Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA

HIỆP HIẾU MINH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG
QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM
2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA



HIỆP HIẾU MINH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG
QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA
HỌC: TS. TRẦN THUÝ VÂN


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu “Thực hiện pháp luật trong
quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành ph ố Hu ế, t ỉnh Th ừa
Thiên Huế” là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thuý Vân.
Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là do tơi t ự tìm
hiểu, thu thập, đảm bảo chính xác, trung thực và chưa được cơng bố trên
các cơng trình khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HIỆP HIẾU MINH

i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, các khoa chuyên
môn, các thầy giáo, cơ giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều
kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi những tri thức quý báu trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thuý Vân, Học
viện Hành chính Quốc gia, người đã trực tiếp và t ận tình h ướng d ẫn tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ phịng Văn
Hóa và Thơng Tin thành phố Huế, phịng Di Sản Văn Hóa. Sở Văn Hóa,
Thể Thao và Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp những thông tin
cần thiết, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã hết lịng giúp đ ỡ, động
viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi có đ ược k ết qu ả ngày hôm
nay.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh kh ỏi nh ững h ạn chế,
thiếu sót. Kính mong q thầy cô tiếp tục chỉ dẫn; bạn bè, đ ồng nghiệp góp ý
để luận văn được hồn thiện hơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HIỆP HIẾU MINH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................. ii
MỤC LỤC......................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU.............................................vi

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn..................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.............8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn............................................ 9
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................9
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA.............10
1.1. Khái qt chung về di tích văn hố cấp quốc gia.............................10
1.2. Khái quát chung về thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn
hố cấp quốc gia.............................................................................................16
1 3. Chủ thể thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hố cấp quốc
gia34
Tiểu kết chƣơng 1..............................................................................................38
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN
LÝ DI TÍCH VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................................................... 39


2.1. Tổng quan về di tích văn hố cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế .
39
2.2. Thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hố cấp quốc gia
trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2015 - 2020........................................47
2.3. Đánh giá về thực hiện pháp luật về quản lý di tích văn hố cấp
quốc gia trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2015 - 2020........................ 58
Tiểu kết chƣơng 2..............................................................................................68
CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA.............70

3.1. Quan điểm về quản lý di tích văn hố..............................................70
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý di tích văn hố
cấp quốc gia....................................................................................................76
Tiểu kết chƣơng 3..............................................................................................88
KẾT LUẬN....................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 92


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

DTLS

Di tích lịch sử

2

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa

3

DTVH

Di tích văn hóa


4

DSVH

Di Sản văn hóa

5

GCNQSDĐ

6

NXB

Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
Nhà xuất bản

7

QLNN

Quản lý nhà nước

8

TTBTDTCĐ

Trung tâm bảo tồn di tích cố đơ


9

TT Huế

Thừa Thiên Huế

10

TP Huế

Thành Phố Huế

11

UNESCO

United Nations Educational,

STT

Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức giáo dục, Khoa học và
văn
12

UBND

hóa của Liên Hợp quốc)
Ủy ban nhân dân


13

VHTT

Văn hóa thơng tin

14

VHTT & DL

Văn hóa thể thao và du lịch


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Danh mục các di tích văn hóa xếp hạng cấp quốc gia do UBND
Thành phố Huế quản lý trực tiếp.......................................................................40
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ quản lý nhà nước về di tích tỉnh Thừa Thiên Huế
.........................................................................................................................55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, bất kỳ dân tộc nào cũng có q trình
lịch sử phát triển của riêng mình, đồng thời cũng sản sinh ra các giá trị văn hóa
dân tộc và chính các giá trị văn hóa đó đã làm nên diện mạo, cốt cách riêng của
mỗi dân tộc, mỗi vùng miền để cùng tạo nên sự phong phú đa dạng của nền
văn hóa chung của cả nhân loại.
Nằm giữa lịng miền trung Việt Nam, tuy đất khơng r ộng, ng ười không đông,
nhưng trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, người dân xứ Huế đã giữ

