Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.45 KB, 21 trang )

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày
càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong
nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh
tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp
tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những
mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị
trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp
kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các
nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trong
mấy năm gần đây.
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên
diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường
xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp
nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm
có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức
giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản
pháp luật.
Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại cũng
đã đưa ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này. Tuy
không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế
nhưng cũng đã liệt kê được các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Đến năm
1999, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập đến trong
Luật thương mại ngày 10/5/1999. Năm 2003, Pháp lệnh trọng tài thương mại
được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra định nghĩa về tranh chấp


thương mại nhưng thông qua khái niệm về “hoạt động thương mại” đã tạo
được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp
thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và
thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản
pháp luật khi đề cập đến lĩnh vực thương mại, tranh chấp thương mại – một
lĩnh vực đầy sôi nổi và phức tạp. Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố
tụng Dân sự 2004 đã đưa ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương
2
mại” và liệt kê những nội dung của loại tranh chấp này, thực chất là các
tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy
có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn
chung quan niệm về tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định
trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán.
Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất
đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực
hiện các hoạt động thương mại. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là
những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân với nhau; ngoài ra trong
những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (không phải là thương
nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa
công ty và thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau
Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và
áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới
cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại cơ bản, bao gồm:
• Thương lượng;
• Hòa giải;
• Trọng tài thương mại;
• Tòa án.
Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêng của
nó. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng em xin phép tìm hiểu

riêng về hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về thẩm
quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương
mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
3
NỘI DUNG CHÍNH
I/ Khái quát chung về trọng tài thương mại:
1/ Khái niệm trọng tài thương mại:
Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần đến việc
phân xử. Hiện nay có 2 phương pháp giải quyết bằng tài phán là tòa án và
trọng tài thương mại. Trên thế giới, tại các nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp thường sử dụng phương pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Vậy chúng ta cần phải hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luật Việt
Nam hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tài thương mại
nhưng ta có thể hiểu: Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền
lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương
mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định
nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài.
2/ Các hình thức trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc
(trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.
2.1/ Trọng tài vụ việc:
Có thể định nghĩa rằng, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do
các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các
bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh
chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi
ở các nước trên thế giới.
Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụ
việc như sau:
• Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp
và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.

• Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ
máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài
viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên
hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
• Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho
mình, mà quy tắc tố tựng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các
bên thỏa thuận xây dựng. Thông thường, các bên tranh chấp có thể
thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường
4
là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và
quốc tế.
Ở Việt Nam, hình thức trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định tại Pháp
lệnh trọng tài thương mại một cách cụ thể, rõ ràng về cách thức hình thành,
quy trình tố tụng cũng như giá trị của pháp quyết và cơ chế đảm bảo thi hành
quyết định của trọng tài vụ việc. Có thể khẳng định rằng, diện mạo của trọng
tài vụ việc ở Việt Nam được khắc họa rõ nét kể từ khi ban hành Pháp lệnh
trọng tài thương mại 2003.
2.2/ Trọng tài thường trực:
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức
dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội
trọng tài hay các viện trọng tài nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức
dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới
dạng các trung tâm trọng tài. Ta có định nghĩa: Trung tâm trọng tài là tổ
chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và
có trụ sở giao dịch ổn định.
Từ khái niệm về trung tâm trọng tài trên, ta có thể đưa ra một số đặc trưng
cơ bản về hình thức trọng tài này như sau:
• Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm
trong hệ thống cơ quan nhà nước. Thể hiện:

- Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng
tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không
phải được thành lập bởi Nhà nước. Do đó, nó không nằm trong hệ thống cơ
quan quản lý Nhà nước cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử Nhà
nước.
- Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà
không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước.
- Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh
quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.
- Dù không được thành lập bởi Nhà nước nhưng trung tâm trọng tài
vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các hoạt
động như: ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ
chức và hoạt động của trung tâm trọng tài; cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi
giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài; hỗ
trợ trung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài,
hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài
• Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập
với nhau. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ
thuộc cấp trên, cấp dưới.
5
• Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn
nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các
trọng tài viên của trung tâm. Cụ thể:
- Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm
trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm
trọng tài cử.
- Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham
giai vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
• Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và
có quy tắc tố tụng riêng. Thể hiện:

- Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗi trung
tâm trọng tài có quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng
thời có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự
chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố
tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của
trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất
phải tuân thủ quy tắc tố tụng này.
- Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường
dựa trên cơ sở là một số bản quy tắc trong tài hay một số công ước quốc tế
có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài
quốc tế có uy tín.
• Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi
các trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài
viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách
trọng tài viên của trung tâm. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm
trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm.
3/ Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại:
Trọng tài thương mại là một trong 4 hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại. Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp khá đơn giản, nhanh
chóng và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này trong việc
giải quyết tranh chấp, các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp cần tuân
thủ một số những nguyên tắc cơ bản sau:
3.1/ Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài:
Nguyên tắc này được hiểu như sau: tranh chấp thương mại chỉ được
giải quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận
trọng tài đó có hiệu lực. Theo điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003,
nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà hội

