Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩ vấn đề ỨNG DỤNG “bức TƯỜNG PHÍ” (PAYWALL) TRÊN báo MẠNG điện tử VIETNAMPLUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ khoảng hai thập kỷ trước, báo chí thế giới bắt đầu rơi vào cuộc
khủng hoảng sống còn khi doanh thu của nhiều tòa soạn gi ảm m ạnh. Theo
Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ, ngay tại nước này - một quốc gia có
nền báo chí hiện đại và năng động, doanh thu quảng cáo c ủa báo in t ừ năm
2005 đến năm 2014 giảm khoảng 31 tỷ USD (từ 47,4 tỷ xuống còn 16,4 tỷ).
Trong bối cảnh này, các tòa soạn buộc phải ráo riết tìm kiếm một mơ
hình kinh doanh hữu hiệu mới để tồn tại và phát triển trong th ời đ ại k ỹ
thuật số. Một số tờ báo lớn đã đưa ra giải pháp áp dụng “bức tường phí”
(paywall) với mục đích thu phí bạn đọc trên phiên bản điện t ử. “B ức t ường
phí” được hiểu là bức tường ngăn cách giữa nội dung và cơng chúng, u
cầu cơng chúng đóng một khoản phí để được đọc thông tin.
Tờ báo đầu tiên áp dụng “bức tường phí” là The Wall Street Journal
của Mỹ. Sau khi The Wall Street Journal bắt đầu thu phí bạn đọc tr ực tuyến
vào năm 1997, các tờ báo uy tín khác cũng áp dụng mơ hình kinh doanh m ới
này, trong đó có The Financial Times (năm 2002), The New York Times (năm
2005), The Times (năm 2010),… Tính đến cuối năm 2012, số lượng các tờ
báo của Mỹ và Canada dựng “bức tường phí” đã lên tới khoảng 350 t ờ, xu
hướng này nhanh chóng lan sang châu Âu. Tại Việt Nam, vào năm 2012,
VietnamPlus là cơ quan báo chí đi tiên phong thử nghiệm thu phí cơng chúng
đối với sản phẩm VietnamPlus Mobile.
Ngay từ khi ra đời cho tới thời điểm hiện tại, “bức tường phí” ln
kéo theo một cuộc tranh luận gay gắt. Nhà tỷ phú Warren Buffett, Gordon
Crovitz - người từng là chủ tờ báo The Wall Street Journal và ông trùm
truyền thông Rupert Murdoch là những nhân vật điển hình nhìn thấy hiệu

1



quả của “bức tường phí” trong việc tạo ra doanh thu cũng như các tác đ ộng
của mơ hình này đối với truyền thơng. Ơng Murdoch cịn quả quyết rằng,
thời đại của các website tin tức miễn phí đã kết thúc.
Tuy nhiên, “bức tường phí” cũng vấp phải sự phản đối của nhi ều
doanh nhân và giới học thuật vì một số lý do như mơ hình này khiến thu hút
quảng cáo trở nên khó khăn hơn, khả năng xây dựng backlink (đường dẫn
liên kết giữa website này và các website khác) bị hạn ch ế, các trang báo
mạng điện tử phải có chất lượng cao và thực hiện các biện pháp bảo mật
chặt chẽ hơn. Vì vậy, nhà phân tích Mathew Ingram của Tập đồn truyền
thơng GigaOm (Mỹ) từng tuyên bố: “Nếu bức tường phí là chi ến l ược duy
nhất thì The New York Times sẽ bị tiêu diệt”.
Dù cuộc tranh luận này chưa có hồi kết nhưng phần thắng đang
nghiêng về phía những người ủng hộ “bức tường phí”. Việc ngày càng có
nhiều tờ báo mạng điện tử thu phí bạn đọc cho thấy việc áp d ụng “b ức
tường phí” là một xu hướng tất yếu. Thậm chí có ý ki ến cho r ằng, câu h ỏi
đặt ra hiện nay khơng cịn là nên xây dựng “bức tường phí” hay khơng n ữa,
mà là áp dụng “bức tường phí” như thế nào.
Để có được một cái nhìn tổng quát và hệ thống về “bức tường phí”
trên báo mạng điện tử cũng như khả năng ứng dụng mơ hình này của báo
mạng điện tử Việt Nam, học viên quyết định chọn đề tài Vấn đề ứng dụng
“bức tường phí” (paywall) trên báo mạng điện tử VietnamPlus cho luận văn
thạc sĩ báo chí của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

