Tiểu luận Rừng và môi
trường
1
MỞ ĐẦU
Rừng là hệ sinh thái phức tạp. Ở đó xảy ra các quá trình vật lý, hoá học và sinh
học đa dạng. Sản phẩm ban đầu nhận biết được từ rừng đó là gỗ nhưng cây rừng cung
cấp nhiều lợi ích cho xã hội hơn so với sản phẩm đơn thuần chỉ là gỗ. Nó bao gồm săn
bắn, giải trí, cảnh quan, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, hấp thụ carbon và di
sản văn hóa. Mặc dù các loại hàng hoá và dịch vụ này không được thị trường hoá,
nhưng các nhà kinh tế trên thế giới thừa nhận rằng chúng tạo ra các giá trị đích thực
cho xã hội và do đó phải có biện pháp để nâng cao giá trị của rừng.
1. Giá trị dịch vụ môi trường rừng
Cho đến nay, trong khung phân tích TEV, lợi ích của rừng có thể được phân ra
các giá trị 'sử dụng' và 'phi sử dụng'. Các giá trị sử dụng liên quan đến lợi ích có tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống con người như là một kết quả của việc sử
dụng nguồn lực theo một cách nào đó. Các giá trị phi sử dụng phát sinh từ hàm ý, con
người thu dụng tiện ích của rừng vì mục tiêu môi trường, coi rừng là tài nguyên môi
trường mà không đề cập đến tính “độc quyền” trong sử dụng của mỗi cá nhân (Dougla,
2004).
Theo Pear 1994, Natasha Land-Mill 2002, giá trị của rừng bao gồm: (i) Giá trị
sử dụng và (ii) giá trị phi sử dụng (chưa nhận thức là đã sử dụng) sử dụng. Giá trị sử
dụng có giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, LSNG, …) và giá trị sử dụng gián tiếp hay
giá trị môi trường và dịch vụ môi trường (bảo vệ đất, điều tiết nước, khí hậu, đa dạng
sinh học, giải trí, …). Đối với giá trị chưa sử dụng được chia ra giá trị lưu truyền và
giá trị tồn tại.
Dougla (2004) đã dẫn ra những khái niệm về các giá trị của rừng như sau:
Giá trị sử dụng trực tiếp: Là các lợi ích sử dụng trực tiếp của rừng cung cấp ích
lợi trực tiếp đối với con người và có thể được phân chia thành sử dụng tiêu hao và
không tiêu hao. Giá trị sử dụng tiêu hao bao gồm sản xuất gỗ, thực phẩm và các lâm
sản ngoài gỗ khác. Giá trị sử dụng không tiêu hao bao gồm các hoạt động như giải trí
và các hình thái du lịch khác, hay thậm chí là xem phóng sự về hình ảnh thiên nhiên
rừng trên TV.
Giá trị sử dụng gián tiếp: Là các yếu tố đầu vào được sử dụng cho quá trình
sản xuất ra tổng giá trị kinh tế của rừng. Ví dụ, nấm cộng sinh trong đất mang lại giá
trị sử dụng gián tiếp qua thúc đẩy sinh trưởng của rừng. Việc tạo nơi cư trú cho động
2
vật hoang dã, luân chuyển carbon, hoặc tích tụ các chất dinh dưỡng cũng được coi là
lợi ích gián tiếp vì chúng góp phần vào quá trình của hệ sinh thái rừng trực tiếp sản
xuất ra hàng hoá và dịch vụ có ích lợi cho nền kinh tế, dịch vụ môi trường.
Giá trị phi sử dụng: Là các giá trị được đề cập đến với ý niệm là các nguồn lực có
thể được định giá thậm chí kể cả khi không sử dụng chúng, một cách trực tiếp cũng như
gián tiếp. Việc coi các giá trị phi sử dụng là các hàng hoá công cộng đơn thuần là phù
hợp (McConnell, 1983) và bởi chính bản chất của nó nên các cơ chế thị trường tư nhân
không thể cung cấp được loại hàng hoá này.
Để cung cấp luận cứ cho các nhà chính sách và ra quyết định trong những vấn
đề liên quan đến quản lý và phát triển rừng bền vững, nâng cao nhận thức của xã hội
về lợi ích của tài nguyên rừng đã có rất nhiều nghiên cứu điển hình về một số “giá
trị” của rừng.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định vai trò của rừng trong việc giữ
đất và nước là lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế trực tiếp mà nó mang lại. Trần Huệ
Tuyền và Trần Văn Đại (1993) đã nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng vùng đầu
nguồn hồ Tùng Hoa – Côn Minh (Trung Quốc) cho thấy diện tích rừng đầu nguồn
60.000 ha, với độ tàn che 30% hàng năm giữ được khoảng 8,3 triệu mét khối nước.
Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể. Xói mòn đất ở nơi phát
rừng làm rẫy cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên. Song song với quá
trình xói mòn là sự tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho
các công trình thuỷ lợi, ước tính khoảng 4USD/ha/năm (Cruz, Francisco and
Coway,1988, Philippine) và các hồ nhân tạo ước tính lên tới 6 tỷ USD/năm
(Mahmood, 1987). Trong khi đó, nếu được rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn,
rửa trôi, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80 USD/ha/năm (Cruz, Francisco and
Coway, 1988, Philippine).
Nghiên cứu về rừng đầu nguồn ở lưu vực sông ở Vân Nam – Trung Quốc liên
quan đến khả năng giữ đất, nước và phân bón của rừng cho thấy giá trị này là khoảng
4.450,5 NDT (khoảng 8.455.855 VND, tỷ giá 1 NDT = 1.900 VND) chiếm 87.9%
trong khi đó giá trị trực tiếp (than củi, gỗ) là 528.5 NDT (khoảng 1.384.245 VND)
chiếm 12,1% (Chương Gia Binh, 2003).
Đánh giá trị của rừng Tapean rộng 1.824 ha tại xã Poey, huyện O Chum, tỉnh
Natanakiri, Cam Pu Chia cho thấy giá trị của lâm sản ngoài gỗ khoảng 625 -3.925
USD/hộ gia đình/năm, giá trị của gỗ, củi là 711 USD/ha/năm; lợi ích từ việc bảo về
3
nguồn nước là 75.59 USD/ha/năm; giá trị của đa dạng sinh học là 300 - 511
USD/ha/năm và gá trị của chức năng tích trữ các bon khoảng 6.86 USD/ha/năm
(Camillie Bann, 2003).
Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, vai trò của rừng đã được khẳng định.
