Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.22 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ
THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TỪ
THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VĂN LỢI



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI
KHÁC ......................................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm và cơ sở pháp lý của định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ................................................................... 6
1.2. Định tội danh theo các yếu tố cấu thành của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ................................................................. 11
1.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác với một số tội phạm khác.................................................................................. 26
Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TẠI TỈNH
VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA .............................................................. 32
2.1. Tình hình tội phạm cố ý gây thương hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác

giai đoạn 2013 – 2017 tại tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................. 32
2.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác theo cấu thành tội phạm .......................................................... 34
2.3. Thiếu sót, sai lầm trong định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác và nguyên nhân của những thiếu sót, sai lầm đó . 42
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI KHÁC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI ....... 58
3.1. Yêu cầu bảo đảm định tội danh đúng quy định của pháp luật hình sự về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ....................... 58
3.2. Giải pháp bảo đảm định tội danh đúng quy định của pháp luật hình sự về tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ....................... 63
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 78


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

:

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

:

Bộ luật Tố tụng hình sự


CTTP

:

Cấu thành tội phạm

CYGTT

:

Cố ý gây thương tích

HĐTP

:

Hội đồng thẩm phán

QĐHP

:

Quyết định hình phạt

TAND

:

Tòa án nhân dân


TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

THTT

:

Tiến hành tố tụng

TNHS

:

Trách nhiệm hình sự

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC :

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê về vụ án và số bị cáo TAND tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra xét
xử từ 2013 – 2017 ................................................................................. 32
Bảng 2.2: Số liệu, tỷ lệ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác với tội phạm nói chung ................................................ 33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đông bằng Sông Hồng thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu
công nghiệp và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tỉnh
Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên
và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ
ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà
Nội, từ ngày 01 thàng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
chuyển về thành phố Hà Nội.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc
giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía
Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội,
dân số trên 1 triệu người, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh
gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị hành
chính: 1 thành phố Vĩnh Yên, 1 thị xã Phúc Yên và 7 huyện (Tam Dương,
Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 137 xã,
phường, thị trấn.
Sự phát triển đô thị hóa nhanh, đã kéo theo sự gia tăng của tội phạm và
tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng. Đặc điểm
của loại tội phạm cố ý gây thương tích luôn liều lĩnh, nguy hiểm, các động
thái tội phạm đang có xu hướng gia tăng tính bạo lực, tính chuyên nghiệp.

Hiện nay, tình hình tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
có những chuyển biến phức tạp. Tội phạm này có xu hướng trẻ hóa với tính
chất nghiêm trọng tăng nhanh, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính

1


nguy hiểm, không chỉ trực tiếp gây thiệt hại về sức khỏe của người khác mà
còn gây mất trật tự trị an trên địa bàn, tạo tâm lý bất an cho người dân.
Trước tình hình trên các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tỉnh Vĩnh Phúc đã
áp dụng các biện pháp có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung, tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác nói riêng, xử lý kịp thời nghiêm minh mọi hành vi phạm tội và người
phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn định tội danh tội phạm cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn như việc
áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để xử lý loại tội phạm này vẫn còn
những nhận thức khác nhau; nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của
pháp luật hình sự về một số tình tiết vẫn chưa có sự thống nhất trong nhận thức
áp dụng, có những trường hợp định sai tội danh, bỏ lọt tội phạm dẫn đến vụ án bị
trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc bị sửa, hủy... Tình hình trên do nhiều nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Từ thực tiễn đó mà tác giả chọn đề tài: “Định tội danh tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh Vĩnh
Phúc” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Định tội danh đúng có ý nghĩa rất to lớn về mặt chính trị - xã hội, đạo
đức và pháp luật, có vai trò quan trọng để bảo đảm phân hóa trách nhiệm hình
sự và cá thể hóa hình phạt, xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, làm
rõ ranh giới giữa tội phạm và những trường hợp không phải là tội phạm. Định
tôi danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác đã có nhiều công trình nghiên cứu như : GS.TS Võ Khánh Vinh ( Chủ
Biên ), Giáo trình Luật hình sựViệt Nam ( phần các tội phạm); Luận văn Thạc
sĩ luật Học, Học viện khoa học xã hội năm 2016 của tác giả Trần Thị Cẩm
Thu: “Định tội danh các tội xâm phạm sức khỏe của người khác theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang” và phản ánh dưới hình

