Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.01 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ HỒNG HUY HÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng
Học viên
: Hồ Hoàng Huy Hùng
Lớp
: Cao học luật, An Giang khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc
sĩ Luật học “Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác theo luật Hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và


khơng trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thơng tin, tài liệu
trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Nguyễn Thị
Ánh Hồng.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Hồ Hoàng Huy Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX

: Hội đồng xét xử

KSV

: Kiểm sát viên

PTPT


: Phiên tòa phúc thẩm

PTST

: Phiên tòa sơ thẩm

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS

: Viện kiểm sát


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI
KHÁC DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN.......................................................... 6
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hành vi cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người .....................6
1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người ...........................11
1.3. Nguyên nhân và giải pháp.........................................................................20
1.3.1. Nguyên nhân ................................................................................................... 20
1.3.2. Giải pháp ......................................................................................................... 21
Kết luận chương 1 ..............................................................................................25
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CHUẨN BỊ GÂY

THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI
KHÁC: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN ....................................................................................................26
2.1. Quy định của pháp luật về hành vi chuẩn bị cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.....................................................26
2.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi chuẩn bị gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .............................................31
2.3. Nguyên nhân và giải pháp.........................................................................35
2.3.1. Nguyên nhân ................................................................................................... 35
2.3.2. Giải pháp ......................................................................................................... 38
Kết luận chương 2 ..............................................................................................40
KẾT LUẬN .........................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm con người là những
vấn đề hết sức quan trọng và được pháp luật quy định rõ ràng và có biện pháp xử
lý nghiêm minh trước các hành vi xâm hại đến tính mạng thân thể sức khỏe danh
dự và nhân phẩm con người. Tại điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi
người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị
tước đoạt tính mạng trái luật”. Khoản 1 điều 20 Luật Hiến pháp năm 2013 quy
định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo
quyền lợi về bất khả xâm phạm đến thân thể của mình, khơng có bất cứ ai có

quyền được xâm hại các quyền lợi đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người
khác dưới mọi hình thức.
Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực đấu tranh
ngăn chặn các hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người nói chung và các hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe của người khác nói riêng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về các
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác cho thấy, cịn
có nhiều bất cập, vướng mắc, nhiều vụ án việc định tội rất phức tạp, dễ dẫn đến
xét xử oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Quy định của pháp luật hình sự về về các
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác còn chưa thống
nhất, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc những vấn đề lý
luận các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và
thực trạng quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong thực tiễn không
những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà cịn là vấn đề mang
tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc tác giả quyết định chọn đề tài
“Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo luật Hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.


2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có các cơng trình khoa học quan tâm, nghiên cứu
liên quan đến vấn đề định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe của người khác ở phạm vi, mức độ khác nhau như:
- Phạm Văn Tỉnh (2012), Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm
sức khỏe của con người trong chương XII của Bộ luật Hình sự năm 1999, Luận
văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn
khái quát chung về định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của
con người; thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của

con người trong chương XII của Bộ luật Hình sự năm 1999 và một số kiến nghị.
- Nguyễn Duy Hiển (2019), Định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật Hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận
văn nghiên cứu về định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe của người khác trong trường hợp người phạm tội trong trạng
thái tinh thần bị kích động.
- Ngơ Xn Trung (2018), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc
Ninh, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Luận văn làm rõ các
vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Trần Thảo Nguyên (2020), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo pháp luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn
địa bàn tỉnh Quảng Ninh), Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận chung về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác; thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh; phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình Sự năm 2015 – Phần Các
Tội Phạm Chương XIV. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người, Nhà xuất bản Thông tin truyền thông.


3
- Phạm Minh Tuyên (2018), Một số ý kiến về tội Cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật
Hình sự năm 2015, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 12/2018.
Qua nghiên cứu, chưa có cơng trình nào nghiên cứu theo định hướng ứng
dụng, nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, toàn diện về vấn đề định tội danh đối

với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
dẫn đến chết người và định tội danh đối với hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, đề tài “Định tội danh tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật Hình sự Việt
Nam” theo định hướng ứng dụng về tổng thể khơng trùng lặp với các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố trong nước trong những năm gần đây liên quan đến đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật
trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trên cơ sở so sánh,
đối chiếu với Bộ luật Hình sự năm 1999 về hành vi cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và hành vi chuẩn bị
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đồng thời, thông
qua thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và hành vi chuẩn bị gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả xác định một số bất
cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn và kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động định tội danh đối với hành vi cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và
hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên thì luận văn cần
làm rõ những quy định của pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và hành vi chuẩn bị gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; thực trạng định tội
danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác dẫn đến chết người và hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.


4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích, nhiệm vụ trên thì luận văn chỉ
nghiên cứu hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác dẫn đến chết người và hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: những quy định của pháp luật trong Bộ luật hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trên cơ sở so sánh, đối chiếu với Bộ luật Hình
sự năm 1999 về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác dẫn đến chết người và hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
- Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2021.
- Về địa bàn: phạm vi cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để nghiên cứu luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như sau: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, nghiên cứu
trực tiếp bản án, biên bản phiên tòa, các báo cáo tổng kết năm của ngành Tịa án,
điều tra xã hội học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã nêu lên một số kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người và hành vi
chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; đáp ứng
kịp thời công cuộc cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu liệu tham khảo và phần
phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1. Định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người: Quy định của pháp
luật, thực trạng và giải pháp hoàn thiện



5
Trong chương này, bằng phương pháp so sánh các quy định cũ và mới,
xác định các vấn đề thay đổi chủ yếu trong trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác dẫn đến chết người. Đồng thời, thông qua thực tiễn định tội
danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác dẫn đến chết người, tác giả xác định một số bất cập, vướng mắc phát
sinh trong thực tiễn và kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người.
Chương 2. Định tội danh đối với hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Quy định của pháp luật, thực trạng và
giải pháp hoàn thiện
Trong chương này, bằng phương pháp so sánh các quy định cũ và mới, tác
giả xác định các vấn đề thay đổi chủ yếu trong trong BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) đối với hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác. Đồng thời, thông qua thực tiễn định tội danh đối
với hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, tác giả xác định một số bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn và
kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động định
tội danh đối với hành vi chuẩn bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong thời gian tới.