Đó là khả năng hấp thụ khí các bon níc (CO
2
) của rừng nhờ khả năng quang hợp. Giá
trị hấp thụ CO
2
của các khu rừng tự nhiên nhiệt đới thì khoảng từ 500 – 2.000
USD/ha và giá trị này với rừng ôn đới được ước tính ở mức từ 100 – 300 USD
(Zhang 2000). Giá kinh tế về giá trị hấp thụ CO
2
ở rừng Amazon được ước tính là
1.625USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 – 4.400 USD/ha/năm, rừng
thứ sinh là 1.000 – 3.000 USD/ha/năm và rừng thưa là 600 – 1.000 USD/ha/năm
(Camille Bann và Bruce Aylward, 1994)
Ở vùng cát, các nghiên cứu đều khẳng định vai trò của các đai rừng trong
phòng hộ và cải thiện điều kiện canh tác. Một đai rừng có bề rộng 100 m có khả
năng cố định 104 – 223 m
3
cát. Theo Zheng Haishui (1996), ở khoảng cách bằng 5 -
25 lần chiều cao đai rừng, tốc độ gió giảm 25 - 40%, vùng có hiệu quả phòng hộ nhất
là khoảng cách bằng 5 lần chiều cao, tốc độ gió giảm 46 - 69%. Thêm vào đó tiểu
khí hậu được cải thiện như nhiệt độ tăng 0,3 – 1,5
O
C vào mùa đông và giảm 1 - 2
O
C
vào mùa hè; lượng bốc hơi giảm từ 10-30%.
Ngoài các giá trị nêu trên, giá trị cảnh quan/giải trí của rừng là rất lớn. Ví dụ, trong
năm 1996, người Bristish Clumbia chi tiêu khoảng 1,9 tỷ USD cho các hoạt động du lịch
sinh thái, đóng góp cho ngành thuế của địa phương là 116 triệu USD (Canada
Environment, 1996). Theo David W Pearce và Corin G T Pearce (2001) thì cơ chế chi trả
cho dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu âu và Bắc Mỹ được xác định theo mức "Bằng lòng
chi trả - WTP (Willingness To Pay) với mức giá từ 1-3USD/người/lần. Liên quan đến giá
trị này Elsser (1999) cho rằng giá trị giải trí của rừng ở Đức được xác định là khoảng 2.2
tỷ USD/năm.
Natasha Land-Mill (2002) đã thu thập và tổng hợp trên 200 kết quả nghiên
cứu về giá trị của rừng. Số liệu trung bình về cơ cấu giá trị môi trường của rừng là:
Hấp thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn ĐDSH chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm
21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10%.
Các nhà khoa học đã ước lượng giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên toàn
Trái đất là khoảng 33.000 tỷ USD/năm. Riêng ở Bristish Clubia, rừng đã giúp cho các
cộng đồng địa phương tránh được chi phí xây dựng các nhà máy lọc nước, ước tính
4
khoảng 7 triệu USD/nhà máy và 300.000 USD vận hành mỗi năm (The World Bank
Research observe, vol 13, no 1 (page 13-35), February, 1998).
Kết quả nghiên cứu tổng giá trị rừng trồng vùng Đông dương của Dougla
(2004) đã cho biết cơ cấu tổng giá trị của những loài cây bản địa, trong đó: Gỗ chiếm
32%; Carbon 20%; Xói mòn đất 23%; giá trị phi sử dụng 22%; Du lịch 1% và Lâm
sản ngoài gỗ 2%. Nhưng, đối với cây mọc nhanh (cây nguyên liệu), Bạch đàn: Gỗ
chiếm 53%; Carbon 27; và xói mòn đất 20%.
Nhật Bản, Hội đồng các Nhà khoa học (2001) đã lượng hoá giá trị bằng tiền
tất cả các chức năng của hệ thống rừng liên quan đến cuộc sống của con người: Hấp
thụ CO
2
khoảng 1,239 tỷ tỷ Yên; Nguồn cho năng lượng hoá thạch khoảng 226,1 tỷ
Yên; Phòng chống xói mòn đất 28,25 tỷ tỷ yên; Phòng chống sạt lở đất 8,44 tỷ tỷ
Yên; Giảm lũ lụt 6,47 tỷ tỷ Yên; Điều hoà nguồn nước 8,7 tỷ tỷ Yên; Làm sạch
nguồn nước 14,6 tỷ tỷ Yên; và Du lịch cảnh quan 2,25 tỷ tỷ Yên. (Japanese Forestry
Agency, 2005)
Ở nước ta, giá trị của rừng mới chỉ được biết đến như là nơi cung cấp các lâm
sản hơn là các giá trị về môi trường. Các nghiên cứu cụ thể về giá trị dịch vụ môi
trường của rừng hầu như rất ít và chưa có hệ thống. Tuy vậy, một số nghiên cứu
cũng đã làm rõ vai trò của rừng trong hạn chế xói mòn, điều tiết nước.
Tác dụng của rừng về hạn chế xói mòn và điều tiết nguồn nước là khá rõ. Các
nghiên cứu về dòng chảy mặt và xói mòn đất của Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ và Nguyễn
Danh Mô (1972-1984), Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) cho thấy dòng
chảy mặt ở rừng tự nhiên hỗn loài, tàn che 0,7 – 0,8 là nhỏ nhất, khoảng 84 m
3
/năm.
Ngược lại ở đất sau khai thác thành bãi chăn thả dòng chảy mặt là cao nhất, khoảng
2230 m
3
/năm. Liên quan đến dòng chảy mặt các tác giả cũng đã phân tích phân phối
lượng nước mưa qua tán rừng. Số liệu nghiên cứu cho thấy lượng nước mưa bị tán
rừng ngăn cản chiếm từ 5,7 - 11,6% tuỳ thuộc loại rừng, lượng nước men thân cây là
từ 1,1 - 3,5%, lượng nước tạo dòng chảy mặt là 1,7 – 1,8% và lượng nước tạo dòng
ngầm và các dạng khác là 88,2 - 92,5%. Khả năng giữ đất của rừng là rất rõ, thể hiện
qua lượng đất mất hàng năm. Đối với nơi trồng cây nông nghiệp, Thái Phiên và
Nguyễn Tử Siêm (1998) cho rằng ở nơi đất trống (thường có cỏ tự nhiên) hoặc trồng
cây theo phương thức bình thường không áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thì lượng
đất mất hàng năm từ 7 – 23 tấn/ha, có nơi lên đến 50 – 170 tấn/ha tuỳ loại cây trồng,
độ dốc và loại đất khác nhau. Việc canh tác nương rẫy cũng gây ra xói mòn nghiêm
5
trọng. Bùi Quang Toản (1962) cho rằng mỗi năm tầng đất bị bào mòn từ 1,5 - 3,0cm,
tương đương với từ 130 – 200 tấn/ha/năm. Trên đất có rừng thì xói mòn đất bị hạn
chế đáng kể, đặc biệt ở rừng tự nhiên hỗn loài với độ tàn che trên 0,7. Kết quả
nghiên cứu khẳng định rằng so với loại hình sử dụng đất khác là nông nghiệp và
canh tác rẫy thì xói mòn đất ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thấp hơn từ 25 - 100
lần.