* Liên quan đến báo mạng điện tử, tác giả Nguyễn Thị Tr ường
Giang có bài viết Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
đăng năm 2010, trên website Sóng Trẻ của Khoa Phát thanh - Truyền hình,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra m ột số


2


xu hướng phát triển của báo mạng điện tử nước ta, tiêu biểu là: tính t ức
thời và phi định kỳ tiếp tục được khai thác tối đa; chú ý nhi ều h ơn t ới kh ả
năng đa phương tiện; chất lượng về mặt kỹ thuật của các sản phẩm báo
chí đa phương được nâng cao; các đặc điểm tương tác trên báo m ạng đi ện
tử sẽ được tập trung khai thác.
Cuốn Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (2011) của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang cũng làm rõ quá trình ra đời và phát tri ển c ủa
báo mạng điện tử nói chung, báo mạng điện tử ở Việt Nam nói riêng;
những đặc trưng cơ bản; mơ hình tịa soạn và quy trình sản xu ất; cách vi ết
và trình bày nội dung báo mạng điện tử,…
Không chỉ đề cập những nội dung nêu trên, cuốn Báo mạng điện tử Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014) của hai tác giả Nguyễn Trí
Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang còn cung cấp thêm kiến thức và kỹ
năng cơ bản như công chúng báo mạng điện tử, tổ chức diễn đàn trên báo
mạng điện tử, hình ảnh, âm thanh, video trên báo mạng điện tử.
* Vấn đề kinh tế báo chí đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu lý
luận báo chí trên thế giới và Việt Nam quan tâm.
Cuốn Báo chí trong kinh tế thị trường của tác giả người Nga
A.A.Grabennhicốp xuất bản tại Việt Nam năm 2003 đề cập những đặc
trưng của báo chí trong điều kiện thị trường, những phương diện hoạt
động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên trong tòa soạn;
cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quy trình tổ chức xuất bản báo;… Tác gi ả
phân tích, so sánh sự khác biệt giữa hoạt động của tòa soạn trong xã h ội
chủ nghĩa và điều kiện thị trường. Đáng chú ý, tác giả đã dùng khái niệm
“hàng hóa - báo chí” và coi sản phẩm báo chí cũng là sản phẩm hàng hóa.

3



Cuốn Báo chí thế giới và xu hướng phát tri ển (2008) của tác giả
Đinh Thị Thúy Hằng phân tích các xu h ướng phát tri ển c ủa báo chí hi ện
đại trên thế giới, trong đó th ương m ại hóa n ội dung là m ột trong nh ững xu
thế nổi bật.
Trong cuốn Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong đi ều
kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hi ện nay (2002) do tác giả Trần
Quang Nhiếp chủ biên, các tác gi ả đã nêu m ột s ố quan ni ệm v ề đ ịnh
hướng hoạt động và quản lý báo chí trong đi ều ki ện kinh t ế th ị tr ường;
làm rõ thực trạng hoạt động và qu ản lý báo chí; t ừ đó đ ưa ra đ ịnh h ướng,
giải pháp.
Trong cuốn Báo chí truyền thơng hiện đại (từ hàn lâm đến đời
thường) in năm 2011, tác giả Nguyễn Văn Dững đưa ra vấn đề: nên nhận
thức sản phẩm báo chí là hàng hóa, có giá trị và giá trị sử d ụng, song đây là
loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Ngồi ra, tác giả cho rằng, báo chí có năm
chức năng chính là thơng tin, tư tưởng, khai sáng - giải trí, giám sát - phản
biện xã hội và kinh tế - dịch vụ. Trong đó, chức năng kinh t ế - dịch v ụ c ủa
báo chí là một chức năng mới mà nhiều tài liệu lý luận báo chí tr ước đây
chưa đề cập hoặc không thừa nhận.
Cuốn Cơ sở lý luận báo chí (2012) của tác giả Nguyễn Văn Dững
tiếp tục đề cập, phân tích chức năng kinh tế - dịch v ụ c ủa báo chí. Tác gi ả
nhấn mạnh sản phẩm báo chí cũng có giá thành, giá bán và chịu sự chi ph ối
bởi quy luật cung cầu của thị trường.
Trong cuốn Một số vấn đề về kinh tế báo in (2015), tác giả Đinh
Văn Hường và Bùi Chí Trung xác lập một cách cơ bản các h ọc thuy ết kinh
tế truyền thông phổ biến trên thế giới hiện nay; tìm hiểu những kinh
nghiệm chủ yếu của kinh tế báo chí - truyền thơng thế gi ới nh ằm tham