gìn, bảo quản cho đất nước một quần thể lớn, gồm nhi ều di tích l ịch s ử, văn
hóa độc đáo. Với điều kiện kiến trúc của cố đô Hu ế cịn đ ược gìn gi ữ tương
đối ngun vẹn và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa th ế giới, đã
trở thành một bộ phận góp phần hịa chung vào tài sản văn hóa vơ giá của
nhân loại. Trải qua bao thế kỷ, Huế vẫn lưu giữ cho thế hệ ngày nay m ột kho
tàng sử liệu đồ sộ của các di tích. Từ nền văn hóa Chămpa xa xưa đến quần
thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các triều đ ại phong ki ến nhà Nguyễn
với đầy đủ hệ thống thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm và nhiều giá
trị văn hóa khác tạo nét riêng trong đời sống tinh thần xứ Huế, vẻ truyền
thống đó đã tạo cho người dân xứ Huế một phong cách riêng không hề lẫn
lộn ở đâu khác
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, khi vật chất đầy đủ con người lại
càng có nhu cầu tìm đến những giá trị lịch sử - văn hóa, càng muốn tìm hiểu
cội nguồn của dân tộc mà trong đó có di tích l ịch s ử - văn hóa v ới nh ững đền
đài lăng tẩm, lăng mộ, khu thờ tự là một trong những giá tr ị v ật th ể minh
chứng vô giá. Hầu hết, chúng đều gắn liền với các sự kiện gắn với lịch săn
văn hoá của quê hương, các danh nhân-anh hùng dân tộc, mang theo nhiều ý

1


nghĩa lớn lao cho công cuộc giáo dục truyền thống. Các di tích cũng chứa
đựng các giá trị to lớn về kiến trúc, mỹ thuật, phản ánh t ừng giai đo ạn l ịch s ử
thăng trầm của đất nước
Gìn giữ những di tích văn hóa khơng chỉ đơn thuần là gìn giữ những thành quả
vật chất và tinh thần do cha ông ta để lại mà là sự k ế th ừa và phát triển nền
văn hóa sao cho phù hợp với thực tiễn, vừa không bị lạc hậu vừa phù hợp
với xu thế mới.
Do vậy, trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm tăng
cường cơng tác bảo tồn các di tích văn hóa. Thành phố Huế, tỉnh Thừa

Thiên Huế cũng là một trong những địa phương cùng với cả nước thực
hiện công tác quản lý, bảo tồn các di tích văn hóa, đem lại những thành quả
tích cực.
Tuy nhiên, việc quản lý các di tích văn hóa quốc gia được cơng nhận vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát
triển chung. Do hậu quả nặng nề của những năm tháng chiến tranh và do
thiên tai bão lụt hàng năm tàn phá, các di tích văn hóa ở địa phương vẫn
thường xuyên bị đe dọa. Những nỗ lực trong công tác trùng tu, bảo vệ di tích
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể có quy mơ lớn, đa dạng,
phức tạp và chưa tương xứng với tiềm năng văn hóa vốn có của tỉnh nhà.
Kiến trúc xuống cấp chưa khơi phục tồn diện ,khơng gian hoang phế ở các
khu di tích cịn lớn, mơi trường văn hóa, hệ thống nhà vườn vẫn cịn bị xâm
phạm; kho tàng văn hóa phi vật thể các ngành nghề truyền thống vẫn chưa
được khai thác triệt để và đầu tư hiệu quả. Vai trò chủ thể của nhân dân trong
việc giữ gìn và phát huy DSVH và bảo vệ DTVH cũng chưa được khẳng định.
Việc phát huy giá trị của di tích cấp quốc gia hầu như mới dừng lại ở việc
đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng, tri ân tiền nhân
của nhân dân và địa phương. Di tích chưa trở thành động lực phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, chưa có sức lan toả rộng khắp xứng với


tầm giá trị vốn có của di tích.
Trong thời gian qua, nhất là sau khi Hiến pháp 2013 đã được triển khai trong
thực tiễn, Quốc hội đã ban hành nhiều luật về các lĩnh vực khác nhau, đặc
biệt là các luật cơ bản như Bộ luật Dân sự, B ộ luật Hình s ự, Lu ật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư... Có thể nói cơng tác xây dựng Luật, Pháp lệnh đã đạt
được những kết quả khá tốt, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động
thực tiễn. Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi pháp luật ở từng lĩnh v ực khác cần
được rà sốt, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung,
để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với tinh thần của Hiến