6
CHƯƠNG 1
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT,

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hành vi cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người
Trước khi tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người, tác giả
tiến hành tìm hiểu quy định định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Sức khỏe của mỗi con người là bất khả xâm phạm, khơng ai có quyền gây
tổn hại, gây thương tích cho thân thể người khác trái pháp luật. Do đó, các tội
phạm xâm phạm đến sức khỏe của người khác là một trong những nhóm tội
được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự ở nước ta. Trong những năm qua,
trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm
sức khỏe nói riêng, Nhà nước ta cũng đã sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật
Hình sự theo hướng hồn thiện và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Hiện nay, quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác được Bộ luật hình sự năm 2015 thay đổi nhiều nội dung,
đồng thời cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề vào năm 2017, đây là điều luật
duy nhất của phần các tội phạm liên quan đến xâm hại sức khỏe trong Bộ luật hình
sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong đó, nội dung chính được sửa
đổi, bổ sung năm 2017 là cơ cấu lại số khung hình phạt, giảm từ 7 khoản xuống
còn 6 khoản, thay đổi mức hình phạt của từng khung cho phù hợp với sự thay đổi
của số khung, đồng thời sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng từ
khoản 2 đến khoản 5, pháp điển hóa các hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ
– HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao (về các tình tiết quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự) nhằm đảm bảo các quy
định này được rõ ràng và thống nhất khi áp dụng vào thực tiễn1.
Nguyễn Văn Dũng, “Nhận diện quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; một số bất cập và kiến nghị”, https://
1



7
Qua nghiên cứu, dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là người có năng lực trách nhiệm
hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự phải là người khơng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo làm mất
khả năng nhận thức điều chỉnh hành vi của mình, tức là người đó nhận thức được
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình sẽ thực hiện, biết được hành
vi đó đúng hay sai, có phù hợp với pháp luật và đạo đức hay khơng. Pháp luật
hình sự Việt Nam khơng trực tiếp quy định người như thế nào là có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tình trạng
khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Có thể hiểu luật hình sự Việt Nam mặc
nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung
là có năng lực trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp mất khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi .
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm: Trong mặt khách quan của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hành vi
khách quan là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất. Các dấu hiệu khác thuộc mặt
khách quan như: hậu quả, mối quan hệ nhân quả, công cụ, phương tiện phạm
tội… chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những biểu
hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể, có sự
kiểm sốt và điều khiển bởi ý chí. Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện thông qua
hành động dùng chân tây đấm, đá, dùng dao kiếm đâm chém... Hành động phạm
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hình
thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tác

động của tội phạm, xâm phạm đến quyền được bảo vệ về sức khỏe của con
người, qua việc chủ thể của tội phạm làm một việc mà pháp luật cấm.
toaanquangnam.gov.vn/nhan-dien-quy-dinh-ve-toi-co-y-gay-thuong-tich-hoac-gay-ton-hai-cho-suc-khoe-cuanguoi-khac -tai-bo-luat-hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017-mot-so-bat-cap-va-kien-nghi/, truy cập
ngày 10/12/2021


8
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện do cố
ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình, chắc chắn hoặc có thể gây ra
thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, mong muốn hoặc tuy
khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Người
phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác một cách trái pháp luật chỉ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết
quả của sự tự lựa chọn của chính họ, họ tự ý thức và kiểm sốt hành vi của mình,
trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện
xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Tức người thực hiện hành vi cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể lựa chọn và
thực hiện xử sự khác khơng gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức
khỏe của người khác, nhưng chủ thể đã lựa chọn, quyết định và thực hiện hành
vi gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác. Như vậy, lỗi của
người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó chủ thể có khả năng xử sự khơng gây
ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng chủ thể đã
không lựa chọn khả năng này. Muốn xác định đúng lỗi của người phạm tội đối
với thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân là cố ý hay vơ ý, thì cần làm
sáng tỏ hai vấn đề: 1) người phạm tội có thấy trước hậu quả nguy hiểm khơng; 2)
nếu thấy trước thì họ mong muốn, chấp nhận hay loại trừ khả năng hậu quả xảy
ra. Nếu vấn đề thứ nhất được xác định là khơng thì có thể loại trừ ngay khả năng
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Để xác định

người phạm tội có thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay không
phải xuất phát từ năng lực nhận thức của họ, cũng như những điều kiện nhận
thức cụ thể, hoàn cảnh khách quan, những dấu hiệu thuộc mặt khách quan như:
tính chất công cụ phạm tội, phương tiện cũng như cách thức sử dụng; tình trạng
sức khỏe cũng như khả năng chống đỡ của nạn nhân… Để xác định người phạm
tội mong muốn, chấp nhận hay loại trừ hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác cần xem xét đánh giá những tình tiết như: sự lựa
chọn công cụ, phương tiện phạm tội, cách thức sử dụng; diễn biến tâm lý của
người phạm tội trong q trình thực hiện tội phạm; tính chất nguy hiểm của hành
vi phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội; vị trí tác động… Trong trường hợp