6
đồng trọng tài vẫn giải quyết thì quyết định của hội đồng sẽ bị hủy. Đây là
nguyên tắc quan trọng và có tính quyết định đối với việc có hay không áp
dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu không có nguyên
tắc này thì những nguyên tắc sau cũng trở thành vô nghĩa và không cần thiết.
Chính vì vậy mà nó được đưa lên làm nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên
tắc cần áp dụng trước tiên khi tiến hành xem xét một vụ tranh chấp bằng
hình thức trọng tài thương mại.
3.2/ Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan:
Một số tổ chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản
rằng họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày
bất kỳ sự kiện hoặc chi tiết nào có thể khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập
của họ. Điều này cho thấy, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng,
tính độc lập của các trọng tài viên đối với các bên là vấn đề được quan tâm
đặc biệt. Trọng tài viên phải có đủ cách điều kiện nhất định để đảm bảo rằng
họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Để trở thành
một trọng tài viên của một trung tâm trọng tài, công dân Việt Nam cần hội tụ
đầy đủ những điều kiện quy định tại điều 12 Pháp lệnh trọng tài thương mại.
Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải
thật sự là người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh
chấp cũng như không có bất kỳ lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó.
Nếu vi phạm những quy định trên, trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ
tranh chấp hoặc các bên có quyền yêu cầu đổi trọng tài viên vụ tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải căn cứ vào
các tình tiết của vụ tranh chấp, xác mình sự việc nếu thấy cần thiết và phải
căn cứ vào các chứng cứ mà mình thu thập được chứ không thể bị chi phố
bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Không ai có quyền can thiệp, chỉ đạo vào
việc giải quyết tranh chấp của trọng tài viên. Quyết định của trọng tài viên
phải đúng với sự thật khách quan.
Tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 còn quy định: Nếu

trọng tài viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại, vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội
đồng trọng tài có trọng tài viên đó sẽ bị hủy bỏ.
3.3/ Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật:
Đây được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong mọi thủ tục tố
tụng cũng như giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội trong điều kiện nhà
nước pháp quyền. Vì vậy, để giải quyết tranh chấp thương mại một cách
công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên; trọng tài
viên – người được các bên có tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp
phải căn cứ theo pháp luật.
7
Nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận hối lộ hoặc có
hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi
trọng tài. Tư tưởng chỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, chỉ có căn cứ
vào pháp luật, trọng tài viên mới giải quyết được các tranh chấp một cách vô
tư, khách quan. Có như vậy mới được các nhà kinh doanh tín nhiệm.
3.4/ Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên:
Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên
quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên phải tôn trọng, nếu
không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án
hủy theo yêu cầu của các bên.
Có thể thấy rằng, thông qua thỏa thuận trọng tài, quyền hạn của hội
đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ. Cụ
thể như:
• Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng nào nào, hình thức trọng tài
nào thì chỉ có trung tâm trọng tài đó và hình thức trọng tài đó có thẩm
quyền giải quyết.
• Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quyền giải
quyết.
• Các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải

quyết thì chỉ có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết.
• Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp.
• Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết
cho việc giải quyết.
• Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ
tranh chấp.
Như vậy, có thể thấy nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham
gia tranh chấp là một trong những nguyên nhắc tiên quyết của việc áp dụng
hình thức trọng tài thương mại. Và chỉ có trong tố tụng trọng tài – hình thức
giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, các bên mới có quyền thỏa thuận
nhiều vấn đề như vậy và trọng tài viên bắt buộc phải tuân theo.
3.5/ Nguyên tắc giải quyết một lần:
Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc giải quyết tranh
chấp thương mại là nhanh chóng, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày nay, để
các tranh chấp thương mại giữa các nhà kinh doanh có thể được giải quyết
nhanh chóng và dứt điểm, các tổ chức trọng tài phi chính phủ đã ra đời để
đáp ứng yêu cầu đó của các nhà kinh doanh.
Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không
có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm,
8
không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm
của tòa án, cũng không có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tố tụng trọng tài
chỉ có một trình tự giải quyết, tức là các tranh chấp thương mại chỉ được giải
quyết một lần tại trọng tài.
Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu
của một trong các bên mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì
sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài,
bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi
hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi

hành, thi hành quyết định trọng tài.
II/ Thẩm quyền của trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp
thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm
quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa
thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực.
Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm
quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh. Các
nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của
bị đơn và theo sự thỏa thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố
tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh
thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một tổ
chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi
ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng không phân định theo
cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự
lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các
bên có thỏa thuận trọng tài.
Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng con
đường trọng tài, tức là họ đã trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải
quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa
thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài.
Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này
phát sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức
kinh doanh và các bên có thỏa thuận trọng tài. Nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện
trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Sau đây, trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và các văn
bản pháp luật hiện hành có liên quan, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về
thẩm quyền của trọng tài thương mại thông qua 2 điều kiện trên:
9

