Vận dụng mối qaun hệ giữa vật chất và ý thức của triết học Mác- Lê nin
làm rõ sai lầm cho bệnh chủ quan, duy tâm, duy lý chí. Liên hệ th ực ti ễn
Việt Nam
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC
1.1.
Lý luận về vật chất
1.1.1. Định nghĩa vật chất
- Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa: Cuối thế kỷ 19, đầu th ế k ỷ 20 có
một loạt phát minh khoa học mang tính bước ngoặt ra đ ời nh ư phát hi ện ra
tia X, tia rơn - gen, trường điện từ, học thuy ết ti ến hoá, đ ịnh lu ật b ảo toàn
vật chất và vận động, định luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng...
Những phát minh khoa học này làm cho quan niệm siêu hình, máy móc về
vật chất vấp phải mâu thuẫn khi khơng thể giải thích được các hi ện t ượng
cho phát minh khoa học mới. Lợi dung điều đó, chủ nghĩa duy tâm v ật lý đi
tới phủ định vật chất, cho rằng vật chất biến mất, tiêu tan. Trong b ối c ảnh
đó, khái quát những thành tựu khoa học đương thời, Lênin đã đưa ra đ ịnh
nghĩa về vật chất.
- Nội dung định nghĩa: Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và ch ủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán", Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như
sau: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan,
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
- Phân tích nội dung của định nghĩa:
+Trong định nghĩa vật chất này, Lênin chỉ rõ "vật chất là một phạm trù triết
học", nghĩa là vật chất được Lênin sử dụng với tư cách là phạm trù tri ết
học chứ không phải với tư cách là phạm trù của các khoa học cụ th ể khác.
Đã làm phạm trù triết học thì nó mang tính khái quát, tr ừu t ượng hoá cao,
đồng thời thể hiện thế giới quan và phương pháp luận tri ết h ọc. H ơn n ữa,
phạm trù triết học mang tính khái qt hố rộng hơn so với phạm trù c ủa
các khoa học khác. Điều này có nghĩa vật chất được hiểu theo nghĩa triết
học khác với phạm trù vật chất được dùng trong khoa học v ật lý, hố h ọc,
chính trị học...
+ Trong định nghĩa của mình, Lênin cũng nói rằng vật chất "đ ược dùng đ ể
chi thực tại khách quan", có nghĩa là vật chất có rất nhiều thu ộc tính nh ưng
thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất, thuộc tính c ần và đ ủ đ ể phân bi ệt
cái gì thuộc vật chất và cái gì khơng thuộc vật chất chính là th ực t ại khách
quan. Thực tại khách quan là sự tồn tại thực và khách quan, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người và loài người. Những gì có
thuộc tính ấy thì thuộc về vật chất.
Ví dụ: Quan hệ sản xuất là một phạm trù vật chất. Nhưng tình yêu, truy ền
thống dân tộc lại thuộc phạm trù ý thức.
+ "Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn t ại khơng l ệ thu ộc vào
cảm giác" có nghĩa là thực tại khách quan (tức vật chất) có tr ước, còn c ảm
giác của con người (tức ý thức) là cái có sau. Điều này cũng có nghĩa cảm
giác của con người (ý thức) có thể phản ánh được thực t ại khách quan (t ức
vật chất). Hay nói cách khác, thực tại khách quan không tồn t ại tr ừu t ượng
mà thông qua các dạng tồn tại cụ thể của mình và bằng cảm giác (ý th ức)
mà con người có thể nhận thức được.
1.1.2. Ý nghĩa khoa học của vật chất
- Định nghĩa về vật chất của Lênin đã chống lại được c ả quan đi ểm
duy tâm chủ quan và quan điểm duy tâm khách quan về vấn đề c ơ b ản c ủa
triết học và về phạm trù vật chất.
- Định nghĩa này đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên
cả hai mặt" bản thể luận và nhận thức luận. Phái bản thể luận cho rằng
vật chất có trước, ý thức có sau. Phái nhận thức luận thì cho r ằng ý th ức t ư
duy, nhận thức được vật chất.
- Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục đ ược tính
trực quan siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa
duy vật cũ, đồng thời kế thừa được những tư tưởng duy vật biện chứng về
vật chất của Mác - Ăngghen.
- Định nghĩa vật chất của Lênin là cơ sở thế giới quan khoa học và
phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới
vật chất.
- Định nghĩa vật chất của Lênin là cơ sở khoa học cho vi ệc xây d ựng
quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội.
- Định nghĩa này là một khuôn mẫu về định nghĩa khoa học, mở ra
một phương hướng mới cho định nghĩa trong logic biện chứng.
