Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nhập môn báo Phát thanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 40 trang )

Nhập môn báo Phát thanh

1 8/17/2010

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG:
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
THỜI LƯỢNG: 30 TIẾT (1 tiết = 45 phút)

Ths. Phạm Duy Phúc
Khoa Báo Chí – Truyền Thông
Trường ĐH KHXH và NV TP HCM


NHẬP MÔN PHÁT THANH
Nói đến phát thanh, chúng ta hình dung ngay đến radio. Vài ba chục năm trước, radio thường có
hình dạng thô thiển, kích cỡ lớn, cồng kềnh. Đó là chưa kể đến những chiếc radio đầu tiên trong lịch sử
nhân loại có hình dạng chư chiếc thùng đựng gạo. Cùng với năm tháng, cũng như sự phát triển của khoa
học và đời sống kinh tế xã hội, radio cũng có những bước tiến đáng kể. Nếu như xưa kia, một trong những
tài sản vật chất quí giá của đa số người dân nước ta là chiếc đài bán dẫn bất kể to hay nhỏ hay do nước
nào sản xuất thì bây giờ, chúng ta có quyền lựa chọn cho mình chiếc radio hợp túi tiền, hợp thị hiếu, gọn
nhẹ, xinh xắn với vô số tiện ích. Đó có thể là chiếc Regency TR-1-radio xách tay mini đầu tiên trên thế giới,
có thể bỏ vừa vặn vào chiếc xách tay, là sản phẩm dược tạp chí PC World bình chọn là một trong 50 thiết
bị điện tử có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người trong nửa thế kỷ qua, có thể là chiếc radio vệ
tinh đa chức năng Delphi XM SKYFi2 do Hãng điện tử Delphi (Mỹ) sản xuất với 130 kênh khác nhau do
hãng Phát thanh XM phủ sóng trên toàn cầu. Hoặc cũng có thể đó là chiếc radio USB FM có hình chú heo
con đủ màu, xinh xắn dành cho phụ nữ…

dù hình dáng, kích cỡ thế nào thì radio vẫn đã giữ một vai trò
hết sức quan trọng trong cuộc sống tinh thần của con người.
Trước đây, khi truyền hình còn là một công cụ giải trí xa xỉ với đại bộ phận người dân thì radio
chính là một thế giới rộng mở với biết bao điều kỳ diệu. Radio có thể mở ra cho con người cả một thế giới


với biết bao điều kỳ thú. Bên trong các đài phát thanh là thế giới sôi động của những người ngồi sau
microphone và hóa thân vào nhiều số phận, nhiều cuộc đời, nhiều chức vụ để thông qua Radio đưa thính
giả đến với dải Gaza máu lửa, với những đợt sóng thần hung hãn tàn phá các làng chài ven biển của hàng
loạt quốc gia, đưa thính giả đến gần hơn với các nền văn hóa khác nhau trên hành tinh, giúp thính giả thư
giãn với những giai điệu ngọt ngào, du dương của âm nhạc hay những câu chuyện sâu sắc đậm chất nhân
văn.
Tầm quan trọng của phát thanh lớn đến nỗi nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra đây là một cơ
quan quan trọng hàng đầu của bất cứ một quốc gia nào và luôn cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong
những trường hợp khẩn cấp, cần đưa thông tin đến nhiều người trên diện rộng thì Đài phát thanh chiếm ưu
thế tuyệt đối so với báo viết, báo hình và cả báo trực tuyến bởi vì trong phát thanh, người nghe cảm nhận
được sự thay đổi tâm trạng của bản thân họ nhờ các tác động của lời nói do phát thanh viên truyền đến họ.
cũng bởi vậy mà trong các cuộc đảo chính, cướp chính quyền, Đài phát thanh là mục tiêu số một trong các
mục tiêu đánh chiếm. Bởi vậy, bất cứ Đài phát thanh quốc gia của thể chế nào cũng luôn được bảo vệ
nghiêm ngặt.
Hiện nay, có khoảng 26.000 đài phát thanh trên toàn thế giới, gần 1/3 trong số đó là của Hoa Kỳ.
99% hộ gia đình của Mỹ có radio. Trước khi có sự xuất hiện của truyền hình và internet thì radio là
phương tiện truyền thông số 1 thế giới. hiện nay, vị thế của radio đã bị sút giảm, nhưng tại Mỹ, Châu Âu và
tại Việt Nam, phát thanh vẫn có những thính giả trung thành của mình dù rằng số lượng đã bị san năm xẻ
bảy cho nhiều loại hình truyền thông khác. Nhiều thính giả vẫn lưu giữ thói quen nghe radio của mình,
nhất là với những thính giả lớn tuổi.
(Nhật An, Phát thanh truyền hình, NXB Trẻ, 2006)

Nhập môn báo Phát thanh

2 8/17/2010


STUDIO PHÁT THANH
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT THANH
LỊCH SỬ PHÁT THANH THẾ GIỚI

Những phát minh căn bản
Sự ra đời của phát thanh trên thế giới đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên cơ sở của
việc phát hiện ra sóng điện từ và những phát minh về diode, triode. Đó là những thành tựu gắn liền với tên
tuổi của những nhà khoa học nổi tiếng như: Ambrose Fleming (cố vấn của G.Marconi với ý tưởng truyền
tin không cần dây), Faraday và Maxwell (cung cấp những lý thuyết cho việc phát hiện ra song điện từ),
Rudolf Hertz (năm 1887 phát hiện ra sóng điện từ, sau này mang tên ông), Alexander Popov (1895, phát
minh ra ăngten vô tuyến điện và giới thiệu máy thu song điện tử đầu tiên)… Tiếp đó, những thí nghiệm
truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách 400m rồi 2.000m của nhà khoa học Italia Guglielmo
Marconi đã góp phần khai sinh ra RADIO khi phát minh ra máy bán dẫn 1897. G.Marconi có thể được coi
là cha đẻ của công nghệ vô tuyến (1901, từ đông Canada, ông đã thử nghiệm thành công việc thu 1 tín hiệu
từ một trạm phát vô tuyến tại Cornwall, nước Anh bằng một chiếc angten treo cao trên một chiếc diều)
Nhập môn báo Phát thanh

3 8/17/2010

Theo từ điển Wikimedia: Guglielmo Marconi và Alexander
Popov là những nhà khoa học phát minh ra “sự truyền dữ liệu không dây dựa trên tần phổ”, Reginald
Fessenden (phát minh ra máy phát tín hiệu giọng nói có sử dụng điện từ) và Lee de Forest phát minh ra
radio dựa trên sự thay đổi biên độ (AM), còn Edwin H.Amstrong và Lee de Forest phát minh ra radio dựa
trên sự biến thiên tần số (FM)
1
.
Từ công nghệ bán dẫn, đến cáp quang rồi kỹ thuật số, phát thanh đến nay vẫn không ngừng tận
dụng mọi thành quả của công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người không chỉ ở
những miền quê xa xôi, thiếu thốn mà cả trong các căn hộ hiện đại trong thành phố

Một số thuật ngữ:
Phát thanh: là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để
chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho
các nhóm thính giả đặc thù


Sóng: sóng điện tử trong phát thanh và sóng nước có những tính chất đo lường tương đồng. Khác biệt ở
chỗ: sóng nước có thể quan sát được bằng mắt, còn sóng điện từ không tác động vào giác quan con người
mà chỉ có thể đo lường bằng các dụng cụ đo lường chuyên dùng. Sóng điện tử lan truyền rất nhanh bằng
tốc độ ánh sáng, tức 300.000km/s

Bước sóng: là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trong không gian truyền sóng có cùng trạng thái và
cùng xu thế biến động, ký hiệu Lamda

Tần số: là số dao động của sóng thực hiện trong một giây, ký hiệu là f, đo lường = Hz với các bội số kylo,
mega, gamma: 1kHz = 1000Hz, 1MHz = 1.000.000Hz.

Nếu gọi f là tần số, tính bằng Hz và gọi C là tốc độ lan truyền sóng thì bước sóng Lamda được tính theo
công thức: lamda = C/f

Từ bước sóng với các chiều dài trung, ngắn, cực ngắn, ta phân loại sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn
và chia ra thành các băng sóng thường dùng trong phát thanh là băng sóng trung (MW), băng sóng ngắn
(SW), băng sóng cực ngắn (VSW). Ngoài ra còn các băng sóng có bước sóng rất ngắn dùng trong thông tin
vệ tinh như băng P (0,25-1GHz), băng L (1-2GHz), băng S (2-4GHz), băng C (4-8GHz), băng X (8-
12GHz)…Thu sóng từ vệ tinh thường dùng angten parabol, dùng băng sóng có tần số càng cao (bước sóng
càng nhỏ) thì đường kính của angten parabol càng nhỏ

Môi trường truyền sóng: là không gian mà sóng lan truyền từ mặt đất lên bầu trời. Bao quanh trái đất có
những lớp ion gọi là các tầng điện ly. Tầng điện ly hấp thụ làm sóng yếu đi, phản xạ làm sóng quay trở lại
trái đất và đối với loại sóng có tần số rất cao (bước sóng rất ngắn) thì lại cho sóng đi qua và lan truyền
tiếp tục vào vũ trụ. Các tầng điện ly lại không ổn định, xuất hiện hoặc biến đi tùy thuộc mặt trời, ngày đêm
nên làm cho sự truyền sóng cũng không ổn định

cường độ sóng thu được bị biến động làm cho chương
trình phát thanh thu được lúc to, lúc nhỏ


1
Điều chế sóng cao tần bằng cách làm biến đổi biên độ của cao tần theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi
là điều chế biên độ (gọi tắt là điều biên => viết tắt là AM: amplitude modultion). Điều chế sóng cao tần
bằng cách làm biến đổi tần số theo quy luật của biến đổi âm thanh gọi là điều chế tần số (gọi tắt là điều tần
=> viết tắt là FM: frequency modultion)
Nhập môn báo Phát thanh

4 8/17/2010


Những trạm phát thanh đầu tiên của nhân loại
Thử nghiệm phát sóng phát thanh được tiến hành đầu tiên vào năm 1903, dưới sự điều khiển tài
tình của nhà phát minh Đan Mạch Valdermas Paulsen (1869 – 1942) và nhà thiết kế Thụy Điển
R.A.Fessenden (1866 – 1932). Chương trình âm nhạc kèm lời của họ được phát vào ngày 24/12/1906, từ
trạm Brant Rock ở bang Masachussets được coi là tiếng gọi chào đời của phát thanh với tư cách là một loại
hình mới của truyền thông công cộng. Năm 1910, chương trình phát sóng đầu tiên của nhà phát minh Mỹ
Lee de Forest (1873 – 1961) từ nhà hát Opera New York đã thành công rực rỡ. Tuy vậy, phát thanh chỉ
thực sự khẳng định chỗ đứng của nó trong đời sống con người khi mà các chương trình phát sóng của nó
được thực hiện đều đặn từng ngày. Mốc son khẳng định đó được thực hiện tại đài KDKD của công ty
WestingHouse ở East Pittsburgh khi phát sóng mở màn vào ngày 2.11.1920 với bản tin công bố kết quả bầu
cử Tổng thống.

Những nhà báo phát thanh tiêu biểu
Edward R.Murrow: 1908 – 1965, là người có khiếu ăn nói từ nhỏ. 1935 được đài phát thanh CBS mời về
làm Giám đốc chương trình và đọc các bản tin chính trong các chương trình thời sự của đài. Bằng linh cảm
và nhạy bén nghề nghiệp, ông nhận ra tính ưu việt của loại hình báo nói, đặc biệt qua các chương trình
tường thuật trực tiếp. Tin tức chiến sự từ CTTG 2 đã tiếp thêm sức mạnh cho ông gây dựng và phát triển
loại hình báo chí này. Chương trình London after dark của Morrow đã gây xúc động hàng triệu thính giả
của đài đang dõi theo tình hình chiến sự diễn ra ở Châu Âu.

Larry King: Nhiều người biết đến ông như là một nhà tài phiệt về truyền hình của CNN nhưng lại không
biết rằng phần lớn những giải thưởng báo chí mà ông có được đều thuộc lĩnh vực phát thanh. Khởi nghiệp
từ một đài truyền thanh ở Miami bang Florida. Cuối thập niên 1960, tên tuổi ông bắt đầu toả sáng. Trong
suốt thời gian làm việc của mình, ông đã phỏng vấn hàng ngàn nhân vật nổi tiếng như Paul McCartney,
Marlon Brando, Yasser Arafat, Richard Nixon… Kinh nghiệm và nghệ thuật phỏng vấn của ông trở thành
những bài học kinh điển trong các giáo trình báo chí dạy về nghệ thuật phỏng vấn.

LỊCH SỬ PHÁT THANH VIỆT NAM
Buổi phát sóng đầu tiên
Ngày 22.8.1945, sau khi CMTT thành công, đ/c Xuân Thuỷ thay mặt Ủy ban cách mạng lâm thời
Bắc bộ triệu tập các đ/c Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích và Trần Lâm đến để truyền đạt chỉ thị của Hồ Chủ
tịch về việc thành lập Đài phát thanh. Ngày 5.9.1945, đ/c Trần Lâm chủ trì cuộc họp hơn 10 người và quyết
định 3 vấn đề quan trọng: Lấy ngày 7.9.1945 là ngày khánh thành Đài phát thanh quốc gia, đặt tên cho Đài
là Đài tiếng nói Việt Nam và chọn bài hát “Diệt phát xít” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu.
11h30 ngày 7.9.1945 là thời khắc đánh dấu sự ra đời của Đài tiếng nói Việt Nam và cũng là của
ngành phát thanh Việt Nam. Từ Hà Nội, chương trình phát thanh đầu tiên được truyền đi với lời xướng:
“Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” của phát
thanh viên Dương Thị Ngân và sau đó được phát thanh viên Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Đằng sau hai
phát thanh viên là 10 thanh nữ do Hội phụ nữ Cứu quốc cử đến hát bài “Diệt phát xít” của cố nhạc sĩ
Nguyễn Đình Thi. Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập và danh
sách thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30 phút là 30 phút chương trình “ca nhạc sống”
do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn. Tiếp đến là chương trình tiếng Anh 15 phút và 15 phút
chương trình tiếng Pháp. Như vậy, buổi phát thanh đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam gồm 4 chương
trình: Thời sự, ca nhạc, tiếng Anh, tiếng Pháp với tổng thời lượng 90phút. Buổi ban đầu không có máy ghi
âm nên mọi chương trình, kể cả ca nhạc đều đọc và phát trực tiếp.

Giai đoạn hình thành Đài tiếng nói Việt Nam và quá trình phát triển của hệ thống phát thanh Việt
Nam
Những ngày đầu tiên, Đài TNVN phát sóng mỗi ngày 2 buổi: buổi trưa từ 11h30 đến 14h, buổi
chiều từ 18h đến 20h30. Kể từ buổi phát sóng đầu tiên, đến năm 1954, Đài tiếng nói Việt Nam đã có những

bước phát triển lớn mạnh, (dù đã phải di chuyển 14 lần để bảo toàn và phát triển lực lượng) có khả năng
phủ sóng trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 22.10.1954, Đài TNVN chuyển về Hà Nội và chuyển thành Cục truyền thanh, trực thuộc
Thủ tướng chính phủ, quản lý cả biên tập, sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng.
Nhập môn báo Phát thanh

5 8/17/2010

Tháng 8.1955: khánh thành khu điện đài Bạch Mai. Tháng 9.1958: khánh thành Đài phát sóng
phát thanh Mễ Trì.
Năm 1962, Chính phủ chuyển bộ phận kỹ thuật sang Tổng cục bưu điện và Đài trở lại với tên gọi:
Đài TNVN trực thuộc Chính phủ.
Ngày 7.9.1970, Đài truyền hình VN ra đời. Đài TNVN thành lập Ban truyền hình. Ngày
18.7.1977, Chính phủ thành lập Ủy ban phát thanh truyền hình VN để quản lý ngành phát thanh và truyền
hình. 10.1987, Ủy ban này giải thể. Đài TNVN và Đài THVN được tổ chức thành 2 cơ quan cấp bộ.
Từ 1995 đến 2000, Đài TNVN xây dựng và đưa vào hoạt động các đài phát sóng lớn VN2, VN3
để tăng cường diện phủ sóng cho đồng bằng Bắc Bộ và Trung Nam Bộ.
Ngày 2.11.1998, Tuần báo Đài TNVN ra đời. 3.2.1999, ra mắt Báo điện tử VOVNews của Đài
TNVN. Ngày 22.12.2002, hệ thống sản xuất và truyền âm các chương trình phát thanh trẹn mạng máy tính
với phần mềm Dalet bắt đầu hoạt động. Cuối 2007, Chính phủ phê duyệt thành lập kênh truyền hình của
Đài TNVN.
Hiện tại, Đài TNVN có các hệ phát sóng sau: VOV1 (Hệ thời sự chính trị tổng hợp), VOV2 (Hệ
văn hoá và đời sống xã hội), VOV3 (Hệ âm nhạc, thông tin và giải trí), VOV4 (Hệ phát thanh dân tộc) và
VOV5 (Hệ phát thanh đối ngoại)

Đài tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí Minh
Cùng thời gian với sự hình thành và phát triển của Đài tiếng nói Việt Nam, ở Nam bộ, nhiều đài
phát thanh địa phương đã ra đời để đấu tranh, tuyên truyền cho cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân
miền Nam như Đài tiếng nói nhân dân miền Nam (1946 - 1953), Đài tiếng nói Đồng Tháp Mười (1947 -
1948), Đài tiếng nói Nam Bộ kháng chiến (1947 – 1954), Đài phát thanh Sài Gòn – Chợ Lớn tự do (1951 –

1953). Đặc biệt, ngày 1.2.1962, tại một khu rừng già của căn cứ địa cách mạng ở miền Đông Nam Bộ, Đài
phát thanh Giải phóng đã phát sóng chương trình đầu tiên, với lời xướng “Đây là Đài phát thanh Giải
phóng – tiếng nói của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” và nhạc hiệu là bài “Giải phóng
miền Nam” của tác giả Huỳnh Minh Siêng (cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước).

