Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu quy trình công nghệ nung phân huỷ tinh quặng monazit Việt Nam bằng kiềm KOH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 6 trang )

Tiểu ban E: Hóa phóng xạ, Hóa bức xạ và hóa học hạt nhân, Chu trình nhiên liệu, Cơng nghệ nhiên liệu hạt nhân, Quản lý chất
thải phóng xạ
Section E: Radiochemistry and adiation & nuclear chemistry, Nuclear fuel cycle, nuclear material science and technology, Radioactive
waste management

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ NUNG PHÂN HUỶ TINH QUẶNG MONAZIT
VIỆT NAM BẰNG KIỀM KOH
RESEARCH ON THE TECHNOLOGICAL PROCESS OF ALKALINE (KOH) DECOMPOSITION BAKING
FOR VIETNAMESE MONAZITE CONCENTRATES
HOÀNG XUÂN THI, NGUYỄN THỊ MẾN, NGUYỄN THỊ TUYẾN, NGƠ VĂN TUYẾN,
TRẦN NGỌC HÀ, HỒNG NHUẬN

Center for Material Technology and Radiation, Institute for Technology of Radioactive and Rare Elements,
VINATOM: No. 48, Lang Ha Street, Dong Da District, Hanoi, Vietnam.
E-mail:
Tóm tắt: Q trình thuỷ luyện tinh quặng monazit bằng kiềm NaOH hiện đang được sử dụng trong sản xuất tổng oxít đất
hiếm (TREOs) và thorium oxit (ThO2) trong cơng nghiệp. Ngồi các ưu điểm đã được thừa nhận, q trình này cũng có
những nhược điểm nhất định như yêu cầu nghiền siêu mịn tinh quặng đến -325mesh và thời gian thuỷ luyện có thể kéo dài
lên 8-10 tiếng để đạt hiệu suất ~93%... Bài báo này nghiên cứu công nghệ nung phân huỷ mới sử dụng kiềm KOH áp dụng
cho đối tượng tinh quặng monazit Việt Nam. Các dữ liệu thực nghiệm đã được thu thập bằng các phương pháp phân tích
khối lượng, XRD và ICP-OES. Kết quả cho thấy hiệu suất tối ưu của quá trình đạt ~95% sau 0,5 giờ nung phân huỷ tinh
quặng monazit Việt Nam không nghiền ở 250oC, và tỉ lệ khối lượng KOH:monazit=1:1. Thơng qua việc xây dựng quy trình
cơng nghệ nung phân hủy kiềm KOH, nghiên cứu hướng tới việc giải quyết hạn chế của quá trình thuỷ luyện NaOH cũ và
ứng dụng trong lĩnh vực chế biến sâu tinh quặng monazit tại Việt Nam trong tương lai.
Từ khóa: Tinh quặng monazit Việt Nam, nung phân huỷ KOH, thuỷ luyện kiềm NaOH
Abstract: The alkaline (NaOH) leaching for monazite concentrate is currently being used in the industrial production of
total rare earth oxides (TREOs) and thorium oxide (ThO 2). Besides the acknowledged advantages, the technology also has
certain disadvantages such as the requirement for ultra-fine grinding to -325mesh, and the leaching time extended from 8 to
10 hours for the efficiency to be approximate ~93%... The present paper report a new baking technology using potassium
hydroxide (KOH) applied to Vietnamese monazite concentrate. The experimental data were collected using mass, XRD,
and ICP-OES analysis. The optimal efficiency is ~95% after baking time is 0,5 hours, temperature is 250 oC, and


KOH:monazite mass ratio is 1:1. Through the development of the alkaline (KOH) technological process, the research aims
to solve the limitations of the old NaOH leaching and apply the alkaline (KOH) baking techonology in the field of deep
processing of Vietnames monazite concentrates in the future.
Keywords: Vietnamese monazite concentrate; alkaline (NaOH) leaching; alkaline (KOH) baking.