Việc phá rừng vùng đầu nguồn gây ra những tác động nghiêm trọng, đặc biệt
là hiện tượng xói mòn và bồi lắng. Theo Đặng Huy Huỳnh (1990), diện tích lưu vực
hồ Hoà Bình là 2.568.000 ha, trong đó diện tích rừng (chủ yếu là rừng nghèo kiệt)
chỉ có 266.000 ha. Lượng bùn cát lắng đọng ở hồ Hoà Bình trung bình năm là
khoảng 83,6 triệu tấn. Với tốc độ này sau 25 năm lòng hồ thủy điện Hoà Bình sẽ mất
60% dung tích chính.
Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Võ Minh Châu (1993)
cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn Mọ từ 23.971 ha xuống
còn 6.000 ha đã làm cho lượng nước ở hồ Kẻ gỗ giảm đi đáng kể, giảm từ 340 triệu
mét khối nước xuống còn 60 triệu mét khối do đó không đảm bảo nước cho sản xuất
nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha.
Rừng có khả năng làm tăng dòng chảy kiệt. Với cùng lượng mưa, dòng chảy
kiệt tăng khi diện tích rừng che phủ tăng và ngược lại. Sự ảnh hưởng của rừng đến
dòng chảy lũ khá rõ, đặc biệt là đối với sông vừa và nhỏ: khi diện tích rừng giảm
khoảng 20% thì lưu lượng lũ trung bình tăng khoảng 12% đối với sông lớn và 40%
đối với sông vừa và nhỏ. Trái lại, khi diện tích rừng tăng khoảng 10% thì lưu lượng
trung bình mùa lũ giảm khoảng 5% đối với sông lớn và 20% đối với sông vừa và nhỏ
(Phạm Thị Hương Lan, 2003).
Việc nghiên cứu tác dụng của rừng phòng hộ và nông lâm kết hợp ở vùng cát
đã được một số tác giả thực hiện, như Lâm Công Định (1977), Nguyễn Xuân Quát
(1996), Vũ Văn Mễ (1986 -1990), Nguyễn Văn Trương (1993 - 1998) cho rằng các
đai rừng phòng hộ có tác dụng tốt trong việc hạn chế tốc độ gió, cải thiện tiểu khí
hậu và độ phì đất.
Như vậy có thể thấy rõ vai trò của rừng trong việc giữ đất, điều tiết và giữ
nước. Nhưng, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến giá trị (bằng tiền)
của việc giữ đất, điều tiết và giữ nước của rừng. Đặc biệt, khi có những hành vi phá
hoại rừng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thì việc tính những giá trị này của
6
rừng thường bị bỏ qua.
Nghiên cứu lượng giá tổng giá trị kinh tế đã được áp dụng đối với rừng ngập
mặn. N. Adger và N.H Trí (1998) đã tính toán xác định giá trị của rừng ngập mặn ở
Nam Định và ở Cần Giờ. Theo tác giả tổng giá trị của rừng là khoảng
15.900.000đ/ha, trong đó giá trị trực tiếp chiếm từ 0,8 - 1,4% và giá trị gián tiếp là
99,1 - 98,6%. Trong những năm gần đây (2002 - 2004) Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam thực hiện Hợp phần rừng ngập mặn do Chương trình Môi trường Liên
Hiệp Quốc tài trợ đã áp dụng các mô hình toán học để tính toán và xác định giá trị
kinh tế của một số rừng ngập mặn điển hình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng
cho rằng giá trị trực tiếp là rất thấp mà chủ yếu là giá trị gián tiếp do rừng mang lại,
trung bình giá trị gián tiếp chiếm trên 95% tổng giá trị.
Khả năng hấp thụ CO
2
của rừng đã được nghiên cứu cho một số loại rừng
trồng. Đối với một số loại rừng trồng (Quế, bạch đàn, keo, thông), thì khả năng hấp
thụ CO
2
bình quân là khoảng 10 - 20 tấn/năm, tương đương với khoảng 50 - 100
USD/ha/năm. (Vũ Tấn Phương và Ngô Đình Quế, 2005).
Như vậy có thể thấy, trong tổng giá trị kinh tế của rừng thì giá trị môi trường
và dịch vụ môi trường của rừng là rất to lớn. Các giá trị môi trường và dịch vụ môi
trường của rừng ngày càng được thừa nhận. Việc bảo vệ và phát triển rừng sẽ góp
phần quyết định đối với nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng (không khí, đất,
nước, du lịch,…). Bảo vệ, kiểm soát suy thoái rừng còn bao gồm xây dựng và tổ
chức thực hiện các chiến lược, chính sách pháp luật về bảo vệ rừng, đất trồng rừng;
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng…
2. Các giải pháp chính sách, quản lý để nâng cao giá trị dịch vụ môi trường
rừng.
Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò của rừng trong việc bảo vệ
môi trường đã có những thay đổi đáng kể. Các sự cố môi trường như lũ lụt, hạn hán,
ấm lên của trái đất,… có xu hướng gia tăng và được xem là hậu quả của vịêc chặt
phá rừng. Nhằm đảm bảo dịch vụ môi trường do rừng đem lại, Tổ chức Nông Lâm
Quốc tế (ICRAF) đã hình thành Chương trình mang tên "Hỗ trợ nông dân vùng cao
trong việc bảo vệ và duy trì các dịch vụ môi trường của rừng" (Rewarding Upland
Poor for Environmental Services - RUPES). RUPES được khởi xướng và tháng
1/2002. Mục tiêu của RUPES là thử nghiệm các phương pháp về chi trả cho dịch vụ
môi trường và hình thành thể chế và cơ chế cho việc hỗ trợ. Nhiều quốc gia đã tiến
7
hành nghiên cứu và xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường - PES (Payment
for Environment Services) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trường rừng. Ở
khu vực Đông Nam Á, hiện nay Philippinevà Indonesia đã bắt đầu các hoạt động về
RUPES ở các "điểm nghiên cứu hành động".
Ở Việt Nam, việc lượng giá giá trị của rừng cũng đã được thực hiện, nhưng
cũng mới chỉ tập trung vào các giá trị trực tiếp, ví dụ: Hạch toán tài nguyên rừng
Quảng Ninh do Chương trình Vịêt Nam - Hà Lan thực hiện năm 2002; Lượng giá
kinh tế rừng ở Lương Sơn - Hoà Bình. Ngoài ra việc lượng giá giá trị vẻ đẹp cảnh
quan cũng được tiến hành theo phương pháp chi phí đi lại (Travel Cost Method).
Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hiện đang hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Lâm
nghiệp Quốc tế (CIFOR), Tổ chức Nông – Lâm Quốc tế (ICRAF) và Tổ chức phát
triển Hà Lan (SNV) tiến hành nghiên cứu dịch vụ môi trường rừng, cơ chế chi trả
dịch vụ môi trường và khả năng hấp thụ các bon của rừng. Giá trị kinh tế về môi
trường và dịch vụ môi trường rừng hiện cũng đang được Trung tâm nghiên cứu sinh
thái và môi trường rừng nghiên cứu cho một số loại rừng ở vùng núi phía Bắc và đã
đạt được những kết quả bước đầu. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc nghiên
cứu một cách có hệ thống về giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị môi trường và dịch
vụ môi trường rừng và là cơ sở cho việc xác định giá rừng theo các mục đích sử
dụng và quản lý cụ thể.
Với mục tiêu cải thiện đời sống dân sinh kinh tế - xã hội, từ đó nâng cao ý
thức bảo vệ rừng không chỉ cho người dân ở gần rừng mà mọi người, đặc biệt các tổ
chức, cá nhân khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng, ngày 24/9/2010, Chính phủ ban
hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
(DVMTR).
Trong đó, theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định thì môi trường rừng bao gồm
các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không
khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu
của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất,
điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên
tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ cácbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của
các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số
8
99/2010/NĐ- CP thì Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử
dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân
dân, bao gồm các loại dịch vụ:
1. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
2. Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
3. Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
phát triển rừng bền vững;
4. Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
5. Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP thì chi trả
dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ
môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Tất cả các tổ chức, cá nhân có sử dụng và hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả
tiền DVMTR. Theo Điều 7 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, bên sử dụng DVMTR là
đối tượng phải chi trả, gồm các đối tượng sau:
Thứ nhất, các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất,
hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì
nguồn nước cho sản xuất thủy điện. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với
các cơ sở này là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm.
Thứ hai, đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, phải chi trả tiền dịch
vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch với mức 40
đồng/m
3
nước thương phẩm.
Thứ ba, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch
vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1%-2% trên
doanh thu thực hiện trong kỳ.
Thứ tư, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn
nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất. Mức
chi trả đối với đối tượng này sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
Thứ năm là các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ
9
hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con
giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Khi áp dụng thử nghiệm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Đa
Nhim, tỉnh Lâm Đồng, số tiền thu được từ khai thu phí dịch vụ đối với các đơn vị
khai thác tài nguyên từ rừng như: thủy điện Đa Nhim, thủy điện Đại Ninh, các Cty
cấp nước, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn. Nguồn thu này để chi trả cho
công tác bảo vệ rừng. Nhờ đó, tại xã Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, người dân tham gia
nhận khoán bảo vệ rừng tại lưu vực hồ thủy điện Đa Nhim đã nhận được mức chi trả
tiền dịch vụ MTR lên tới 290.000 đồng/ha/năm. Đối với hộ nhận khoán BVR trong
vùng thí điểm, đơn giá khoán tăng nhiều hơn, diện tích nhận khoán cũng tăng nhiều
hơn nên thu nhập bình quân từ tiền nhận khoán tăng thêm 2,3 triệu đồng/hộ/năm.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 8,5 triệu đồng nhưng năm 2009 tăng lên
11,2 triệu đồng/người/năm. Xóa nghèo cho 28 hộ dân trong xã. Người dân hưởng lợi
từ rừng nên đã trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ rừng.
Để phát triển rừng cần tiến hành rà soát, điều chỉnh việc thực hiện giao đất,
giao rừng; khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trên phạm vi toàn quốc; điều tra, phân
loại, thống kê các đối tượng thuộc bên cung ứng dịch vụ và các đối tượng thuộc bên
sử dụng dịch vụ môi trường rừng; xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả
dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định…
Năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký Quyết định
số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 -
2020. Việc ban hành chính sách đầu tư, cơ chế phát triển rừng đặc dụng nhằm tăng
hiệu quả đầu tư. Đảm bảo việc giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý các cấp đối với
rừng đặc dụng, đồng thời tăng tính chủ động của Ban quản lý rừng đặc dụng trong
hoạt động quản lý, kinh doanh các dịch vụ trong rừng đặc dụng nhằm gia tăng nguồn
thu tại các khu rừng đặc dụng trên nguyên tắc bảo tồn kết hợp với phát triển. Bên
cạnh đó, huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển
rừng đặc dụng. Hướng giảm dần biên chế nhà nước bảo vệ rừng đặc dụng, tăng dần
sử dụng cộng đồng địa phương để bảo vệ rừng đặc dụng. Đồng thời, đầu tư phát triển
rừng đặc dụng nhằm bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng, nguồn gen
sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Quyết định nêu rõ, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên theo quy định, Nhà nước
10
cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để Ban quản lý rừng đặc dụng chủ động tổ
chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để
quản lý bảo vệ rừng; mức trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích
được giao (mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Ngân sách nhà nước
cũng hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng
đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm. Nhà nước
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng
đặc dụng theo quy hoạch được duyệt. Bộ phận kinh doanh du lịch sinh thái hạch toán
phụ thuộc hiện nay (trung tâm du lịch, ban du lịch ) của Ban quản lý rừng đặc dụng
có doanh thu trên 3.000 triệu đồng/năm được chuyển đổi thành công ty cổ phần
trong đó Ban quản lý rừng đặc dụng sở hữu cổ phần chi phối, tối thiểu 51% vốn điều
lệ của công ty cổ phần. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn một vườn quốc gia trực thuộc Bộ và một vườn quốc
gia trực thuộc địa phương để chỉ đạo thực hiện thí điểm, lập công ty cổ phần. Quyết
định cũng nêu rõ, kinh doanh dịch vụ và đầu tư trong rừng đặc dụng được áp dụng
ưu đãi về thuế thu nhập doạnh nghiệp. Ngoài ra, các dự án đầu tư phát triển rừng đặc
dụng theo quy hoạch được duyệt được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định
hiện hành của Nhà nước
Ngoài ra, các giải pháp chính sách sau cũng góp phần kiểm soát suy thoái,
bảo vệ và phát triển rừng:
- Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng. Thực hiện hoạt động này, các cơ quan quản lý Nhà nước về
bảo vệ rừng có thể xác định một cách chính xác diện tích rừng hiện có trên phạm vi
toàn quốc cũng như hiện trạng của nó. Đó chính là cơ sở thực tiễn để kiểm soát tình
trạng suy giảm diện tích rừng và định hướng cho việc phát triển vốn rừng quốc gia
trong tương lai.
- Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động giao, cho thuê và thu hồi
rừng, đất trồng rừng. Thông qua hoạt động này, Nhà nước có thể kiểm soát tốt tình
trạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nước.
- Kiểm soát suy thoái rừng thông qua những quy chế pháp lý khác nhau. Điều
đó có thể được lý giải bởi mỗi loại rừng đều có đặc điểm sinh thái và chức năng sử
dụng riêng. Chúng chỉ có thể được bảo tồn và phát triển khi được khai thác một cách
hợp lý, phù hợp với các đặc điểm đó. Theo các quy chế pháp lý này, chủ rừng sẽ
11
thực hiện tự kiểm soát suy thoái rừng thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt những
nghĩa vụ về khai thác, bảo vệ và sử dụng rừng. Như vậy, rừng được khai thác, sử
dụng đúng mục đích, đúng theo các quy luật tự nhiên vốn có của nó, ngăn ngừa được
tình trạng làm suy thoái rừng, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững vốn rừng quốc
gia.
- Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động kiểm soát suy thoái động,
thực vật rừng quý hiếm. Hoạt động này sẽ góp phần kiểm soát được tình trạng suy
giảm về số lượng và chất lượng của các giống loài động, thực vật quý hiếm, đảm bảo
cho sự cân bằng tự nhiên của rừng nói riêng và sự cân bằng sinh thái nói chung.
- Kiểm soát suy thoái rừng thông qua việc thiết lập hệ thống cơ quan quản lý,
bảo vệ rừng từ Trung ương đến địa phương. Đây là các cơ quan chịu trách nhiệm chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát suy thoái rừng trên phạm vi cả
nước cũng như ở các địa phương. Hiệu quả của công tác kiểm soát suy thoái rừng
phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan này.
2.1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
A. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có thể được coi là một
hoạt động khá quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện kiểm soát
tình trạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương. Hoạt
động này được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:
Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được xây dựng phù hợp
với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh;
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ đối với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng
của các cấp; đảm bảo dân chủ, công khai.
Đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng,
đất rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh.
Để đảm bảo mục tiêu định hướng cũng như mục đích kiểm soát tốt tình trạng
suy thoái rừng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo một số
nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài
nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác
12
định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng… Các bản
quy hoạch, kế hoạch này sẽ được cơ quan quản lý Nhà nước về rừng lập và phải
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể là:
Bộ NN&PTNT tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng trên phạm vi cả nước. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt bản
quy hoạch, kế hoạch này.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Thẩm quyền phê duyệt
các quy hoạch, kế hoạch này được quy định cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau
khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và được Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua.
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương và được UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn và phê duyệt của
UBND cấp trên trực tiếp.
Ngoài ra, khi có những thay đổi nhất định trong mục tiêu chung về phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; do yêu cầu cấp bách của việc thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội hay khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng của cấp trên trực tiếp thì quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng đã được phê duyệt cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp và phải được
công bố công khai.
Một số văn bản quan trong liên quan đến phát triển rừng của Việt Nam như:
Nghị quyết số 18/2011/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 25/11/2011 về kết thúc
việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về
trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ban hành ngày 09/01/2012 về việc phế duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011 – 2020 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 về chính sách phát triển
rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.
B. Thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
1
1
Mục 4 chương II Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 và Chương V Nghị định số 23/CP ngày 3/3/2006 về thi hành Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng
13
Thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là việc ghi chép, tổng hợp diện
tích, trạng thái các loại rừng trên sổ sách và tổng hợp, đánh giá trên thực địa về hiện
trạng rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần thống
kê. Hoạt động này sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng có thể kiểm soát
được một cách thường xuyên tình trạng suy thoái rừng trên phạm vi cả nước cũng
như ở từng địa phương.
Việc thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện như sau:
Việc thống kê rừng được thực hiện hàng năm và được công bố vào quý I của
năm tiếp theo;
Việc kiểm kê rừng được thực hiện 5 năm một lần và được công bố vào quý II
của năm tiếp theo;
Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên.
Đơn vị thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là xã,
phường, thị trấn.
Hoạt động này sẽ do UBND các cấp hướng dẫn chủ rừng thực hiện theo biểu
mẫu cũng như phương pháp thống kê đã được Bộ NN&PTNT quy định và hướng
dẫn. Kết quả của hoạt động này phải được báo cáo lên Bộ NN&PTNT. Đồng thời,
Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thống kê rừng hàng năm và báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Pháp luật về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng
2
Hoạt động chủ yếu để kiểm soát suy thoái rừng của các cơ quan Nhà nước là
xác lập và giao rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, phát triển vốn rừng trên cơ sở
quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể là:
Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng đối với các Ban quản lý
rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; đơn vị vũ trang nhân dân; hộ gia đình, cá nhân đang
sinh sống ở đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế
hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, Nhà nước còn có thể cho các tổ chức kinh tế
thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái -
môi trường.
Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng đối với các Ban quản lý
rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy
2
Mục 2 chương II Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và chương II Nghị định 23/CP.
14
nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch
và kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, Nhà nước còn có thể cho các tổ chức
kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và
phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi
trường.
Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng
không thu tiền sử dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại đó trực tiếp lao
động lâm nghiệp; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân
sử dụng rừng sản xuất kết hợp quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ
trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã được giao cho Ban
quản lý. Nhà nước cũng giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng
trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế. Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ được Nhà nước giao rừng sản xuất là
rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật đầu
tư. Nhà nước còn có thể cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê
rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất nông - lâm
- ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái. Nhà nước cũng cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất trả
tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư
về lâm nghiệp theo Luật Đầu tư, kết hợp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hoặc kinh
doanh cảnh quan, du lịch sinh thái.
Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng được quy định cho UBND cấp tỉnh và
cấp huyện. Theo đó, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao rừng cho các tổ chức trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài
thuê rừng. UBND cấp huyện có thẩm quyền giao và cho các hộ gia đình, cá nhân
thuê rừng.
2.3. Pháp luật về hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của chủ rừng
Để thực hiện kiểm soát một cách có hiệu quả tình trạng suy thoái rừng trên
phạm vi cả nước, việc quy định cụ thể nghĩa vụ của chủ rừng có một ý nghĩa hết sức
quan trọng. Chúng đảm bảo cho hoạt động tự kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng
của các tổ chức, cá nhân được tuân thủ một cách nghiêm ngặt và có định hướng.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/CP ngày 03/03/2006 của
Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Quyết định số 08/QĐ - TTg
15
của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/1/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có quy định cụ thể về vấn
đề này như sau:
A. Đối với rừng phòng hộ
Chủ rừng phòng hộ được xác định là các Ban quản lý (đối với các khu rừng
phòng hộ có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha
nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ) và các tổ chức, cá nhân
3
. Đây là
chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng khi
có bất kỳ một vấn đề nào nảy sinh liên quan đến diện tích rừng phòng hộ mà họ được
giao quản lý. Kiểm soát tốt tình trạng suy thoái rừng phòng hộ sẽ là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái và cũng là bảo vệ cuộc sống của
chính con người. Để thực hiện hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng phòng hộ, chủ
rừng phải có trách nhiệm lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
phương án quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng cũng như tổ chức thực hiện phương
án đã phê duyệt. Trong quá trình tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng rừng
phòng hộ, chủ rừng phải đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất: phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để bảo vệ, nuôi dưỡng diện tích
rừng hiện có cũng như kế hoạch gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Bên cạnh
đó, việc kinh doanh đặc sản rừng, động vật rừng cũng cần được tiến hành theo đúng
phương án đã được phê duyệt và luôn phải đảm bảo kết hợp sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai: phải xây dựng hệ thống rừng phòng hộ phù hợp để đảm bảo thực
hiện tốt nhất chức năng phòng hộ cũng như đảm bảo sự bền vững của chúng theo
hướng:
Rừng phòng hộ đầu nguồn phải xây dựng thành rừng tập trung có cấu trúc
hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng.