4



khảo, vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của báo chí - truyền thơng
Việt Nam; đề xuất các giải pháp, kiến nghị để báo in nước ta hoạt động
kinh tế năng động, hiệu suất, hiệu quả cao hơn trước yêu c ầu và b ối c ảnh
mới.
Luận án có đề tài Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình
từ góc độ kinh tế học truyền thơng được nghiên cứu sinh Bùi Chí Trung
bảo vệ năm 2007 đã đề cập các học thuyết về kinh tế học truyền thơng,
kinh tế học truyền hình phổ biến trên thế giới; phân tích, so sánh và đ ưa ra
nhận thức mới trong môi trường truyền thông Việt Nam; khẳng định khả
năng vận dụng lý luận kinh tế truyền thông trong hoạt động thực tiễn; phân
tích thực trạng hoạt động kinh tế truyền hình tại Vi ệt Nam trong nh ững
năm qua, nêu xu hướng phát triển chính, những kinh nghiệm và giải pháp
phát triển hoạt động kinh tế truyền hình Việt Nam.
Đề tài Tổ chức nội dung sản phẩm truyền hình trong kinh doanh
truyền hình trả tiền (Khảo sát Truyền hình Cáp Việt Nam) đã được học
viên Nguyễn Duy Hoàn bảo vệ thành cơng tại Học viện Báo chí và Tun
truyền vào năm 2013. Luận văn góp phần làm sáng tỏ những khái niệm còn
tương đối mới lạ tại Việt Nam như “truyền hình trả tiền”, “tổ chức nội
dung sản phẩm truyền hình trả tiền”, “quy chế truyền hình trả tiền”, “văn
hóa cạnh tranh trong kinh doanh”.
* “Bức tường phí” khơng phải là một khái niệm quá mới lạ đối với
nhiều nền báo chí trên thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ và châu Âu. Tuy
nhiên, các vấn đề liên quan “bức tường phí” vẫn là đề tài nóng và thu hút
sự quan tâm, tranh luận của giới chuyên gia và nghiên cứu truyền thơng.
Website của Viện Báo chí Mỹ (API) năm 2014 đăng bài nghiên cứu
Từ miễn phí đến thu phí: Các nhật báo của Mỹ quyết định sử dụng bức
tường phí như thế nào (From free to fee: How U.S. dailies decide to use
paywalls) của tác giả Natalie Jomini Stroud - Giám đốc Dự án Tin tức hấp


