Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN CAO học, môn báo MẠNG điện tử, bức tường phí trong báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.44 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN MÔN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
VÀ MUNTIMENDIA
Đề tài: Bức tường phí trong báo mạng điện tử


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn
truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát
thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”. Nhưng giờ
đây báo mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền
hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Báo mạng điện tử trở thành kênh truyền thông
vô cùng hiệu quả, đặt các PTTTĐC truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt.
Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của PTTTĐC truyền thống, nhưng do
kết hợp với mạng máy tính mà nó có nhiều điểm ưu việt riêng.
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các PTTTĐC khác ở
khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí - công chúng và giữa công
chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất tạo lên
diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật
thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm - tính thời sự của báo mạng điện
tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng điện tử còn có khả năng lưu giữ,
tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất.
Chính vì vậy, báo mạng điện tử mặc dù có nhiều ưu thế hơn hẳn nhưng
cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, đảm bảo thông tin chính
xác đến hàng triệu triệu công chúng là yêu cầu cần thiết. Trong thời gian qua đọc
giả của báo mạng chủ yếu truy cập xem tin tức, video,…hoàn toàn miễn phí, hầu
hết các tờ báo của Việt Nam chưa đặt ra bất kỳ mức thu phí nào như các loại
hình khác. TTO - Paywall , thuật ngữ mới thể hiện xu hướng thu phí để xem nội
dung báo điện tử, đang là đề tài nóng bỏng trong giai đoạn báo giấy dần lụi tàn


còn báo điện tử vẫn loay hoay với dấu chấm hỏi về nguồn thu không chỉ ở nước
ta mà trên toàn thế giới. Vậy các tờ báo điện tử Việt Nam nói chúng và thế giới
nói chung đã tìm ra phương án gì để thực hiện “Bức tường phí trong báo mạng
điện tử”, đây cũng là đề tài em chọn cho bài tiểu luận của mình.
Nội dung của bài tiểu luận gồm có 3 phần:
3


Phần 1. Giới thiệu về báo mạng điện tử
Phần 2. Thực trạng bức tường phí trong báo mạng điện tử hiện nay
Phần 3. Đánh giá và đưa ra giải pháp

4


PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin
được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề
đang được tranh cãi.
Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper
(báo chí trên mạng/ trực tuyến), e - journal (electronic journal - báo chí điện tử),
e - zine (electronic magazine - tạp chí điện tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo mạng điện tử được sử dụng khá phổ biến,
chẳng hạn báo nhân dân điện tử, lao động điện tử… Ngoài ra, còn nhiều người
gọi chúng bằng cái tên khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến…
Điều 3, luật báo chí (luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ
họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “báo điện tử là loại hình báo chí được
thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện
các: “ báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng internet như Nhân

Dân, Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang thông tin của các nhà
cung cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh Việt Nam ( VnExpress) của
FPT, VASC ORIENT của Công ty Phát triển phần mềm VASC - hiện nay là
VietNamNet, VDC Media của công y điện toán và truyền số liệu VDC…Và
cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá - Thông tin cấp cho
các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện
tử”.
Ngoài thuật ngữ “online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong các
công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để
chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publíhing (xuất bản trực tuyến),
online media (phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist (nhà báo
trực tuyến), online radio (phát thanh trực tuyến), online television (Truyền hình

5


trực tuyến). Để thống nhất, trong niên luận này chúng tôi gọi bằng thuật ngữ báo
mạng điện tử.
1.2. Khái quát báo mạng điện tử trên thế giới
Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn nhất
trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp,
tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Khái niệm trực tuyến lần
đầu tiên được nhắc đển trong những năm 70 của thế kỷ XX để chỉ các dịch vụ
cung cấp thông tin qua đường điện thoại hoặc tín hiệu vô tuyến điện là teletext
và video text. Teletext ra đời trước, tiếp theo đó là sự ra đời của video text - đây
là một bước phát riển của công nghệ teletext. Nó cho phép xem văn bản, hình
ảnh trên màn hình tivi hoặc vi tính. Thông tin được truyền tải và thu nhận qua
đường điện thoại, cáp hoặc qua mạng vi tính. Video text là tiền thân của công
nghệ world wide web(www) là linh hồn của báo chí trực tuyến ( báo mạng điện
tử) sau này.

Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện
bước đột phá vào lĩnh vực này khi tung ra thị trường dịch vụ www. Lập tức, một
loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của riêng mình trên mạng như
Los Angeles Times, USA ToDay, New York Newsday, San joes, Chicago
Tribune…Cũng trong năm này, 11 tờ báo khác của Châu Á cũng xuất hiện trên
mạng internet như China daily (Trung Quốc), Utusan (Malayxia), Asahi Simbun
(Nhật Bản)…
Đến nay, với sự phát triển như vũ bão về công nghệ cũng như sự lớn
mạnh của các tờ báo, nhu cầu vô cùng của công chúng… thì thật là khó để có
thể thống kê hết các tờ báo mạng điện tử trên thế giới, người ta ước tính rằng
mỗi tháng có hàng triệu thành viên mới trong mạng toàn cầu. Nhất là khi Blog
xuất hiện, có thể nói thế giới truyền thông đang sôi động, phong phú hơn bao
giờ hết.

6


1.3. Khái quát báo mạng điện tử ở Việt Nam
Chúng ta hoà mạng internet vào năm 1997 và cho đến nay mật độ internet
nước ta ngày càng tăng đáng kể. Chúng ta đang cố gắng để ngày càng mở rộng
cơ sở hạ tầng.
Trong điều kiện thuận lợi đó, báo mạng điện tử Việt Nam ra đời và có những
bước phát triển bắt kịp thế giới. Tháng 2/1998 tờ Quê Hương - cơ quan của Uỷ
Ban về người Việt Nam ở nước ngoài được đưa lên mạng internet, trở thành tờ
báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện có ý nghĩa mở đường này được ghi
nhận như một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây các
phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta có thêm một thành viên mới,
hiện đại và rất hữu ích trong khả năng truyền thông in đến công chúng và thông
tin đói ngoại.
Ngày 19/12/1997 mạng thông in điện tử VNN, tiền thân của VASC

ORIENT ra đời. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001, trang chủ
www.vnn.vn lần ầu tiển mắt công chúng mang tên VASC ORIENT trên nền
mạng VNN. VASC ORIENT phát triển theo hướng thời sự và chuyên sâu, công
chúng có thể thu nhận thông tin, thảo luận trao đổi trực tiếp về nội dung vấn đề
trong và ngoài nước. Hiện nay lượng truy cập VietNamNet đã lên tới con số trên
2 tỷ/ tháng. Đây là một trong những báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam hiện
nay. Và hiện nay đây là tờ báo có nhiều đổi mới khiến nó luôn hấp dẫn và được
công chúng hưởng ứng, bàn tròn trực tuyến là ví dụ tiêu biểu. Giao lưu trực
tuyến lần đầu tiên ra đời tại toà soạn này, hiện nay ở VietNamNet các chương
trình giao lưu trực tuyến được tổ chức thường xuyên đều đặn, hấp dẫn và sinh
động.
Như vậy ở Việt Nam hiện nay, báo mạng điện tử trở thành phương tiện
công cụ đặc biệt hiệu quả trong việc đưa tiêng nói của Đảng, nhà nước và Việt
kiều bè bạn năm châu. Báo mạng điện tử đang cùng các PTTTĐC xây dựng
củng cố và hoàn thiện hình ảnh đất nước con người và văn hoá dân tộc Việt Nam
trên trường quốc tế.
7


1.4. Tiểu kết chương 1
Chúng ta có thể khái quát sự phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta
hiện nay qua trích dẫn của chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo
điện tử ở nước ta hiện nay do Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Ngày
22/7/2005.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền
thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không
bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời, báo điện
tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả
thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ

văn hóa của nhân dân...
Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém. Tính
tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính chuyên
nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếu cân nhắc khi đưa tin,
bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư liệu, bài viết ở
bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách. Ở
một số cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các
thông tin phản động, đồi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân, gây bất bình
trong nhân dân. Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng mạng Internet và báo
điện tử để chống phá cách mạng nước ta.
Nhà nước ta chưa quản lí được hết các trang báo mạng điện tử về nội
dung và hình thức. Do mỗi trang báo mạng điện tử ở nước ta đều có nguồn thu
nhập chủ yếu từ quảng cáo, nên nội dung không chuẩn xác, chạy theo tâm lí
người đọc để tăng tỉ lệ người xem. Trước mắt bức tường phí cho báo mạng điện
tử đang là một giải pháp không nhỏ trong vấn đề tạo nên sự lớn mạnh của báo
chí, sự phát triển lành mạnh thực hiện được hết vai trò của báo chí trong thời
gian tới.
8


PHẦN 2. THỰC TRẠNG BỨC TƯỜNG PHÍ TRỌNG BÁO MẠNG VÀ
BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
2.1. Thực trang thu phí đọc báo mạng điện tử trên thế giới
Cho đến nửa đầu những năm 2000, vẫn còn là “giai đoạn thử nghiệm” thu
phí đọc báo online của làng báo thế giới, do bị ảnh hưởng bởi quan niệm thu tiền
trên website sẽ mất độc giả.
Hầu như tất cả các tờ báo lớn của Mỹ, châu Âu bằng cách này hay cách
khác đều bắt đầu thu tiền, và thậm chí còn thu giá cao.
Một điển hình là Wall Street Journal (Mỹ), bắt đầu thu phí vào năm 1997.