pháp và các đạo luật chung.
Từ khi Luật di sản văn hố có hiệu lực và đi vào thực hiện năm 2001, trong
quá trình đưa Luật Di sản văn hố, cơng tác quản lý nhà nước đối với di tích
văn hố đã nảy sinh một số vấn đề bất cập như: Nhận thức về giá trị di sản
văn hóa của xã hội chưa thật sâu sắc và tồn diện, ý thức pháp luật chưa
cao… vì thế còn xảy ra hiện tượng vi phạm. Thực tiễn, kinh nghiệm công tác
quản lý di sản văn ở Việt Nam nói chung và ở địa phương thành ph ố Hu ế nói
riêng cũng chưa hồn chỉnh, đồng bộ. Trong hoạt động bảo vệ di s ản văn hóa,
chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở khoa học và nhất là thiếu một đội
ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Cùng với sự nhận thức và vận dụng một cách máy móc và cứng nhắc những
khái niệm và biện pháp bảo vệ đối với di sản văn hóa, làm cho q trình
bảo vệ di sản văn hóa bị hạn chế, lúng túng và thiếu hi ệu qu ả, mất r ất nhiều
thời gian, công sức, dẫn đến những ý kiến trái chiều và lúng túng khi xác
định biện pháp cụ thể để bảo vệ di tích. Chúng ta chưa chủ động nghiên
cứu đề xuất những giải pháp hữu hiệu để xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn
và phát triển, gây ra những điều đáng tiếc và những bức xúc trong dư luận
xã hội…


Xuất phát từ lý do cấp thiết nêu trên, cũng như yêu cầu quy ho ạch, xây dựng
Huế trở thành Thành Phố trực thuộc Trung ương [41]. Đến năm 2030, Thừa
Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc c ủa khu v ực Đông
Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du l ịch và y t ế chuyên
sâu đặc sắc của châu Á [53], chủ động thích ứng phù hợp v ới mơi trường hội
nhập quốc tế do đó cần phải bảo đảm một hệ thống pháp luật tương thích
để có sự đánh giá tổng thể nghiên cứu về việc bảo tồn và phát triển di tích
văn hóa đã được xếp hạng là hết sức quan trọng. Với những nhận thức trên,
tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn
hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Hu ế” cho luận

văn tốt nghiệp cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho tới nay, vấn đề nghiên cứu về di tích văn hóa của Thuận Hóa - Phú Xn
đặc biệt là các di sản văn hóa kiến trúc nghệ thuật đã được nhiều cơng trình
nghiên cứu, tìm hiểu.
- Trần Thị Hồng Minh (2014): “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản
văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay ” đã nêu rõ vấn đề giữ gìn, phát huy di
sản văn hóa đã được các cấp chính quyền địa phương và nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế quan tâm và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã vượt qua
giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của
một cố đô lịch sử
- Phan Thuận An (1997) trong cuốn“Kinh Thành Huế”. Tác giả đã căn
cứ vào những tư liệu đáng tin cậy để chứng minh cho các quan điểm, nhận
định cá nhân. Để chỉ ra những nhầm lẫn của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước và đưa ra kết luận của cá nhân mình, ví dụ: " Kinh thành Huế
do người Việt Nam thực hiện" chứ không phải do người Pháp thực hiện
như nhiều người ngộ


nhận (Chương 1 trang 59 – 82). Tác giả đã ghi nh ận t ừ khi có ch ủ tr ương đ ổi
mới, kinh thành Huế nói riêng và Cố đơ Huế nói chung đã được bảo vệ tơn
tạo trùng tu với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Nhờ đó mà Kinh thành Huế
được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào năm 1993.
- Lê Văn Lân (2006) “Vị thế nào cho Cố Đô Huế”, Tác giả đã có
những bài viết sâu sắc, xung quanh vấn đề về đô thị Huế, đưa ra những
chủ kiến để Huế xây dựng Huế xứng đáng là thành phố di sản văn hố thế
giới, một đơ thị loại 1; trung tâm văn hố- giáo dục- chính trị của đất nước,
giải toả nỗi ấp ủ bấy lâu nay của người dân Cố Đô.
- Nhiều tác giả (2010-2017): “Một con đường tiếp cận Di sản văn
hóa” tập hợp các bài viết được cơng bố trên tạp chí Di sản văn hóa của các