5


dẫn của Đại học Texas (Mỹ). Thông qua kết quả khảo sát c ủa các h ọc gi ả
đến từ Đại học Missouri đối với hơn 400 nhà xuất bản trên kh ắp n ước M ỹ
về việc áp dụng “bức tường phí”, tác giả Stroud đã nhìn thấy vai trị c ủa
cơng chúng khi cho rằng, cơng chúng có thể giúp các hãng tin đưa ra quyết
định tốt hơn về mức giá của các sản phẩm, mặt khác các hãng tin có th ể
tận dụng “bức tường phí” để nhận dạng và hiểu rõ hơn cơng chúng của
mình.
Trên website Journalism.co.uk (Anh), có bài viết Những điều ba tờ
báo đã học được trong q trình tiếp cận bức tường phí (What 3 publishers
have learned from their approach to paywalls) của tác giả Madalina Ciobanu.
Bài viết khái quát nội dung chính của phiên họp cuối cùng của Hội th ảo
Truyền thông châu Âu (INMA) năm 2015, trong đó tập trung phân tích
những bài học mà tờ Toronto Star (Canada), Bild (Đức) và The Times & The
Sunday Times (Anh) đã rút ra trong trong q trình áp dụng mơ hình kinh
doanh dựa trên việc thu phí cơng chúng.
Năm 2015, website Theconversation.com - một diễn đàn uy tín của
các chuyên gia và nhà nghiên cứu trên thế giới, đăng bài viết Cuộc tìm kiếm
doanh thu thuê bao cho báo in: Từ bức tường phí đến d ịch v ụ thanh tốn vi
mơ (Newspapers' ongoing search for subscription revenue: from paywalls to
micropayments) của nghiên cứu sinh ngành truyền thơng Alex T. Williams
và Phó Giáo sư truyền thông Victor Pickard thuộc Đại học Pennsylvania
(Mỹ). Trong bài viết này, hai tác giả đã nêu khái niệm, lịch sử ra đ ời và quá
trình phát triển của “bức tường phí”; phân tích những thành cơng và th ất
bại của một số tờ báo mạng điện tử lớn của Mỹ như The New York Times,
USA Today, The Dallas Morning News,…khi áp dụng “bức tường phí”, từ
đó chỉ ra tương lai của mơ hình này.

Cũng trên diễn đàn Theconversation.com, vào đầu năm 2016, Tom
Felle - giảng viên ngành tin tức và báo điện tử, Đại h ọc City London (Anh)

6


có bài viết Bức tường phí đang cứu sống nền báo chí? (Are paywalls
saving journalism?). Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã khái quát bức tranh
kinh tế báo chí trong những năm gần đây thơng qua các con s ố th ống kê c ụ
thể, đồng thời giới thiệu “bức tường phí” như một cách thức mà các hãng
tin lớn đang sử dụng trên website của mình để tăng doanh thu. Qua khảo sát
quá trình áp dụng “bức tường phí” trên một số tờ báo tên tuổi như The New
York Times, The Washington, The Times, tác giả đã đưa ra một số ưu đi ểm
và hạn chế của “bức tường phí”.
Tháng 2-2016, Tạp chí Fortune đăng tải bài viết The Guardian, bức
tường phí và sự kết thúc của báo in (The Guardian, Paywalls, and the Death
of Print Newspapers) của tác giả Mathew Ingram. Trong bài viết này, tác giả
Ingram kể lại câu chuyện thu phí bạn đọc của The Guardian. Giám đốc
điều hành The Guardian, ông David Pemsel thơng báo, có thể sẽ bắt đầu thu
phí bạn đọc đối với một số nội dung nhất định. Điều này đồng nghĩa với
việc The Guardian sẽ áp dụng một hệ thống “bức tường phí”, đi ngược với
cam kết nói khơng với “bức tường phí” của tờ báo này trước đây. Tuy
nhiên, ông Pemsel khẳng định, đây không phải là mô hình “b ức tường phí”
và kế hoạch của The Guardian là mở rộng chương trình hội viên giúp các
hội viên tờ báo được tiếp cận với những bài báo đặc sắc, nóng hổi nhất.
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề thu phí bạn
đọc báo mạng điện tử, song có thể nhắc tới một số bài vi ết đáng chú ý
như:
Bài nghiên cứu Xu hướng thu phí cơng chúng báo mạng điện tử của
tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị và

Truyền thông năm 2014 đã cung cấp thông tin tổng qt về bức t ường phí,
thuận lợi và khó khăn khi sử dụng bức tường phí, tương lai của mơ hình
này.