2


thức các bài viết đăng trên các tập san, tạp chí về pháp luật… Tuy nhiên, trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có công trình nghiên cứu về thực trạng định tội
danh và áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác, cũng như chỉ ra
những bất cập hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến
hành tố tụng đối với loại tội phạm này trong những năm gần đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lý luận, pháp
luật cũng như thực tiễn định tội danh với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở làm rõ
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình định tội danh, từ đó luận văn đề xuất
các bảo đảm định tội danh đúng tội nói trên tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả luận
văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
1) Nghiên cứu về các vấn đề lý luậnchung của định tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam.
2) Nghiên cứu thực trạng định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Vĩnh Phúc

3) Trên cơ sở đó phân tích các yêu cầu và tìm ra đề xuất các giải pháp
định tội danh đối với tội này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung và thực
tiễn định tội danh về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác cụ thể: nghiên cứu các quy phạm pháp luật, các dấu hiệu pháp

3


lý, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong định tội danh,
quyết định hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài thực hiện trong phạm vi của chuyên ngành luật hình sự
và tố tụng hình sự.
Đề tài nghiên cứu thu thập từ các hoạt động xét xử tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn của Vĩnh Phúc
trong năm (2013-2017); nghiên cứu những kết quả đạt được và những hạn
chế, vướng mắc việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn giải quyết các nội dung khoa học của đề tài dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; các văn
bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành; các đề tài, công trình nghiên
cứu khoa học trước đó và các tài liệu tham khảo chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp thống kê số liệu, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp
logic, phương pháp khảo sát, thực tiễn để hoàn thành các nhiệm vụ mà
luận văn đã đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, cũng như phục vụ Hiến pháp
năm 2013 và các văn kiện của Đảng, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh nói chung và định tội danh đối với

4


tội cố ý gây thương tích nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần bổ
sung vào kho tàng lý luận về định tội danh trong pháp luật hình sự Việt Nam
nói chung, lý luận về định tội danh đối với một tội phạm cụ thể - tội cố ý gây
thương tích nói riêng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và bảo vệ quyền con người, cũng như bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đặc
biệt là Tòa án trong việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự được khách
quan, có căn cứvà đúng pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở để đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến định tội
danh nói chung và định tội danh đối với tội cố ý gây thương tích nói riêng tại
Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, việc bảo vệ các quyền và tự do
của con người nói riêng, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật
trong giải quyết vụ án hình sự. Đặc biệt, luận văn còn là tài liệu tham khảo

cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật
hình sự và tội phạm học tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác.
Chương 2: Thực tiễn định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm định tội danh đúng quy định của
Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

5


Chương 1
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm và cơ sở pháp lý của định tội danh tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Trong một xã hội, tình hình tội phạm luôn luôn tồn tại và thay đổi theo
từng thời kì cả về nội dung và hình thức. Tội phạm là một hiện tượng xã hội
tiêu cực, các hoạt động tội phạm luôn đi ngược lại với lợi ích xã hội, gây ra
thiệt hại cho xã hội. Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm tội phạm là
một trong những vấn đề trung tâm được nghiên cứu. Từ xưa đến nay, các nhà
khoa học đã phải tốn rất nhiều công sức để nghiên cứu về tội phạm. Từ đó

cũng có nhiều quan điểm và định nghĩa về tội phạm khác nhau. Theo GS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị Sơn thì: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”. [09, tr.
253]. Như vây, về mặt khoa học các nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; tội phạm được quy định trong BLHS;
tội phạm do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện; người
thực hiện hành vi phạm tội một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý) và tội phạm xâm
phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội được Luật hình sự ghi nhận và bảo
vệ. Theo BLHS năm 2015 (khoản 1 Điều 8 BLHS) khái niệm tội phạm: “Là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng
lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×