1.2. Lý luận về ý thức
1.2.1. Khái niệm ý thức
Theo triết học Mac-Lênin "ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới
khách quan vào bộ não của người thông qua lao động và ngôn ngữ''. Để đưa
ra được định nghĩa trên con người phải trải qua một quá trình lịch sử lâu
dài với những quan niệm về ý thức nhiều khi sai lệch hoặc không trọn vẹn.
Ý thức bao gồm những yếu tố tri thức và những yếu t ố tình c ảm, ý chí
trong sự liên hệ tác động qua lại nhưng về căn bản ý thức có nội dung tri
thức và ln hướng tới tri thức.
1.2.2. Bản chất của ý thức.
Qua nghiên cứu nguồn gốc của ý thức có thể thấy rõ ý thức có bản
tính phản ánh, sáng tạo và bản tính xã hội.
1.2.2.1. Bản tính phản ánh và sáng tạo.
ý thức mang bản tính phản ánh, ý thức mang thơng tin v ề th ế gi ới
bên ngoài, từ vật gây tác động được truyền đi trong q trình phản ánh. Bản
tín phản ánh quy định tính khách quan của ý thức, túc là ý thức phải lấy tính
khách quan làm tiền đề,bị cái khách quan quy định và có nội dung ph ản ánh
thế giới khách quan.
ý thức có bản tính sáng tạo do ý thức gắn liền với lao động. Bản thân
lao đọng là hoạt động sáng tạo cải biến và thống trị tự nhiên của con
người. ý thức không chụp lạc một cách nguyên si, thụ động sự vật mà đã
có cải biến, q trình thu thập thơng tin gắn liền với q trình xử lý thơng
tin. Tính sáng tạo của ý thức còn thể hiện ở khả năng phản ánh gían tiếp
khái quát thế giới khách quan ở quá trình chủ động tác đọng vào thế giới để
phản ánh thế giới đó. Bản tính sáng tạo quy định mặt chủ quan c ủa ý th ức.
ý thức chỉ có thể xuất hiện ở bộ óc người, gắn liền với hoạt đ ộng khái
quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có chọn lọc tồn tại dưới hình
thức chủ quan, là hình ảnh chủ quan phân biệt về nguyên tắc hi ện th ực
khách quànva sự vật, hiện tượng, vật chất, cảm tính.
Phản ánh và sáng tạo có liên quan chặt chẽ với nhau không thể tách
rời. Hiện thực cho thấy: khơng có phản ánh thì khơng có sáng tạo, vì ph ản
ánh là điểm xuất phát, là cơ sở của sáng tạo. Ngược l ại khơng có sáng t ạo
thì khơng phải là sự phản ánh của ý thức. Đó là mối liên h ệ biện ch ứng
giữa hai q trình thu nhận và xử lý thơng tin, là sự thống nhất giữa các mặt
khách quan và chủ quan trong ý thức. Vì vậy, Mac đã gọi ý th ức, ý ni ệm là
hiện thực khách quan ( hay là cái vật chất) đã được di chuyển vào bộ não
người và được cải biến đi trong đó. Nói cách khác, ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Biểu hiện của sự phản ánh và sáng t ạo, gi ữa
chủ quan và khách quan của ý thức là quá trình thực hiện hóa t ư t ưởng. Đó
là q trình tư tưởng tìm cách tạo cho nó tính hiện thực tr ực ti ếp d ưới hình
thức tính hiện thực bên ngồi, tạo ra những sự vật hiện tượng mới, tự
nhiên "mới" tự nhiên "thứ hai" của con người.
1.2.2.2. Bản tính xã hội.
Ý thức được hình thành trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế
giới của con người. Trong quá trình đó con người nhận ra r ằng c ần có nhu
cầu liên kết với nhau để trao đổi kinh nghiệm và các nhu cầu khác. Do đó
mà khái niệm hoạt đọng xã hội ra đời. ý thức ngay từ đầu đã là s ản phẩm
của xã hội, ý thức trước hết là tri thức của con người về xã h ội, v ề th ế
giới khách quan đang diễn ra xung quanh, về mối liên hệ giữa người với
người trong xã hội. Do đó ý thức xã hội được hình thành cùng ý th ức cá
nhân, ý thức xã hội không thể tách rời ý thức cá nhân, ý thức cá nhân vừa có
cái chung của giai cấp của dân tộc và các mặt khác của xã hội vừa có
những nét độc đáo riêng do những điều kiện, hoàn cảnh riêng của cá nhân
đó quy định. Như vậy, con người suy nghĩ và hành động không chỉ bằng
bàn tay khối óc của mình mà cịn bị chi phối bởi khối óc bàn tay c ủa ng ười
khác, của xã hội của nhân loại nói chung. Tự tách ra khỏi mơi tr ường xã
hội con người khơng thể có ý thức, tình cảm người thực sự. Mỗi cá nhân
phải tự nhận rõ vai trị của mình đối với bản thân và xã hội. Ta phải h ọc
làm người qua môi trường xã hội lành mạnh.
Bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh và
sáng tạo. Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng đọng chủ quan của ý th ức,
ở quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động cải tạo th ế gi ới c ủa con
người.
1.3.
Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận giữa
vật chất và ý thức
1.3.1. Mối qaun hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Trước khi phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì phải hiểu rõ
hai phạm trù vật chất và ý thức.
Vật chất theo định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học dùng đ ể
chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, đ ược
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại khơng l ệ
thuộc vào cảm giác.
Cịn ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển của cả
tự nhiên và lịch sử xã hội lồi người. ý thức có cả nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội.
Nói ý thức có nguồn gốc tự nhiên là vì phản ánh là thu ộc tính chung c ủa
mọi dạng vật chất. Tuy nhiên, do nội dung và hình thức phản ánh phụ
thuộc vào trình độ tổ chức của vật phản ánh và vật được phản ánh nên,
cùng với sự phát triển của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật
phản ánh và vật được phản ánh nên, cùng với sự phát triển của thế giới vật
chất, thuộc tính phản ánh cũng phát triển từ thấp đến cao. Trong các dạng
phản ánh thì ý thức của con người là hình thức phản ánh cao nh ất c ủa th ế
giới vật chất và tổ chức sống có dạng vật chất cao nhất của bộ não ng ười.
Nói tóm lại, não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào não người
chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nói rằng ý thức có nguồn gốc xã hội là vì lao động và ngơn ngữ là hai
nguồn gốc xã hội quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát tri ển c ủa
ý thức. Lao động đóng vai trị quyết định trong việc chuyển biến vượn
thành người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác, đồng
thời là cơ sở hình thành và phát triển ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ,
tiếp đó, giúp con người phản ánh sự vật khái quát hơn, đ ồng th ời thúc đ ẩy
tư duy trừu tượng phát triển.
* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thể hiện như sau:
- Vật chất có vai trị quyết định đối với ý thức:
+ Theo triết học duy vật biện chứng, vật chất có trước, ý th ức có
sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra
ý thức.
+ Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não và tổ
chức kết cấu của bộ não người. Điều này giải thớch tại sao con người cú
chỉ số thụng minh khỏc nhau. Người này nhận thức nhanh hơn người kia
hay ngược lại.
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ nóo của con ng ười,
là hỡnh ảnh của thế giới khỏch quan. Vỡ thế, thế giới khỏch quan là nguồn
gốc của ý thức, quyết định nội dung ý thức.
- Ý thức tỏc động ngược trở lại vật chất trờn cơ sở hoạt động thực
tiễn của con người.
+ Theo triết học duy vật biện chứng, ý thức cú tớnh năng đ ộng, s ỏng
tạo nờn thụng qua hoạt động thực tiễn của con người cú thể thỳc đẩy hoặc
kỡm hóm ở một mức độ nhất định cỏc điều kiện vật chất, gúp phần cải
biến thế giới khỏch quan. Nếu ý thức phản ỏnh đúng hiện thực khỏch quan
sẽ gúp phần thỳc đẩy, cải tạo khách quan theo hướng tiến bộ. Ngược lại
sẽ theo hướng tiêu cực.
+ Ý thức - thông qua hoạt động thực tiễn của con người trong một
thời điểm, khơng gian xác định - cú thể đóng vai trò quyết định đối v ới m ối
quan hệ với vật chất. Tuy nhiên, xét đến sự tác động tr ở l ại c ủa ý th ức vào
vật chất vẫn phụ thuộc vào thế giới vật chất và điều kiện vật chất. Do
vậy, vật chất vẫn quyết định ý thức.
1.3.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức: ý thức chỉ là sự ph ản
ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người. Vì vậy, trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn luôn phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.
Nghĩa là phải có quan điểm khách quan trong hành động.
- Do ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác đ ộng tr ở l ại v ật
chất thông qua ý thức của con người nên phải thấy được vai trò tích c ực
của ý thức trong việc sử dụng cú hiệu quả cỏc điều kiện vật chất khách
quan.
- Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cần phải chống chủ
nghĩa........ Tức là sự thụ động, ỷ lại vào điều kiện vật chất, khơng bi ết
phát huy vai trị tích cực của ý thức, tinh thần.
- Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là tuyệt đối hố vai trị c ủa
ý thức, tinh thần, ý chớ; khơng đánh giá đúng vai trị c ủa các đi ều ki ện v ật
chất khách quan.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ BỆNH CHỦ QUAN DUY TÂM DUY LÝ TRÍ
2.1. Khái niệm và thực trạng bệnh chủ quan duy ý trí và duy tâm
2.1.1. Bệnh chủ quan duy lý trí
Bệnh chủ quan duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đ ối hóa
vai trị của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý
chí, xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt
tình cách mạng thay thế cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Đây là lối
suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ
quan; thể hiện rõ trong khi định ra những chủ trương, chính sách và l ựa
chọn phương pháp tổ chức họat động thực tiễn theo hướng áp đ ặt, r ơi vào
ảo tưởng, chủ quan. Ví dụ như : mục tiêu đặt ra quá cao, bi ện pháp khơng
có tính khả thi .v.v. Ngịai ra bệnh chủ quan duy ý chí cịn do nguồn gốc lịch
sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản xuất nhỏ chi phối. Cơ ch ế quan
liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của căn bệnh này.
Căn bệnh này xuất phát từ khuynh hướng sai lầm, cực đoan trong
việc nhận thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Chúng ta đã biết theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa vật chất và
ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quy ết đ ịnh c ủa v ật
chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác đ ộng tr ở l ại c ủa ý
thức đối với vật chất. Vật chất là cơ sở, cội nguồn s ản sinh ra ý th ức. V ật
chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu h ướng
phát triển của ý thức. Không có vật chất thì khơng th ể có ý th ức b ởi vì
nguồn gốc của ý thức chính là vật. Tuy nhiên, mặc dù do vật chất sinh ra và
quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối. Sự phản ánh của ý
thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ đ ộng ch ứ khơng th ụ
động máy móc ngun si, vì vậy nó có tác động tr ở l ại đ ối v ới v ật ch ất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Tuy vậy, sự tác động của ý
thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó khơng th ể sinh ra
hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất.
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta rút ra
được nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận
thức và hành động phải xuất phát từ chính bản thân sự vật với những thuộc
tính, những mối liên hệ vốn có của nó, những quy luật khách quan, ph ải có
thái độ tơn trọng sự thật, không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm
chính sách, khơng được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược,
sách lược cách mạng. Việc thực hiện nguyên tắc khách quan khơng có
nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng động, sáng t ạo c ủa ý
thức mà nó cịn địi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,
của nhân tố chủ quan. Bởi vì q trình đạt tới tính khách quan địi hỏi chủ
thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra nh ững bi ện
pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự
vật, trên cơ sở đó thực hiện việc biến đổi từ cái “vật t ự nó” thành cái ph ục
vụ cho nhu cầu lợi ích của con người
Vì vậy trong thực tế nhận thức và hoạt động của con ng ười, vi ệc
tuyệt đối hóa một trong hai mặt của vật chất và ý thức đã dẫn tới bệnh chủ
quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ.
Trước thời kỳ đổi mới Đảng ta đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí
trong việc xác định mục tiêu và hướng đi về xây dựng cơ sở vật chất k ỹ
thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế. Đảng ta đã nóng v ội mu ốn xóa b ỏ
ngay nền kinh tế nhiều thành phần, chỉ còn lại hai thành phần là : kinh tế
quốc doanh và tập thể; hay có lúc đẩy mạnh q mức việc xây dựng cơng
nghiệp nặng mà không chú ý đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông
nghiệp trong khi nước ta là một nước nông nghiệp, tất cả những đi ều kiện
vật chất khách quan đều thuận lợi để phát triển nông nghiệp; Đồng thời đã
duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao c ấp, c ơ ch ế
xin – cho, có nhiều chủ trương sai lầm trong việc cải cách giá cả, tiền tệ,
tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết đi ểm
nghiệm trọng. Từ đó đã kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội, làm cho
nhân dân bị nghèo nàn, đất nước lạc hậu, hạn chế việc phát huy các ngu ồn
lực, chậm khai thác tiềm năng xây dựng đất nước.
2.1.2. Bệnh duy tâm
Bệnh duy tâm xuất phát từ quan điểm phiến diện và không tôn tr ọng
quan điểm lịch sử cụ thể, đó là việc tuyệt đối hóa lý lu ận coi th ường kinh
nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, vi ệc n ắm lý lu ận ch ỉ d ừng
lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn
chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh duy tâm có 2 dạng :
duy tâm lý luận và duy tâm kinh nghiệm.
