Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.37 KB, 17 trang )

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ hội nhập và phát triển không chỉ trên lĩnh vực
kinh tế, chính trị mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục các quốc gia
trên thế giới. Cả thế giới đều hướng loài người tới một tương lai tươi sáng vì


ngày mai, việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục cho thế hệ trẻ là một yếu tố vô
cùng quan trọng không thể thiếu được ở mỗi quốc gia, vì thế hệ trẻ là chủ
nhân tương lai thực sự của đất nước. Bởi thế, việc giáo dục các kỹ năng
sống, kỹ năng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải có thời gian,
cần phải có một chương trình dài hạn cho từng kế hoạch cụ thể. Việc giáo
dục trước hết phải đi từ những nguyên tắc, nguyên lý hay định nghĩa trước
( lý thuyết), từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo thực hành bộ môn để
người học ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa
việc giáo dục kỹ năng sống vào các chương trình giáo dục ở mọi lứa tuổi, ở
các chương trình giáo dục khác nhau, đặc biệt là các chương trình môn học
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đáp ứng nhu cầu của người
học, Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới mục tiêu
giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những
năng lực cần thiết cho họ: “ năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng
lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng


lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc
tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính
toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi
trong cuộc sống”. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: “Học để biết, học để
làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống” - mà thực chất là cách
tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã quán triệt trong đổi mới mục tiêu,
nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhận
thức về kỹ năng sống, cũng như việc thể chế hóa giáo dục kỹ năng sống
trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật sự cụ thể, đặc biệt về hướng


dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp, bậc học
còn hạn chế.
Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu
hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Đã xuất hiện
những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học
sinh và nạn nhân chính là bạn học của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện
tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan
hệ tình dục sớm…thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắt trong cuộc sống.
Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng
giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ
nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ mạng sống… . Có nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục,
nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Do chưa được tiếp cận
với chương trình giáo dục kỹ năng sống nên học sinh phổ thông nói chung,
học sinh trung học phổ thông nói riêng còn thiếu hụt những kỹ năng sống
cần thiết. Chính vì thiếu kỹ năng sống mà nhiều học sinh đã giải quyết các
vấn đề gặp phải một cách tiêu cực dẫn đến các tệ nạn, rủi ro.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phồ thông có vai
trò hết sức quan trọng , không chỉ góp phần củng cố kiến thức từ sách vở mà

còn củng cố kiến thức ngoài thực tế, củng cố cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo,
hành vi, cách ứng xử và đối phó với những biến đổi ngoài môi trường sống,
giúp cho các em tự tin hơn trong các tình huống hay các sự cố xảy ra ngoài ý
muốn của bản thân. Từ đó, học sinh có thể vận dụng tốt hơn kiến thức và áp
dụng kỹ năng sống một cách hiệu quả hơn.
Trên thực tế cho thấy sau khi các em được giáo dục và rèn kỹ năng
sống, các em tự tin hơn rất nhiều, không biểu hiện những thái độ tiêu cực và
dần trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống và các mối quan hệ trong xã hội,


mối quan hệ con người với tự nhiên ngày càng hoàn thiện hơn. Mặt khác,
giúp học sinh củng cố nhân cách, phẩm chất đạo đức vốn có của người Việt.
Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt
là Unicef tại Việt Nam. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện
bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế, đặc biệt là các
môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo
dục công dân… . Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu xây
dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống để đưa vào chương trình giáo dục
phổ thông theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục
trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống
vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời
lượng, cơ cấu chương trình và các tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi
đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời cho các câu hỏi
trên là phải đưa việc giáo dục kỹ năng sống vào nội dung các môn học, đặc
biệt là các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Giáo dục kỹ năng sống
thông qua các môn học sẽ gúp học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, từ đó hình thành kỹ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, tình
cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo của học sinh. Đó
cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Quản lý giáo dục kỹ năng

sống thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường
trung học phổ thông Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông. Trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học
các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn
khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Thời gian qua, việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua
hoạt động dạy học trong các môn học , đặc biệt là các môn khoa học xã hội ở
trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã được các giáo viên bộ môn thực
hiện đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn một số hạn chế bất cập
trong quá trình quản lý về các mặt như tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…nên
hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể từ nhiều phía, trong
đó, phải nói đến các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn học trong nhà trường chưa có sự thống nhất về nhận thức
và hoạt động, chưa có sự thực hiện một cách hệ thống, đồng thời chưa phù hợp
với thực tiễn dạy học ở trường THPT . Vì vậy, cần phải có những biện pháp
quản lý việc tích hợp một cách hợp lý, sát với tình hình thực tế để khắc phục
được những hạn chế và nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
ở các trường trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý giáo dục kỹ
năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội ở
5.2.

trường THPT.
Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3,

5.3.