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải có ít nhất một đai rừng chính kết
hợp với các đai rừng phụ tạo thành ô khép kín.
Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển phải có ít nhất một đai rừng gồm nhiều
hàng cây khép tán và các đai rừng có cửa sổ so le nhau theo hướng sóng chính.
Rừng phòng hộ BVMT cũng phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp
với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.
3
Các tổ chức, cá nhân nói ở đây bao gồm: các tổ chức sự nghiệp khác; tổ chức kinh tế; đơn vị vũ trang nhân dân; cộng
đồng thôn bản; hộ gia đình, cá nhân.
16
Thứ ba: trong quá trình bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng rừng phòng hộ, chủ
rừng muốn kết hợp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, du lịch
sinh thái phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt quy chế rừng phòng hộ, không được
gây hại đến tác dụng phòng hộ của rừng. Điều đó có nghĩa, các hoạt động kết hợp
nêu trên phải được thực hiện theo đúng phương án quản lý, sử dụng đã được phê
duyệt; các quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm nghiệp cũng bắt buộc phải được tuân
thủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình khai thác.
Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào có liên quan đến
rừng phòng hộ ngoài việc phải tuân thủ những nghĩa vụ chung thì đều phải tuân thủ
nghiêm ngặt những quy định trên. Đây cũng là một phương cách kiểm soát suy thoái
rừng phòng hộ khá hiệu quả. Nó không chỉ thể hiện là hoạt động kiểm soát suy thoái
rừng của các cơ quan Nhà nước mà còn là hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của
các tổ chức, cá nhân khi tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ đó.
Tóm lại, để đảm bảo chức năng bảo vệ đất, chống xói mòn, BVMT sinh
thái… của rừng phòng hộ, việc gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng và cách thức khai thác
các sản phẩm từ rừng có ý nghĩa rất lớn. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai
thác, sử dụng các nguồn lợi đó phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng, tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, tránh tình trạng làm suy thoái rừng. Bởi lẽ,
khi tình trạng suy thoái rừng phòng hộ được kiểm soát thì cũng có nghĩa là những lợi
ích của các chủ rừng nói riêng và của con người nói chung đã được đảm bảo.
B. Đối với rừng đặc dụng
Chức năng chủ yếu của rừng đặc dụng là chức năng đảm bảo sự đa dạng sinh
học. Chính vì vậy, các hoạt động kiểm soát suy thoái rừng đặc dụng được tiến hành
với mục đích cơ bản là ngăn chặn tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng
rừng đặc dụng, bảo vệ các giống/loài, nguồn gen động, thực vật rừng và góp phần
BVMT sinh thái, trong đó hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của chủ rừng giữ
vai trò hết sức quan trọng.
Trước tiên, chủ rừng đặc dụng được xác định là Ban quản lý (đối với các khu
rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên tập trung, là các khu bảo vệ
cảnh quan gắn với di tích lịch sử đã được xếp hạng) và các hộ gia đình, cá nhân. Để
thực hiện quản lý và bảo vệ một cách hiệu quả diện tích rừng đặc dụng đã được giao,
trước tiên chủ rừng phải lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
phương án quản lý, sử dụng rừng. Tiếp theo đó, để tránh tình trạng làm suy thoái
17
rừng đặc dụng, việc khai thác, sử dụng rừng phải đảm bảo tuân theo một số yêu cầu
cơ bản. Đây đồng thời cũng là những nghĩa vụ chính mà mọi tổ chức, cá nhân tiến
hành các hoạt động có liên quan đến rừng đặc dụng phải tuyệt đối tuân thủ:
Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, tài
nguyên đất, tài nguyên nước và phối hợp với các cấp chính quyền sở tại để bảo vệ
các nguồn tài nguyên khác.
Việc quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng.
Các khu vực bảo tồn nguyên vẹn thuộc các vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên
nhiên phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Cụ thể là:
+ Trong các khu bảo vệ nghiêm ngặt, không được thực hiện một số hành vi
như: làm thay đổi cảnh quan tự nhiên; làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các
loài động, thực vật; khai thác tài nguyên sinh vật; chăn thải gia súc…
+ Trong các phân khu phục hồi sinh thái, các hoạt động sau sẽ bị nghiêm cấm:
khai thác các tài nguyên sinh vật; khai thác các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô
nhiễm môi trường…
Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động ở rừng đặc dụng đều phải được
phép của Ban quản lý khu rừng và phải tuân theo nội quy bảo vệ khu rừng đó.
Việc nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng ngoài yêu cầu phải được sự
đồng ý của Ban quản lý còn phải tuân theo một số quy định sau:
+ Có kế hoạch hợp tác nghiên cứu khoa học với Ban quản lý khu rừng và phải
được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải báo cáo kết quả
nghiên cứu đã được nghiệm thu và công bố cho Ban quản lý.
+ Không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng và không được
gây ô nhiễm môi trường sinh thái;
+ Không được mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng và
không được đốt lửa trong rừng;
+ Khi cần lấy mẫu thực vật rừng, động vật rừng, khoáng vật ở trong rừng để
phục vụ nghiên cứu khoa học, phải được cơ quan quản lý Nhà nước về rừng cho
phép.
Các yêu cầu về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng được quy định
trong Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 và Thông tư 78/2011/TT-
BNNPTNT ngày 01/11/2011 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị
định 117/2010/NĐ-CP.
18
C. Đối với rừng sản xuất
Không giống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chức năng chủ yếu của rừng
sản xuất là chức năng kinh doanh. Việc BVMT sinh thái chỉ là chức năng kết hợp.
Chính vì vậy, kiểm soát suy thoái rừng sản xuất mang những đặc thù riêng, nó đòi
hỏi sự đảm bảo đồng thời và ngang nhau lợi ích của chủ rừng và lợi ích sinh thái
chung của toàn xã hội.