9
mong muốn hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác
xảy ra, người phạm tội thường sử dụng các cơng cụ phạm tội mang tính chất "sát
thương" cao như dao, kiếm, mã tấu, côn… Bên cạnh đó người phạm tội cịn lựa
chọn vị trí tác động, cách thức sử dụng cơng cụ, phương tiện có khả năng gây ra
thương tích hoặc tổn hại sức khỏe lớn cho đối tượng tác động. Ngược lại, nếu chỉ
có ý thức chấp nhận hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại cho người khác xảy ra,
người phạm tội không quan tâm đến công cụ, phương tiện, phương pháp phạm
tội, vị trí tác động đến nạn nhân có nguy hiểm, có khả năng gây thương tích hay
tổn hại sức khỏe hay không, mà chỉ quan tâm đến việc đạt được mục đích của
mình. Cho nên người phạm tội trong trường hợp này có thể dùng bất cứ cơng cụ,
phương tiện, phương pháp phạm tội nào, khơng phụ thuộc vào tính chất nguy
hiểm của nó, đồng thời chấp nhận mọi cách thức sử dụng công cụ phương tiện
phạm tội. Trường hợp người phạm tội có ý thức loại trừ khả năng hậu quả gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, người phạm tội sẽ lựa
chọn công cụ, phương tiện, phương pháp cũng như cách thức sử dụng để làm sao
vừa có thể đạt được mục đích lại vừa tránh được ở mức cao nhất hậu quả gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Trong số các công cụ,

phương tiện, phương pháp phạm tội có khả năng giúp người thực hiện tội phạm
đạt được mục đích, người phạm tội thường sử dụng cơng cụ, phương tiện,
phương pháp ít nguy hiểm nhất. Khi sử dụng người phạm tội tác động vào những
vị trí ít nguy hiểm trên cơ thể, lực tác động thường nhẹ không hết khả năng.
Trong các trường hợp này mục đích của người phạm tội chủ yếu là đe dọa chứ
khơng có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
Thứ tư, về khách thể của tội phạm: Trong tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người thì khách thể trực
tiếp chính là sức khỏe con người. Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vô cùng
quan trọng. Bởi lẽ nếu hành vi tác động vào đối tượng không phải con người,
khơng phải người cịn sống thì khơng xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe,
nên không phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác; hoặc có những trường hợp, một cá nhân nào đó tự gây thương tích
cho mình vì một lý nào đó (ví dụ để lấy tiền bảo hiểm) thì khơng thuộc đối tượng
điều chỉnh của Điều 134. BLHS.


10
Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có điều luật riêng quy định về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dẫn đến chết người
mà nó được quy định tại khoản 4 và khoản 5 của Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Theo đó, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà làm chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm (mức hình
phạt khởi điểm của khung hình phạt này thấp hơn quy định cũ 03 năm, mức hình
phạt cao nhất của khung thấp hơn quy định cũ 06 năm tù và khơng có hình phạt
chung thân); làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân.
Qua nghiên cứu lý luận và các quy định có liên quan, tác giả nhận thấy so
với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dẫn đến chết
người có những đặc điểm riêng như sau:
Về phía người phạm tội: ý chí của của người phạm tội là chỉ muốn gây ra
thương tích cho bị hại, người phạm tội khơng thể hiện mong muốn nào cho hậu
quả chết người xảy ra, hậu quả chết người là ngoài ý muốn của người phạm tội,
mặc dù người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng
họ tin rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được, dù thực tế là
hậu quả chết người vẫn xảy ra. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt với tội Giết
người và tội Vô ý làm chết người. Bởi giữa các tội này đều có những dấu hiệu
tương đối giống nhau như: về chủ thể của tội phạm đều là người từ đủ 14 tuổi trở
lên, có năng lực trách nhiệm hình sự, đều có hành vi dùng vũ lực xâm hại đến
nạn nhân như dùng hung khí nguy hiểm là dao, gậy, đá… để đâm, chém, đánh,
ném vào nạn nhân hoặc dùng sức mạnh của cơ thể và tấn công vào vùng trọng
yếu như dùng tay, chân đấm đá mạnh vào huyệt thái dương, vào vùng ngực… và
đều có mối quan hệ đó là dùng vũ lực tác động đến nạn nhân dẫn đến nạn nhân
chết, hay nói cách khác hậu quả của các loại tội phạm này đều dẫn đến hậu quả
chết người.
Về phía nạn nhân: thay vì bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe với một tỷ
lệ nhất định, nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác dẫn đến chết người là người bị hành vi cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người phạm tội làm tử vong.


11
1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người
Định tội danh là một quá trình năng động và phức tạp, được tiến hành qua tất
cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Định tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hố
trách nhiệm hình sự và cá thể hố hình phạt một cách cơng minh có căn cứ pháp
luật. Định tội danh đúng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến

bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền như: nguyên tắc pháp chế, trách
nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân, bình đẳng trước pháp luật hình sự, ngun tắc
cơng minh, nhân đạo và ngun tắc không tránh khỏi trách nhiệm. Định tội danh
đúng là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố
tụng hình sự về tạm giam, về thẩm quyền điều tra, xét xử qua đó góp phần hữu hiệu
cho việc bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình
sự. Định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: không đảm bảo
được tính cơng minh, có căn cứ đúng pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người
vơ tội, bỏ lọt người phạm tội, xâm phạm thô bạo danh dự nhân phẩm, các quyền tự
do dân chủ của công dân,… là giá trị cao quý nhất được thừa nhận trong Nhà nước.
Định tội danh sai làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế xã hội chủ
nghĩa, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng chống tội phạm.
Nhìn chung, việc định tội danh nói chung và định tội danh tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người
trong thời gian quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, những người tiến hành tố
tụng thực hiện tương đối tốt hoạt động này. Tuy nhiên, trong thực tế điều tra,
truy tố, xét xử cho thấy rằng nhiều trường hợp nhầm lẫn trong việc định tội danh
đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác dẫn đến chết người với các tội phạm khác, đặc biệt là tội Giết người. Thực
trạng này gây ra nhiều hệ lụy, tác động xấu đến trật tự an tồn xã hội, gây hồi
nghi về trình độ, năng lực, sự khách quan, thận trọng và công tâm trong sử dụng
quyền lực nhà nước của những người tiến hành tố tụng. Nó là vật cản của q
trình nâng tầm nền tư pháp hiện nay của nước ta.
Vụ án thứ nhất2: Sáng ngày 07/01/2020, Võ Văn C cùng anh Mai Thanh
T, anh Phạm Tùng G, anh Huỳnh Văn H và anh Nguyễn Thành I được Công ty
2

