Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nuôi cá sấu nước ngọt ở Việt Nam: Phải tuân thủ hành lang pháp lý ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.47 KB, 5 trang )



Nuôi cá sấu nước ngọt ở
Việt Nam: Phải tuân thủ
hành lang pháp lý

Theo thống kê từ Cục Kiểm lâm, hiện nay nước ta có 75 trại
và hộ gia đình nuôi cá sấu nước ngọt sinh sản có đăng ký với
cơ quan kiểm lâm địa phương. Nhưng hầu hết các trại và hộ
gia đình nuôi ở quy mô nhỏ, từ vài con đến vài chục con, một
số rất ít nuôi với số lượng trên ngàn con. Mới đây, có nguồn
tin cá sấu Việt Nam sắp được phép xuất khẩu, người dân liền
đổ xô nhau đi mua cá sấu với giá rất đắt từ 700.000-
800.000đ/con mới nở mà hoàn toàn không đòi hỏi người bán
cung cấp giấy tờ để chứng minh nguồn gốc. Động thái này lại
một lần nữa tiếp tay tạo ra một thị trường trôi nổi trong nước
và vẽ nên một bức tranh lộn xộn về phong trào nuôi cá sấu
nước ngọt ở nước ta manh mún, thiếu thông tin thị trường và
hoàn toàn phụ thuộc vào các thương lái mua gom xuất lậu
bằng con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Con đường
xuất khẩu bấp bênh này không phải là đầu ra hứa hẹn cho
ngành xuất khẩu cá sấu Việt Nam.
Cá sấu nước ngọt (tên khoa học là Crocodylus siamensis) đã
được đưa vào nhóm IB Nghị định 48/2002/TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2002 và phụ lục 1 của
Công ước Cites (công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp) mà Việt Nam là thành viên
chính thức. Cả hai văn bản này đều quy định cấm đánh bắt từ
tự nhiên cá sấu nước ngọt vì mục đích sử dụng hoặc xuất
khẩu. Trường hợp muốn khai thác để gây nuôi sinh sản phải
được phép của Thủ tướng Chính phủ (do Bộ trưởng Bộ Nông


nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất). Theo các quy định
này, việc xuất khẩu cá sấu nước ngọt chỉ được thực hiện khi
đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có trại nuôi sinh sản được đăng ký với chi cục kiểm lâm địa
phương.
- Có sản phẩm từ F2 trở lên (thế hệ F1 là con của cặp bố mẹ
được đánh bắt từ tự nhiên (F0), nuôi trong trại nuôi có kiểm
soát phối giống sinh ra. Thế hệ F2 là con của cặp bố mẹ F1,
giao phối sinh ra trong trại nuôi có kiểm soát).
- Trại nuôi có đăng ký với Ban thư ký Công ước Cites, do cơ
quan thẩm quyền quản lý Cites - Việt Nam đề xuất theo đúng
quy định của Công ước Cites.
- Có quota xuất khẩu được Ban thư ký Công ước Cites phê
chuẩn.
- Chủ trại phải có trách nhiệm ghi chép, lập hồ sơ theo 15
tiêu chí của Cites.
Hiện nay, tại Việt Nam, cơ quan thẩm quyền quản lý Cites
Việt Nam đã xây dựng đề xuất đăng ký 5 trại nuôi cá sấu
nước ngọt xuất khẩu trình lên Ban thư ký Công ước Cites và
đang chờ quota xuất khẩu. 5 trại đó là: 1 ở tỉnh An Giang, 4 ở
TPHCM gồm: Công ty Cá sấu Hoa Cà (Q12); Công ty Du
lịch Suối Tiên (Q9); cơ sở nuôi cá sấu Tồn Phát (Củ Chi),
Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn (Thủ Đức).
Như vậy, để người dân tham gia nuôi cá sấu làm giàu, giải
pháp duy nhất hiện nay là xây dựng tập trung các trại nuôi có
đủ điều kiện như Công ước Cites quy định. Phát triển theo
hướng trại vệ sinh có nghĩa là các trại nuôi sẽ cung cấp con
giống cho các hộ gia đình nuôi gia công và sẽ tiến hành mua
lại của các hộ với giá thỏa thuận giữa hai bên theo hợp đồng.
Làm ăn theo mô hình trên sẽ tạo được việc làm cho dân, đảm

bảo được nguồn thu bền vững, tránh được rủi ro cho đầu ra.
Hơn nữa Việt Nam có khả năng phát triển công nghệ nhuộm
da, thuộc da, sản xuất thành phần trọn vẹn, xóa bỏ việc xuất
khẩu da muối và thịt đông lạnh, để cạnh tranh với các nước
như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippines và
Campuchia.

×