Tải bản đầy đủ (.doc) (290 trang)

Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 290 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN BÁ HƯNG

VËN DơNG QUAN ĐIểM SƯ PHạM TíCH HợP
TRONG DạY HọC CáC MÔN KHOA HọC XÃ HộI Và
NHÂN VĂN
ở TRƯờng sĩ quan quân đội hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI - 2023


BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN BÁ HƯNG

VËN DơNG QUAN ĐIểM SƯ PHạM TíCH HợP
TRONG DạY HọC CáC MÔN KHOA HọC XÃ HộI Và
NHÂN VĂN
ở TRƯờng sĩ quan quân đội hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Mã số: 914 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS Thân Văn Quân
2. TS Phạm Thành Trung

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu độc lập của nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có xuất
xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Bá Hưng

MỤC LỤC


Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng
quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các mơn khoa
học xã hội và nhân văn
1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những

vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM SƯ
PHẠM TÍCH HỢP VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ
PHẠM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CÁC MƠN
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ
QUAN QUÂN ĐỘI
2.1. Những vấn đề lí luận về quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học
2.2. Những vấn đề lí luận về vận dụng quan điểm sư phạm
tích hợp trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân
văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay
2.3. Khái quát về các trường sĩ quan quân đội và các yếu tố tác
động đến vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy
học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ
quan quân đội hiện nay
Chương 3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
SƯ PHẠM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CÁC
MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở
TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
3.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
3.2. Thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn
ở trường sĩ quan quân đội hiện nay
3.3. Thực trạng vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong
dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ
quan quân đội hiện nay
3.4. Thực trạng sự tác động của các yếu tố đến vận dụng quan
điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các mơn khoa học xã
hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay
3.5. Đánh giá chung về thực trạng
Chương 4. BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM

TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA

7
17
17
36

41
41
59

81

92
92
95
104
115
117
123


HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
4.1. Giáo dục nâng cao nhận thức cho giảng viên, học viên về
vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các
mơn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân
đội hiện nay
4.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học theo quan điểm sư phạm tích
hợp cho giảng viên

4.3. Xây dựng quy trình dạy học các môn khoa học xã hội và
nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư
phạm tích hợp
4.4. Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong hình thức
bài giảng và hình thức xêmina các mơn khoa học xã hội
và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội
4.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa
học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo
quan điểm sư phạm tích hợp
4.6. Đảm bảo môi trường sư phạm thuận lợi cho vận dụng quan
điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các môn khoa học xã
hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay
Chương 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
5.1. Khái quát chung về thực nghiệm sư phạm
5.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
5.3. Xử lí và phân tích kết quả sau tác động sư phạm
5.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

123
128
133
137
147
153
159

159
165
168
178
180
183
184
194


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Khoa học xã hội và nhân văn
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Nhà xuất bản
Sư phạm tích hợp
Trường sĩ quan quân đội


CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB
ĐLC
KHXH&NV
LĐC
LTN
Nxb
SPTH
TSQQĐ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Tên nội dung bảng
Bảng giá trị Hopkins
Bảng thang đo các mức độ đánh giá

Trang
95
95


Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7

Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 5.1
Bảng 5.2
Bảng 5.3
Bảng 5.4
Bảng 5.5
Bảng 5.6
Bảng 5.7
Bảng 5.8
Bảng 5.9
Bảng 5.10
Bảng 5.11
Bảng 5.12
Bảng 5.13
Bảng 5.14
Bảng 5.15

Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học
Thực trạng thực hiện nội dung dạy học
Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học
Thực trạng giảng viên KHXH&NV
Thực trạng học viên ở các TSQQĐ
Nhận thức về bản chất dạy học theo quan điểm SPTH
Thực trạng vận dụng quan điểm SPTH trong xác định mục
tiêu dạy học các môn KHXH&NV
Thực trạng vận dụng quan điểm SPTH trong sử dụng các
phương pháp dạy học