7


Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-61925 - 21-6-2014), Báo Đầu tư đã có bài phỏng vấn Nhà báo Lê Qu ốc Minh
- Tổng Biên tập VietnamPlus với nhan đề Báo điện tử không thể mãi miễn
phí về các vấn đề liên quan xu hướng mới, chiến lược phát tri ển, d ựng
hàng rào thu phí, bán tin của loại hình báo mạng đi ện t ử và báo di động
trong bối cảnh mới.
Những bài nghiên cứu, bài báo nêu trên đã góp phần làm sáng t ỏ các
vấn đề liên quan báo mạng điện tử, kinh tế báo chí, cụ thể là kinh tế
truyền hình và báo in; bước đầu làm rõ khái niệm, quá trình áp dụng, đặc
điểm, ưu điểm và hạn chế của “bức tường phí”. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu nào trình bày tổng qt và hệ thống hóa việc thu phí bạn đọc trên loại
hình báo mạng điện tử. Do vậy, đề tài của học viên không trùng lặp với các
đề tài nghiên cứu nêu trên. Đây là đề tài mới và cần được triển khai nh ằm
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn với việc thu phí bạn đọc báo mạng
điện tử trên thế giới và Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là bước đầu hệ thống khung lý thuyết của đề
tài và việc áp dụng “bức tường phí” trên một số tờ báo mạng điện tử thế
giới, từ đó chỉ ra thuận lợi, khó khăn và triển vọng của việc ứng dụng “bức
tường phí” trên báo mạng điện tử VietnamPlus.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu nêu trên, người nghiên cứu cần th ực
hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa các quan niệm cơ bản về báo mạng điện tử và “bức
tường phí” trên báo mạng điện tử
- Khảo sát việc áp dụng “bức tường phí” trên ba tờ báo mạng điện tử
nước ngoài

8


- Trên cơ sở lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử và và thực tr ạng
áp dụng “bức tường phí”, chỉ ra thuận lợi, khó khăn và tri ển v ọng c ủa vi ệc
ứng dụng “bức tường phí” trên báo mạng điện tử VietnamPlus, rút ra bài
học đối với Việt Nam
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề ứng dụng “bức tường
phí” trên báo mạng điện tử VietnamPlus.
4.2. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát của đề tài là các tờ báo mạng điện tử: The Wall
Street Journal, The New York Times, The Financial Times, VietnamPlus.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận chung dựa trên phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước
về báo chí và kinh tế báo chí.
- Cơ sở lý luận chuyên ngành là các lý thuyết về báo chí truyền
thơng, kinh tế báo chí và báo mạng điện tử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn
phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu dùng để phân tích, x ử lý các tài li ệu

liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra các thơng tin, lu ận c ứ, lu ận ch ứng phù
hợp sử dụng cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp dùng để phân tích thực trạng
áp dụng “bức tường phí” trên ba tờ báo mạng của thế gi ới (The Wall Street

9


Journal, The New York Times, The Financial Times), từ đó đánh giá khái quát
về thành công và hạn chế của việc áp dụng “bức tường phí” trên các tờ báo
- Phương pháp phỏng vấn sâu dùng để phỏng vấn các nhà quản lý
báo chí về quan điểm của họ với việc thu phí cơng chúng
- Phương pháp bảng hỏi dùng để thăm dò ý kiến của b ạn đ ọc v ề
việc thu phí cơng chúng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung lý luận về xu
hướng thu phí cơng chúng trên loại hình báo mạng điện tử, vai trị của xu
hướng này đối với sự phát triển của báo chí nói chung và báo mạng điện t ử
nói riêng.
Ngồi ra, đề tài cũng sẽ nêu rõ đặc điểm, phân loại “bức t ường phí”;
những khó khăn, thách thức khi thu phí bạn đọc báo mạng điện tử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả khái quát bức tranh “bức t ường
phí” trên báo mạng điện tử của thế giới và Việt Nam, đánh giá quá trình áp
dụng “bức tường phí” của một số tờ báo cụ thể.
Đặc biệt, tác giả chú trọng hệ thống, đánh giá, phân tích vấn đ ề ứng
dụng “bức tường phí” trên một tờ báo điện tử của Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận

văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của “bức tường phí” trên báo mạng
điện tử
Chương 2: Thực trạng áp dụng “bức tường phí” trên báo m ạng đi ện t ử