Bản án số 503/2020/HSST ngày 18/12/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh



12
O giao nhiệm vụ ráp cửa kính tại tầng 19A, cơng trình xây dựng chung cư R,
đường Q1, phường Y, Quận S, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến khoảng 08 giờ 35
phút cùng ngày, trong lúc đợi công ty đưa vật liệu đến để làm thì C, anh T, anh I
và anh H rủ nhau chơi bầu cua ăn tiền để uống cà phê. Trong lúc đang chơi thì
anh T bị mất 10.000 đồng và cho rằng C là người lấy số tiền này, nhưng C nói là
khơng lấy nên hai bên cãi nhau. Lúc này, C bỏ đi chỗ khác, không muốn cãi
nhau với anh T nữa nhưng anh T đi theo và nói C là người lấy T nên C rất bực
tức. Trong lúc nóng giận, khi đứng cách anh T khoảng 04 mét, C đã cầm một
viên gạch 04 lỗ trong đống gạch của cơng trình gần chỗ C đang đứng rồi ném
trúng vào đầu anh T làm anh T bị chấn thương vùng đầu. Sau đó, anh G lái xe
máy chở anh T và C ngồi sau đến Bệnh viện Quận S cấp cứu, rồi chuyển đến
Bệnh viện L điều trị, tuy nhiên đến ngày 13/01/2020 anh T đã tử vong. Tại Bản
kết luận pháp y xác định nguyên nhân cái chết của anh C là Chấn thương sọ não
do vùng đỉnh - chẩm va đập trực tiếp với vật tày cứng gây nên. Sưng nề, bầm tím
vùng đầu - mặt do vật tày gây nên. Sây sát da do va chạm với vật có bề mặt
không bằng phẳng gây nên.
Tại Bản Kết luận giám định pháp y số 194-20/KLGĐ-PY ngày 10/3/2020
của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Mai
Thanh T chết do chấn thương sọ não, biến chứng viêm phổi cấp trên cơ địa viêm
gan mạn tính đợt cấp. Cơ chế hình thành vết thương ở vùng đầu nạn nhân: Vết
thương dập rách da ở giữa đỉnh do vật tày có cạnh tác động trực tiếp gây ra.
Chấn thương sọ não theo cơ chế tác động trực tiếp. Chấn thương sọ não vừa là
nguyên nhân trực tiếp chính vừa là nguyên nhân nguồn gốc gây tử vong cho nạn
nhân. Viêm phổi cấp là biến chứng, là nguyên nhân trực tiếp kèm theo gây tử
vong của nạn nhân.
Tại Cáo trạng số 490/CT-VKS-P2 ngày 21/10/2020 của Viện Kiểm sát
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố Võ Văn C về tội “Cố ý gây thương
tích” theo điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ
sung năm 2017.

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng điểm a khoản 4 Điều
134 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo: Võ Văn C 08 năm tù về tội “Cố ý gây
thương tích”.


13
Với các tình tiết của vụ án như trên thì theo tác giả, rõ ràng hành vi của C
là hành vi giết người, xét về mặt khách quan thì hung khí ở đây mà C sử dụng là
gạch, là hung khí nguy hiểm mang tính sát thương cao, khi tấn cơng vào nạn
nhân có thể gây thương tích hoặc chết người, mà C lại sử dụng hung khí này
ném vào đầu là nơi trọng yếu dễ dẫn đến chết người nhất. Đồng thời hành vi của
C lại mang tính chất cơn đồ, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà gây thương tích cho nạn
nhân. Nên hành vi trên của đối tượng là có dấu hiệu của tội giết người.
Vụ án thứ hai3: Vào sáng ngày 26/5/2019, ơng Phạm Nhi nói với ông
Trần Được “Rảnh thì đi thu lưới đánh cá cùng tui”, nhưng ông Được không đi,
ông Nhi bực tức bỏ về. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, sau khi đi nhậu trên
đường về nhà ông Nhi vào nhà của ông Được để hỏi lý do vì sao ơng Được
khơng đi thu lưới đánh cá cùng ơng Nhi thì giữa ơng Nhi và ơng Được xảy ra cãi
vã. Sau đó, ơng Được đuổi ông Nhi về, ông Nhi ra đến cổng tiếp tục chửi ông
Được. Con ruột của ông Được là anh Trần Trí (Sinh năm: 1985) thấy ơng Nhi
say xỉn, chửi bới trước cổng nhà nên anh Trí chạy ra cổng nói ơng Nhi đi về
nhưng ơng Nhi khơng chịu về. Lúc này, con ruột của ông Nhi là Phạm Duy (Sinh
năm: 1989) và Phạm Nhất (Sinh năm: 1992) đang ở trong nhà nghe thấy tiếng
cãi nhau giữa ông Nhi và ông Được nên Duy và Nhất chạy đến nhà của ông
Được để dẫn ông Nhi về. Khi Duy chạy đến trước cổng nhà của ơng Được thì
ơng Được và Trí nói Duy dẫn ơng Nhi về nhà nhưng ơng Nhi khơng chịu về.
Ơng Nhi tiếp tục chửi anh Trí, anh Trí bực tức địi đánh ơng Nhi nhưng Duy vào
can ngăn, Trí dùng tay đấm một cái trúng vào mặt bên trái của Duy. Ơng Nhi,
Duy xơng vào đánh nhau với ơng Được và Trí. Ơng Nhi và ơng Được té ngã
xuống đường, Nhất thấy vậy thì xơng vào cùng Duy đánh nhau với Trí. Trí dùng