Thực trạng vận dụng quan điểm SPTH trong kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập
Thang đo đánh giá về mức độ đạt được của các năng lực
Phân phối tần suất điểm kiểm tra đầu vào của các LTN, LĐC
Phân phối tần suất (%) học viên đạt điểm của các LTN, LĐC
Bảng thống kê kết quả các tham số
Kết quả kiểm định T-Test trước thực nghiệm
Phân phối tần suất điểm của LTN1, LĐC1 sau tác động sư phạm
Biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ ở LTN1 và LĐC1
Bảng thống kê kết quả các tham số sau tác động sư phạm
Bảng kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động
Kết quả kiểm định T-Test của LTN1 và LĐC1 sau thực nghiệm
Phân phối tần suất điểm của LTN2, LĐC2 sau tác động sư phạm
Biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ ở LTN2 và LĐC2
Bảng thống kê kết quả các tham số sau tác động sư phạm
Bảng kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động
Kết quả kiểm định T-Test của LTN2 và LĐC2 sau thực nghiệm

96
98
100
103
103
104
106
109
112
164
166
166

166
167
168
168
169
169
170
171
171
171
172
172


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Tên nội dung biểu đồ, đồ thị
Trang
Biểu đồ 3.1 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
101
Biểu đồ 3.2 Thực trạng mức độ vận dụng quan điểm SPTH của giảng viên
trong dạy học các môn KHXH&NV
106
Biểu đồ 3.3 Thực trạng vận dụng quan điểm SPTH trong thiết kế nội dung
dạy học các mơn KHXH&NV
108
Biểu đồ 3.4 Thực trạng hình thức tích hợp trong dạy học các mơn
KHXH&NV
112
Biểu đồ 3.5 Thực trạng điều kiện đảm bảo vận dụng quan điểm SPTH

trong dạy học các môn KHXH&NV
114
Biểu đồ 3.6 Thực trạng sự tác động của các yếu tố đến vận dụng quan
điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV
115
Biểu đồ 5.1 So sánh kết quả trước thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1
166
Biểu đồ 5.2 So sánh kết quả trước thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2
166
Biểu đồ 5.3 So sánh kết quả sau thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1
169
Biểu đồ 5.4 So sánh kết quả sau thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2
171
Biểu đồ 5.5 Mức độ hứng thú của học viên với bài học theo quan điểm SPTH
175
Biểu đồ 5.6 Mức độ vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên
176
Đồ thị
Tên nội dung đồ thị
Đồ thị 5.1 Biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ ở LTN1 và LĐC1
170
Đồ thị 5.2 Biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ ở LTN2 và LĐC2
172
Sơ đồ
Tên nội dung sơ đồ
Sơ đồ 4.1 Quy trình dạy học các mơn KHXH&NV theo quan điểm SPTH
137


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh của
nền kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt
ra những địi hỏi ở người lao động nói chung và nguồn nhân lực có trình độ đào
tạo ở bậc đại học nói riêng phải thực sự năng động, sáng tạo, có phẩm chất và
năng lực thích hợp. Ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo được coi là “quốc sách
hàng đầu” có nhiệm vụ “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”, đứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi giáo dục và đào tạo
nói chung, giáo dục đại học nói riêng phải “đổi mới căn bản, toàn diện” theo
hướng “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [20, tr. 232] nhằm đào
tạo con người Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Để thực hiện mục tiêu đổi mới, các
trường đại học cần chuyển đổi định hướng dạy học từ trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Muốn vậy, các nhà
trường phải đổi mới toàn diện và đồng bộ, vận dụng các quan điểm, lí thuyết
dạy học hiện đại có chức năng phát triển năng lực người học, trong đó vận
dụng quan điểm SPTH là một trong những vấn đề được quan tâm.
Quan điểm SPTH là một lí thuyết giáo dục hiện đại có nhiều ưu điểm
nhằm hướng tới việc phát triển phẩm chất và năng lực người học, khơng chỉ
chú ý tích cực hóa người học về hoạt động trí tuệ mà cịn chú trọng rèn luyện
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong một hay nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn học tập và cuộc sống.
Đồng thời, gắn những hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, làm cho việc
học tập hiệu quả hơn so với việc thực hiện học tập các môn học một cách đơn
lẻ. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, vận dụng quan điểm SPTH và hệ quả
là quan điểm SPTH được vận dụng khá rộng ở nhiều quốc gia trong đó có