Bệnh duy tâm lý luận là việc thuộc lòng lý luận, cho r ằng áp d ụng lý
luận áp dụng vào đâu cũng được không xem xét điều kiện cụ thể của mình.
Ví dụ như theo Mác thì phải xóa bỏ tư hữu dẫn đến việc ta tiến hành cải
tạo XHCN xóa tất cả các thành phần kinh tế nhằm mục đích chỉ cịn 2
thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà không thấy được r ằng "N ền
kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá đ ộ", s ự có m ặt
của nhiều thành phần kinh tế với các mối quan hệ tác động qua l ại c ủa nó
sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn này.
Bệnh duy tâm kinh nghiệm là việc áp dụng nguyên si rập khn mơ
hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương mình mà khơng
sáng tạo, chọn lựa … Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khn mơ hình
CNXH ở Liên Xơ trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà n ước
(ở Liên Xô có bao nhiêu Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), ho ặc
về cơng nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát tri ển công nghi ệp
nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ … Để khắc phục bệnh
duy tâm. ta cần từ bỏ lối nghiên cứu một cách kinh viện, thu ần túy ch ỉ bi ết
giải thích bằng kinh nghiệm, chứng minh lý luận bằng lý luận cần chống
đối lối tư duy bắt chước, sao chép rập khn, thốt ly thực tế, bất ch ấp
những đặc điểm, truyền thống và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước,
của dân tộc tăng cường tổng kết thực tiễn bổ sung phát triển lý luận.
Để đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh t ế tr ầm
trọng, Đại hội Đảng lần VI đã đề ra công cuộc đổi m ới trên c ơ s ở v ận
dụng nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác-LêNin, trong đó có nguyên lý m ối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Phương hướng đổi m ới do
Đảng đề ra là phải “Đổi mới toàn diện, đồng bộ tri ệt đ ể v ới nh ững b ước
đi, hình thức, cách làm phù hợp” (Văn kiện ĐH Đảng lần IX).
Thực tiễn cho thấy, trước sự khủng hoảng của hàng loạt các nước xã
hội chủ nghĩa giai đoạn này, nếu xã hội Việt Nam khơng có sự ổn đ ịnh v ề
mặt chính trị lẫn kinh tế thì đất nước có thể gặp phải những bi ến đ ộng
khó lường, trong đó đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng
kinh tế và ổn định xã hội trên ngun tắc bình đẳng, cơng b ằng, dân ch ủ và
văn minh được biểu hiện như là yếu tố tất yếu của sự phát triển. Như vậy,
để tránh sự bất ổn về chính trị và thốt khỏi khủng hoảng kinh t ế, d ựa trên
quan điểm toàn diện, Đảng đã xác định “đổi mới” phải là cuộc cách m ạng
triệt để, sâu sắc và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã h ội
(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…), từ đổi mới quan ni ệm, t ư duy lý lu ận
đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm
việc. Nếu chỉ đổi mới một lĩnh vực hoặc một khâu nào đó thì cơng cuộc
đổi mới không thể đạt kết quả mong muốn.
Với quan điểm lịch sử cụ thể, Đảng đã xác định mỗi một giai đoạn
phải có bước đi thích hợp, ví dụ như trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH,
việc cải tạo quan hệ SX XHCN phải chấp nhận nhiều thành ph ần kinh t ế.
Văn kiện Đại hội VI xác định: “Nay phải sửa lại cho đúng như sau: Đẩy
mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong
suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với những hình thức và bước đi
thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình đ ộ c ủa
lực lượng sản xuất, ln có tác dụng thúc đẩy s ự phát tri ển c ủa l ực l ượng
sản xuất".
Đồng thời, trong mỗi bước đi của cơng cuộc đổi mới đó ph ải xác
định đúng khâu then chốt để tập trung sức giải quyết, làm cơ sở đổi m ới
các khâu khác, các lực lượng khác. Điều này được khẳng định tại Văn ki ện
Đại hội Đảng lần VI : “lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời thúc
đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực khác”
Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi m ới t ừ đổi m ới v ề
tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối n ội,
đối ngoại;.khơng có sự đổi mới đó thì khơng có mọi sự đổi mới khác. Tuy
nhiên, đứng trước nền kinh tế đang bị khủng hoảng trầm trọng, Đảng ta
đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hi ện th ắng l ợi nhi ệm v ụ đ ổi
mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề c ần thi ết v ề v ật
chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và c ủng c ố ni ềm
tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống XH.
