Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhau cài răng lược dưới góc độ giải phẫu bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.2 KB, 8 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

NHAU CÀI RĂNG LƯỢC DƯỚI GÓC ĐỘ GIẢI PHẪU BỆNH
Phan Ngọc Trà My1, Phạm Huy Hịa1, Hứa Thị Ngọc Hà2
TĨM TẮT17
NHAU CÀI RĂNG LƯỢC (NCRL) hay
NHAU BÁM BẤT THƯỜNG – các gai nhau
xuyên sâu vào lớp cơ tử cung (TC) có thể đến
thanh mạc hoặc bàng quang. Đây là một trong
những bệnh lý bánh nhau gây xuất huyết sau
sinh, được chú ý nhiều nhất, tỉ lệ hiện mắc tăng
dần, tỉ lệ thuận với tỉ lệ mổ lấy thai. Giải phẫu
bệnh được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đốn
xác định, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu có thơng
tin rõ ràng về các đặc điểm giải phẫu bệnh và cho
thấy tương quan giữa giải phẫu bệnh, hình ảnh
học tiền sản và lâm sàng. Điều này hạn chế khả
năng nghiên cứu và hiểu rõ bệnh lý này một cách
tồn diện. Chẩn đốn và phân loại nhau bám bất
thường chỉ được thực hiện ở bệnh phẩm cắt TC
hoặc một phần cơ TC. Đối với bệnh phẩm nhau
đã sổ hoặc nạo sinh thiết lòng TC, hiện diện sợi
cơ trơn ở lớp lá nền là hiểu hiện bất thường, có
thể liên quan đến nhau bám chặt khơng phải là
nhau cài răng lược.
Từ khóa: nhau bám bất thường, nhau cài
răng lược, percreta, increata, nhau bám chặt, đại
thể, vi thể

Khoa Giải Phẫu Bệnh – Bệnh viện Từ Dũ TP.
Hồ Chí Minh


2
Bộ môn Mô Phôi - Giải Phẫu Bệnh – ĐH Y
Dược TP. Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Phan Ngọc Trà
Email:
Ngày nhận bài: 01.10.2022
Ngày phản biện: 13.10.2022
Ngày duyệt bài: 24.10.2022
1

124

SUMMARY
PLACENTA ACCRETA SPECTRUM IN
THE ASPECT OF PATHOLOGY
Placenta accreta spectrum (PAS) is one of
the most attention abnormal placentation, the
incidence rate increases, proportional to the
caesarean section. The microscopic evidence is
considered the gold standard for diagnostic
criteria, however, there are very few studies that
have clear information on pathological findings
of the disease and show the correlation between
the pathology, the prenatal ultrasound and the
clinical features. This is the limitation the ability
and understanding the disease comprehensively.
Diagnosis and classification PAS are performed
in the setting of hysterectomy or partial
hysterectomy. Abnormal histologic findings in
delivered placentas and curettage specimens are

placed in a separate category from PAS,
designated basal plate myometrial fibers.
Keywords: Placenta accreta, Placenta accreta
spectrum, Placenta increta, placenta percreta,
gross features, macroscopic features

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhau Cài Răng Lược (NCRL) hay Nhau
Bám Bất Thường – các gai nhau xuyên sâu
vào lớp cơ TC có thể đền thanh mạc hoặc
bàng quang - là một trong những bất thường
vị trí bánh nhau liên quan đến xuất huyết sản
khoa được chú ý nhiều nhất. NCRL gây kết
cục xấu cho cả mẹ và con do có thể gây xuất
huyết nặng, nhiễm trùng cho mẹ và tử vong
con do sinh non tháng. Theo nhiều nghiên
cứu, tỉ lệ mắc của bệnh lý này ngày càng
tăng gia tăng, tăng gấp 3 lần trong suốt 20
năm qua [2,6]. Chẩn đoán của giải phẫu bệnh
lý là chẩn đốn hậu sản, đóng vai trò như là