TP.Hồ Chí Minh
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT.


6. Gới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu việc tích hợp giáo dục
kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học của giáo viên thuộc bốn môn
khoa học xã hội khối lớp 12 là Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục
công dân
- Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu ở các trường THPT Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh.
- Đối tượng điều tra khảo sát: Cán bộ quản lý, Tổ trưởng bộ môn, Giáo
viên và Học sinh ở các trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
7. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận :
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động gồm nhiều thành tố có mối
quan hệ với nhau. Việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua

hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội là một trong các thành tố thuộc
cấu trúc của hoạt động dạy học nên khi nghiên cứu việc tích hợp giáo dục kỹ
năng sống thông qua hoạt động dạy học phải đặt nó trong mối quan hệ chi
phối, ảnh hưởng của các yếu tố khác như người dạy, người học, nội dung,
cách thức, môi trường…Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc trong công
tác quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn
khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh bao gồm những
yếu tố như: mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, kết quả quản lý.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian,
thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính
xác, và trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự logic phù hợp.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn


Xuất phát từ thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh còn nhiều tồn tại, khó khăn; trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh.
7.2.

Phương pháp cụ thể:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước về vấn
đề giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông;
phân tích tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học phổ thông.

- Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu nhằm xác lập cơ sở lý
luận.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng
tích hợp, các biện pháp quản lý việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông
qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội bậc THPT . Các đối tượng
được điều tra gồm giáo viên, tổ trưởng bộ môn và cán bộ quản lý các trường
THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu các nguyên nhân về thực
trạng tích hợp và quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy
học các môn khoa học xã hội và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được
phỏng vấn về việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy
học các môn khoa học xã hội bậc THPT. Phương pháp được thực hiện chủ
yếu với giáo viên, tổ trưởng bộ môn và cán bộ quản lý các trường THPT
được khảo sát.


- Phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu.
Tiến hành dự giờ để quan sát việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống
thông qua hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm sư phạm
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trao đôi, lấy ý kiến chuyên gia là cán
bộ quản lý các trường THPT, chuyên gia về giáo dục kỹ năng sống để tìm
hiểu về việc tích hợp và quản lý việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các
môn khoa học xã hội bậc THPT sao cho hiệu quả.
+ Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm các biện pháp quản lý việc tích
hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học
xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Các phương pháp này được sử dụng đồng bộ nhằm xác lập cơ sở thực tiễn
của đề tài.
7.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm
và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động
dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh.


1.1.
1.2.

1.3.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.3. Kỹ năng sống

1.2.4. Giáo dục kỹ năng sống
1.2.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống
1.2.6. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống
1.2.7. Dạy học
1.2.8. Hoạt động dạy học
1.2.9. Các môn khoa học xã hội
1.2.10.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học các môn khoa
học xã hội
Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
1.3.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

1.4.

THPT
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
1.3.3. Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT
1.3.4. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động

1.5.

dạy học các môn khoa học xã hội.
1.4.1. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn
1.4.2. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Lịch sử
1.4.3. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý
1.4.4. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua
hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội.
1.5.1. Vai trò của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong

trường THPT thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học
xã hội


1.5.2. Những nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường
THPT thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội
1.5.3. Phương pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT
thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy học các môn khoa
học xã hội.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở
TRƯỜNG THPT QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Thể thức nghiên cứu:
2.2.1. Mẫu khảo sát
2.2.2. Công cụ khảo sát
2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
2.3.1. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý
và giáo viên về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.3.2. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
2.3.3. Thực trạng nhận thức của các lực lượng về việc giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh ở trường THPT.
2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các
môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống.
2.4.2. Thực trạng nhận thức về những kỹ năng sống cần giáo dục cho
học sinh THPT.
2.4.3. Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của các môn khoa học
xã hội trong việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường
THPT.