Bên cạnh việc đổi mới kinh tế, Đảng ta xác định nhi ệm v ụ ch ủ y ếu
của toàn Đảng, toàn dân trong đổi mới là ''phát triển kinh tế là trung tâm,
xây dựng Đảng là then chốt''. Trong việc đổi mới tổ chức và cơ chế hành
động của hệ thống chính trị, chúng ta đã đi bước th ận tr ọng và v ững ch ắc,
bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề cấp bách nhất và đã chín muồi,
với việc nhìn thấy đây là việc rất cần thiết nhưng đặc bi ệt ph ức t ạp, nh ạy
cảm và nếu vội vã để xảy ra sai lầm sẽ phải trả giá rất đắc có khi khơng
cứu vãn được.
Song song với việc đổi mới hệ thống chính trị là việc thực hiện tốt
dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Bài h ọc l ớn
là dân chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Kh ắc ph ục nh ững
hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống khuynh
hướng dân chủ cực đoan, quá khích. Dứt khoát bác bỏ mọi mưu toan l ợi
dụng “dân chủ”, “dân quyền” nhằm gây rối về chính trị, chống phá ch ế đ ộ
hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta. Không chấp nhận ch ế đ ộ đa nguyên đa
Đảng.
Trong công cuộc đổi mới, việc xác định bước đi đúng đ ắn ph ải song
song với việc đổi mới hình thức. và cách làm phù hợp t ương ứng v ới t ừng
giai đoạn, từng thời kỳ. Cụ thể như . Phương thức lãnh đạo của Đảng từ
Trung ương đến cơ sở từng bước được đổi mới. Hoạt động của tổ chức
đảng, đảng viên, hệ thống chính trị chuyển theo hướng gắn bó hơn với
nhân dân, tơn trọng lợi ích của nhân dân hiểu dân, tr ọng dân và h ọc dân đ ể
vì dân. Đổi mới cách ra nghị quyết của Đảng ở các cấp theo hướng dân
chủ, thiết thực, dễ hiểu, khả thi gắn với chương trình hành động th ực hi ện
nghị quyết, có phân cơng trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra thực
hiện nghị quyết, Điều lệ Đảng; thông qua cuộc vận động xây dựng chỉnh
đốn Đảng, làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị
Tóm lại, tiếp tục đổi mới tồn diện, đồng bộ và triệt để với những
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp là sự vận dụng đúng đắn các
nguyên lý, quan điểm của triết hoạch Mác LêNin và là bài học kinh nghi ệm
qúy báu của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay, là điều kiện đảm
bảo sự thành công của công cuộc đổi mới trong giai đoạn đã qua cũng nh ư
trong thời gian tới.
2.2. Giải pháp đối với bệnh Chủ quan duy lý trí và bệnh duy tâm
2.2.1. Nâng cao nhận thức lý luận thông qua đổi mới phương th ức đào t ạo,
huấn luyện cán bộ
Cách thức đào tạo cán bộ bấy lâu nay chủ yếu truyền thụ ki ến th ức
một chiều, ít chú ý đối thoại giữa người dạy với người học, thiếu các
chương trình ngoại khóahoặc thực tếđúng nghĩa gắn kết lý luận với thực
tiễn. Vì thế, việc học lý luận mang tính khn sáo, rất hạn chế khi áp d ụng
lý luận vào thực tiễn. Để nâng cao nhận thức lý lu ận c ủa cán b ộ, đ ảng
viên, vấn đề cốt yếu vẫn là tăng cường đào tạo lý luận chính trị. Tuy nhiên,
mơ hình đào tạo phải được đổi mới theo hướng sau đây:
- Xây dựng khung chương trình lý luận hướng nhiều đến thực tiễn,
nhất là giải quyết các vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra. Xác định
đúng“chuẩn đầu ra”của người học đối với mỗi chức danh, trong đó, đối
với cán bộ lãnh đạo, quản lý phải lấy mục tiêu tăng cường năng l ực t ư duy
lý luận, rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và tu d ưỡng tính đ ảng làm
yêu cầu hàng đầu.
- Phương pháp đào tạophải được đổi mới theo hướng thật sự lấy
người học làm trung tâm. Đối với học tập lý luận chính trị, vấn đề là làm
sao để người học sau khi được nâng cao nhận thức lý luận có thể tự phát
hiện các vấn đềvàtự giải quyết các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý do cơng
tác của mình đòi hỏi. Muốn vậy, trong học tập, phải dành nhiều thời gian
cho trao đổi, thảo luận các vấn đề một cách đến nơi, đến chốn.