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

thông tin phản hồi cho chẩn đoán tiền sản
trên siêu âm và chẩn đoán lâm sàng trong lúc
mổ lấy thai hoặc chuyển dạ, giúp cải tiến
chất lượng và đánh giá kết quả của các kế
hoạch quản lý bệnh nhân [6]. Trên thực tế,
một số lượng khơng nhỏ bệnh nhân được xử

trí như là có NCRL nhưng lại khơng có bất kì
bằng chứng giải phẫu bệnh nào kể cả ở mẫu
cắt TC toàn phần. Bệnh lý này có thể khơng
xa lạ với các bác sĩ giải phẫu bệnh ở các
bệnh viện sản phụ khoa nhưng có thể gây
lúng túng cho các bác sĩ giải phẫu bệnh ở các
bệnh viện đa khoa có khoa sản. Bài viết này
đề cập các lưu ý trong việc đánh giá đại thể
cũng như vi thể của NCRL để từ đó giúp
chẩn đoán và phân độ bệnh lý này trên
phương diện mơ bệnh học được chính xác
hơn.
II. TỔNG QUAN
NCRL được định nghĩa là sự xâm lấn bất
thường của nguyên bào nuôi vào vách cơ TC
[8], khiến bánh nhau không sổ hoặc sổ khơng
hồn tồn ở giai đoạn 3 chuyển dạ. Chẩn
đốn tiền sản NCRL giúp ích cho việc lên kế
hoạch quản lý bệnh nhân và giảm thiểu rủi ro
cho mẹ và bé và thường được xác định thông
qua siêu âm đôi khi có cả MRI. Bên cạnh đó,
các yếu tố nguy cơ cũng đóng vai trị quan
trọng trong việc dự đốn khả năng có NCRL,
quan trọng nhất là sẹo mổ lấy thai [8]. Các
yếu tố khác gồm, sẹo bóc u xơ TC, tổn
thương nội mạc TC do nạo sinh thiết lòng
TC, …
Một số trường hợp NCRL không được
ghi nhận tiền sản mà được chẩn đoán trong
lúc sinh hoặc mổ lấy thai. Chẩn đoán của giải

phẫu bệnh lý là chẩn đoán hậu sản, đóng vai
trị như là thơng tin phản hồi cho chẩn đoán
trên siêu âm và chẩn đoán lâm sàng, giúp cải
tiến chất lượng và đánh giá kết quả của các

kế hoạch quản lý bệnh nhân [4,6]. Trên thực
tế, một số lượng khơng nhỏ bệnh nhân được
xử trí như là có NCRL nhưng lại khơng có
bất kì bằng chứng giải phẫu bệnh nào.
Việc quản lý bệnh nhân cần phối hợp
nhiều chuyên khoa bao gồm: hình ảnh học,
sản khoa, tiết niệu, sơ sinh, gây mê hồi sức ,
huyết học và cả giải phẫu bệnh [6,8]. Nguyên
tắc điều trị chính là phẫu thuật, có thể cắt TC
tồn phần hoặc bảo tồn TC tùy từng trường
hợp cụ thể [6,8].
III. PHÂN LOẠI NHAU BÁM BẤT THƯỜNG
Trong suốt nhiều thập kỷ, có rất nhiều
tiêu chí khác nhau được đưa ra để phân loại
nhau bám bất thường tuy nhiên vẫn khơng có
tiêu chí rõ ràng để phân biệt giữa nhau bám
chặt và nhau xâm lấn. Điều này dẫn đến sự
khác biệt lớn về tỷ lệ hiện mắc được báo cáo
trong 30 năm qua giữa các loại nhau bám
chặt trong nhiều nghiên cứu. Năm 2019,
FIGO đưa ra đồng thuận về phân loại mới
của nhau bám bất thường trên lâm sàng, với
kỳ vọng sẽ cải thiện sự hiểu biết và giảm sự
lo lắng liên quan đến chẩn đoán và điều trị
quá mức cho nhiều bệnh nhân [3] (Bảng 1).