Đến giữa năm 2007 thì có khoảng một triệu người trả tiền để đọc phiên bản điện
tử của tờ báo này.
Tháng 9/2005, một tên tuổi khác là New York Times (Mỹ) cũng bắt đầu
dịch vụ thu phí. Tuy nhiên, New York Times đã hủy dịch vụ này vào tháng
9/2007 vì tiền phí không bù được doanh thu quảng cáo tiềm năng từ website
miễn phí.
Một tờ báo khác của Anh là The Times cũng thu phí vào năm 2010, cho
dù đây là trang tin tức tổng hợp và không chuyên sâu. Và kết cục là, một tháng
sau khi “tính tiền”, The Times có 105.000 người trả tiền nhưng mất tới 4 triệu
độc giả/tháng, giảm từ 6,4 triệu xuống còn 2,4 triệu.
Tuy nhiên, từ 2011 đến nay, quan điểm thu phí dường như đã được định
hình rõ ràng hơn. Dấu ấn lớn nhất là New York Times. Tháng 3/2011, tờ báo này
quay lại việc tính phí, nhưng điều chỉnh bằng cách cho miễn phí một lượng tin
bài nhất định, cụ thể là cho phép độc giả đọc 20 tin bài miễn phí mỗi tháng trước
khi trả tiền thuê bao. Tháng 4/2012, New York Times giảm số lượng tin bài miễn
phí xuống 10. Có 224.000 người trả tiền trong 3 tháng đầu tiên, và tính đến thời
điểm hiện tại có khoảng 470.000 thuê bao. Mấy năm trước, một tờ báo muốn thu
20 USD/năm không phải dễ, nhưng bây giờ New York Times thu 35 USD/tháng,
một con số rất cao nhưng họ vẫn thu được.
9


Financial Times trước đó cũng cho thực hiện thu phí đọc online và tính
đến tháng 6/2012, tờ báo tài chính hàng đầu Anh quốc có 285.000 người trả phí.
Financial Times hi vọng con số trả phí để đọc phiên bản điện tử sẽ còn cao hơn
số người mua báo in vào năm 2013. “Việc thu phí đọc báo online sẽ không còn
là câu chuyện thích hay không thích nữa, mà là bắt buộc để tồn tại”.
Tính đến cuối năm 2013, số lượng các báo của Mỹ và Canada dựng
paywall đã lên tới con số 350, trào lưu này tiếp đó lan sang Châu Âu. Trước kia
có một nỗi lo sợ là nếu dựng paywall lên, tức là bắt người đọc trả tiền, thì người

ta không đọc báo của mình nữa mà quay sang các báo đối thủ. Có những tờ báo
như New York Times đã dựng paywall rồi lại phải hạ xuống. Nhưng đến tháng
9/2013 thì New York Times thấy rằng dựng paywall mới là cách tồn tại. Và
người ta tính ra dựng paywall và thu tiền của người dùng còn hiệu quả hơn là
bán quảng cáo. Mặc dù không dựng paywall thì lượng người đọc cao gấp 4-5
lần.
WNC lần thứ 65 ở Bangkok dành hẳn một diện tích lớn cho các hãng
truyền thông, quảng cáo giới thiệu những sản phẩm của mình. Và tại đó, gian
hàng của New York Times (NYT) và Financial Times (FT) thuộc loại thu hút
nhiều khách tham quan nhất. Lý do không chỉ bởi đây là hai tờ báo nổi tiếng, mà
còn bởi nhiều đại biểu muốn tìm hiểu mô hình thu phí online của NYT và FT.
Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến, một tổ chức thương mại ngành, đã
công bố báo cáo trong đó chỉ rõ nhiều cách thức mà các tờ báo và tạp chí đang
sử dụng bức tường phí để định hình và mở rộng doanh nghiệp của họ. Hiệp hội
đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia các ấn phẩm Condé Nast, Cộng đồng
Gannett , Thời báo kinh doanh Harvard, Thời báo New York, Time và Nhật báo
phố Wall.
 New York Times kiếm bộn từ thu phí đọc báo online

