Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN SỨC NHANH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 14 trang )

Sở Giáo dục Thái Nguyên
Trường THPH Hoàng Quốc Việt
*************** && ***************

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN
LUYỆN SỨC NHANH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT
Tỉnh Thái Nguyên

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tại tổ: NN - TC - QPAN

Thái Nguyên - 2018
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


1.Lý do chọn đề tài
Sức khoẻ thật đáng quý đối với mỗi chúng ta. Song mỗi người sinh ra
không phải đã có sẵn sức khoẻ tốt mà đó chỉ là tiền đề và cơ sở ban đầu. Muốn
có được sức khoẻ tốt phải trải qua một quá trình rèn luyện một cách kiên trì,
khoa học. Thơng qua các hoạt động, vận động con người ý thức rõ vai trò, ý
nghĩa to lớn mà thể thao đem lại. Để có một sức khoẻ tốt chúng ta không chỉ
tập luyện thường xuyên mà còn phải tập luyện đúng cách. Trong những năm
qua công việc giáo dục thể chất của chúng ta đã có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu
phát triển thể chất của học sinh phổ thơng đã có sự gia tăng đáng kể ở các lứa
tuổi, các vùng miền trên toàn quốc...Tuy nhiên sự phát triển đó cịn khơng


đồng đều và ở mức chưa cao. " chất lượng giờ dạy thể dục vẫn cịn thấp
nhiều nơi chỉ là hình thức"...
Một khó khăn lớn trong việc phát triển công tác GDTC trong trường học
là thời gian dành cho tập luyện TDTT trong các trường phổ thơng cịn q
thấp. chỉ có 2 giờ thể dục nội khoá trong một tuần. Điều này vẫn chưa đủ để
tạo ra những động tác có kỹ thuật tốt và hiệu quả cao về thành tích cũng như
nâng cao sức khoẻ cho học sinh. Song do sự quy định chặt chẽ của chương
trình học tập, học sinh khơng thể tăng số giờ học chính khố để tập luyện
TDTT được. Vì vậy việc tăng cường nâng cao hiệu quả giờ học chính khố
trong các trường phổ thơng là rất quan trọng.
Một trong những khó khăn của giờ dạy thể dục ở bậc THPT là phải hình
thành được kĩ năng thực hiện cơ bản và tạo ra hứng thú tập luyện của học sinh.
Phát triển tố chất sức nhanh là một trong những nội dung cơ bản, nhằm phát
triển khả năng của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các
nội dung khác được dễ dàng hơn. Đó là một nội dung được luyện tập để rèn
luyện và nâng cao sức khỏe.
1.

Cơ sở lý luận
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "Giúp học sinh phát triển tồn diện về

đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc". Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp giảng
dạy và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có sức khỏe để tiếp thu tốt

các bài học trên lớp và nâng cao sức đề kháng.
2.

Cơ sở thực tiễn
Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh

dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá
mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập
luyện thể thao thường xuyên liên tục sẽ giúp dần khắc phục thực trạng này.
Việc tập luyện và thi đấu điền kinh đã trở thành truyền thống hàng năm và thu
hút đông đảo học sinh tham gia. Các bài tập điền kinh khơng những có tác
dụng tốt tới sức khoẻ mà cịn có tác dụng phát triển thể lực một cách toàn diện,
tạo điều kiện nâng cao thành tích của các mơn thể thao khác.
Điền kinh được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau như: Nhảy, ném đẩy
và các môn chạy... và ngay trong môn chạy lại được chia ra thành nhiều cự ly
khác nhau như chạy ngắn, chạy cự ly trung bình và chạy cự ly dài. Mỗi một cự
ly lại có đặc trưng riêng về kỹ thuật, cấu trúc động tác cũng như mức độ tác
động của nó đến người tập.
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới thành tích của VĐV điền kinh thì kỹ thuật
chiếm vị trí quan trọng, then chốt nhất. Kỹ thuật càng thuần thục thì học sinh
càng tiết kiệm sức, vận dụng và phát huy được tối đa khả năng của cơ thể.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố
chất sức nhanh cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt vừa có thành tích cao
trong các kỳ thi học sinh giỏi TDTT các cấp, qua giảng dạy và huấn luyện thực
tế đối với học sinh trường THPT Hoàng Quốc Việt nơi tôi đang công tác. Tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến về : “ Một số phương pháp giảng dạy và huấn
luyện phát triển sức nhanh cho học sinh Trung Học Phổ Thơng”.