- Cải tiến các chương trình ngoại khóa và thực tếđể đảm bảo tính
thiết thực. Mỗi chuyến thực tế là một lần đối chiếu lý lu ận v ới th ực ti ễn,
lấy lý luận để soi vào mỗi việc làm cụ thể, lấy thực tiễn để kiểm chứng
lại lý luận.
2.2.2. Cải tạo môi trường, điều kiện làm phát sinh, tồn tại các căn bệnh
này
Các căn bệnh nêu trên có nhiều nguồn gốc phát sinh, bên cạnh nguồn
gốc nhận thức - lý luận, cịn có nguồn gốc từ chính mơi tr ường, đi ều ki ện
ngoại cảnh. Một nền kinh tế tiểu nông, kinh tế thị trường sơ khai sẽ sản
sinh tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa. Phải chuyển sang nền kinh t ế th ị
trường hiện đại, đầy đủ mới khắc phục được phần nào các căn bệnh đó.
Mơi trường tự do ngơn luận, thừa nhận phản biện xã hội thì mới giúp cán
bộ nhìn nhận các vấn đề toàn diện, biện chứng, khắc phục các sai l ầm ch ủ
quan duy ý chí. Cịn ngược lại, trong môi trường thiếu tự do, dân chủ, đ ộc
thoại, dễ dẫn tới độc quyền chân lý và áp đặt ý chí chủ quan sai lầm của cá
nhân cho tổ chức, của cấp trên đối với cấp dưới. Do đó, muốn khắc phục
các căn bệnh này thì phải đồng thời cải tạo mơi trường xã hội bằng đ ẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy mơi trường cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa để rèn luyện cho cán bộ, đảng viên phải thích ứng, thốt ly tác
phong tiểu nơng; bằng dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, tr ước h ết t ự
do về mặt ngôn luận, đảm bảo cho mỗi quyết sách chính trị ln được
phản biện để tránh những sai lầm. Môi trường dân chủ, công khai, minh
bạch sẽ là cách làm tốt nhất để loại bỏ tệ nạn quan liêu, xa dân, không
quan tâm đến nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân, thốt ly thực tiễn.
2.2.3. Xây dựng cơ chế và chính sách phịng chống chủ nghĩa cá nhân, lợi
ích nhóm trong hoạt động thực tiễn
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các căn bệnh nêu trên cịn có
ngun nhân từ chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm. Chính chủ nghĩa cá nhân,
lợi ích nhóm, cùng với cơ chế, luật pháp chưa thật sự hoàn thiện, đã bị một
bộ phận cán bộ lợi dụng “cơng quyền” để đạt “lợi tư”. Những người này
miệng nói vì dân, nhưng hành vi thì lại theo dẫn dắt của l ợi ích cá nhân, l ợi
ích nhóm. Nó làm biến dạng các nguyên tắc phương pháp lu ận c ủa ch ủ
nghĩa duy vật biện chứng. Phòng ngừa và đấu tranh với các căn bệnh này
không chỉ bằng nâng cao nhận thức, mà quan trọng hơn là xây dựng cơ chế,
luật pháp đủ mạnh và chặt chẽ để cán bộ, công chức không thể lợi dụng
chức quyền để mưu lợi. Đó là hệ thống cơ chế và luật pháp bu ộc ph ải
minh bạch mọi thông tin về chủ trương, chính sách gồm c ả khi ở d ạng d ự
thảovà khi tổ chức thực hiện,đặc biệt đối với các vấn đề tổ chức cán bộ và
phân bổ nguồn lực tài chính, đất đai. Đó là cơ chế buộc cán b ộ ch ấp nh ận
cạnh tranh, bỏ phiếu tín nhiệm và bất tín nhiệm, mỗi quyết sách phải lấy ý
kiến rộng rãi của chuyên gia và nhân dân. Đó là cơ chế thừa nhận vai trị
của các nhóm áp lựcđể mỗi cán bộ lãnh đạo khi quyết định b ất c ứ v ấn đ ề
gì phải tính tốn đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của các nhóm dân cư
trong xã hội mà chính sách ấy sẽ tác động sau khi ban hành. Đó là cơ chế tự
do ngôn luận để đặt mọi hành vi của cán bộ trong sự giám sát c ủa báo chí,
của nhân dân, sử dụng báo chí trở thành một kênh giám sát và phản bi ện xã
hội.