tay đấm một cái trúng vào mặt bên phải của Nhất gây trầy xước da. Sau đó,
khơng đánh nhau nữa, ơng Nhi, Duy và Nhất ra về. Khi ông Nhi đi về nhà ngang
qua bờ tường gạch (bờ tường cao 1m40) của ông Được thì ơng Được cầm một
vỏ chai bia Dung Quất đứng sát bờ tường ném về phía ơng Nhi. Nhất thấy chạy
đến đống gạch 06 lỗ để trên đống cát trong sân nhà bà Vĩnh, lấy 02 (Hai) viên
gạch, mỗi tay cầm mỗi viên gạch. Nhất dùng tay phải cầm một viên gạch 06 lỗ
ném về phía Trí đang đứng cách Nhất khoảng 04m, thì trúng vào mặt của Trí,
3

Bản án số 30/2020/HSST ngày 18/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi


14
làm Trí té ngã ngửa đầu đập xuống nền sân xi măng. Tiếp đó, Nhất ném viên
gạch cịn lại vào nhà của ông Được nhưng không trúng ai. Nhất tiếp tục chạy đến
đống gạch lấy một viên gạch 06 lỗ cầm trên tay định ném vào nhà ơng Được thì
được anh Nguyễn Đức Dương chạy đến can ngăn. Sau khi Nhất dùng một viên
gạch ném trúng vào mặt của Trí, mẹ của Trí là bà Nguyễn Thị Siêng la lên:
“Chết, chết, chết, thằng Trí chết rồi”, Nhất ngó qua bờ tường thấy Trí đang nằm
dưới đất, sau đó Nhất ra về.
Tại Kết luận giám định số: 502/KLGĐ-PC09, ngày 30 tháng 5 năm 2019
của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Quảng Ngãi kết luận như sau:
Đa thương tích, đa chấn thương, chấn thương sọ não, rạn nứt xương họp
sọ, xuất huyết não, tụ máu nhiều ở hai bán cầu đại não dẫn đến chết.
Vết bầm tụ máu ở vùng chẩm là do vật tày bề mặt nhám tác động tương
tác với lực rất mạnh theo hướng từ sau ra trước tạo nên.
Vết thương ở vùng mặt bên phải do vật tày có cạnh tác động tương tác với
lực rất mạnh theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống, từ trái qua phải tạo nên.
Quan điểm của liên ngành CQĐT-VKS-TA thành phố Quảng Ngãi: Khi
Phạm Nhất sử dụng 01 viên gạch 06 lỗ là hung khí nguy hiểm, đứng ở vị trí gần

cách anh Trí với khoảng cách 04m, Nhất cầm viên gạch ném lực rất mạnh vào vị
trí anh Trí đang đứng thì viên gạch vào mặt của anh Trí làm Trí ngã ngửa đầu
đập xuống nền xi măng dẫn đến chết. Sau đó Nhất tiếp tục ném 01 viên gạch 06
lỗ thứ hai vào nhà của ông Được rồi Nhất tiếp tục lấy 01 viên gạch 06 lỗ thứ ba
định ném vào nhà ông Được nhưng anh Dương đã can ngăn, Nhất bỏ viên gạch
ra. Phạm Nhất thực hiện hành vi phạm tội liên tục, quyết liệt ở cự ly gần với lực
rất mạnh đã tác động vào vùng xung yếu (vùng mặt bên phải gây rách da cơ làm
vỡ xương gị má phải) của anh Trí. Hành vi của Phạm Nhất có đủ các yếu tố cấu
thành tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Quan điểm của liên ngành CA-VKS-TA tỉnh Quảng Ngãi: Hành vi của
Phạm Nhất có đủ các yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích hoặc hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác” với hậu quả chết người.
Trong vụ án này, tác giả đồng quan điểm với liên ngành CA-VKS-TA tỉnh
Quảng Ngãi. Vụ án xảy ra vào ban đêm, giữa cha con ông Trần Được, Trần Trí


15
và Phạm Nhi, Phạm Duy, Phạm Nhất có xảy ra xơ xát, sau đó cha con ơng Nhi ra
về, thì ông Được lại dùng vỏ chai bia ném về phía ông Nhi. Vì bực tức trước
hành động của ông Được đối với cha mình nên Phạm Nhất đã lượm 02 viên gạch
ném lại về phía nhà ơng Được, trong đó viên gạch đầu tiên Nhất ném trúng vào
mặt ơng Trí, làm ơng Trí ngã ngửa xuống nền xi măng gây chấn thương sọ não,
rạn nứt xương họp sọ, xuất huyết não dẫn đến chết. Xét về mặt khách quan: Khi
Phạm Nhất lượm viên gạch ném về phía ơng Trí ở khoảng cách khoảng 04m và
có bức tường cao 1m40 ngăn cách giữa Nhất và ơng Trí thì sát xuất trúng vào
đầu ơng Trí là khơng cao, khả năng gây chết người là không lớn. Và thực tế,
Nhất đã ném viên gạch trúng vào mặt ơng Trí, làm ơng Trí ngã ngửa dẫn đến
chấn thương sọ não. Đây là nguyên nhân chính gây nên cái chết của ơng Trí. Xét
ý thức chủ quan: Phạm Nhất khơng có ý thức tước đoạt tính mạng của Trần Trí.
Mục đích hành vi phạm tội của Phạm Nhất là do bực tức việc ông Được có mâu

