Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

bài giảng chuyên đề ngữ văn lớp 10 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.14 KB, 17 trang )

Ngày soạn : 27/01/2018
ĐẠI CÁO BÌNH NGƠ(1)
(Nguyễn Trãi)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
............................................................................................................................. ..........
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ..................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ..................
..............................................................................
2. Kĩ năng:
Có kĩ năng đọc –hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu - đặc trưng
thể cáo.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
- Giáo dục bồi dưỡng ý thức dân tộc, u q di sản văn hóa của cha ơng. Có thái
độ tôn trọng và tri ân với những người anh hùng dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp (Tội ác
của giặc Minh với việc huỷ diệt môi trường). Thực hành luyện đề.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của HS
3. Bài mới:
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Về nội dung
a) “Đạicáo bình Ngơ”có ý nghĩa trọng đại của bản tuyên ngôn độc lập dân tộc
Ngay ở phần đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định chân lí khách quan về sự tồn tại độc
lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Chân lí đó có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.
Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản đẻ xác định dân tộc ta có quyền độc lập, tự
chủ : cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, nền văn hiến lâu đời, lịch sử
riêng, chế độ riêng và “hào kiệt khơng bao giờ thiếu.
b) “Đạicáo bình Ngơ” là áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn
Bài cáo khẳng định truyền thống yêu nước, truyền thống nhân nghĩa của dân tộc
Việt Nam, lên án tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện
niềm tin vững chắc vào nền độc lập dân tộc.


c) “Đạicáo bình Ngơ” áng văn chứa đựng tư tưởng nhân văn
Bài cáo khẳng định tư tưởngnhân nghĩa (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân
điếu phạttrướclo trừbạo”),tốcáo tội áckẻthùtrênlập trườngnhân nghĩa,vìquyền sống
conngười và khẳngđịnh truyềnthốngnhânđạocủangười Việt Nam (“Thần vũ chẳng giết
hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”,…).
2. Về nghệ thuật
a) Đặc trưng cơ bản của thể cáo: thể văn nghị luận, do vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng
với mục đích tuyên bố một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện ; được
viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu ; có kết
cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, lời văn trang trọng, hùng hồn.
- Nguyễn Trãi đã vận dụng sáng tạo, thành công thể cáo : bài đại cáo (chứ không
phải loại văn cáo thường ngày), được viết theo lối văn biên ngẫu, có vận dụng thể tứ lục,
kết câu bốn phần (nêu luận đề chính nghĩa; vạch rõ tội ác kẻ thù; thuật lại quá trình cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa), sử dụng
nhiều hình tượng nghệ thuật; sinh động, gợi cảm.
b) “Đại cáo binh Ngô” có sự kết hợp hài hố gíữa yếu tố chính luận và chất văn
chương

- Kất cấu chặt chẽ, lập luận lơgic, sắc bén. Bài cáo được kết cấu theo trình tự phần
mở đầu nêu luận đề chính nghĩa; phẩn thứ hai soi sáng tiên đề vào thụt tiễn, lên án hành
động phi nghĩa của giặc Minh, khẳng định, ngợi ca sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân
Đại Việt; phần cuối rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn để khẳng định chiến
thắng và tương lai dân tộc, cách lập luận của tác giả rất logic, sắc bén : thống nhất trên
lập trường yêu nước và nhân nghĩa, có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
- Lời văn giàu cảm xúc : tác giả không tả hoặc thuật lại một cách khách quan mà
thường thể hiện thái độ, cảm xúc của người viết (“Ngẫm thù lớn há đội trời chung - Căm
giặc nước thế không cùng sống”, “Những trằn trọc trong cơn mộng mị-Chỉ băn khoăn
một nỗi đồ hồi” ...).
- Câu văn giàu hình tượng : tác giả diễn đạt tư tưởng bằng những hình tượng nghệ
thuật sinh động, làm cho câu văn có sức mạnh gợi cảm, truyền cảm (“Độc ác thay trúc
Nam Sơn không ghi hết tội - Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi”, “Gươm
mài đá đá núi cũng mịn - Voi uống nước nước sơng phải cạn”,...).
PHẦN 2: LUYỆN ĐỀ
Đề 1: Mở đầu bài Bình Ngơ đại cáo, NT có viết “Việc nhân nghĩa… bạo”. Em
hiểu hai câu như thế nào? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được NT thể hiện
qua suốt bài Bình Ngơ đại cáo.
Gợi ý:
* Giải thích:
– “Nhân nghĩa”: Cốt lấy việc “yên dân” làm mục đích
– Yên dân: làm cho dân được sống yên ổn, an cư lạc nghiệp
=> quan niệm của NT có tính nhân dân.
– Nhân nghĩa phải trừ kẻ tàn bạo:


+ Nhân nghĩa ko thụ động mà phải tích cực hành động.
+ Trừ bạo để yên dân.
*Chứng minh:
– Xét việc quá khứ:

+ Những triều đại hưng thịnh đều do lấy việc “yên dân” làm gốc.
+ Những kẻ bạo tàn, phi nghĩa, làm hại việc yên dân đều chuốc lấy thất bại: “Lưu
Cung…..Ô Mã”
– Xét tội ác của giặc Minh:
+ Nhiều vô kể, tác giả ko chỉ tố cáo tôi ác của giặc và khẳng định đó là tội ác “trờ i
khơng dung đất khơng tha” mà cịn bày tỏ lịng căm phẫn của mình thể hiện tư tưởng
yên dân trừ bạo.
– Nhìn lại buổi đầu cuộc kháng chiến chống Minh: Đó là cuộc chiến đấu vơ cùng
khó khăn nhưng là cuộc chiến đấu vì dân trừ bạo người lãnh đạo biết dựa vào sức dân
(D?c)
+ Lược thuật các chiến công: Nhờ có chính nghĩa, có chiến lược qn sự tài giỏi
nên ta dã trừ được bạo tàn
+ Vì “Yên dân” nên tha cho giặc về nước, bảo toàn lực lượng của ta (D/c)
– Tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh:
+ Chiến thắng là để thanh bình, để duy tân, thực hiện được lí tưởng “yên dân”
=> Từ tưởng “yên dân trừ bạo” là quan điểm lớn để lí giải cái đúng sai, thành bại
mang quan điểm nhân dân, lòng yêu nước của NT xuyên suốt bài BNĐC.
BÀI THAM KHẢO
Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các
tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng
chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi giặc cứu
nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa
quân Lam Sơn. Ông đã góp cơng lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong
niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi giao cho
Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngơ đại cáo” tun bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.
“Bình Ngơ đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc
kháng chiến.
Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều
dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ
hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong mơi trường hồ

bình, n ổn làm ăn, khơng lâm vào cảnh chết chóc ,đau thương.
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”
Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc.
Nhân nghĩa ở đây khơng phải là lịng thương người một cách chung chung, mà nhân
nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn n dân thì khi có giặc
ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.
Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền
quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã riêng


Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Đó là niềm tự hào dân tộc “…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính
trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn giặc cướp nước, bán nước:
“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc
….
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”
Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành cơng , khơng nhân
nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm lược đã:
“Dối trời, lừa dân đủ mn nghìn kế

Gây binh, kết ốn trãi hai mươi năm
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”
Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường”
“máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”
Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa qn ta đã:
“Đánh một trận, sạch khơng kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim mng”
Qn ta chiến thắng vì đã:
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
Nhân nghĩa cịn là tinh thần u chuộng hồ bình, cơng lý, tình nhân loại , là sự hiếu
sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã
mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:
“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thơng ,Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
Họ đã tham sống sợ chết mà hồ hiếu thực lịng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”
Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian
khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng.
Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngơ đại cáo ” thể hiện tinh thần nhân bản và giá
trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa, hiệu
triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hồn tồn.
Đề bài 2 : Có ý kiến cho rằng, Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi là một
“thiên cổ hùng văn”. Qua việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý :


Bỉnh Ngô đại cáo của Nguyễn Trãilà áng văn bất hủ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đề yêu cầu phân tích tác phẩm đé làm sáng tỏ nhận định tác phẩm ấy là một “thiên cổ
hùng văn”, tức là u cầu một sự phân tích theo hướng, khơng phải là sự phân tích chung
chung. Vì vậy, cần làm rõ về hoàn cảnh sáng tác, bố cục, thế loại, chủ đề của tác phẩm
khi phân tích.
1. Hồn cảnh sáng tác
Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, tháng 1 nãm 1428, nhân dân ta dưới
ngọn cờ của Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi tổ
chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngơi hồng đế. Nguyễn Trãi thay
mặt nhà vua viết Bình Ngơ đại cáo (Đại cáo bình Ngơ) để tun bố cho tồn dân biết rõ
cơng cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy nan đã thắng lợi, từ đây dân tộc bước vào một
kỉ nguyên mới, kỉ ngun hịa bình, thống nhất.
2. Tựa đề
Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại cáo bình Ngơ, nghĩa là tuyến cáo rộng rãi
về việc dẹp yên giặc Ngô. Tên Bình Ngơ đại cáo là cách đảo lại tựa đề cho dễ hiếu, chứ
chưa hẳn là dịch. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của người Việt xưa đối với thế lực phong
kiến phương Bắc, với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, qn Ngơ chính là giặc Minh.
3 Thể loại
– Bài văn được viết theo thể cáo, thế văn biền ngẫu, thường ra đời nhằm công bố sự
kiện trọng đại của quốc gia hoặc sau một cuộc kháng chiến lâu dài. Đây là văn kiện chính
luận, khơng phải lúc nào người ta cũng dùng.
– Kiểu câu trong văn biền ngẫu: tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc.
4. Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến chứng cớ cịn ghi): nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
– Phần 2 (Vừa rồi… chịu được): tố cáo tội ác của giặc Minh.
– Phần 3: thuật lại quá trình kháng chiến.
– Phần 4 (Xã tắc … Ai nấy đều hay): tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra kỉ nguyên

hòa bình, khẳng định địa vị, tư thế của đất nước.
5. Phân tích
5.1 Nêu lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến
– Tư tưởng nhân nghĩa:
Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
+ Đập lại luận điệu của quân Minh
+ Cuộc chiến của ta vì dân -> nội dung khác, cụ thể hơn (liên hệ).
+ Giải thích -> chiến đấu vì trừ bạo -> qn Minh, bọn tay sai.
=> Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi khơng cịn là quan niệm đạo đức hạn hẹp
mà là một tư tưởng xã hội: phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc, n bình.
– Tư cách độc lập của dân tộc:
+ Biểu hiện: tên đất nước, nền văn hóa riêng, bờ cõi, phong tục, nền chính trị, nhân
tài.
=> Khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia (so với các tác phẩm trước Nam quốc sơn
hà, Hịch tướng sĩ).
+ Giọng văn: sảng khoái, tự hào.
+ Cách viết: câu văn biền ngầu “Từ Triệu, Đình, Lí, Trần… Cùng Hán, Đường,
Tống, Nguyên..” -> bình đẳng, ngang hàng (đế).
=> Cuộc chiến đấu của ta là chính nghĩa.
5.2 Tố cáo tội ác của giặc Minh