Trường THPT Hồng Quốc Việt



PHẦN II: NỘI DUNG
Sức nhanh là một trong những tố chất quan trọng của con người nhất là trong
giai đoạn phát triển toàn diện của các em học sinh lứa tuổi THPT. Phát triển các
tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức nhanh là một trong những năng lực thể chất
của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể giành được thành
tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. Là tiền đề cho việc thực hiện những
yêu cầu trong quá trình tập luyện sức nhanh được xác định trước hết thông qua
quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ thuộc vào những nhân tố
năng lực làm việc của các cơ quan, mức độ ổn định và tiết kiệm hoá năng, sức
chịu đựng tâm lý. Thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn
trong chạy cự ly ngắn nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Từ đó giúp
cho giáo viên có phương pháp dạy phù hợp nhằm nâng cao trình độ thể lực cho
học sinh. Chính vì vậy tơi đã xây dựng:
1.

Phương pháp nghiên cứu
Thành tích của bất kỳ mơn thể thao nào cũng thường do kết quả của quá

trình chuẩn bị đầy đủ các mặt như: kỹ thuật, thể lực, chiến thuật, phẩm chất ý
chí, tinh thần, lí luận… của người tập. Song trong đó mặt chuẩn bị thể lực có ý
nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí cịn có ý nghĩa quyết định. Đương nhiên
nâng cao trình độ thể lực cịn có mối quan hệ mật thiết với các mặt huấn luyện
khác, đặc biệt gắn bó chặt chẽ với huấn luyện kỹ thuật. Giảng dạy và huấn
luyện phát triển tố chất sức nhanh phải dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên của
giáo dục thể chất. Phải nắm vững được kỹ thuật, lý luận là điều khơng thể thiếu
được trong q trình giảng dạy và huấn luyện, là hệ thống các bài tập được tiến
hành tuần tự theo phương pháp tổ chức hợp lý. Hoạt động của lực bên trong và
bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ có hiệu quả những thực lực ấy để đạt
được thành tích cao. Qua thực tế đã giảng dạy và huấn luyện, tôi thấy cần phải

áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy huấn luyện. Cụ thể tôi đã sử dụng
các phương pháp sau:
- Quan sát sư phạm
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


- Thống kê, phiếu học tập
- Luyện tập, sử dụng các dụng cụ luyện tập
- Đọc và tham khảo tài liệu
- Kiểm tra đánh giá thể lực của học sinh đầu năm học
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho học sinh
- Đưa đề tài vào thực nghiệm trong quá trình giảng dạy và huấn luyện
2. Phương pháp lý luận
Để đạt được mục đích của giáo dục thể dục thể thao cần đảm bảo thực hiện
đầy đủ những nguyên tắc khoa học trong quá trình giảng dạy và tập luyện.
Trong quá trình phát triển thể lực phải quan tâm đúng mức cả hai mặt: thể lực
chung (còn gọi là thể lực tồn diện) và thể lực chun mơn (thể lực môn
chuyên sâu). Tỷ lệ phát triển thể lực chun mơn tăng dần theo trình độ tập
luyện. Thơng qua thực tiễn cùng với sự tiến bộ không ngừng của trình độ khoa
học kỹ thuật chung những nguyên tắc này đã dần được hình thành và hồn
thiện. Dựa trên cơ sở những nguyên tắc giáo dục chung và dựa trên đặc điểm
của giáo dục thể thao, trong quá trình giảng dạy và tập luyện cần chú ý thực
hiện những nguyên tắc sau:
- Tự giác và tích cực
- Hệ thống và thường xuyên
- Tuần tự nâng cao hợp lý
- Toàn diện
- Trực quan
- Phân loại đối đãi cá biệt
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức nhanh, phải dựa trên cơ sở sinh lý