Kể từ khi tờ New York Times đưa ra kế hoạch thu phí báo điện tử vào
tháng 3/2012, hãng này đã tạo nên những cuộc tranh luận mới trong các đơn vị
làm nội dung.
10


Các nhà xuất bản thì lo lắng và nói rằng họ không thể cho đi miễn phí nội
dung của mình, trong khi các blogger thì lớn tiếng cho rằng việc thu phí sẽ dẫn
tới việc người đọc ít được tiếp cận các sản phẩm chất lượng miễn phí và làm
giảm đi ý nghĩa của “web mở”.
Nhưng hơn năm rưỡi sau tuyên bố của NYT, bức tường thu phí của tờ báo

này không chỉ có giá trị là giúp tờ báo kiếm được nhiều tiền từ thu phí thuê bao,
mà nó còn đưa lại hiệu quả không ngờ tới: đưa ra cách nhìn mới về việc tạo ra
lợi nhuận trong ngành truyền thông.
Sự giàu có của Time tới đây sẽ đến từ người đọc, không phải từ nhà quảng
cáo như trước. Và nay, nó đã có tác động trực tiếp tới ngành kinh doanh của
Times, trừ một vài blogger bảo thủ là dường như vẫn chưa nhận rõ vấn đề.
 The Dallas Morning News

Dallas Morning News, một tờ báo lớn của thành phố Dallas, mới chỉ
“chập chững” bước vào những “ngày bình minh” của hiệu ứng paywall trong
chiến lược truyền thông xã hội, khi trang điện tử của tờ báo này bắt đầu thu phí
cho các bài báo khoảng một tháng trước. Hình mẫu của tờ Dallas cho phép
những độc giả không-trả-phí đọc được những tin nóng hổi và các bài blog, còn
những chuyên mục giải trí và tin điều tra hình sự thì phải trả phí mới đọc được.
Travis Hudson, biên tập viên web, chịu trách nhiệm cho hai tài khoản
Twitter và Facebook của tờ báo, nơi anh đăng tải các nội dung miễn phí lẫn đòi
hỏi trả tiền. Cũng như bất cứ nhà hoạch định chiến lược truyền thông xã hội dày
dạn kinh nghiệm khác, sự minh bạch là chìa khóa sống còn với chính bản thân
Hudson. Anh ghi chú rõ đường dẫn nào sẽ đưa độc giả đến một nội dung
“paywall”, trước khi đăng tải lên Facebook và Twitter.
 Bản điện tử của tạp chí The Economist

Khác với The New York Times và Dallas Morning News, tạp chí chuyên
trách sự kiện quốc tế The Economist thực hiện vài thay đổi đối với hệ thống
paywall của họ, nhờ đó tạo ra một lượng phong phú những bài viết mà những
11


độc giả không-trả-phí có thể tiếp cận. Rào cản thu phí trước kia (của tờ báo) đã
ngăn cản độc giả đọc ngay cả những bài báo cũ nhiều tháng. Giờ đây người đọc

The Economist có thể tham khảo một số lượng bài viết được chuẩn hóa khắp tờ
tạp chí, trước khi quyết định trả phí.
Giờ đây hệ thống paywall của The Economist chỉ áp dụng cho những bài
in trong tạp chí (giấy) xuất bản hàng tuần, còn những nội dung chỉ hiện diện trực
tuyến - chẳng hạn blog, truyền thông đa phương tiện và các tính năng tương tác thì miễn phí.
 Tờ báo điện tử Honolulu Civil Beat

Tờ báo điện tử (không có phiên bản giấy) Honolulu Civil Beat đang chuẩn
bị ăn mừng kỷ niệm một năm ngày ra mắt. Mặc dù những nội dung từ tờ báo đã
và đang luôn miễn phí trong những thư thông báo (newsletter) gửi đến e-mail
độc giả, ban đầu trang này chỉ cung cấp những truy cập rất giới hạn với những
người đọc từ các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, bắt đầu vào tháng 1-2011, mọi
độc giả đều có thể đọc mọi bài viết họ muốn.
Hiện tờ báo đang chạy một chương trình phần mềm, có nhiệm vụ hỏi độc
giả xem liệu họ có muốn trả phí không, dựa vào độ thường xuyên mà họ đọc bài
trên trang web. Ngoài ra, hình mẫu thu phí của tờ Civil Beat khuyến khích cộng
đồng gia nhập họ bằng cách chỉ cho phép thành viên có đăng ký tài khoản được
bình luận dưới mỗi bài viết. Thêm nữa, giao diện của tờ báo hoàn toàn vắng
bóng các banner quảng cáo.
2.2. Thực trang thu phí đọc báo mạng điện tửtại Việt Nam
Một số lãnh đạo các tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam cũng đã có mặt ở
Đại hội báo chí, xuất bản thế giới (World Newspaper Congress) lần này, không
chỉ để tiếp cận các xu hướng mới nhất của báo chí thế giới, mà còn nhằm tham
khảo những mô hình “paywall” để có thể áp dụng cho tờ báo của mình trong
tương lai gần.
Mặc dù trên thế giới đã hình thành xu hướng, nhưng nó chưa thể lan tới
Việt Nam bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như nhu cầu của mỗi báo, chất
12