11h30 ngày 30.4.1975, qua Đài phát thanh Sài Gòn, tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Vài giờ sau, đoàn cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân và kỹ
thuật tiền phương của Đài phát thanh Giải phóng do đồng chí Thanh Nho dẫn đầu – từ chiến khu Tây Ninh
tiến về tiếp quản Đài phát thanh Sài Gòn. Và đúng 5h sáng ngày Quốc tế lao động 1.5.1975, chương trình
phát thanh đầu tiên của thành phố Sài Gòn giải phóng vang lên. Các phát thanh viên Hữu Phước, Thanh
Liêm của Đài phát thanh Giải phóng là những người cất lên tiếng nói trong chương trình phát thanh đầu
tiên này: “Đây là Đài phát thanh Sài Gòn giải phóng, tiếng nói của nhân dân thành phố Sài Gòn – Gia
Định – Chợ Lớn, phát tại thành phố Sài Gòn vừa được giải phóng”. Nhạc hiệu của Đài là bài “Tiến về Sài
Gòn” của tác giả Huỳnh Minh Siêng (cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước).

Ngày 27.7.1976, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định số 551 tiếp nhận Đài phát thanh
Sài Gòn giải phóng từ Ban tuyên huấn trung ương chuyển giao sang. Kể từ đây, tên đài được đổi thành Đài
tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (Đài TNND TP.HCM) với lời xướng “Đây là Đài tiếng nói
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, phát thanh trên làn sóng AM 491m tức 610 KHz ” trên nền nhạc hiệu
của bài “Tiến về Sài Gòn”.

Về bộ máy tổ chức, Đài vẫn giữ lại như trước tháng 7.1976 với: phòng biên tập thời sự, phòng
chuyên mục, phòng văn nghệ, đài phát sóng, phóng bá âm, phòng nghiệp vụ, kế hoạch tài vụ và tổ chức
hành chính. Thời lượng phát sóng vẫn là 9 giờ mỗi ngày, cụ thể là: sáng 3 giờ (5h – 8h), trưa 2 giờ (11h –
13h), chiều 4 giờ (17h – 21h).

Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, đội biệt động ta đã đánh sập trụ sở
chính của Đài Sài Gòn. Vì vậy, cán bộ Đài phát thanh giải phóng chỉ tiếp quản được một cơ sở rất tạm bợ.
Trong điều kiện khó khăn của một thành phố mới giải phóng, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật của Đài TNND
TP.HCM đã sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng và tìm ra nhiều sáng kiến kỹ thuật giúp các máy móc cũ của đài

Sài Gòn để lại hoạt động tốt, đảm bảo làn sóng phát thanh của đài không bị trục trặc, mất sóng. Đến năm
1985 thì lãnh đạo thành phố đầu tư xây dựng trụ sở mới cho đài trên nền đài Sài Gòn cũ và đầu tư thêm một
số máy móc, thiết bị kỹ thuật của các nước XHCN như Liên Xô, Tiệp Khắc, Hung-ga-ry. Trụ sở mới này là
Nhập môn báo Phát thanh

6 8/17/2010

một trong những công trình kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời điểm
này, Đài đã tăng thời gian phát sóng lên thành 13 giờ/ngày.

Năm 1997 và 2001, Đài đã tiến hành hai đợt cải tiến, đổi mới nội dung và đạt được những kết quả
quan trọng. Bên cạnh sóng AM, từ tháng 8/1998 Đài bắt đầu phát sóng trên hệ FM. Hiện nay, thời lượng
phát sóng của Đài là 32 giờ/ngày, riêng thứ bảy, chủ nhật là 36 giờ/ngày. Trong đó, sóng AM (phát từ 4h30
đến 23h) là 15 giờ/ngày, thứ bảy, chủ nhật là 16 giờ 30 phút/ngày; sóng FM (phát từ 6h đến 23h) là 17
giờ/ngày, thứ bảy, chủ nhật là 18 giờ/ngày; tiếp sóng Đài TNVN 1 giờ 15 phút/ngày. Về kỹ thuật, Đài đã
trang bị toàn bộ hệ thống thu phát bằng vi tính. Thư bạn đọc gửi (không kể điện thoại, hộp thư thoại) tăng
từ 31.000 thư (1997) đến 83.000 thư (2002). Và doanh thu từ quảng cáo và các nguồn khác của Đài từ 6 tỷ
đồng (1997) đã tăng lên 17 tỷ đồng (2002).

Đầu năm 2003, Đài đã bắt đầu đợt cải tiến, đổi mới thứ 3 hướng vào nâng cao chất lượng biên tập
(chiều sâu) như xây dựng cột ăng ten cho hệ FM, sửa chữa lớn trụ sở Đài, tăng doanh thu từ quảng cáo và
tài trợ
Ngày 24.4.2003, trang web www.voh.com.vn của Đài chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Ngoài việc theo dõi những thông tin như trên một tờ báo điện tử, các thính giả của Đài có thể truy cập vào
địa chỉ này để nghe lại những chương trình mà mình yêu thích, bên cạnh việc gọi đến các hộp thư thoại
theo hình thức truyền thống từ trước đến nay. Trang web không chỉ góp phần đưa nội dung trên sóng phát
thanh đến gần bạn nghe đài hơn mà còn tạo điều kiện cho những thính giả ớ nước ngoài, ngoài bán kính
phủ sóng vẫn có thể nghe được nhiều chương trình của Đài.

Những đổi mới theo mô hình hiện đại của báo phát thanh Việt Nam

Chúng ta biết rằng với phương thức sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ truyền
thống, các vị trí phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc hầu như độc lập với nhau. Tại các đài
phát thanh, trước đây, các phóng viên đi viết tin bài về chỉ cần nộp băng và văn bản là coi như cơ bản đã
hoàn thành nhiệm vụ. Những người làm công tác biên tập sẽ có trách nhiệm cắt gọt, sửa chữa, dựng chương
trình trên các tin bài, băng âm thanh đó để cho các phát thanh viên đọc, thu băng hoàn chỉnh, đến giờ thì
đem băng ra phát sóng. Và chu trình này hiện vẫn đang áp dụng tại nhiều đài phát thanh Việt Nam. Một
điều dễ nhận thấy trong các chương trình phát thanh sản xuất theo phương thức này là kết cấu và nội dung
của chương trình khá chặt chẽ do đã có nhiều thời gian để lựa chọn, sửa chữa. Đặc biệt, chương trình rất ít
có những sai sót vì người thể hiện chương trình chủ yếu là phát thanh viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong
cuộc cạnh tranh cùng báo in, truyền hình và báo trực tuyến, chương trình phát thanh sản xuất theo phương
thức này đã bộc lộ rất nhiều nhược điểm, nổi bật nhất là việc xử lý thông tin phải qua nhiều khâu, mất quá
nhiều thời gian nên khi đến được với bạn nghe đài thì đã cũ, đã mất đi tính thời sự - vốn được coi là ưu thế
quan trọng nhất của loại hình phát thanh. Bên cạnh đó, do các chương trình được cắt gọt, trau chuốt kỹ
càng, thông tin lại được thể hiện qua phát thanh viên - không phải là người đã trực tiếp chứng kiến sự kiện
như các phóng viên, nên nhiều lúc làm mất đi sự sinh động, cuốn hút khiến người nghe có cảm giác thiếu
chân thực. Do đó, phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (phát thẳng) đã xuất phát từ
nhu cầu tự đổi mới của báo phát thanh.

BÀI ĐỌC THÊM:
Đổi mới trong công nghệ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam
Với những cố gắng trong thời gian qua, công nghệ phát thanh của Đài đã tiến kịp với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Tiếng nói Việt Nam ngày càng bay cao, vươn xa, không chỉ
đến với bạn nghe đài trong cả nước mà còn vượt biên giới đến với bạn bè quốc tế.
Những năm gần đây, kỹ thuật số và công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm thay đổi
cách thức sản xuất các chương trình phát thanh, truyền dẫn và phát sóng phát thanh. Đài Tiếng
nói Việt Nam cũng đã từng bước thực hiện việc chuyển đổi từ công nghệ phát thanh truyền thống
sang công nghệ phát thanh hiện đại.
Được sự quan tâm của Nhà nước, của Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có sự đầu
tư rất lớn cho hệ thống sản xuất chương trình phát thanh và truyền dẫn phát sóng phát thanh,
đặc biệt là trong khâu sản xuất chương trình. Công nghệ phát thanh hiện đại đã giúp cho các

Nhập môn báo Phát thanh

7 8/17/2010

chương trình phát thanh sống động hơn và làm cho làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam được
nâng cao hơn về chất lượng âm thanh cũng như đáp ứng được tính thời sự của phát thanh.
Từ đầu năm 2003, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chuyển đổi việc sản xuất chương trình và
truyền âm các hệ chương trình phát thanh từ kỹ thuật truyền thống sang kỹ thuật số. Với mạng
máy tính âm thanh và hệ phần mềm DALET, việc sản xuất các chương trình phát thanh cũng có
nhiều tiện ích hơn.
Khâu truyền dẫn phát sóng cũng có một bước tiến rất lớn. Từ năm 1995 đến nay, Đài
Tiếng nói Việt Nam đã xây dựng được hàng loạt các đài phát sóng công suất lớn cũng như các
đài phát sóng công suất nhỏ đạt được mục tiêu phủ sóng, mở rộng vùng phủ sóng và chất lượng
sóng phát thanh. Tiếng nói Việt Nam ngày càng bay cao, vươn xa không chỉ đến với bạn nghe
đài trong cả nước mà còn vượt biên giới đến với bạn bè quốc tế.
Những thiết bị của Đài Tiếng nói Việt Nam đầu tư là những thiết bị với công nghệ hiện
đại nhất. Ví dụ về sóng trung là hoàn toàn sử dụng thiết bị máy phát điều chế kỹ thuật số, sử
dụng bán dẫn công suất đến 2.000 KW. Đối với hệ thống đài FM đã được mở rộng, để đem đến
cho thính giả trong nước và quốc tế những thông tin mới mẻ cập nhật, Đài Tiếng nói Việt Nam đã
áp dụng công nghệ mới, đưa cả 4 hệ chương trình phát thanh lên mạng Internet kết hợp với
những chuyên mục âm thanh. Trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam tại địa chỉ www.vov.org
nhờ đó đã có một bước phát triển mạnh mẽ hơn.
Với quy hoạch như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những bước đi vững chắc có hiệu
quả, phát triển về truyền dẫn phát sóng kiểu truyền thống và áp dụng công nghệ hiện đại nên
không những mở rộng được vùng phủ sóng nâng cao chất lượng âm thanh mà còn tạo điều kiện
thuận lợi cho người sử dụng.
Với những cố gắng trong thời gian qua, công nghệ phát thanh của Đài đã tiến kịp với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên những người làm công tác kỹ thuật của Đài Tiếng
nói Việt Nam luôn ý thức được rằng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, Đài Tiếng
nói Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể vận dụng những kiến thức khoa học kỹ

thuật, những công nghệ mới vào phát thanh đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả. Những lời
góp ý chân tình, những lá thư động viên của quý thính giả chính là động lực thúc đẩy cán bộ,
phóng viên, biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam cần phải cải tiến và nâng cao chất lượng âm
thanh trên sóng của Đài hơn nữa.


Thực sự, phát thanh trực tiếp không phải là một điều gì quá mới mẻ, lạ lẫm đối với những người
làm báo phát thanh. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, tại một số quốc gia có ngành phát thanh sớm phát
triển như Mỹ, Anh đã nhiều lần thực hiện phát thanh trực tiếp. Ngay buổi phát sóng đầu tiên của Đài
TNVN cũng đã là một chương trình phát thanh phát trực tiếp (tất nhiên phải tính đến điều kiện là do hoàn
cảnh lúc đó chúng ta không có máy ghi âm). Và hệ thống phát thanh Việt Nam cũng đã thực hiện việc phát
sóng trực tiếp các sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của đất nước như Hội nghị hiệp thương
thống nhất đất nước năm 1976, các cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày 30/4, cầu truyền thanh
2
năm 2000 chào
mừng tết Canh Thìn và chào thế kỷ mới… Hiện tại, Đài TNND TP. HCM có khá nhiều những chương trình
phát thanh trực tiếp, và phần lớn là những chương trình được sản xuất tại studio (để phân biệt với các

2
Cầu truyền thanh là sự thu phát tương tác hai chiều, nối hai chủ thể trong một chương trình phát thanh.
VD: cuộc đàm thoại trong chương trình thời sự giữa phát thanh viên của đài với một phóng viên thường trú
tại nước ngoài, giữa phát thanh viên đài trung ương với phóng viên địa phương hoặc với phóng viên biệt
phái tại một địa bàn xa xôi nào đó. Chương trình cầu truyền thanh có thể được thực hiện tại phòng thu
studio cũng có thể được thực hiện trực tiếp ở nơi đang hoặc mới xảy ra sự kiện nhờ sự hoạt động của vệ
tinh nhân tạo. (Phạm Thành Hưng, Thuật ngữ báo chí – truyền thông, t.60)
Nhập môn báo Phát thanh

8 8/17/2010

chương trình phát thanh trực tiếp sản xuất ngay tại hiện trường): Trên sóng FM 99,9 MHz có những

chương trình Nốt nhạc thứ bảy, Trò chuyện đêm khuya… Trên sóng AM 610 KHz có truyền thanh trực tiếp
cuộc thi Giọng ca cải lương hàng tuần và Giọng ca hay hàng tuần, chương trình A lô! chúng tôi nghe, Đối
thoại với lãnh đạo chính quyền thành phố…Đây là hình thức sản xuất ít nhiều mang tính truyền thống, tức
là toàn bộ hoạt động sản xuất chương trình diễn ra tại studio. Trong đó, các yếu tố trực tiếp chính là: đọc
thẳng, phát trực tiếp. Cũng trong hình thức này, còn có thể phát trực tiếp ý kiến của các vị khách mời và
một số công chúng (với số lượng có hạn) có mặt tại phòng thu (như trong các dạng chương trình: thời sự
tổng hợp, khách mời phòng thu, diễn đàn trực tiếp, Tọa đàm trực tiếp…), sử dụng các thông tin do phóng
viên, cộng tác viên điện thoại từ hiện trường về. Thính giả ở khắp nơi cũng có thể tham gia vào các chương
trình bằng cách gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến để nêu câu hỏi, ý kiến của họ.
Điều này chứng tỏ được sự phát triển kỹ thuật truyền thanh và bản lĩnh vững vàng của đội ngũ cán
bộ làm chương trình của Đài TNND TP.HCM nói riêng và của những người làm báo phát thanh Việt Nam
nói chung. Bởi để thực hiện tốt các chương trình phát thanh trực tiếp, ngoài các điều kiện về kỹ thuật, máy
móc chuyên dụng như thiết bị thu phát, phòng dựng, hệ thống máy tính, bàn trộn, điện thoại… còn phải kể
đến yếu tố con người. Nhà báo Nguyễn Trọng Trí, trưởng Ban Thời sự - Đài TNND TP.HCM cho biết: việc
thực hiện phát thanh trực tiếp đòi hỏi sự chỉ huy chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, tác phong làm việc khoa học,
tinh thần làm việc có trách nhiệm, kỷ luật cao của các thành viên trong ê kíp thực hiện chương trình. Mỗi
người phải hoàn thành tốt công việc của mình, hiểu rõ toàn bộ chu trình thực hiện chương trình và sử dụng
thành thạo mọi phương tiện kỹ thuật cần thiết. Nếu cả ê kíp từ người dựng chương trình, phóng viên, dẫn
chương trình, phát thanh viên cho đến kỹ thuật viên dù có làm việc tốt đến đâu mà chỉ cần một khâu bất kỳ
làm việc lơ là, không tập trung, không ăn ý là công sức của cả tập thể coi như đổ xuống sông xuống bể. Đặc
biệt là những phóng viên hay biên tập viên trực tiếp nói trên micro phải là những người có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có năng lực chuyên môn để phản ánh tốt các sự kiện, đồng thời phải có vốn văn hóa rộng và
khả năng ứng xử khéo léo trước những tình huống bất ngờ ngoài dự kiến xảy ra khi thực hiện chương trình.