1. MỞ ĐẦU

Nhiều nhóm tác giả trên thế giới đã phát triển các phương pháp chế biến monazit khác nhau trong
cơng nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có phương pháp axit sunfuric và phương pháp thủy luyện kiềm là được sử
dụng phổ biến trong sản xuất thương mại. Phương pháp axit sunfuric đã từng được áp dụng trên quy mô
sản xuất công nghiệp tại Hoa Kỳ. Thời điểm hiện tại, phương pháp này đang được áp dụng cho quặng
monazit và xenotim cấp thấp tại nhà máy Lynas tại Gebeng Malaysia. Phương pháp thủy luyện kiềm NaOH
được ưa chuộng hơn phương phương pháp axit sunfuric, đã và đang được ứng dụng trong sản xuất công
nghiệp tại nhiều quốc gia như Ấn Độ (Indian Rare Earths Ltd – IRE)[1], Pháp (La Rochelle)[1, 2],
Malaysia (Asian Rare Earth Sdn Bhd - ARE)[3], Hoa Kỳ (Freeport, Texas)[4], Brazil (Santo Amaro USAM)[5, 6]...
Tại Việt Nam, phương pháp thủy luyện kiềm đã được nghiên cứu và triển khai sản xuất thử nghiệm
trên dây chuyền pilot Ân Độ (60 tấn/năm) chuyển giao cho Viện Công nghệ xạ hiếm năm 1991. Trong
khuôn khổ đề tài KC-09-12 đã tiến hành vận hành, nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh quy trình cơng nghệ.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề khó khăn thách thức vẫn chưa giải quyết được ở thời điểm năm 1991 do giới hạn
về thiết bị và cơng nghệ có thể kể đến như: 1) Yêu cầu nghiền siêu mịn tinh quặng đến -325mesh; và 2)
Thời gian thuỷ luyện có thể kéo dài lên 8-10 tiếng để đạt hiệu suất ~93%.
Để khắc phục hạn chế của phương pháp thủy luyện kiềm cũ, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã
đề xuất các phương pháp mới, trong số đó tiêu biểu là nghiên cứu của Kumari, 2019[7]. Nhóm tác giả này
sử dụng phương pháp nung phân hủy KOH, áp dụng cho đối tượng tinh quặng monazit Hàn Quốc và thu
590


được một số kết quả, cho thấy lợi thế của phương pháp mới. Tiếp nối những nghiên cứu đó, nhóm monazit
Viện Công nghệ xạ hiếm đã tiến hành nghiên cứu phương pháp nung phân hủy kiềm KOH này áp dụng cho
đối tượng tinh quặng monazit Việt Nam. Với việc sử dụng trực tiếp tinh quặng monazit không nghiền và

kiềm KOH vảy công nghiệp, nghiên cứu hướng tới triển khai sản xuất trong lĩnh vực chế biến sâu tinh
quặng monazit tại Việt Nam.
2. NỘI DUNG
2.1. Đối tượng và Phương pháp

Đối tượng của nghiên cứu này là tinh quặng monazit Việt Nam, được khai thác và cung cấp bởi Công
ty TNHH MTV Nhà máy Xỉ Titan Hưng Thịnh tại Bình Thuận. Trước khi nung phân hủy, tinh quặng
monazit được xác định các đặc tính pha tinh thể bằng phương pháp XRD và thành phần hóa học bằng ICPOES. Sau đó, tiến hành phối trộn đều một lượng 10g tinh quặng monazit (không nghiền) với KOH vảy
công nghiệp theo tỉ lệ khối lượng 0,8-1,0-1,2-1,5 tương ứng với lượng dư theo lý thuyết 114-143-171214% trong cốc niken 50mL. Nung hỗn hợp trong lò Nabertherm L 9/12/P320 (VCNXH 2008) ở các nhiệt
độ 200-250-300-400oC trong các khoảng thời gian 0,5-1-2-3giờ. Bã sau nung được rửa phốt phát-kiềm dư
và hịa tan hồn tồn trong axit clohydric HCl đặc. Cặn khơng tan cuối cùng cịn lại (cặn B) được phân tích
khối lượng, thành phần bằng ICP-OES và thành phần pha bằng XRD. Sơ đồ thực nghiệm được đưa ra trong
Hình 16 và tính tốn hiệu suất trong cơng thức 1 - 2.

Hình 16: Sơ đồ thực nghiệm nung phân huỷ kiềm tinh quặng monazit Việt Nam.