lượng nội dung, khả năng chịu chi trả của độc giả… Chưa có tờ báo điện tử nào
ở Việt Nam chính thức thu phí đọc báo online. Tuy vậy, cũng có một số tòa soạn
đã nhen nhóm những kế hoạch sơ khai...
Mới đây, phiên bản mobile của trang tin tổng hợp Baomoi.com cũng bắt
đầu thực hiện thu phí những tin bài “hot” với giá 5.000 đồng/bài, cho dù những
tin bài này Baomoi không tự sản xuất (!). Ở Việt Nam, số lượng báo điện tử
ngày càng nở rộ nhanh. Tuy nhiên, doanh số quảng cáo trên báo điện tử tăng
trưởng giỏi lắm cũng chỉ 30 - 40 hoặc 50%/năm. Số báo điện tử đạt doanh thu
lớn từ quảng cáo, khoảng 1 triệu USD/năm không tới 5 tờ. Tâm lý của các nhà
quảng cáo thường tìm đến những tờ báo lớn, có thương hiệu, thậm chí chấp nhận
giá đắt. Do vậy, nếu không sống được bằng quảng cáo, “cửa sống” của báo nhỏ
có lẽ chỉ còn trông vào bán nội dung, dĩ nhiên nếu như tờ báo có những nội dung
chuyên biệt, và có một lượng độc giả trung thành.
Việt Nam gần như trong mấy năm gần đây là bỏ quên thị trường ngách,
những bài nội dung chuyên sâu, nội dung tốt đều bị nhường cho nội dung lăng
nhăng, câu khách. Hiện nay, trên internet tràn lan các loại thông tin như thế, và
có một trào lưu cứ phải thu hút càng nhiều traffic càng tốt để bán cho các ad
network. Nhưng các trang thông tin điện tử không chính thống “câu view” bằng
những nội dung nhảm nhí chứ báo chí thì không thể làm như vậy. Và đừng nghĩ
rằng có nhiều nội dung gây sốc thì sẽ có nhiều lượt đọc và nhiều lượt đọc sẽ
đồng nghĩa với nhiều tiền quảng cáo. Những trang hay sao chép nội dung thì
không được coi là trang tạo ra nội dung nguồn nên xếp hạng thấp và giá quảng
cáo cũng thấp, nếu lại không biết cách tối ưu quảng cáo thì tỷ lệ người dùng
nhấp chuột cũng không cao. Vì thế có một thực tế là website A có lượng truy cập
cao gấp 3-4 lần website B thì chưa chắc đã kiếm tiền cao tương ứng, có khi chỉ
tương đương hoặc hơn một chút. Nhưng như tôi đã nói ở trên, quảng cáo mới là
một nguồn thu, cần phải tính đến việc thu phí. Tại sao độc giả có thể bỏ tiền mua
tờ báo in mỗi ngày, nhân số tiền mỗi tháng có thể lên tới cả trăm ngàn, mà lại
không chịu bỏ tiền mua thông tin trên báo điện tử với mức giá có thể chỉ bằng
13