Trong bối cảnh hiện nay, có thể thấy phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp
đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh việc tạo ra sự tương tác với các thính giả, trong tương lai
gần, các chương trình phát thanh trực tiếp sẽ gắn chặt với báo online, với mobilephone theo phương thức đa
phương tiện thông tin. Thính giả sẽ có thể gửi thư điện tử, tin nhắn qua mạng internet, qua mobile phone để
nêu yêu cầu về bài hát, để đặt câu hỏi cho các cuộc tọa đàm trực tiếp hoặc bình chọn bài hát, bỏ phiếu cho
một cuộc thi… Gần mười năm qua, các đài phát thanh Việt Nam đã tiếp cận với công nghệ số và vi tính

hóa hoạt động nghiệp vụ, thành lập các trang web của đài mình để ngoài việc đăng tải những thông tin như
trên một tờ báo điện tử bình thường, còn cho phép các thính giả truy cập để nghe lại những chương trình
phát thanh yêu thích. Hiện tại, Đài TNND TP.HCM đang tiến hành xây dựng một hệ thống mạng nội bộ
cho phép tinh giản các khâu xử lý thông tin. Việc Đài TNVN đưa phần mềm Dalet vào sử dụng từ năm
2003 là một bước chuyển đổi quan trọng về phương thức sản xuất chương trình phát thanh: từ phương thức
phóng viên viết để phát thanh viên đọc sang phương thức phóng viên tự trình bày tác phẩm trực tiếp, từ kỹ
thuật truyền thống Analog sang kỹ thuật số Digital.

Thời gian gần đây, báo phát thanh xuất hiện một xu hướng mới: loại hình “podcasting” (kết hợp
hai chữ ipod và broadcasting trong tiếng Anh), được hiểu với nghĩa là: tạo và tự động gửi các chương trình
âm thanh trên internet tới các thiết bị nghe như ipod, MP3 của thính giả
3
. Hiện có khá nhiều đài phát thanh
trên thế giới, trong đó có BBC, ABC, Singapore, đài DW… đã đưa phương thức khai thác phát thanh
podcasting vào các website của họ. Thính giả có thể vào mạng của các đài này, tải phần mềm thu về máy
tính của mình và khai báo thuê bao để tự động thu về máy thu ipod các chương trình ưa thích mà trong lúc

3
Trong bài viết “Podcasting và phát thanh tương lai” đăng trên Nội san Nghiệp vụ phát thanh số
11.2006 (Đài tiếng nói Việt Nam) tác giả Hoàng Minh Nguyệt cho rằng: “Với sự sẵn có của các
thiết bị, máy nghe nhạc, sự tiện lợi và dễ dàng trong sử dụng công nghệ thông tin cùng với nhu
cầu thông tin và giải trí ngày càng cao của thính giả, podcasting được coi là một xu thế mới cho
phát thanh hiện đại ”. Trong bài viết, tác giả cho biết: “các đài phát thanh thương mại chủ yếu
phát các chương trình ca nhạc đang rất phát triển các loại hình phát thanh mới này nhằm thu hút
thính giả, đặc biệt là thính giả trẻ và các nhà quảng cáo thì tận dụng đưa các quảng cáo vào các
chương trình ca nhạc này”
Nhập môn báo Phát thanh

9 8/17/2010


đài phát thanh đang phát sóng, họ không có điều kiện nghe. Thính giả cũng có thể lưu giữ lại để nghe bất
cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Loại hình phát thanh hiện đại này cũng đang thu hút được sự quan tâm của
ban lãnh đạo các đài phát thanh Việt Nam. Những chương trình số hoá mà các đài đang thực hiện cho thấy
khả năng sẽ khai thác hình thức này trong một tương lai gần. Tuy nhiên, hiện tại, căn cứ vào điều kiện kỹ
thuật cũng như đặc điểm của bạn nghe đài chủ yếu là tầng lớp bình dân và tập trung nhiều ở nông thôn, sự
phát triển của báo phát thanh Việt Nam vẫn cần sự kết hợp hài hòa giữa phương thức phát thanh truyền
thống và phát thanh hiện đại.

Những biến đổi và xu hướng tiếp cận phát thanh hiện đại của ngành phát thanh Việt Nam đã đặt ra
yêu cầu đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ làm phát thanh. Nếu như với phương thức làm
phát thanh truyền thống, phóng viên chỉ cần có năng khiếu, có thực tiễn và kinh nghiệm là có thể thực hiện
được những sản phẩm phát thanh độc lập (tin, phóng sự, ghi nhanh…) thì với với phát thanh trực tiếp, phát
thanh trực tuyến, một phóng viên còn phải biết biên tập trên máy tính, thông thạo ngoại ngữ, phải biết tác
nghiệp trong nhóm làm việc. Ranh giới giữa các vị trí dựng chương trình, biên tập viên, phóng viên, phát
thanh viên, dẫn chương trình không còn rạch ròi như trước nữa. Điều này cũng dẫn đến những nhiệm vụ,
những yêu cầu nghiệp vụ mới của đội ngũ làm báo phát thanh.

Một số chương trình phát thanh tiêu biểu của Đài TNVN
Chương trình Đọc truyện đêm khuya
Hẳn rất nhiều người trong chúng ta còn nhớ chương trình Đọc truyện đêm khuya trên sóng phát
thanh của Đài tiếng nói Việt Nam. Ban đầu chương trình chỉ là những bài tùy bút với tên gọi chung là Tố
quốc ta tươi đẹp, sau đổi thành Đọc truyện đêm khuya, bao gồm các tác phẩm văn học chọn lọc: truyện
ngắn, truyện dài, tùy bút… Đây là một chương trình được nhiều thính giả ưa thích. Nhiều phát thanh viên
đã được phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân cũng nhờ việc thể hiện xuất sắc chương trình này.

Chương trình Sân khấu truyền thanh
Chương trình này ra đời sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, ban đầu bao gồm các vở chèo,
cải lương, tuồng… được biên tập lại cho phù hợp với thời lượng phát sóng trên đài, sau này phát triển thêm
kịch nói, câu chuyện truyền thanh.
Câu chuyện truyền thanh là một thể tài đặc biệt của phát thanh Việt Nam, trong khi trên thế giới,

không thấy có tài liệu về thể tài này. Câu chuyện truyền thanh xuất hiện trên làn sóng Đài tiếng nói Việt
Nam khoảng từ cuối thập niên 50. Đây là một hình thức giống với kịch nói, nhưng không có cấu trúc phức
tạp như kịch nói mà gần gũi với đời thường hơn, diễn tiến của câu chuyện cũng ngắn hơn. Điển hình là câu
chuyện cảnh giác tối thứ bảy hàng tuần của chương trình phát thanh Vì an ninh Tổ quốc hay như câu
chuyện truyền thanh sáng chủ nhật của chương trình Quân đội nhân dân (dựa trên các truyện ngắn đã được
chọn lọc từ tạp chí Văn nghệ quân đội). Vì tính hấp dẫn của thể loại này mà các biên tập viên của Đài đã áp
dụng và mở rộng sang các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa xã hội…

Chương trình Ca nhạc
Ngay từ những ngày phát sóng đầu tiên, khi chưa có máy ghi âm, các diễn viên của Đài TNVN đã
đàn, hát và phát trực tiếp vào micro rồi đưa thẳng lên sóng. Các dàn nhạc trên 10 người thường biểu diễn
ngoài sân và dòng micro từ sân vào phòng máy. Đoàn ca nhạc của Đài được thành lập với biên chế ban đầu
chỉ có một số nghệ sĩ nổi tiếng như Châu Loan (ca Huế), Kim Cúc Như Hoa (chèo), Thúy Đạt, Trang
Nhung (cải lương)… để rồi vào thập niên 60, đoàn đã có tới trên trăm người bao gồm ca sĩ, diễn viên, nhạc
công thuộc các lĩnh vực khác nhau…
Những bài hát cách mạng một thời làm náo nức, xao động lòng người như Diệt phát xít, Tiến quân
ca, Du kích quân, Suối mơ, Thiên Thai hay âm nhác thính phòng, cổ điển phương tây như Phiên chơ Ba
Tư, dòng Danube xanh…

Một số chương trình phát thanh tiêu biểu của Đài TNND TP.HCM
Chương trình Thời sự
Vào những ngày đầu thành lập Đài, chương trình thời sự chỉ kéo dài trong 15 phút với cấu trúc
đơn giản gồm tin và bài chuyển tải những thông báo từ trung ương và các sự kiện xảy ra tại thành phố Sài
Gòn mới được giải phóng. Từ năm 1977 trở đi, thời lượng dành cho thời sự tăng lên thành 30 phút với
Nhập môn báo Phát thanh

10 8/17/2010

nhiều tiết mục mới ra đời như: Chuyện phố phường, Trao đổi với bạn nghe đài, Hộp thư cộng tác viên, Tin
thể thao, Tin quốc tế, Bình luận thời cuộc…

Hiện nay, trên sóng AM 610 KHz, ngày thường có 5 chương trình thời sự (trong đó có một
chương trình phát lại), 1 bản tin và 2 lần tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam. Thứ bảy có 5 chương trình thời sự
và 2 lần tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, chủ nhật có 2 chương trình thời sự và 2 lần tiếp âm Đài tiếng nói
Việt Nam. Trên sóng FM 99,9 MHz, có một phần tin thời sự vào đầu chương trình Sài Gòn buổi sáng và 9
bản tin trong ngày (thời lượng mỗi bản tin là 5 phút), trong đó có 8 bản tin thời sự và một bản tin thể thao.
Với lịch phát sóng như hiện nay, mảng thời sự của Đài TNND TP.HCM ngày càng phát huy được
những ưu điểm nhanh nhạy, sắc sảo, tính chiến đấu cao của mình. Không chỉ cập nhật tin tức kịp thời,
nhanh chóng, chương trình còn có những bài điều tra, những bài bình luận có chiều sâu. Trong cuộc khảo
sát ý kiến thính giả mà Đài TNND TP.HCM thực hiện năm 2000, chương trình thời sự đã được thính giả
bình chọn là một trong những chương trình được yêu thích và đón nghe nhiều nhất. Và hiện tại, chương
trình phát thanh trực tiếp “Đối thoại cùng lãnh đạo chính quyền thành phố” là một trong những chương
trình của Ban thời sự được đông đảo công chúng quan tâm.

Chương trình Sài Gòn buổi sáng
Chương trình Sài Gòn buổi sáng là một thương hiệu của Đài TNND TP.HCM và gắn liền với vai
trò của người dựng chương trình là nhà báo Đông Quân. Đây là chương trình phát thanh thương mại và giải
trí cung cấp cho thính giả những thông tin cần thiết trong một ngày làm việc và sinh hoạt như thời tiết, thị
trường hàng hóa, giá cả, dịch vụ và pháp luật.
Chương trình phát sóng lần đầu tiên vào ngày 14.10.1996 trên làn sóng AM 855 KHz với thời
lượng 60 phút từ 6h -7h mỗi buổi sáng. Từ ngày 1.9.1997, Sài Gòn buổi sáng được chuyển sang phát trên
FM 99,9 MHz. Ban đầu, Sài Gòn giải phóng có những chuyên mục sau: Hướng dẫn tiêu dùng, Hướng dẫn
mua sắm, Dịch vụ, Hướng dẫn pháp luật, Xuống phố chiều nay, Các ký sự xã hội và an ninh xã hội, Các
cuộc thi kể chuyện tiếu lâm quảng cáo, Bản tin an ninh trật tự 24 giờ qua, quảng cáo và rao vặt. Hiện nay,
Sài Gòn buổi sáng đã xây dựng thêm nhiều chuyên mục mới như: Tin quốc tế và trong nước, Dành cho cả
nhà, Đồng hành cùng Sài Gòn tourist, Ký sự thường ngày, Chuyện cuối tuần, Cà phê không đường, Trật tự
an toàn đô thị, Thông điệp vàng…
Với những thông tin lý thú, gần gũi, thiết thực và đời thường, cách viết bài, đọc bài gần gũi, cởi
mở như trò chuyện, Sài Gòn buổi sáng đã nhận được sự đồng cảm và yêu thích, đón nghe mỗi buổi sáng
của rất nhiều thính giả.


Quà tặng âm nhạc
Quà tặng âm nhạc là một chương trình tiêu biểu của công nghệ phát thanh tương tác đang có xu
hướng được sử dụng ngày càng phổ biến ở Đài TNND TP.HCM. Trước năm 1998 là thời điểm mà thị hiếu
nghe nhạc của người dân thành phố đang hướng nhiều về các ca khúc nước ngoài hoặc nhạc hải ngoại.
Nhưng khi công chúng bắt đầu quay trở về với các ca khúc Việt Nam, một nhu cầu lớn và có thực được đặt
ra: thưởng thức những bài hát này trên sóng phát thanh – một hình thức rất phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Năm 1998, chương trình Quà tặng âm nhạc ra đời phát sóng vào chủ nhật hàng tuần lúc 10h – 11h và
21h – 22h. Lời chào của chương trình sau này thính giả của Đài TNND TP.HCM đã thuộc nằm lòng “Đông
Quân và Mai Trinh kính chào quí vị và các bạn đã đến với chương trình Quà tặng âm nhạc phát trên sóng
FM 99,9 MHz”. Chương trình chủ trương: tăng tính giao lưu giữa người nghe với người làm chương trình
bằng cách tiếp nhận các tin nhắn qua điện thoại hoặc tổng đài nhắn tin 107, các lời nhắn bằng thư tay gửi
về Đài để chuyển những món quà là những bài hát từ người này đến người kia thông qua làn sóng. Cho đến
nay, Quà tặng âm nhạc vẫn là một trong những chương trình giữ được sức hấp dẫn của mình lâu nhất và là
một mô hình được nhiều đài phát thanh địa phương khác học tập và vận dụng. Sự ra đời sau đó của các
chương trình Quà tặng nửa đêm (22h – 23h thứ ba) và Quà tặng thứ bảy (8h – 9h thứ bảy) để tăng cường
khả năng đáp ứng nhu cầu bạn nghe đài cho thấy một xu hướng hình thành các chương trình phát thanh
tương tác như một con đường tiến lên hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá báo phát thanh.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT ĐÀI PHÁT THANH
Đài tiếng nói Việt Nam
Cơ cấu bộ máy của Đài hiện nay gồm có: 1 Ban giám đốc điều hành chung ba khối đơn vị: Các
đơn vị giúp việc Tổng giám đốc (Ban thư ký biên tập, Ban tổ chức cán bộ, Ban kế hoạch tài vụ, Ban hợp
tác quốc tế, Ban kiểm tra và Văn phòng), Các đơn vị sản xuất nội dung chương trình (Ban thời sự, Ban kinh
Nhập môn báo Phát thanh

11 8/17/2010

tế - khoa học và công nghệ, Ban văn hoá xã hội, Ban âm nhạc, Ban biên tập bạn nghe đài, Ban biên tập
thanh thiếu niên, Ban biên tập phát thanh vì an ninh tổ quốc, Ban biên tập phát thanh quân đội nhân dân,
Ban phát thanh dân tộc, Ban văn học nghệ thuật, Ban biên tập đối ngoại, Ban kỹ thuật phát thanh, Trung

tâm âm thanh) và Các tổ chức khác (Trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ phát thanh, Trung tâm
quảng cáo và dịch vụ phát thanh, Báo điện tử, Trường điện tử, Các cơ quan thưìơng trú trong nước và
nước ngoài).

Đài tiếng nói nhân dân TP.Hồ Chí Minh
Cơ cấu bộ máy hiện nay của Đài gồm có: 1 Ban lãnh đạo Đài, 8 Ban biên tập (BBT chương trình,
BBT thời sự, BBT khoa giáo, BBT kinh tế, BBT nông thôn, BBT văn nghệ, BBT FM, BBT trang tin điện tử
và tiếng nước ngoài), 2 phòng kỹ thuật (phòng sản xuất chương trình, phòng phát sóng), 4 phòng nghiệp
vụ (phòng dịch vụ quảng cáo, phòng hành chánh tổng hợp, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tài vụ)
Đài đã và đang từng buớc xây dựng tiêu chí cho mình một phong cách thật Nam Bộ: phóng khoáng, cởi
mở, đời thường, thân thiện và đáng tin cậy.


CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA BÁO PHÁT THANH
1. CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA BÁO PHÁT THANH
Cơ sở lý luận để phân định chức năng: với tư cách là một loại hình truyền thông thì báo phát thanh cũng
có những chức năng của nó trong mối quan hệ với truyền thông đại chúng nói riêng và xã hội nói chung.

Các chức năng xã hội cơ bản
+ Chức năng thông tin
Đây là chức năng khởi nguồn, cơ bản nhất của báo chí và của phát thanh. Thông tin là nhu cầu
chính đáng của con người. Và người nắm thông tin là người nắm giữ sức mạnh. Làm báo thực
chất là làm thông tin, và thông tin là thông tin đại chúng  là thông tin có các đặc điểm:
phong phú và đa dạng, nhanh chóng và hợp thời, trung thực và khách quan, phù hợp với hệ
thống giá trị văn hóa và đạo lý dân tộc và thông tin phải mang tính định hướng  đòi hỏi một
bản lĩnh của một nhà báo rất khó: Bản lĩnh ở đây có thể nói tới tính chuyên nghiệp của nhà
báo (việc thông tin về cô gái bị chồng bạo hành, lột ruồng và trói xích vào chuồng chó  dụng
ý bênh vực nhưng hóa ra phản tác dụng khi đưa ảnh hoặc nêu tên thật  cô gái bị bạo hành 2
lần: lần 1 do chồng, lần 2 do báo chí)
+ Chức năng tư tưởng

Còn gọi là chức năng tuyên truyền, truyền bá hệ tư tưởng của lực lượng, giai cấp mà cơ quan
báo phát thanh đại diện, thể hiện ở chỗ phát hiện và cổ vũ nhân tố mới, phê phán những biểu
hiện, tư tưởng lệch lạc, tiêu cực trong nhận thức và hành động nhằm bảo vệ các quan điểm tư
tưởng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhận xét: Nền báo chí ta lâu nay là nên báo chí XHCN nặng về tính tuyên truyền. Hiện tại
ta đang chuyển đổi sang hướng nhận thức rõ THÔNG TIN mới là chức năng cơ bản nhất của
báo chí. (sự phát triển: chức năng thông tin, thông báo

truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp
vô sản (Các Mác)

tuyên truyền tập thể, tổ chức tập thể, cổ động tập thể (Lê-nin)

chức
năng thông tin (báo chí tư sản) và chức năng tuyên truyền (báo chí vô sản))
+ Chức năng giải trí
Giải trí là yêu cầu chức năng và là lợi thế vốn có của phát thanh. Phát thanh hiện đại là = tin
tức + âm nhạc.
+ Chức năng tổ chức và quản lý xã hội
con người luôn tồn tại ở hai tư cách: cá thể và xã hội. Hai bình diện này quan hệ chặt chẽ với
nhau. Chức năng tổ chức xã hội có thể hiểu là khơi dậy năng lực, liên kết các yếu tố, bộ phận
trong mối quan hệ nhất định.) Ở khía cạnh khác. Tổ chức của báo phát thanh cũng chính là
biểu dương nhân tố mới, uốn nắn nhận thức và hoạt động của con người và tổ chức.

(tham khảo thêm chương Báo chí – Ngôn ngữ báo chí – Nhà báo trong Ngôn ngữ báo chí –
những vấn đề cơ bản của GS.TS. Nguyễn Đức Dân)

(Có ý kiến: Đài phát thanh còn có them chức năng phát triển sự nghiệp, tăng nguồn thu)
Nhập môn báo Phát thanh


12 8/17/2010


Đọc thêm:
QUYỀN LỰC MỚI CỦA RADIO (Doanh nhân Sài Gòn – số 251, 15 – 21/7/2008)
Trong một hội thảo chuyên ngành hồi đầu năm, các chuyên gia tiếp thị trong và ngoài nước đã dự
đoán radio sẽ là một lựa chọn tiếp thị mới cho thị trường Việt Nam. Đến nay đã có một phản hồi lý thú cho
dự đoán này. Tuần qua, hãng lốp xe Goodyear Việt Nam đã có buổi tổng kết chương trình “Cứu tinh xa lộ”
_ một dự án truyền thông cộng đồng về lái xe an toàn – như một minh chứng cho tác động của radio trong
cộng đồng. “Điều làm cho “Highway Heros” (Cứu tinh xa lộ) tại VN đặc biệt hơn so với tại nhiều nước
chính là quyền lực của radio. Đây là “vũ khí bí mật” làm nên thành công của chúng tôi ngay năm đầu tiên
cùng Việt Nam thực hiện chương trình này”, ông Ron Castro – Giám đốc truyền thông khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương của Goodyear nhấn mạnh.
“Highway Heros” của Goodyear được khởi xướng từ năm 1983 đã thực hiện ở nhiều quốc gia
khác nhau, gồm nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo kỹ năng cho những người lái xe và cổ vũ những
nghĩa cử hào hiệp, nhân văn của họ trong quá trình tham gia giao thông. Năm 2007, chương trình này
được tổ chức lần đầu tiên tại VN và những người thực hiện đã dùng radio như phương tiện kết nối và
quảng bá chương trình. Theo đó, “Highway Heros” có một chương trình phát sóng riêng trên Đài Tiếng
nói Việt Nam và nhận được sự hưởng ứng ngoài mong đợi từ những người cầm lái. Năm 2008, “Highway
Heros” được triển khai trên Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM (VOH) và Hà Nội. ông Nguyễn Công Vinh –
đại diện của VOH cho biết: “Ngay sau khi đọc số điện thoại của chương trình lên sóng, chúng tôi lập tức
nhận được cuộc gọi của thính giả và biên tập viên của chúng tôi phải liên tục tiếp điện thoại trong suốt giờ
phát sóng của chương trình. Do vậy, chúng tôi phải lập hộp thư thoại để nhận cuộc gọi khi đã hết giờ lên
sóng”. Ông Vinh cũng cho biết thêm, một kênh phát thanh dành riêng cho giới tài xế, phát sóng liên tục cả
ngày trên VOH đã được duyệt ngân sách và đang chờ những thủ tục cuối cùng để triển khai.
Một trong những cơ sở khiến radio ở Việt Nam có sức sống mới là số lượng xe hơi tăng nhanh,
đồng thời do nhu cầu di chuyển nhiều và ngày càng ít thời gian dành cho giải trí nên người dân bắt đầu trở
lại với radio thay cho tivi.
(Ngọc Huy)


2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA BÁO PHÁT THANH
a) Tỏa sóng rộng khắp
Đây là một đặc trung quang trọng của phát thanh. Sự quảng bá này là nhờ việc phủ sóng điện từ
trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng (xấp xỉ 300.000km/s). Có thể nói, phát thanh
không có giới hạn về khoảng cách, vì thế, mang tính xã hội hóa rất cao. Mà thông tin mang tính xã hội hóa
sẽ tạo ra hành động xã hội hóa

b) Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời
Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách
ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp như phát thanh trực tiếp, cầu truyền thanh, phát thanh có thể
ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính cái thời điểm mà nó đang diễn ra.
Khác với báo in, hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm.

c) Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian
Ở báo in, độc giả có thể bắt đầu ở bất cứ chuyên mục nào hay bất cứ trang nào mình thích, nhưng
ở phát thanh, thính giả bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin radio, nghĩa là phải nghe
tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động. Đặc trưng này có thể hiểu đơn giản là tính chất “chỉ
nghe một lần” theo trình tự thời gian.
\
d) Tính tiện dụng, sống động, riêng tư, thân mật
So với báo in, thính giả radio nghe thông tin qua giọng đọc của những con người cụ thể với các
yếu tố kỹ năng như cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính
chất sống động và có thể tạo ra sự hấp dẫn, lôi kéo khán giả đến với chương trình. Điều đặc biệt là tuy bất
cứ một chương trình phát thanh nào cũng hướng tới số đông nhưng mỗi thính giả chỉ nghe radio với tư cách
cá nhân nên đòi hỏi người làm báo phát thanh phải lựa chọn giọng nói sao cho thật riêng tư, thân mật như
nói với từng người: Hãy nói với công chúng như nói với từng người.

Nhập môn báo Phát thanh


13 8/17/2010

e) Sử dụng âm thanh tổng hợp
Có thể dễ nhận thấy là bốn đặc trưng trên cũng có ở truyền hình ( có thể xem đấy là những đặc
trưng của phát thanh truyền hình) và thậm chí ở truyền hình tất cả còn được thể hiện đậm đặc hơn, sinh
động hơn so với phát thanh. Điều khác biệt cơ bản là ở truyền hình, hình ảnh luôn giữ vị trí quan trọng số
một và âm thanh chỉ giữ vai trò bổ trợ cho những điều mà hình ảnh chưa nói hết hoặc không nói ra được. Vì
vậy, so với truyền hình, báo phát thanh còn một đặc trưng quan trọng khác: sử dụng âm thanh tổng hợp
gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc tác động vào thính giác. Đây là phương thức thể hiện duy nhất và cũng là
đặc trưng cơ bản nhất của báo phát thanh.

Từ 5 đặc trưng trên, ta có thể khái quát được những ưu điểm, nhươc điểm của báo phát thanh và
hướng khắc phục.
Ưu điểm:
+ Nhanh chóng và tức thời
+ Có tính tổng hợp, dung nạp lượng thông tin nhiều
+ Có tính quảng bá, tỏa sóng rộng khắp, không bị ngăn cách
+ Tính tiện dụng, sống động, riêng tư, thân mật
Nhược điểm
+ Tính thoảng qua vì chỉ nghe một lần (Trăm nghe không bằng một thấy)
+ Công cụ trình bày ít (chỉ có 3 công cụ cơ bản: lời nói, âm nhạc và tiếng động)
+ Bị ức chế về tiếng ồn
Biện pháp khắc phục
+ Phát huy triệt để ưu điểm “nhanh chóng và tức thời”
+ Lựa chọn giờ phát sóng phù hợp với nội dung chương trình và công chúng tiếp nhận
+ Bố trí sóng, định hướng sóng thích hợp
+ Truyền thanh hoá, văn nghệ hoá, tăng tính giao lưu trong các chương trình phát thanh
+ Viết ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu
+ Phát lại chương trình nhiều lần trong ngày
+ Tổ chức quảng cáo cho chương trình phát thanh


3. BA YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BÁO PHÁT THANH
Có thể nói, đặc trưng cơ bản đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh
là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc) tác động vào thính giác của đối
tượng tiếp nhận, khêu gợi trí tưởng tượng của thính giả. Sự phối tác tinh tế các yếu tố lời nói sinh động, âm
nhạc chọn lọc và tiếng động phong phú đã giúp báo phát thanh dựng lên một thế giới sinh động, chân thực
và gần gũi với cuộc sống đời thường qua hàng ngàn tin, bài với những thông tin đa diện, đa chiều, tái tạo
trong tâm trí thính giả những bức tranh sống động về đời sống hiện thực. Vì không chịu những ràng buộc
về khuôn khổ, kích cỡ của trang giấy nên bức tranh đời sống mà báo phát thanh tạo ra cũng không chịu bất
cứ một giới hạn nào (có chăng là biên giới của sự tưởng tượng). Với hiệu quả đó, báo phát thanh không chỉ
đáp ứng nhu cầu được thông tin ngay lập tức về cái mới, mà còn có giá trị làm phong phú đời sống tình
cảm, tinh thần của hàng triệu bạn nghe đài.

Lời nói:
Là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất, là ký hiệu “đặc biệt người”,
bởi vì nó không chỉ có tính chất thông báo mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào đó. Lời nói chiếm
một tỉ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp. Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản
giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí khác. Chính vai trò quan trọng của lời nói mà trong báo
phát thanh, vai trò của phát thanh viên, tiêu chí chọn giọng phát âm chuẩn theo vùng miền, hay chất lượng
của người dẫn chương trình luôn là những vấn đề được người làm báo phát thanh quan tâm đặc biệt.
Lời nói trong báo phát thanh có thể được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau: Lời nói của
phát thanh viên (là những giọng đọc chuẩn, chất giọng tốt), Lời nói của phóng viên (là người chứng kiến sự
kiện, lựa chọn và thẩm định sự kiện, đồng thời là người tái hiện sự kiện ấy) và Lời nói của nhân chứng (ý
kiến phát biểu của những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới vấn đề, sự kiện mà tác phẩm đề cập)
Ở một khía cạnh khác, người ta chia phương thức biểu hiện của lời nói ra thành hai dạng: độc
thoại (cách nói một chiều, do một hay nhiều người cùng thực hiện như hai phát thanh viên cùng đọc một
Nhập môn báo Phát thanh

14 8/17/2010


bản tin) và đối thoại (cách nói có sự đối đáp, tương tác thực hiện bởi nhiều người trở lên). Xu hướng của
phát thanh hiện đại là tạo ra nhiều chương trình mang tính tương tác, đối thoại để làm giảm tính đơn điệu.

Tiếng động
a) Trong ba yếu tố cơ bản của báo phát thanh đã nêu trên, quan niệm lâu nay cho thấy yếu tố
tiếng động dường như “lép vế” hơn về vị trí và tầm ảnh hưởng đến giá trị một thể tài báo phát thanh khi so
với yếu tố lời nói (được xem là ký hiệu “đặc biệt người”) và âm nhạc (là thế mạnh thứ hai trong phát thanh
sau tin tức: phát thanh = tin tức + âm nhạc

đây cũng là một xu thế hiện đại hóa phát thanh). Đó là một
định kiến bất công. Chí ít giá trị của tiếng động phải là giá trị của lớp sơn làm đẹp cho bức tranh cuộc
sống mà chương trình phát thanh tái tạo trong tâm trí thính giả. Và trong một số trường hợp, tiếng động tự
thân còn có giá trị thông tin trực tiếp chứ không đơn thuần chỉ đóng vai trò nền trong tác phẩm báo chí
phát thanh.
Tiếng động (hay còn gọi là tiếng ồn) thường được hiểu là sự biểu hiện bằng âm thanh, đối lập với
các yếu tố lời nói và âm nhạc, vang lên trên làn sóng phát thanh một cách độc lập và có tổ chức. Chẳng
hạn, trong một số thể tài phát thanh, những âm thanh không rõ, tiếng ồn của đám đông, tiếng cười nói,
tiếng chân chạy, tiếng vỗ tay, những đoạn âm nhạc vô tình lọt vào micro… đều là những tiếng động. Tiếng
động chính là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ lại và được phát ra trong các chương trình phát
thanh.
Tiếng động trong báo phát thanh được chia ra thành hai dạng biểu hiện cơ bản là:
 Tiếng động tự nhiên như tiếng sóng biển, tiếng xe cộ, tiếng máy móc đang vận hành, tiếng gió
mưa, tiếng động vật, tiếng chợ búa ồn ào, tiếng vỗ tay, tiếng reo hò, tiếng bước chân… thường
được thu kèm theo ý kiến phát biểu của các nhân vật hoặc lời dẫn của phóng viên, biên tập viên
thực hiện ngay tại hiện trường
 Tiếng động nhân tạo là tiếng động do chính con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự
nhiên. Trước đây, trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu, truyền hình, phát thanh hay có một chuyên
gia tiếng động, có khả năng trực tiếp tạo ra những tiếng động mô phỏng giống hệt tiếng động tự
nhiên bằng các nguyên vật liệu cơ học. Ngày nay, dưới sự phát triển vũ bão và khả năng hỗ trợ
đắc lực của máy vi tính, vai trò chuyên gia tiếng động vẫn còn nhưng với tính chất đã khác xưa,

gần như là vai trò thẩm âm hơn là vai trò tạo ra tiếng động.

b) Tuy được phân thành hai dạng tiếng độmg khác nhau, như dù thuộc dạng nào đi nữa thì tiếng
động trong các chương trình phát thanh cũng phải có giá trị tạo nên hơi thở và nhịp điệu của cuộc sống.
Những bài tường thuật trực tiếp, những phóng sự chân dung, những phản ánh trên sóng phát thanh,…,
nhất là thể loại sân khấu truyền thanh, câu chuyện truyền thanh sẽ mất hết giá trị nếu thiếu yếu tố tiếng
động.
Có những tiếng động mang tính biểu tượng trong văn cảnh văn học nghệ thuật, được nhà báo sử
dụng cho việc thể hiện hình tượng đặc thù. Trường hợp này được sử dụng nhiều trong thể loại sân khấu
truyền thanh, câu chuyện truyền thanh. Với những tiếng động được thu âm, lưu giữ trong kho băng, người
biên tập và đạo diễn truyền thanh sử dụng một cách chọn lọc những tiếng động phù hợp với tính chất
chung của mỗi đoạn trong tác phẩm (êm đềm, tươi sáng, lạc quan, căng thẳng, hồi hộp, dữ dội, thất vọng,
hả hê…), hoặc phù hợp với tính cách nhân vật (dữ tợn, nhu mì, nhẹ nhàng, quyết liệt, gian xảo, thẳng
thắn…). Thông qua việc tiếp nhận âm thanh (lời nói, tiếng động, âm nhạc), thính giả tự tưởng tượng ra
hình dáng, điệu bộ, tính cách, hành động nhân vật và tòan nội dung tác phẩm sân khấu phát thanh. Ơ góc
độ này, có thể nói việc sử dụng tiếng động trên sân khấu truyền thanh, câu chuyện truyền thanh rất giống
với nghệ thuật điện ảnh. Do đặc trưng của thể tài khiến yếu tố tiếng động phải được phát huy phong phú
hơn, hiệu quả hơn mà thể loại sân khấu truyền thanh, vốn bị coi là loại hình “sân khấu mù”, lại có được
nhiều ưu điểm để tồn tại và khẳng định chỗ đứng trong lòng khán thính giả trước sự cạnh tranh khốc liệt
của loại hình sân khấu truyền hình và sân khấu biễu diễn trực tiếp trong suốt thời gian qua.