Tiểu ban chu sinh của Hiệp hội Giải Phẫu
Bệnh Nhi khoa gần đây đã khuyến nghị danh
pháp đề xuất theo chẩn đoán chung của nhau
bám bất thường thay thế thuật ngữ phân loại
truyền thống (nhau bám chặt thể accreta thai,
NCRL thể increta, percreta) bằng một hệ
thống phân loại mới, được mô tả song song
với các hướng dẫn của FIGO [2] (Bảng 1).
Bảng phân loại này hoàn toàn dựa trên các
đặc điểm giải phẫu bệnh và có liên quan đến
kết cục của bệnh nhân như lượng máu cần
truyền, tỉ lệ nhập viện và tổn thương bàng
quang [7]. Tuy nhiên, trước khi áp dụng rộng
rãi hệ thống phân loại mới này, cần nhiều
nghiên cứu đánh giá mối liên quan với kết
quả lâm sàng hơn nữa.
125


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

Bảng 1: So sánh phân loại nhau bám bất thường theo FIGO 2019 và phân loại mới
theo tiểu ban chu sinh của Hiệp hội Giải Phẫu Bệnh Nhi khoa (Nguồn: Jauniaux E, 2019
[3]; Hecht JL, 2020 [2])
FIGO 2019 (tiêu chuẩn mô học)
Phân loại mới [3]
Nhau bám chặt bất thường (thể adherent
Nhau không xâm lấn: Nhau bám chặt
hoặc creta): qua mẫu TC ở vị trí nhau bám,
Độ

khi sờ nắn bằng tay, mặt cắt ngang
khơng có màng rụng giữa gai nhau và cơ
1
cho thấy ranh giới cơ TC – nhau trơn
TC, gai nhau trực tiếp bám chặt vào bề mặt
láng, bề dày TC đều, không mỏng đi
cơ TC
Nhau xâm lấn bất thường, thể increta: Mẫu
Xâm lấn bề mặt: Mặt cắt ngang cho
bệnh phẩm TC hoặc một phần cơ TC vùng
thấy ranh giới cơ TC – nhau không
Độ
nhau xâm lấn ghi nhận gai nhau xuyên các
đều nhưng khơng lan đến lớp cơ
2
sợi cơ TC hoặc trong lịng các mạch máu ở ngồi, phần vách cơ khơng bị xâm lấn
cơ TC
tối thiểu 25% bề dày vách cơ
Xâm lấn sâu: Mặt cắt ngang cho thấy
Nhau xâm lấn bất thường, thể percreta), giới
ranh giới cơ TC – nhau không đều lan
Độ hạn đến thanh mạc TC: Mẫu bệnh phẩm TC
đến lớp cơ ngồi, phần vách cơ khơng
3A
ghi nhận gai nhau xâm lấn đến/xuyên qua
bị xâm lấn ít hơn 25% bề dày vách
thanh mạc TC
cơ. Thanh mạc còn nguyên vẹn
Nhau xâm lấn bất thường (thể percreta),
Độ Xâm lấn bàng quang: Bệnh phẩm TC có gai

3B nhau xâm lấn/ xuyên qua thanh mạc TC và
bàng quang hoặc niêm mạc bàng quang
Nhau xâm lấn bất thường (thể percreta), giới
Độ hạn đến thanh mạc TC: Bệnh phẩm TC ghi
3C
nhận gai nhau xâm lấn/ xuyên thanh mạc
TC và xâm lấn vùng chậu.
Xâm lấn sâu làm vỡ lớp thanh mạc:
Độ
Nhau xâm lấn sâu, làm vỡ thanh mạc
3D
TC
Xâm lấn sâu dính các cấu trúc lân
cận: nhau xâm lấn vào các cấu trúc
Độ
lân cận (thường nhất là bàng quang)
3E
hoặc mô mỡ quanh TC (khẳng định
qua vi thể)
IV. CHẨN ĐOÁN GIẢI PHẪU BỆNH
Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng khẳng
định, nhưng hầu hết các nghiên cứu đoàn hệ
về nhau bám bất thường không cung cấp
thông tin đầy đủ và minh bạch về cả phát
126

hiện lâm sàng và mô bệnh học [5]. Chỉ 10%
các nghiên cứu về chẩn đoán trước sinh của
nhau bám bất thường và tình trạng nhau tiền
đạo cung cấp dữ liệu mô bệnh học chi tiết về

các phân loại khác nhau của nhau bám bất


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

thường, và sự phân bố tương ứng. Chuẩn hóa
đánh giá giải phẫu bệnh có thể cung cấp một
khuôn mẫu để thảo luận sâu thêm về bệnh và
sẽ giúp phân biệt mức độ nghiêm trọng của
nhau thai bất thường.
Khơng có hướng dẫn hoặc mẫu đánh giá đại
thể và vi thể được chấp nhận rộng rãi.
Dannheim K [1] và Jauniaux E [4] đã đề xuất
một số phương pháp luận tiếp cận về giải
phẫu bệnh bệnh lý nhau bám bất thường.
Chẩn đoán NCRL dựa trên khảo sát vi thể
giường bánh nhau. Việc phân loại theo FIGO
dựa vào các đặc điểm lâm sàng trong lúc sinh
thường hoặc mổ lấy thai và khảo sát đại thể.
Chẩn đoán giải phẫu bệnh NCRL nên được