8
Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu cụ thể về lí luận vận
dụng quan điểm SPTH, về các giải pháp cụ thể để áp dụng cho hệ thống
trường đại học nói chung, TSQQĐ nói riêng theo mục tiêu đã xác định.
Các TSQQĐ là một bộ phận trong hệ thống giáo dục đại học quốc gia
với sứ mạng là đào tạo sĩ quan - nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội,
mục tiêu là đào tạo những con người hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Cùng
với q trình dạy học nói chung, dạy học các mơn KHXH&NV nhằm thực
hiện mục tiêu là đào tạo học viên thành những cán bộ, sĩ quan có bản lĩnh
chính trị vững vàng; tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có
tinh thần u nước, đồn kết và kỉ luật cao; có kiến thức và năng lực tồn
diện,… góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Các
giá trị và năng lực trên của người sĩ quan cần được quan tâm phát triển ngay
trong quá trình đào tạo, bằng cách vận dụng các quan điểm, lí thuyết dạy học
hiện đại có chức năng phát triển các giá trị và năng lực đó.
Vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở
TSQQĐ sẽ giúp học viên gắn lí thuyết với thực tiễn hoạt động quân sự; gắn
quá trình học tập với các tình huống trong cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp
quân sự; gắn nhà trường với đơn vị, chức trách của học viên sau khi ra
trường; định hướng cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm vào giải
quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn hoạt động quân sự, góp phần thực
hiện thắng lợi phương châm “chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng
sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”. Đồng thời, làm cho kiến thức KHXH&NV
sâu sắc hơn, khắc phục sự trùng lặp về nội dung, mở rộng tính ứng dụng trong
thực tiễn nghề nghiệp quân sự. Vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các
mơn KHXH&NV ở TSQQĐ tuy cịn khá mới song rất cần thiết, vừa cập nhật
được các lí thuyết dạy học hiện đại, vừa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo
của các TSQQĐ trong tình hình mới.



9
Thực tiễn dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay vẫn chủ
yếu tiến hành theo kiểu truyền thống với chức năng truyền thụ kiến thức; các lí
thuyết dạy học hiện đại với chức năng phát triển các giá trị và năng lực người
học cịn ít được sử dụng; nếu có, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng
hiệu quả chưa cao. Ý thức được tầm quan trọng của quan điểm SPTH, nhiều
giảng viên đã nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học. Kết quả bước
đầu cho thấy, vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học đã kích thích được tính
tích cực, chủ động, khả năng tư duy, năng lực tự học, năng lực hợp tác, bước
đầu biết phát hiện vấn đề, liên kết các kiến thức, kĩ năng khác nhau vào giải
quyết vấn đề học tập. Tuy nhiên, chất lượng chưa thật cao, kết quả chưa thật
bền vững, do giảng viên chưa hiểu sâu sắc, thấu đáo về quan điểm SPTH,
thiếu năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo quy trình cụ thể. Điều này đòi
hỏi các TSQQĐ phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng quan điểm SPTH vào thực
tiễn dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ
là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Hiện nay, các
TSQQĐ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề thuộc các
mơn KHXH&NV, tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vận
dụng quan điểm SPTH vào dạy học. Vì vậy, tác giả chọn nội dung: “Vận dụng
quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân
văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp
vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các mơn KHXH&NV, góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quan điểm
SPTH và vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV
ở TSQQĐ.