thuẫn, dùng vỏ chai bia ném vào cha mình (Phạm Trí) nên Nhất thực hiện hành
vi ném gạch vào hướng Trí đang đứng trúng vào vùng mặt Trí gây vỡ xương gị
má và làm Trí ngã đập đầu xuống nền xi măng dẫn đến chấn thương sọ não, xuất
huyết não, tụ máu não dẫn đến chết. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chết là do
Trí ngã đập đầu xuống nền xi măng dẫn đến chết chứ không phải do Nhất ném
viên gạch dẫn đến chết.
Vụ án thứ ba4: Khoảng 22 giờ 45 phút ngày 29/5/2021, Bùi Tuấn M, sinh
năm 2004; Bùi Lý B, sinh năm 2002; Bùi Q Thg, sinh năm 2004, cùng trú tại
xóm Đa; Bùi Văn B, sinh năm 2005, trú tại xóm Đồi; Bùi Tuấn A, sinh năm
2005, trú tại xóm Mới Nang, đều thuộc xã VN, huyện LS, tỉnh HB đi trên 02 xe
mô tô, hướng từ xã Nhật T về xã ĐC, huyện K, tỉnh H. Bùi Tuấn A điều khiển xe
mô tô nhãn hiệu Wave, không đeo BKS chở M và Thg; Bg điều khiển xe mô tô
Sirius, không đeo BKS chở Bi... Khi đi tới cổng Khu công nghiệp ĐV IV, thuộc
xã ĐC, lúc này trong quán nước đối diện có Hồ V. L; Dương Ngọc A, sinh năm
1999; Dương Văn T, sinh năm 1999; Hồ Văn H, sinh năm 1992; Dương Văn H,
sinh năm 1999, cùng trú tại thôn DC; Dương X.Q, trú tại thơn Tùng, Quan và
Đồn T.A, trú tại thôn TĐ, đều thuộc xã ĐC, huyện K đang ngồi uống nước, do
Bùi Tuấn A đi xe ẩu nên Thg có chửi to “Đ. mẹ mày đi ngu”. Nghĩ là chửi mình
4

Bản án số 41/2021/HSST ngày 25/10/2021 của Tịa án nhân dân tỉnh Hà Nam


16
nên L nói với cả nhóm “Đuổi theo chúng nó” thì Q điều khiển xe mơ tơ nhãn
hiệu Winer, BKS 90B2 - 745.45 chở L cầm theo 01 chiếc gậy rút dài khoảng
70cm (loại gậy 3 khúc); Dương Văn.T, sinh năm 2000, trú tại thôn DC, xã ĐC,
huyện K vừa đi đến điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Exciter, BKS 90B3 - 116.69
chở Dương Ngọc A; Đoàn T.A điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Wave, BKS
90B2- 404.75 chở H; Dương Văn T một mình điều khiển xe mơ tơ Wave RSX

BKS 90B1- 932.30; Hồ Văn H một mình điều khiển xe Exciter BKS 29V5194.14 cùng đuổi theo nhóm của Thg, theo QL38, rẽ vào đường trục chính thơn
DC. Bị đuổi, nhóm của Thg điều khiển xe mơ tơ bỏ chạy về nhà trọ tại thôn DC,
xã ĐC (thuê của ông Hồ V.D, sinh năm 1960). Về đến nhà trọ, M gặp anh Bùi
Th.C, sinh ngày 05/01/2003, trú tại xóm C, xã VB, huyện LS và nói “Có mấy
thằng nó đang đuổi bọn tao”, anh C nói “Ở đâu, ở đâu”, sau đó anh C cùng một
số người trong khu nhà trọ đi ra ngoài ngõ. Trên đường đi, anh C cầm theo một
đoạn gậy gỗ. Thấy nhóm của Thg trốn ở khu nhà trọ nên Tg nói “Biết chỗ chúng
nó trọ rồi, quay lại đi lối đằng sau” thì nhóm L quay lại và đi đến chỗ đống gạch
đỏ bên đường thì dừng lại. Tg và L xuống xe, L cầm một cục gạch rồi cùng Tg đi
bộ vào trong làng. Khi đi gần đến khu nhà trọ thì L, Tg nhìn thấy nhóm của Thg
đang đứng ở cửa khu nhà trọ nên chạy quay lại, trên đường chạy ra L vứt viên
gạch đi. Ra đến ngoài đường, Tg nói “Bọn nó có kiếm”, L nói “Gọi thêm người
đi khơng chúng nó đơng lắm”. Ngay sau đó, L gọi điện cho Dương V.Kh, sinh
năm 2004 trú tại thôn DC nói “Anh ơi có đứa cầm dao định đánh em, anh ra chỗ
X6 đi”, Khg trả lời “Rồi để anh ra”; H gọi điện cho Dương Văn S, sinh năm
1999 đang ngồi chơi điện tử cùng Dương Văn T, sinh năm 1999, cùng trú tại
thơn DC, H nói “Bạn ơi lên đây có việc”, S hỏi H “Chỗ nào”, H nói “Gần trường
cấp II”. Nhận được điện thoại, Khg một mình điều khiển xe mơ tơ nhãn hiệu
Exciter, BKS 90B1 - 906.74 đến chỗ L thì có Trần V.H, sinh năm 2000, trú tại
thơn TĐ, xã ĐC một mình đi xe mô tô nhãn hiệu Liberty, BKS 90B1 - 272.07 đi
qua gặp L nên H hỏi “Làm sao đấy”, L trả lời “Bị bọn kia nó đuổi”. Nghe L nói,
H một mình đi xe mơ tơ theo lối ngõ để vào trong thôn DC; L để lại đoạn gậy rút
trên xe máy của H và cầm hai cục gạch chạy bộ theo sau; Khg một mình điều
khiển xe mơ tô nhãn hiệu Exciter BKS 90B1 - 906.74 đi theo lối đường trục
chính của thơn, theo sau là Đồn T.A điều khiển xe mô tô BKS 90B2- 404.75
chở Q để vào cùng. Khi H đi xe gần đến đường trục chính của thơn thì phát hiện