1/ Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại
phải là tranh chấp thương mại giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh:
Như ta đã biết, trong hoạt động giao kết hợp đồng giữa 1 bên là
thương nhân với một bên là các cá nhân, tổ chức (không phải là thương
nhân), nếu có phát sinh tranh chấp thì Luật thương mại 2005 cho phép bên
có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi (bên có hành vi dân sự) có thể
chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết.
Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên
trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần
túy nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật thương
mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp
phát sinh từ quan hệ này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại. Ví
dụ như: tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hay tranh chấp giữa
các thành viên công ty với nhau thực chất là tranh chấp thương mại hiểu
theo nghĩa rộng vì tranh chấp này phát sinh từ hoạt động đầu tư với mục
đích sinh lợi.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, loại tranh chấp nói
trên không thuộc thẩm quyền của trọng tài vì không thỏa mãn điều kiện các
bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh (điều 2 Nghị
định số 25/2004/NĐ – CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của pháp lệnh trọng tài thương mại) và cũng không
thuộc loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo điều 29 Bộ luật tố tụng
dân sự 2004. Bởi vậy, tranh chấp này theo pháp luật Việt Nam hiện hành
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa dân sự, song bên có hoạt động không
nhằm mục đích sinh lợi có thể chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết.
Tương tự, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cũng chỉ
thuộc thẩm quyền của trọng tài khi các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh.
Tóm lại, trọng tài thương mại Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên là cá nhân

kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh. Như vậy, so với pháp luật một số nước
trên thế giới, pháp luật Việt Nam ta không mở rộng hoàn toàn thẩm quyền
của trọng tài thương mại.
1
2/ Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ:
2.1/ Thỏa thuận trọng tài:
1
Pháp luật về trọng tài của Ailen quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp hợp đồng nếu
các bên có thoả thuận, trừ hợp đồng lao động. Thậm chí trọng tài còn có thẩm quyền giải quyết đối với
những yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
10
Trước hết, có thể hiểu thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên
về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã
phát sinh trong hoạt động thương mại. Như vậy, các bên có thể thỏa thuận
trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Khác với việc
giải quyết tranh chấp tại tòa án – cơ quan tài phán nhà nước, khi có tranh
chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ
đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận
trước, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận
của các bên. Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng
phương thức trọng tài, không có tố tụng trọng tài”.
Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là thỏa thuận
trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản. Các hình thức thỏa thuận
qua thư, điện báo, Telex, Fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể
hiện ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đều được coi
là thỏa thuận trọng tài. Ngay cả khi hợp đồng giữa các bên không được thể
hiện bằng văn bản thì thỏa thuận trọng tài vẫn phải lập thành văn bản. Khi
nộp đơn kiện cho trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải nộp kèm theo thỏa
thuận trọng tài. Nếu không có thỏa thuận trọng tài, trung tâm trọng tài sẽ
không có thẩm quyền giải quyết.

2.2/ Thỏa thuận trọng tài hợp lệ:
Thỏa thuận trọng tài hợp lệ là thỏa thuận trọng tài đó không bị vô
hiệu. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài nhưng nếu
thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu thì trọng tài cũng không có thẩm quyền giải
quyết. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định tại điều 10
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Sau đây, trên cơ sở điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, từ
đó kéo theo việc loại trừ thẩm quyền của trọng tài thương mại để giải quyết
tranh chấp trong những trường hợp này:
- Thứ nhất, tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại (ví dụ:
tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa văn phòng luật sư hoặc công ty
luật sư với doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam không quan niệm đây là tranh
chấp kinh doanh, thương mại).
Với cách quy định này dường như nhà làm luật có sự trùng lặp giữa
thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực với vụ việc không thuộc thẩm quyền
của trọng tài? Bản thân lí do tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại
đã loại trừ thẩm quyền của trọng tài. Như vậy, quy định thỏa thuận trọng tài
bị vô hiệu trong trường hợp này thực sự không có ý nghĩa.
- Thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền kí kết. Quy
định này cần được hiểu ở hai khía cạnh.
11
Ở khía cạnh thứ nhất, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng
lực chủ thể (ví dụ: chi nhánh, văn phòng đại diện).
Ở khía cạnh thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không phải là người
đại diện hợp pháp cho pháp nhân hoặc kí thay cá nhân không được ủy
quyền.
- Thứ ba, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ (người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự).