2.4.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học
các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
2.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động
dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh.
2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội.
2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội.
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực
lượng giáo dục về giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các
môn khoa học xã hội
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục
kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ
HỘI Ở TRƯỜNG THPT QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt
động dạy học các môn khoa học xã hội ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh
Biện pháp 1:
• Cơ sở đề xuất
• Tác dụng của biện pháp
• Cách thức thực hiện


Biện pháp 2 :
• Cơ sở đề xuất
• Tác dụng của biện pháp
• Cách thức thực hiện
Biện pháp 3 :
• Cơ sở đề xuất
• Tác dụng của biện pháp
• Cách thức thực hiện

3.3. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý
giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội
ở trường THPT Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Tiều kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Võ Kỳ Anh - GĐ trung tâm GD môi trường và sức khỏe cộng đồng. (2007),
Giáo dục kỹ năng sống.


2.

Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng
sống và giáo dục kỹ năng sống, Viện Nghiên cứu Sư phạm - ĐHSP Hà Nội.

3.

Bộ GD và ĐT (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động Giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.

4.

Bộ GD và ĐT (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý ở trường
THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.

5.

Bộ GD và ĐT (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường
THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.

6.

Bộ GD và ĐT (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường
THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.


7.

Bộ GD và ĐT (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Sinh ở trường
THPT, NXB Giáo dục Việt Nam.

8.

Bộ Y tế (2009), Những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống và
sức khỏe sinh sản vị thành niên.

9.

Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012, Số
3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011

10.

Mac- Ăngghen (1959), Toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội.

11.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996/2004), Cơ sở Khoa học
quản lý - Tập bài giảng.

12.

Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học
thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


13.

Nguyễn Huy Du (2000), Trò chuyện với tuổi trẻ về chìa khóa vạn năng,
NXB Thanh niên.

14.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


15.

Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

16.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Tiếng nói Việt Nam - Ban
biên tập phát thanh thanh Thiếu nhi (2004), Sổ tay hướng dẫn thanh niên về
ứng xử trong cuộc sống hiện đại, NXB Thanh niên.

17.

Trần Thị Minh Đức (chủ biên) (2009), Giáo trình tư vấn tâm lý.

18.

Giáo dục KNS cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (2006), NNXB Chính trị

Quốc gia.

19.

Nguyễn Thị Mai Hà (2007), Bài viết tìm hiểu một vài khái niệm liên quan
đến giáo dục kỹ năng sống ở một số nước trên thế giới.

20.

Nguyễn Thị Hường, Lê Công Phượng (2009), Giáo dục sống khỏe mạnh và
Kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên Xã hội ở trường tiểu học, NXB Giáo
dục Hà Nội.

21.

Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục.

22.

Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường, NXB Đại học Sư phạm.

23.

Nhiều tác giả (2005), Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược
và chương trình Giáo dục.

24.

Nhiều tác giả (2007), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào

tạo, Học viện Quản lý giáo dục.

25.

Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học, NXB Giáo dục Việt Nam.

26.

Nhiều tác giả (2010), Tài liệu hướng dẫn dành cho giảng viên tập huấn về
kỹ năng sống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, Công ty CP tham vấn,
Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (SHARE).

27.

Nhóm biên soạn (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Thống kê, Thành phố Hồ
Chí Minh.

28.

Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.


29.

Nguyễn Dục Quang (2007), Bài viết Một vài vấn đề chung về KNS và
GDKNS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

30.


Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa 11 (2005),
Luật Giáo dục 2005, NXB Lao động - Xã hội

31.

Huỳnh Văn Sơn (2007), Bài viết Quan niệm về kỹ năng sống hiện nay,
Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.

32.

Tài liệu hội thảo GD truyền thống cho thanh thiếu, nhi học sinh phổ thông
Nghệ An - Thực trạng và giải pháp (2009), Hội Khoa học tâm lý Giáo dục,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An.

33.

Hà Nhật Thăng (2004), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ
thông, NXB Giáo dục Hà Nội.

34.

Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại
học Huế.

35.

Lưu Thu Thủy (2007), Bài viết Kỹ năng sống và các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng sống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

36.


Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội.

37.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ban Tổ chức
(2006), Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác tổ chức đoàn, NXB Thanh
niên.

38.

Nguyễn Quang Uẩn (2007), Bài viết Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sống,
Trường ĐHSP Hà Nội.

39.

Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học
phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Luận án tiến sĩ
Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên.
Nguyễn Bình Xuân (1997), Tuổi trẻ sự nghiệp và tình yêu, NXB Giáo dục



×