một phần tư? Đương nhiên, họ sẽ chỉ chịu móc hầu bao cho những thông tin
đáng đồng tiền bát gạo chứ không ai bỏ tiền xem mấy cái tin hở hang, đâm
chém.
Ở một góc độ khác, xu hướng thu phí sẽ còn được cộng hưởng khi doanh
số và lợi nhuận báo in được nhìn nhận sẽ ngày càng đi xuống, trái ngược với sự
phát triển mạnh mẽ của báo điện tử và các thiết bị tương hỗ như smartphone,
máy tính bảng.
Một tờ báo thu phí thì khó tồn tại, nhưng nhiều tờ báo thu phí sẽ tạo ra
tiêu chuẩn mới, ông nhận xét thêm và cho rằng, muốn làm thì phải bắt đầu,
nhưng không phải bắt đầu là có thể làm ngay được, vì thế phải có sự chuẩn bị và
thử nghiệm. Thực tế thì với sự ảm đạm, khó khăn của kinh tế, miếng bánh quảng
cáo một hai năm qua đã không thể phình to, thậm chí còn sụt giảm.
2.3. Sự phát triển thu phí báo mạng điện tử hiện nay
Paywall - “bức tường phí” - là bức tường ngăn cách giữa nội dung và
công chúng – đã được dựng lên ở nhiều tờ báo mạng điện tử lớn, yêu cầu công
chúng phải đóng một khoản phí thì mới được đọc thông tin. Nhiều tờ báo mạng
nổi tiếng của Mỹ, Anh Đức đã thu phí người sử dụng. Từ năm 2011 đến nay,
quan điểm thu phí dường như được định hình rõ ràng hơn, đặc biệt tại châu Âu.
Ở Việt Nam, hình thức thu phí công chúng báo mạng điện tử vẫn còn mới
mẻ và chưa có tờ báo nào chính thức áp dụng song lãnh đạo của các tờ báo cũng
không đứng ngoài cuộc. Họ từng bước tiếp nhận xu hướng này của thế giới và
nghiên cứu, tham khảo xem mô hình thu phí nào hợp lý nhất để có thể áp dụng
cho tờ báo của mình trong tương lai.
Thời điểm này, mức phí 20.000 đồng/tháng hoàn toàn khả thi. Vấn đề tiếp
theo là phương thức thanh toán tiện lợi. Lâu nay tiện nhất là thanh toán qua hóa
đơn điện thoại, nhưng với cách này, các nhà mạng thu rất nhiều, đối soát cũng
lâu và rắc rối, chậm thu tiền, nên các đơn vị báo chí không mặn mà. Gần đây số
lượng người Việt tải phần mềm trên mạng và sử dụng dịch vụ thương mại điện

tử dần dần tăng lên tuy chưa thực sự phổ biến. Ngoài ra người ta cũng có thể
14


thanh toán qua các dịch vụ ví điện tử… Với dân số hơn 91 triệu người, trong đó
đến hơn một nửa là người trẻ, Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn. Vấn đề ở
đây là các tờ báo có tạo ra được “hàng hóa nội dung” hấp dẫn người dùng hay
không. Nhiều tin tức trên báo chí Việt Nam hiện nay cứ na ná giống nhau, mở tờ
nào cũng thấy những nội dung từa tựa như nhau thì chưa kinh doanh nội dung
được. Quả bóng đang nằm ở chân các đơn vị báo chí: Hãy làm ra sản phẩm tốt
thì mới thuyết phục được người dùng. Và mỗi báo nên có những sản phẩm khác
biệt, nhắm đến những đối tượng riêng.

15


PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP
3.1. Đánh giá chung
3.1.1. Thuận lợi
Với việc phục vụ cộng đồng (bạn đọc) là nhân tố chính của làng báo, bất
kỳ hệ thống paywall thuộc trang điện tử của mọi tờ báo nào cũng đều nên đặt
trải nghiệm đọc của cộng đồng xã hội làm ưu tiên hàng đầu. Cảm giác thất vọng
khi một độc giả nhấp chuột lên một đường dẫn để rồi bị đập vào mắt là một nội
dung không truy cập được nếu-không-trả-tiền, sẽ chỉ đẩy người đọc ra xa, chưa
kể điều đó còn có thể sinh ra sự ác cảm của cá nhân người đó với tờ báo. Thay
vào đó, dần dần đồng hóa độc giả với sự phóng khoáng về mặt nội dung của tờ
báo, sẽ giúp nuôi dưỡng lòng chung thủy nơi họ, và đổi lại là một cộng đồng
(người đọc) ngày một lớn mạnh hơn.
Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến đã có khảo sát và công bố báo cáo
trong đó chỉ rõ nhiều cách thức mà các tờ báo và tạp chí đang sử dụng bức tường

phí để định hình và mở rộng doanh nghiệp của họ. Bản báo cáo cho rằng:
Thứ nhất. Thu phí người đọc trực tuyến không giết chết báo in: Trong
nhiều năm, các nhà xuất bản đã lo lắng rằng việc áp dụng mô hình thu phí đọc
ấn phẩm trực tuyến sẽ lấy đi các độc giả đọc ấn phẩm in của họ. Tuy nhiên
không phải thế, bởi thực ra, các sản phẩm số kiểu “xem gì trả nấy” (pay per
view) hướng tới những nhóm khách hàng hoàn toàn khác.
Thứ hai. Dữ liệu số có thể làm giảm số khách hàng chuyển sang sử dụng
các sản phẩm cạnh tranh: Các nhà xuất bản đang khai thác các dữ liệu về khách
hàng trực tuyến của họ để tính toán sự trung thành của các khách hàng thuê bao,
từ đó xác định chiến lược giữ chân khách hàng lâu hơn.
Thứ ba. Tính tiền nội dung thường khiến không gian quảng cáo của công
ty xuất bản trở nên giá trị hơn: Một số nhà xuất bản phát hiện ra rằng họ có thể
đòi phí cao hơn đối với các quảng cáo trên các trang tính tiền.