- Thứ tư, thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ về đối
tượng tranh chấp hay tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh
chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung. (ví dụ: Điều khoản
trọng tài ghi chung chung như “Tranh chấp giữa các bên được giải quyết tại
cơ quan trọng tài Việt Nam”).
Cốt lõi của thỏa thuận trọng tài là phải thể hiện rõ ý chí và sự thống
nhất ý chí của các bên trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài có thẩm quyền.
Còn những sai sót về mặt kỹ thuật trong soạn thảo điều khoản trọng tài
không làm sai lệch ý chí của các bên thì sẽ không không làm cho thỏa thuận
trọng tài vô hiệu. (ví dụ: Trong hợp đồng giữa một bên là doanh nghiệp của
Việt Nam với một bên là doanh nghiệp nước ngoài có ghi: “Mọi tranh chấp
phát sinh giữa các bên được giải quyết tại tòa án trọng tài Việt Nam bên
cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”. Thỏa thuận trọng tài này
không bị coi là vô hiệu mặc dù khái niệm “tòa án trọng tài” không phù hợp
với tên gọi thực của hình thức trọng tài mà các bên hướng tới. Đó là sai sót
về mặt kỹ thuật nhưng không làm sai lệch ý chí của các bên trọng việc lựa
chọn tổ chức trọng tài, đó là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên canh
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Vì vậy, thỏa thuận này hoàn
toàn có hiệu lực.
- Thứ năm, thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản (ví dụ: Các
bên thỏa thuận miệng, trao đổi qua điện thoại )
- Thứ sáu, bên kí kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu
tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu.
Như vậy, thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi thỏa thuận đó không thể
hiện đầy đủ, thể hiện không đúng ý chí của các bên hoặc ý chí của các bên
không phù hợp quy định của pháp luật. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu không
tạo ra thẩm quyền cho trọng tài. Khi đó vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của tòa
án.
* Những vấn đề cần lưu ý trong việc xác định thẩm quyền
của trọng tài thương mại trong hoạt động giải quyết tranh chấp

thương mại:
12
Nhằm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thẩm phán trong việc phân biệt
thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương
mại giữa trọng tài và tòa án, từ đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ tư pháp đối
với hoạt động của trọng tài, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết
số 05/2003/NQ – HĐTP ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh trọng tài
thương mại. Theo đó trong hoạt động thụ lí giải quyết các tranh chấp kinh
doanh, thương mại của tòa án, người có thẩm quyền thụ lí cần lưu ý những
vấn đề sau trong hoạt động nghiệp vụ:
- Thứ nhất, khi có người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ tranh chấp
phát sinh trong hoạt động thương mại, tòa án phải yêu cầu người khởi kiện
cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài
hay không. Đồng thời, tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm
theo đơn kiện để xác định. Cụ thể, tòa án phải kiểm tra trong hợp đồng có
điều khoản trọng tài không hoặc có văn bản nào đó ghi nhận sự thỏa thuận
của các bên về việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp không. Thao tác
này sẽ giúp cho người thụ lí, ngay từ đầu đã có thể xác định được vụ việc có
thỏa thuận trọng tài chưa, tránh trường hợp thụ lí rồi mới phát hiện vụ tranh
chấp đã có thỏa thuận trọng tài.
- Thứ hai, kiểm tra thỏa thuận trọng tài có bị vô hiệu không. Để kiểm tra
thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, người có thẩm quyền thụ lí cần dựa vào điều
10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 để xem xét. Tuy nhiên, cần chú ý
một số trường hợp sau:
● Thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền kí không bị vô
hiệu nếu được người có thẩm quyền chấp nhận. Vì vậy, khi phát sinh tranh
chấp mà một bên yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án cần yêu cầu người có
thẩm quyền kí kết thỏa thuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản có chấp
nhận thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền kí kết không. Nếu

