Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Triết học Mác Lê Nin 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.73 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG
VÀ CÁI ĐƠN NHẤT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN.

Tiểu luận cuối kỳ môn: Triết học Mác – Lênin
Mã môn học & Mã Lớp: LLCT130105E_06FIE
Nhóm Thực hiện: Lambda
Buổi học & Tiết học: Chiều thứ 5 và thứ 6 - Tiết 7- 8
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Trần Ngọc Chung
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2022 - 2023
Nhóm Lambda Chiều Thứ 5, Thứ 6

STT

HỌ VÀ TÊN SINH

MÃ SỐ SINH

TỶ LỆ %

VIÊN

VIÊN



HOÀN

SĐT

THÀNH
1

Trần Văn Quốc

22147019

31%

0396595906

2

Vũ Đức Thắng

22144038

31%

0907607727

3

Nguyễn Đăng Khoa


22147010

22%

0975613642

4

Phạm Mạnh Thịnh

22147023

16%

0328457369

- Ghi chú:
- Nhóm trưởng: Trần Văn Quốc
Nhận xét của giáo viên:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Ngày …… tháng….. năm….
Giáo viên chấm điểm

1



Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu…………………………………………………………………3
2. Mục tiêu nghiên cứu ….………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1 : QUAN NIỆM CỦA PHÉP CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT VỀ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG, CÁI ĐƠN NHẤT.
1.1 Khái lược về phép biện chứng duy vật ………………………………………..…4
1.2 Khái niệm về Cái Riêng - Cái Chung - Cái Đơn Nhất ………………………..…5
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung, và cái đơn nhất …………….5
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận ………………………………………………………6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG
VÀ CÁI CHUNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC
SỐNG.
2.1 Kinh tế …………………………………………………………………………..7
2.2 Chính trị …………………………………………………………………………8
2.3 Văn hóa và xã hội………………………………………………………………..9
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………11
PHỤC LỤC - BẢNG PHÂN CHIA CƠNG NHIỆM VỤ TRONG NHĨM …….12
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………13

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
với mục tiêu dân giàu mạnh, xã hội công bằng , dân chủ , văn minh. Hiện nay con người là
nguồn nhân lực yếu tố quan trọng và lâu dài hàng đầu , quyết định đến sự phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững của đất nước.Với quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh phải quan tâm
và đào tạo để có thể có một nền móng vững chắc trong q trình phát triển đất nước để tạo

ra những con người có tri thức và đạo đức.
Và mỗi cá nhân , gia đình , nhà trường như xã hội có vai trị vơ cùng quan trọng trong
hoạt động phát triển phẩm chất năng lực của các nhân lực của nước ta đặc biệt vấn đề được
quan tâm nhất là những vấn đề của cuộc sống . Theo quan điểm của Mác Lênin " cái riêng
xuất hiện chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ khơng bao giờ
xuất hiện lại , cái riêng là cái không lập lại . cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi cái
riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng sẽ khơng mất đi , mà nó tồn tại ở
nhiều cái riêng khác". Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của mối quan hệ của cái chung và cái
riêng trong các hoạt động phát triển phẩm chất của cuộc sống ngày nay nên em chọn chủ đề:
"Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng để giải quyết vấn đề trong
cuộc sống".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong pháp biện chứng
duy vật của Mác lênin làm rõ về việc giải quyết vấn đề cuộc sống về kinh tế chính trị văn
hóa và xã hội thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Phân tích và đề xuất ra các giải pháp của các vấn đề trong xã hội đời sống như chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội để tăng cường tốc độ phát triển đất nước và cũng để góp thêm
một tiếng nối để ủng hộ đường lối phát triển kinh tế mà đảng và nhà nước ta đang xây dựng
nên.