Chủ rừng sản xuất được xác định là các lâm trường quốc doanh (chịu trách
nhiệm trực tiếp là giám đốc lâm trường); các tổ chức khác ngoài lâm trường; hộ gia
đình, cá nhân, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp, được Nhà nước giao hoặc cho thuê để
sản xuất, kinh doanh rừng sản xuất, vườn rừng, trại rừng, trang trại, Tuy nhiên, khi
được giao rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chủ rừng
phải tuân thủ những nghĩa vụ không giống nhau. Cụ thể là:
- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng. Đây được hiểu là những diện tích rừng
mà các chủ rừng bỏ vốn sản xuất, kinh doanh phát triển rừng trên cơ sở diện tích đất
trồng rừng được Nhà nước giao hoặc từ vốn ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp
chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng rừng thì họ được tự quyết định việc khai thác rừng
trồng và được tự do lưu thông các sản phẩm khai thác từ rừng trồng trên thị trường
trừ các loại cây rừng trồng là gỗ quý hiếm. Đối với chủ rừng trồng rừng bằng vốn từ
ngân sách Nhà nước cấp thì chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Khi tiến hành sản xuất, kinh doanh họ còn
phải tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản sau:
+ Có kế hoạch khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng mới, chăm
sóc, bảo vệ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp từng vùng;
+ Khai thác lâm sản phải tuân theo đúng quy trình, quy phạm khai thác;
+ Sau khi khai thác, phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng ngay sau đó hoặc
thực hiện các biện pháp tái sinh tự nhiên ngay trong quá trình khai thác.
- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên: những nghĩa vụ mà chủ rừng phải
tuân thủ được quy định nghiêm ngặt hơn. Rừng tự nhiên là loại rừng bao giờ cũng có
giá trị về kinh tế, sinh thái và khoa học cao hơn rừng trồng, đòi hỏi phải được kiểm
soát chặt chẽ hơn đối với rừng trồng. Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản
xuất, kinh doanh cũng như quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự
nhiên, chủ rừng cần phải tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản sau:
+ Lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án sản
19
xuất, kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vốn rừng được giao;
+ Tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, khai thác hợp lý, duy trì và phát triển vốn rừng
đó;
+ Khoanh đóng, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu hoặc trồng lại rừng đối với
những diện tích rừng nghèo kiệt;
+ Có thiết kế khai thác được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
và chấp hành nghiêm túc các quy trình, quy phạm khi tiến hành khai thác rừng. Sau
khi khai thác phải đóng cửa rừng và tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng cho đến kỳ khai thác
sau;
+ Đảm bảo chế độ báo cáo thường xuyên tình hình diễn biến tài nguyên rừng,
phúc tra tài nguyên rừng trong phạm vi diện tích được giao với các cơ quan quản lý
Nhà nước về rừng.
2.4. Pháp luật về kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng hoang dã, quý hiếm
Động, thực vật rừng hoang dã giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự
cân bằng sinh thái. Chúng bao gồm các loài động, thực vật rừng hoang dã thông
thường và động, thực vật hoang dã quý hiếm. Trong đó, động, thực vật rừng hoang
dã, quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa học, về kinh tế và về môi
trường; có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Điều 30 Luật
BVMT năm 2005 quy định: các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng phải
được bảo vệ theo các quy định sau:
+ Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa;
+ Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ các
loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng;
+ Thực hiện các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc
biệt phù hợp cho từng loài.
Hiện tại, theo quy định tại Nghị định số 48/CP ngày 22/4/2002 về sửa đổi, bổ
sung Danh mục động thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo Quyết định số
18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng bộ trưởng, động thực vật rừng quý hiếm ở
Việt Nam được phân nhóm như sau:
Nhóm I bao gồm những loài thực vật (IA) và những loài động vật (IB) đặc
hữu có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế; có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ví dụ: bách xanh, thông đỏ, trầm, bò xám, gà lôi
Nhóm II bao gồm những loài thực vật (IIA) và những loài động vật (IIB) có
20
giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và gần kề nguy cơ bị
tuyệt chủng. Ví dụ: gỗ pơmu, giáng hương, sơn dương, mèo rừng,…
Các loài động, thực vật hoang dã không có trong danh mục nhóm I và II nêu
trên được hiểu là động, thực vật rừng thông thường. Để kiểm soát tình trạng suy
thoái các giống loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, pháp luật đã quy định tương
đối chi tiết những nghĩa vụ mà mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ trong quá trình
khai thác, sử dụng chúng. Trước hết là các quy định đối với động, thực vật rừng
hoang dã, quý hiếm:
- Đối với nhóm I: đây là nhóm động thực vật rừng có giá trị rất cao song lại
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng lớn nên quy chế quản lý, bảo vệ chúng được xây
dựng hết sức nghiêm ngặt. Đối với các động, thực vật rừng quý hiếm thuộc nhóm
này, pháp luật nghiêm cấm khai thác sử dụng. Điều đó có nghĩa: các tổ chức, cá nhân
không được phép khai thác hoặc sử dụng các động, thực vật rừng quý hiếm thuộc
nhóm I vào mọi mục đích trừ mục đích gây nuôi, phát triển. Ngoài ra, trong trường
hợp đặc biệt cần sử dụng cây, con vật sống, sản phẩm của cây và hạt giống phục vụ
nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu hợp tác quốc tế thì phải được phép của Bộ trưởng
Bộ NN&PTNT.
- Đối với nhóm II: do giá trị và nguy cơ bị tuyệt chủng của chúng nhỏ hơn so
với nhóm I nên quy chế quản lý, bảo vệ các giống loài động, thực vật rừng quý hiếm
thuộc nhóm này ít nghiêm ngặt hơn. Nhà nước chỉ hạn chế việc khai thác, sử dụng.
Trong trường hợp đặc biệt được phép khai thác, sử dụng động, thực vật rừng quý
hiếm thuộc nhóm này thì các tổ chức, cá nhân không được khai thác một cách cạn
kiệt. Cụ thể là:
+ Đối với cây lấy gỗ: chỉ được phép khai thác, sử dụng với mức độ hạn chế về
chủng loại, số lượng, khu vực và phải được phép của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT theo
chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Mặt khác,
những loại gỗ này chỉ được khai thác để sử dụng vào một số mục đích nhất định như:
xây dựng các công trình đặc biệt của Nhà nước, chế biến hàng mỹ nghệ, sản xuất đồ
mộc cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cấm xuất khẩu gỗ tròn
và gỗ sơ chế.
+ Đối với các loại cây mọc tự nhiên khác phải khai thác theo kế hoạch hàng
năm và được sự cho phép của cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh.
+ Các tổ chức, cá nhân gây nuôi động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm này
21
được phép sử dụng động vật sống từ thế hệ thứ 2 trở đi.
Không chỉ đối với động, thực vật rừng hoang dã, quý hiếm, động, thực vật
rừng hoang dã thông thường cũng là đối tượng cần được bảo vệ để kiểm soát tình
trạng suy thoái rừng bởi lẽ chúng cũng là thành phần không thể thiếu của rừng.