10
Làm rõ cơ sở lí luận về quan điểm SPTH, vận dụng quan điểm SPTH
trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Đánh giá thực trạng dạy học các môn KHXH&NV và thực trạng vận
dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn
KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, khẳng định tính hiệu quả
của biện pháp vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các mơn KHXH&NV
ở TSQQĐ hiện nay và tính khoa học, tính khả thi của quy trình dạy học các
mơn KHXH&NV theo quan điểm SPTH đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ.
Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ.
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu vận dụng
quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV theo Quyết định số
1650/QĐ-CT của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc ban hành Chương
trình KHXH&NV đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu, hậu cần, kĩ thuật, quân
y, tình báo cấp phân đội, trình độ đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghiên cứu đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm SPTH, quy trình dạy
học các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ theo quan điểm SPTH và vận dụng quan
điểm SPTH trong hình thức bài giảng và hình thức xêmina các môn

KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Về không gian: Khảo sát, điều tra thực tiễn được tiến hành tại 5 TSQQĐ
gồm: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan
Tăng thiết giáp, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Đặc công.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại Trường Sĩ quan Lục quân 1,
Trường Sĩ quan Pháo binh.


11
Về khách thể khảo sát: Giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV và
học viên năm thứ 2, 3 ở các cơ sở đào tạo theo phạm vi nghiên cứu của luận án.
Về thời gian: Thời gian khảo sát tính từ 12/2020, thời gian tiến hành
thực nghiệm từ 9/2021 đến 6/2022. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu luận án
được tính từ 2018 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Đổi mới quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là một trong
những xu thế tất yếu ở các nhà trường quân đội hiện nay. Vận dụng quan điểm
SPTH trong dạy học môn KHXH&NV ở TSQQĐ là một cách tiếp cận dạy
học hiện đại hướng đến phát triển năng lực cho học viên đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng quân đội thời kì mới. Tuy nhiên, vận dụng quan điểm
SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ chưa nhiều, hiệu quả
chưa cao. Do đó, nếu dạy học các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ được vận
dụng quan điểm SPTH, tổ chức dạy học dựa trên quy trình dạy học theo quan
điểm SPTH thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học các mơn
KHXH&NV, cũng như hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho học
viên theo chuẩn đầu ra ở các TSQQĐ hiện nay.
5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận
Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục. Quán triệt các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt

Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong các nhà trường
hiện nay. Đặc biệt dựa trên cơ sở lí luận của Giáo dục học hiện đại về dạy và
học theo tiếp cận năng lực.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn dạy học các môn KHXH&NV và thực
tiễn vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở
TSQQĐ hiện nay. Đồng thời nghiên cứu các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng


12
kết; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu ở một số cơng trình khoa học đã
cơng bố liên quan đến đề tài luận án để luận giải, luận chứng cơ sở thực tiễn.
Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là quan điểm về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm định hướng cho việc tiếp cận đối tượng
nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của đề tài luận án. Ngồi ra, cịn vận dụng
các quan điểm tiếp cận cụ thể sau:
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Hệ thống là một chỉnh thể thống nhất gồm
nhiều thành tố cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.
Vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV là một hệ
thống gồm nhiều thành tố có quan hệ mật thiết với nhau như: xác định mục
tiêu, thiết kế nội dung, lựa chọn và phối hợp phương pháp dạy học, hình thức
tích hợp, giảng viên, học viên và kiểm tra, đánh giá. Các thành tố này không
tồn tại độc lập mà có quan hệ mật thiết, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn
nhau. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các
môn KHXH&NV phải thực hiện trong q trình dạy học, tính tới tác động của
các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố, các yếu tố trong từng thành tố,
để góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học viên.
Tiếp cận lịch sử - lôgic: Nghiên cứu xem xét, tìm tịi, phân tích vấn đề

lí luận và thực tiễn vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học ở đại học nói
chung, dạy học các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ nói riêng phải dựa trên cơ
sở khách quan của điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phù hợp logic phát
triển lịch sử khoa học chuyên ngành, phù hợp với thực tiễn ở TSQQĐ, kế
thừa và phát triển các tri thức, kinh nghiệm, thành tựu đạt được để đề xuất
biện pháp vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở
TSQQĐ hiện nay.