thực hiện trên mẫu cắt TC hoặc 1 phần cơ
TC.
V. ĐÁNH GIÁ ĐẠI THỂ
Trong quá trình đánh giá đại thể, nên chụp
hình mặt ngồi bệnh phẩm TC theo 3 hướng:
mặt trước, mặt sau, mặt dưới - cổ TC (Hình
1), mặt trong (Hình 2) và các lát TC được cắt
song song theo chiều dọc được sắp xếp tuần
tự từ đáy đến đoạn dưới TC (Hình 3A). Các

hình chụp này giúp ích cho việc đánh giá
tương quan giữa các mô tả khi đánh giá đại
thể giải phẫu bệnh, đánh giá của lâm sàng và
đánh giá tiền sản của hình ảnh học.

Hình 1: Hình chụp từ 3 phía (phía trước, phía sau, phía cổ TC) mặt ngồi bệnh phẩm cắt
TC có bánh nhau trong lịng (Nguồn: Dannheim K, 2016 [2])

Hình 2: Hình chụp mặt trong bệnh phẩm TC sau khi đã mở theo mặt phẳng đứng bên,
bánh nhau bám ở mặt trước TC (Nguồn: Dannheim K, 2016 [2])
127


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10

Nhau bám chặt thường khơng có sự thay
đổi về hình dạng và cấu trúc của TC. Đối với
các trường hợp nhau xâm lấn, vùng nhau
xâm lấn thường có đặc điểm khối phồng tím
thẫm, tăng sinh mạch máu, mạch máu phồng
to ở khối phồng và vùng quanh khối phồng.
Lưu ý, cần phân biệt với cấu trúc “cửa sổ
TC” gặp ở vùng sẹo ở đoạn dưới TC. Ở vùng
sẹo, lớp cơ mỏng đi hoặc mất hoàn tồn và
được thay thế bằng dải mơ sợi mỏng, trong
q trình mang thai, TC to dần và dãn ra,
khiến cho vùng này lại càng mỏng hơn nữa
tạo thành cấu trúc phồng lên, có thể gây lầm
lẫn với khối phồng gây ra do nhau xâm lấn
vách cơ, tuy nhiên cửa sổ TC khơng có hình

ảnh tăng sinh và giãn mạch máu. Nhau bám
ở vùng sẹo có thể bình thường hoặc thật sự
xâm lấn vào lớp mơ sợi của sẹo (Hình 3B).

Thơng tin về thanh mạc có bị vơ tình rách
trong lúc phẫu thuật hay không rất quan
trọng để xác định nhau xâm lấn đến thanh
mạc hay không. Do vậy việc trao đổi thơng
tin với phẫu thuật viên và tường trình phẫu
thuật rất cần thiết.
Nếu chỉ có bánh nhau bám trong TC thì
khơng phải là minh chứng nhau bám bất
thường. Cần xẻ vách cơ TC thành từng lát,
đặc biệt là ở vị trí nhau bám, để đánh giá sự
xâm lấn của nhau vào vách cơ. Hình ảnh
nhau bám chặt ở bề mặt lớp cơ, cũng có thể
nhau xâm lấn vào vách cơ hoặc xâm lấn đến
lớp thanh mạc TC có thể cùng hiện diện trên
một bệnh phẩm. Khảo sát tối thiểu 4 lát cắt ở
ranh giới cơ TC – nhau.