của hoạt động thể lực.
Trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập luyện TDTT, con người có
lúc phải vận động nhanh, có lúc phải vận động lâu dài với cường độ lớn. Tức là
phải thể hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động. Đặc biệt đối với sức
nhanh, nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những thay đổi bên
trong xảy ra do hoạt động của cơ bắp.
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


Sự phát triển sức nhanh, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối
hợp giữa các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững
chức năng của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, là
những hệ bảo đảm việc cung cấp oxy cho cơ thể.
3. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện
Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do giáo
viên chỉ đạo, hướng dẫn mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực
hiện. Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hồn thiện năng lực
thể thao cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao được xác
định trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ q trình huấn luyện. Đó là các
nhiệm vụ:
- Giáo dục các phẩm chất tâm lý
- Chuẩn bị thể lực
- Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động
- Phát triển trí tuệ
Từ những đặc điểm trên, ta thấy hiệu quả kỹ thuật chạy cự ly ngắn phụ
thuộc vào 3 yếu tố chính:
- Sức mạnh tốc độ
- Khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu
- Mức độ hồn thiện kỹ thuật
Thực hiện tốt những vấn đề đó mới đảm bảo phát triển được thể lực và

nâng cao được thành tích của người tập đi đôi với sử dụng tốt các phương tiện
huấn luyện thể thao là:
- Các bài tập thể chất
- Các phương tiện tâm lý
- Các biện pháp vệ sinh
- Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức nhanh, phải chú trọng đến thực
lực của học sinh và khả năng phát triển của cá nhân học sinh. Riêng với bản
thân tôi, tôi đã sử dụng phiếu học tập để điều tra hứng thú học tập đầu năm các
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


môn thể thao thông qua việc chọn lựa môn TDTT các em ưa thích để luyện tập
kết quả thu được như sau:
- Bài thể dục: 9%
- Chạy ngắn: 8%
- Chạy bền: 5%
- Nhảy cao: 7%
- Nhảy xa: 4%
- Đá cầu: 12%
- Cầu lơng: 10 %
- Bóng đá: 28%
- Bóng chuyền: 17%
Đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích chủ quan của mình
mà khơng để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất thể thao của mình. Một số
em có thể trạng và thể lực yếu lại thích các mơn vận động mạnh như: bóng đá,
chạy bền, có em thấy bạn chọn thì mình cũng chọn hay do các bạn rủ tập cùng.
Ngồi ra tơi cũng đã sử dụng phiếu học tập thăm dò đánh giá sự hiểu biết
của các em học sinh về nội dung sức nhanh như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA

Câu 1: Em hiểu thế nào là sức nhanh?
A: Khả năng lao động hoặc tập luyện TDTT trong một thời gian ngắn.
B: Khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong khi luyện tập.
Câu 2: Sức nhanh phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A: Sức mạnh tốc độ
B: Khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu
C: Mức độ hồn thiện kỹ thuật
D: Cả A, B, C
Câu 3: Sức mạnh tốc độ là gì?
A: Là khả năng của cơ thể khi hoạt động trong một thời gian ngắn.
B: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện công việc trong một thời gian ngắn.
Trong giảng dạy và huấn luyện tôi thường chia lớp theo nhóm sức khỏe và
giới tính. Đặc biệt tơi ln tn thủ ngun tác huấn luyện đó là:
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


- Nguyên tắc nâng cao LVĐ
- Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ
- Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ.
Tăng sức nhanh trong tập luyện và thi đấu cho học sinh là nhiệm vụ đặt ra
cho người giáo viên. Muốn làm được việc đó theo tơi cần:
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất.
- Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy.
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp theo từng giờ học cho học sinh.
- Đan xen giữa sử dụng các động tác bổ trợ và các trò chơi vận động gây - ứng
thú cho học sinh.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh như: tổ chức thi đấu, đưa mốc các bài tập
cho học sinh để học sinh phấn đấu…
3.


Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học
Y – sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra làm các

cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con người
là một hệ sinh học hồn chỉnh và thống nhất, có khả năng tự điều chỉnh và tự
phát triển. Sự thống nhất của cơ thể thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất, giữa các cơ
quan, hệ cơ quan hoặc các chức năng của cơ thể ln có sự tác động qua lại với
nhau. Sự biến đổi ở một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động của các cơ quan khác và đến tồn cơ thể nói chung. Hoạt động của
cơ thể bao gồm sự phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinh dưỡng và
vận động trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác
động của môi trường. Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong
quá trình giáo dục thể chất là những biện pháp rất cần thiết để bảo đảm hiệu
quả giáo dục, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xảy ra.
Ngay từ khi các em bước vào học chương trình Thể dục THPT tôi đã cho các
em tự theo dõi và kiểm tra sức khỏe của bản thân bằng việc hướng dẫn các em
đo mạch, theo dõi sức khỏe vào các thời điểm trong ngày. Các nội dung theo
dõi sức khỏe thường xuyên: cảm giác chung, giấc ngủ, cảm giác khi ăn uống,
mạch, cân nặng, tập luyện, thành tích, cảm giác đau, mức độ thực hiện chế độ
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


sinh hoạt. Tôi xin giới thiệu một trang nhật ký kiểm tra trong 3 ngày liên tục
như sau:
NỘI DUNG

NGÀY THỰC HIỆN

THEO DÕI
1. Cảm giác chung

2. Giấc ngủ

09/10/2010

10/10/2010

11/10/2010

Tốt

Tốt

Bình thường

8h - Tốt

8h – Tốt

7h – Không
tốt

3. Cảm giác khi ăn

Ngon

Ngon

Không ngon

- Sáng


68

66

70

- Trước buổi tập

74

76

78

- Sau tập 30’

74

76

83

5. Cân nặng

50.5 kg

50.4 kg

50.7 kg


6. Tập luyện

1 buổi

Khơng

1 buổi

7. Thành tích

100m = 15”3

Khơng

100m = 15”8

Không

Không

Đau ở chân

Tốt

Chưa đạt

Giảm kết quả

4. Mạch


8. Cảm giác đau
9. Mức độ thực hiện

Đối với học sinh ở nhóm sức khoẻ yếu hay nhóm đặc biệt, tự kiểm tra có
vai trò quan trọng trong việc sắp xếp hợp lý nội dung tập luyện. Kết quả tự
kiểm tra phải được phân tích thường xun và có sự thảo luận giữa học sinh và
giáo viên. Tự kiểm tra để người tập biết rõ trạng thái sức khoẻ của mình có thái
độ đúng đắn và tự giác đối với việc giáo dục thể chất. Vì vậy, ngồi tác dụng
cung cấp kiến thức y học TDTT cịn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Từ
đó tơi đi vào từng bài tập cụ thể trong các giờ học như:
- Đứng vai quay về hướng chạy, xuất phát theo hiệu lệnh và chạy 20m - 30m.
- Đứng lưng quay về hướng chạy, xuất phát theo hiệu lệnh và chạy 20m - 30m
- Đi nhanh chuyển sang chạy 30m - 40m
- Chạy theo vạch kẻ thẳng.
- Đứng thẳng sau vạch xuất phát sau đó đổ người về trước rồi chạy tốc độ cao
10m- 15m.
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


- Đứng tựa tay vào tường ( gốc cây) nhún cổ chân.
- Nằm ngửa nâng chân sau đó đạp duỗi chân.
- Đứng tại chỗ đánh tay theo nhịp hô.
- Chạy tốc độ cao 30m - 40m
- Chạy biến tốc theo nhịp vỗ tay.
- Chạy bước nhỏ thả lỏng.
- Chạy đá gót chạm mơng.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp thẳng chân sau.
- Đứng tại chỗ tập đưa ngực hoặc vai đánh đích.