Không chỉ dừng lại ở vai trò “lớp sơn”, tiếng động còn có giá trị thông tin trực tiếp, làm tăng
tính chân thật, xác thực để thông qua đó, người nghe có thể xác định được không gian, thời gian và hình
dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện. Trong trường hợp này, tiếng động là đặc trưng âm thanh nói lên tình
huống, sự việc, thái độ. Tiếng động đó, hoặc do nhà báo có chủ đích sử dụng, hoặc ngẫu nhiên lọt vào
băng từ. Tiếng động có tính chất tư liệu, được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một chỉnh thể gắn bó
khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp. Tiếng động ấy chuyển tải âm thanh của thực tế, chứa
Nhập môn báo Phát thanh

15 8/17/2010


đựng thông tin bổ sung có tính chất cụ thể hóa Thông tin chứa đựng trong tiếng động ấy có tác dụng làm
rõ, làm sâu sắc thêm văn bản lời thoại, làm cho nó súc tích hơn về phương diện âm thanh. Khai thác và sử
dụng tốt tiếng động là một nghệ thuật của nhà báo phát thanh. Trong ví dụ được nêu sau đây, tiếng động tự
nó đã có thể thông tin một cách chính xác về không khí, bối cảnh, diễn biến của sự kiện. Nhà báo phát
thanh nổi tiếng người Mỹ Ed Murrow được đồng nghiệp truyền thông nhắc đến như là người đã từng thức
tỉnh cả nước Mỹ bằng tiếng bom gào rít kinh hoàng của Đức quốc xã trên bầu trời Luân Đôn. Đó là thời
điểm súng đạn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu nổ trên chiến trường Châu Au. Với mục đích
mong muốn người Mỹ (đang rất lãnh đạm với tình hình chiến sự đẫm máu bên kia bờ Đại Tây Dương) hiểu
được nỗi kinh hoàng của người dân Luân Đôn đang sống dưới những trận mưa bom, Ed Murrow đã nảy ra
ý định cho công chúng Mỹ nghe được tiếng rít xé gió của bom trong không trung và cả tiếng nổ kinh hòang
của chúng khi chạm đất. Trong các bài tường thuật ghi âm tại chỗ của mình, Ed Murrow còn giải thích
tường tận cho thính giả phân biệt được đâu là tiếng nổ của bom Đức, đâu là tiếng nổ của pháo cao xạ
phòng không Anh. Có lúc, ông còn dí micro sát xuống mặt đất để họ nghe được cả sự chấn động khi bom
nổ. Yếu tố tiếng động được khai thác hiệu quả đã giúp Murrow tạo nên những bài tường thuật xuất sắc.
Murrow không cần nói nhiều, tự thân tiếng bom rít xé gió và tiếng nổ kinh hòang, tiếng tường gạch sụp đổ,
tiếng mặt đất rung chuyển… đã làm dư luận Mỹ rúng động, bàng hoàng. Hàng ngàn lá thư của thính giả
CBS (nơi Ed Murrow làm việc) viết rằng chính những bài tường thuật ghi âm trực tiếp với những âm thanh
khủng khiếp và phát đi trên nóc các tòa nhà Luân Đôn của Murrow đã ám ảnh họ, khiến họ mở tai, mở
mắt hòa vào thời điểm lịch sử của nhân loại, không thể tiếp tục thờ ơ trước không khí chiến tranh khủng
khiếp đang diễn ra ở nước Anh. (Cũng cần phải thấy rằng ở thời điểm ấy, có gần 120 đặc phái viên của các
cơ quan báo đài khác của Mỹ cùng tham gia tường thuật sự kiện Đức quốc xã ném bom Luân Đôn, nhưng
bài tường thuật của Murrow đã đi sâu vào tâm trí người Mỹ cho thấy: yếu tố tiếng động được khai thác
hiệu quả không chỉ làm nên sức sống cho báo phát thanh mà còn tạo ra chiến thắng trong cuộc cạnh tranh
cùng các phương tiện truyền thông khác.)

c) Vai trò của yếu tố tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm và tạo hình của một bài phát
thanh là không thể phủ nhận. Vấn đề là phải biết sử dụng hiệu quả vai trò đó. Phóng viên và biên tập, đạo
diễn của báo phát thanh cần có một thính giác tinh tế và điêu luyện, khả năng không những ghi nhớ lời nói,
âm nhạc, tiếng động, mà còn cần có khả năng phân tích chúng một cách có bài bản, nắm bắt được những

lối phối tác mới của lời nói, tiếng động, âm nhạc, sự liên kết chúng với nhau để tạo ra một giọng điệu
thống nhất từ những thành tố âm thanh được lựa chọn.
Yếu tố tiếng động được nhà báo phát thanh sử dụng trong các thể loại khác nhau: tin nhanh,
phóng sự, bút ký, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, bình luận, tọa đàm, câu chuyện truyền thanh, với chất
lượng và mức độ khác nhau, thủ pháp sử dụng khác nhau tùy theo tính chất, mục đích của từng thể lọai.
Những phân tích trên đã chỉ ra nhà báo phát thanh cần hiểu rõ lúc nào và với thể loại nào thì sử dụng
tiếng động tự thân hàm chứa thông tin, lúc nào và với thể loại nào thì sử dụng tiếng động “lớp sơn”, biểu
tượng cho hình tượng và văn cảnh. Việc sử dụng tiếng động sai thời điểm, không hợp tính chất thể loại sẽ
làm hỏng toàn bộ chương trình phát thanh. Một chương trình phát thanh tường thuật không khí trang
nghiêm của lễ hội giỗ tổ Hùng Vương dù được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu sẽ chỉ đáng vứt vào sọt rác nếu
lọt vào chương trình những tiếng động như chó sủa, vịt kêu, tiếng nam nữ cười giỡn, tiếng trẻ con khóc…
Cũng như vậy, một bài phản ánh hoạt động sản xuất của nông dân muốn chân thực và thuyết phục cần có
những tiếng động thô ráp (tiếng máy bơm, máy gặt, tiếng nước chảy vào đồng, tiếng lưỡi liềm cắt lúa,…)
được thu âm trực tiếp ở hiện trường chứ không phải là những âm thanh đặc tả hình tượng lưu trữ sẵn trong
kho tiếng động của nhà đài.
Tuy vậy, nếu cũng là những tiếng động, nhưng ghi trên đường phố thì nó lại có thể gây trở ngại
cho cuộc chuyện trò trong trường hợp nó có cường độ quá lớn. Nhiều sinh viên báo chí khi thực tập ghi âm
phỏng vấn và các phóng viên mới vào nghề hay mắc phải lỗi này. Kết quả họ mang về thường là phát biểu
của nhân vật được phỏng vấn thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi tiếng xe tải chạy ngang qua, hoặc tệ hơn là bị
chìm lấp trong tiếng quạt trần vù vù hay chiếc máy xay xát đang chạy xình xịch. Do vậy, trước đó nhà báo
cần tìm hiểu, lựa chọn những đặc điểm ghi âm, tính toán khỏang cách từ nơi ghi âm đến những thiết bị
máy móc họat động ầm ĩ. Cần phải học cách biết nghe và lắng nghe thế giới âm thanh, lựa chọn sắc thái để
khéo léo sử dụng chúng cho công việc. Vì vậy, khảo sát hiện trường là một bước quan trọng trước khi thực
hiện bất cứ một thể tài nào trong báo phát thanh. Việc khảo sát kỹ sẽ giúp nhà báo phát thanh xác định
được vị trí đứng, nơi đặt loa, micro với các nguồn âm, tiếng động một cách hợp lý. Thiếu sự khảo sát và
tính toán sẽ dẫn đến việc khai thác không đủ thông tin và tiếng động cần thiết, chưa kể việc lựa chọn sai vị
Nhập môn báo Phát thanh

16 8/17/2010


trí ghi âm có thể làm hỏng toàn bộ thành quả lao động của mình, mà sự kiện thì “một đi không trở lại”,
không còn cơ hội cho một nhà báo cẩu thả, chủ quan bỏ qua bước khảo sát hiện trường.

Người ta thường nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, nhưng vẫn có trường hợp “Một nghe tạo
ra trăm thấy”. Đó là khi đài phát thanh khêu gợi nên trí tưởng tượng vô biên của khán thính giả thông qua
sức mạnh của lời nói và những tác động của tiếng động cùng âm nhạc. Câu nói ấy khẳng định vai trò, vị trí
của tiếng động trong báo phát thanh và góp phần chứng tỏ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của báo phát
thanh trong sự phát triển chung của truyền thông đại chúng.
(Phạm Duy Phúc, Tiếng động trên sóng phát thanh, Tập san NCHK Chi đoàn CBGD khoa Ngữ văn &
Báo chí, 2005)

Âm nhạc
Thính giả radio chỉ có một con đường tiếp nhận duy nhất là thông qua thính giác. Vì vậy những
thông tin được bố trí dày đặc, liên tiếp với nhau sẽ dễ tạo ra sự ức chế. Trong quá trình tiếp nhận thông tin,
thính giả cần phải được giải trí hợp lý để tạo cảm giác thoải mái. Điều này lí giải được tầm quan trọng đặc
biệt của âm nhạc trong các chương trình phát thanh: âm nhạc làm dịu bớt sự căng thẳng, tạo ra sự hưng
phấn và thư giãn giúp việc tiếp nhận thông tin đạt hiệu quả cao hơn. Không chỉ có giá trị giải trí, âm nhạc
còn tạo ra không khí thông tin và được coi là một yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả thông tin. Ở nhiều
nước trên thế giới, âm nhạc chiếm dung lượng lớn nhất trong một chương trình phát thanh, sau đó mới tới
lời nói.
Âm nhạc được sử dụng trong báo phát thanh, ngoài các ca khúc, nhạc không lời thường được sử
dụng trong các dạng sau: Nhạc hiệu (xuất hiện đầu chương trình tạo ấn tượng quen thuộc cho người nghe),
nhạc xen, nhạc cắt (thực hiện việc phân cách chương trình thành những phần độc lập – giống như các
đường kẻ trên báo in, tạo ra sự nghỉ ngơi tích cực cho bạn nghe đài) và nhạc nền (là những bản nhạc không
lời có nội dung liên quan đến tác phẩm).
Xu hướng của phát thanh hiện đại là tin tức + âm nhạc. Những chương trình tin tức kết hợp với âm
nhạc là một hình thức thay đổi cách thể hiện nhằm tăng cường hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo phát thanh
hiện nay. Không đạt được những điều này, phát thanh sẽ mất đi khả năng cạnh tranh với các phương tiện
thong tin khác




4. NGUYÊN TẮC VIẾT CHO BÁO PHÁT THANH
4

Viết cho phát thanh là lối viết cho người nghe nên phải viết theo cách thường nói, và tốt hơn nữa là
viết với ý thức chính mình là người nghe. Đó là lối văn viết để nói cho người ta nghe chứ không phải viết
cho người ta đọc.
 1. Sử dụng các phương tiện lời nói, tiếng động và âm nhạc để khơi gợi trí tưởng tượng của người nghe,
tạo nên bức tranh muôn màu của thế giới hiện thực trước mặt họ
2. Viết như bạn đang nói cho một người bạn, nên tạo không khí gần gũi, thân mật và thuyết phục, khác
hẳn với ghi chú trước đây thường đặt trước bàn của phát thanh viên: Chú ý, bạn đang nói cho hàng triệu
người nghe.
3. Nên viết ngắn gọn, giản dị, cụ thể với vốn từ vựng và phong cách giao tiếp hàng ngày của công
chúng nghe đài, không dài dòng và nhất là không làm phức tạp vấn đề.
NGUYÊN TẮC:
- Sử dụng văn nói (viết cho người nghe)  phong cách khẩu ngữ, đời thường
"Viết như bạn nói chuyện” là lời khuyên đáng ngờ cho văn viết nói chung, nhưng để viết cho phát
thanh truyền hình, đấy là mệnh lệnh. "Hãy đọc thành tiếng bài viết của bạn" là lời khuyên tốt cho phần lớn
các kiểu viết, với phát thanh và truyền hình, điều đó hoàn toàn đúng.
Văn nói thì đơn giản và gần gũi. Điều then chốt cần nhớ là bạn đang nói chuyện với mọi người. Hãy
nói với họ chuyện gì vừa xảy ra. Hãy nói với họ cái gì bạn vừa thấy hoặc vừa nghe. Hãy tưởng tượng mình
đang đi đến gần một người bạn và nói,"Hãy đoán xem tôi vừa nghe được chuyện gì!"

4
Trong phần “Nguyên tắc viết cho báo phát thanh”, các ví dụ minh họa và những hướng dẫn, thủ thuật viết
cho phát thanh truyền hình được trích dịch từ giáo trình “News reporting and writing” của Missouri Group.
Nhập môn báo Phát thanh

17 8/17/2010


Hãy viết sao cho bài của bạn dễ nghe. Hãy dùng các câu ngắn, đơn giản, dùng động từ ở dạng chủ
động. Người ta hiếm khi dùng động từ ở thế bị động khi nói, vì nó có vẻ vướng víu và không tự nhiên. Ví
dụ, không nên viết “Các quầy báo đã được mở ra ở một số điểm quan trọng trong thành phố cho các báo
hằng ngày” mà nên viết “Ở một số trọng điểm trong thành phố đã có nhiều quầy bán báo hàng ngày” Trên
báo in có thể viết: “Các nhà khoa học vạch rõ rằng tỉ lệ sống sót của rùa con sau khi sinh ra hằng năm
thường thấp hơn so với tỉ lệ tử vong ”. Đã không có tỉ lệ cụ thể thì không nên dùng cách so sánh tỉ lệ mà
nên chuyển thành so sánh số lượng “Các nhà khoa học nói rằng hằng năm số rùa con mới sinh bị chết
nhiều hơn là số còn sống sót”
Bạn không nói vòng vo, dài dòng. Khẩu ngữ cũng cho phép sử dụng câu cụt, câu ngắn. Nhưng khẩu
ngữ cũng cho phép sử dụng những yếu tố dư, vì vậy, khi nói, bạn cảm thấy có từ nào đó mà thính giả khó
tiếp nhận thì cần nói them “có nghĩa là…” Ví dụ “việc ép cá khá phổ biến ở nông trại” có thể nói thành
“việc ép cá (có nghĩa là cho cá thụ tinh) khá phổ biến ở nông trại”. Ngôn ngữ viết do được gọt giũa nên
không có từ đệm, điều này trái ngược ở ngôn ngữ nói.Ví dụ: Dù thế nào chăng nữa (viết)  Dù thế nào đi
chăng nữa (nói), Người nông dân không an tâm… (viết)  Người nông dân khó mà an tâm… (nói) Những
câu văn đôi khi được liên kết với nhau một cách lỏng lẻo bởi những dấu ngang nối và thỉnh thoảng được
bắt đầu với liên từ "và" hay “nhưng", như trong ví dụ sau đây của AP:
(Spring Lake, North Carolina) – Aubrey Cox vẫn đang lẩn trốn cảnh sát. Nhưng anh ta có nhiều kinh
nghiệm – anh ta đã và đang làm điều đó suốt 41 năm.
Dùng khẩu ngữ đời thường không có nghĩa là bạn có thể dùng tiếng lóng hoặc những từ không phổ thông
hay sai ngữ pháp. Cũng không có nghĩa là bạn có thể sử dụng từ ngữ tục tĩu hay những cách diễn đạt thô
thiển. Nên nhớ là khán giả của bạn bao gồm công chúng thuộc mọi lứa tuổi và nhạy cảm.

