trong các d ự án

Chức năng
tham gia
6. Quản lý
5. Lập kế hoạch

Mức độ tham gia

Phạm vi tham gia

4. Các hành động khởi
xướng
3. Đề ra quyết định

4. Tất cả các hộ
gia đình
3. Tất cả các thành




×