10


Chương 3: Báo mạng điện tử VietnamPlus và v ấn đ ề ứng d ụng “b ức
tường phí”

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
“BỨC TƯỜNG PHÍ” TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Bức tường phí
1.1.2. Báo mạng điện tử
1.2.

Vai trị của việc thu phí bạn đọc đối với sự phát triển của báo chí

nói chung và báo mạng điện tử nói riêng
1.3. Đặc điểm và phân loại “bức tường phí”
1.3.1. Đặc điểm của “bức tường phí”
1.3.2. Phân loại “bức tường phí”
1.4.


Những khó khăn, thách thức khi thu phí bạn đọc báo mạng điện
tử
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG “BỨC TƯỜNG PHÍ”
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

2.1. Khái quát bức tranh “bức tường phí” trên báo mạng điện tử của
thế giới và Việt Nam
2.1.1. Quá trình áp dụng “bức tường phí” trên các tờ báo
2.1.2. Số lượng và tần suất áp dụng “bức tường phí” trên các tờ báo
2.1.3. Hình thức áp dụng “bức tường phí” trên các tờ báo
2.2. Đánh giá khái quát về thành cơng và hạn chế của việc áp dụng
“bức tường phí” trên các tờ báo
2.2.1. Thành công và nguyên nhân

12


2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS VÀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG
“BỨC TƯỜNG PHÍ”
3.1. Giới thiệu khái quát về VietnamPlus
3.2. Lịch sử ứng dụng “bức tường phí” trên VietnamPlus Mobile
3.2.1. Thành cơng và ngun nhân
3.2.2. Hạn chế và ngun nhân
3.3. Triển vọng của mơ hình “bức tường phí” trên VietnamPlus
3.4. Bài học cho Việt Nam


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại (từ hàn
lâm đến đời thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao Động,
Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông - Lý
thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
4. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn
đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), “Xu hướng phát triển của báo
mạng điện tử Việt Nam”, website Sóng Trẻ.
6. A.A.Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường , Nxb
Thơng tấn, Hà Nội.
7. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát
triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
8. Nguyễn Duy Hoàn (2013), Tổ chức nội dung sản phẩm truyền
hình trong kinh doanh truyền hình trả tiền (Khảo sát Truyền
hình Cáp Việt Nam), Luận văn thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
9. Đinh Văn Hường, Bùi Chí Trung (2015), Một số vấn đề về kinh tế
báo in, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. X.A Mikhailop (2004), Báo chí hiện đại nước ngồi: Những quy
tắc và nghịch lý, Nxb Thơng tấn, Hà Nội
11. Lưu Hồng Minh (2009), Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh
tồn cầu hóa, Nxb Dân Trí, Hà Nội.


14


12. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng
điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo , Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
13. Trần Hữu Quang (2015), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Hà Nội
14. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
15. Bùi Chí Trung (2007), Nghiên cứu xu hướng phát triển của
truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thơng , Luận án tiến sĩ
Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Madalina Ciobanu (2015), “What 3 publishers have learned from
their approach to paywalls”, website Journalism.co.uk.
17. Tom Felle (2016), “Are paywalls saving journalism?”, website The
Conversation.
18. Mathew Ingram (2016), “The Guardian, Paywalls, and the Death of
Print Newspapers”, Fortune Magazine.
19. Natalie Jomini Stroud (2014), “From free to fee: How U.S. dailies
decide to use paywalls”, website American Press Institute.
20. Alex T. Williams, Victor Pickard (2015), “Newspapers' ongoing
search

for

subscription

revenue:


from

micropayments”, website The Conversation.

15

paywalls

to



×