- Giản dị, ngắn gọn
Sự đơn giản của lối viết cho phát thanh không phải là sự sơ lược mà có nghĩa là cần phải viết như thính giả
vẫn thường nghe. Và đây là một ngyên tắc viết cho báo nói. Phải luôn nhớ rằng mình đang viết cho người
ta nghe chứ không phải người ta xem, vì vậy cần tránh những từ dài, phức tạp và sáo rỗng. Đơn giản hóa từ
ngữ bất cứ chỗ nào có thể đươc (keep it simple, stupid: làm cho đơn giản, dễ hiểu KISS  keep it short,
simple: lám cho ngắn gọn, đơn giản) nguyên tắc vàng cho sự đơn giản: Mỗi ý một câu.câu ngắn, ý rõ.
Viết những đoạn dễ đọc, dễ nói. Dĩ nhiên cần có cả câu dài câu ngắn để tránh sự đơn điệu. để tránh viết

lủng củng, đừng vội viết ngay, hãy gạch đầu dòng các ý chính, sau đó sắp xếp các chi tiết, dữ kiện trong
suy nghĩ rồi hãy đọc nó lên. Rồi hãy viết  Nghĩ, nói, rồi hãy viết.
Nghiên cứu cho thấy, càng nghe nhiều thì càng nhớ ít. Thính giả bình thường khó nhớ trọn vẹn một nội
dung có thời lượng quá 30 giây.  viết ngắn, nói ngắn phải là một yếu tố quyết định của loại hình báo nói.
Mặc dù trên thực tế văn nói thường có xu hướng nhiều lời, bạn phải tập viết văn nói mà không trở
nên lắm lời. Điều đó có nghĩa là bạn phải viết ngắn gọn, súc tích. Hãy cắt bỏ tính từ và trạng từ. Hạn chế
đến mức tối đa dạng bị động. Hãy dùng các động từ mạnh ở dạng chủ động. Hãy đếm từng từ. Hãy diễn đạt
ngắn gọn.
Giữ cho ngắn có nghĩa là sàng lọc thông tin kỹ lưỡng bởi vì bạn thường không đủ thời gian cho cả
câu chuyện. Nhà báo truyền hình Ed Golden của hãng tin AP nói rằng cái mà đa số phát thanh viên của AP
mong muốn là viết hay, cô đọng để dễ theo dõi – để nghe kịp. Hãy xem trong ví dụ này, một tin thông tấn
được viết cho báo in có thể rút gọn lại cho phát thanh và truyền hình như thế nào. Đây là đoạn mở đầu
trong câu chuyện – gồm 10 đoạn của tin thông tấn AP:

DENVER (AP) – Hôm nay là lần đầu tiên trong vòng 25 năm, các giáo viên đình công đòi điều kiện
làm việc tốt hơn và vai trò lớn hơn trong hội đồng quản trị nhà trường. Họ vây thành các hàng rào
cản bên ngoài 107 trường công của thành phố.
Lãnh đạo nhà trường đã huy động các giáo viên dự bị, nhân viên hành chính và các giáo viên biên
chế từ chối tham gia đình công để duy trì hoạt động tại lớp cho 63000 học sinh.
Các hàng rào cản đã vây kín từ tảng sáng, không đầy 12 giờ sau khi các giáo viên biểu quyết để
đình công với tỉ lệ gần 2:1. Cuộc thương lượng đang tạm ngưng vào thứ bảy.
Chủ tịch hiệp hội Leonard Fox ước tính có 3000 trong số 3800 giáo viên của quận đã bỏ dạy để
tham gia đình công. Hiện tại chưa rõ mức độ ảnh hưởng. Không có báo cáo về bạo động. Quản lý
trường Irv Moskowitz cho biết tất cả các trường đã mở cửa và các nhân viên hành chính đã làm việc
để thay thế các giáo viên duy trì các lớp học hôm thứ ba.
Nhập môn báo Phát thanh

18 8/17/2010

“Một thời gian nữa, các bạn sẽ thấy chương trình của chúng tôi trở nên hiệu quả hơn,” Moskowitz

nói.
Câu chuyện tiếp tục trích dẫn lời một giáo viên tham gia biểu tình và một sinh viên trung học dễ
thương và kết thúc với hàng loạt con số về tiền lương, mức tăng lương và các khoản trợ cấp. Câu chuyện
trên được phát trên bản tin truyền hình AP như sau:
(Denver) – Lãnh đạo ngành giáo dục của Denver thông báo rằng tất cả trường công vẫn mở cửa
hôm nay bất chấp cuộc đình công của các giáo viên.
Họ cũng cho biết 63 ngàn sinh viên vẫn học bình thường dưới sự phối hợp điều hành của các nhân
viên hành chính, các giáo viên dự bị và giáo viên biên chế vượt qua được hàng rào cản của những
người đình công.
Hiệp hội ước tính có ba ngàn trong số 3800 giáo viên đang đình công.
Các giáo viên đã biểu quyết với tỉ lệ gần 2 chống 1 tối qua để bác bỏ đề nghị hợp đồng một năm.
Đây là cuộc đình công đầu tiên của các giáo viên ở Denver trong 25 năm qua.
Trong tin tức phát thanh truyền hình, khán thính giả chỉ nhận được những thông tin cốt lõi. Muốn
biết chi tiết, họ phải đọc thêm báo in. Nghiên cứu cho thấy, những người xem tin tức trên truyền hình
thường mất khá nhiều thời gian để đọc báo in. Họ đọc để có thêm một số thông tin tư liệu.
Golden đưa ra hai thủ thuật viết lại từ báo in sang phiên bản dành cho phát thanh truyền hình. Thứ
nhất, nếu câu chuyện phức tạp, hãy chẻ nó ra thành nhiều câu chuyện nhỏ. Thứ hai, hãy đọc kỹ từ
đầu đến cuối bài báo in trước khi viết lại cho phát thanh truyền hình. Nhiều khi, theo ông, góc nhìn tốt
nhất cho bài viết PTTH nằm ở những dòng cuối bài báo in.

Trong tin PTTH, viết cô đọng, súc tích là hết sức quan trọng ngay cả khi không eo hẹp về thời gian.
Những người viết cho PTTH không phí phạm từ ngữ, ngay cả trong phim tài liệu, nơi cung cấp bài viết có
chiều sâu về sự kiện. Hãy xem phóng viên kỳ cựu của CBS Edward R. Murrow mở đầu bộ phim tài liệu nổi
tiếng về tình cảnh những người lao động nhập cư ở Mỹ:
Đây là câu chuyện Mỹ khởi đầu từ Florida và kết thúc ở New Jersey và bang New York với một vụ
mùa. Đây là một phiên bản mới của những gì nhà văn John Steinbeck mô tả năm 1960 trong tiểu
thuyết "Chùm nho uất hận". Đây là câu chuyện của những người đàn ông, những phụ nữ và những
đứa trẻ, những người làm việc 136 ngày trong một năm với thu nhập vỏn vẹn 900 đôla/năm. Họ đi
xe đò. Họ đi xe tải. Họ đuổi theo mặt trời.
Murrow đã dùng các câu tường thuật đơn giản, viết ở thời hiện tại, ngắn gọn, thận trọng mà bất ngờ.

Văn phong ngẫu hứng mà gần gũi, đời thường. Cách viết đơn giản mà không đơn điệu. Sinh động và rõ
ràng.

- Thời sự, thân mật
Biên tập viên phát thanh đặt một tiêu chí của giá trị tin tức – tính cấp thời – trên những cái khác.
Khi nào một cái gì đó xảy ra thường quyết định việc một tin có được đưa trong bản tin hay không. Những
câu chuyện nóng được quyền ưu tiên hàng đầu.
Tin phát thanh được "đem in" nhiều lần trong ngày. Nếu một sự kiện nổi bật xảy ra thì một chương
trình thường lệ có thể bị ngắt giữa chừng. Phát thanh là phương tiện truyền thông "bây giờ". Tầm quan
trọng của tính cấp thời chi phối mọi thứ trong việc đưa tin phát sóng, từ việc tường thuật cái gì cho đến
tường thuật như thế nào. Thậm chí với phim tài liệu hoặc những mảng chuyên sâu, truyền hình và phát
thanh cũng luôn luôn thổi vào đó hơi nóng của tính cấp bách, cảm giác mạnh của thời hiện tại, và xoáy vào
cái gì đang diễn ra bây giờ.
 Phát thanh đạt được tính tức thời phần nào bởi việc né tránh thời quá khứ và nhấn mạnh thời hiện tại và
tương lai bất cứ lúc nào có thể.
Lưu ý rằng phát thanh thường dùng thể tiếp diễn để biểu thị tính liên tục của hành động. Tất nhiên,
để cho chính xác, thời quá khứ đôi khi cũng cần thiết, như trong câu “ Gia đình Luciana Ross từng sở
hữu…”. Lưu ý rằng, tuy vậy, những người viết cho phát thanh phải nhấn mạnh vào cái đang diễn ra – bây
giờ.
Đôi khi ý nghĩa của tính cấp thời được nhấn mạnh bởi sự tăng cường của các yếu tố thời gian. Bạn
có thể nói "chỉ vài phút trước đây", hoặc, trong bản tin buổi sáng, "sáng nay". Nếu ở đây không có nguy cơ
của sự sai lệch hay ý đồ dối trá, lường gạt thì việc xác định chính xác thời gian có thể bỏ qua. Về một sự
kiện trong tương lai, báo nói nên thay từ “sẽ” bằng từ “sắp” làm bạn nghe đài cảm giác sự kiện ấy chỉ đến
trong nay mai
Nhập môn báo Phát thanh

19 8/17/2010

Ví dụ, nếu có sự việc gì xảy ra hôm qua, hôm nay có thể được tường thuật như thế này:
Đám cháy mới đây tại miền nam California đang ở trong tầm kiểm soát.

Nếu thời quá khứ được dùng trong lời dẫn nhập, yếu tố thời gian nên được sử dụng: Quốc hội đã gửi
dự thảo sửa đổi phúc lợi xã hội lên chính phủ đêm qua, hoàn thành vừa kịp trước kỳ nghỉ xuân.
Cách tốt nhất để tránh thời quá khứ là không đưa tin nguội. Bạn có thể làm điều đó bằng cách cập
nhật cho câu chuyện hôm qua. Bằng lời dẫn với diễn biến mới hoặc chi tiết mới, bạn có thể sử dụng thời
hiện tại.
Hãy nhớ rằng, phát thanh là "live" – trực tiếp. Bài viết của bạn phải mang đặc tính quan trọng đó.

- Diễn đạt rõ ràng
Khác với bạn đọc của báo in, khán thính giả truyền hình không thể quay trở lại bản tin. Họ chỉ được
nhìn thấy hoặc nghe thấy một lần, và sự chú ý của họ lúc tăng lúc giảm. Như vậy, bạn phải cố gắng nhiều
hơn để viết rõ ràng và chính xác. Tất cả những nỗ lực xoay quanh vấn đề viết cô đọng, súc tích cũng trở
nên vô dụng nếu thông điệp đó không hiểu được. Thà không tường thuật gì hết còn hơn là lấp đầy thời gian
phát sóng bằng những thông điệp không có ý nghĩa.
Sự rõ ràng đòi hỏi bạn phải viết đơn giản trong những câu ngắn. Đừng cố gắng tìm từ đồng nghĩa.
Đừng sợ việc lặp lại một số từ và cụm từ. Giao tiếp miệng nhiều khi cần nhắc lại. Tránh dùng từ nước
ngoài, từ La tinh. Tránh dùng các cụm từ dạng "cái trước", "cái sau", "người trước", người sau" (ví dụ –
trong hai người đó, người trước đã chết, người sau còn sống). Nhắc lại tên riêng trong câu chuyện tốt hơn là
dùng đại từ thay thế. Người nghe có thể dễ dàng quên tên nhân vật mà đại từ ám chỉ.
Đừng để bị cám dỗ viết câu có mệnh đề phụ. Thay vào đó hãy biến nó thành những câu độc lập.
Hãy giữ cho chủ ngữ gần với động từ. Bít lỗ hổng giữa chủ thể và hành động. Hãy xem ví dụ sau:
Hôm nay, gần Braden, Tennessee, một người đàn ông vẫy viên cảnh sát xa lộ lại và báo rằng có một
tù nhân đang ẩn náu trong nhà ông ta. Tù nhân, một trong năm người đã trốn khỏi nhà tù Fort
Pillow hôm thứ bảy, đã đầu hàng không kháng cự.

Trong mẩu tin trên, câu thứ hai có đến 14 chữ đứng giữa chủ ngữ "tù nhân" và động từ "đầu hàng". Đến khi
phát thanh viên đọc tới động từ thì nhiều người nghe có thể đã quên béng chủ thể là ai. Câu chuyện sẽ dễ
hiểu hơn nếu được viết thế này:
Hôm nay, gần Braden, Tennessee, một người đàn ông báo với viên cảnh sát xa lộ là có một tù
nhân đang ẩn náu trong nhà ông ta. Người tù đã đầu hàng không kháng cự. Đây là một trong năm
tù nhân đã trốn khỏi nhà tù Fort Pillow hôm thứ bảy.

Để đạt được sự rõ ràng, bạn cũng không nên dùng những cách nói thâm thúy, bóng bẩy. Chẳng phải
vì khán thính giả không đủ thông minh để hiểu, mà chỉ đơn giản là họ sẽ không có thời gian. Một câu nói
thâm thúy cần có thời gian để ngẫm ngợi. Nếu người nghe dừng lại để thưởng thức nó (trước hết họ phải
hiểu nó), họ sẽ không nghe được phần tiếp theo. Những người phụ trách chuyên mục giỏi giang cũng
thường gặp sai lầm như những bình luận viên phát thanh. Không hiếm khi người nghe phải hỏi: "Vừa rồi là
cái gì?"
Tất nhiên, có ngoại lệ. Trong phim tài liệu và các bài bình luận người viết được phóng bút hơn.
Ngay cả cách nói văn vẻ cũng có thể tỏa sáng, như khi bình luận viên Eric Sevareid kết thúc lời bình của
mình trong ai điếu dành cho Martin Luther King Jr.:
Như vậy, cuộc đời ông không phải là một cuộc hành trình xuyên bóng tối. Phải gọi đó là hành trình
hướng tới ánh sáng.
Dù vậy, nhìn chung chuyện diễn thuyết văn vẻ không được ưa chuộng trong các bản tin PTTH. Tệ
hại hơn nếu đó là tập hợp của các số liệu. Đừng làm ù đầu khán thính giả với tràng giang đại hải những con
số. Nếu bạn phải thống kê, hãy phân nhỏ chúng ra cho dễ hiểu. Ví dụ, thay vì nói "có khoảng 40 triệu người
hút thuốc ở Mỹ", ta nói "cứ sáu người Mỹ thì có một người hút thuốc". Bạn có thể phải nêu ra một chương
trình Liên bang tiêu hao bao nhiêu tỷ đôla, nhưng bạn sẽ giúp người nghe dễ hiểu hơn nếu bạn nói rằng một
người có mức lương trung bình sẽ phải gánh thêm 73 đô la mỗi năm trong vòng năm năm sắp tới.

Vì lợi ích của khán thính giả, tốt nhất khi viết bạn hãy nhấn mạnh tính cấp thời và dùng khẩu ngữ đời
thường, ngắn gọn và rõ ràng.

- Mở đầu hấp dẫn
Nhập môn báo Phát thanh

20 8/17/2010

a. Viết lời dẫn cho PTTH
Các phóng viên của cả báo in và PTTH đều phải lôi cuốn sự chú ý của khán thính giả. Tuy nhiên,
người ta thường vừa nghe radio hay xem TV vừa làm việc gì đó, vì vậy khi viết cho PTTH bạn phải lôi
cuốn sự chú ý của họ bằng những cách khác nhau.

Cách thứ nhất là chuẩn bị cho khán thính giả của bạn điều gì sẽ đến. Bạn nhắc các khán thính giả để
chắc chắn rằng họ đang chú ý. Cho hiệu quả, bạn bảo, “Bây giờ, mời quý vị nghe…”. Bạn giới thiệu câu
chuyện bằng một lời tổng quát, một điều gì đó gây sự chú ý của khán thính giả, và sau đó đi vào chi tiết. Ví
dụ như:
Cuộc đình công của giáo viên Springfield chưa giải quyết được vấn đề gì. Lãnh đạo nhà trường và
đại diện hiệp hội đã không đi đến một thỏa thuận nào vào ngày hôm qua. Họ sẽ ngừng đàm phán
trong vòng ít nhất một tuần.

Đôi khi lời dẫn, hay câu mồi, là một cụm từ đơn giản:
Đây là cuộc quyết đấu gai góc đầu tiên của cầu thủ trẻ Rick Ankien. Trong hiệp ba anh vượt qua
bốn đối thủ và ném năm quả như trời giáng. Đội St.Louis Cardinal dẫn hai điểm trước đội Atlanta
Braves trong hiệp đầu của trận đấu đầu tiên ở giải ngoại hạng (bóng chày).

Có khi câu mở đầu xâu chuỗi lại một số tin bài:
Đã xảy ra nhiều tai nạn tại vùng lân cận Springfield hôm nay.