Hiệu suất phân hủy tinh quặng monazit = (1 -

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ặ𝑛 𝐵
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑇𝑄 𝑚𝑜𝑛𝑎𝑧𝑖𝑡 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢

) × 100%

(1)

Hiệu suất chuyển hóa TREEs/U/Th sau quá trình nung phân hủy
= (1 -

𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 % 𝑇𝑅𝐸𝐸𝑠/𝑈/𝑇ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐ặ𝑛 𝐵 × 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ặ𝑛 𝐵
𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 % 𝑇𝑅𝐸𝐸𝑠/𝑈/𝑇ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑇𝑄 𝑚𝑜𝑛𝑎𝑧𝑖𝑡 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢 × 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑇𝑄 𝑚𝑜𝑛𝑎𝑧𝑖𝑡 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢


) × 100%

(2)

2.2. Kết quả
2.2.1. Thành phần hóa học của tinh quặng (TQ) monazit

Kết quả phân tích thành phần pha tinh thể tinh quặng monazit ban đầu được đưa ra trong Hình 17.
Kết quả cho thấy vị trí đỉnh phổ trùng hợp với phổ XRD mẫu tinh quặng chuẩn.

591


Tiểu ban E: Hóa phóng xạ, Hóa bức xạ và hóa học hạt nhân, Chu trình nhiên liệu, Cơng nghệ nhiên liệu hạt nhân, Quản lý chất
thải phóng xạ
Section E: Radiochemistry and adiation & nuclear chemistry, Nuclear fuel cycle, nuclear material science and technology, Radioactive
waste management

Hình 17: Phổ nhiễu xạ tia X (XRD) của tinh quặng monazit

Để xác định chi tiết các thành phần đất hiếm, uran và thori, mẫu tinh quặng monazit đầu vào được
tiến hành phân tích bằng phương pháp hóa học kết hợp ICP-OES. Mẫu được phá toàn bộ bằng cách phối
trộn với kiềm tinh khiết tỉ lệ 1:50÷100 lần, nung trong chén platin ở 700 oC trong thời gian 3 giờ. Sau đó
được chuyển tồn bộ vào dung dịch, tiến hành đo ICP-OES. Kết quả được đưa ra trong Bảng 4 cho thấy
tổng oxit đất hiếm TREOs ~44,81%, hàm lượng uranium (U) ~0,34% và thorium (Th) ~4,49%.
Bảng 4: Kết quả phân tích thành phần tổng các nguyên tố đất hiếm (TREEs),
U, Th trong tinh quặng (TQ) monazit ban đầu bằng phương pháp ICP-OES

LREEs

Thành phần
Hàm lượng (%)

Y
La

Ce

Pr

Nd

Sm

9,66

21,63

2,19

7,4

1,28

0,98

TREEs

44,81


U

Th

0,34

4,49

2.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn KOH, thời gian và nhiệt độ nung đến hiệu suất phân hủy TQ monazit
(10g/mẻ)

Cặn B không tan cuối cùng thu được sau mỗi thí nghiệm được phân tích khối lượng, tính tốn hiệu
suất phân hủy tinh quặng monazit theo công thức 1 (Mục 2.1). Qua đó xây dựng các các đồ thị biểu diễn sự
ảnh hưởng của các điều kiện nung đến hiệu suất phân hủy.
Từ các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các điều kiện nung đến hiệu suất phân hủy, tiến hành lựa
chọn các vùng tối ưu thỏa mãn 2 điều kiện: 1) Hiệu suất nung phân hủy tinh quặng monazit cao (~90-95%);
và 2) Các giá trị tỉ lệ phối trộn KOH-thời gian-nhiệt độ nung thấp nhất.
Hình 18 biểu diễn ảnh hưởng của các điều kiện nung đến hiệu suất phân hủy tinh quặng monazit. Kết
quả cho thấy ở các nhiệt độ tỉ lệ phối trộn ≥1, nhiệt độ ≥250 oC và thời gian ≥0,5h, hiệu suất phân hủy tinh
quặng monazit cao trong khoảng 90-95%. Do đó điều kiện nung phân hủy tinh quặng moanzit tối ưu bằng
kiềm KOH là: 1:1, 250oC, 0,5h. Tại điều kiện nung tối ưu này, hiệu suất phân hủy tinh quặng monazit quy
mô 10g/mẻ đạt 94,34%.

