Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích quan điểm của triết học mác lê nin về con người và bản chất con người ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.46 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................3
I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON
NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN............................3
1.1. Quan điểm triết học Mác- Lênin về con người.......................................3
1.2. Quan điểm triết học Mác- Lê nin về bản chất của con người...............3
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã
hội...................................................................................................................3
1.2.2. Con người là tổng hòa những quan hệ xã hội......................................3
1.2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.................................3
II: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC
MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SINH VIÊN..............................................................4
2.1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Mác Lênin về
con người và bản chất con người....................................................................4
2.1.1. Ý nghĩa lý luận của quan điểm về con người và bản chất con người. .4
2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm về con người và bản chất con người
........................................................................................................................4
2.2. Một số giải pháp phát triển bản chất, nhân cách sinh viên...................5
2.2.1. Hình thành thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt
Nam................................................................................................................5
2.2.2. Xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên..............5
KẾT LUẬN................................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................7

1


MỞ ĐẦU


Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người. Trước Các Mác, vấn
đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Khi hình thành quan
niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải
tạo thế giới, làm nên lịch sử của con người. Bằng sự phát triển sự phát triển tồn
diện thì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển lực lượng sản xuất.
Khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì khả năng chiếm lĩnh và sử dụng các lực
lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra ngày càng nhiều hơn cơ sở vật
chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó thúc đẩy con người tự hồn thiện chính bản
thân họ.
Ở nước ta, từ đại hội Đảng lần thứ III đến nay Đảng ta luôn xác định công
nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ.Muốn thốt khỏi tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân...thì khơng cịn con đường nào khác
là chúng ta phải đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa -hiện đại hóa. Để làm được
như vậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đó là vấn đề phát triển lực lượng
sản xuất, nâng cao kỹ thuật, cơng nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn
nhân lực.
Đã có rất nhiều ngành, mơn khoa học nghiên cứu về vấn đề con người đây
được coi là vấn đề thiết thực nhất địi hỏi sự phát triển tồn diện nhất trên nhiều lĩnh
vực, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập tới một khía cạnh đó là: “
Phân tích quan điểm của triết học Mác-Leenin về con người và bản chất con
người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên”

2


NỘI DUNG
I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT
CON NGƯỜI THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
1.1. Quan điểm triết học Mác- Lênin về con người

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất
biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương
diện cơ bản của con người, loài người.
1.2. Quan điểm triết học Mác- Lê nin về bản chất của con người
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã hội.
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học,
đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm của giới
tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính lồi.
Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con
người. Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Con người là một bộ
phận của tự nhiên.
1.2.2. Con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt
lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan
hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy
đén cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là
quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong
chừng mực liên quan đến con người.

3


1.2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên. Ph.Ăngghen cho rằng: “Thú vật
cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của
chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng

tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và
cũng không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật,
hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch
sử một cách có ý thức bấy nhiêu”.
II: Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRIẾT
HỌC MÁC LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
2.1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Mác Lênin về con
người và bản chất con người
2.1.1. Ý nghĩa lý luận của quan điểm về con người và bản chất con người
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người có thể thấy:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì khơng
thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có
tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ
kinh tế – xã hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là
năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi
con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự
tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch
sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội.
Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy: Một trong những giá trị căn bản nhất
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan
hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần
chúng nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực ra lịch sử tiến bộ của nhân loại.
4


2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm về con người và bản chất con người
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc
(1945), thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt
Nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác khơng thể áp dụng được, chính chủ
nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của tồn xã
hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đạt những
thành tựu vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư
tưởng Mác xít vì ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo,
các hệ tư tưởng và văn hố bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác Lênin thâm nhập, nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hố
bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng,
yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, cịn các yếu tố tiêu cực
thì kìm hãm sự phát triển con người.
2.2. Một số giải pháp phát triển bản chất, nhân cách sinh viên
2.2.1. Hình thành thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt Nam
Việc giáo dục triết học Mác - Lênin trong các trường đại học có vị trí đặc
biệt quan trọng đối với q trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên. Bởi lẽ, triết học Mác - Lênin nghiên
cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, nó cung cấp cho con
người một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trò,
vị trí của con người trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó, giúp họ có
thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có phương hướng chính trị vững
vàng, có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong
thực tiễn xã hội trên tinh thần thế giới quan Mác - Lênin.
2.2.2. Xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên
Giáo dục triết học Mác - Lênin sẽ góp phần từng bước xây dựng và bồi
dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên thông qua việc trang bị cho
5


họ những kiến thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, về bản chất và chức năng

của nhà nước, về con người và các quan hệ xã hội của con người, về giai cấp, dân
tộc, về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội... Đồng thời, từng bước xây dựng cho
sinh viên cách nhìn, lối sống cũng như cách vận dụng những định hướng giá trị xã
hội đã được nhận thức vào thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn, từ tri thức về những quy
luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, cung cấp cho sinh viên một cách
nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trị, vị trí của con
ng¬ười trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
KẾT LUẬN
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học cơng nghệ đạt những
thành tựu vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư
tưởng Mác xít vì ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo,
các hệ tư tưởng và văn hố bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác Lênin thâm nhập, nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hố
bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng,
yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, cịn các yếu tố tiêu cực
thì kìm hãm sự phát triển con người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc
mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và
phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hố và chính trị, trên thế giớ. Sự
biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học và cơng nghệ… Điều đó địi hỏi chúng ta phải biết vận dụng
chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi
hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Bách, Nhị Lê (Chủ biên) (2018), “Một số vấn đề định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb. Lao Động, Hà Nội.

2. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2016), “Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Dương Phú Hiệp (2018), “Triết học và đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khố XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7



×