"Gợi mở" chỉ là một phương pháp mào đầu câu chuyện PTTH. Những lời dẫn khác đi thẳng vào “cái
gì” và “ai”, “ở đâu” và “khi nào”. Trong tin PTTH “cái gì” là quan trọng nhất, sau đó là ”ai” đã làm “cái
gì”. Thời gian và nơi chốn có thể được đưa trong lời dẫn, nhưng “tại sao” và “thế nào” thì ít khi. Nếu thời
gian cho phép, “tại sao” và “thế nào” có thể đến sau trong bài viết, nhưng thường thì chúng được bỏ qua.
Những từ đầu tiên trong lời dẫn là quan trọng nhất. Đừng để người nghe phải đoán non đoán già là
câu chuyện đang nói về cái gì. Đừng mở đầu với một mệnh đề phụ thuộc hay với cụm giới từ, như trong ví
dụ sau:
Với sự ủng hộ mạnh mẽ của thống đốc Whitman, dự thảo lần thứ hai về việc cắt giảm chi phí bang
đang nằm trong lịch trình chờ quyết định cuối cùng của Thượng viện hôm nay.

Những từ mở đầu sẽ vô nghĩa nếu không có “cái gì” theo sau. Người nghe có thể không biết bạn
đang nói về điều gì. Giới thiệu câu chuyện thế này sẽ hay hơn:
Hôm nay, Thượng viện sẽ bỏ phiếu cắt giảm chi phí bang – với sự ủng hộ mạnh mẽ của Thống đốc
Whitman.



Giống như cách bạn làm trong lời dẫn nhập cho một bài báo in, bạn giới thiệu trước về thân thế nhân
vật, sau đó mới nêu tên người đó vì nếu không, người nghe có thể không nắm bắt được. Hãy làm theo cách
sau:
Cựu chiến binh Kansas City, Kansas, doanh nhân và là một quan chức của thành phố, ông Ivar
Larson đã qua đời hôm qua tại nhà điều dưỡng ở tuổi 83.

Đừng dẫn lầm. Ngôn ngữ của lời dẫn phải tạo nên một âm hưởng và tâm trạng thích hợp cho câu
chuyện. Hãy lôi cuốn sự chú ý; hãy khiêu khích một chút. Hãy trả lời các câu hỏi chứ đừng nêu câu hỏi.
Lời dẫn bằng câu hỏi được dùng trong thương mại. Hãy dắt người nghe vào câu chuyện của bạn.
b. Viết lời chuyển và lời kết
Các nhà báo PTTH phải học cách viết một kiểu lời dẫn khác , gọi là lời chuyển, để đưa vào một
đoạn băng trích từ một nguồn tin hay một phóng viên khác. Nhiệm vụ của lời chuyển là để dựng lên bối
cảnh bằng cách nói ngắn gọn “ở đâu”, “khi nào” và đôi khi “cái gì”, và để giới thiệu nguồn tin hay phóng
viên thực hiện. Lời chuyển nên chứa đựng một điều gì đó trọng yếu. Ví dụ:
Hội thẩm đoàn tối cao đã quyết định không kết án một thiếu niên ở Springfield tội giết cha. Jan
Morrow đưa tin ban hội thẩm cho rằng cái chết là một tai nạn.
Lời chuyển phải tạo được sự quan tâm. Đôi khi cần nhiều câu hơn để dựng lên một bối cảnh, ví dụ:
Sáng nay, tất cả chúng ta sẽ được nghe tuyên bố chính thức về mức sụt giá của đồng đôla trong
tháng qua. Chỉ số tiêu dùng cho tháng Ba dự báo sự tăng đột biến trong các giá bán lẻ. Tỷ lệ lạm
Nhập môn báo Phát thanh

21 8/17/2010

phát là một phần trăm trong tháng giêng và một phẩy hai phần trăm trong tháng Hai. Sau đây là
những ghi nhận về nạn lạm phát của Bill McKinney.
Hãy lưu ý đừng lặp lại trong lời chuyển những gì trong câu chuyện. Giống như ở báo in, tít báo
không nên chôm chỉa từng từ trong lời dẫn nhập, trong phát thanh truyền hình, lời chuyển không nên nhai
lại những câu mở đầu của phóng viên. Người viết phải thông suốt nội dung tin bài trong trật tự đã ghi băng

để viết một lời chuyển hợp lý.
Sau mỗi phần tường thuật, có lẽ bạn sẽ muốn đúc kết lại câu chuyện trước khi bước qua mục kế tiếp.
Lời kết đặc biệt quan trọng trong bản tin radio vì thính giả không được nhìn để nhận diện người vừa nói.
Nếu câu chuyện về buổi đàm phán nhằm giải quyết cuộc đình công do Evelyn Turner tường thuật, bạn nên
kết thúc bài báo của cô bằng cách bổ sung thông tin:
Turner cho biết cuộc thương lượng sẽ được tiếp tục ngày mai.
Một thông báo như vậy sẽ cho câu chuyện của bạn một kết thúc và phân tách nó rõ ràng với câu
chuyện tiếp theo.
c. Viết lời bình
Viết lời bình thực sự bắt đầu với việc chọn một chủ đề và quyết định nó sẽ được ghi hình như thế
nào. Việc viết tiếp tục trong quá trình biên tập, sàng lọc và được hoàn tất khi biên tập viên đã có những
hình ảnh rõ ràng trong đầu.
Lời bình và hình ảnh phải bổ sung cho nhau, không bao giờ cản trở nhau, không bao giờ phớt lờ
nhau. Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là móc nối từ ngữ với hình ảnh. Nếu bạn không làm vậy, người xem sẽ
không nắm bắt được thông điệp vì họ sẽ lớ ngớ không hiểu những hình ảnh đang nói về cái gì.
Tuy nhiên, bạn có thể bám sát hình ảnh bằng cách chỉ ra sự rành mạch trong sự tính toán tỉ mỉ. Bạn
cần phải tránh cả hai thái cực và sử dụng cái mà Russ Bensley, trước đây ở CBS News, gọi là kỹ thuật
“đánh du kích”(hit-and-run). Điều đó có nghĩa là ở điểm bắt đầu của cảnh hay khi chuyển cảnh, bạn phải
nói cho người xem biết bạn đang ở đâu hay điều gì đang xảy ra. Chỉ khi nào bạn đã vào trong cảnh, lời bình
có thể khái quát hơn và đỡ bị trói buộc vào hình ảnh.
Giả sử bản tin đang nói đến diễn biến cuộc đình công của nhân viên bệnh viện và cảnh mở đầu quay
những người đình công bên ngoài bệnh viện. Bạn có thể giải thích hình ảnh bằng lời nói:
Các nhân viên bệnh viện vẫn đang làm rào vây bệnh viện Mercy hôm nay khi cuộc đình công của họ
bước vào tuần thứ ba.
Người xem giờ đây hiểu được hai điều không rõ nếu chỉ nhìn vào hình ảnh: ai đang đình công và ở
đâu. Sau đó, nếu chuyển sang hình ảnh người ngồi quanh bàn đàm phán, bạn lại phải xác định bối cảnh cho
người xem:
Trong khi đó, lãnh đạo bệnh viện và đại diện hiệp hội đang tiếp tục đàm phán – xem chừng chẳng
đi đến kết quả nào.
Chỉ khi bạn kết nối được lời với hình ảnh, bạn mới tiếp tục tường thuật các chi tiết khác về cuộc đình

công. Lời bình được mong đợi để cung cấp thông tin không chứa trong hình ảnh. Nói cách khác, bạn không
chỉ bình luận về hình ảnh mà còn phải làm cho nó hoàn chỉnh hơn. Một phần của nhiệm vụ đó là cho bản
tin một lời đúc kết, nhận định hay một kết thúc mạnh. Đừng lắt léo và cũng đừng thẳng tuột (đơn điệu), mà
hãy cho câu chuyện một kết thúc. Đây có thể là một kết thúc cho câu chuyện đình công:
Những người đình công, lãnh đạo bệnh viện, các bệnh nhân và gia đình của họ đồng tình với một
hiệu quả chắc chắn của cuộc đình công – đây không phải là lúc để đau ốm.
Giờ đây bạn đã biết vài nguyên tắc viết tin cho PTTH, bạn phải học cách chuẩn bị bài viết.

Chuyên đề: CHỌN LỌC TIN TỨC CHO PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

Khi chiếc máy bay phản lực Concorde của hàng không Pháp đâm xuống một khách sạn ở ngoại ô
Paris, ít có ai biết được tin tai nạn này đầu tiên nhờ báo in. Tường thuật cấp thời chính là khả năng tốt
nhất của phát thanh và truyền hình. Chính các đài phát thanh và truyền hình đã tường thuật cho mọi người
có quan tâm trên toàn thế giới các chi tiết của vụ việc vừa xảy ra, và nhắc lại những gì tường thuật trước
đó cho ai đã bỏ sót những thông tin đầu tiên.
Tất nhiên, các phóng viên phát thanh và truyền hình không phải lúc nào cũng có mặt ngay tại chỗ để
ghi nhận sự kiện trong lúc nó đang diễn ra. Thường là họ phải viết và tường thuật tin tức sau khi nó xảy ra.
Viết tin cho phát thanh và truyền hình là một nghề tương đối mới. Một số người đã được nghe những bản
tin phát thanh đầu tiên vào năm 1920, và đến cuối những năm 1920, người ta được xem những tiết mục
Nhập môn báo Phát thanh

22 8/17/2010

truyền hình thử nghiệm đầu tiên. Ngày nay, rất nhiều người nói rằng truyền hình là nguồn thông tin chính
của họ.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, số lượng nhật báo trong nước (Mỹ) ngày càng giảm đi trong khi
số lượng các đài phát thanh và truyền hình tiếp tục tăng lên. Đa số các đài phát thanh và truyền hình đều
cố gắng để ít nhất cũng có được một số tin độc quyền do các thông tín viên hoặc phóng viên của đài thực
hiện. Chọn lọc tin và viết tin cho phát thanh và truyền hình khác với báo in. Sự khác nhau bắt nguồn
chủ yếu từ công nghệ ứng dụng trong in ấn và phát sóng.

Chương này tìm hiểu những sự khác nhau đó và bàn về cách tường thuật tin và viết tin cho phát
thanh và truyền hình. Nói đúng ra, ngày nay, nhiều người tiếp nhận tin tức "phát sóng" của họ qua truyền
hình cáp, nhưng do thiếu thuật ngữ, chúng ta vẫn gọi là tin phát sóng. Cách viết tin trực tuyến sẽ nói ở
chương 20.


1. TIÊU CHÍ ĐỂ CHỌN LỌC TIN TỨC CHO PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
Chúng ta đã học những tiêu chí căn bản của việc đưa tin ngày nay: quan trọng, hữu ích và thú
vị. Bạn cũng đã được biết các tiêu chí đặc biệt của giá trị tin tức: tác động, xung đột, bất thường, nổi bật,
gần gũi và cấp thời. Tất cả các tiêu chí đều tác động đến việc chọn lọc tin của báo in và phát thanh truyền
hình. Tuy nhiên, các biên tập viên của phát thanh truyền hình coi trọng tính cấp thời hơn tất cả các giá trị
khác, và thêm ba tiêu chí nữa để phân biệt tin tức phát thanh truyền hình với tin tức báo in: tính thông tin,
tác động nghe nhìn, yếu tố con người.
1.1. Tính cấp thời
Biên tập viên phát thanh và truyền hình đặt một tiêu chí của giá trị tin tức – tính cấp thời – trên
những cái khác. Khi nào một cái gì đó xảy ra thường quyết định việc một tin có được đưa trong bản tin hay
không. Những câu chuyện nóng được quyền ưu tiên hàng đầu.
Tin phát thanh truyền hình được "đem in" nhiều lần trong ngày. Nếu một sự kiện nổi bật xảy ra thì
một chương trình thường lệ có thể bị ngắt giữa chừng. Phát thanh và truyền hình là phương tiện truyền
thông "bây giờ". Tầm quan trọng của tính cấp thời chi phối mọi thứ trong việc đưa tin phát sóng, từ việc
tường thuật cái gì cho đến tường thuật như thế nào. Thậm chí với phim tài liệu hoặc những mảng chuyên
sâu, truyền hình và phát thanh cũng luôn luôn thổi vào đó hơi nóng của tính cấp bách, cảm giác mạnh của
thời hiện tại, và xoáy vào cái gì đang diễn ra bây giờ.
1.2. Tính thông tin
Tính cấp thời thường quyết định tại sao một tin bài được phát sóng. Chính yếu tố thời gian quyết
định điều đó được tường thuật như thế nào. Do thời gian phát sóng bị hạn chế, tin phát thanh truyền hình
nhấn mạnh cái gì và ở đâu hơn là tại sao và như thế nào. Nói cách khác, các biên tập viên nói chung chú
trọng vào thông tin hơn là giải thích. Phần lớn các câu chuyện phải được kể trong vòng 20 đến 30 giây,
hiếm khi một câu chuyện kéo dài hơn hai phút. Một phút của tin đọc to chỉ được 15 dòng, hoặc khoảng 150
chữ. Trừ thời gian quảng cáo ra thì nửa giờ bản tin chỉ còn 22 phút tin, tương đương với nửa trang báo

khổ lớn. Các phóng viên phát thanh và truyền hình hiểu rằng họ không có điều kiện để cung cấp cho khán
thính giả tường tận mọi điều về câu chuyện, và như thế họ đành phải thường xuyên chấp nhận là người
nghe hoặc người xem sẽ tìm đến báo in hoặc các tạp chí tin tức để tìm hiểu thêm thông tin cơ sở và các chi
tiết.
1.3. Tác động nghe nhìn
Sự khác biệt khác giữa tin phát sóng và tin in ấn là kết quả của các công nghệ, kỹ thuật ứng dụng.
Một số tin tức được chọn cho phát thanh do phóng viên ghi được âm thanh sôi động từ hiện trường. Một số
tin được chọn cho truyền hình vì sự lôi cuốn, hấp dẫn của hình ảnh. Vì lý do này, những tin tức về các vụ
tai nạn hay hỏa hoạn có thể gây chú ý chỉ trên một cột của tờ báo nhưng lại có thể chiếm một vị trí quan
trọng trong một bản tin truyền hình. Nếu một nhóm phóng viên truyền hình đem về đài những hình ảnh
sống động về sự kiện thì tin đó sẽ nổi trội hơn ở bản tin kế tiếp, bất chấp ý nghĩa của nó như thế nào.
1.4. Con người
Một sự khác biệt quan trọng khác giữa tin phát thanh truyền hình và tin báo in là phát thanh
truyền hình thường cố gắng truyền đạt tin tức thông qua con người. Phát thanh truyền hình đi theo cái gọi
là "khuôn mẫu viết cổ điển" như Rudolf Flesch đã mô tả trong cuốn "Nghệ thuật viết dễ đọc": phát hiện
vấn đề, phát hiện nhân vật liên quan đến vấn đề, và kể cho chúng ta anh ấy hoặc cô ấy đang hành động
như thế nào. Phóng viên phát thanh và truyền hình tìm kiếm những con người hay gia đình tiêu biểu, người
nào đó bị ảnh hưởng, chịu tác động bởi câu chuyện hoặc là nhân vật chính của câu chuyện. Thay cho việc
Nhập môn báo Phát thanh

23 8/17/2010

sử dụng các thuật ngữ trừu tượng không có âm thanh và hình ảnh, các nhà báo truyền hình làm cho câu
chuyện trở nên gần gũi với mọi người…