– Liệt kê hàng loạt:
Khủng bố (thiêu sống, chôn sống), bóc lột (thuế má: nặng thuế khóa; phu phen:
những nỗi phu phen nay xây mai đập đất…; dâng nạp: dòng lưng mị ngọc, đãi cát tìm
vàng, bắt dị chim trả, bắt bẫy hươu đen…; diệt sản xuất: tàn hại cả giống cơn trùng cây
cỏ; diệt sự sống: “Nheo nhóc thay kẻ góa bụi khốn cùng…”.
– Tội ác man rợ nhất của giặc Minh được miêu tả trong câu:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, lại vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội.
=> Lột tả tội ác tày trời của giặc, làm rõ sự bất nhân phi nghĩa của bọn chúng. Đó
cũng là lí do vì sao nhân dân ta phải kháng chiến.
5.3 Lược thuật cuộc kháng chiến
5.3.1 Buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa
– Hình tượng trung tâm là anh hùng Lê Lợi (Ta đây…).
+ Tập trung miêu tả về nội tâm: ngẫm, đau lịng nhức óc, nếm mật nằm gai, giận,
suy xét, đắn đo, trằn trọc, băn khoăn.
=> Chân dung tâm trạng Lê Lợi: lòng yêu nước, căm thù giặc, quvết tâm cao, nung
nấu nghiền ngầm chí lớn, là người nhìn xa trơng rộng.
+ Hình tượng Lê Lợi có sự gởi gắm tâm trạng của Nguyễn Trãi, của toàn dân->
chân thực, xúc động.
– Khó khăn trong buổi đầu kháng chiến:
+ Chênh lệch về lực lượng: ta yếu, địch mạnh.
+ Thiếu thốn về vật chất.
+ Hiếm nhân tài.
– Vì sao vượt qua được?
+ Ý chí, tấm lịng cầu hiền.
+ Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, đánh bất ngờ, đánh nhanh.
+ Dựa vào sức mạnh nhân dân.
+ Lấy nhân nghĩa làm cơ sở.
– Giọng điệu: trầm lắng, suy tư.
5.3.2 Lược thuật chiến thắng
– Diễn tả của trận đánh qua 3 bước
+ Phản công: –
Bồ Đằng – Trà Lân -> bất ngờ; câu văn ngắn, chắc, hình ảnh bất ngờ: sấm vang
chớp giật, trúc chẻ tro bay.
Giặc: sợ hãi.
+ Tiến công:

Tây Kinh, Đông Đô-> nơi đầu não của giặc.
Trận chiến ác liệt -> hình ảnh máu chảy thành sông, thấy chất đầy nội, giặc thất bại
thảm hại,
Mưu phạt tâm cơng dùng ngọn cờ chính nghĩa, dùng mưu trí và thu phục lịng
người.
+ Đánh qn cầu viện:
Giặc tiến sang rầm rộ (câu văn dài) hai mũi tiến cơng từ Khâu Ơn và Vân Nam.
Ta: đánh bất ngờ, dứt khoát: chặt, tuyệt.
Nhịp văn ngắt bất ngờ.
Liệt kê-> chiến thắng dồn dập.
Hình ảnh đối lập giữa ta và giặc.


=> Khắc họa sự thất bại thảm hại của kẻ thù và sức mạnh, khí thế của quân ta.
Giọng điệu: sảng khoái, hào hùng khi khắc họa tư thế của những người chiến thắng.
– Thái độ nhân nghĩa yêu chuộng hịa bình:
Giọng văn chậm rãi, khoan thai.
Tha chết cho kẻ thù, cấp ngựa và thuyền để về nước.
Muốn nhân dân nghỉ sức.
Tính kế lâu dài.
5.4 Tun bố hịa bình
– Giọng văn vui mừng, tin tưởng vào hịa bình lâu dài (Giang sơn từ đây đổi mới…
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu).
– Một loạt các từ tả vũ trụ -> cảm hứng độc lập dân tộc được nâng lên gắn liền với
cảm hứng vũ trụ bao la vĩnh hằng. Mặt khác thể hiện ý thức về sự thiêng liêng tôn kính
lịch sử.
6. Chủ để
Bình Ngơ đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào,
niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo, cả khí
phách hào hùng của dân tộc.

