Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cố đô trên ngã ba sông ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.68 KB, 4 trang )

Cố đô trên ngã ba sông
Bởi dù ngày nay đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới, sánh
ngang cùng các điểm du lịch sáng giá trong khu vực như Autthaya (cố đô Thailand); Huế;
Lijiang (Vân Nam – Trung Quốc); Angkor Wat (Campuchia)…, và mỗi năm đón tiếp gần
nửa triệu khách, LuangPrabang chưa bao giờ bị làn sóng du lịch nhấn chìm với những
cửa hiệu đông đúc và những quầy bar ồn ào.



Nằm trên ngã ba sông Mekong va Nam Ou, ngày nay tới bất kỳ góc đường nào, sắc màu
chủ đạo mà du khách bắt gặp vẫn là màu vàng rực rỡ trên những mái chùa, còn trên
đường phố, nhịp sống chủ đạo là những bước chân của những nhà sư. Đã từng là kinh đô
của vương quốc cổ Lan Xang từ năm 1354 và chỉ mất vai trò trung tâm khi kinh đô mới
được dựng tại VienTien năm 1560, LuangPrabang như đóa sen vàng mà nhà vua Khun
Xua dâng lên Đức Phật. Theo tiếng địa phương, Luang có nghĩa là làng, Prabang có
nghĩa là Phật mình vàng – một sự sùng kính tối thượng mà con người có thể dâng lên
đấng tối cao của mình. Điều này lý giải cho sự hiện hữu của hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ
rải rác trong và ngoài thành phố. Những ngôi chùa mái cong vút, tường cột trạm trổ tinh
xảo theo họa tiết Ấn Độ giáo luôn là trung tâm của mọi nếp sinh hoạt của người dân địa
phương. Theo tập tục Lào, hầu hết các sự kiện trọng đại trong cuộc sống cộng đồng đều
lấy chùa làm tâm điểm. Những em bé trai khi lớn lên bắt buộc trải qua thời gian tu hành
trong chùa, ở đó họ học chữ, học những điều thuộc về lẽ sống và sau đó, một chàng trai
đích thực đã trưởng thành.

Bởi chùa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống như vậy, nên từ xưa tới nay, hầu hết các
công trình kiến trúc trọng yếu của đất nước đều là những ngôi chùa. Càng đậm nét hơn ở
LuangPrabang, thành phố của Phật. Mọi con đường lớn nhỏ trong thành phố đều thấp
thoáng ánh vàng. Dưới nắng, mái ngói chùa như tỏa ra sắc vàng rực rỡ, và tà áo vàng của
những nhà sư chậm rãi đi bộ trên hè đường cùng hòa trộn vào sắc màu chung. Những
khách sạn 2 -3 tầng nhưng rộng và phảng phất kiến trúc Ấn Độ giáo, những khu resort
sang trọng nép mình dưới tán cây, những khách sạn mini khuất trong khu dân cư… tất cả


đều góp phần tô điểm cho cố đô và tôn lên vẻ lộng lẫy của những mái chùa. Tại thành
phố này, vị trí tối cao – hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng – thuộc về ngôi chùa
Phousi, và huy hoàng nhất có lẽ chính là khu hoàng cung cổ mà ngày nay đã trở thành
Bảo tàng thành phố. Đi dạo dưới đường, ta sẽ phải ngước mắt lên để chiêm ngưỡng mái
nhọn của ngôi chùa Phousi tọa lạc trên đỉnh đồi cao. Con đường lát đá chìm dưới bóng
cây khởi đầu bằng cặp rắn thần Nagar 9 đuôi trấn giữ, từ đó dẫn lên ngôi chùa khá bình dị
về kiến trúc song lúc nào cũng như tỏa ánh hào quang lên bầu trời. Từ sân chùa phóng
tầm mắt xuống, ta quan sát gần như trọn vẹn thành phố LuangPrabang với dòng Mekong
đỏ phù sa chậm rãi bao bọc.

Dạo theo những con đường nhỏ, dù len lỏi vào khu chợ địa phương mà ỡ đó đa số là
người H’Mông đứng bán, hay vào khu vực phố Tây, nơi quần tụ các nhà hàng, cửa hàng
lưu niệm, nternet… phục vụ khách du lịch ngoại quốc, nơi nào ta cũng chứng kiến hiệu
quả của công tác bảo tồn di sản. Những ngôi nhà thấp, những mái ngói cổ chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số các con đường trong thành phố. Tất nhiên không thiếu công trình xây dựng
theo phong cách hiện đại như ở bất kỳ đâu trên cả châu Á này, song về cơ bản, hình ảnh
chung nhất vẫn là những dãy phố lặng lẽ dưới nắng. Đây là đất Laos, nắng là sản vật địa
phương có lẽ cũng độc đáo như thứ rượu Lao Lao nặng gắt được cất trong làng cổ bên
dòng Mekong vậy

Trong những ngày sống tại LuangPrabang, hều hết du khách đều tìm cơ hội đi thăm
những di sản cổ xưa. Hàng trăm công trình cổ kính, những mảnh vàng son của quá khứ
đều được trân trọng và bảo vệ tối đa – mà cũng đáng ngạc nhiên là hầu hết không có
bóng dáng một người cảnh sát nào. Tâm thức của người dân mộ đạo đã khiến họ, từ đáy
lòng, ra sức gìn giữ tài sản của tổ tiên để lại. Cũng như những nhà sư chỉ sinh sống thuần
túy bằng thức ăn đi hành khất buổi bình minh, tấm lòng thuần khiết của người
LuangPrabang đã khiến cho mọi sự hiện diện của cảnh sát trở lên thừa thãi. Không xâm
hại di tích, không xây cất nhà cửa vượt quá tầm cao cho phép, tự nguyện sống trong điều
kiện chật hẹp và thiếu tiện nghi… tất cả đều đang khoác lên cho LuangPrabang một dáng
dấp cổ kính hệt như thời xa xưa. Thậm chí ngay ở những ngôi làng ven bờ Mekong, nơi

du khách ghé thăm chiêm ngưỡng, cảnh nấu rượu bằng phương pháp thủ công, ở đó một
chai rượu nhỏ xíu được bán với giá rất đắt 5 USD, thì nhà cửa vẫn giữ nguyên vẹn hình
thái cổ. Những ngôi nhà sàn cũ kỹ, những mảng sân lầy lội, những dụng cụ nấu bếp thô
sơ… chúng được bảo quản thật sự và vẫn được sử dụng trong cuộc sống thường nhật chứ
không chỉ mang tính chất trưng bầy.

Trong thành phố cổ kín này, nhịp sống của người địa phương đã tác động mạnh mẽ tới
bất kỳ ai ghé thăm. Những đám Tây balô vốn ồn ào lang thang khắp thế giới ở đây cũng
trở lên thành kính và nghiêm trang hơn. Nhịp sống chậm rãi bao trùm cảnh vật, ánh đèn
tắt từ 10h tối và ngày mới luôn khởi đầu vào lúc 6h sáng với cảnh những nhà sư xếp hàng
đi trên phố, tay cầm bát đợi bố thí đồ ăn. Từ mỗi khuôn cửa khách sạn nhìn ra, hay ngồi
dưới mái chùa, ở nơi đâu du khách cũng chứng kiến cảnh sắc thanh bình của thành phố
đã từng được con người dựng nên để dâng lên Đức Phật. Hiền hòa và thanh tịnh - ấn
tượng đó không chỉ hiện hữu trong sắc vàng của hàng trăm mái chùa, mà còn phảng phất
trong mỗi nụ cười của người dân LuangPrabang đang chào đón du khách đến từ bốn
phương trời.



×