Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.13 KB, 29 trang )

lOMoARcPSD|11137419

Mối quan hệ giữa các cấp quản trị tại công ty cổ phần sữa
Việt Nam (Vinamilk)
Quản trị học (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)
Quản trị học (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)


lOMoARcPSD|11137419

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình tìm hiểu thơng tin về đề tài này, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn đến:
Thầy Vi Tiến Cường là giảng viên hướng dẫn môn Quản trị học đã giảng
và hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Cảm ơn sự chân thành và nhiệt tình của
các bạn sinh viên trong lớp 1507QTNA đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ tơi triển
khai, điều tra thu thập số liệu. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm động viên
khuyến khích.
Trong q trình thực hiện đề tài, đề tài cũng không thể tránh khỏi sai sót
nên tơi rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của q thầy cơ, độc giả và
các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!


lOMoARcPSD|11137419

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là cơng trình nghiên cứu của
riêng em và được sự hướng dẫn khoa học của Thầy Vi Tiến Cường. Các dữ liệu
trong đề tài được lấy ở các tài liệu chính thơng và các trang web chuẩn cho nên
hoàn toàn trung thực và khách quan. Nếu vi phạm bất cứ điều gì em xin chịu


hồn tồn trách nhiệm.


lOMoARcPSD|11137419

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
5. Mục đích và nhiệm vụ.................................................................................2
6. Ý nghĩa đóng góp đề tài..............................................................................2
7. Kết cấu đề tài...............................................................................................2
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CẤP QUẢN TRỊ..................................................................................................3
1. Các khái niệm:..........................................................................................3
2. Các cấp quản trị:.......................................................................................3
3. Vai trò của phân cấp quản trị:...................................................................5
4. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị:...........................................................6
Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN LÝ Ở CÔNG TY.....10
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK......................................................10
2.1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:........................10
2.2. Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:...........11
2.3.Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk........................................................................................................13
2.5..Nhận xét về cách quản trị của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:. 15
2.6. Những Thuận lợi và khó khăn...............................................................16

2.6.1. Thuận lợi.............................................................................................16
2.6.2. Khó khăn thách thức...........................................................................16
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN BỘ MÁY QUẢN TRỊ Ở CƠNG
TY CỔ PHẦN SỬA VIỆT NAM VINAMILK................................................19
3.1. Đối với nhà quản trị cấp cao..................................................................19


lOMoARcPSD|11137419

3.2. Đối với nhà quản trị cấp trung gian.......................................................19
3.3.Đối với nhà quản trị cấp cơ sở................................................................19
3.4. Quản trị theo mục tiêu (Management by Objectives-BMO)..................20
3.5. Duy trì các kênh thơng tin rộng rãi........................................................20
3.6. Thiết lập được hệ thống kiểm tra...........................................................21
3.7. Khuyến khích tài năng của nhân viên....................................................21
3.7. Thu hút sự tham gia của nhân viên trong công việc..............................22
3.8. Khen thưởng...........................................................................................22
KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24


lOMoARcPSD|11137419

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế hội nhập cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông
tin và viễn thông đã tác động lớn đến các lĩnh vực kinh doanh ngày nay. Môi
trường kinh doanh ngày càng thay đổi và biến động thường xuyên. Từ đó địi hỏi
các nhà quản trị phải năng động và có đường đi nước bước bài bản để đứng
vững trên thị trường. Vai trò của các nhà quản trị ngày càng có ý nghĩa quyết

định trong sự thành cơng của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Nhà quản trị
các cấp giúp cho nhà quản trị kinh doanh có một cách tư duy và phương pháp
luận chuyên nghiệp trong việc hoạch định và quyết định kinh doanh đảm bảo sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động quản trị có hiệu quả, hoạt động quản trị được chia
ra làm nhiều cấp độ khác nhau nhưng cơ bản nhất là 3 cấp độ sau:
- Quản trị cấp cao
- Quản trị cấp trung gian
- Quản trị cấp cơ sở
3 cấp quản trị này tương ứng với 3 cấp quản lý của một doanh nghiệp, tổ
chức. Mỗi cấp quản trị có một chức năng, nhiệm vụ riêng tuy nhiên chúng lại có
mối quan hệ nhất quán với nhau. Việc nắm rõ chức năng, nhiệm vụ riêng biệt
của từng cấp quản trị và mối quan hệ giữa chúng giúp nhà quản trị đưa ra quyết
định quản trị chính xác hơn, các cấp quản trị có thể bổ sung, trợ giúp, thúc đẩy
lẫn nhau trong công tác quản trị. Xuất phát từ lý do cấp thiết trên, em xin chọn
đề tài “Mối quan hệ giữa các cấp quản trị tại công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk” làm đề tài cho bài tập lớn mơn Quản trị học với mục đích hiểu thêm
về môn học và về mối quan hệ giữa các cấp quản trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm làm rõ vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa các cấp quản trị. Đồng
thời tìm hiểu đánh giá về thực trạng hoạt động tại công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk. Từ đó đưa ra giải pháp, khuyến nghị.

1


lOMoARcPSD|11137419

3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.

- Về mặt thời gian: Từ năm 1976 đến năm 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống kết hợp phương pháp tổng hợp
5. Mục đích và nhiệm vụ
Phân cấp, phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định trong cơ
cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nó là một khía cạnh cở sở của giao phó quyền
hạn trong quản trị. Khơng thể có một người nào đó có thể làm tất cả mọi việc để
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy để phát triển doanh nghiệp, buộc
phải phân cấp, phân quyền và quyền hạn phải giao phó cho các cấp dưới. Đối
với nhà quản trị doanh nghiệp thì việc nắm được nguyên tắc phân cấp, phân
quyền rất bổ ích.
6. Ý nghĩa đóng góp đề tài
- Về mặt lý luận: Bài tiểu luận “ Mối quan hệ giữa các cấp quản trị tại
công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk” là sự tổng hợp, phân tích những kiến
thức lý luận cơ bản nhất về các cấp quản trị và mối quan hệ của nó. Thơng qua
đó giúp người đọc có thể nắm bặt được những nội dung thiết thực nhất về vấn đề
này.
- Đề tài này cịn giúp ích cho bản thân em về kiến thức chuyên môn trong
môn Quản trị học, trau dồi, học hỏi và bổ sung kiến thức cơ bản nhất cho nghề
nghiệp sau này.
- Về mặt thực tiễn:
+ Giúp em tìm hiểu sâu sắc và có nhiều hiểu biết hơn về mối quan hệ giữa
các cấp quản trị.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết thúc, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa các cấp quản trị
Chương 2: Thực trạng về Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty
Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk.


2


lOMoARcPSD|11137419

Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CẤP QUẢN TRỊ
1.Các khái niệm:
-

Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc

phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống,
quản trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý
thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao
gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
- Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ
thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được
giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước
kết quả hoạt động của những người đó.
2.Các cấp quản trị:
a.

Quản trị cấp cao: Các nhà quản trị ở cấp này đảm nhiệm việc thiết lập

các mục tiêu chính, điều hành cơng việc chun nghiệp và chịu trách nhiệm về
cơng việc mình đảm nhiệm.
Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy

viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám
đốc...
- Nội dung quản trị chủ yếu ở cấp cao nhất là:
 Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm
nhận những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của chúng để tìm biện
pháp giải quyết.
 Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt những đường lối,
các chính sách lớn trong doanh nghiệp.
 Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế họach chương trình hành động lớn
nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
 Xác định các nguồn nhân sự cần thiết và cung cấp kinh phí hoạt động
theo yêu cầu công việc.
 Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền.
 Phối hợp mọi hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành.
3


lOMoARcPSD|11137419

 Phê duyệt chương trình kế họach nhân sự bao gồm: tuyển dụng, mức
lương, thăng cấp, đề bạt, kỷ luật.
 Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu
quả của tổ chức .
 Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các quyết
định.
-

Các nhà quản trị cấp cao thường là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ

tịch hội đồng quản trị,ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám

đốc, giám đốc, phó giám đốc,….
b. Quản trị cấp trung gian: các nhà quản trị cấp trung thường báo cáo
công việc với các nhà quản trị cấp cao trong phạm vi bộ phận mình đảm trách về
việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu chung của công ty.
Chức danh : Trưởng phịng, phó phịng, chánh quản đốc, phó quản đốc...
- Nội dung quản trị chủ yếu ở cấp trung gian: tổ chức quản trị các hoạt
động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được phân công
nhằm thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp.
 Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ
phận, cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân trong
phạm vi hoạt động của mình.
 Nắm vững trách nhiệm và phạm vi quyền hạn được giao, xác định các
hoạt động cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả, đề nghị những vấn đề
liên quan đến bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ.
 Đề nghị những chương trình kế hoạch hành động của bộ phận và mơ
hình tổ chức thích hợp nhất để thực hiện công việc.
 Lựa chọn nhân viên, giao công việc theo chức năng cho các thành viên,
xây dựng tinh thần đồng đội và lòng trung thành, phê chuẩn các thủ tục làm việc
trong phạm vi bộ phận trên cơ sở đường lối chung của doanh nghiệp.
 Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong cơng tác của bộ phận để kịp
thời uốn nắn những sai sót.
 Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy
quyền.
- Nhà quản trị cấp trung gian nhiều hay ít hồn tồn phụ thuộc vào mơ
hình quản trị: có mơ hình quản trị tạo ra rất ít cấp trung gian; có mơ hình quản
4


lOMoARcPSD|11137419


trị tạo ra nhiều cấp trung gian như trưởng phòng, phó phịng, quản đốc, phó quản
đốc, trưởng ngành,…
c. Quản trị cấp cơ sở: nhà quản trị hoạt động ở cấp này là cấp bậc cuối
cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Các
nhà quản trị cấp cơ sở thường là tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng,
đốc công, trưởng ca,…
Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công,
trưởng ca...
- Nội dung quản trị chủ yếu ở cấp cơ sở:
 Quản trị quá trình làm việc: các hoạt động cụ thể hàng ngày của công
nhân, nhân viên trong tổ, nhóm.
 Với tư cách là nhà quản trị nhiệm vụ, họ là những người hướng dẫn, đốc
thúc, điều khiển công nhân trong các công việc hàng ngày để đưa đến sự hoàn
thành mục tiêu chung trong doanh nghiệp.
 Tuy nhiên, nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường là người trực tiếp tham
gia các công viêc sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên khác dưới quyền
họ.
3.Vai trò của phân cấp quản trị:
Việc phân quản trị thành 3 cấp riêng biệt cho thấy việc phân định công
việc cho các nhà quản trị ở các mức độ khác nhau cùng phối hợp để thực hiện.
Tuy có sự tách biệt giữa cơng việc của 3 cấp nhưng 3 cấp này ln có mối liên
hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong q trình thực hiện cơng việc. Có thể nói 3
cấp quản trị này vừa độc lập vừa có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

5


lOMoARcPSD|11137419

4.Mối quan hệ giữa các cấp quản trị:

Như đã trình bày ở phần trên, mỗi cấp quản trị có một đặc điểm, tính chất,
nhiệm vụ riêng nhưng chũng lại có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ.
a.Về việc thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức:

Nhà quản trị cấp cao là những người đứng ở đỉnh của ngọn tháp. Nhà
quản trị ở cấp này có nhiệm vụ xác định chiến lược cho tổ chức, đưa ra những
định hướng phát triển lâu dài, những quyết định mang tầm cỡ chiến lược. Đây có
thể coi là bộ phận đầu não của tổ chức. Nhà quản trị ở cấp này đòi hỏi phải có
tầm nhìn chiến lược xa, rộng để có thể nhận định, dự đốn trước tương lai để có
thể đưa ra một quyết sách đúng đắn cho tổ chức. Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp
cao cũng cần có khả năng tổng hợp khi nghe các báo cáo từ nhà quản trị cấp
trung về tình hình thực hiện chiến lược để từ đó đưa ra các điều chỉnh cho phù
hợp.
Nhà quản trị cấp trung gian là những người đứng ở giữa của ngọn tháp.
Nhà quản trị ở cấp này là cầu nối giữa nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp
cơ sở. Nhà quản trị cấp trung gian là người thực thi những chỉ đạo của nhà quản
trị cấp cao, triển khai chiến lược, định hướng của nhà quản trị cấp cao cụ thể
thành kế hoạch, định hướng cụ thể của bộ phận mình. Nhà quản trị cấp này cần
có khả năng nắm bắt tình hình cụ thể của bộ phận mình tốt để xây dựng kế
hoạch, định hướng cụ thể của bộ phận mình nhưng vẫn phải theo đúng chiến
6


lOMoARcPSD|11137419

lược, định hướng của nhà quản trị cấp cao. Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp trung
gian cịn là “tai mắt” của nhà quản trị cấp cao. Thông qua nhà quản trị cấp này,
các nhà quản trị cấp cao có thể nắm rõ tình hình thực hiện chiến lược, định
hướng đã đề ra.
Nhà quản trị cấp cơ sở là nhà quản trị thấp nhất trong ngọn tháp trên, nằm

ở dưới đáy của ngọn tháp. Đây là những người trực tiếp làm việc ở các bộ phận
nhỏ, trong các doanh nghiệp sản xuất, nhà quản trị này thường là những tổ
trưởng, đốc cơng,… trực tiếp làm việc trong nhà máy đó. Nhà quản trị cấp này
hơn ai hết là người hiểu rõ nhất tình hình thực hiện cơng việc của đơn vị mình,
từ đó tổng hợp, báo cáo lên nhà quản trị cấp trung gian. Bên cạnh đó, nhà quản
trị cấp này cũng cần phải thấu hiểu người lao động, biết kiến nghị lên cấp trên
những yêu cầu, đòi hỏi hợp lý của người lao động, là tiếng nói của người lao
động với lãnh đạo doanh nghiệp.
Như vậy, tuy nhiệm vụ của mỗi cấp quản lý trong tổ chức là khác nhau
nhưng để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, các cấp quản lý cần liên kết chặt chẽ
với nhau. Cấp dưới cần thực hiện chỉ đạo của cấp trên và cấp trên cần phải lắng
nghe ý kiến của cấp dưới để có những điều chỉnh hợp lý, phù hợp với mục đích
chung của tổ chức.
b.Về yêu cầu đối với nhà quản trị:
Có 3 kỹ năng cần thiết mà mỗi nhà quản trị cần phải có: kỹ năng nhận
thức, kỹ năng con người, kỹ năng kỹ thuật. Kỹ năng là năng lực của con người
có thể đưa kiến thức vào thực tế để đạt được kết quả mong muốn với hiệu lực,
hiệu quả cao.
Kỹ năng kỹ thuật là năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn được
tiến hành bởi hệ thống với các mức độ thành thục nhất định. Muốn quản lý một
hệ thống, nhà quản lý phải hiểu, thực hiện được, nhiều khi cần thực hiện tốt các
hoạt động do thuộc cấp tiến hành. Để có được kỹ năng kỹ thuật, bên cạnh việc
sử dụng các phương pháp, quy trình và cơng cụ cụ thể, nhà quản lý phải được
đào tạo, phải được trải qua kinh nghiệm thực tế.
Kỹ năng con người hay còn gọi là kỹ năng làm việc với con người là năng
7


lOMoARcPSD|11137419


lực của một người có thể làm việc trong mối quan hệ hợp tác với những người
khác. Nhà quản trị có kỹ năng này sẽ tham gia tích cực vào công việc của tập
thể, tạo ra được môi trường trong đó mọi người thấy thoải mái, an tồn, dễ dàng
bộc bạch ý kiến bản thân, nâng cao sức lao động.
Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những
vấn đề phức tạp. Đây là kỹ năng được đánh giá cao và được nhấn mạnh nhất.
Nhà quản lý cần có khả năng bao quát bức tranh toàn cảnh về thực trnagj và xu
thế biến động của hệ thống do mình phụ trách và mơi trường, nhận ra được
những yếu tố chính trong mỗi hồn cảnh, xác định được vấn đề và giải quyết
vấn đề được đặt ra.
Tuy nhiên, đối với mỗi cấp quản trị, mức độ đòi hỏi về 3 kỹ năng này là
khác nhau. Cụ thể:

Kỹ năng kỹ thuật có vai trị lớn nhất đối với cấp quản lý cơ sở. Vai trị đó
giảm dần đối với quản lý cấp trung và có ý nghĩa khá nhỏ đối với cấp cao. Đối
với cấp cơ sở, nhà quản lý là những người trực tiếp làm việc trong các bộ phận
nhỏ của tổ chức nên kỹ năng kỹ thuật đối với họ là rất quan trọng. Để có thể
quản lý được người khác trong bộ phận của mình, nhà quản lý cấp cơ sở cần
8


lOMoARcPSD|11137419

phải hiểu làm tốt cơng việc của bộ phận mình. Kỹ năng kỹ thuật giảm dần khi
càng lên cấp cao do nhà quản lý cấp trung và cấp cao không trực tiếp tham gia
vào q trình sản xuất chính của tổ chức. Nhà quản lý cấp trung và cấp cao cần
chú trọng vào việc phát triển đường lối chiến lược hơn là việc biết làm ra sản
phẩm trực tiếp.
Kỹ năng con người có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cấp quản lý. Quan
hệ con người ở đây được nhắc tới không chỉ là ở trong cùng một doanh nghiệp,

cùng một tổ chức mà nó cịn là các quan hệ bên ngoài xã hội, các quan hệ với
đối tác, với cơ quan quản lý nhà nước, với khách hàng,… Kỹ năng này là quan
trọng đối với cả 3 cấp quản lý vì mỗi cấp quản lý đều có những mối quan hệ
riêng phát sinh cần giải quyết trong công việc.
Kỹ năng nhận thức có vai trị nhỏ đối với cấp quản lý cơ sở; trở nên quan
trọng hơn với nhà quản lý cấp trung và có ý nghĩa rất quan trọng với nhà quản lý
cấp cao. Ngày nay, trong điều kiện mọi thứ đều thay đổi một cách chóng mặt,
việc đưa ra chiến lược hợp lý, kịp thời là một việc hết sức khó khăn đối với nhà
quản trị cấp cao. Việc xác định vấn đề và đưa ra cách giải quyết vấn đề đó địi
hỏi nhà quản trị cấp cao cần có khả năng cao về nhận thức, suy đốn để có thể
nhận biết trước tình hình tương lai, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển lâu
dài cho tổ chức.
Như vậy, mỗi cấp quản lý đòi hỏi một lượng kỹ năng riêng nhưng các cấp
này luôn bổ sung, tương trợ lẫn nhau để thực hiện tốt mục tiêu của doanh
nghiệp, của tổ chức. Đây là mối liên hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý trong tổ
chức.
Tiểu kết
Chương I là chương mở đầu giúp chúng ta biết được thế nào là quản trị và
quản trị có bao nhiêu cấp, vai trò và mối quan hệ ra sao từ đó giúp ta hình dung
được nội dung cơ bản và có cái nhìn sơ bộ tổng qt trước khi bước vào chương
tiếp theo là chương II.

9


lOMoARcPSD|11137419

Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN LÝ Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
2.1.Giới thiệu về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam
Dairy Product Joint Stock Company)
Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Cơng ty Sữa – Cà
Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu
hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: nhà máy sữa Thống Nhất ( tiền
thân là nhà máy Foremost ); nhà máy sữa Trường Thọ ( tiền thân là nhà máy
Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac ( Nestle )
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ
công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh
kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:


Nhà máy bánh kẹo Lubico.



Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).

Năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ,
chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà
máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy
trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở
rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đơng lạnh Quy Nhơn để
thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện
cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Cơng Nghiệp
Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của

người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công
ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn
Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
10


lOMoARcPSD|11137419

Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng
11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khốn là VNM.
Năm 2004: Mua thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ
của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005: Mua số cổ phần cịn lại của đối tác liên doanh trong Cơng ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và
khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ
đặt tại Khu Cơng Nghiệp Cửa Lị, Tỉnh Nghệ An.
Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và
nhiều trang trại ni bị sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang.
Giai đoạn 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình
Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD.
Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30
triệu USD.
2.2. Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:

a.Quản trị cấp cao của Vinamilk:
Bộ máy quản trị cấp cao của Vinamilk bao gồm Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các giám đốc kiểm toán, kiểm soát nội bộ,
11



lOMoARcPSD|11137419

giám đốc điều hành. Đứng đầu bộ máy quản trị cấp cao này là bà Mai Kiều Liên.
Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, là một nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Hội
đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
Khởi nghiệp với tấm bằng kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976, qua nhiều
năm bà đã vươn lên để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Vinamilk, đóng
góp rất lớn trong việc xây dựng Công ty Sữa Việt Nam có được vị thế như hiện
nay. Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khoá VIII.Bộ máy quản trị cấp cao dưới sự điều hành của bà Mai Kiều Liên đã
đưa ra một loạt những quyết định mang tính chất lịch sử, thay đổi số phận của
Vinamilk. Năm 1988, bà Mai Kiều Liên đã đưa ra phương thức liên kết đổi sản
phẩm với những công ty trong nước, vừa giải quyết vấn đề trang thiết bị, vừa
giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho cơng ty. Sau đó 10 năm, năm 1998,
cũng với sự dẫn dắt tài tình của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk đã có được hợp
đồng xuất khẩu sữa đi nước ngồi đầu tiên ở Trung Đơng khi trúng thầu cung
cấp sữa vào thị trường Iraq.
b.Quản trị cấp trung của Vinamilk:
Bộ máy quản trị cấp trung của Vinamilk bao gồm các giám đốc các bộ
phận của công ty như: Giám đốc hoạch định chiến lược, Giám đốc công nghệ
thông tin, Giám đốc quản lý chi nhánh nước ngoài, Giám đốc điều hành dự án,
….
c. Quản trị cấp cơ sở:
Bộ máy quản trị cấp cơ sở của Vinamilk bao gồm các trưởng các bộ phận,
tổ sản xuất trong các phân xưởng. Nhà quản trị cấp cơ sở của Vinamilk có nhiệm
vụ triển khai các kế hoạch, chỉ tiêu mà nhà quản trị cấp trung đưa xuống. Bên
cạnh đó, đây cũng là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, là người đại
diện cho người lao động trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của chính họ.

12



lOMoARcPSD|11137419

2.3.Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk
Quy trình ra quyết định ở Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một
quy trình có tính 2 chiều:
Quản trị cấp cao
Quan hệ chỉ đạo
Quản trị trung gian

Quan hệ báo cáo

Quản trị cơ sở

Người thừa hành
Quản trị theo 2 chiều thuận và nghịch giúp cho nhà quản trị cấp cao có
cơ hội tiếp xúc, thấu hiểu hơn các tâm tư, nguyện vọng của nhà quản trị cấp cơ
sở, có cơ hội tham khảo chiến lược mà các cấp quản trị khác đưa lên để từ đó
đưa ra một chiến lược chung nhất, khái quát nhất, phù hợp nhất cho doanh
nghiệp.
-Theo chiều thuận, đây là mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp quản trị. Các
nhà quản trị cấp cao đóng vai trị hoạch định chiến lược, đưa ra chiến lược, mục
tiêu chung nhất của công ty trong từng giai đoạn. Cụ thể: chiến lược phát triển
dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa
lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3
tỷ USD.
- Sau khi xác định được chiến lược, mục tiêu dài hạn của tồn cơng ty,
chiến lược sẽ được chuyển xuống các nhà quản trị cấp trung (ở đây là các giám

đốc điều hành) để cụ thể hóa chiến lược thành các kế hoạch cụ thể cho từng bộ
phận, từng đơn vị. Cụ thể:
 Với bộ phận đầu tư tài sản: Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh
số 3 tỷ USD; duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ
13


lOMoARcPSD|11137419

cổ tức tối thiểu là 30% mệnh giá.
 Với bộ phận khách hàng: phấn đấu là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của
khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối hàng
đầu Việt nam.
 Với bộ phận quản trị doanh nghiệp: phấn đấu trở thành doanh nghiệp có
cơ cấu, quản trị điều hành chun nghiệp được cơng nhận; trở thành một doanh
nghiệp có mơi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả
năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh nghiệp
hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.
Để các kế hoạch mà nhà quản trị cấp trung đưa ra được triển khai thực
hiện có hiệu quả, các nhà quản trị cấp cơ sở cần có kế hoạch riêng cho bộ phận
mình về nhân lực, trang thiết bị,… Nhà quản trị cấp cơ sở là những người nắm
rõ nhất về tình hình của bộ phận mình, từ đó có thể sắp xếp việc thực hiện kế
hoạch của cấp trên cho hợp lý.
Việc tiến hành quản trị theo chiều thuận giúp cơng ty có thể triển khai
chiến lược một cách tập trung, đồng nhất từ trên xuống dưới, tránh được sự khác
biệt trong chiến lược của các cấp. Đồng thời, tiến hành quản trị theo chiều thuận
tạo ra cho doanh nghiệp một kỷ luật nghiêm khắc, trên bảo dưới phải nghe.
Theo chiều nghịch, đây là mối quan hệ báo cáo giữa cấp quản trị phía bên
dưới với cấp quản trị phía bên trên.
Trong q trình thực hiện nghiệp vụ của mình, định kì hàng tuần hoặc

hàng tháng nhà quản trị cấp cơ sở sẽ phải báo cáo lên nhà quản trị cấp trung gian
tình hình thực hiện nghiệp vụ của bộ phận do mình quản lý. Bên cạnh đó, trong
q trình làm việc sẽ dẫn đến những vấn đề phát sinh cũng như ý kiến góp ý của
người lao động đến với doanh nghiệp. Nhà quản trị cấp cơ sở sẽ thay mặt công
ty đứng ra giải quyết những trường hợp phát sinh này. Trong trường hợp vượt
quá quyền hạn cho phép, nhà quản trị cấp cơ sở sẽ là đại diện của người lao
động để báo cáo lên nhà quản trị cấp trung những vấn đề phát sinh để nhà quản
trị cấp trung có thể giải quyết trong quyền hạn và báo cáo lên cấp trên nếu
không giải quyết được.
14


lOMoARcPSD|11137419

Tương tự như nhà quản trị cấp cơ sở, hàng tuần hoặc định kì hàng tháng,
nhà quản trị cấp trung gian phải làm báo cáo tình hình thực hiện chiến lược, kế
hoạch của cơng ty trình lên nhà quản trị cấp cao. Trong trường hợp phát sinh
những ý kiến do người lao động đề đạt mà ngoài phạm vi quyền hạn của mình,
nhà quản trị cấp trung sẽ xem xét tổng hợp và báo cáo lên nhà quản trị cấp cao
để xem xét và giải quyết.
Việc tiến hành quản trị theo chiều nghịch trong Công ty Cổ phần sữa Việt
Nam Vinamilk là một cách thức hết sức linh hoạt và hợp lý. Đây là một công cụ
để nhà quản trị cấp cao có thể hiểu rõ nhất về doanh nghiệp của mình. Thơng
qua ý kiến của người lao động, nhà quản trị có thể điều chỉnh chiến lược, định
hướng theo cách phù hợp hơn. Bên cạnh đó, quản trị theo chiều nghịch cịn giúp
cho doanh nghiệp có một mơi trường làm việc thoải mái, người lao động có thể
tự do đóng góp ý kiến của mình, có thể thoải mái sáng tạo, nâng cao năng suất
lao động. Có thể nói tiến hành quản trị theo chiều nghịch là cơ sở để nâng cao
hiệu quả của tiến hành quản trị theo chiều thuận.
2.5..Nhận xét về cách quản trị của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

Vinamilk:
- Ưu điểm:
- Các bộ phận làm việc sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một lãnh đạo cấp trên.
- Phát huy đầy đủ hơn ưu thế chun mơn hóa ngành nghề theo chức
năng của từng đơn vị.
- Giữ sức mạnh và uy tín các chức năng chủ yếu.
- Đơn giản hóa việc đào tạo.
- Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát của nhà quản trị cấp
cao.
- Nhược điểm:
- Có thể dẫn đến việc mâu thuẫn giữa các phòng ban chức năng trong
việc đề ra mục tiêu chiến lược. Ví dụ Bộ phận sản xuất muốn tăng cường đầu tư
trang thiết bị để sản xuất nhưng Bộ phận tài chính lại muốn tối giản hóa chi phí.
- Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng.
- Cán bộ chun mơn chỉ giỏi phần việc của mình, khơng có chun mơn
trong lĩnh vực khác.
15



×