7. Kết luận
– Bình Ngơ đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng
hiếm có nên mãi mãi là áng thiên cổ hùng vãn.
– Bài cáo thể hiện năng lực cấu trúc tác phẩm, nghệ thuật đạt đến trình độ hồn
chỉnh, năng lực tư duy hình tượng sắc sảo, biến hóa, hấp dẫn phù hợp với cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm.
Gợi ý 2 :
*Giải thích “Thiên cổ hùng văn”; áng văn hùng tráng cả nghìn đời cịn lưu truyền.
Vì:
– Nội dung thể hiện một tinh thần yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu hết sức
mạnh mẽ quyết liệt, khí thế hào hùng, lịng căm thù giặc sơi sục.
– Ghi lại một thời kì đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng
chiến chống Minh với những chiến lược chiến thuật hết sức đúng đắn và sáng tạo đã đem
lại những trận đánh long trời lở đất làm cho quân thù phải khiếp sợ, đẩy chúng đến sự
thất bại toàn diện và nhục nhã.
– Với nghệ thuật xuất sắc: lời văn biền ngẫu hùng tráng, hơi văn cuồn cuộn như bão
giơng, sóng lớn, từ ngữ sắc bén như những nhát dao chém vào quân xâm lược, p hép đối
kết hợp với cấu trúc câu của loại phú cận thể tạo nên tiết tấu mạnh mẽ thể hiện cảm xúc
hào sảng bừng bừng trong huyết quản của tác giả ngay trong những ngày nghĩa quân Lam
Sơn thắng trận giòn giã.
 Bài cáo mãi là âm vang hào hùng trên non sông đất Việt và ghi lại được ý chí,
khát vọng chiến thắng, hồ bình, độc lập của tồn dânvì:
– Vì đã khẳng định được quyền tự chủ và ý chí chiến đấu đến cùng để giành quyền
tự chủ của dân tộc trước một tên xâm lược sừng sỏ nhất châu Á.
– Bài cáo còn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa để khẳng định đạo lí ngàn đời của nhân
dân VN.
– Sự bất hủ của bài cáo còn là do thiên tài nghệ thuật của NT
– Sự tồn tại vượt thời gian của bài cáo cịn có sự góp phần của dịch giả -> bài dich
chữ Nơm quả là một cơng trình dịch thuật xuất sắc.
*Chứng minh:



– BNĐC là bản hùng ca xuất sắc về nội dung và nghệ thuật:
+ Ca ngợi đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng tràn đầy sức mạnh của lòng tự
tin và tự hào : “Như nước ĐV…..còn ghi”
+ Một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Nướng…..chịu được” > thể hiện lòng căm thù sôi sục của tác giả:
 Nỗi niềm trăn trở âu lo cho vận mệnh của đất nước thể hiện tình yêu nước thương
dân sâu sắc “ Ngẫm thù lớn…..đồ hồi”
 Cảm xúc dạt dào khi có cơ hội khởi nghĩa, khi tập hợp được lực lượng nhân dân,
khi lực lượng nghĩa quân đã phát triển: “nhân dân bốn cõi…phới”
 Chiến lược, chiến thuật tài tình và chiến thắng vang dội là trọng tâm làm nên cảm
xúc vừa mãnh liệt vừa trữ tình cho áng văn chương bất hủ: “Thế trận xuất kì lấy yếu
chống mạnh…” , “Đem đại nghĩa…tàn”
+ Các câu tường thuật chiến thắng là những lời hào hùng nhất như có sức mạnh xơ
núi, lấp biển “ Trận Bồ Đằng….ngàn năm”, “Ngày mươi tám…”, “ Gươm mài đá….”
+ Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tươi vui nhất, là niềm hạnh phúc
dạt dào.
=> Tư tưởng nhân nghĩa là nguồn gốc của giá trị văn chương, là cái bệ phóng để
đưa tác phẩm từ quá khứ vào tương lai và trường tồn mãi mãi.
Đề 3: Tinh thần nhân đạo thể hiện trong Đại cáo bình Ngơ.
Gợi ý :
– Nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại bắt nguồn từ truyền
thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, chịu ảnh hưởng của
tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Chủ nghĩa nhân
đạo trong văn học trung đại được thể hiện phong phú, đa dạng ở lòng thương người, lên
án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, đồng thời khẳng định, đề cao con
người về mối quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người. Trong tác phẩm
“Bình Ngơ đại cáo”, những đặc điểm trên đã được Nguyễn Trãi thể hiện hết sức điêu
luyện, và phải là một người thực sự có tâm với nước với dân thì mới có thể viết được như
vậy.

– Tội ác của giặc Minh nhiều khơng kể xiết, chúng khơng từ bất kì một thủ đoạn
nào để cướp nước ta. Trong “Bình Ngơ đại cáo” tội ác bất dung của chúng đã được
Nguyễn Trãi tái hiện lại hết sức chi tiết khiến cho người đọc cũng cảm thấy rùng mình và
khiếp sợ.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
khơng dừng ở đó chúng cịn đặt ra hàng trăm nghìn thứ thuế để bóp cổ dân ta, bắt
dân ta kẻ bị vào chốn “Rừng sâu nước độc” để “Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn
lưới chăng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng- khốn nỗi rừng sâu nước độc”, “Kẻ bị
đem xuống biển dòng lưng mị ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng”. Vơ cùng căm
phẫn trước tình cảnh đất nước lầm than, Nguyễn Trãi không thể nào ăn ngon ngủ yên,
ông luôn trằn trọc nghĩ suy cho vận mệnh đất nước, cho nỗi cơ cực kinh hồng của nhân
dân:
“Căm giặc nước thề khơng cùng sống
Đau lịng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”


– Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Trãi không chỉ bó hẹp ở chỗ thương dân, mà nó
cịn lan rộng ra thành lòng độ lượng từ bi, sẵn sàng mở lượng khoan hồng, cùng với Lê
Lợi cung cấp lương thực, thuyền bè và những phương tiện cần thiết khác hỗ trợ cho giặc
Minh bị thất trận, đầu hàng về nước. Không những không đuổi cùng giết tận bọn giặc
hung tàn, nghĩa quân Lam Sơn còn ban cho họ một cơ hội sống thứ hai vì họ đã xin đầu
hàng. Lê Lợi đã kết thúc chiến tranh,”mở đường hiếu sinh” trao trả cho nhà Minh hàng
chục vạn tù binh.
“Họ đã tham sống sợ chết mà hịa hiếu thực lịng
Ta lấy tồn quân là hơn, để nhân dân nghỉsức”.
– Khởi nghĩa để “trừ bạo ” và “yên dân “, kết thúc chiến tranh để chấm dứt đổ máu,
để bảo vệ “toàn quân “, “để nhân dân nghỉ sức “.

Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Vương Thơng, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Vơ vàn những tội ác dã man, khốc liệt mà giặc Minh đã nhẫn tâm đè nặng lên dân
ta, khiến dân ta phải sống trong cảnh địa ngục trần gian, đất nước ta bị chia cắt, đau khổ,
uất hận không sao kể hết. Nhưng khi cuộc chiến tranh cứu nước giành thắng lợi, giặc
Minh tháo chạy, đầu hàng, ta khơng tính tốn món nợ ốn thù mà còn đưa tay cứu vớt,
cho họ một con đường quay đầu là bờ, đối đãi với họ bằng nhân nghĩa, “ lấy chí nhân để
thay cường đạo”. Dân ta chỉ mong muốn tạo dựng một cuộc sống ấm no, đất nước n
ổn, hịa bình, an cư lạc nghiệp chứ khơng muốn tạo thêm ốn thù biết trả đến đời nào
xong.
Đề 4: Đặc sắc nghệ thuật của Bình Ngơ đại cáo.
Gợi ý:
– Thể loại: thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán,
thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thơng báo một chính sách, một sự kiện
trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, cơng báo trước tồn dân. Bài cáo có bố cục chặt
chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng
sinh động, gợi cảm.
– Ngơn từ chỉ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu gian khổ và chiến
thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hồn tồn của quân Minh.
Giá trị sử học của đoạn văn này rất nổi bật thể hiện ở sự ghi chép trung thực nhiều sự
kiện lịch sử và khái quát sâu sắc nhiều chân lý lớn của thời đại. Bên cạnh đó nghệ thuật
sáng tạo văn chương của tác giả cũng hết sức xuất sắc. Những chặng đường chính của
q trình chinh chiến hàng chục năm được kể lại tường tận mà không bề bộn vì bút pháp
của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lại những chiến thắng của quân ta, vừa đúc kết những
nguyên lý quân sự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự về những thất bại liên tiếp của
quân giặc vừa kết hợp luận tội chúng, đặt chúng trong sự tương phản với quân ta. Sự lúng
túng, thất bại của quân xâm lược không chỉ thấy qua những sự kiện mà còn thể hiện bằng
những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ phương Bắc.

– Văn biền ngẫu chỉ yêu cầu cơ bản là mỗi câu gồm hai vế cân xứng còn độ dài câu
văn, sự ngắt nhịp là do cảm quan của từng người viết. Nguyễn Trãi rất linh hoạt chính ở
chỗ đầy bó buộc này. Nhạc tính của câu văn Bình Ngơ đại cáo đa dạng, phù hợp với nội
dung câu văn tự sự, trữ tình hay nghị luận. Ơng tun ngơn bằng câu súc tích, chắc nịch
Ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang. Miêu tả tội ác quân thù, ông lại sử


dụng thủ pháp trùng điệp, như cố ghi hết tội ác to lớn, trời không dung, đất không tha của
chúng.
– Nghệ thuật miêu tả các trận đánh dùng lối đặc tả, rất biến hóa, lúc ghi lại hình ảnh
thảm bại, thảm họa của lũ tướng tá Thiên triều, lúc thì miêu tả cảnh chiến trường rùng
rợn. Kết cấu tương phản đối lập được tác giả vận dụng sáng tạo để làm nổi bật giữa ta và
địch, chính nghĩa và phi nghĩa, đại thắng và đại bại… Cách dùng từ, sáng tạo hình ảnh,
các biện pháp đối xứng và thậm xưng cho thấy một bút pháp nghệ thuật kỳ tài, tạo nên
âm điệu anh hùng ca. “Bình Ngơ đại cáo ” là khúc ca thắng trận vô cùng oanh liệt, cho ta
bao xúc động tự hào:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mịn,
Voi uống nước, nước sơng phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông…”
– Sự kết hợp hài hịa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn
chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động.
Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh
liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu
đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sơi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót
thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc
kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân
tộc, đất nước.
“Bình Ngơ đại cáo “cho ta thấy một bút lực và tài học vô song của ức Trai. Cáo là
một thể văn cổ điển rất trang nghiêm, để thơng báo cho tồn dân một sự kiện quan trọng.

Sự nghiệp “bình Ngơ ” kéo dài trong 10 năm trời. Quân và dân ta trải qua muôn vàn gian
lao thử thách, lập bao chiến công lẫy lừng…, từ những tháng năm lầm than đến ngày toàn
thắng “bốn phương biển cả thanh bình “, thế mà Nguyễn Trãi đã viết một cách hàm súc:
bài đại cáo chỉ dài 1343 chữ. Cảm hứng nhân nghĩa, cảm hứng anh hùng và khát vọng
độc lập, hồ bình đã tạo nên tầm vóc văn chương, màu sắc sử thi của bài đại cáo bình
Ngơ, bản anh hùng ca Đại Việt. Ngịi bút nghệ thuật của Nguyễn Trãi rất biến hóa trong
miêu tả và tự sự, trong trữ tình và bình luận, vừa sắc sảo và thấm thía, vừa đa thanh; lúc
thì đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lúc thì thắm thiết căm giận, lúc thì mạnh mẽ, hùng
tráng… Đất nước và con người Đại Việt được nói đến trong bài đại cáo là một đất nước,
một nhân dân văn hiến, anh hùng.
– Bình Ngơ đại cáo được viết để bố cáo việc hồn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại,
bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu
gian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn
của quân Minh. Giá trị sử học của đoạn văn này rất nổi bật thể hiện ở sự ghi chép trung
thực nhiều sự kiện lịch sử và khái quát sâu sắc nhiều chân lý lớn của thời đại.
– Bên cạnh đó nghệ thuật sáng tạo văn chương của tác giả cũng hết sức xuất sắc.
Những chặng đường chính của q trình chinh chiến hàng chục năm được kể lại tường
tận mà khơng bề bộn vì bút pháp của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lại những chiến thắng
của quân ta, vừa đúc kết những nguyên lý quân sự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự
về những thất bại liên tiếp của quân giặc vừa kết hợp luận tội chúng, đặt chúng trong sự
tương phản với quân ta. Sự lúng túng, thất bại của quân xâm lược không chỉ thấy qua
những sự kiện mà còn thể hiện bằng những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ
phương bắc.
– “Bình ngơ đại cáo ” còn là một bản tổng kết chiến tranh 10 năm. Tác giả đã tái
hiện lại toàn bộ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu cờ nghĩa mới phất