Hình 3
A. Hình chụp các lát cắt ngang, song TC, được thể hiện ở chỗ lõm ở vành của
song của TC và được xếp tuần tự từ đáy đến đoạn dưới TC còn lại bao quanh nhau thai
đoạn dưới TCMũi tên chỉ vùng nhau xâm lấn (Nguồn: Dannheim K, 2016 [1])
dạng increta. Hình vuông thể hiện lát cắt
Cần phân biệt nhau xâm lấn vào vách cơ
được chọn để khảo sát vi thể, cho thấy vùng hay nhau bám bình thường ở vùng sẹo của
chuyển tiếp từ vách cơ bình thường sang TC. Vùng có sẹo mổ cũ có thể có vách cơ
vách cơ bị xâm lấn. B. Nhau xâm lấn dạng mỏng hơn nhưng không nên cho là nhau xâm

increta ở sẹo mổ lấy thai. Mũi tên chỉ sẹo lấn vách cơ. Nhau xâm lấn vách cơ có đại thể
128


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

tương tự hình ảnh của ung thư xâm lấn và sự
chuyển đổi đột ngột từ bề dày bình thường
của cơ TC sang nhu mơ nhau. Việc đánh giá
nhau xâm lấn vách cơ ở TC có sẹo cũ nên
được thực hiện ở phần cơ TC lân cận vùng
sẹo. Do vậy, nên chọn lát cắt cho thấy có sự
thay đổi độ dày vách cơ hơn là vùng chỉ có
vách cơ mỏng, vì vách cơ mỏng có thể do có
sẹo cũ và vi thể cho thấy hình ảnh dải mơ sợi
và vẫn có thể cịn lớp màng rụng.
Trong trường hợp không quan sát thấy
nhau xâm lấn, ranh giới cơ TC – nhau tròn
trịa trơn láng, vách cơ TC không mỏng đi,
cần phân biệt nhau bám chặt và sót nhau.
Thực hiện động tác kéo nhẹ bánh nhau để
tách bánh nhau khỏi nội mạc TC nơi nhau
bám, nếu là sót nhau, nhau sẽ dễ dàng tách ra
khỏi lớp cơ TC nhưng nếu nhau bám chặt,
nhau vẫn cịn dính với TC.
Quy trình tiếp cận của Dannheim K [1]
rất chi tiết, tuy nhiên xác nhận chẩn đốn có
thể rất khó khăn nếu phẫu thuật viên đã cố
gắng loại bỏ nhau thai khỏi TC, hoặc khơng
thể chẩn đốn trong các trường hợp xử trí

bảo tồn TC mà nhau thai cịn ngun trong
TC. Phương pháp luận mới được Jauniaux E
[4] đưa ra, kết hợp các thơng tin hình ảnh
học từ siêu âm ngả bụng và ngả âm đạo trong
vòng 24 tiếng trước mổ, chụp hình đánh giá
TC trước khi sổ thai trong lúc mổ, khảo sát
đại thể ngay sau khi mổ, bệnh phẩm được đo
kích thước, chụp ảnh các mặt, và cắt thành
từng lát dày 2-3 cm. Vùng nhau vẫn cịn dính
vào lớp cơ sau khi đã tách ra bằng tay được
ghi nhận lại (khu trú hoặc lan tỏa). Các lát
cắt được chọn để khảo sát vi thể gồm toàn bộ
bề dày vách cơ và có ít nhất ½ chiều dày bị
nhau xâm lấn. Tất cả bệnh phẩm sau đó được
cố định trong formalin đệm trung tính 10%.
Sau đó sẽ được xử lý và nhuộm H&E.

Phương pháp này được tác giả cho rằng đơn
giản, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng mẫu
giải phẫu bệnh.
VI. ĐÁNH GIÁ VI THỂ
Nhiệm vụ chính của đánh giá vi thể là
xác định có nhau xâm lấn ở vùng nghi ngờ
được khảo sát trên đại thể hay không. Mô tả
vi thể về nhau bám bất thường đầu tiên được
đưa ra bởi Irving và Hertig vào năm 1937 là
sự vắng mặt của màng rụng, lông nhau bám
trực tiếp vào vách cơ, dẫn đến sự bám bất
thường của bánh nhau trong q trình chuyển
dạ [2].