16


3.1.2. Khó khăn
Tuy nhiên, hình thức thu phí đọc báo trực tuyến không phải là viễn cảnh
đầy hoa hồng. Trước thay đổi lớn của một ngành có tầm ảnh hưởng lớn trong xã
hội chắc chắn phải có các ý kiến trái chiều. Trên thực tế xu thế này đang gặp rất
nhiều khó khăn, trở ngại.
Thứ nhất, thông tin đã trở nên quá dư thừa kể từ khi Internet ra đời.
Thứ hai, bạn đọc mỗi khi click vào một đường dẫn và bị chặn bởi một
paywall thì họ sẽ đạt câu hỏi “Có đáng phải trả tiền cho những thông tin này hay
không?”.
Thứ ba, nếu muốn thu phí độc giả mà không giải quyết được vấn đề bản
quyền thì điều này sẽ khó thành công. Một khó khăn nữa cũng được nhắc đến là
các nhà quảng cáo không ủng hộ việc thu phí độc giả báo mạng điện tử.
3.2. Giải pháp

3.2.1. Đối với các trang báo mạng điện tử
Dĩ nhiên, để thu hút và giữ chân độc giả thì các cơ quan báo chí sẽ có
nhiều cách thức thu phí cho độc giả lựa chọn. Chẳng hạn là khuyến mãi giảm
giá, cho phép độc giả đọc một số bài miễn phí nhất định mỗi tháng, cho phép
chia sẻ miễn phí bài viết trên mạng xã hội, đọc bản e-paper (báo giấy dạng
online), thậm chí là tặng thưởng cho khách hàng may mắn.
Một yếu tố không kém phần quan trọng khác đối với các cơ quan báo chí
tiến hành thu phí online là phải đáp ứng nhu cầu của độc giả trên mọi phương
tiện. Các tờ báo phải tập trung vào thông tin giá trị và độc quyền trên bản điện
tử, mọi lúc, mọi nơi và cho mọi thiết bị.
Việc thu phí chính là động lực để ngành công nghiệp báo chí phát triển.
Các tòa soạn sẽ phải nỗ lực làm mới mình, các phóng viên phải nỗ lực đem lại
những thông tin có giá trị, các sản phẩm phụ trợ tới cho độc giả. Nâng cao trình
độ của các nhân viên trong tờ báo, để có chất lượng bài, chất lượng tin của báo
mạng điện tử chính xác, thu hút người đọc.
17


Đặc biệt vấn đề bản quyền đối với báo mạng điện tử hiện nay cần phải
được xây dựng quy củ, có hệ thống, tạo hành lang vững chắc cho các báo hoạ
động tốt. Điều này phải được chính các cơ quan báo chí quan tâm, thảo luận với
nhau để đưa ra giải pháp copy và paste bạt mạng của các báo hiện nay. Ngoài ra,
chính các nhà báo phải có tinh thần trách nhiệm với chính các thông tin mà mình
đưa ra, các thông tin vừa đảm bảo tính chính xác, vừa mang lại lợi ích cho nhân
dân và đất nước. Bên cạnh đó, chính công chúng cần học cách chủ động với
nguồn in minh tiếp nhận, phải luôn nghi ngờ và kiểm tra thông tin trên báo bằng
nhiều cách khác như: so sánh giữa các báo, tìm về thông tin gốc…
3.2.2. Đối với quản lí nhà nước
Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các
tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Vai trò của báo chí trong đời

sống chính trị - xã hội thể hiện rõ trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta là
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải phóng đất nước. Báo chí thật sự đã
trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, mặt khác, nó cũng tạo
những điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống
chính trị của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với
nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo
chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp
với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí còn
giữ vai trò tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng
phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực báo chí,
đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin báo chí và phát
triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu
hướng quan trọng trong xu thế phát triển báo chí trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư
cho báo chí từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư
cho sự phát triển.
18


Trong xu thế khách quan của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, các hoạt
động báo chí được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá, đồng
thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ
quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống báo chí để chống phá sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng tinh vi và quyết
liệt hơn. Chính vì lẽ đó mà cần đến sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với
báo chí trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu vừa đảm bảo quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí của công dân, vừa tạo nên trật tự quản lý góp phần phát triển
xã hội, ổn định an ninh trật tự trong nước và hội nhập quốc tế.

Từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý Nhà nước đối với
báo chí, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
Một là, tuy đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng các văn
bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo chí.
Nhưng cho đến nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập,
thiếu sự thống nhất, chồng chéo và chưa thể hiện sự bao quát trong điều chỉnh.
Trong khi đó, trên thực tiễn, công tác quản lý Nhà nước cũng thể hiện nhiều yếu
kém trong xây dựng chiến lược phát triển báo chí, thực hiện liên kết quốc tế, đào
tạo cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ điều hành báo chí.
Việc thu phí báo mạng điện tử có thể thực hiện bắt buộc để thống nhất toàn bộ
ngành báo mạng, thực hiện được bước tiến về sự phát triển ngành báo như các
nước trên thế giới.
Hai là, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các trang báo Việt Nam trong
việc độc quyền tin tức, bài viết...để đảm bảo quyền lợi cho trang báo và người
đọc.
Ba là, Nhà nước cũng cần chặt chẽ hơn trong việc quản lí nội dung của
các trang báo mạng điện tử, để những nội dung không phù hợp, tin giật tít không
tồn tại, người đọc mới sẳn sàng trả tiền cho các bài báo mình đọc. Và các tờ báo
uy tin sẽ có cơ hội phát triển cao hơn.
19


Tóm lại, quản lý Nhà nước đối với báo chí còn cần được tiếp tục nghiên
cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn từ các góc độ khác nhau, góp phần
đưa ra những giải pháp hiệu quả trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.

20


KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ báo chí nước nhà hiện nay
không ngừng lớn mạnh, trường thành. Bằng những hoạt động quan trọng và thiết
thực, báo chí đã khẳng định vai trò của mình trong công cuộc đổi mới của Đảng
và Nhà nước, xung kích trên mặt trận tư tưởng, mang sức mạnh cổ động và
tuyên truyền trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động báo chí, đã
tạo ra cuộc đua như vũ bão giữa các PTTTĐC. Trong cuộc đua ấy, báo mạng
điện tử đã dần khẳng định được vị thế quan trọng và ngày càng không thể thiếu
được với nhân dân.
Việc thu phí đọc báo mạng điện tử sẽ bước tiến lớn trong ngành báo điện
tử, sẽ là động lực để ngành báo hoàn thiện về hơn về nội dung, hình thức tin tức
của mình. Mô hình này đã được thực hiện thành công ở rất nhiều tờ báo lớn trên
thế giới, và ở Việt Nam thì vẫn đang còn bước chuẩn bị. Qua bài này sẽ cho
thấy được rõ hơn thực trạng của bước tường phí trong báo mạng điện tử, và các
giải pháp gỡ bỏ nó ở Việt Nam trong tương lai.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Dũng( 2012), Viết báo như thế nào ( NXBVăn hóa thông tin- Hà Nội)
2. Nguyễn Văn Đóa (dịch) (2009), Nghề làm báo (NXB thông tấn, Hà Nội)
3. Dương Xuân Sơn, Ðinh Văn Hướng, Trần Quang (2009), Cơ sở lí luận báo
chí truyền thông (NXB Ðại học Quốc gia - Hà Nội)
4. Tập bài giảng Báo chí trực tuyến ( Nguyễn Sơn Minh, Bùi Tiến Dũng, Ðỗ
Anh Ðức)
5. Hướng dẫn cách viết báo (Jean- LucMartin- Lagardette)-(NXB Thông Tấn Hà Nội - 2004)
6. Các thủ thuật làm báo điện tử ( NXB Thông Tấn)
7. Hướng dẫn tìm kiếm trên Internet và viết báo của hãng thông tấn AP ( NXB
Thông Tấn).
8. Website

9. Website
10. Website Diễn đàn Trái tim Việt Nam, Box “Báo chí
Truyền thông”.
11. Website http://Vietnam Journalism.com
12. Website báo trực tuyến Dân Trí: http://. Dantri.com.vn
13. Website báo trực tuyến Lao Động : http://. Laodong.com.vn
14. Website báo trực tuyến Tiền Phong:
15. Website báo trực tuyến Vietnamnet: . Tuần Việt
Nam ( Chuyên trang về Báo chí Truyền thông của báo điện tử Việt Nam
Net)
16. Website báo trực tuyến Vnexpress:

22



×