lên, trải qua những chặng đường máu lửa, trưởng thành trong thử thách hy sinh, giành thế
chủ động chiến lược , tiến lên đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Xuyên suốt chiều dài
tác phẩm ta có thể thấy được rằng, bên cạnh những câu văn đanh thép tố cáo tội ác của

giặc ấy là sẩn chứa một tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hết sức lớn lao, của vị anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Ơng ln coi nhân nghĩa là lẽ sống ở đời, phẫn nộ trước cảnh
nước nhà ly tan , nhân dân lầm than đau đớn, nhưng cũng thương xót mở lịng từ bi đối
với bọn giạc thất bại quy hàng chứ không báo ân báo ốn, tính tốn tội lỗi xưa. Nguy ễn
Trãi thật sự là một tấm gương lớn về tình yêu nước thương dân để con cháu Đại Việt
ngàn đời sau noi theo và học tập.
Đề 5: Trong dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình Ngơ đại
cáo, Đại tướng Võ Ngun Giáp đã nhận xét: “Bình Ngơ đại cáo có giá trị như bản
Tun ngơn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (…) Bình Ngơ đại cáo cịn là bản
tun ngơn nhân đạo và hồ bình của nhà nước Đại Việt”.Hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên qua tác phẩm Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi.
Dàn ý :
MỞ BÀI
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngơ đại cáo
– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bình Ngơ đại cáo vừa có giá trị của một bản
tun ngơn độc lập của dân tộc, vừa là bản tuyên ngôn nhân đạo và hồ bình của nước ta.
THÂN BÀI :
a. Giải thích:
- Tuyên ngôn độc lập: là văn bản tuyên bố độc lập của một quốc gia, thường ra đời
để khẳng định chủ quyền của một dân tộc; Tuyên ngôn nhân đạo: là tuyên bố về tư tưởng
nhân nghĩa, khẳng định quyền sống của con người, là sự đồng cảm, thương xót trước nỗi
đau của nhân dân, lên án tội ác của kẻ thù; Tun ngơn hịa bình: là tun bố về nền độc
lập, hịa bình của dân tộc.
- Ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến giá trị to lớn của tác phẩm
Bình Ngơ đại cáo. Đây khơng chỉ là văn bản tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền của
quốc gia, mà còn là tác phẩm tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, tuyên bố về nền độc lập,
hịa bình của nước Đại Việt.
b. Chứng minh:
b.1. Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt
– Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá

là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngơ đại
cáo của Nguyễn Trãi chính là Tun ngơn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta.
– Bình Ngơ đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc,
quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
+ Toàn diện vì ngồi hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn
hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử :
“Như nước Đại Việt ta từ trước
… Song hào kiệt đời nào cũng có”
+ Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của
Đại Việt, đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc – đều làm “đế” một phương, tự hào
vì có lịch sử và văn hiến lâu đời.
b.2. Bình Ngơ đại cáo là bản Tun ngơn nhân đạo :


– Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo ngược hại dân
nên trừ đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
– Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của của cuộc khởi
nghĩa:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
– Tư tưởng nhân đạo tha thiết thể hiện trong nỗi đau xót trước thảm hoạ của nhân
dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Vừa rồi nhân họ Hồ chính
sự phiền hà …. Lẽ nào thần dân chịu được”; mở đường “hiếu sinh” cho hàng chục vạn
quân giặc khi đã thất bại đầu hàng “Thần vũ chẳng giết hại …. chân run”.
b.3. Bình Ngơ đại cáo cịn là bản tun ngơn hồ bình của nhà nước Đại Việt.
– Nêu cao khát vọng hồ bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hồ hiếu giữa hai
quốc gia, dân tộc: “Họ đã tham sống sợ chết … nhân dân nghỉ sức”
– Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hồ bình,

độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước: “Xã tắc từ đây … vết
nhục nhã sạch làu”.
c. Đánh giá, nâng cao:
c.1. Nghệ thuật văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển
– Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền
mạch, nhất quán trong hồi văn, giọng văn.
– Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hoá.
– Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch
sử, bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
– Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biền ngẫu linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù
hợp với cảm xúc từng đoạn;nhiều biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, liệt kê…
c.2. Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời
đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi – nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của
lịch sử phong kiến Việt Nam.
c.3. Ý kiến nhận xét của cố Đại tướng thật đúng đắn, sâu sắc đã nhấn mạnh vào giá
trị to lớn của Bình Ngơ đại cáo. Tác phẩm không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ
hai của dân tộc, mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định nền hồ bình độc lập
của nước nhà. Ý kiến cũng giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài năng bậc thầy trong thể văn
chính luận và tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.
KẾT LUẬN
– Đánh giá tài năng của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Bình Ngơ đại cáo
– Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm, ý nghĩa lớn lao và tầm ảnh hưởng của tác
phẩm.
Đề 6: Bằng tình cảm và nhận thức của thế hệ trẻ hơm nay nhìn về văn học của
quá khứ, em hãy nêu những cảm nhận của mình về áng “Thiên cổ hùng văn: Bình
ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Về nhận thức:
-Giá trị tư tưởng của Bình ngơ đại cáo (I).