13
Tiếp cận thực tiễn: Vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn
KHXH&NV ở TSQQĐ, được nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn và nhằm giải
quyết những vấn đề của thực tiễn vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học
các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. Nghiên cứu trong thực tiễn nhằm
tăng độ tin cậy của các nhận định, đánh giá; làm cơ sở đề xuất biện pháp vận
dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ và
kiểm chứng về tính hiệu quả, đem lại giá trị thực tiễn trong dạy học các môn
KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Tiếp cận sư phạm tích hợp: Tiếp cận SPTH xuất phát từ quá trình nhận
thức thế giới tự nhiên - xã hội và con người như một thể thống nhất chứ không
phải là nghiên cứu một cách rời rạc, biệt lập giữa các sự vật hiện tượng. Vận
dụng tiếp cận này trong nghiên cứu luận án, được xem xét dưới góc độ là tích
hợp của các thành tố, các yếu tố trong từng thành tố có mối quan hệ chặt chẽ,
biện chứng với nhau, xâm nhập, đan xen, lồng ghép với nhau tạo thành một
chỉnh thể thống nhất, liên kết với nhau. Mục tiêu đào tạo ở TSQQĐ hiện nay
không phải là trang bị cho học viên những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ mà cung
cấp những kiến thức, kĩ năng tổng hợp, những năng lực cần thiết, để tạo điều
kiện cho học viên vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm... vào giải quyết
các tình huống cụ thể trong thực tiễn hoạt động quân sự.
Tiếp cận năng lực: Tiếp cận năng lực là hướng tiếp cận tập trung vào

chuẩn đầu ra của quá trình dạy và học, trong đó nhấn mạnh người học cần đạt
được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một chương trình giáo
dục. Vận dụng tiếp cận này trong nghiên cứu luận án khơng chỉ giúp học viên
tích lũy kiến thức liên môn, mà qua trọng hơn là thông qua hoạt động học tập
cụ thể, học viên chuyển hóa những kiến thức liên môn đã học thành những
năng lực giải quyết được các tình huống thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm:


14
Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Nghiên cứu được thực hiện bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu của Khoa học Giáo dục, trong đó tập trung vào phương pháp nghiên
cứu văn bản (documentary reseach) và phương pháp giả thuyết.
Phương pháp nghiên cứu văn bản: Được sử dụng để phân tích, tổng
hợp, khái qt, hệ thống hóa các tài liệu lí luận, chuyên khảo; các bài báo
khoa học của các tác giả trong nước, ngoài nước về quan điểm SPTH và vận
dụng quan điểm SPTH trong dạy học nói chung, dạy học các mơn
KHXH&NV ở TSQQĐ nói riêng; các nghị quyết, chỉ thị về đổi mới công tác
giáo dục và đào tạo của Đảng và Quân đội; các văn bản tổng kết về giáo dục
và đào tạo trong các TSQQĐ, các tài liệu liên quan đến đề tài luận án trên cơ
sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Phương pháp giả thuyết: Được sử dụng nhằm lập luận vấn đề nghiên cứu
về vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ
theo một quy trình giả định, từ giả thuyết đó nảy sinh các hệ quả giúp quá trình
nghiên cứu tìm thấy cái hợp lí, cái thích hợp cho lí luận và thực tiễn vấn đề mà
luận án đang nghiên cứu. Nếu hệ quả vấn đề nghiên cứu mà luận án rút ra
mang tính tích cực và được kiểm chứng bằng thực nghiệm thì giả thuyết là

chân thực, có thể triển khai sâu rộng trong thực tiễn quá trình vận dụng quan
điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp cơ bản nhằm
nhận rõ thực trạng. Do đó, quan sát q trình tổ chức dạy học các môn
KHXH&NV ở 05 TSQQĐ (theo phạm vi khảo sát) nhằm thu thập những
thông tin cần thiết về kết quả điều tra, bảo đảm cho việc đánh giá được khách
quan, chính xác, góp phần phản ánh tồn diện thực trạng q trình dạy học
các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. Trong đó, tập trung quan sát các
giờ học được thiết kế và tiến hành theo quan điểm SPTH, các hoạt động dạy
của giảng viên và hoạt động học của học viên.