nhà khoa học, nhà quản lý, các cộng tác viên của Cục Di sản văn hóa, Bộ
VHTTDL.[40]
- TS. Trịnh Ngọc Chung (2017 “Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam
(qua trường hợp Di tích Cố đơ Huế và Đô thị cổ Hội An) ” , tác giả tập đề
cập tới vấn đề, áp dụng luật di sản văn hóa ( 2001) trong quản lý nhà nước
đối với di sản nói chung và di sản thế giới nói riêng, để sau đó đưa ra nh ận
định đánh giá thực trạng tính hiệu quả của mơ hình quản lý địa phương.
Xác định mối quan hệ giữa công tác quản lý nhà nước với cộng đồng dân
cư và các nhà khoa học. Nhằm giúp nhà nước lựa chọn , áp dụng hình thức
quản lý di sản phù hợp
- Phan Thuận An (2005) “Quần thể di tích Huế (Việt Nam- di sản thế
giới”. Huế là một trong những địa danh của Việt Nam có mặt sớm nhất trên
bản đồ thế giới. Điều này chứng tỏ vùng đất Huế đã có được một vị thế
quan trọng nhất định về lịch sử và văn hóa trong bức tranh chung của nước
nhà.Mãi cho đến ngày nay, Huế vẫn tiếp tục đóng góp một phần rất xứng
đáng vào kho tàng văn hóa phong phú của đất nước. Chẳng những thế,


"Quần thể di tích Huế" cịn được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa
Thế giới đầu tiên của Việt Nam


- Nguyễn Quang Huy (2016), “Nhìn lại những giá trị căn bản của Quần thể
di tích Cố đơ Huế”. Tác giả đã nêu rõ: Quần thể di tích Cố đơ Huế khơng chỉ
là một hợp thể hài hịa giữa thiên nhiên và kiến trúc mà còn ch ứa đựng sự đa
dạng văn hóa, cả văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó lối sống cung đình
của hồng gia, nếp sống thanh lịch, tế nhị của cộng đồng cư dân Kinh thành
đã trở thành yếu tố văn hóa cốt lõi làm nên sự hấp dẫn cho Huế xưa và nay.
- Phan Thuận An (2007), “Kiến trúc cố đô Huế”, tác giả cho rằng
Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất

và tinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Kỷ yếu Hội thảo “Tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện
chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa c ố đơ Hu ế"
ngày 30/3/2018 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và
Nhi đồng của Quốc hội. Hội thảo thảo luận tập trung vào các chủ đề
lớn liên quan đến việc thực hiện pháp luật về công tác bảo tồn và
khai thác phát huy giá trị di sản cố đô Huế trong thời gian qua và đề
xuất các giải pháp thời gian đến.
Tuy đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến di s ản văn hóa
trên địa bàn Tp Huế và tỉnh TTHuế, nhưng các nghiên cứu này ch ỉ nghiên cứu
một số di sản cụ thể và chỉ xem đó là đối tượng của ngành văn hóa học và
ngành lịch sử, ngành khoa học xã hội - nhân văn và ngành tri ết h ọc k ể cả
ngành hành chính học. Chưa có đề tài nào nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà
nước đối với di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế từ góc
độ khoa học luật học. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực hi ện pháp lu ật v ề
quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành ph ố Hu ế, t ỉnh Th ừa
Thiên Huế” khơng trùng với các nghiên cứu về di tích văn hóa của những
người đi trước. Riêng Huế có đến hàng trăm di tích, di sản văn hóa trải rộng


khắp trên tồn thành phố, các di tích được xếp vào nhi ều h ạng m ục, nhi ều c ơ
quan, đơn vị quản lý khác nhau. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này ch ỉ t ập
trung đề cập đến di tích văn hóa cấp quốc gia, do UBND thành phố Hu ế qu ản
lý trực tiếp. Trong q trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng những kiến thức
tổng quát về di sản văn hóa trong những vấn đề có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn quản lý di tích văn hóa
cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất giải
pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hóa đáp ứng u