592


Hình 18: Ảnh hưởng của các điều kiện nung NaOH đến hiệu suất phân hủy
a) Tỉ lệ phối trộn; b) Nhiệt độ nung; c) Thời gian nung

2.2.3. Quy trình nung phân hủy KOH tinh quặng monazit Việt Nam (100g/mẻ)


Từ các kết quả thu được sau các thực nghiệm nung phân hủy quy mơ phịng thí nghiệm 10g/mẻ, tiến
hành nghiên cứu chuyển quy mô lên 100g/mẻ tại điều kiện tối ưu (1:1-250oC-0,5h). Đầu tiên, phối trộn
kiềm, tinh quặng và nước theo tỉ lệ khối lượng 1:1:0,02 trong trong cốc inox 304 dung tích 500mL, đường
kính đáy 95mm. Nung phân hủy hỗn hợp trong lò nung ở nhiệt độ 250 oC trong 0,5h, thời gian gia nhiệt phù
hợp cho lượng hỗn hợp ở quy mơ 100g/mẻ là ~1h. Sau đó, tiến hành làm nguội hỗn hợp ngồi khơng khí
khoảng 0,5-1h và thêm 3-400mL nước cất. Bùn hóa hỗn hợp qua đêm (12h) ở điều kiện tĩnh (không cần
khuấy trộn) và tiến hành tháo liệu thu hỗn hợp bùn (hydroxit + nước). Sơ đồ cơng nghệ được đưa ra tại
Hình 19.

Hình 19: Sơ đồ công nghệ nung phân huỷ kiềm tinh quặng monazit Việt Nam

2.2.4. Ảnh hưởng điều kiện nung phân hủy tối ưu tới hiệu suất phân hủy tinh quặng monazit và hiệu suất
chuyển hóa TREEs-U-Th (100g/mẻ)

Kết quả nung phân hủy (100g/mẻ) thu được ~5-7g cặn B không tan. Đặc điểm trực quan ban đầu cho
thấy cặn B có màu trắng, khác biệt màu sắc rõ ràng so với màu vàng của TQ monazit. Cặn B được phân
tích thành phần bằng phương pháp hóa học kết hợp ICP-OES. Tính tốn hiệu suất phân hủy TQ monazit và
hiệu suất chuyển hóa TREEs-U-Th theo công thức (1) và (2) mục 2.1. Kết quả cho thấy hiệu suất phân hủy
tinh quặng monazit đạt 95,78%, hiệu suất chuyển hóa TREEs-U-Th ~99-100% (Bảng 5).
Bảng 5: Kết quả phân tích thành phần tổng các nguyên tố đất hiếm (TREEs), uran (U), thori (Th) trong cặn B không tan và
tính tốn hiệu suất phân hủy, hiệu suất chuyển hóa
Mẫu
Cặn B
(KOH)
Hiệu suất
(%)

Khối lượng
(g)


Hàm lượng (%)
LREEs
Pr

Nd

Sm

La

Ce

4,218

1,21

2,24

0,22

0,73

95,78

99,47

99,56

99,57


99,58

593

Y

TREEs

U

Th

0,12

0,12

4,80

0,02

1,10

99,6

99,5

99,55

99,7


98,97


Tiểu ban E: Hóa phóng xạ, Hóa bức xạ và hóa học hạt nhân, Chu trình nhiên liệu, Cơng nghệ nhiên liệu hạt nhân, Quản lý chất
thải phóng xạ
Section E: Radiochemistry and adiation & nuclear chemistry, Nuclear fuel cycle, nuclear material science and technology, Radioactive
waste management

2.3. Bàn luận
2.3.1. Tinh quặng monazit đầu vào

Các phân tích sơ bộ ban đầu bằng XRD cho thấy thành phần pha của tinh quặng sử dụng trùng khớp
với mẫu monazite-Ce (RRUFF ID R040106)[8]. Thành phần chi tiết các nguyên tố đất hiếm, uran và thori
được xác định bằng phương pháp hóa học kết hợp ICP-OES (phá toàn bộ mẫu bằng nung kiềm). Kết quả
cho tổng đất hiếm TREEs ~44,81%, thấp so với hàm lượng ~58% trong lý thuyết của tinh quặng monazit
với công thức tổng quát REPO4. Hàm lượng U nhỏ không đáng kể do U là thành phần phụ đi kèm. Th trong
khoảng ~4,49% đặc trưng chung cho mẫu tinh quặng monazit tại Việt Nam.
2.3.2. Điều kiện nung phân hủy tối ưu tinh quặng monazit bằng KOH