Chẩn đốn nhau bám bất thường chỉ
được chẩn đoán trên bệnh phẩm cắt TC hoặc
một phần cơ TC. Bề dày lớp màng rụng thay
đổi giữa các vùng bánh nhau, do đó khơng
nên chẩn đốn nhau bám chặt ở nơi có lớp
màng rụng mỏng. Trên vi thể, có thể thấy
hình ảnh lơng nhau nằm trực tiếp trong lớp
cơ TC, nhưng phần lớn trường hợp là hình
ảnh lơng nhau được bao xung quanh bởi lớp
sợi và nguyên bào nuôi ngồi lơng nhau nằm
tiếp xúc trực tiếp lớp cơ TC. Tế bào màng
rụng biểu hiện với CD10, trong khi đó,
nguyên bào nuôi biểu hiện với CK và
GATA-3. Tuy nhiên không khuyến khích
nhuộm hóa mơ miễn dịch để phân biệt mà có
thể dựa trên đặc điểm vi thể. Tế bào màng
rụng có bào tương hồng nhạt hoặc xám,
thường tạo cấu trúc dạng mảng trong khi
ngun bào ni có bào tương lưỡng tính, đi
riêng lẻ, dạng thấm nhập. Ngun bào ni
ngồi lơng nhau bình thường có thể hiện diện
ở lớp lá nền, màng rụng và lớp nông cơ TC
nhưng ở các trường hợp nhau bám bất
thường thì có thể được tìm thấy ở lớp sâu cơ
TC.

129


HỘI THẢO KHOA HỌC GIẢI PHẪU BỆNH – TẾ BÀO BỆNH HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ 10


Hình 4: Nhau xâm lấn dạng percreta (FIGO 3B hoặc độ 3E theo phân loại mới của Giải
phẫu bệnh). Bàng quag dính vào thanh mạc TC, mũi tên chỉ ranh giới thanh mạc TC, dấu
(*) chỉ vùng nhạt màu do nguyên bào nuôi xâm lấn vào thanh mạc bàng quang
(Nguồn: Hecht JL, 2020 [3])
Đối với các trường hợp nhau xâm lấn sợi cơ trơn, dính vào lớp lá nền của bánh
dạng percreta, để xác định chẩn đốn, cần có nhau. Giai đoạn 1 có lớp màng rụng, giai
hình ảnh vi thể cho thấy lơng nhau hoặc tế đoạn 2 thì khơng có lớp màng rụng (Hình 5).
bào ni ngồi lơng nhau nằm trong mơ mỡ Bên cạnh đó, nếu thực hiện chẩn đốn này,
của chu cung hoặc mô mỡ quanh bàng quang cần ghi chú thêm: sợi cơ trơn ở lớp lá nền có
[2] (Hình 4). Một số nhà giải phẫu bệnh thể chỉ là một phát hiện tình cờ nhưng cũng
chấp nhận chẩn đốn percreta dựa trên hình có thể là do nhau bám bất thường không xâm
ảnh lông nhau ở vết rách TC, lông nhau ở bờ lấn, giai đoạn 1 phù hợp phát hiện tình cờ
đánh dấu mực hoặc đánh giá của phẫu thuật hơn, cần đối chiếu thêm với lâm sàng. Có sợi
viên trong lúc phẫu thuật mà khơng cần bằng cơ trơn ở lớp lá nền là bất thường do bánh
chứng lơng nhau xâm lấn mơ mỡ.
nhau bám bình thường vào TC sẽ dễ dàng
Ngoài ra, một số đặc điểm khác có thể bong ra cùng lớp màng rụng mà khơng có sợi
gặp nhưng khơng phải là yếu tố chẩn đoán: cơ trơn. Chẩn đoán sợi cơ trơn ở lớp lá nền
tổn thương mơ, sợi cơ bị thối hóa hoặc co được một số người xem như là chẩn đốn
rút, phù mơ kẽ và viêm mãn tính, tái cấu trúc cho nhau bám chặt và dự đoán nguy cơ nhau
mạch máu bên ngồi cơ TC. Mơ nhau xâm bám bất thường ở thai kỳ tiếp theo, tuy
nhập vào các mạch máu ở ranh giới cơ TC – nhiên, nhiều trường hợp hiện diện sợi cơ trơn
bánh nhau rất phổ biến trong tất cả các loại ở lớp lá nền nhưng khơng có bằng chứng
nhau bám bất thường.
nhau bám chặt. Sợi cơ trơn lát nền thường
Ở vùng sẹo TC có nhau bám, hình ảnh vi được phát hiện tình cờ trên nhau thai đã sổ
thể là mô nhau ở trên lớp mơ sợi, có thể có dựa trên các lát cắt ngẫu nhiên (không liên
mạch máu dọc thanh mạc, hoặc có thể chỉ là quan đến các đặc điểm đại thể), do đó, việc
máu đơng và mơ sợi, và khơng đủ để chẩn định lượng dựa trên các đặc điểm đại thể là