5. CHUẨN BỊ BÀI VIẾT CHO PTTH
5

Chuẩn bị bài viết cho phát thanh viên đọc khác với chuẩn bị bản thảo cho người xếp chữ. Mục đích của bạn
là làm một bài viết dễ đọc cho phát thanh viên và dễ nghe, dễ hiểu cho khán thính giả. Những điều sau sẽ

giúp bạn hoàn thành hai mục đích đó.
5.1. Khuôn mẫu
Đa số biên tập viên tin PTTH đòi hỏi bài viết dùng khoảng cách hàng ba. Hãy để trống 5 – 7.5 cm
(2–3 inches) ở đầu trang và 2.5 – 5 cm (1–2 inches) ở cuối trang. Ngày càng nhiều phòng tin truyền hình có
hệ thống máy tính để tạo khuôn mẫu cho tất cả các văn bản.
Với bản tin phát thanh, hãy cài đặt máy tính của bạn sao cho có khoảng 70 ký tự trên một dòng (xem
hình 19.2). Mỗi dòng sẽ có khoảng 10 chữ, và phát thanh viên sẽ đọc trung bình 15 dòng trong một phút.
Hầu hết các đài yêu cầu bạn viết mỗi câu chuyện trên một tờ giấy riêng. Bằng cách đó, thứ tự của các câu
chuyện có thể được đảo lại, hoặc các câu chuyện có thể thêm vào hay bớt đi một cách dễ dàng. Nếu một
câu chuyện kéo dài quá một trang giấy, viết "CÒN NỮA” trong ngoặc đơn ở cuối trang.
Hãy viết bản tin truyền hình ở nửa bên phải của trang giấy. Mỗi dòng có khoảng sáu chữ, và phát
thanh viên sẽ đọc trung bình 25 dòng trong một phút. Dành nửa trái của trang cho thông tin về hình ảnh và
âm thanh. Thông tin này, phát thanh viên sẽ không đọc, thường được đánh máy tất cả bằng chữ in hoa. Bài
viết cho phát thanh viên đọc thường được viết hoa và viết thường. Trong bài viết cho truyền hình, hãy đánh
số các câu chuyện và bắt đầu mỗi câu chuyện trên một trang giấy riêng. Nếu câu chuyện kéo dài quá một
trang giấy, viết “CÒN NỮA” trong ngoặc đơn ở cuối trang.
Đừng ngắt các từ ra, phải kết thúc mỗi trang với một câu hoàn chỉnh, và tốt nhất với một đoạn văn
hoàn chỉnh. Như vậy nếu lỡ trang tiếp theo bị thất lạc giữa buổi phát, phát thanh viên ít nhất có thể kết thúc
với một câu hay một đoạn văn hoàn chỉnh.
Ở nhiều đài phát, bài viết được chuẩn bị cho máy nhắc – một thiết bị cơ hoặc điện tử đặt phía trên
ống kính camera ở trường quay – vì vậy phát thanh viên như nói thẳng vào trong ống kính. Bài viết cho
máy nhắc thường được đánh vào cột giữa trang.
Ghi ngày tháng vào trang đầu của bài viết, và ghi tên của bạn vào mỗi góc trái trên của trang. Các
đài phát khác nhau trong các qui định này. Đạo diễn thời sự địa phương sẽ đặt tựa đề ngắn – đặt tên – cho
mỗi câu chuyện để dễ nhận biết (ví dụ “sóng thần”, “hạn hán”) và xác định vị trí của nó. Một vài đạo diễn
cho rằng tựa đề ngắn để nhận biết (the slug) bao hàm cả thời lượng của buổi phát. Nếu một câu chuyện kéo
dài sang trang thứ hai, đánh dấu dưới tựa đề của nó “trang 2”, “trang 3” v.v…
Các đài phát với các phòng tin được vi tính hóa có thể sử dụng phần mềm đánh máy để chỉnh sửa
đôi chút các khuôn mẫu này.
5.2. Tên và chức danh

Trong văn phong phát thanh truyền hình, không giống như văn phong của báo in, tên của các nhân
vật quen biết, ngay cả trong lần giới thiệu đầu tiên, được rút gọn lại. Bạn có thể nói "Thượng nghị sĩ Kerrey
từ Nebraska" hoặc " Thống đốc Shaheen từ New Hampshire”. Tên đệm thường không được nêu trừ phi
chúng là thành phần cơ bản của một cái tên (Edward R. Murrow) hoặc trừ phi chúng cần thiết để phân biệt
hai người có cùng tên họ (chỉ khác tên đệm).
Chức danh nên luôn luôn đi trước tiên để cho người nghe được chuẩn bị sẵn sàng để nghe cái tên đó.
Khi bạn sử dụng chức danh, tên và tên đệm thường không được nêu mà chỉ nêu họ (với tên người nước
ngoài, không áp dụng cho tên VN). Ví dụ, phát thanh viên sẽ nói " Phó tổng thống Cheney" và "Chánh văn
phòng chính phủ Powell". Báo in viết cả những cái tên như Elmer J. "Lucky" Cantrell. Trong phát thanh
truyền hình, hoặc sử dụng tên hoặc bí danh, chứ không bao giờ sử dụng cả hai.
5.3. Phát âm
Nhiệm vụ của người viết là giúp đỡ phát thanh viên phát âm chính xác tên người và tên địa danh. Để
làm điều đó, hãy viết hẳn ra cách phát âm các tên khó trong ngoặc đơn. NBC có hẳn danh sách tra cứu của
mình, và một số đài khác có hẳn cẩm nang riêng. Hãy tra cứu những cái tên khó trong các cuốn từ điển.
Nếu bạn không tìm thấy cái tên đó ở đây, hãy gọi điện mà hỏi nhân viên lãnh sự hay đại sứ quán. Nếu cái
tên bạn tìm xuất phát từ một thành phố nào đó của Liên bang (Mỹ), hãy thử gọi đến thư viện thành phố đó.

5
Trong phần “Chuẩn bị bài viết cho PTTH”, các ví dụ minh họa và những hướng dẫn, lưu ý khi viết cho
phát thanh truyền hình được trích dịch từ giáo trình “News reporting and writing” của Missouri Group.
Nhập môn báo Phát thanh

24 8/17/2010

Ở đây chẳng có một qui tắc nào để một số người phát âm những cái tên của họ hay để phát âm tên một số
vùng. Đừng giả định. Đừng đoán mò. Hãy tìm cho ra.
Đây là ví dụ viết hẳn cách phát âm một cái tên ra như thế nào:
Giới lãnh đạo Palextine đã đưa ra tuyên bố sau khi người lãnh đạo Palextin Yasser Arafat (Giat-xơ
A-ra-phát) và thủ tướng Ixrael Ehud Barak (Et-hút Ba-rắc) thỏa thuận ngừng bắn trong thời gian
diễn ra hội nghị khẩn cấp.

5.4. Viết tắt
Nhìn chung, người ta không viết tắt trong bài viết cho phát thanh truyền hình. Một từ được viết hẳn
ra thì dễ đọc hơn là viết tắt. Đừng viết tắt tên các nước, tên bang, tỉnh, tháng, ngày trong tuần hay là các
chức danh quân đội. Ở đây có những ngoại lệ, và khi bạn sử dụng chúng, hãy dùng dấu ngang nối thay vì
dấu chấm bởi vì dấu chấm cuối cùng trong chữ viết tắt có thể bị nhầm lẫn như là chấm hết câu. Cần lưu ý:
không ai đọc chữ tắt V.A.C là vác mà vẫn phải đọc từng chữ cái thành 3 âm tiết vê – a – xê  cách đọc
này còn khó hiểu hơn cách đọc vườn – ao – chuồng. như vậy báo in chỉ cần viết “sản xuất theo mô hình
VAC” nhưng báo nói cần viết “sản xuất theo phương thức Vườn – Ao – Chuồng”. Trên báo viết có thể có
những tin như “Phong Nha – Kẻ Bàng vừa được UNESCO chính thức công nhận là di sản thiên nhiên và
văn hóa lịch sử thế giới” (TT, 4.7.2003). Tin này không cần giải thích thêm UNESCO vì từ này khá quen
thuộc với bạn đọc trung bình, người nào không hiểu có thể tra trong từ điển thông thường. Nhưng báo nói
thì nhất thiết phải giải thích: “Phong Nha – Kẻ Bàng vừa được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
Liên hiệp quốc UNESCO chính thức công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa lịch sử thế giới” hoặc
“Phong Nha – Kẻ Bàng vừa được UNESCO - tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc -
chính thức công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa lịch sử thế giới”.
5.5. Các ký hiệu và con số
Đừng dùng các ký hiệu trong bài viết cho phát thanh truyền hình bởi vì phát thanh viên đọc một từ
dễ hơn nhiều so với việc họ phải nhớ một ký hiệu. Không bao giờ sử dụng ký hiệu đô la ($), hoặc ký hiệu
phần trăm (%). Cũng không viết tắt chữ number (no.) Thay vì viết USD, kM, ha, m
2
… nên viết đô la Mỹ,
kilô oát, hécta, mét vuông cho dễ đọc.
Loic Hervouet đã nói “Không có gì trừu tượng hơn là những con số, nhất là khi con số vượt quá tầm
tưởng tượng của người đọc” . Chúng ta thường quên rất nhanh những con số nếu chúng không có gì đặc
biệt. Nhưng những hình ảnh do con số tạo ra lien quan tới đời sống thiết than của mình thì được lưu giữ lâu
hơn. Con số để đọc khác con số để tai nghe. Con số cho đôi mắt có thể rất chính xác, nhưng con số cho đôi
tai phải là con số có hình ảnh, dễ hình dung được và do đó hiểu được ngay kích cỡ của nó. Ở đây chấp nhận
hiện tượng làm tròn gần đúng, cốt sao cho dễ hiểu. Con số gọn hơn thì dễ nhớ hơn. (giữa 29% và 30% thì
nên chọn cách thứ hai. Giữa 3025 người và hơn 3000 người thì nói “hơn ba ngàn người” gọn hơn và dễ nhớ
hơn “ba ngàn không trăm hai mươi lăm người”).

Chữ số có thể là cả một vấn đề cho người đọc lẫn người nghe. Như trong báo in, hãy viết ra bằng
chữ từ số một đến số chín. Và thêm cả số mười một nữa, bởi vì số 11 có thể không dễ nhận ra là chữ số.
Viết bằng số từ 10, 12 đến 999. Mắt người có thể dễ ghi nhận số có ba chữ số, nhưng hãy viết ra bằng chữ
các số "nghìn", "triệu", "tỷ" – ví dụ, 3,800,000 viết thành "ba triệu, tám trăm nghìn". Hãy viết ra bằng chữ
các số lẻ (hai triệu rưỡi đô la) và các dấu đặt sau số đơn vị khi ghi số thập phân (ba phẩy hai phần trăm).
Một số đài có ngoại lệ. Chữ số thường xuyên được sử dụng cho thời gian, tỷ số thể thao, thống kê, tường
thuật thị trường chứng khoán, và địa chỉ.
Thông thường, bạn có thể làm tròn số. Giả dụ 43,3 phần trăm có thể được viết thành "gần một nửa".
Nhưng đừng bao giờ nói "hơn một trăm" nếu biết chính xác có 104 người chết trong trận động đất. hay phải
viết “Vụ tai nạn thảm khốc này đã làm 28 người chết” chứ đừng dại dột làm tròn “Vụ tai nạn thảm khốc
này đã làm gần 30 người chết”

5.6. Trích dẫn và nêu nguồn tin
Phần lớn các nhà báo truyền hình chẳng mấy khi dùng dấu ngoặc kép trích dẫn. Bởi vì thật khó mà
chỉ cho người nghe những từ nào là được trích dẫn, hãy sử dụng cách trích dẫn gián tiếp hoặc là thay bằng
một đoạn diễn giải.
Nếu thực sự quan trọng đối với người nghe là biết được chính xác những từ nào do ai nói (khi trích
dẫn những lời gây sốc, phê phán hay có thể là phỉ báng), hãy giới thiệu đoạn trích dẫn bằng cách nói "theo
lời ông ta", "với những lời này", "cái bà ta gọi là", hoặc "ông ta nói thế này". Phần đa người viết tránh dùng
hình thức " trích dẫn" hoặc " không trích dẫn", mặc dù "trích dẫn" vẫn được dùng nhiều hơn là "không trích
dẫn". Hãy lưu ý ví dụ sau đây:
Nhập môn báo Phát thanh

25 8/17/2010

Theo lời Smith, trích dẫn, " Không còn cách gì để cứu vãn thiệt hại đó".
Nếu bạn nhất thiết phải sử dụng trích dẫn trực tiếp, luôn luôn phải dẫn nguồn trước câu trích dẫn.
Bởi vì người nghe không thể nhìn thấy dấu ngoặc kép, họ sẽ không thể nào nhận biết được đâu là lời trích
dẫn trực tiếp. Nếu ngẫu nhiên mà họ nhận ra được đó là lời trích dẫn, họ cũng chưa chắc biết được những
lời đó của ai. Cũng vì lý do đó, lời dẫn nguồn luôn phải đi trước câu trích dẫn gián tiếp.

Nếu bạn phải trích dẫn trực tiếp, hãy trích ngăn ngắn thôi. Nếu trích dẫn dài và quan trọng, bạn hãy
sử dụng đoạn băng ghi lời người đó nói. Nếu bạn bắt buộc phải đưa một đoạn trích gồm nhiều câu vào bài
viết của mình, bạn hãy chen vào giữa một vế như "Smith nói tiếp" hoặc "vẫn theo lời ông nghị sĩ".
5.7. Chấm câu
Dấu câu là một lợi thế của báo in mà báo hình và báo nói không có được. Trong bài tin để nói, dấu
câu là những dấu không thể đọc, nhưng có dấu câu, xướng ngôn viên biết được những chỗ ngắt giọng để
điều chỉnh nhịp nói, chỗ ngừng dài ngắn khác nhau. Đó là các dấu chấm, phẩy, chấm phẩy và gạch ngang.
Trong báo viết còn có các dấu câu để chú giải (ngoặc đơn), để trích dẫn trực tiếp (dấu ngoặc kép), để chỉ
quan điểm của nhà báo không đồng tình hoặc nghi ngờ điều gì người khác nói mà tác giả nhắc lại (đặt dấu
chấm than, chấm hỏi trong ngoặc đơn (!), (?)), để nói ngược hoặc để chỉ tiếng lóng (dấu ngoặc kép). Khi
viết cho PTTH phải cố gắng từ ngữ hóa những dấu thuộc loại thứ hai này, nghĩa là chuyển chúng thành lời.
VD: trên báo in (5.1.1999) viết “Theo nhật báo Thông tin kinh tế (Trung Quốc), một cuộc điều tra “bị một
số nhân vật có trách nhiệm cản trở” kéo dài 11 tháng cho thấy hối lộ và tham nhũng là nguyên nhân gây ra
các tổn thất lên tới 2,42 triệu USD ở công trình này”.  chuyển thành báo nói như sau: Nhật báo Thông
tin kinh tế của Trung Quốc viết rằng một cuộc điều tra kéo dài 11 tháng và bị một số nhân vật có trách
nhiệm cản trở, cho thấy hối lộ và tham nhũng là nguyên nhân làm công trình này tổn thất 2,42 triệu đô la
Mỹ.
Hay báo in viết “Nguyễn Văn Thành – nguyên lãnh đạo phòng tư pháp huyện Đức Trọng – mặc dù
học hành mới qua hết bậc trung học, song nhờ đức tính “ngoan ngoãn” và “biết điều” với cấp trên nên
được giao them một trọng trách nữa” Ở đây từ trong dấu ngoặc kép được hàm ý khác nghĩa thông thường
của nó nên trên báo nói có thể chuyển thành “cái được gọi là…” để thay thế dấu ngoặc kép như sau:
Nguyễn Văn Thành – nguyên là lãnh đạo phòng tư pháp huyện Đức Trọng – mặc dù học hành mới qua hết
bậc trung học, song nhờ cái mà người ta gọi là đức tính ngoan ngoãn và biết điều với cấp trên nên Thành
được giao them một trọng trách nữa. Hoặc báo in có thể viết Bắt Hiệp “phò mã” – con rể Năm Cam,
nhưng để đọc, câu đó cần chuyển sang khẩu ngữ là Bắt tên Hiệp, con rể Năm Cam, kẻ mà giới giang hồ gọi
là Hiệp phò mã.

Trong bài viết cho phát thanh truyền hình, câu đơn, câu có ít dấu câu là câu tốt. Một trường hợp
ngoại lệ là dấu phẩy. Các dấu phẩy giúp cho người đọc tin ngừng nghỉ ở những chỗ thích hợp. Sử dụng dấu
phẩy, ví dụ, sau vế giới thiệu thời gian và địa điểm, như trong câu sau:

Tại Pari, ba khách du lịch Mỹ đã gặp thần chết của họ hôm nay khi chiếc xe của họ lật ngược và bốc
cháy.
Tháng Tám vừa rồi, giá thịt bò đã đạt đến mức cao nhất từ trước đến nay.

Đôi khi, dấu ba chấm được sử dụng thay vào chỗ dấu phẩy. Các dấu chấm cũng có khi thay thế dấu
ngoặc đơn và dấu chấm phẩy. Chúng báo hiệu sự ngừng nghỉ và chúng dễ nhìn thấy. Cũng vậy với dấu
gạch ngang – được viết như hai dấu ngang nối. Hãy lưu ý dấu gạch ngang trong ví dụ sau:
Nhưng quan tòa lầm bầm than phiền về việc đưa tin, và phần lớn các vị bồi thẩm đoàn tương lai đều
nhất trí – cho rằng việc đưa tin đó rất có thể là phóng đại, giật gân và sai lệch.

Những dấu câu mà bạn cần là dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu gạch ngang, dấu ngang nối, và đôi khi cả
dấu ngoặc kép.

BÀI ĐỌC THÊM:

Không phải tất cả các bản tin cho phát thanh-truyền hình đều được viết với mục đích rõ ràng
ngay từ đầu là dành cho loại hình này. Dù ở Việt Nam hay các nước khác trên thế giới thì một tỷ
lệ không nhỏ tin cho đài phát thanh-truyền hình được lấy lại của các hãng thông tấn.

Tuy nhiên, không ít bản tin mà chúng ta hằng ngày trên đài phát thanh hoặc truyền hình nghe

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×