So sánh điều kiện nung phân hủy kiềm KOH tối ưu trong nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác
được đưa ra trong Bảng 6. Kết quả so sánh cho thấy nhiều lợi thế của công nghệ nung phân hủy KOH như:
tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo trì thiết bị nghiền; năng lượng và thời gian nghiền; giảm nguy cơ phát thải bụi
phóng xạ; giảm thời gian nung 8-20 lần giúp tiết kiệm năng lượng và phù hợp triển khai phân hủy nhiều mẻ
trên ngày trong sản xuất thực tế.
Bảng 6: So sánh thông số công nghệ phân huỷ tinh quặng monazit, hoà tách phốt phát, hồ tách đất hiếm theo cơng nghệ
Ấn Độ chuyển giao cho Việt Nam (1991) và các công nghệ mới

Nghiên
cứu


Thông số
Cỡ hạt
(mesh)
Tác nhân
Tỉ lệ trộn
(klg:klg)
Nhiệt độ (0C)
Thời gian
(giờ)
Hiệu suất
(%)

Thuỷ luyện kiềm
NaOH70% Ấn Độ
(1991)- TQ monazit
Việt Nam[9, 10]

Thủy luyện kiềm
áp suất cao (20012002) – TQ
xenotim Việt
Nam[11]

Nung phân huỷ
kiềm KOH hạt
– TQ monazit
Hàn Quốc[7]

Nung phân huỷ kiềm
KOH vảy (nghiên cứu

2021) – TQ monazit Việt
Nam

200 (nghiền)

150-100

140-70 (không nghiền)

NaOH, H2O
Quặng:NaOH:H2O
2:1
1:0,9:0,32 (180%)
200 (10,5atm)
135-140
240 (20atm)

KOH hạt

KOH vảy (CN)

1:1 (143%)

1:1 (143%)

8-10

4

93 (8h)


90 (10,5atm)
94 (20atm)

250
0,5
~100

TQ monazit: 94-95
TREEs-U-Th: 99-100

2.3.3. Quy trình cơng nghệ nung phân hủy KOH tinh quặng monazit

Q trình nung phân hủy là quá trình tĩnh, trong suốt q trình khơng có thiết bị khuấy/đảo trộn hỗn
hợp, do đó yêu cầu phối trộn sao cho các hạt tinh quặng phân bố đều trên bề mặt vảy kiềm. Nếu phối trộn
theo cách thông thường sẽ dẫn đến hiện tượng hạt tinh quặng monazit dính vào nhau và bám dưới đáy cốc
phản ứng tạo nên các “vùng chết”. Để khắc phục vấn đề này, một lượng nhỏ nước đã được thêm vào (tỉ lệ
theo khối lượng nước:kiềm ~ 1:5), làm hỗn hợp có dạng sệt nhão tương tự như trong q trình trộn bê tơng.
Khi đó gần như tồn bộ hạt tinh quặng được phân bố đều trên bề mặt vảy kiềm dẫn đến hiệu suất phân hủy
được tối ưu.
Vấn đề tiếp theo là hỗn hợp sau nung phân hủy có dạng khối cứng, rất khó để có thể lấy toàn bộ hỗn
hợp ra khỏi cốc nung để tiến hành các bước xử lý tiếp theo. Tuy nhiên bằng cách thêm nước vào hỗn hợp
và để tĩnh trong 3-4h, toàn bộ hỗn hợp được bùn hóa chuyển hồn tồn từ dạng khối cứng thành hỗn hợp
bùn nhão rất dễ để thao tác tháo liệu. Trong thực tế sản xuất, có thể triển khai các khâu theo phương pháp
gối đầu để tiết kiệm thời gian chờ đợi và chi phí nhân công. Các công việc từng giai đoạn được mô tả cụ
thể trong Bảng 7.
594


Bảng 7: Sắp xếp thời gian thực hiện các công đoạn sản xuất theo phương pháp gối đầu để tiết kiệm thời gian chờ đợi và

tiết kiệm chi phí nhân cơng
Thời
gian

Chiều:
14-16h

Sáng: 8 – 12h

Ngày 1

Ngày 2

Tháo liệu, hịa
tách phốt phát

Ngày 3,
...