3


CHƯƠNG 1 : QUAN NIỆM CỦA PHÉP CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT VỀ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG, CÁI ĐƠN NHẤT.
1.1 Khái lược về phép biện chứng duy vật
Ăng ghen đã đưa ra định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật với nội dung cụ
thể như sau:“ Phép biện chứng là những môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và cả tư duy”.
Bên cạnh đó, các chủ thể là những nhà triết học cũng đã nêu ra định nghĩa về phép

biện chứng duy vật dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội.
Trong q trình nhấn mạnh về vai trị của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến, Ăng
ghen đã cho rằng:“ phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”. Hay khi nhấn
mạnh về vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin cũng đã định nghĩa phép biện chứng
chính là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức huyền bí nhất, sâu sắc nhất và khơng có
sự phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức con người
cũng sẽ phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin thực chất là phép biện chứng
được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác – Lê nin là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng
trong các thời kỳ trước học trước đây.
Phương pháp biện chứng cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp
biện chứng cũng đã qua ba giai đoạn phát triển, phương pháp biện chứng được thể hiện
trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó cụ thể đó là: phép biện chứng tự phát, phép
biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật thì đã được thể hiện trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó phép biện chứng duy vật được V.I.Lênin đã phát triển.
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp
lý trong phép biện chứng duy tâm để nhằm mục đích có thể xây dựng phép biện chứng duy
vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức
hồn bị nhất.

4


1.2 Khái niệm về Cái Riêng - Cái Chung - Cái Đơn Nhất
+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn
tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.
+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.
+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng

nhất định.
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung
chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái
chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.
Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể
rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; khơng có cái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất
chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...
Ví dụ, khơng có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không
tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp
nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó khơng thể tồn tại trong nền kinh tế thị
trường.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề
riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng
cái chung.
Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi
vấn đề riêng cần phải xét đến những điều kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù)
của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác
định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tùy từng mục đích có thể tạo ra
những điều kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.

5


Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng
sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thơng qua các tổ chức

trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn
nhất đã trở thành cái chung…
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng. Cái
chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
Cái chung là cái sâu sắc, bản chất chi phối cái riêng nên: Nhiệm vụ của nhận thức là
phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo cái riêng.
Nếu trong thực tiễn, chúng ta không hiểu được cái chung thì khi đi tìm hiểu sâu về cái riêng,
rất dễ rơi vào trạng thái mù quáng, hoạt động một cách mò mẫm, thiếu chủ động. Tuy nhiên,
cái chung biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tùy vào từng cái
riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Chẳng hạn, khi áp dụng những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để
vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động
thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải chủ động tác động vào sự chuyển
hóa cái mới thành cái chung để phát triển nó và ngược lại, tác động cái cũ thành cái đơn
nhất để xóa bỏ nó nhằm mang lại lợi ích cho con người và xã hội.
Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng
vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thơng qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm
ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong
hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận),
sẽ khơng tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất"
có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên
trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi
cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất".

6



CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ
CÁI CHUNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG.

2.1 Kinh tế
Kinh tế đất nước ta đã phải trải qua một thời kỳ dài suy thoái và lạc hậu do ảnh
hưởng của chiến tranh, để bắt kịp với xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới cần phải tiếp
thu và áp dụng được những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật nhân loại. Điều này yêu cầu
Đảng và Nhà nước phải có chính sách đào tạo nên nguồn nhân lực mạnh mẽ, tài giỏi, thích
ứng linh hoạt và biết ứng dụng các thành tựu sẵn có. Để làm được điều đó, đầu tư vào giáo
dục, cơ sở vật chất cũng như nhân lực cho ngành giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng rị rỉ
chất xám là vơ cùng quan trọng.
Chính vì thế, nhà nước cần nắm rõ được điểm mạnh của nền kinh tế trong nước để từ
đó có phương pháp khai thác phù hợp. Chẳng hạn, đất nước ta nằm trong khu vực có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nơng nghiệp vơ cùng phát triển, xuất khẩu những thực phẩm, rau quả
thế mạnh của Việt Nam có thể mang lại hiệu quả rất lớn về lợi nhuận. Thế nhưng ngày nay
xu hướng cơng nghiệp hóa đang rất phổ biến ở nhiều quốc gia và nó cũng chính là yếu tố
quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Ở các quốc gia có nền cơng nghiệp phát
triển tính từ giữa thế kỷ XX đến nay, đã có 2 mơ hình cơng nghiệp hóa rất thành cơng. Mơ
hình thay thế nhập khẩu đã biến các quốc gia Braxin, Mêhicô, Argentina và Chilê thành các
“con hổ” Mỹ La tinh. Sau đó, mơ hình hướng xuất khẩu đã đem lại sự phát triển thần kỳ cho
các “con hổ” Đông Á: Xinhgapo, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Đến đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ XX, Việt Nam đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo phương châm hướng
xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực, mặt hàng có lợi thế. Quá trình
này đã góp phần đem lại cho đất nước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tuy nhiên,
như Đại hội XIII kiểm điểm: “cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đạt được mục tiêu đề ra”.
Trong bối cảnh mới như vậy, các mơ hình cơng nghiệp hóa nêu trên hiển nhiên là khơng cịn
chỗ đứng. Việt Nam cũng như các quốc gia khác, rất cần xác định mới mơ hình cơng nghiệp
hóa, vừa thích ứng với chuỗi giá trị tồn cầu, cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư…, vừa phù
hợp với điều kiện, mục tiêu, yêu cầu của nước nhà. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh


7


tế - xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tại Đại hội XIII nêu rõ mơ hình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới: “Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa
trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của
cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng
điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần
bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới”. Một số ngành
công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát
triển bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công
nghiệp sản xuất rơ-bốt, ơ tơ, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công
nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, cơng nghiệp an tồn thơng tin, cơng nghiệp dược
phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp mơi trường,....
Qua đó có thể thấy rằng Đại hội XIII của Đảng đã kế thừa và bổ sung, phát triển
đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến
giữa thế kỷ XXI. Đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây
dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất nước có
nền cơng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền cơng nghiệp hiện đại vào
năm 2030.
2.2 Chính trị
Trong nền thị trường đang phát triển ở Việt Nam thì ta nên có các chính sách đối
ngoại rõ ràng và hiệu quả hơn. Để làm được thì chúng ta cần phải nắm vững và giải quyết
các vấn đề chính trị nay đó là nắm vững những dấu hiệu, biểu hiện đang diễn ra để đưa ra
hướng giải quyết ổn thỏa nhất. Và nước ta hiện nay đã và đang thực hiện tốt các chính sách
đối ngoại tiêu biểu là như: “ Nâng cấp mối quan hệ giữa Việt-Hàn”, Việt Nam và New
Zealand thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực mới,... Và trong thời gian tới, ta cần phải nâng cao
hiệu quả giữa việc nắm giữ vững và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định cơng tác bảo vệ chính trị nội

bộ trong thời kỳ mới là “chú trọng nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay”. Các văn
bản khác của Đảng về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ cũng chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của
công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nắm vững và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay. Đây là
một nhiệm vụ rất khó, vì vấn đề chính trị hiện nay là những vấn đề đang xảy ra, sẽ xảy ra và
8


khó lường trước; những vấn đề thuộc về nội bộ của bản thân tổ chức đảng, chính quyền,
đồn thể, lực lượng vũ trang, của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời, là hoạt động
chống đối, phá hoại công khai, tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch bên ngoài nhằm
gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Điều quan trọng nhất trong nắm vững và giải quyết các
vấn đề chính trị hiện nay là chủ động nắm tình hình chính trị ở từng cơ quan, tổ chức, đơn
vị, khu dân cư. Mỗi tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện đúng quy định về quản lý cán bộ,
đảng viên, kịp thời phát hiện những sai phạm để phòng ngừa, giáo dục, ngăn chặn,... đến
bước cuối cùng mới là xem xét, giải quyết. Những năm qua, các cơ quan bảo vệ chính trị
nội bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng nắm và giải quyết một số vụ, việc liên quan
đến cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị; bổ sung kịp thời những thơng tin, tình hình
mới; những vấn đề có liên quan về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, đảng viên, tham
mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, xử lý một số vụ, việc bảo đảm đúng nguyên tắc,
thẩm quyền, quy định và giữ gìn bí mật…
Có thể thấy, vấn đề chính trị hiện nay diễn biến rất phức tạp, đã và đang tác động trực
tiếp đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Nắm vững và giải quyết vấn đề chính trị hiện
nay là khâu cơ bản trong cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ nhằm phát hiện, đánh giá đúng vấn
đề chính trị, đề ra các biện pháp và thực hiện biện pháp giải quyết vấn đề chính trị phù hợp.
“Tác động chuyển hóa” của các thế lực thù địch là một biểu hiện chuyển hóa chính trị ở Việt
Nam, do các thế lực thù địch, phản động sử dụng nhằm làm thối hóa, biến chất cán bộ,
đảng viên, làm suy yếu niềm tin đối với Đảng. Đấu tranh chống “tác động chuyển hóa” của
các thế lực thù địch là việc đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch. Nắm vững và giải quyết các vấn đề chính trị hiện nay với đấu tranh chống “tác động
chuyển hóa” có mối quan hệ phối hợp khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau. Nghiên cứu, xử lý tốt