người có thẩm quyền kí kết đó không chấp nhận thì vụ việc mới thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án.
Quy định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Nghị quyết số
04/2003/NQ – HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải
quyết các vụ án kinh tế. Theo Nghị quyết này, hợp đồng do người không có
thẩm quyền kí không bị vô hiệu nếu người có thẩm quyền biết và không
phản đối. Cũng cần lưu ý đó là sự kế thừa trong xây dựng pháp luật, không
phải vì hợp đồng không bị vô hiệu nên hệ quả là điều khoản trọng tài cũng
không bị vô hiệu theo. Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng, sự
vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng
tài.
13
● Thỏa thuận trọng tài không xác định rõ đối tượng tranh chấp hoặc tổ
chức trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền cũng không bị vô hiệu nếu sau đó
các bên có thỏa thuận bổ sung. Vì vậy, người thụ lí cần kiểm tra giữa các
bên có thỏa thuận bổ sung về việc xác định đối tượng tranh chấp hoặc hội
đồng trọng tài cụ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không. Ví dụ:
Trong hợp đồng các bên quy định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
trọng tài mà không ghi rõ tổ chức trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền nhưng
sau đó các bên có văn bản thỏa thuận chỉ định rõ tổ chức trọng tài có thẩm
quyền là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại
và công nghiệp Việt Nam.
Thỏa thuận bổ sung có thể được thể hiện ở một văn bản độc lập như
phụ lục hợp đồng, văn bản ghi nhớ giữa hai bên hoặc thể hiện trong công
văn, tài liệu trao đổi qua lại trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Thứ ba, cần kiểm tra khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi
kiện tại tòa án hoặc khi được tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp
đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ tranh chấp thì trong thời hạn 7
ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thông

báo của tòa án, bị đơn có văn bản phản đối không; có xuất trình được tài liệu
chứng minh rằng trước đó các bên đã có thỏa thuận trọng tài không.
Sở dĩ như vậy bởi, mặc dù các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng
nếu nguyên đơn kiện ra tòa án mà bị đơn không phải đối thì coi như các bên
có thỏa thuận mới là lựa chọn tòa án giải quyết thay cho thỏa thuận trọng tài
hoặc bị đơn có phản đối nhưng không chứng minh được giữa các bên đã có
thỏa thuận trọng tài thì được coi như là không có thỏa thuận trọng tài.
- Thứ tư, cần kiểm tra các bên có thỏa thuận nào khác không, có quyết định
của tòa án hủy quyết định trọng tài không.
Khi quyết định trọng tài bị hủy thì quyết định trọng tài đó không có
giá trị thi hành. Các bên có thể thỏa thuận lại để vụ tranh chấp tiếp tục được
giải quyết bởi một hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc hội đồng
trọng tài do các bên thành lập. Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận thì
một bên có thể kiện ra tòa án, khi đó tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ
việc này. Tuy nhiên, vấn đề chưa rõ là thời hiệu được xác định như thế nào,
thời gian theo kiện tại trọng tài có tính vào thời hiệu khởi kiện hay không?
Đây là vấn đề cần được Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể.
III/ Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại so với
tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại:
1/ Ưu điểm:
14
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài có một số
ưu thế so với giải quyết bằng con đường tòa án, sau đây, chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu cụ thể về những ưu thế này:
- Thứ nhất, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền
lực nhà nước như phán quyết của tòa án) mà chủ yếu được giải quyết dựa
trên nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của
bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt mềm dẻo,
từ đó đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp mà không bị

ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi thủ tục tố tụng như giải quyết tại tòa án.
- Thứ hai, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mai còn
đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật (xử kín) của các bên tranh chấp, góp
phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Điều này
là rất quan trọng với các doanh nghiệp vì nó liên quan đến uy tín, thương
hiệu của doanh nghiệp.
- Thứ ba, các trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu. Ví dụ như Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có tới 117 trọng tài viên trong nước và 6
trọng tài viên quốc tế là những chuyên gia đầu ngành của hầu hết các ngành
trọng yếu. Trình độ của các trọng tài viên thường là tiến sĩ, thấp cũng là cao
học và hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài.
- Thứ tư, việc xét xử bằng cơ chế trọng tài tuân theo nguyên tắc xét xử một
lần nên quyết định của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm. Quyết
định của trọng tài thương mại buộc các bên phải thi hành ngay, nếu không sẽ
được chuyển sang cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Quyết định của trọng
tài thương mại không bị kháng cáo kháng nghị. Điều này có nghĩa là ngay
sau khi hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành
quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa
án hủy quyết định trọng tài đó.
2/ Nhược điểm:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó
tránh khỏi, đó là:
- Thứ nhất, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng con
đường trọng tài thương mại chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp
tác của các bên tranh chấp. Mà các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn
chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc lường trước các tranh chấp sẽ phát
sinh nên vẫn còn tình trạng mơ hồ về hình thức trọng tài thương mại nói
riêng, cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp khác nói chung.
- Thứ hai, việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết

tranh chấp bằng con đường trọng tài phần lớn phụ thuộc vào sự tự nguyện
15
thi hành của bên có nghĩa vụ thi hành mà không có cơ chế pháp lý vững
chắc để đảm bảo thi hành và nếu có thì việc thực thi đó thường phức tạp và
tốn kém.
IV/ Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại
trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam:
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả
và khá thông dụng trên thế giới, song tại Việt Nam trọng tài thương mại lại
rất mờ nhạt. Con đường tài phán này hiện không nhận được sự quan tâm của
doanh nghiệp. Điểm qua hoạt động của các trung tâm trọng tài trong thời
gian gần đây, ta có thể rút ra được một số thực trạng tiêu biểu về tình hình
áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp
ở Việt Nam ta hiện nay, đó là:
- Thứ nhất, về phía các trung tâm trọng tài: Theo kết quả nghiên cứu về sự
cần thiết và việc sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại
Việt Nam do Bộ tư pháp tiến hành mới đây cho thấy có đến 75% ý kiến cho
rằng cần thiết thành lập trung tâm trọng tài, tuy nhiên, hiện nay trên cả nước
mới có 6 trung tâm trọng tài (3 trung tâm tại Hà Nội, 2 trung tâm tại Thành
phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại Cần Thơ). Thực ra trước đó cũng có 1
trung tâm trọng tài tại Bắc Giang, tuy nhiên trung tâm này thành lập ra do
khó khăn về trụ sở rồi cũng giải tán. Tuy nhiên, ngoài Trung tâm trọng tài
Quốc tế Việt Nam (bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam)
là còn có doanh nghiệp gõ cửa, các trung tâm trọng tài khác hầu như “ngồi
chơi xơi nước”.
Bên cạnh đó, theo thứ trưởng Bộ tư pháp Hoàng Tiến Liên: Trung tâm
trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) mỗi năm chỉ xử lý được 20 – 25 vụ. Các
trung tâm trọng tài khác khoảng 5 đến 7 vụ, thậm chí có trung tâm trọng tài
không có vụ nào.
Như vậy, trước vận hội mới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên

chính thức của WTO thì các trung tâm trọng tài thương mại đang đứng trước
tình hình “nước sôi lửa bỏng”. Các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay
thực sự yếu cả về tổ chức, chất lượng cũng như năng lực trọng tài viên. “Nếu
không có sự hỗ trợ của Nhà nước, cứ để các trung tâm trọng tài tự “bơi”
trong hoạt động như các văn phòng luật sư hoặc các trung tâm, câu lạc bộ
thì sẽ đến ngày sập tiệm”
2
.
- Thứ hai, về phía các doanh nghiệp: Theo tài liệu thống kê, có tới 84%
doanh nghiệp không biết đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều
2
Theo luật sư Nguyễn Hồng Khởi phát biểu trong cuộc họp toạ đàm về sử dụng trọng tài thương mại tại
Việt Nam do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20/12/2006.
16
này cũng dễ hiệu bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh theo lối
cũ, khi xảy ra tranh chấp thì “nhờ” cơ quan chủ quản hoặc Bộ chủ quản giải
quyết.
Bên cạnh đó, theo thông kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam,
trong khoảng 2 năm trở lại đây, trong các vụ tranh chấp thương mại, có đến
gần 60% vụ việc xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác
nước ngoài. Và doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt trước các doanh
nghiệp nước ngoài do thiếu kinh nghiệm thương trường và kém hiểu biết về
trọng tài thương mại. Có thể xem qua 2 ví dụ sau đây như một điển hình cho
việc thiếu hiểu biết về trọng tài thương mại
3)
:
• Ví dụ 1: VIAC đã từng phải từ chối giải quyết tranh chấp mua bán
hàng hóa giữa một công ty Đài Loan và chi nhánh công ty A có trụ sở
tại Bà Rịa – Vũng Tàu với lý do điều khoản về cơ quan giải quyết
tranh chấp trong hợp đồng ghi rất chung chung là “nếu có tranh chấp

sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”. Do mất nhiều thời gian để nhờ
trọng tài phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án nhân dân tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời
hiệu khởi kiện.
• Ví dụ 2: Vừa qua, công ty Dâu tằm tơ Việt Nam đã bị trọng tài
Geneva (Thụy Sĩ) buộc phải thanh toán gần nửa triệu USD cho công
ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc) trong một vụ tranh chấp kéo dài 3 năm,
kèm theo đó Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phải thanh toán gần
40.000 USD tiền phí trọng tài.
Thông thường, các điều khoản về giá cả, chất lượng hàng hóa, thời
gian giao hàng, phương thức thanh toán vẫn được các doanh nghiệp chú
trọng hơn là các điều khoản về giải quyết tranh chấp. Chính tâm lý đó đã tạo
ra những sai sót không đáng có cho các doanh nghiệp trong quá trình thực
hiện hợp đồng. Trong nhiều hợp đồng, doanh nghiệp viết là: “nếu có tranh
chấp thì sẽ nhờ công an giải quyết” hoặc “nhờ Ủy ban nhân dân” chứng tỏ
doanh nghiệp chỉ hiểu một cách nôm na, đại khái về trọng tài thương mại.
Có trường hợp có thỏa thuận về trọng tài nhưng lại ghi là “nếu không đồng ý
với phán quyết của trọng tài thì có thể nhờ Tòa án giải quyết”. Trong trường
hợp này thì cả trọng tài và tòa án đều “bó tay”.
Cũng đã có những trường hợp doanh nghiệp đã chọn chính xác VIAC
nhưng quy tắc tố tựng trong hợp đồng thì doanh nghiệp lại chọn theo quy tắc
của trọng tài thương mại Pari. VIAC đã từ chối không thụ lý vì nếu theo quy
tắc tố tụng của trọng tài thương mại Pari thì rất khó trong việc chọn trọng tài
3
Theo lời phát biểu của ông Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
trong cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Hải quan
17
viên, quy tắc tố tụng, gặp rắc rối trong phí trọng tài và một số vấn đề về địa
điểm xử lý tranh chấp.
- Thứ ba, về phía các trọng tài viên: Các trọng tài viên hiện nay đều là

những người kiêm nhiệm trong các lĩnh vực thương mại. Vì vậy, một số
trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp, ví dụ như yêu cầu về quy tắc tố tụng.
Điều này một số trọng tài viên còn chưa nắm được.
Cùng với đó, các tranh chấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những
tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Hiện nay cũng tồn tại thực trạng có một số
ít trọng tài viên chưa nắm chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các
nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là
thành viên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.
- Thứ tư, về phía các quy định của pháp luật hiện hành: Bức xúc lớn nhất
hiện nay còn vướng mắc là trong việc thi hành phán quyết trọng tài. Mặc dù
theo Pháp lệnh trọng tài thương mại và Bộ luật tố tụng dân sự, quyết định
của trọng tài có giá trị như một bản án nhưng Pháp lệnh thi hành án lại
không quy định điểm này. Từ đó, cơ quan thi hành án có thể vin vào đây để
không thi hành các quyết định của trọng tài. Và như vậy, các bên tranh chấp
bị mất lòng tin vào trọng tài và lại tin tưởng vào tòa án nhiều hơn. Điều này
lại không phù hợp với thiết chế trọng tài trên thế giới.
Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật còn chưa tương thích với nội
dung trong Pháp lệnh trọng tài thương mại và cam kết WTO; một số quy
định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại còn chưa phù hợp với luật đầu tư,
luật doanh nghiệp ; bản thân tố tụng trọng tài trong Pháp lệnh trọng tài
thương mại cũng chưa sát với thực tiễn.
Ngoài ra, theo Pháp lệnh trọng tài thương mại, trọng tài chỉ có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp trong phạm vi hoạt động thương mại. Điều
này đã làm các trung tâm trọng tài mất đi một lượng khách hàng đáng kể
trong lĩnh vực ngoài hoạt động thương mại.
V/ Một số giải pháp chung để hoàn thiện hình thức trọng tài
thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại:
- Thứ nhất, một số nhà chuyên môn cho rằng không có cơ sở khoa học nào lí
giải cho việc thu hẹp phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh
doanh, thương mại của trọng tài so với tòa án. Vì vậy, việc sửa đổi pháp luật

trọng tài trong thời gian tới nên mở rộng thẩm quyền cho trọng tài, tạo điều
kiện cho các bên được quyền tự do lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp
phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Thứ hai, cần phải xây dựng Luật về trọng tại thương mại thay cho Pháp
lệnh trọng tài thương mại 2003. Tuy nhiên, cần phải có sự gắn kết với Pháp
18
lệnh thi hành án mà hiện nay đang làm thành Luật thi hành án để giữa 2 đạo
luật này có sự hài hòa, không để tình trạng khi luật đi vào cuộc sống lại
không biết vận dụng luật nào. Có thể, khi đó ý chí của người thực thi quyết
định lại quyết định chứ không phải là luật quyết định.
- Thứ ba, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản về trọng tài thương mại. Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý phải ghi rõ trung
tâm trọng tài nào sẽ xử lý khi tranh chấp xảy ra. Các thỏa thuận càng chi tiết
càng tốt. Ví dụ như: Luật áp dụng cho thủ tục tố tụng là luật nào? Luật áp
dụng cho nội dung vụ tranh chấp là luật nào? Ngôn ngữ xử lý? Nhưng
doanh nghiệp cần lưu ý, trọng tài viên không phải luật sư của mình mà sẽ là
người công tâm đứng ra giải quyết vụ việc và chỉ tuân theo pháp luật.
- Thứ tư, để cơ chế trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong
hoạt động thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung và
VIAC nói riêng vẫn cần phải liên tục khẳng định năng lực xét xử của mình.
Các trung tâm trong tài cần tiến tới không chỉ là chỗ dựa tin cậy của doanh
nghiệp Việt Nam mà có thể còn là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước
ngoài trong các giao thương quốc tế.
- Thứ năm, cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của các trọng tài viên,
tăng cường tập huấn, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ về tố tụng trọng tài.
Đồng thời tranh thủ và tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, trụ sở
Trên đây là một số các giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện các vấn
đề liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại trong việc giải quyết các
tranh chấp kinh doanh, thương mại. Hy vọng với những giải pháp này, trong
tương lai các trung tâm trọng tài sẽ ngày càng trở nên phát triển, sẽ có nhiều

