Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mối quan hệ giữa điêu khắc và kiến trúc trong không gian potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.74 KB, 3 trang )

Mối quan hệ giữa điêu khắc và kiến
trúc trong không gian

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, điêu khắc và kiến trúc là hai ngành
nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ khăng khít với nhau: Điêu khắc xuất hiện ở mặt tiền
các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v… nó đóng vai trò trong kiến
trúc như một người “đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình khối kiến
trúc.
Điều này được thể hiện rõ trong kiến trúc cổ Ai Cập, cổ Hy Lạp, cổ La Mã, kiến trúc
Phục hưng…ở các đền đài và chùa miếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước
châu Á khác. Các công trình kiến trúc ở đây được nghệ thuật điêu khắc tô điểm làm tăng
thêm các giá trị tinh thần.


Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến trúc gắn với những giá trị thực
dụng, hay nói một cách khác kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một
cách thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng, đến không gian bên trong và cả
không gian bên ngòai. Còn điêu khắc không “sử dụng” bên trong bức tường.Vậy mà có
những công trình gọi là kiến trúc hay điêu khắc hiểu theo cách nào cũng được, nghĩa là
không có ranh giới rõ ràng giữa hai nghệ thuật này. Ví dụ quần thể Angkor Thom và
Angkor Vat ở Campuchia. Chúng là một công trình điêu khắc đá kỳ vĩ nhưng vì đó là đền
nên là kiến trúc. Hoặc bản thân bức tượng là một ngôi nhà. Nhà hàng Khủng long ở bang
California (Mỹ) là một ví dụ. Còn tượng Nữ thần tự do ở New York là một công trình
điêu khắc nhưng người ta sử dụng phần bên trong tượng làm một bảo tàng và du khách có
thể lên tận ngọn đuốc để ngắm nhìn phong cảnh. Bức tượng cao 93,50m. Bức tượng như
một ngôi nhà lớn vậy.

Một trong những trào lưu của kiến trúc hiện đại những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX đó là kiến trúc điêu khắc. Kiến trúc điêu khắc là một phương thức biểu hiện kiến trúc
dựa trên ngôn ngữ điêu khắc và kiến trúc mà các kiến trúc sư đã vận dụng và thể hiện
trong quá trình sáng tác, ví dụ như nhà thờ Sagrada Famillia, nhà Mila,… của kiến trúc sư


Antonio Gandi, hay là những công trình của kiến trúc sư Le Corbusier với những ý tưởng
tạo hình mạnh mẽ với vật liệu bê tông cốt thép, ông đã khai thác hiệu quả ngôn ngữ điêu
khắc. Nhà thờ Wallfahort ở Ronchamp được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông.

Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu, không phụ thuộc vào hệ thống
hình học, trục định vị hay sự cân đối… Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ
không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian, liên kết bên trong bên ngoài,
gây cảm giác hoành tráng và tồn tạo trong không gian.

×