Lọc, rửa
thu bã
hydroxit

Hòa tách
chọn lọc đất
hiếm bằng
HCl

Tách loại
Ra và tạp


Chiều tối: 16-18h
Nung phân hủy tinh quặng
monazit
Kết tủa cacbonat, nung thu
tổng oxit đất hiếm sạch
Nung phân hủy tinh quặng
monnazit

Qua đêm: 18-8h
Bùn hóa hỗn hợp
sau nung
Bùn hóa hỗn hợp
sau nung

Lặp lại cơng việc tương tự ngày 2

3. KẾT LUẬN

Đã xác định được điều kiện nung phân hủy tinh quặng monazit (không nghiền) bằng KOH vảy công
nghiệp tối ưu là: Tỉ lệ phối trộn theo khối lượng KOH:TQ=1; 2) Thời gian nung 0,5giờ; và 3) Nhiệt độ
nung 250oC thông qua thực nghiệm quy mơ 10g/mẻ. Qua đó tiến hành chuyển quy mơ và đã xây dựng quy
trình cơng nghệ nung phân hủy KOH tinh quặng monazit Việt Nam quy mô 100g/mẻ. Tại điều kiện tối ưu
ở quy mô 100g/mẻ, hiệu suất phân hủy tinh quặng monazit đạt 95,78%, hiệu suất chuyển hóa TREEs/U/Th
~99 – 100%. Các kết quả ban đầu này cho thấy tiềm năng lớn về mặt công nghệ của phương pháp nung
phân huỷ kiềm KOH, có khả năng thay thế nhóm phương pháp thủy luyện kiềm NaOH Ấn Độ cũ trong
tương lai nếu được đầu tư nghiên cứu hoàn thiện và chuyển chuyển quy mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Gupta and N. J. B. R. Krishnamurthy, Florida, "Extractive metallurgy of rare earths CRC press," vol. 65, pp. 70-75,
2005.

[2] P. Melard, "Quality Control on an Industrial Scale at the La Rochelle Rare Earths Plant," in The Rare Earths in
Modern Science and Technology: Springer, 1980, pp. 517-526.
[3] M. Y. Sulaiman, "An Overview of the Rare-Earth Mineral Processing Industry in Malaysia," Materials Science
Forum, vol. 70-72, pp. 389-396, 1991.
[4] R. C. De and P. Maurice, "Treatment of monazite," ed: Google Patents, 1957.
[5] C. Ney, L. Tauhata, and D. Oliveira Filho, "Dose equivalent estimate of works in a Brazilian monazite sand plant," in
8. International congress of the International Radiation Protection Association (IRPA8), 1992.
[6] D. da Costa Lauria and E. R. J. R. p. d. Rochedo, "The legacy of monazite processing in Brazil," vol. 114, no. 4, pp.
546-550, 2005.
[7] A. Kumari et al., "Advanced process to dephosphorize monazite for effective leaching of rare earth metals (REMs),"
vol. 187, pp. 203-211, 2019.
[8] Y. Ni, J. M. Hughes, and A. N. J. A. M. Mariano, "Crystal chemistry of the monazite and xenotime structures," vol.
80, no. 1-2, pp. 21-26, 1995.
[9] Đ. T. V. (NASATI). (2020). Nghiên cứu công nghệ thu nhận tổng oxit đất hiếm, Th và U từ quặng monazit Việt Nam
bằng phương pháp nung phân hủy quặng với axit sunphuric. Available: />[10] P. T. L. B. Thuận. (2015). Chế biến sâu quặng đất hiếm tại viện Công nghệ xạ hiếm - chặng đường 25 năm. Available:
/>[11] P. Q. Trung, "Tổng kết Đề tài Khoa học Công nghệ Cấp Bộ 2003-2004: Nghiên cứu Cơng nghệ xử lý các khống đất
hiếm chính của Việt Nam trên hệ thống thiết bị pilot monazit được nâng cấp (BO/03/03-07)," 3/2005.

595



×