15
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giảng viên, học
viên, chuyên gia ở các nhà trường về các vấn đề có liên quan hỗ trợ cho
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm mục đích thu thập thơng tin về
thực trạng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ; thực trạng vận dụng quan
điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ; thực trạng yếu tố
tác động đến vận dụng quan điểm SPTH; kiểm chứng tính khả thi của việc thực
hiện quy trình dạy học các mơn KHXH&NV ở TSQQĐ theo quan điểm SPTH.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu về hồ sơ,
giáo án, kế hoạch dạy học của giảng viên, các tài liệu mà giảng viên cung cấp
cho học viên trong học tập; nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học viên
được thể hiện qua bài kiểm tra, vở ghi, sản phẩm hoạt động sau bài giảng để
đánh giá thực trạng và phân tích kết quả thực nghiệm.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học
về một số vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm một biện pháp

vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ nhằm
kiểm chứng tính khoa học, khả thi và hiệu quả của biện pháp đã xây dựng.
Các phương pháp hỗ trợ khác: Ngoài các phương pháp trên, nghiên
cứu sinh sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS để tổng
hợp, phân tích, xử lí số liệu nhằm đánh giá chính xác kết quả thu được và rút
ra những kết luận cần thiết của đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về lí luận: Luận án đã xây dựng khái niệm công cụ là: quan điểm SPTH,
dạy học theo quan điểm SPTH và vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các
môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Làm rõ nội dung vận dụng quan điểm SPTH
trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ, chỉ ra điều kiện và các yếu tố
tác động đến vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở
TSQQĐ hiện nay.


16
Về thực trạng: Luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng dạy học các
môn KHXH&NV, thực trạng vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các
môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và là cơ sở
khoa học để đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các
mơn KHXH&NV ở TSQQĐ có hiệu quả.
Đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm SPTH trong dạy học các
mơn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. Trong đó xây dựng quy trình dạy học
các mơn KHXH&NV; vận dụng quan điểm SPTH trong hình thức bài giảng và
hình thức xêmina phù hợp với thực tiễn dạy học các môn KHXH&NV ở
TSQQĐ hiện nay.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lí luận về

vận dụng quan điểm SPTH, cung cấp cơ sở lí luận, thực tiễn cho việc vận dụng
quan điểm SPTH trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ, làm phong
phú lí luận dạy học nói chung, vận dụng quan điểm SPTH trong thực tiễn dạy
học ở TSQQĐ nói riêng.
Ý nghĩa về thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu khoa
học và giảng dạy ở các TSQQĐ; cung cấp cơ sở, luận cứ cho giảng viên, học
viên vận dụng vào thực tiễn quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
8. Kết cấu luận án
Luận án được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 5 chương, kết luận, kiến
nghị, danh mục cơng trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề
tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


17
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vận
dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong dạy học các
môn khoa học xã hội và nhân văn
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan điểm sư phạm tích hợp
* Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi
Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thế kỷ
XVIII, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, đối lập
quan niệm giáo dục con người phát triển thiếu hài hòa, mất cân đối, đây là
một xu hướng mới của lí luận dạy học được nhiều nước trên thế giới quan
tâm nghiên cứu và vận dụng.
Vào giữa thế kỉ 20, quan điểm tích hợp đã được các nhà sư phạm thử
nghiệm tại trường thực nghiệm thuộc Đại học Chicago. Những năm 60 của