những vụ án được giải quyết bằng thủ tục trọng tài với thời gian ngắn và
hiệu quả cao hơn.
19
KẾT LUẬN
Trọng tài thương mại là một trong bốn hình thức cơ bản để giải quyết
tranh chấp thương mại được quy định ở hầu hết các nước trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Khi phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp lựa chọn hình thức
trọng tài thương mại sẽ có rất nhiều ưu điểm như: doanh nghiệp được lựa
chọn tổ chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành các hoạt động
tố tụng của trọng tài. Ngoài ra, việc xét xử bằng hình thức trọng tài còn giữ
được bí mật cho các chủ thể tham gia tranh chấp, đảm bảo uy tín của các chủ
và có tính minh bạch cao trong xét xử. Và cuối cùng, quyết định của trọng
tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực cưỡng chế ngay.
Ở Việt Nam ta, trong điều kiện đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày
cang gia tăng, hoạt động thương mại càng sôi nổi thì tranh chấp thương mại
giữa các nhà đầu tư và thương gia ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là điều
bình thường trọng đời sống thương mại. Theo thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng
Tiến Liên, điều quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý giải
quyết các tranh chấp này. Đáp ứng được nhu cầu này, Đảng và Nhà nước ta
đã cho ban hành một số các văn bản quy định về các hoạt động tranh chấp,
giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và hoạt động trọng tài thương
mại nói riêng. Những văn bản này đã tạo điều kiện cho các trung tâm trọng
tài hoạt động và phát triển đúng hướng, cũng như tạo điều kiện các doanh
nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với hình thức giải quyết tranh chấp này.
Trên thế giới, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng
tài là phương thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất. Tuy nhiên ở Việt
Nam, rất ít doanh nghiệp biết đến trọng tài thương mại, mà có biết thì lại có
vẻ chưa mặn mà với cơ chế giải quyết này hoặc bỏ qua cơ chế giải quyết
bằng trọng tài để tìm đến sự can thiệp của cơ quan tài phán Nhà nước là tòa
án. Điều này là trái với thông lệ quốc tế. Vậy câu hỏi đặt ra là: nguyên nhân

từ đâu lại có sự khác biệt như vậy? Sau khi tìm hiểu về thực trạng việc áp
dụng hình thức trọng tài trong hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam
hiện nay, có thể thấy được nguyên nhân trọng tài thương mại của chúng ta bị
“bỏ qua” là những vấn đề rất cấp bách cần được khắc phục.
Như vậy, để đẩy mạnh và phát huy hơn nữa ưu thế của trọng tài
thương mại ở Việt Nam, đòi hỏi phải có sự quan tâm cũng như nỗ lực của
toàn Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan, kết hợp với việc trang
bị kiến thức cơ bản cho các doanh nghiệp về trọng tài thương mại. Có như
vậy, hoạt động trọng tài của ta mới có thể phát triển một cách phù hợp với
pháp luật và thông lệ quốc tế, từ đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các
doanh nghiệp bước vào sân chơi hội nhập.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại Tập II, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân Hà Nội – 2006.
2. Luật thương mại 2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
4. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
5. Pháp lệnh thi hành án.
6. Nghị định số 25/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 15/1/2004 quy
định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh trọng tài thương mại.
7. Nghị quyết số 04/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao ngày 27/5/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của
pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.
8. Nghị quyết số 05/2003/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm thán Tòa án
nhân dân tối cao ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định
của Pháp lệnh trọng tài Thương mại.
9. Bài viết “Cần phải có Luật trọng tài Thương mại” của phóng viên
Minh Huệ, đăng trên trang web – trang web chính
thức của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, bên cạnh Phòng

thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
10. Bài viết “Vì soa bỏ qua trọng tài?” của phóng viên Minh Tú, đăng
trên trang web .
11. Bài viết “Trọng tài thương mại “chạy đua” với hội nhập” của phóng
viên Thanh Lan, đăng trên trang web
ngày 29/1/2007.
12. Bài viết “Trọng tài kinh tế mới chỉ là “trang sức” của phóng viên Vũ
Hạnh, đăng trên trang web http://www/vovnews.vn ngày 1/12/2007.
21

×