+ Khái quát và kết tinh tư tưởng yêu nước của thời đại, biểu hiện cụ thể qua tư
tưởng nhân nghĩa.
+ Nêu cao tư tưởng thân dân.
- Giá trị lịch sử:
+ Là bản tổng kết quá trình chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc.
Những khó khăn trong buổi đầu khởi nghĩa.
Tâm huyết, tài năng của bộ tham mưu nghĩa quân.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
+ Bước ngoặc lịch sử có tầm vóc lớn lao, hào hùng của dân tộc.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Mẫu mực về văn chính luận: kết cấu, lập luận, giọng điệu.
+ Kết hợp tự sự với trữ tình.
+ Xây dựng nhân vật lồng ghép với sự kiện lịch sử nhưng vẫn làm rõ được tính cách
nhân vật.
2. Về cảm xúc thẩm mĩ:
- Trình bày cảm xúc hợp lí, thuyết phục, chân thành.
+ Cảm xúc về thời đại, nhân vật lịch sử.
+ Về vẻ đẹp của một áng văn cổ
- Kết hợp nên cảm xúc của thế hệ trẻ đối với Bình ngơ đại cáo nói riêng và của văn
học trung đại nói chung.
Đề 7: Tư tưởng nhân nghĩa là sợi chỉ hồng xuyên suốt tác phẩm Đại cáo bình Ngơ.
Cảm nhận Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nhận định trên.
GỢI Ý LÀM BÀI

1. Giải thích
- Tư tưởng nhân nghĩa: Nhân là yêu thương, trọng người; nghĩa là theo lẽ phải. Tư
tưởng nhân nghĩa là đạo lí của con người đề cao việc yêu thương con người, tạo dựng cho
người, không áp đặt người.
- Tư tưởng này bắt nguồn từ đạo Nho: “Kỉ dục lập nhi lập nhân”, “Kỉ sở bất dục lập

nhi ư nhân”, nghĩa là bản thân muốn đứng được trong xã hội thì cũng làm cho người khác
đứng vững, điều mình khơng muốn thì khơng đem gán cho người.


- Nguyễn Trãi đã kế thừa và nâng tư tưởng ấy một bước: Nhân nghĩa mang nội
dung yêu nước, thương dân, đem lại cuộc sống yên ổn cho người dân. Yêu ước là an dân,
muốn an dân phải trừ bạo, đem lại cuộc sống thái bình cho dân.
2. Biểu hiện cụ thể của tư tưởng nhân nghĩa trong “Đại cáo bình Ngơ”
* Tư tưởng chiến lược xun suốt bài các là tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa được
thể hiện trên hai phương diện:
- Đối với nhân dân: Nhân nghĩa trước hết là đem lại cuộc sống yên ổn cho dân,
đồng thời nhân nghĩa là bảo vệ độc lập chủ quyền hạnh phúc của dân, do vậy phải chiến
đấu đánh đuổi kẻ thù của dân: (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo
trừ bạo”).
Hơn thế nữa nhân nghĩa cịn trở thành phương châm và vũ khí đánh giặc (“Đem đại
nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo”).
- Đối với kẻ thù: Nhân nghĩa thể hiện ở quan điểm đánh giặc bằng mưu kế “Chẳng
đánh mà người chịu khuất - Ta đây mưu phạt tâm công”). Nhân là một khái niệm đạo đức
của Khổng Tử chỉ lòng thương yêu quý trọng con người. Chí nhân (lịng nhân nghĩa ở
mức cao nhất) thể hiện ở phương diện: ta không những không giết kẻ bại trận mà còn cấp
phương tiện cho về nước.
Dùng đại nghĩa và chí nhân để đối xử với kẻ bại trận khơng gây thù ốn để hậu họa
về sau, ấy cũng là đại nghĩa đối với nhân dân.
--› Như vậy, phát động chiến tranh vì nhân dân và kết thúc chiến tranh cũng vì nhân
dân.
* Khát vọng hồ bình, xây dựng nền độc lập, thái bình vững chắc cũng là một biểu
hiện của tư tưởng nhân nghĩa. (Đoạn cuối bài Đại cáo bình Ngơ).
3. Nhận xét
- Tư tưởng nhân nghĩa mang tính nhân đạo. sâu sắc, là đỉnh cao của văn chương
Việt Nam thế kỉ XV.

