TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
TRẦN NGỌC HOÀNG QUÂN
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC TRONG
CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
CHUN NGÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC TRONG
CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NGỌC HOÀNG QUÂN
KHÓA: 42
MSSV: 1751101030118
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài “Tiếp nhận, giải quyết tin báo,
tố giác trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm
cho Việt Nam” tuân thủ các quy định về nội dung và thơng tin được trình bày trong bài viết là hoàn
toàn trung thực, đảm bảo các quy định chống đạo văn theo đúng quy định do Khoa Luật Hình sự và
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm với lời cam đoan trên của mình.
Tác giả đề tài
Trần Ngọc Hoàng Quân
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi là một trong nội dung được toàn xã hội đặc biệt quan
tâm trong những năm gần đây. Bởi lẽ, nhận thức của xã hội ta về quyền con người, đặc biệt là quyền
trẻ em đã trở nên sâu sắc hơn và các yếu tố nhạy cảm luôn dễ thu hút sự chú ý của dư luận và quần
chúng. Ở nước ta, đây được xem là một vấn nạn xã hội. Xét thấy, thực trạng này xảy ra bởi nhiều
yếu tố, chẳng hạn như các văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại ngày càng lan truyền với tốc độ nhanh và
số lượng lớn trên các nền tảng Internet, đặc biệt là mạng xã hội;1 và các em dưới 18 tuổi chưa được
giáo dục đúng cách nên xu hướng quan hệ tình dục ở các cấp THCS, THPT khá cao.2 Chưa kể, rất
nhiều vụ án xảy ra mà người phạm tội chính là người thân, người quen trong gia đình của các em.3
Những điều trên cho thấy loại tội phạm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các giá trị đạo đức mà
Việt Nam ta đang xây dựng và phát triển. Đặc biệt, loại tội phạm này đang xâm phạm tới đối tượng
là người dưới 18 tuổi , chưa có đầy đủ nhận thức và chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất, tâm
sinh lý. Chưa kể, XHTD cịn có nguy cơ để lại các di chứng, tổn thương về thể xác lẫn tinh thần.4
Tại Việt Nam, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác rất quan trọng trong việc đấu tranh
phòng, chống loại tội phạm này. Bởi lẽ, các cá nhân và cơ quan tiến hành tố tụng đã có thẩm quyền
thực hiện rất nhiều hoạt động tố tụng, chẳng hạn như lấy lời khai bị hại và các bên liên quan khác;
khám nghiệm hiện trường; trưng cầu và thực hiện giám định pháp y; phối hợp với các cơ quan, tổ
chức, đoàn thể chẳng hạn như nhà trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để hỗ trợ cho bị
hại. Toàn bộ những hoạt động này đều nhằm mục đích khai thác những thông tin, thu thập và lưu
giữ lại những chứng cứ có giá trị phục vụ cho việc chứng minh tội phạm ở các giai đoạn sau như
điều tra, truy tố và xét xử. Tuy vậy, trình tự, thủ tục đối với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác
trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như, thời hạn của một số
hoạt động tố tụng cịn q dài và khơng phù hợp với đặc điểm của các vụ án XHTD người dưới 18
tuổi, có nhiều hoạt động cịn chưa đảm bảo sự thân thiện đối với bị hại.
Xét thấy, điểm mấu chốt của các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi nằm ở chỗ các chứng cứ
vật chứng quan trọng thường gắn liền với bị hại nhưng bị hại là người chưa thành niên nên trình tự,
1
Minh Hiền (2022), “Chống sự xâm nhập sản phẩm văn hóa độc hại”, [ (Ngày truy cập: 11/6/2022).
2
WHO (Western Pacific Region), Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo (2022), Báo Cáo Khảo Sát Hành Vi Sức Khỏe Học Sinh Toàn
Cầu Tại Việt Nam 2019 (Tháng 10/2021), tr. 32.
3
Phương Thanh (2020), “Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang đóng góp việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống
xâm hại trẻ em”, [ (Ngày truy cập: 11/6/2022).
4
Tổng đài 111, "Một số ca điển hình kết nối, can thiệp trong năm 2021 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo về trẻ em 111",
[ (Ngày truy cập: 08/6/2022).
thủ tục tố tụng khác hồn tồn so với mơ hình dành cho người trưởng thành. Cụ thể, việc tiếp nhận,
giải quyết tin báo, tố giác; khởi tố vụ án, bị can; điều tra; truy tố; xét xử đều phải đi theo một quy
trình thống nhất và đảm bảo tính thân thiện đối với người chưa thành niên là bị hại. Ở các quốc gia
mà tác giả nghiên cứu như Hàn Quốc và Anh, pháp luật của các nước này có những điểm hay mà
Việt Nam có thể tiếp thu, học hỏi. Đó chính là việc bảo đảm quyền lợi của bị hại dưới 18 tuổi, đảm
bảo tố tụng thân thiện cho đối tượng này cũng như ứng dụng công nghệ thơng tin vào q trình
TTHS.
Tác giả nhận thấy rằng chủ đề này được nghiên cứu ở diện rộng. Tuy vậy, đa số các bài viết
hiện tại đều tập trung nghiên cứu về tội phạm XHTD trẻ em, các công trình nghiên cứu thiên về lĩnh
vực hình sự và tội phạm học. Đối với các cơng trình về TTHS ở vấn đề tiếp nhận, giải quyết tin báo,
tố giác, nhiều tác giả chỉ nghiên cứu giai đoạn này cho các vụ án hình sự nói chung chứ khơng phải
dành riêng cho các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi. Ngược lại, đối với các cơng trình về TTHS về
các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi thì các tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các giai đoạn điều tra,
truy tố, xét xử. Mặt khác, cũng có một số ít tác giả cũng đã thực hiện nghiên cứu về việc tiếp nhận,
giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD trẻ em mà không phải là các vụ án XHTD người
dưới 18 tuổi. Trong khi đó, Thơng tư 43/2021/TT-BCA, Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT, Thông
tư liên tịch 01/2021/TTLT, Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT lần lượt được ban hành nhằm khẳng
định vai trị của cơng tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong TTHS, đặc biệt là đối với các vụ
án XHTD người dưới 18 tuổi. Như vậy, các quy định pháp luật ngày càng được phát triển nhằm bảo
đảm quyền lợi cho người dưới 18 tuổi khi tham gia vào các quy trình tố tụng, đặc biệt là từ những
giai đoạn đầu tiên khi tiếp xúc với các Cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan khác.
Với định hướng hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan nhằm xây dựng một xã hội
phát triển hơn, mục tiêu ngày càng cao hơn, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Tiếp nhận, giải quyết
tin báo, tố giác trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh và kinh
nghiệm cho Việt Nam”. Tác giả hy vọng đề tài sẽ góp phần giúp bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi
ích hợp pháp chính đáng của người dưới 18 tuổi.
2.
Tình hình nghiên cứu
2.1. Tài liệu trong nước
Sau khi thu thập và tổng hợp các tài liệu, tác giả nhận thấy các cơng trình nghiên cứu và tài
liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, cụ thể như sau:
* Về sách và tạp chí chuyên khảo:
- Lê Nguyên Thanh (2010), Quyền của người bị hại và vấn đề bảo vệ người bị hại trong tố
tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật Tp.HCM, Số 6 (61), tr.33-40;
- Nguyễn Minh Đức (2015), Hoàn thiện các quy định về bảo vệ người bị hại, người làm
chứng là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Viện
nghiên
cứu
Lập
pháp,
2015,
Số
17
(297),
tr.
34-40,
[ />- UNICEF (2015), Khuyến nghị chính sách thiết lập cơ chế giám sát quyền trẻ em hiệu quả
tại Việt Nam;
- Nguyễn Hải Ninh (2016), Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại,
người tham gia tố tụng khác trong tố tụng hình sự, Tạp chí Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm
chứng, người bị hại, người tham gia tố tụng khác trong tố tụng hình sự,
[ />- Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), Nâng cao hiệu quả phịng, chống tội phạm về xâm hại tình
dục hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, 2016, Số 244, tr. 74-77,
[ />- Lữ Thị Hằng (2016), Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em:
Nhìn từ thực tiễn huyện Đắk Mil, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 13 (317),
tr.39-43, [ />- Phạm Quang Huy (2016), Tội dâm ô với trẻ em: Một số thực trạng và giải pháp pháp lý,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 13 (317), tr.44-50;
- EU, Đại học Kiểm soát Hà Nội và UNODC (2017), Nâng cao hiệu quả thực hành quyền
công tố và kiểm sát các vụ án xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em, Hà Nội;
- Phạm Thanh Tú (2017), Một số ý kiến nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị hại dưới 18 tuổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tư
Pháp,
Số
8
(305),
tr.
60
–
64,
[ />- Vũ Thị Quyên (2017), Thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi theo quy định
của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp
luật,
2017,
Số
1(345),
tr.45-49,
[ />- Đinh Văn Đoàn (2017), Thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi trong pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 6(350),
tr.
18-25,
[ />- Lê Huỳnh Tấn Duy (Chủ biên) (2018), Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối
với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của Liên hợp quốc, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh;
- Nguyễn Thị Lộc (2018), Quyền riêng tư của người bị hại dưới 18 tuổi trong tố tụng hình
sự, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Số 02 (22), tr. 15 – 20;
- Nguyễn Cao Cường (2018), Lấy lời khai và kiểm sát lấy lời khai bị hại là người dưới 18
tuổi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, 2018, Số 06, tr. 20 - 25;
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2018), Đặc điểm nhân thân của đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, Tạp
chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 20, tr. 20 – 25,
[ />- Nguyễn Lộc (2018), Vấn đề chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục
trẻ em, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 06, tr. 61-66;
- Đinh Văn Quế (2019), Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18
tuổi, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số Tân Xuân, tr. 50 - 52, 59,
[ />- Vũ Gia Lâm (2019), Hoàn thiện quy định về bị hại trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm
2015, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020, Số 3 (238), tr. 41-52,
[ />- Trần Phương Đạt (2019), Lấy lời khai nạn nhân, xây dựng giả thuyết và lập kế họach điều
tra ban đầu vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội, 2019, Số 1 (30), tr. 8 – 11;
- Phạm Minh Tuyên (2019), Một số vấn đề về hành vi quấy rồi tình dục và xâm hại tình dục
trẻ em ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội, Số 1 (30), tr. 12 – 24;
- Lại Viết Quang (2019), Một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội, Số 1 (30), tr. 25 – 29;
- Đinh Thị Mai (2019), Quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án xâm hại
tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay và một số bất cập, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội, Số 1 (30), tr. 43 – 51;
- Đỗ Thị Phượng (2019), Tương trợ tư pháp hình sự trong giải quyết các vụ án xâm hại tình
dục trẻ em, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Số 01 (27), tr. 59 – 68,
[ />- Lê Thị Tuyến (2019), Quy định của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm về tội
sử dụng người dưới 16 tit vào mục đích khiêu dâm, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, 2019,
Số
1,
tr.
30-33,
[ />eluat%20so1%202019.pdf].
- Lê Xuân Cảnh (2020), Hoàn thiện quy định việc luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại trong
vụ án hình sự, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số 7, tr. 22 – 26;
- Lại Viết Quang (2020), Chứng cứ chứng minh trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học
Kiểm
sát
Hà
Nội,
Số
01
(35),
tr.
36
–
42,
[ />- Lại Kiên Cường (2020), Lấy lời khai người bị hại là phụ nữ và trẻ em trong các vụ án hiếp
dâm - những khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại
học
Kiểm
sát
Hà
Nội,
Số
02
(37),
tr.
11-14,
[ />- Lê Xuân Cảnh (2020), Một số bất cập trong quá trình thực hiện quy định về người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại theo Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Tạp chí Tịa
án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, Số 6, tr. 29-30;
- Hoàng Anh Tuyên (2020), Kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao,
2020,
Số
09,
tr.
23-30,
[ />- Phạm Vũ Minh Trang (2020), Về các tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, Tạp chí
Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 09, tr. 43-48,
[ />- Nguyễn Văn Lai (2021), Đặc điểm tâm lý tư pháp của người bị buộc tội, bị hại, người làm
chứng là người dưới 18 tuổi, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 1 (346), tr. 24-29,
[ />- Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2021), Kỹ năng lấy lời khai người bị hại dưới 16 tuổi, Tạp chí
Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 13, tr. 49 – 52,
[ />- Đỗ Vọng Linh và Nguyễn Đình Dũng (2021), Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi,
Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Số chuyên đề 01 (47), tr. 45-49;
* Về luận văn thạc sỹ:
- Đỗ Cao Ngọc Hân (2019), Quyền của bị hại: nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự
liên bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Nguyễn Thị Thanh Hương (2020), Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới
18 tuổi theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Đỗ Cẩm Lài (2020), Hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trợ giúp viên pháp lý
đối với bị hại theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Nguyễn Thị Tuyết Hồng (2021), Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự
Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM.
* Về khóa luận tốt nghiệp:
- Trần Văn Nhiên (2010), Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên trong luật hình sự Việt
Nam dưới góc độ người bị hại thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Trường Đại học Luật TP.HCM.
- Phạm Thị Nguyên (2012), Bảo vệ quyền con người của người bị hại trong tố tụng hình sự,
Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Cao Thị Hiền (2013), Người bị hại trong tố tụng hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM;
- Tạ Nhi Còn (2016), Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham
gia tố tụng khác trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật TP.HCM;
* Về cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
- Phan Trung Pháp, Chế Việt Hải, Nguyễn Hoàng Trúc Nhi, Trần Thị Thảo Nhi (2019), Trợ
giúp pháp lý đối với bị hại là người dưới 18 tuổi theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam;
- Lý Ngọc Tuyết Nhi và Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên (2020), Ghi âm, ghi hình có âm thanh
trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai bị hại theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
Có thể thấy, các tài liệu mà tác giả đã thu thập và tổng hợp được là nguồn tư liệu hữu ích giúp
cho tác giả có thể hiểu được các vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến đề tài. Trước
hết, có những đề tài đề cập tổng quan về các quyền và nghĩa vụ của bị hại cũng như đề cập trực diện
đến đối tượng là “người bị hại dưới 18 tuổi”, thể hiện rõ những đặc điểm, nhu cầu của họ khi tham
gia vào các giai đoạn TTHS. Trong đó, tác giả tiếp thu được rất nhiều thơng tin về sức khỏe tinh thần,
trạng thái và diễn biến tâm lý và các tổn thương khác mà bị hại dưới 18 tuổi phải gánh chịu bởi hành
vi phạm tội. Hơn nữa, tác giả cũng nhận thấy một thực trạng chung về pháp luật được phản ánh thông
qua các đề tài, cơng trình nghiên cứu là các trình tự, thủ tục tố tụng trong BLTTHS 2015 dành cho
người chưa thành niên cịn nhiều thiếu sót cần phải được hồn thiện.
Tuy vậy, chưa có một đề tài hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào tập trung chuyên sâu
vào giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi. Các
đề tài mà tác giả liệt kê tập trung vào các giai đoạn sau khi khởi tố vụ án như điều tra, truy tố mặc dù
có những điểm hay là nêu lên đặc trưng của các loại vụ án XHTD và các đặc điểm cơ bản của người
dưới 18 tuổi khi tham gia vào quy trình TTHS. Đặc biệt là khi các quy định pháp luật hiện hành về
nội dung này liên tục được cập nhật. Điển hình có “Thơng tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTCTANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các
vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi” vừa được ban hành. Từ đó, tác giả nhận thấy đề tài của
mình vẫn có tính cấp thiết nhất định.
2.2. Tài liệu nước ngồi
Thơng q qua trình thu thập và tổng hợp, tác giả nhận thấy nguồn tài liệu từ lý luận đến thực
tiễn ở phạm vi quốc tế và các quốc gia khác về quyền trẻ em, thủ tục tố tụng thân thiện dành cho trẻ
em cũng như việc giải quyết tin báo, tố giác nói chung khá đa dạng. Cụ thể như sau:
- UNODC, Commentary on the Model Law on Justice in Matters involving Child Victims
and Witnesses of crime;
- Philip Alston, Stephen Parker and John Seymour (1992), Children, rights, and the law,
Oxford University Press, Great Britain;
- UNDOC (2015), Introducing the United Nations model strategies and practical measures
on the Elimination of Violence against Children in the field of Crime Prevention and Criminal
Justice, United Nations, New York;
- Kathryn M. Turman and Kimberly L. Poyer (1998), Child victims and witnesses: A
Handbook for Criminal Justice Professionals;
HMICFRS
(2017),
“Crime-recording
process”,
[ />- Ministry of Justice, “Victims of crime: Understanding your rights”,
[ />979235/victims-code-crime-leaflet-print.pdf];
- HMIC (2014), Crime-recording: making the victim count - The final report of an inspection
of
crime
data
integrity
in
police
forces
in
England
and
Wales,
[ />Các tài liệu của Liên hợp quốc và các quốc gia mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là Hàn Quốc
và Anh cũng rất phong phú và đa dạng. Cần lưu ý rằng ở phạm vi quốc tế và các quốc gia như Hàn
Quốc và Anh, trẻ em là người dưới 18 tuổi. Vì vậy, rất nhiều tài liệu liên quan đến trình tự, thủ tục tố
tụng dùng thuật ngữ “children” hoặc “child”, tức đang bao hàm mọi cá nhân dưới 18 tuổi. Nhìn
chung, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi cũng được
các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác đặc biệt quan tâm.
3.
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có 03 mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, đề tài làm nổi bật tầm quan trọng của giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tin báo,, tố
giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi, và những đặc điểm của hoạt động tố tụng này của
bị hại dưới 18 tuổi và của các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi.
Thứ hai, đề tài làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa pháp luật của ba quốc gia là Việt
Nam, Hàn Quốc và Việt Nam và những ưu điểm, hạn chế có thể tiếp thu và học hỏi trong q trình
hồn thiện pháp luật nước ta.
Thứ ba, đề tài đề ra các kiến nghị, giải pháp, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện các trình tự,
thủ tục nhằm tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng đến nghiên cứu những đối tượng sau:
- Quy định về thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD người dưới
18 tuổi của Hàn Quốc và Anh, và một số cơ sở pháp lý quốc tế có liên quan của Liên hợp quốc;
- Quy định pháp luật TTHS Việt Nam về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác
trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi;
- Thực tiễn áp dụng và đảm bảo thực thi các trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố
giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi tại Việt Nam, và một số thực trạng có liên quan ở
Hàn Quốc và Anh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Về phạm vi cho từng đối tượng nghiên cứu:
Đối với những vấn đề về lý luận, tác giả tập trung nghiên cứu những khái niệm cơ bản, lý
thuyết về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD người dưới 18
tuổi, trong đó gắn kết với các nội dung về quyền con người, quyền của người dưới 18 tuổi, quyền
của bị hại.
Đối với pháp luật quốc tế, tác giả nghiên cứu các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng của
Liên hợp quốc như (i) Hướng dẫn làm việc với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự 1997; (ii) Nghị
định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về Quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ
em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000; (iii) Hướng dẫn tư pháp đối với những vấn đề liên
quan đến nạn nhân là trẻ em và nhân chứng của tội phạm 2005; (iv) Luật mẫu về tư pháp đối với
những vấn đề liên quan đến nạn nhân là trẻ em và nhân chứng của tội phạm 2009; (v) Chiến lược
mẫu của Liên hợp quốc và các biện pháp thực tiễn nhằm xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em trong lĩnh
vực phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự 2014.
Đối với pháp luật của các quốc gia là Việt Nam, Hàn Quốc và Anh, tác giả nghiên cứu quy
định trong các văn bản pháp luật TTHS và một số thực tiễn thi hành các quy định này của từng nước,
trong đó tập trung chủ yếu vào Việt Nam. Riêng với phần thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố
giác về tội phạm trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi tại Việt Nam, tác giả đúc kết từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau như trang thông tin điện tử, bản án, sách, báo, tạp chí của Quốc hội, Chính
phủ, Tịa án nhân dân, các Bộ và cơ quan nhà nước khác.
* Về không gian
Đề tài nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục tiếp nhận,
giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi tại Việt Nam trên phạm vi hầu
hết cả nước, trong đó chủ yếu thu thập và tổng hợp số liệu từ Chính phủ và nhiều địa phương khác
nhau cũng như các bản án về XHTD người dưới 18 tuổi tại Tịa án nhân dân cấp cao tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
* Về thời gian
Đề tài nghiên cứu tính từ thời điểm các quy định của BLTTHS năm 2015 và các văn bản
hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật có liên quan có hiệu lực pháp luật đến khi cơng trình được
hồn thành.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng 04 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp phân tích, nghiên cứu, tổng hợp để mô tả khái quát các vấn đề lý luận và thực
tiễn quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD
người dưới 18 tuổi của các quốc gia;
- Phương pháp thu thập, thống kê số liệu để tổng hợp thông tin, dữ liệu mở từ các trang thông
tin của cơ quan nhà nước và các tài liệu khoa học TTHS từ Hàn Quốc, Anh và Việt Nam;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu khi nghiên cứu và phân tích pháp luật của Hàn Quốc, Anh
và Việt Nam để tìm ra các ưu điểm, hạn chế trong việc trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo,
tố giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi
hoàn thiện các quy định có liên quan;
- Phương pháp nghiên cứu thực trạng và các tình huống pháp lý trong các bản án để tìm hiểu
thực tiễn liên quan đến trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác trong các vụ án XHTD
người dưới 18 tuổi tại Việt Nam.
Đây là những phương pháp chính yếu được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu của
đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề và đạt được mục đích.
5.
Bố cục đề tài
Bên cạnh các Lời cam đoan, Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, các Phụ lục, Danh mục tài
liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được kết cấu bởi 03 chương với những nội dung như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong
các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
Chương 2. Pháp luật tố tụng hình sự việt nam và một số quốc gia về tiếp nhận, giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
Chương 3. Thực trạng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật tố tụng hình sự việt nam về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm
hại tình dục người dưới 18 tuổi.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Mô tả
1
BLTTHS 2015
2
TTHS
Tố tụng hình sự
3
XHTD
Xâm hại tình dục
BLTTHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021)
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC VỀ
TỘI PHẠM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI............1
Giới thiệu Chương 1 .............................................................................................................................................1
1.1.
Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................................ 1
1.1.1.
Xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi................................................................... 1
1.1.2.
dưới 18 tuổi
Tin báo về tội phạm và tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người
........................................................................................................................ 3
1.1.3.
Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục
người dưới 18 tuổi................................................................................................................... 6
1.2.
Đặc điểm của việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án
xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ..................................................................................................... 7
1.3.
Ý nghĩa quy định về việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các
vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.......................................................................................... 9
1.4.
Cơ sở quy định việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ
án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ............................................................................................. 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ TIẾP NHẬN,
GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI
TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI........................................................................................................ 18
Giới thiệu Chương 2 .......................................................................................................................................... 18
2.1.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.......................................................... 18
2.1.1.
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong
các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi......................................................................... 18
2.1.2.
dưới 18 tuổi
Thủ tục tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người
...................................................................................................................... 21
2.1.3.
Thời hạn, thủ tục giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình
dục người dưới 18 tuổi .......................................................................................................... 24
2.1.4.
Phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm ở các vụ án xâm hại
tình dục người dưới 18 tuổi .................................................................................................... 26
2.1.5
Tạm đình chỉ và phục hồi việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án
xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ....................................................................................... 31
2.2.
Cơ sở lựa chọn pháp luật tố tụng hình sự Anh và Hàn Quốc để nghiên cứu so sánh
với Việt Nam............................................................................................................................................. 33
2.3.
Pháp luật tố tụng hình sự Hàn Quốc về việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về
tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi .................................................... 34
2.3.1.
Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 34
2.3.2.
Thời hạn, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án
xâm hại tình dục.................................................................................................................... 34
2.3.3.
Phối hợp trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác.................................... 37
2.3.4.
dục
Các cơ chế khác hỗ trợ người dưới 18 tuổi là nạn nhân của tội phạm xâm hại tình
...................................................................................................................... 39
2.4.
Pháp luật tố tụng hình sự Anh về việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.......................................................... 40
2.4.1.
Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 40
2.4.2.
Thời hạn, thủ tục và phối hợp trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác ...... 40
2.5.
So sánh, đánh giá pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia về tiếp
nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18
tuổi
.................................................................................................................................................... 42
2.5.1.
Những điểm tương đồng .................................................................................. 42
2.5.2.
Những điểm khác biệt...................................................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
TIN BÁO, TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI ............................................................................................................................... 48
Giới thiệu Chương 3 ......................................................................................................................................... 48
3.1.
Thực trạng tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm
hại tình dục người dưới 18 tuổi ............................................................................................................ 48
3.1.1.
Những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về
tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi .................................................. 48
3.1.2.
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về
tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi .................................................. 56
3.2.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình
dục người dưới 18 tuổi ........................................................................................................................... 60
3.2.1.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố
giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ....................................... 60
3.2.2.
Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố
giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi ....................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................................................... 70
PHỤ LỤC 1. BẢNG HỆ THỐNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC 2. CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG CÁC VỤ
ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TIN BÁO, TỐ GIÁC VỀ
TỘI PHẠM TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM HẠI TÌNH DỤC NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
Giới thiệu Chương 1
Với chương đầu tiên của đề tài, tác giả sẽ tập trung trình bày những nội dung tổng quan về
việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi. Cụ
thể, nội dung bao gồm các khái niệm cơ bản và đặc điểm liên quan đến tiếp nhận, giải quyết tin báo,
tố giác trong các vụ án này cũng như ý nghĩa và cơ sở của việc đưa ra các quy định về hoạt động, thủ
tục, quy trình có liên quan. Đây cũng là những nội dung cốt lõi, tạo cơ sở và định hướng chung thống
nhất cho toàn bộ các chương tiếp theo của đề tài này.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Về pháp luật quốc tế, Điều 1 Công ước quyền trẻ em năm 1989 (“CRC”)5 quy định “trẻ em
là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp pháp luật quy định một độ tuổi thành niên sớm hơn”.Việc luật
hóa độ tuổi thành niên phụ thuộc vào quan điểm về đặc điểm thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và điều
kiện kinh tế - văn hóa - xã hội từng quốc gia, trong đó Việt Nam quy định “trẻ em là người dưới 16
tuổi” theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016. So với pháp luật quốc tế, độ tuổi để một cá nhân khơng cịn
được coi là trẻ em ở Việt Nam là sớm hơn. Tuy vậy, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn là
người chưa thành niên theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, tức họ khơng có đủ năng lực hành
vi dân sự. Nói cách khác, họ chưa có sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Xét thấy, cả hai
đối tượng đang được nghiên cứu đều có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu họ trở thành nạn nhân của
hành vi XHTD.
Đối với định nghĩa về hành vi XHTD người dưới 18 tuổi, pháp luật hiện hành không có quy
định riêng biệt. Tuy nhiên, Điều 2 Thơng tư 43/2021/TT-BCA6 có quy định về hành vi xâm hại
người dưới 18 tuổi, trong đó có hàm chứa định nghĩa về XHTD người dưới 18 tuổi. Cụ thể, đó là
“hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với người dưới 18 tuổi; hiếp dâm,
cưỡng dâm, dâm ô đối với người dưới 18 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác đối với người dưới 16 tuổi, sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm;… hoặc các
hành vi xâm hại khác đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
5
Convention on the Rights of the Child 1989.
Thông tư 43/2021/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố
tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người
dưới 18 tuổi (“Thông tư 43/2021/TT-BCA”).
6
2
sung năm 2017)”. Trước đó, khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP7 và khoản 8 Điều 4.8
Luật Trẻ em 2016 đều quy định các khái niệm có liên quan như “XHTD trẻ em” hay “XHTD người
dưới 16 tuổi”. Nhìn chung, bản chất của hành vi XHTD người dưới 18 tuổi được khái quát như sau:8
Thứ nhất, XHTD người dưới 18 tuổi là một hình thức xâm hại người chưa thành niên, từ đó
có thể xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với đối tượng này. Về hậu quả, hành
vi XHTD nêu trên có thể gây tổn hại tới thể chất lẫn tinh thần của người dưới 18 tuổi.
Thứ hai, XHTD có nhiều dạng như cưỡng bức (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc ép
buộc); hoặc có sự đồng thuận ý chí từ người dưới 18 tuổi (do bị lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn bởi các các
lợi ích vật chất và phi vật chất) theo khoản 1 Điều 2.1 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP. Đối với dạng
cưỡng bức, người XHTD dùng sức mạnh thể chất để buộc nạn nhân tuân theo ý muốn, chịu sự kiểm
soát và chi phối của mình mà khơng có lựa chọn khác. Ngược lại, với dạng lôi kéo hay dụ dỗ, nạn
nhân là người chấp thuận để tội phạm xảy ra. Dẫu sao họ cũng là người chưa trưởng thành về mặt
sinh học và chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự về mặt pháp luật. Từ đó dẫn đến việc chưa nhận
thức đầy đủ và đúng đắn nên dễ bị người khác thuyết phục tư tưởng và ý chí. Tuy nhiên, luật và đạo
đức xã hội đều nghiêm cấm các hành vi XHTD nêu trên.
Thứ ba, XHTD người dưới 18 tuổi có hình thức đa dạng. Tuy nhiên, những tội phạm đều có
các đặc điểm chung như (i) đều là hành vi có tính chất tình dục, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục
(sinh lý); (ii) mức độ nguy hiểm của hành vi được cụ thể hóa ở từng tội danh theo quy định của
BLHS hiện hành;9 và (iii) đối tượng xâm hại được phân thành 04 nhóm nhỏ là dưới 10 tuổi, từ 10
tuổi đến dưới 13 tuổi, từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mỗi nhóm
đối tượng có đặc điểm tương đối khác biệt.
Hiện nay, các văn bản có quy định liên quan đến XHTD người dưới 18 tuổi cịn những điểm
thiếu sót nhất định. Cụ thể, Luật Trẻ em 2016 và Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP chưa quy định
hành vi “quan hệ tình dục khác” là XHTD trẻ em, điều này khơng phù hợp vì Điều 145 BLHS hiện
hành đã quy định tội danh cho hành vi này. Trong khi đó, Thơng tư 43/2021/TT-BCA đã có quy
định về “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” và có sử dụng cụm từ “các hành vi xâm hại khác
đối với người dưới 18 tuổi” để dẫn chiếu đến các tội danh trong BLHS. Tuy nhiên, Thông tư
43/2021/TT-BCA tuy đang định nghĩa thuật ngữ “xâm hại người dưới 18 tuổi” dưới góc độ của
BLHS hiện hành nhưng lại có những điểm chưa phù hợp. Cụ thể, Thơng tư này (i) quy định trùng
nội hàm giữa “hiếp dâm người dưới 18 tuổi” và “giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
7
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự
và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
8
Trần Ngọc Hoàng Quân, Hồ Thị Xuân Hoàng và Nguyễn Phạm Xuân Thy (2021), Thủ tục giải quyết các vụ án xâm hại tình dục
người dưới 16 tuổi: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài NCKH Trường Đại học Luật TP.HCM, tr. 2-4.
9
Điều 142, 144, 145, 146, 147, 327, 328 và 329 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3
khác đối với người dưới 16 tuổi”. Bởi lẽ, nếu “giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
đối với người dưới 13 tuổi” (đối tượng ở đây cũng là người dưới 16 tuổi) thì vẫn được coi là “hiếp
dâm người dưới 18 tuổi”. Ngồi ra, Thơng tư này coi (ii) “Dâm ô đối với người dưới 18 tuổi” là hành
vi xâm hại người dưới 18 tuổi nhưng BLHS khơng có quy định “dâm ơ đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi” là tội phạm. Xét thấy, hành vi trên không phải là tội phạm nhưng vẫn được coi là
“xâm hại” nhưng hành vi khác như “sử dụng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” lại không được
Thông tư này quy định minh thị là “xâm hại”. Ngồi ra, Thơng tư 43/2021/TT-BCA có phạm vi điều
chỉnh đến nhiều hoạt động tố tụng của cơ quan công an nhưng lại quy định quy trình tố tụng cho một
hành vi khơng phải là tội phạm. Do đó, định nghĩa về xâm hại người dưới 18 tuổi trong Thông tư
43/2021/TT-BCA chưa hợp lý và gây khó hiểu.
Tổng kết lại, XHTD người dưới 18 tuổi có thể được hiểu là “các hành vi nhằm thỏa mãn nhu
cầu tình dục, có nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm và có khả năng gây tổn hại đến thể chất, tình cảm,
tâm lý, danh dự và nhân phẩm của người dưới 18 tuổi, trong đó có các hành vi sau được BLHS hiện
hành quy định là tội phạm, bao gồm (i) Hiếp dâm hoặc cưỡng dâm người dưới 18 tuổi; (ii) Giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; (iii) Dâm ô
đối với người dưới 16 tuổi; (iv) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; và (iv) Các tội
phạm liên quan đến mại dâm đối với người dưới 18 tuổi”.10
1.1.2. Tin báo về tội phạm và tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới
18 tuổi
Hiện nay, định nghĩa về tin báo và tố giác về tội phạm (sau đây gọi tắt là “tin báo, tố giác”)
được quy định tại Điều 144 BLTTHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021). Cụ thể, (i) tin báo về tội
phạm là thơng tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ
quan có thẩm quyền hoặc thơng tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng; và (ii) tố giác
về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm
quyền. Trong đó, có những điểm sau cần lưu ý:
Thứ nhất, tin báo và tố giác đều đem lại những nguồn thông tin để xác định dấu hiệu tội
11
phạm. Các thông tin này khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin hoặc tố giác đều thể hiện ý
thức chủ quan của những chủ thể này đối với hành vi phạm tội, thường là chưa chính xác và đầy đủ.
Trên thực tế, những thơng tin này sau khi được tiếp nhận sẽ được kiểm tra, xác minh để làm rõ các
tình tiết nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp, trong đó có việc khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình
sự.12
10
Điều 141 – 174, 327 – 329 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Điểm d khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021).
12
Nguyễn Ngọc Anh và Phan Trung Hồi (Đồng chủ biên) (2021), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ
sung năm 2021) (Tái bản lần thứ 3), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 362.
11
4
Ngồi ra, khoản 1 Điều 4 Thơng tư 43/2021/TT-BCA đã cụ thể hóa các nguồn tin về tội
phạm xâm hại người dưới 18 tuổi. Từ điều luật này, có thể hiểu rằng nguồn tin về tội phạm XHTD
người dưới 18 tuổi bao gồm (i) tin báo, tố giác từ bị hại hoặc người thân thích của họ về hành vi có
dấu hiệu tội phạm XHTD; (ii) tin báo, tố giác của người biết về hành vi có dấu hiệu tội phạm XHTD;
và (iii) tin báo về tội phạm từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (“Tổng đài 111”) hay tin
báo được nêu trên các phương tiện thơng tin đại chúng, trên mạng Internet. Nhìn chung, quy định
này thể hiện được những nguồn tin về tội phạm XHTD người dưới 18 tuổi trên thực tế nhưng lại quy
định theo hướng “đóng” và có nội hàm hẹp hơn so với Điều 144 BLTTHS hiện hành.
Thứ hai, đối tượng của tin báo và tố giác có sự khác biệt nhất định về loại thông tin. Theo
luật, tin báo cung cấp thơng tin về “vụ việc có dấu hiệu tội phạm”. Cụ thể hơn, “vụ việc” ở đây có
thể được hiểu là sự việc không hay xảy ra và cần được giải quyết và “dấu hiệu tội phạm” bao gồm
tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt.13 Trong
khi đó, tố giác cung cấp thơng tin về “hành vi có dấu hiệu tội phạm”. Vì vậy, có một số quan điểm
cho rằng thông tin tố giác cụ thể và chi tiết hơn so với tin báo. Tuy nhiên, quan điểm của người làm
thực tiễn cho rằng vụ việc có dấu hiệu tội phạm và hành vi có dấu hiệu tội phạm tương đồng với
nhau. Điểm khác biệt giữa tố giác và tin báo nằm ở chủ thể cung cấp nguồn thơng tin và cách thức
mà họ có được nguồn thông tin.
Thứ ba, chủ thể báo tin về tội phạm rất rộng, đó là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhưng chủ
thể tố giác về tội phạm chỉ có thể là cá nhân.14 Lưu ý, cá nhân ở bao gồm cả cơng dân Việt Nam,
người nước ngồi và người khơng quốc tịch. Trong đó, tố giác có chủ thể cung cấp nguồn tin là cá
nhân và thông tin do người đó trực tiếp cung cấp; cịn tin báo có chủ thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức
và thông tin được cung cấp một cách gián tiếp cho đối tượng có thẩm quyền. Thực tế, chủ thể cung
cấp nguồn tin về tội phạm trong những vụ án XHTD người dưới 18 tuổi thường là người bị hại và
người thân thích của họ, đặc biệt là người đại diện hợp pháp của họ.15 Ở đây, bị hại là người lưu giữ
chứng cứ vật chất và có giá trị quan trọng để chứng minh tội phạm trong vụ án. Người thân thích của
họ cũng là người tiếp xúc trực tiếp với nguồn chứng cứ đó. Ngồi ra, các chun viên của Tổng đài
điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) cũng là một đầu mối trực tiếp chuyển các tin báo,
tố giác qua cho cơ quan có thẩm quyền.16 Đây là những chủ thể báo tin, tố giác phần nhiều trên thực
tế và đã được quy định tại Thông tư 43/2021/TT-BCA.
13
Điều 8 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017); và Trường Đại học Luật TP.HCM (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Phần chung (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, tr. 63-71.
14
Khoản 1 và 2 Điều 144 BLTTHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021).
15
Lại Viết Quang (2019), Một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án xâm
hại tình dục trẻ em, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số 1 (30)/2019, tr. 25.
16
Khoản 4 và 5 Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP.
5
Thứ tư, tin báo, tố giác có hai hình thức thể hiện, cụ thể là bằng lời nói hoặc bằng văn bản
theo khoản 4 Điều 144 BLTTHS hiện hành. Theo đó, chủ thể báo tin, tố giác có thể đến trực tiếp trụ
sở cơ quan tiếp nhận hoặc gián tiếp gửi thơng tin về tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền thông qua
thư từ, các phương tiện thông tin đại chúng,… Thực tế cho thấy, hình thức báo tin, tố giác trực tiếp
tại trụ sở cơ quan tiếp nhận nguồn tin về tội phạm phổ biến ở nhiều địa phương, đặc biệt là đối với bị
hại và người thân thích của họ. Gần đây, các hình thức báo tin, tố giác khác bằng văn bản giấy và
văn bản điện tử cũng đang dần được phổ biến. Trong năm 2021, Tổng đài 111 tiếp nhận nhiều nguồn
tin thông qua công văn, đơn thư do người dân gửi đến, tin nhắn qua ứng dụng điện thoại thông minh
(Ứng dụng Tổng đài 111 và ứng dụng Zalo).17 Tuy nhiên, dù với hình thức nào thì việc báo tin, tố
giác cũng đề cao tính bảo mật, bởi lẽ các vụ án XHTD vẫn cịn chịu ảnh hưởng của tâm lý Á Đơng
cịn ngại đề cập đến vấn đề tình dục và một phần để bảo vệ đời sống riêng tư của người dưới 18 tuổi.
Thứ năm, tin báo và tố giác phải được tiếp nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền theo luật
định. Cụ thể, khoản 2 Điều 145 BLTTHS hiện hành và khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch
01/2017/TTLT18 quy định những chủ thể tiếp nhận như sau: (i) Cơ quan điều tra; (ii) Cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (iii) Viện kiểm sát các cấp; và (iv) Công an xã,
phường, thị trấn, Đồn Cơng an, Trạm Cơng an; Tịa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ
chức khác. Các cơ quan tiếp nhận nguồn tin về tội phạm này khơng có sự khác biệt so với các quy
định chung. Tuy nhiên, dựa trên Điều 6 và 7 Thông tư 43/2021/TT-BCA thì sẽ có sự khác nhau ở
một số hoạt động do các cơ quan trên tiến hành tại thời điểm hoặc sau thời điểm tiếp nhận tin báo, tố
giác. Mặt khác, phạm vi chủ thể tiếp nhận tin báo, tố giác rất rộng nhằm khẳng định việc đấu tranh
phịng, chống tội phạm của tồn dân và khuyến khích mọi người tham gia công tác này.19
Tổng quan lại, tin báo về tội phạm trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi có thể được
hiểu là “nguồn thơng tin được cung cấp một cách gián tiếp thông qua việc thông báo của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng về hành xi XHTD người dưới 18
tuổi nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền xác định tội phạm”. Bên cạnh đó, tố giác về tội phạm trong
các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi có thể được hiểu là “việc các cá nhân (thường là bị hại dưới 18
tuổi hoặc người chứng kiến các hành vi phạm tội như người thân thích của bị hại) trực tiếp phát hiện
và tố cáo thông tin về hành vi XHTD người dưới 18 tuổi đến cơ quan có thẩm quyền”.
17
Tổng đài 111, “Báo cáo Hoạt động 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111”, [ (Ngày truy cập: 02/5/2022).
18
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền
trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố (“Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT”).
19
Nguyễn Ngọc Anh và Phan Trung Hồi (Đồng chủ biên) (2021), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ
sung năm 2021) (Tái bản lần thứ 3), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr. 364.
6
1.1.3. Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm hại tình dục người
dưới 18 tuổi
Căn cứ theo các quy định của BLTTHS hiện hành, tiếp nhận tin báo, tố giác và giải quyết tin
báo, tố giác là hai hoạt động khác nhau nhưng có mối liên chặt chẽ với nhau. Cụ thể, “tiếp nhận” ở
đây hàm ý đến việc ghi nhận, đón nhận thơng tin từ một chủ thể khác. Có một số quan điểm cho rằng
đây là hoạt động dường như khá bị động và thông tin được trao đổi một chiều. Tuy nhiên, “tiếp nhận”
ở đây không nên hiểu theo nghĩa hẹp mà cần hiểu theo hướng “ghi nhận và khai thác thông tin” trong
trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp xúc với cơ quan có thẩm quyền để báo tin, tố giác. Bởi
lẽ, chủ thể báo tin, tố giác trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi thường là bị hại hoặc người
thân thích của họ. Đây là những người chịu áp lực tâm lý rất lớn sau khi hành vi XHTD xảy ra.20 Do
đó, tiếp nhận nguồn tin về tội phạm phải đi liền với việc khai thác thông tin và phải thực hiện theo
các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho bị hại dưới 18 tuổi.
Sau khi việc tiếp nhận được hoàn thành, hoạt động tiếp theo sẽ là giải quyết tin báo, tố giác.
Cụm từ “giải quyết” theo nghĩa rộng hàm ý đến việc xử lý những trở ngại, khó khăn để đạt được kết
quả, mục đích đề ra. Xét thấy, mục đích của hoạt động tố tụng này ra quyết định tố tụng liên quan
đến việc khởi tố vụ án hình sự hay khơng dựa trên kết quả kiểm tra, xác minh các thông tin về tội
phạm được cung cấp.21 Vậy nên, có rất nhiều hoạt động tố tụng liên quan tới việc “giải quyết” này
kể từ sau thời điểm hoàn thành tiếp nhận tin báo, tố giác; và điều này cũng được thể hiện thông qua
các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự theo Thơng tư 119/2021/TT-BCA.22 Tổng quan
lại, một số hoạt động cơ bản theo BLTTHS hiện hành có thể được liệt kê như sau: (i) Kiểm tra, xác
minh tin báo, tố giác (Điều 146.3 và Điều 147 BLTTHS hiện hành; Điều 5.1 và 9 Thông tư
43/2021/TT-BCA); (ii) Lấy lời khai ban đầu (Điều 5.2 Thông tư 43/2021/TT-BCA); (ii) Chuyển tin
báo, tố giác kèm theo tài liệu có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền (Điều 146 BLTTHS hiện
hành); (iii) Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác (Điều 150 BLTTHS hiện
hành); (iv) Ban hành các quyết định tố tụng như tạm đình chỉ giải quyết tin báo, tố giác; phục hồi giải
quyết tin báo, tố giác; hoặc khởi tố/không khởi tố vụ án hình sự (Điều 148, 149, 151 BLTTHS hiện
hành); và (v) Thông báo kết quả giải quyết tin báo, tố giác (Điều 12 Thơng tư 43/2021/TT-BCA).
Từ đó có thể thấy hai hoạt động chủ đạo là “tiếp nhận” và “giải quyết” có tính gắn kết. Trong
đó giai đoạn “tiếp nhận” nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các hoạt động tố tụng sau này và
giai đoạn “giải quyết” nhằm đạt được kết quả cuối cùng là khởi tố/không khởi tố vụ án hình sự, hay
20
Trần Cơng Phàn (2019), Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số 1 (30)/2019, tr. 6.
Điều 143 BLTTHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021); và Nguyễn Minh Thành (2020), Thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự - Định hướng ứng dụng, Trường
Đại học Luật TP.HCM, tr. 6.
22
Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự (“Thơng tư 119/2021/TT-BCA”).
21
7
phục vụ mục tiêu lớn hơn là đảm bảo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh,
an toàn - trật tự xã hội.23 Mặt khác, các vụ án đặc thù này có hai yếu tố quan trọng là (i) trẻ em và (ii)
xâm hại tình dục. Do đó, tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác liên quan đến các vụ án XHTD người
dưới 18 tuổi không những phải đáp ứng các yêu cầu chung mà cịn phải đảm bảo các quyền và lợi
ích chính đáng của trẻ em (bảo mật thông tin cá nhân, bảo đảm sức khỏe,…) cũng như làm hài hòa
các vấn đề xã hội khác (chẳng hạn như hạn chế các tâm lý cộng đồng, xã hội tiêu cực đối với các đối
tượng trong vụ án).24
Vậy nên, tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án XHTD người dưới
18 tuổi có thể được hiểu là “việc ghi nhận, khai thác thông tin về hành vi XHTD người dưới 18 tuổi
và thực hiện các thủ tục tố tụng có liên quan nhằm đưa ra quyết định tố tụng dựa trên kết quả kiểm
tra, xác minh các thông tin về tội phạm được cung cấp”.
1.2. Đặc điểm của việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án xâm
hại tình dục người dưới 18 tuổi
Thứ nhất, việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các vụ án XHTD người
dưới 18 tuổi phải tuân theo những nguyên tắc về quyền con người, quyền trẻ em theo pháp luật quốc
tế và pháp luật quốc gia.
Đối với pháp luật quốc tế, các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là người chưa thành niên
trong tư pháp hình sự được thể hiện thông qua các văn bản như: (i) Tuyên ngơn tồn thế giới về
quyền con người năm 1948; (ii) Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966; (iii)
Cơng ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966; (iv) Cơng ước về quyền trẻ
em 1989 và các Bình luận chung có liên quan; (v) Các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản về quyền
được khôi phục và bồi thường của nạn nhân của những vi phạm luật nhân quyền và luật nhân đạo
quốc tế năm 2006; và (vi) Các nguyên tắc của Liên hợp quốc về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ
thống tư pháp hình sự năm 2012.25
Ngồi ra, Liên hợp quốc cũng có những văn bản mang tính cụ thể hơn đối với thủ tục giải
quyết các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi như (i) Hướng dẫn làm việc với trẻ em trong hệ thống tư
pháp hình sự 1997; (ii) Nghị định thư khơng bắt buộc bổ sung Công ước về Quyền trẻ em về việc
buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000; (iii) Hướng dẫn tư
pháp đối với những vấn đề liên quan đến nạn nhân là trẻ em và nhân chứng của tội phạm 2005; (iv)
23
Phần B.1.a Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới của Bộ Chính trị.
Đọc thêm: Trần Đình Hải (2022), Những yêu cầu về tiếp cận nhạy cảm đối với bị hại là người dưới 18 tuổi trong việc phối hợp giữa
các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vụ án xâm hại tình dục, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số 5 (50)/2021, tr. 32-33.
25
Universal Declaration of Human Rights 1948; International Covenant on Civil and Political Rights 1966; International Covenant on
Economic, Social and Cultural Rights 1966; Convention on the Rights of the Child 1989; Basic Principles and Guidelines on the Right to
a Remedy and Reparation for Victims of Gross Violations of International Human Rights Law and Serious Violations of International
Humanitarian Law 2006; United Nations Principles and Guidelines on Access to Legal Aid in Criminal Justice Systems 2012.
24
8
Luật mẫu về tư pháp đối với những vấn đề liên quan đến nạn nhân là trẻ em và nhân chứng của tội
phạm 2009 (“Luật Mẫu 2009”); (v) Chiến lược mẫu của Liên hợp quốc và các biện pháp thực tiễn
nhằm xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em trong lĩnh vực phịng chống tội phạm và tư pháp hình sự 2014
(“Chiến lược Mẫu 2014”).26
Trên đây là những văn bản mang tính định hướng điều chỉnh quyền con người và quyền trẻ
em bằng các nguyên tắc mang tính tổng quan. Trong đó, có những văn bản ràng buộc các quốc gia
thành viên của Liên hợp quốc phải nội luật hóa các nguyên tắc này vào pháp luật quốc gia nhưng
cũng có văn bản như Luật Mẫu 2009 và Chiến lược Mẫu 2014 chỉ mang tính khuyến nghị. Dẫu thế,
tất cả đều cung cấp những đề xuất phù hợp, khái quát nhằm khuyến khích các quốc gia đảm bảo lợi
ích tốt nhất cho trẻ em là nạn nhân của XHTD.
Đối với pháp luật quốc gia, Việt Nam dần có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với người dưới
18 tuổi là nạn nhân của XHTD. Cụ thể, từ những văn bản chung như BLTTHS 2015 (sửa đổi bổ
sung năm 2021) cho đến các văn bản dưới luật như Thông tư 43/2021/TT-BCA và Thơng tư liên
tịch 01/2022/TTLT.27 Có thể thấy, các nhà làm luật đang đề cao việc đảm bảo quyền con người,
quyền trẻ em theo định hướng của pháp luật quốc tế cho bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án XHTD
xuyên suốt các hoạt động tố tụng. Quy trình này phải chặt chẽ, có tính phối hợp giữa nhiều cơ quan
nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của bị hại. Đồng thời, điều này thể hiện sự quan tâm
sâu sắc của Nhà nước ta đến với quyền con người, quyền trẻ em.
Để hồn thành cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo quyền con người hợp
pháp, chính đáng, quy trình tố tụng ln phải tuân theo các quy định rất chặt chẽ và thống nhất. Tuy
nhiên, việc áp dụng các quy định chung là chưa đủ cũng như chưa phù hợp với các vụ án hình sự có
bị hại dưới 18 tuổi, đặc biệt là các vụ án XHTD. Do đó, thủ tục tố tụng nói chung hay việc tiếp nhận
tin báo, tố giác nói riêng trong các vụ án XHTD người dưới 18 tuổi vừa phải đáp ứng các yêu cầu cơ
bản của một vụ án hình sự thơng thường và có nhiều đặc thù khác.
Thứ hai, thủ tục tiếp nhận tin báo, tố giác của các vụ án này được quy định phù hợp với độ
tuổi của bị hại, cụ thể là các đặc trưng thể chất và tâm lý. Từ đặc trưng về nhân thân của bị hại, các
thủ tục này phải tuân theo các nguyên tắc được cụ thể hóa tại Điều 3 Thơng tư 43/2021/TT-BCA.
Trong đó, quyền lợi của bị hại dưới 18 tuổi được đảm bảo thông qua một số quy định cụ thể cũng
thể hiện rõ tính chất của thủ tục này. Cụ thể như sau: (i) Quyền được đảm bảo an tồn về tính mạng,
26
Guidelines for Action on Children in the Criminal Justice System 1997; Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child
on the sale of children, child prostitution and child pornography 2000; Guidelines on Justice in Matters Involving Child Victims and
Witnesses of Crime 2005; Model Law on Justice in Matters Involving Child Victims and Witnesses of Crime 2009; Model Strategies and
Practical Measures on the Elimination of Violence against Children in the Field of Crime Prevention and Criminal Justice 2014.
27
Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án xâm hại tình
dục người dưới 18 tuổi (“Thơng tư liên tịch 01/2022/TTLT”).