mối quan hệ này có ý nghĩa chiến lược, trọng tâm trong tổng thể cơng tác bảo vệ chính trị
nội bộ. Cần chú ý đến các giải pháp về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp; xây
dựng cơ chế phối hợp; xây dựng chiến lược đấu tranh chống “tác động chuyển hóa”; xây
dựng kế hoạch tổng thể về nắm vững và giải quyết các vấn đề chính trị hiện nay.
2.3 Văn hóa và xã hội
Văn hóa được xem như là một nét đặc trưng hay bản sắc riêng của một quốc gia nói
riêng và các quốc gia nói chung. Hiện nay, xã hội đang ngày càng trở nên tiên tiến con
9


người chỉ chăm chú vào cơng việc, gia đình và cuộc sống mà quên đi những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc, các nền văn hóa ấy đang dần bị mai một và có nguy cơ biến
mất. Chính vì thế, việc gìn giữ và phát huy các nền văn hóa đang là vấn đề được quan tâm
và được nhiều ngành khoa học tìm hiểu ghi nhân trong đó có triết học.Việc vận dụng phạm
trù cái chung và cái riêng trong triết học vào vấn đề này cho phép ta đi sâu tìm hiểu rõ hơn
về văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thế giới nói chung. Để khai thác những tiềm năng
đang được ẩn giấu và phát huy các tiềm năng có sẵn, áp dụng cái chung và cái riêng vào
phát triển văn hóa xã hội để làm cho quá trình nghiên cứu dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, sự ra đời của tổ chức UNESCO chính là một bước tiến lớn để bảo tồn
và gìn giữ các nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Vì thế mà đã có rất nhiều cơng
trình kiến trúc điêu khắc cổ đã được bảo vệ và trường tồn cho đến ngày hơm nay ví dụ như:
vườn quốc gia rapa nui ( Đảo Phục Sinh), Thành phố ngầm Derinkuyu (Thổ Nhĩ Kỳ), Đền
Prambanan (Indonesia), Olympia (Hy Lạp),...
Khơng chỉ có những di sản văn hóa cổ đại mà các phong tục tập quán xưa hay còn
được gọi là di sản văn hóa phi vật thể cũng được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Nổi tiếng
ở Việt Nam như là Nhã nhạc cung đình Huế, khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên,
dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ca trù,... Qua đó giúp cho mọi người nhận thức được tầm
quan trọng của các nền văn hóa đối với đời sống tinh thần của mỗi người. Vì thế chúng ta
hãy cùng chung tay bảo vệ và gìn giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp này.
Đại hội XII của Đảng đã nhận định: “Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn

quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dân
tộc, tôn giáo để giải quyết các vấn đề xã hội... Ngân sách nhà nước dành cho các chương
trình quốc gia nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gia tăng hằng năm. Việt Nam đã
hoàn thành hầu hết và cơ bản các mục tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt là đã thực hiện tốt chỉ
tiêu giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn
định, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Quan tâm thực hiện chính sách chăm sóc
người có cơng. Đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách đối với người cao tuổi, người
khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giảm
nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe cho người dân đồng thời tạo điều kiện để người dân
chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong đời sống, kinh tế, xã hội và môi
trường.
10