cầu về quản lý, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá tr ị văn hóa c ủa đ ịa
phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật
trong quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia;
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật trong quản lý di tích
văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế;
- Nghiên cứu giải pháp đảm bảo việc thực hiện pháp luật trong
quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực tiễn công tác thực hiện quy định pháp lu ật v ề quản
lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn do UBND thành ph ố Hu ế quản lý
và khai thác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý
cơ bản và thực tiễn quản lý di tích văn hóa qua q trình điền dã thực


tế, kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của các cơng trình đi trước.
Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn quản lý di tích văn hóa chỉ trên địa
bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động của các di tích văn hóa cấp
quốc gia do thành phố Huế quản lý với trọng tâm trong giai đo ạn t ừ năm
2015 đến 2020 (giai đoạn chưa sáp nhập và mở rộng) và đề xuất các gi ải
pháp có ý nghĩa trong tương lai tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, lựa chọn những tài liệu, số liệu,
những thông tin liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong luận
văn từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, kế thừa số liệu của các đ ơn vị chuyên
ngành. Số liệu thu thập được là nền tảng, tiền đề giúp cho vi ệc phân tích,
đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, tài liệu: Trên cơ sở thu thập tài
liệu, tác giả sẽ phân tích đánh giá các nội dung của lu ận văn nh ư các đi ều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu tố tác động chủ quan và khách quan;
thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh v ực qu ản lý di tích văn
hóa và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
+ Phương pháp khảo sát thực địa: Phân tích tài liệu do tác giả tr ực ti ếp đến
địa điểm di tích văn hóa cấp quốc gia để điều tra thực tế và chụp ảnh minh
họa.


+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tài liệu thu thập về các di tích văn hóa cấp
quốc gia sẽ được tác giả so sánh, lồng ghép và rút ra bài h ọc đ ể có th ể làm rõ
thực trạng về di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên đ ịa bàn thành phố Huế
hiện nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để góp
phần hồn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần hệ thống hố và làm rõ thêm cơ sở lý lu ận c ủa th ực hi ện pháp luật
trong lĩnh vực quản lý di sản và di tích văn hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá tr ị di

tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
văn được kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật trong qu ản lý di
tích văn hóa cấp quốc gia.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hóa cấp
quốc gia trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong quản
lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế, t ỉnh Th ừa Thiên
Huế.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA
1.1. Khái qt chung về di tích văn hố cấp quốc gia
1.1.1. Di tích văn hóa cấp quốc gia
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát tri ển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và tr ật t ự xã h ội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa.
Văn hóa được tái tạo và phát triển trong q trình hành động và tương tác xã
hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và c ủa xã h ội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành đ ộng
của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người
tạo ra.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã

hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
a. Khái niệm di tích văn hố
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có
ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Di tích là từ gọi chung của di tích lịch sửvăn hóa, danh lam thắng cảnh (điều 29 văn bản hợp nh ất năm 2013 t ừ luật di
sản văn hóa 2001 và luật sửa đổi bổ sung năm 2009).
Di tích văn hóa là từ gọi chung của các di tích có mang yếu tố văn hóa là một
bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc, góp phần vào việc phát triển


trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa
học lịch sử, đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Vì
vậy, nó là chứng cớ vật chất tiêu biểu về quá trình phát tri ển l ịch s ử c ủa m ỗi
cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001, và sửa đổi năm 2009, quy định:
“di tích văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: Cơng trình xây dựng,
địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa
phương; Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ l ịch sử; Địa
điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể
kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá tr ị tiêu biểu cho
một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Căn cứ khoản 2,3 Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hoá, theo Điều 11 Nghị định 98/2010
ngày 21/9/2010) di tích văn hóa được phân loại như sau:
*Di tích lịch sử cách mạng- kháng chiến:
Di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống
các di tích lịch sử - văn hố, là những cơng trình được con người tạo nên

phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với
những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Lo ại hình
di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nh ận bi ết,
đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo
thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó
phát huy tác dụng nếu khơng được quan tâm đặc biệt.



×