- Chạy 10m và đánh đích
- Tập xuất phát cao.
- Tập xuất phát thấp.
- Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng 40m - 50m.
- Xuất phát- chạy lao - chạy giữa quãng - chạy về đích 50m- 60m.
- Hoàn thiện cả 4 giai đoạn kỹ thuật: Xuất phát - chạy lao - chạy giữa qng và
về đích.
Ngồi ra trong các buổi học tơi cịn lồng ghép các trò chơi rèn phản xạ,
phát triển sức nhanh, phát triển sức mạnh cho học sinh. Dần dần khi học sinh đã
quen với phương pháp giảng dạy, tôi tiến hành kiểm tra, tổ chức đấu tập cho
học sinh… Trường THPT Hoàng Quốc Việt thường xuyên tổ chức giải điền
kinh qua đó tạo cơ hội khích lệ học sinh thể hiện năng lực của bản thân.
Hướng dẫn học sinh phương pháp tập luyện là nhiệm vụ và khả năng của
người thầy. Tôi hướng dẫn các em :
- Luyện tập phù hợp với sức khỏe của bản thân
- Tập từ nhẹ đến nặng
- Tập thường xuyên hàng ngày
- Hoàn thiện kỹ thuật chạy
- Thay đổi hình thức luyện tập thường xuyên giúp học sinh khơng nhàm chán

Trường THPT Hồng Quốc Việt


Với những hình thức tập luyện phong phú, phương pháp đơn giản, nếu có
ý thức thì tơi nghĩ bất kì học sinh nào cũng có thể tập được và đều có thể phát
triển khả năng nhanh nhẹn của học sinh.
4.

Hiệu quả
Qua q trình giảng dạy, tơi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn


lười, e ngại luyện tập chạy cự ly ngắn. Tuy nhiên qua việc áp dụng một số
phương pháp đã được tổng hợp trong sáng kiến này, thì các em đã có ý thức tự
giác tích cực tập luyện và thành tích thể thao của các em cũng được nâng lên rõ
rệt.
Cụ thể khi so sánh thành tích năm 2009 – 2010 và năm 2010 – 2011:
HỌC SINH NAM
Chạy 100m
Tuổi
17

Thành tích năm 2009-2010 và kết
quả kiểm tra năm 2010-2011

Yếu

TB

Khá

Giỏi

Thành tích năm
2009 – 2010

17”9

16”6

14”8


13”4

Kết quả kiểm tra năm 2010 - 2011
n = 40

15”4

X

HỌC SINH NỮ
Chạy 100m
Tuổi
17

Thành tích năm 2009-2010 và kết
quả kiểm tra năm 2010-2011
Thành tích năm
2009 – 2010

Yếu

TB

Khá

Giỏi

19”2 17”1


16”2

14”9

Kết quả kiểm tra năm 2010 - 2011
n = 40

X

16”3

Qua so sánh kết quả của hai năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011 của các
em học sinh nam, nữ chúng ta thấy có sự biến chuyển rõ rệt trong kết quả
kiểm tra của các em. Từ đó nhìn nhận được phương pháp giảng dạy và huấn
luyện mà tơi áp dụng đã có bước biến chuyển hiệu quả.
5. Khả năng ứng dụng
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