KẾT LUẬN
Cái riêng là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng
lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ
những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ giống nhau, hay lặp lại ở nhiều cái riêng.
Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính quy luật, sự lặp lại. Giữa cái riêng và cái
chung ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng,
thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình; cịn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ
dẫn đến cái chung.
Với vai trò là một cái riêng, mỗi một cá nhân hãy biết hịa mình với cộng đồng, cống
hiến hết mình cho gia đình, nhà trường và xã hội. Áp dụng một cách nhuần nhuyễn, hợp lý
triết học vào cuộc sống, công việc để mang lại một hiệu quả tốt nhất. Tất cả là bởi vì: “Học
phải đi đôi với hành, giáo dục phải gắn liền với thực tiễn”.

11



PHỤ LỤC - BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ TRONG NHĨM

Nội dung thực hiện

Sinh viên thực hiện

Nhóm tư đánh giá
mức độ hoàn thành
(Tốt / Khá / Kém)

PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề

Nguyễn Đăng Khoa

Tốt

tài, mục tiêu
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 1: Khái lược về
phép biện chứng duy vật và

Trần Văn Quốc

Tốt

biện chứng giữa cái riêng -

Nguyễn Đăng Khoa


Tốt

cái chung- cái đơn nhất và

Phạm Mạnh Thịnh

khái niệm về cái chung cái
riêng và cái đơn nhất.
Nội dung 2: Mối quan hệ

ý nghĩa phương pháp luận
PHẦN KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 1: Phép biện
chứng giữa cái riêng và cái

Trần Văn Quốc

chung để giải quyết các

Vũ Đức Thắng

Tốt

Vũ Đức Thắng

Tốt

vấn đề trong cuộc sống.
1/ Vận dụng trong kinh tế


12


2/ Vận dụng trong chính trị

Trần Văn Quốc

Tốt

3/ Vận dụng trong văn hóa

Vũ Đức Thắng

Tốt

và xã hội

Phần Kết Luận
Viết kết luận

Vũ Đức Thắng

Tốt

Phần Chỉnh Sửa, Tổng Hợp
Tổng hợp file, chỉnh sửa
nội dung, hình thức tiểu

Vũ Đức Thắng


luận

Trần Văn Quốc

Tốt

Tài Liệu Tham Khảo
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2010.
2. Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?
Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví
dụ minh hoạ.
Web: lời giải hay
Ngày truy cập: 07/12/2022

13


Link:
/>-he-nhu-the-nao-nghien-cuu-moi-quan-he-do-co-y-nghia-gi-doi-voi-nhan-thuc-va-thuc-tienneu-mot-so-vi-du-minh-hoa-c126a20398.html
3. Tiểu luận Triết học Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc
xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta
Tác giả: Trần Tiến Bằng
Ngày truy cập: 07/12/2022
Link:
/>-xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-o-nuoc-ta/24293305

4. Nắm vững và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay với cơng tác đấu tranh chống
“tác động chuyển hóa” của các thế lực thù địch.
Web: tạp chí cộng sản

Ngày truy cập: 07/12/2022
Lịnk:
/>am-vung-va-giai-quyet-van-de-chinh-tri-hien-nay-voi-cong-tac-dau-tranh-chong-tacdong-chuyen-hoa-cua-cac-the-luc-thu-dich
5. Hy vọng giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển văn hóa, con người Việt
Nam.
Web: lao động
Ngày truy cập: 07/12/2022

14


Link:
/>6. Quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Web: wikipedia

Ngày truy cập: 07/12/2022
Link:
/>_chung_v%C3%A0_c%C3%A1i_ri%C3%AAng#:~:text=Ph%C3%A9p%20bi%E1%
BB%87n%20ch%E1%BB%A9ng%20duy%20v%E1%BA%ADt%20c%E1%BB%A
7a%20Tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20Marx%2DLenin,%C4%91%E1
%BB%83%20ch%E1%BB%89%20nh%E1%BB%AFng%20m%E1%BA%B7t%2C
%20nh%E1%BB%AFng
7. Giải quyết một số vấn đề xã hội cơ bản trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Web: hội đồng lý luận trung ương
Ngày truy cập: 15/12/2022
Link:
/>g-qua-trinh-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam.html

15



16



×