- Đây cũng là tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm của Nguyễn Trãi.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đối với chúng ta ngày nay vẫn cịn dữ
ngun giá trị.
Đề 8: “Đại cáo bình Ngô” đã biểu hiện được niềm tự hào cao độ của dân tộc ta
trong chiến thắng vẻ vang giành lại được hịa bình và độc lập sau mười năm chiến
đấu gian khổ chống quân Minh xâm lược.
Em hãy chứng minh điều đó qua áng “Thiên cổ hùng văn” đã học.
GỢI Ý LÀM BÀI
Cấu trúc của bài “Đại cáo bình Ngơ” có 5 đoạn:


- Đoạn 1: Nêu luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến: Khẳng định chủ quyền
lãnh thổ văn hiến dân tộc trên lập trường yêu nước thương dân, điều đó đã trở thành sức
mạnh tinh thần cho cuộc kháng chiến.
- Đoạn 2: Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh và chính những đau thương đó đã
biến thành sức mạnh cho dân ta. Tất cả đã chung sức chung lòng hành động làm nên
chiến thắng.
- Đoạn 3, 4: Quá trình chiến đấu gian khổ và giành thắng lợi vẻ vang: Đó là sức
mạnh của tinh thần quật khởi yêu nước chống xâm lược, cả dân tộc đã vượt qua mọi gian
khó, đồn kết một lịng để giành thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa hoà
hiếu, tất cả vì mục đích “n dân” → Đây cũng chính là nét đẹp trong truyền thống ngàn
đời mà mỗi người dân Việt luôn tự hào.
- Đoạn 5: Lời tuyên bố thắng lợi và khẳng định hồ bình trên tồn lãnh thổ.
(Chú ý: Ở cả năm đoạn trên thí sinh cần đặc biệt nhấn mạnh làm rõ: Niềm tự hào
dân tộc được thể hiện trong bài cáo )
Đề 9 Có nhận xét cho rằng: “Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi là áng văn có sự
đàn cài của nhiều giọng điệu”. Từ thực tế cảm nhận của mình về tác phẩm này, anh
(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
- Ở phương diện nghệ thuật, bài Cáo là sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố chính luận

sắc bén và yếu tố văn chương truyền cảm; kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng
nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca
hào hùng, sôi nổi, mãnh liệt cùng một giọng điệu đa dạng gợi nhiều thú vị và hấp dẫn cho
người đọc:
+ Khi thì tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc.
+ Khi thì căm phẫn sục sơi trước tội ác của kẻ thù xâm lược.
+ Khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của dân đen con đỏ
+ Khi tại lo lắng trước những khó khăn và thử thách của cuộc kháng chiến
+ Khi hào hùng trong cảm hứng ngợi ca chiến thắng.
+ Khi thì trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của dân tộc, đất nước.
- Qua phân tích giọng điệu để thấy được một Nguyễn Trãi khơng chỉ tài năng trong
lập luận (lí trí) sắc sảo, chặt chẽ mà còn là con người của những cung bậc tình cảm thể
hiện ở giọng điệu đan cải tạo nên nét đặc trưng rất riêng cho bài Cáo: lúc trầm lúc bổng,
lúc mạnh mẽ dứt khốt nhưng có lúc lại dịu dàng da diết lắng sâu lòng người
- Qua đây để một lần nữa học sinh lập luận và khẳng đình: Nguyễn Trãi là tinh hoa
của dân tộc (sự kết tinh của thời đại Lý Trần) nên giọng điệu bài Cáo cũng chính là giọng
điệu của dân tộc, của nhân dân; góp phần nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng Nhân nghĩa của
tác phẩm -Nhân nghĩa nhân dân


Đề 10: Trong diễn đàn tại lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình
ngơ đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét : “Bình ngơ đại cáo có giá trị
như bản Tun ngơn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (…) Bình ngơ đại cáo
cịn là bản tun ngơn nhân đạo và hịa bình của nước Đại Việt”.
Hãy làm rõ nhận xét trên qua tác phẩm Bình ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi.
GỢI Ý LÀM BÀI
a) “Bình Ngơ đại cáo” là Tun ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt
- Trong lịch sử dân tộc bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá là
bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngơ đại
cáo của Nguyễn Trãi chính là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta.

- Bình Ngơ đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc,
quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
+ Tồn diện vì ngồi hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn
hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử (Như
nước Đại Việt ta từ trước... cũng có).
+ Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của
Đại Việt; đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc - đều làm “đế” một phương, tự hào
vì có lịch sử và văn hiến lâu đời.
b) Bình Ngơ đại cáo là bản Tun ngơn nhân đạo
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo tàn hại dân nên trừ
đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Việc nhân nghĩa…
trước lo trừ bạo).
- Tư tưởng nhân nghĩa trở thành phương châm chiến đấu của cuộc khởi nghĩa (Đem
đại nghĩa để thắng hung tàn… để thay cường bạo).
- Tư tưởng nhân đạo tha thiết biểu hiện trong nỗi đau xót trước thảm họa của nhân
dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược (đoạn văn chép tội giặc: Vừa
rồi… chịu được); mở đường “hiếu sinh” cho hàng chục vạn quân giặc khi đã thất bại đầu
hàng (Thần vũ chẳng giết hại... chân run).
c) Bình Ngơ đại cáo cịn là Tun ngơn hịa bình của nhà nước Đại Việt
- Nêu cao khát vọng hịa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hòa hiếu giữa hai
quốc gia, dân tộc (Họ tham sống sợ chết... nhân dân nghỉ sức)
- Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hịa bình độc
lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước (Xã tắc từ đây... vết nhục
sạch làu).
d) Nghệ thuật văn chính luận đạt cần trình độ mẫu mực, cổ điển
- Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền
mạch nhất quán trong hồi văn, giọng văn


- Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hóa

- Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch
sử; bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biến ngẫu linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù
hợp với cảm xúc từng đoạn.
e) Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời
đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của
lịch sử phong kiến Việt Nam.



×