2.2.4. Thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình
Đối với đảng cộng sản cầm quyền, tự phê bình và phê bình là một
cách thức để hạn chế các căn bệnh này. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh, phê
bình là để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phải tiến hành như r ửa m ặt
hàng ngày. Các căn bệnh nêu trên rất dễ vấp phải trong cơng việc hàng
ngày, nếu tăng cường phê bình và tự phê bình trên tinh thần đồng chí, giúp
nhau tiến bộ, sẽ có ý nghĩa nhất định cho phịng ngừa và sửa chữa. Trong
mối quan hệ giữa tự phê bình và phê bình, nếu đạt được tự phê bình thật
sự thì đó là người đạt được trình độ giác ngộ cao, luôn soi xét các sai lầm
và tự điều chỉnh, sửa chữa, nhất là đứng từ giác độ đạo đức cách mạng.
Cịn phê bình của đồng chí giúp nhìn nhận các sai l ầm mà t ự b ản thân m ỗi
người không thể nhận thức được. Tất nhiên, trong phê bình phải chú ý là
phê bình việc chứ khơng phải phê bình người, phê bình với tinh thần xây
dựng chứ khơng “bới lơng tìm vết” hay lợi dụng phê bình đ ể h ạ b ệ lẫn
nhau.
2.2.5. Xây dựng hệ thống phản biện chính sách và kiểm sốt quyền lực có
hiệu quả
Trong điều kiện dân chủ hóa ngày càng mở rộng và nhà nước pháp
quyền XHCN dần định hình thì xây dựng hệ thống phản biện xã h ội và
kiểm sốt quyền lực có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa và kh ắc ph ục các
căn bệnh này. Khơng có mơ hình quản lý nào là hồn hảo, nhưng mơ hình
được xem là tối ưu hơn khi các sai lầm còn mới ở dạng khả năng đã có th ể
bị phát biện và nhờ đó khắc phục. Phản biện xã hội là cách th ức góp ph ần
giúp cho các sai lầm khi mới “thai nghén” có thể được phát hiện và phòng
ngừa. Hệ thống phản biện xã hội đảm bảo cho mỗi quyết định trước khi
ban hành phải chấp nhận sự cọ xát với các ý kiến trái chiều, t ừ đó phát
hiện ra các sai lầm, khuyết điểm khi ở dạng dự thảo, hạn chế được sai
lầm ở khâu tổ chức thực hiện và vì thế tránh được tổn thất. Trong đi ều
kiện lợi ích nhóm phức tạp thì phản biện xã hội là một cách thức để hóa
giải các áp lực của nhóm lợi ích. Hệ thống kiểm sốt quyền lực có hi ệu
quả nhằm làm cho quyền lực khơng bị tha hóa, đảm bảo mỗi văn b ản pháp
luật được ban hành đều thể hiện được ý chí của nhân dân, mỗi quy ết đ ịnh
chính trị khơng rơi vào chủ quan duy ý chí. Kiểm sốt quyền lực đ ược th ực
hiện bao gồm cả kiểm soát bên trong hệ thống chính trị và ki ểm sốt t ừ
ngồi xã hội đối với nhà nước. Mở rộng các hình thức dân chủ tr ực ti ếp có
ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo cho giám sát xã hội và kiểm sốt xã
hội, nhờ đó hạn chế các nhận thức và hành vi sai lầm của cán b ộ, công
chức.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam là một sự nghiệp rất khó
khăn, phức tạp, nó như cuộc chiến đấu kháng chiến trường kì của Đảng
và nhà nước.Với những biến động trước tình hình kinh tế của nhiều
nước trên thế giới đòi hỏi Đảng và nhà nước phải kiên trì, gi ữ v ững
lịng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn, đồng thời phải tỉnh táo, nh ạy
bén thích ứng kịp thời với thực tế biến đổi từng ngày từng giờ.
Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, vận dụng thành thạo phép Biện chứng Duy vật vào việc
nghiên cứu và quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ quan hệ giữa kinh t ế
và chính trị trong cơng cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc
dân, nhất định chúng ta sẽ trở thành những nhà quản lý giải góp phần
xứng đáng vào cơng cuộc đổi mới của đất nước,tạo điều kiện để nền
kinh tế Việt Nam phát triển cao, từ đó nâng cao vị trí Việt Nam trên
chính trường quốc tế, góp phần củng cố sự ổn định về chính trị của đất
nước. Đó là lương tâm của những người làm công tác quản lý kinh tế
chính trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình triết học Mác-Lênin tập 2 CNXB chính trị quốc gia
2.
Văn kiện đại hội tồn quốc lần VI
3.
Văn kiện đại hội toàn quốc lần VII
4.
Văn kiện đại hội toàn quốc lần VIII
5.
Kinh tế 1998 -1999 Việt Nam và thế giới(thời báo kinh tế Việt
Nam )
6.
Thời báo kinh tế Việt Nam
7.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế.