Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Mối quan hệ giữa hoạt động báo chí và kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.04 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
Đề tài:

Mối quan hệ giữa hoạt động báo chí và kinh doanh


MỞ ĐẦU
Nhìn lại lịch sử báo chí từ buổi sơ khai, sự khởi nguồn của nó bắt
nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới
của những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ
cung cấp thông tin qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để
cung cấp phục vụ việc bn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao
thương. Bước vào đầu thế kỷ XX, một tầng lớp thị dân, trong đó có các
thương nhân người Việt ra đời và cùng với nó là những cây bút viết báo người
Việt cũng hình thành cùng với nỗi đam mê những công chúng mà tờ báo
mang lại cho đời sống xã hơi. Báo chí đã nhanh chóng xâm nhập vào đời sống
kinh tế của người Việt. “Nơng Cổ Mín Đàm” là tờ báo tiên phong và cũng ra
đời ở Nam Kỳ. Tên báo được diễn nôm là “ngồi uống trà bàn chuyện làm
ruộng và đi buôn”, đề cập tới 2 lĩnh vực kinh tế trọng yếu của người Việt,
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế như giá cả, lịch các tàu biển ra vào
thương cảng, các chính sách liên quan đến kinh tế của chính quyền và cả
trong nhu cầu về văn hoá...
Trương Vĩnh Ký thuộc lớp tiên khởi trong làng bào Việt Nam hay
Nguyễn Văn Vĩnh - người tiên phong trong tư tưởng kinh doanh báo chí, để
lại những dấu ấn của một nỗ lực ban đầu của giới doanh nhân Việt Nam trên
lĩnh vực báo chí kinh tế mà ngày nay chúng ta đang quan tâm và có điều kiện
để phát triển theo đúng quy luật của nền báo chí hiện đại.
Tiểu luận “Mối quan hệ giữa hoạt động báo chí và kinh doanh” tập
trung nghiên cứu về các hoạt động của báo chí và sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, những yếu tố tác động đến hoạt động báo chí


hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí, đồng thời đề xuất một số giải pháp
nhằm khuyến nghị để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh báo chí của cơ quan
báo chí trong khn khổ qui định của pháp luật ở nước ta hiện nay.

1


NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG
BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Về báo chí
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia (ipedia.
Org), định nghĩa Báo: (thông tin), ấn phẩm xuất bản và phát hành định kì,
phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. B ra đời từ lâu ở cả phương Đông
và phương Tây. Ở Trung Quốc, thời nhà Hán có lệ mỗi năm vài kì, hồng đế
phát những bảng thông báo cho các châu, quận trực thuộc về những sự kiện
và chủ trương quan trọng của triều đình, gọi là "Hán triều để báo" (B của triều
Hán). Vào thế kỉ 16, ở Vênêxia (Venezia; Italia), nhiều người làm những bản
thơng tin hàng hố có tên gọi là gazeta (I. gazzetta; gazeta), lúc đầu phát
không, sau bán, mỗi bản giá một đồng tiền Vênêxia. Dần dần, người ta dùng
từ gazeta để chỉ B. Vào khoảng những năm 40 thế kỉ 19, cách mạng công
nghiệp thúc đẩy kĩ thuật làm B phát triển. B mở rộng phạm vi thông tin và trở
thành công cụ tuyên truyền tư tưởng, khoa học - kĩ thuật có hiệu quả.
Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến,
tác động từng ngày, từng giờ vào xã hội, quan hệ đến từng địa phương, từng
tổ chức, từng thành viên trong xã hội. Hoạt động báo chí ở nước ta khơng chỉ
có các nhà báo chun nghiệp mà cịn có những nhà chính trị, nhà kinh tế,
những người hoạt động xã hội, đông đảo nông dân, công nhân và những
người lao động bình thường. Những người lao động ấy là nhân vật trung tâm,
là đối tượng hướng đến của nền báo chí. Nội dung của báo chí đề cập đến tất

cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, các sự kiện, hiện tượng của thiên
nhiên mà con người được biết và muốn biết đến.
1.2 Về hoạt động báo chí đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường
Ngày nay báo chí trở thành một phương tiện cơng cụ để các đơn vị sản
xuất kinh doanh quản bá thương hiệu của mình. Ở khía cạnh này các đơn vị

2


sản xuất kinh doanh sử dụng báo chí như là một phương tiện kinh doanh của
họ, để quảng bá thương hiệu của họ có hiệu quả nhất.
Các cơ quan báo chí là nguồn cung cấp thơng tin kịp thời nhất, nhanh
nhạy nhất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong thời đại bùng nổ thông
tin, các cơ sở sản muốn cạnh tranh trong kinh doanh thì phải thơng tin đến
người tiêu dùng, thì phải cần đến báo chí để quảng cáo thương hiệu của mình.
Quảng cáo là cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng, nên báo chí là
người nơi hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm, cách thức sử dụng sản phẩm, báo
chí cịn có vai trị quan trọng trong việc định hướng tiêu dùng cho xã hội.
Người tiêu dùng tiếp nhận thơng tin từ báo chí về cách thức sử dụng sản phẩm
(Điều nay có tính 2 mặt: tích cực và tiêu cực), định hướng đúng thì thúc đẩy
sản xuất và ngược lại định hướng sai thì mang lại hậu quả khôn lường trong
xã hội.
Các cơ quan báo chí đang dần dần trở thành nhà cung cấp kinh doanh,
quản lý, kỹ năng quản lý, nghệ thuật quản lý cho các nhà sản xuất, đồng thời
nâng cao trình độ cho các nhà sản xuất. Đây là phương tiện cung cấp thơng tin
đáng tin cậy. Báo chí làm diễn đàn cho các nhà kinh doanh chia sẻ, trao đổi
với nhau trong làm ăn kinh doanh.
Tóm lại: Ngay trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh tìm thấy báo chí
những lợi thế, những tiềm năng, điều kiện môi trường, đảm bảo cho hoạt động

sản xuất kinh doanh. Từ đó họ xem báo chí như là một phương tiện, cơng cụ
làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả hơn. Sự gắn bó
giữa nhà sản xuất kinh doanh và báo chí là sự gắn bó rất mật thiết. Nếu các
nhà sản xuất kinh doanh gắn với báo chí thì tự mình làm mất đi lợi thế rất
quan trọng, cho nên trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay các nhà sản
xuất kinh doanh (các doanh nghiệp) rất cần đến báo chí.

3


2. MỐI QUAN HỆ HAI CHIỂU GIỮA BÁO CHÍ VÀ SẢN XUẤT
KINH DOANH
2.1. Về khía cạnh trong mối quan hệ hai chiều
Các hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi thường xun liên tục cung cấp
thơng tin cho báo chí, thơng tin này là chất liệu tạo nên sự phản ánh của báo
chí, tạo nên sản phẩm báo chí.
Các cơ quan báo chí ở vị trí khác nhau, thực hiện tơn chỉ, mục đích
khác nhau đều lấy sản xuất kinh doanh làm đối tương phản ánh. Với mục đích
này phải làm thế nào năng động hơn, hiệu quả hơn và đúng pháp luật, thì sản
xuất kinh doanh trở thành đối tượng phục vụ báo chí, thể hiện ở vai trị, chức
năng của nó trong đời sống xã hội.
Báo chí có trách nhiệm động viên, khuyến khích trong q trình sản
xuất kinh doanh, hoặc phê phán của các cơ sở sản xuất kinh doanh đi ngược
phát luật. Báo chí đi vào thực tế tìm hiểu sản xuất kinh doanh. Nó có vai trò
quan trọng trong việc phát hiện hành vi sai trái, đồng thời có trách nhiệm
những vi phạm sai trái có thể xảy ra. Báo chí có vai trị giám sát xã hội rất
quan trọng, báo chí xem các cơ sở sản xuất kinh doanh như là một địa bàn
hoạt động tác nghiệp, ngăn ngừa, chứ không thể nào mà kết tội các cơ sở sản
xuất kinh doanh sai trái, nhưng báo chí có quyền tố giác những biểu hiện sai
phạm của họ để bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng.

Cơ quan báo chí tập hợp, giáo dục quần chúng, nâng cao sự hiểu biết về
tất cả các mặt như pháp luật, năng lực thực thi của pháp luật trong thực tiễn,
giúp cho người ta phân biệt được đúng sai trong hoạt động của mình, góp
phần sắp xếp trật tự kỷ cương trong sản xuất kinh doanh. Các họat động sản
xuất kinh doanh diễn rất sinh động và nó cũng đứng trước những thách thức
rất to lớn, chỉ ra cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hướng đi mới của mình.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh là đối tượng phản ánh của báo chí,
địa bàn báo chí, mục tiêu thực hiện của hoạt động báo chí.

4


Ngày nay hoạt động báo chí và sản xuất kinh doanh có mối quan hê chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Nó trở thành điều kiện tiền đè cho sự
phát triển. Trong hoạt đông sản xuất kinh doanh càng sơi động, phong phú bao
nhiêu, thì càng tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Hoạt động báo chí càng
phát triển thì cũng càng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Thực tế chứng minh rằng: Ở đâu nền kinh tế phát triển thì ở đó nền báo
chí cũng rất năng động và phát triển. Hoạt động kinh tế hoạt động vật chất
cho báo chí, báo chí hoạt động tinh thần cho hoạt độgn sản xuất kinh doanh.
Ngày nay hoạt động báo chí và hoạt động kinh tế đang có xu hướng
đan xen, thâm nhập vào nhau, có biểu hiện các cơ sở kinh tế có xu hướng hình
thành các cơ quan báo chí tư nhân, ngược lại các cơ quan báo chí cũng đang
có xu hướng hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện tượng này đã
diễn ra khá phổ biến ở nhiều nước.
Xuất phát từ sự tác động qua lại hai chiều đó dẫn đến có xu hướng hình
thành các tập đồn truyền thông, các tổng hợp thông tin truyền thông hoạt
động theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.
Trong thực tế hiện nay, do nhận thức chưa đầy đủ, chưa nhận thức đúng
đắn về chức năng nhiệm vụ của báo chí, do tác động mặt trái của nền kinh tế

thị trường. Hoạt động báo chí đang có khuynh hướng thương mại hóa chi phối.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh báo chí
Sự phát triển kinh tế báo chí dẫn đến sự tác động có tính hai mặt tích
cực và tiêu cực vào đời sống báo chí truyền thơng. Tuy nhiên, xét về bản chất
của báo chí cách mạng (vô sản), hoạt động kinh tế không phải là mục đích của
cơ quan báo chí, bởi mục đích tối thượng của báo chí là phục vụ chính trị.
Hoạt động kinh tế chỉ là phương tiện để thực hiện nhiệm vụ chính trị; là
phương tiện để phục vụ mục đích chính trị - tư tưởng tốt hơn.
Trong Luật báo chí hiện nay, hoạt động kinh doanh báo chí là hoạt
động có điều kiện, không giống như các hoạt động kinh doanh thông thường
khác.
5


Mỗi cơ quan báo chí đều có tơn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ
riêng, nên trong hoạt động kinh doanh tính cạnh tranh khơng cao, dễ dẫn đến
hình thành tư tưởng cục bộ, độc quyền, làm cho hiệu quả xã hội hoạt động
kinh doanh này không cao. Do vị thế của mỗi cơ quan báo chí khác nhau, nên
mang lại hiệu quả khác nhau. Vai trị, tính chất, địa vị xã hội của cơ quan chủ
quản cũng ảnh hưởng đến hoạt động báo chí, từ trình độ năng lực của cán bộ,
phóng viên, bộ máy tổ chức, cơ chế lợi ích của cơ quan báo chí.
Chúng ta cũng thừa nhân rằng, trong các cơ quan báo chí có hoạt động
kinh doanh ở cơ quan báo chí là hoạt động kinh doanh có điều kiện và nó nằm
trong phạm vi, khn khổ pháp luật quy định. Nó khác với hoạt động kinh
doanh của các cơ sở hoạt động kinh doanh bên ngồi.
Báo chí khơng chỉ là hoạt động thơng tin tun truyền, cổ động, tổ chức
thơng thường mà cịn tham gia hoạt động kinh danh báo chí tạo ra nguồn thu
cho cơ quan báo chí, làm phương tiện, điều kiện cho báo chí thực hiện mục
đích cho hoạt động chính trị mang lại lợi ích chung cho cộng đồng xã hội.
2.3. Báo chí - Sản xuất kinh doanh, những vấn tất yếu đề đặt ra.

2.3.1. Báo chí đối với kinh doanh, báo chí là kênh thơng tin quan
trọng nhưng báo chí cũng gây ra nhiều hệ lụy cho họat động kinh doanh
Quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế làm tăng mạnh mẽ những tác
động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới . Do đó thơng tin
kinh tế của báo chí phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội quốc gia làm thước đo
phản ánh, hạn chế những tác động gây hậu quả cho nền kinh tế đất nước.
Nhưng đã có khơng ít thơng tin gây tác động xấu, ảnh hưởng đến họat động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả của dự án nuôi bị sữa ở
Tun Quang, tình trạng ngươi tiêu dùng tẩy chay sữa bột trong đợt báo chí
rầm rộ đưa tin sữa nhiễm melamine..là điển hình. Viết về kinh doanh khơng
chỉ nêu lên vấn đề, hiện tượng mà rất cần nhà báo đi sâu lý giải bản chất, quy
luật vận động của nền kinh tế. Nắm bắt nó đã khơng dễ, phân tích, lý giải, dự
báo lại càng khó hơn. Đơn cử như việc sản xuất, thu mua, xuất khẩu thủy hải
6


sản, giá cả lên, xuống là chuyện bình thường nhưng nhiều cơ quan báo chí cứ
vơ tư đưa tin mà chưa có cái nhìn định hướng, làm hoang mang cả nhà sản
xuất lẫn ngừơi tiêu dùng.
Thông tin vốn được xem là lợi thế cạnh tranh, nhưng đôi khi làm doanh
nghiệp và người sản xuất mất đi lợi thế của mình. Truyền hình khi phản ánh
những họat động sản xuất, đưa hình ảnh về dây chuyền sản xuất, vơ hình
trung đã làm “lộ bí mật cơng nghệ” của doanh nghiệp. Dây chuyền tráng bánh
phở hủ tiếu của Cty Cổ phần thực phẩm Bích Chi (Đồng Tháp) đã bị 1 số
doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh “ăn cắp” mẫu mã cũng do
truyền hình địa phương đưa lên. Thậm chí, trong việc nhân rộng các mơ hình
kinh tế cũng thường xuyên gây ra tình trạng cung vượt cầu, như việc phổ biến
các mơ hình chăn ni trồng trọt, người người, nhà nhà làm theo kết quả là
sản phẩm dư thừa, không tiêu thụ được.
2.3.2. Cơ sở sản xuất kinh doanh đối với báo chí

Nói đến sản xuất kinh doanh là nói đến vấn đề có tính hai mặt :Một mặt
nó là động lực cho sự phát triển báo chí, mặt khác nó cũng có nguy cơ sa vào
thương mai hóa đơn thuần, làm mất đi ý nghĩa xã hội đặc biệt của báo chí.
Trong q trình tìm kiếm tài chính, như hình thức tài trợ, nếu cơ quan báo chí
khơng xác định tính định hướng chính trị: Phục vụ cho ai, mang lại lợi ích xã
hội gì..thì dễ dẫn đến sai lệch tiêu chí họat động, chạy theo “thương mại hóa
thuần túy”.
Khía cạnh khác của vấn đề thương mại hố là tình trạng tư nhân hố
báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng nhiều.
Vấn đề nầy, mặc dù trên thực tế đã biểu hiện rõ nhưng chỉ là những nhận định
chung chung, chưa có sự kiểm tra quản lý chặt chẽ từ cơ quan quản lý nhà
nước.TP.HCM, nơi được xem là trung tâm báo chí họat động mạnh nhất
nước,với khoảng 200 cơ quan báo chí của TPHCM, Trung ương và các tỉnh
đang hoạt động thì xu hướng tư nhân núp bóng báo chí ngày càng gia tăng. 
Do đó, vấn đề quản lý kinh tế báo chí cần được xem xét tịan diện trong mối
7


quan hệ của nền kinh tế thị trường.Nhất là trong điều kiện hiện nay đã có
nhiều cơ quan báo chí xây dựng và họat động theo mơ hình tập địan báo chí.
Tác động của kinh tế thị trường cịn sinh ra khơng ít nhà báo biến chất,
trục lợi, viết bài nhưng câu móc quảng cáo hay lợi dụng sai phạm của doanh
nghiệp để tống tiền. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, đã có vài nhà báo phải
vào tù với tội danh tống tiền. Năm 2007, Tòa án nhân dân Hà Nội đã đưa ra
xét xử Nguyễn Hồng Sơn, nguyên phóng viên báo Diễn đàn Doanh
nghiệp.Hồng Sơn bị tuyên phạt 3 năm tù về tội tống tiền doanh nghiệp.Thực
tế, trong giới doanh nghiệp đang tồn tại tâm lý: sợ giới báo chí, dè dặt khi tiếp
xúc, thơng tin với báo chí
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Trong kinh tế thị trường, báo chí có khả năng và điều kiện tham gia hoạt
động kinh tế, tăng nguồn thu. Về pháp lý không có điều khoản nào cấm cơ
quan báo chí làm kinh tế, thậm chí trong chủ trương đường lối của Đảng, Nhà
nước khuyến khích cơ quan báo chí tăng cường nguồn thu cai thiện đời sống,
tăng thu nhập. Điều 17c, Luật Báo chí (sửa đổi) qui định: “Cơ quan báo chí
được tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chun mơn
nghiệp vụ của mình theo qui định của Chính phủ và qui định của pháp luật để
tạo nguồn thu trở lại cho sự phát triển của mình”1
Trong thực tế, báo chí có trong tay lực lượng lao động tinh tuý của xã
hội, có chất lượng cao. Các cơ quan báo chí nắm trong tay cơ sở vật chất kỹ
thuật, có một số động sản và bất động sản khác. Vậy lực lượng vật chất này
phải sử dụng sao cho hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay chu kỳ khấu hao
ngày càng rút ngắn. Muốn sử dụng có hiệu quả thì làm thế nào để những cơng
năng của nó phaỉ được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

1

Luật báo chí (sửa đổi bổ sung) số 1999/QH10

8


Trong thời kỳ hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, như đã đề
cập, sự phát triển kinh tế báo chí là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển
này dẫn đến sự tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí. Một mặt, ở yếu
tố tích cực, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp
tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ,
mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng như công tác đào tạo, nâng

cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo.
Mặt khác, nó dẫn đến hiện tượng thương mại hóa báo chí, hay là sự xuất
hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận,
xem nhẹ chức năng thơng tin, tun truyền của báo chí vơ sản. Chính vì vậy, để
tạo cho báo chí vừa hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả, hạn chế những tiêu
cực cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm khuyến nghị như sau:
3.1. Phải nhanh chóng hồn thiện cơ chế quản lý:
Sửa đổi, bổ sung, ban hành hệ thống luật pháp khoa học, phù hợp, sát
vơí thực tiễn vận động và phát triển của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết chúng ta phải hoàn thiện cơ
cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chức năng nhằm nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này; khắc phục tình trạng chồng
chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý, giữa Trung
ương với địa phương; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo,
quản lý hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí.
Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý, chính sách để các cơ quan báo chí
tăng nguồn thu từ quảng cáo, hoạt động kinh tế hỗ trợ, mở rộng hợp tác quốc
tế trong phát hành. Mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các cơ
quan báo chí thuộc các lĩnh vực phù hợp với chun mơn nghiệp vụ góp phần
tăng nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí. Cần xây dựng chính sách kinh tế
đối với hoạt động báo chí.

9


3.2. Cần có chính sách khuyến khích tự chủ về tài chính:
Đa dạng hóa các hoạt động đúng pháp luật để tăng thêm nguồn lực tài
chính cho các cơ quan báo chí. Muốn vậy, trước hết phải tập trung vào các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin; kiện toàn tổ chức, bộ máy,
nhân sự các cơ quan làm cơng tác thơng tin đủ năng lực, trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống thông tin, sửa đổi một số chính sách đối
với thơng tin nhằm tạo điều kiện để tăng các nguồn thu, giảm sự đầu tư của
ngân sách nhà nước cho hoạt động thơng tin nói chung trong đó có hoạt động
báo chí. Các cơ quan báo chí coi trọng việc đa dạng hố các hoạt động dịch vụ
phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tăng nguồn thu đầu tư cho việc nâng cao
chất lượng báo chí.
Tiến hành phân loại các cơ quan báo chí theo tơn chỉ mục đích, đối
tượng phục vụ. Các khoản tài trợ của nguồn ngân sách nhà nước tập trung đầu
tư cho nhóm báo chí do u cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị mà giá bán
báo thấp hơn giá thành. Nhóm báo chí chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí có cơ
chế hoạt động, chính sách về thuế, về đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển.
Đầu tư ngân sách thỏa đáng để triển khai các dự án đã được Chính phủ
phê duyệt về phát thanh, truyền hình, thơng tấn xã, cơ sở hạ tầng Internet, các
thiết bị phục vụ cho in ấn và phát hành báo chí, nhằm đảm bảo cho cơ quan
báo chí hoạt động hiệu quả, vừa tăng doanh thu vừa đảm bảo định hướng và
nhiệm vụ chính trị dẫn đến tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
này. Để làm tốt điều đó, chúng ta phải chú trọng cơng tác xây dựng Đảng trong
các cơ quan báo chí, làm cho cấp uỷ, tổ chức Đảng của các cơ quan này thực
sự nêu cao trách nhiệm chính trị và vai trò lãnh đạo trong tổ chức và hoạt động
của cơ quan, đơn vị. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ các tổ chức
Đảng trong các cơ quan báo chí; quy chế tuyển chọn, đề bạt, sử dụng, bãi
nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí.

10


3.3. Cần có cơ chế tài chính cởi mở:
Bình đẳng đối với các cơ quan báo chí nhằm tăng thêm quyền tự chủ tài
chính, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng khả năng sáng tạo của đội ngũ làm

công tác này. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh tế cho báo chí
để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, thực hiện các chương trình văn hoá, thể thao
nhân đạo. Mở rộng cơ chế tự cân đối thu chi tài chính cho các đài truyền hình;
có phương án để thu phí truyền hình đối với một số loại hình và ở những địa
bàn có đủ điều kiện. Xây dựng chính sách thuế phù hợp đối với hoạt động
thơng tin của các nhóm báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị là chủ yếu và báo
chí phục vụ nhu cầu giải trí là chủ yếu. Hồn chỉnh các quy định về tổ chức
kinh doanh, dịch vụ trong các hoạt động thơng tin báo chí. Đổi mới chính sách
tài trợ của Nhà nước theo hướng đặt hàng cho một số lĩnh vực hoạt động thông
tin. tăng cường hợp tác với các nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng về trình độ khoa học, cơng
nghệ hiện đại, công nghệ tin học, in ấn, chế bản; về nghiệp vụ kinh tế báo chí
và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại khác.
Bên cạnh đó cần đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
hoạt động kinh tế báo chí. Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tại các cơ quan chỉ
đạo, quản lý báo chí cũng như trong nội bộ các cơ quan báo chí. Kiện tồn tổ
chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở đào tạo báo chí, thơng tin,
tun truyền hiện có; từng bước nghiên cứu, xây dựng mơ hình đào tạo đại
học, trên đại học và nghiên cứu khoa học về báo chí và thơng tin, tuyên truyền
phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, xu hướng phát triển của báo chí
hiện đại và theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

11


KẾT LUẬN
Cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin, sự phát triển đa dạng, sôi
động của nền kinh tế thị trường khơng những tác động mạnh mẽ, tồn diện đến
hoạt động kinh tế, đời sống xã hội mà còn tác động to lớn đến hoạt động báo
chí. Báo chí tham gia các hoạt động kinh doanh là một tất yếu khách quan, nó

trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất, kinh tế báo chí trở thành động lực
phát triển cho báo chí nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Báo chí Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị truờng, định hướng
XHCN. Do đó việc xây dựng các Tập đồn báo chí cần xem xét ở mọi khía
cạnh để vừa đảm bảo chúng ta có tập đồn báo chí truyền thơng lớn mạnh, có
sức mạnh nhất định trong việc tác động vào đời sống và quyền lực ấy góp
phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách kinh tế- xã hội, qn sự, quốc
phịng, an ninh của Đảng, nhà nước.Với tư cách là thực thể chịu sự tác động
của tịan cầu hóa, nền báo chí mỗi quốc gia trước hết phải được đặt trong sự
ổn định, đặc biệt là ổn định về chính trị và kinh tế.
Mặc dù chúng ta đã và đang bổ sung và tiếp tục cho ra đời nhiều chủ
trương, chính sách, những bộ luật mới liên quan đến hoạt động kinh tế của cơ
quan báo chí, nhưng thực tế hệ thống luật pháp của ta cịn chưa hồn chỉnh,
cịn nhiều bất cập, thậm chí là thiếu hợp lý. Chính vì vậy, nhằm phát huy tích
cực, hạn chế tiêu cực, xây dựng một hành lang pháp lý thuận lợi để cơ quan
báo chí hoạt động một cách hiệu quả, đúng luật vẫn là một giải pháp, là lời giải
tối ưu nhất cho bài tốn kinh doanh báo chí nước ta trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN./.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội
nghị trung ương 5, khố X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu hỏi đáp các nghị quyết Hội
nghị trung ương 5, khố X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí - xuất bản, Chỉ thị
08-CT/TW ngày 31/3/1992

4. Bộ Chính trị, Về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý về lý luận và thực tiễn, định hướng cho sự phát triển báo chí, xuất bản theo
tinh thần Nghị quyết đại hội VIII của Đảng", Chỉ thị 22-CT/TW ngày
17/10/1997
5. Hồng Đình Cúc - Nguyễn Đức Dũng: Một số vấn đề của báo chí
hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2007.
6. Hà Đăng (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên
báo chí trong thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Chính trị quốc gia,
7. Đinh Văn Hường (2000), Vai trị của báo chí trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố- hiện đại hố đất nước, NXB Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Hà Nội
8. Đỗ Q Dỗn: Cơng tác quản lý nhà nước về báo chí xuất bản, Tạp
chí Cộng sản số ra ngày 30/6/2008.
9. Tơ Huy Rứa: Phấn đấu để báo chí nước ta phát triển đúng định
hướng, mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới. Tạp chí Cộng sản số ra ngày
15/1/2007.
10. Một số trang website trên mạng...

13


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG.......................................................................................................2
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG
BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH..........................................2
1.1. Về báo chí..................................................................................................2
1.2 Về hoạt động báo chí đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường...............................................................................................2
2. MỐI QUAN HỆ HAI CHIỂU GIỮA BÁO CHÍ VÀ SẢN XUẤT

KINH DOANH..................................................................................................4
2.1. Về khía cạnh trong mối quan hệ hai chiều................................................4
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh báo chí........................5
2.3. Báo chí - Sản xuất kinh doanh, những vấn tất yếu đề đặt ra....................6
2.3.1. Báo chí đối với kinh doanh, báo chí là kênh thơng tin quan
trọng nhưng báo chí cũng gây ra nhiều hệ lụy cho họat động kinh
doanh.................................................................................................................6
2.3.2. Cơ sở sản xuất kinh doanh đối với báo chí.............................................7
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY....................................................8
3.1. Phải nhanh chóng hồn thiện cơ chế quản lý:............................................9
3.2. Cần có chính sách khuyến khích tự chủ về tài chính:..............................10
3.3. Cần có cơ chế tài chính cởi mở:...............................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................13

14



×