17
thấy nhóm của Thg đang đứng trên đường, lúc này có người hơ “Cơng an đấy”

thì nhóm của Thg bỏ chạy, H điều khiển xe mô tô đuổi theo. L đi bộ đến cổng
khu nhà trọ thì gặp Bùi Nguyệt H, sinh sinh ngày 08/10/2005, trú tại xóm Mới
Nang, xã VN, huyện LS và Quách Thị Thu Tr, sinh ngày 12/11/2004, trú tại xóm
Trang, xã VB, huyện LS đứng ở cổng. L hỏi “Bọn đấy đâu rồi”, Hà và Trg trả lời
“Khơng biết”. L đi ra đến đường trục chính thì thấy anh C đang nấp ở lán tạm
bên đường, cạnh khu vườn nhà ông Hồ Văn Ch, L vứt nửa viên gạch đang cầm ở
tay, tay trái túm cổ áo anh C lôi ra, tay phải H đấm một nhát trúng vào vùng
ngực trái và tát một nhát vào hàm trái anh Cg. Bị đánh, anh C dùng 02 tay ơm
mặt và cúi người xuống thì L tiếp tục dùng tay phải đấm một nhát vào vùng lưng
bên trái. Lúc này, H quay lại đi ra đứng giữa L và anh C, dùng tay tát hai nhát
vào hai bên mặt của anh C, sau đó dùng tay H đấm một nhát thẳng vào mũi anh
C, tay trái túm tóc ghì xuống đồng thời dùng chân H lên gối vào vùng bụng,
ngực anh C thì anh C ơm bụng khụy xuống đường. Khi Đoàn T.A chở Q vào đến
nơi, Q dùng chân đạp thẳng một nhát trúng vào vùng ngực trái anh C, làm anh C
ngã ngửa, đầu đập xuống nền bê tông. Lúc này, H lấy chân day lên người nhưng
khơng thấy anh C cử động thì Khg chở L, Đồn T.A chở Q, H một mình điều
khiển xe mơ tơ rời khỏi hiện trường, sau đó L, H, Q bắt xe ô tô lên HN bỏ trốn,
ngày 31/5/2021 đến phịng Cảnh sát hình sự Cơng an tỉnh Hà Nam để đầu thú và
khai nhận hành vi của mình. Anh Bùi Th.C được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh H, đến 03 giờ 40 phút ngày 30/5/2021 thì tử vong.
Tại Bản kết luận giám định pháp y số 57/21/TT ngày 30/6/2021 của Trung
tâm Pháp y tỉnh Hà Nam kết luận: Nạn nhân Bùi Th.C tử vong do phù não, tụt
hạnh nhân tiểu não hậu quả của chấn thương sọ não nặng có tụ máu dưới màng
cứng, chảy máu dưới màng mềm trên người có chấn thương hàm mặt.
Tại bản Cáo trạng số 46/CT-VSK- P2 ngày 15/9/2021, Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Hà Nam đã truy tố: Hồ V. L, Trần V.H, Dương X.Q và Đoàn T.A về tội
“Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự
Tịa án nhân dân tỉnh Hà Nam áp dụng điểm a khoản 4 Điều 134 xử
phạt các bị cáo: Hồ V. L 05 (Năm) năm tù, bị cáo Trần V.H 08 (Tám) năm tù,
bị cáo Dương X.Q 04 (Bốn) năm tù, bị cáo Đoàn T.A 03 (Ba) năm tù cho

hưởng án treo.


18
Trong vụ án này, mặc dù xét về mặt ý thức chủ quan, về lỗi, các bị cáo đều
khai nhận rằng các bị cáo khơng có ý định tước đoạt mạng sống của anh C,
không mong muốn hậu quả là anh C chết, nhưng xét về mặt khách quan thấy
rằng mặc dù các bị cáo đều khai là không cố tình giết chết anh C nhưng khi tấn
cơng, L, H, Q, A nhắm vào vùng trọng yếu trên cơ thể của anh C một cách quyết
liệt, dồn dập và liên tục. Như vậy, trong trường hợp này thì cần phải xem xét
tồn diện, khơng thể chỉ căn cứ vào lời khai của người phạm tội là khơng có ý
định tước đoạt mạng sống của nạn nhân mà kết luận ý thức chủ quan của người
phạm tội; và cho dù nếu các bị cáo có nhận tội thì lời khai đó cũng phải phù hợp
với các chứng cứ khác trong vụ án vì “lời nhận tội của các bị can, bị cáo chỉ có
thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án”; và
điều này đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại Điều 98. Trong
vụ án này, khi L, H, Q, A nhắm vào vùng trọng yếu trên cơ thể của anh C thì bắt
buộc L, H, Q, A phải nhận thức được việc nạn nhân chết tất yếu có thể xảy ra. Vì
vậy, đây là lỗi cố ý trực tiếp tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra5. Riêng đối với vấn đề mong muốn hậu quả xảy ra thì cũng
khơng nên q nhấn mạnh đối với việc phải có mong muốn hậu quả xảy ra, bởi
lẽ khi người phạm tội đã nhận thức được tính chất, mức độ của hành vi mình gây
ra có thể làm nạn nhân chết nhưng vẫn thực hiện quyết liệt tới cùng như trong
vụ án trên thì Sỹ và Quý dùng dao đâm liên tục, mặc dù Việt đã cố gắng bỏ
chạy nhưng Quý đã kẹp cổ Việt, tạo thuận lợi cho Sỹ đâm Việt mặc cho nạn
nhân đã van xin, cho đến khi Việt hoàn toàn ngã gục và Hà Đức Phước và
Nguyễn Minh Quang xông đến thì Quý và Sỹ mới dừng lại và bỏ đi… Điều
này chứng tỏ Sỹ và Việt mong muốn hậu quả chết người phải xảy ra. Cho nên,
khi xác định lỗi trong trường hợp này mặc dù các bị cáo đều khai là không muốn

tước đoạt mạng sống của nạn nhân, việc nạn nhân chết là ngoài ý muốn của
người phạm tội, nhưng thông qua hành vi phạm tội của các bị cáo thì khơng thể
định tội danh trong trường hợp này là Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe của người khác dẫn đến chết người theo Điều 134 Bộ luật hình sự, bởi nếu
định tội danh Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
Trường đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật Hình sự Việt Nam phần 1, Chủ biên GS. TS Nguyễn
Ngọc Hịa, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân, trang 131
5