Trong lĩnh vực này, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
4
tập trung chủ
yếu vào việc bảo vệ động vật rừng hoang dã. Cụ thể là: đối với các loài động vật này,
Bộ NN&PTNT, UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các
cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép. Số
động vật hoang dã quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường
sống của chúng sau khi đã kiểm tra kỹ về tình trạng sức khỏe, dịch bệnh và đặc điểm
sinh thái, đảm bảo con vật sống và phát triển bình thường. Bên cạnh đó, các nhà
hàng, khách sạn không được phép kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu
trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm của động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ
tự nhiên, trừ những trường hợp đã được cấp phép kinh doanh các mặt hàng này. Điều
kiện để các nhà hàng, khách sạn được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực này là:
+ Đăng ký các mặt hàng kinh doanh và đề biển quảng cáo rõ các món ăn đặc
sản từ động vật;
+ Tự tổ chức gây nuôi và chỉ rõ nơi gây nuôi cũng như nguồn gốc những loài
động vật hoang dã, quý hiếm để phục vụ kinh doanh các mặt hàng đặc sản.
+ Cam kết không thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm của người săn
bắt từ tự nhiên để làm hàng kinh doanh.
Trong trường hợp động vật hoang dã đã phá hoại sản xuất hoặc đe dọa tính
mạng con người thì chỉ được phép xua đuổi. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ chính
đáng chỉ được thực hiện khi xua đuổi không thành và tính mạng con người bị uy hiếp
trực tiếp.
2.5. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng
Trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng có hai dạng vi phạm pháp luật chủ
yếu là các hành vi vi phạm hành chính và các hành vi phạm tội vì vậy, việc xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng bao gồm hai hình thức xử lý chủ yếu là xử
lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng.
2.5.1. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát suy thoái rừng
4
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Chỉ thị 359/CT – TTg ngày 29/5/1996 về những bienj pháp cấp bách để bảo vệ
và phát triển rừng và các loài động vật hoang dã.
22
Trong kiểm soát suy thoái rừng, các hành vi vi phạm hành chính được thực
hiện dưới các dạng sau:
- Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng, về kiểm soát suy
thoái rừng. Đây là nhóm các hành vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện trái với các
quy tắc quản lý Nhà nước mà hậu quả của chúng gây suy thoái rừng như: hành vi vi
phạm quy định quản lý Nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản; hành vi vi phạm thủ tục
trình kiểm lâm sản; hành vi xả rác, chất thải bừa bãi trong rừng; hành vi mang vào
rừng chất dễ cháy nổ, ném, xả tàn lửa vào rừng; phá hoại cảnh quan tự nhiên của
rừng đặc dụng…
- Vi phạm các quy định về phòng chống suy thoái rừng: đây là những hành vi
vi phạm mà hậu quả của nó có thể gây ra một số sự cố làm suy giảm cả về số lượng
và chất lượng rừng như: hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy
rừng; hành vi vi phạm các quy định về phòng trừ sâu bệnh hại rừng; hành vi chăn thả
trái phép gia súc vào rừng…
- Vi phạm các quy định về bảo vệ động, thực vật rừng: đây là nhóm các hành
vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện mà hậu quả của chúng là làm tổn hại đến các
giống loài, nguồn gen động, thực vật rừng như: hành vi vi phạm các quy định về
quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; hành vi vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản,
…
- Vi phạm các quy định về khai thác rừng: đây là nhóm các hành vi do các tổ
chức, cá nhân thực hiện không theo đúng quy trình quy phạm khai thác, làm ảnh
hưởng xấu đến chất lượng rừng như: hành vi vi phạm các quy định về thiết kế và
khai thác rừng; hành vi vi phạm các quy định về khai thác gỗ; hành vi vi phạm các
quy định về khai thác củi và các lâm sản khác…
Mọi tổ chức, cá nhân khi thực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm hành chính
nào trong số các nhóm hành vi kể trên đều bị xử lý vi phạm hành chính theo pháp
luật hiện hành. Tuy nhiên, có một số loại hành vi vi phạm trong 5 nhóm vi phạm nói
trên nhưng không thuộc phạm vi xử lý vi phạm hành chính mà phải truy cứu trách
nhiệm hình sự. Ví dụ như: hành vi xâm hại đến thực vật hoặc động vật hoang dã
thuộc nhóm I; hành vi xâm hại rừng do phá rừng hoặc phát rừng trái phép, gây cháy
rừng trên 10.000 m
2
rừng sản xuất hoặc 7.500 m
2
rừng phòng hộ hoặc 5.000 m
2
rừng
đặc dụng; hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép trên 6 m
3
gỗ quý hiếm thuộc nhóm
IIA…
23
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được quy định là
một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Tùy theo mức độ vi
phạm hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị áp
dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép
(giấy phép khai thác lâm sản, giấy phép sử dụng súng săn, giấy phép vận chuyển
động vật hoang dã thông thường,…), tịch thu lâm sản, tịch thu phương tiện được sử
dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể
bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc trồng lại
rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng; cấm đảm nhiệm công tác thiết kế khai thác
rừng đến hai năm; thu hồi đăng ký kinh doanh; buộc chịu chi phí chữa cháy rừng…
Thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm này được trao cho lực lượng kiểm lâm (bao
gồm các kiểm lâm viên, trạm trưởng trạm kiểm lâm, hạt trưởng hạt kiểm lâm, chi cục
trưởng chi cục kiểm lâm hoặc cục trưởng cục kiểm lâm) và chủ tịch UBND các cấp
theo khung xử phạt mà pháp luật đã quy định.
2.5.2. Xử lý các hành vi phạm tội gây suy thoái rừng
Theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, có ba hành vi
phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng. Đó là hành vi hủy hoại rừng (Điều
189), hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm được ưu
tiên bảo vệ (điều 190) và hành vi vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên (điều 191). Bất kỳ một cá nhân nào khi thực hiện một trong ba loại hành vi nêu
trên, gây hậu quả nghiêm trọng thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là:
- Cá nhân thực hiện hành vi hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự với tội danh là tội hủy hoại rừng. Điều 189 Bộ luật hình sự
năm 2009 quy định:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi hủy hoại rừng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt
tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm
đến 10 năm:
a. Có tổ chức;
b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c. Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
24
d. Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính
phủ;
e. Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 đến 15
năm:
a. Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b. Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Đây là tội danh có thể được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong
các trường hợp sau:
+ Thực hiện hành vi phá rừng, phát rừng, đốt rừng trái phép hoặc hành vi
khác gây hủy hoại rừng mà mức độ thiệt hại cao hơn mức độ thiệt hại đối với hành vi
tương xứng được quy định tại Nghị định số 139/CP.
+ Thực hiện một trong số các hành vi nêu trên, đã bị xử phạt hành chính mà
còn vi phạm.
Tùy theo mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến
15 năm.
- Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang
dã, quý hiếm gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội
danh là tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Điều 190 -
Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động
vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển,
buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt
tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù
từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm:
a. Có tổ chức;
b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c. Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
25