Qua việc khảo nghiệm (xem xét và đánh giá qua ứng dụng, thử thách
trong thực tế), tôi nhận thấy các biện pháp đề ra trong đề tài mang tính khả
thi (có thể thực hiện được) khơng chỉ với trường THPT Hồng Quốc Việt mà
cịn có thể áp dụng đối với các trường THPT trong huyện và trong tỉnh. Có
thể dạy trong năm học này và áp dụng dạy trong nhiều năm học tiếp theo vì
tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả học tập của học sinh được xem là sản phẩm đầu ra của một q
trình tác động có chủ đích của hoạt động dạy học. Tác động của quá trình dạy
học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện từ thực trạng đời sống kinh

tế, cơ sở vật chất, trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp cũng như
trình độ giảng dạy của giáo viên, chương trình sách giáo khoa ... Từ đó sản
phẩm (kết quả học tập của học sinh) được nâng cao, tiếp tục phát triển ở
những giai đoạn tiếp theo của quá trình giáo dục. Kết quả học tập của học
sinh đối với môn Thể dục phải được thể hiện ở việc phát triển toàn diện của
học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Các bài tập lựa chọn áp dụng đã mang lại kết quả nâng cao thành tích chạy
100m của học sinh lứa tuổi 16-18 ở trường THPT Hoàng Quốc Việt chúng tôi.
Thông qua những kết quả đã nghiên cứu bước đầu cho phép chúng tôi đi đến
kết luận những bài tập nhằm nâng cao thành tích đã cho thấy phương pháp lựa
chọn đã phù hợp với trình độ luyện tập của các em.
- Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện thể lực trong quá trình luyện tập
thể lực để góp phần nâng cao chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý thức
rèn luyện, luyện tập của học sinh trong các giờ học.
- Học sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tịi nhưng vẫn được rèn
luyện thể lực thường xuyên.
- Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp luyện tập mới cũng như sáng
tạo những dụng cụ luyện tập hỗ trợ cho học sinh luyện tập.
- Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc luyện tập và rèn luyện
một cách hợp lý khơng q nặng về một phần nào đó.
Trường THPT Hoàng Quốc Việt


- Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá một
cách cơng bằng, hợp lý như vậy mới có thể phát huy hết khả năng tố chất của
học sinh.
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát
triển sức nhanh cho học sinh.
Đây mới chỉ là quan điểm của tơi qua q trình giảng dạy và huấn luyện,
vì vậy sẽ cịn những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý

kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh
hơn.
2. Kiến nghị
Từ những kết luận trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ hỗ trợ luyện tập.
- Mở các lớp chuyên đề bộ môn để giáo viên đi dự nâng cao chuyên môn.
- Tăng cường tài liệu tham khảo cho giáo viên nghiên cứu.
- Sớm xây dựng trường ổn định ( có nhà đa năng )để chúng tơi có đủ sân bãi
giảng dạy và huấn luyện.
- Mở các buổi hội thảo chuyên môn để chúng tôi học hỏi kinh nghiệm từ các
đồng chí chun viên sở.

Trường THPT Hồng Quốc Việt


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Cơ sở lý luận
3. Cơ sở thực tiễn
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Phương pháp nghiên cứu
2. Phương pháp lý luận
3. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện
4. Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học
5. Hiệu quả
6. Khả năng ứng dụng
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề nghị

CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
- TDTT: Thể dục thể thao
- LVĐ: Lượng vận động
- THPT: Trung học phổ thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên thể dục 10 – 11 ( Nhiều tác giả - NXB GD – 1992)
2. Giáo trình Điền kinh và thể dục của ĐHSP Thái Nguyên
3. Lý luận và phương pháp TDTT (Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn –
NXB TDTT – 1995)
4. Sinh lý học TDTT ( Lưu Quang Hiệp – NXB TDTT – 1993)
5. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong
trường học các cấp ( NXB TDTT – 1993)
7. Phương pháp toán học thống kê (Nguyễn Đức Văn – TDTT – 1987)

Trường THPT Hoàng Quốc Việt



×