19
dẫn đến chết người là khơng tương xứng với tính chất, mức độ hành vi và hậu
quả mà các đối tượng đã gây ra mà phải định tội danh là Giết người theo Điều
123 Bộ luật Hình sự.
Trên thực tiễn, tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người đều là những tội phạm rất nguy
hiểm, có cấu thành riêng biệt, khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm
cũng như hậu quả. Dẫu vậy, vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp các cơ quan tiến
hành tố tụng cũng có sự nhầm lẫn giữa hai loại tội này, đánh giá sai về tính chất,
mức độ của hành vi. Áp dụng hình phạt khơng tương xứng với hậu quả gây ra.
Ở cả hai tội này, người phạm tội đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý; đều
thực hiện hành vi khách quan tương tự như nhau (bắn, đâm, chém, đánh, đấm,
đá…) và nạn nhân đều bị chết. Tuy nhiên, đối với tội “cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe người khác”, người phạm tội chỉ cố ý làm cho nạn nhân
bị thương hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, không mong muốn cho nạn nhân bị
chết, cũng không bỏ mặc cho nạn nhân chết; nạn nhân bị chết là ngoài ý muốn
của người phạm tội. Đối với tội “giết người”, người phạm tội cố ý tước đoạt tính
mạng của nạn nhân. Nếu không phải là do cố ý trực tiếp (cố ý có dự mưu, cố ý
xác định) thì cũng là cố ý gián tiếp (cố ý đột xuất, hoặc cố ý không xác định), tức
là không cần quan tâm đến hậu quả.

Ở tội “giết người”, hành vi tấn công của người phạm tội bao giờ cũng
quyết liệt hơn, cường độ tấn công mạnh hơn, nhằm vào những nơi xung yếu của
cơ thể như: Vùng đầu (sọ não, gáy), ngực, ổ bụng… Cịn đối với tội “cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người”,
người phạm tội tấn công nạn nhân không quyết liệt, nếu có quyết liệt thì cũng chỉ
tấn cơng vào những nơi khó gây ra cái chết cho nạn nhân như: Chân, tay, mơng,
nếu có tấn cơng vào nơi xung yếu của cơ thể của nạn nhân thì cũng chỉ tấn công
vào nơi đã định như mắt, mũi, tai, miệng. Thực tiễn, nhiều trường hợp người
phạm tội chỉ khai khơng muốn làm nạn nhân chết. Do đó, phải kết hợp với ý
thức chủ quan của họ để xác định là giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến
chết người, đồng thời phải căn cứ vào biên bản giám định pháp y về cơ chế hình
thành vết thương, đặc biệt là nguyên nhân gây ra cái chết cho nạn nhân. Thực tế
hiện nay, việc phân biệt 02 tội trên trong trường hợp nạn nhân chết chủ yếu đối


20
với những vụ đánh nhau giữa hai hoặc nhiều người dẫn đến có người chết. Trước
đây, cũng có quan điểm cho rằng, nếu đánh nhau nhưng nạn nhân không chết
ngay, mà phải 04 đến 05 ngày sau mới chết hoặc vài tháng sau nạn nhân mới
chết thì đó là cố ý gây thương tích. Tác giả cho rằng, quan điểm này chưa chính
xác, vì trên thực tế nhiều trường hợp nạn nhân khơng chết ngay, nhưng do người
phạm tội có ý định tước đoạt tính mạng của nạn nhân nên đã đánh vào chỗ hiểm,
một thời gian sau nạn nhân mới chết. Vì vậy, để phân biệt tội “giết người” hay
tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác dẫn đến chết
người” thì phải tổng hợp tất cả các dấu hiệu của vụ án, mà xác định ý thức chủ
quan của người phạm tội.
1.3. Nguyên nhân và giải pháp
1.3.1. Nguyên nhân
Những tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh đối với tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người có

nhiều nguyên nhân, chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động định tội danh
đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn
đến chết người còn chung chung, chưa cụ thể, rõ rang và phụ thuộc ý chí chủ quan
của người tiến hành tố tụng. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác dẫn đến chết người và một số tội khác như giết người đều có
chung hậu quả là chết người và sự tác động về mặt khách quan như dùng hung khí
nguy hiểm, tấn cơng bằng cách đâm, chém đánh… mà pháp luật hình sự lại không
quy định rõ ràng các đặc điểm đặc trưng của từng tội nên dẫn đến sự nhầm lẫn,
khó phân biệt khi định tội danh. Các cơ quan tiến hành tố tụng khó chứng minh rõ
ràng được ý thức chủ quan của người phạm tội, trong khi đó trên thực tế người
phạm tội luôn luôn khai nhận rằng chỉ mong muốn gây thương tích cho nạn nhân,
việc nạn nhân chết là ngoài mong muốn của người phạm tội, cho dù lời khai nhận
này hoàn toàn mâu thuẫn với tất cả các chứng cứ khác có trong hồ sơ. Điều này đã
làm cho người tiến hành tố tụng khi áp dụng pháp luật cịn có những lúng túng và
sai lầm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng định tội danh.


×