thế kỉ XX, các nghiên cứu về SPTH mới chỉ dừng lại ở việc sắp xếp các phân
môn “đứng cạnh nhau” mà chưa vận dụng vào thực tiễn dạy học, do chưa
thấy rõ sự liên kết chặt chẽ, giao nhau, tích hợp với nhau của các lĩnh vực
kiến thức. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, bắt đầu có những nghiên
cứu về một khoa học thống nhất dựa trên quan điểm phân tích hệ thống và
tiếp cận tích hợp trong giáo dục, nhằm hình thành và phát triển các năng lực
cần thiết cho học sinh. Từ đây, làn sóng của sự phát triển giáo dục theo hướng
tích hợp đã phát triển nhanh và lan rộng trên toàn thế giới. Mục đích chính
của những cải cách này là giúp học sinh tổng hợp thơng tin rời rạc, tích hợp
kiến thức đó trong cuộc sống thực tiễn và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Tại Hội nghị quốc tế đầu tiên về: “Sự tích hợp trong giảng dạy khoa
học” được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học thuộc Hội đồng
Khoa học Quốc tế (ICSU’s Inter - Union Commission on Science Teaching CIES) tổ chức với sự hỗ trợ của UNESCO ở Vama (Bungary), các nhà nghiên
cứu đã bàn luận về tính liên ngành của khoa học tích hợp, tại sao phải dạy học


18
tích hợp và tích hợp khoa học là gì? Mặc dù vậy, các nghiên cứu mới chỉ coi
tích hợp khoa học như một cách tiếp cận giá trị trong các tình huống dạy học
nhất định, yếu tố quyết định quan trọng tới hiệu quả của nó là sự chuẩn bị của
giáo viên [dẫn theo 62, tr.14].
Pring, R. (1973), Citrricitlnm integration, In R. S. Peters (Ed) [89] (Tích
hợp chương trình giảng dạy), trong cuốn sách tác giả đã phân tích làm rõ khái
niệm tích hợp, theo đó “tích hợp” được hiểu là một khái niệm rộng bao hàm ý
tưởng về sự thống nhất giữa các loại hình kiến thức với các mơn khoa học
tương ứng. Trên thực tế nó có thể có nhiều hình thức. Do vậy, trong q trình
thảo luận về tích hợp chương trình phải xác định bối cảnh, bởi tích hợp có thể
là tích hợp trong nội bộ các ngành khoa học chứ khơng nhất thiết là tích hợp
giữa nhiều ngành khoa học để người học trải nghiệm nhiều mối liên kết giữa
các ngành khác nhau.

D’Hainaut (1977), Des Fins aux Objectifs del’Education [96] (Từ kết
thúc đến mục tiêu giáo dục), trong cuốn sách tác giả đã đưa ra 4 quan điểm
khác nhau đối với tích hợp chương trình giáo dục: (i) Quan điểm “đơn môn”:
Khi xây dựng chương trình theo hệ thống các mơn học riêng biệt, việc sắp
xếp kiến thức theo trình tự để dạy học sao cho hợp lí, ở đây các mơn học được
tiếp cận riêng rẽ. (ii) Quan điểm “đa môn”: Chủ đề học tập có liên quan với
những kiến thức, kĩ năng thuộc một số môn học khác nhau. Tuy các môn học
tiếp tục được tiếp cận riêng rẽ, song phối hợp với nhau ở một số chủ đề nội
dung cụ thể. (iii) Quan điểm “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế
thành chuỗi các vấn đề, tình huống và muốn giải quyết phải huy động kiến
thức, kĩ năng của những môn học khác nhau. (iv) Quan điểm “xuyên môn”:
Nội dung chủ đề học tập hướng vào phát triển những kĩ năng, năng lực cơ bản
mà người học vận dụng vào giải quyết các tình huống khác nhau, ở tất cả các
mơn học. Theo tác giả, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đòi
hỏi giáo dục hướng tới quan điểm “liên môn” và “xuyên môn”. Đây là quan



×