đốn nhau bám bất thường, có thể có hoặc rất khó. Khảo sát ở ranh giới vùng bề mặt đã
khơng cịn lớp màng rụng ở vùng sẹo.
bị rách và lành lặn giúp tăng khả năng phát
Đối với mẫu bệnh phẩm là bánh nhau đã hiện. Ở mẫu nạo lịng do sót phần phụ thai
sổ hoặc nạo sinh thiết lịng TC, nếu có bất hoặc nội mạc TC hậu sản, hầu như rất hiếm
thường, nên chẩn đoán là sợi cơ trơn ở lớp lá phát hiện sợi cơ trơn lớp lá nền.
nền. Tiêu chuẩn chẩn đoán tối thiểu là có các
130


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Hình 5: Sợi cơ trơn lớp lá nền. Giai đoạn 1 (bên trái); giai đoạn 2 (bên phải)
(Nguồn: Hecht JL, 2020 [2])
placenta
accreta
spectrum disorders. Int J
VII. KẾT LUẬN
Gynaecol Obstet.;146:20–4.
Việc sử dụng phân loại FIGO và phân
4.
Jauniaux E, Hussein AM, Zosmer N et al
loại giải phẫu bệnh chu sinh cùng với lấy
(2019). A new methodologic approach for
mẫu có hướng dẫn sẽ làm tăng chất lượng lấy
clinico-pathologic correlations in invasive
mẫu khảo sát mô học và cung cấp các tương
placenta previa accreta. American Journal of
quan lâm sàng-bệnh lý chính xác hơn với
Obstetrics

and
Gynecology,
hình ảnh siêu âm tiền phẫu. Hình ảnh của
S0002937819326171–.
vùng phẫu thuật nên được chụp trong mỗi 5. Jauniaux E, Zheng W, Yan Jie (2021)
trường hợp. Chẩn đoán và phân loại giải
Confirming the Diagnosis and Classifying
phẫu bệnh nhau bám bất thường chỉ nên thực
Placenta Accreta Spectrum (PAS) Disorders:
hiện trên mẫu bệnh phẩm TC hoặc bệnh
Minutes of 2020 Online International
phẩm một phần cơ TC. Đối với bệnh phẩm
Workshop on PAS in Beijing. Maternal-Fetal
Medicine: October - Volume 3 - Issue 4 - p
nhau đã sổ, mơ nạo lịng TC, hiện sợi cơ TC
229-231
ở lớp lá nền là bất thường, và được cho là có
6.
Jauniaux E; Kingdom J; Silver RM.
liên quan đến nhau bám chặt, tuy nhiên đây
(2020). A comparison of recent guidelines in
vẫn là một phát hiện ngẫu nhiên, rất khó
the diagnosis and management of placenta
đánh giá trên đại thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dannheim K, Shainker SA, Hecht JL.
(2016). Hysterectomy for placenta accreta;
methods for gross and microscopic pathology
examination. Archives of Gynecology and
Obstetrics, 293(5), 951–958.

2. Hecht JL, Baergen R, Ernst LM et al.
(2020)
Classification
and
reporting
guidelines for the pathology diagnosis of
placenta accreta spectrum (PAS) disorders:
recommendations from an expert panel. Mod
Pathol 33, 2382–2396.
3. Jauniaux
E,
Ayres-de-Campos
D,
Langhoff-Roos J, et al. (2019) FIGO
classification for the clinical diagnosis of

accreta spectrum disorders. Best Practice &
Research Clinical Obstetrics & Gynaecology,
S1521693420300973.
7. Salmanian, Bahram et al. (2022). The new
pathology classification for placenta accreta
spectrum is well associated with clinical
outcomes. American Journal of Obstetrics &
Gynecology, Volume 226, Issue 1, S20
8. Society
of
Gynecologic
Oncology,
American College of Obstetricians and
Gynecologists and the Society for

Maternal–Fetal Medicine, Cahill AG,
Beigi R, Heine RP et al. (2018). Placenta
Accreta Spectrum. American journal of
obstetrics and gynecology, 219(6), B2–B16.

131



×