Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam (phần 1) Hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.95 KB, 7 trang )

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương
mại tại Việt Nam (phần 1)









Hiện nay, khi soạn thảo các điều
khoản về giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại, các bên trong quan hệ
giao dịch thường quy định việc
giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài
thương mại
, đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài.
Từ khi Chính phủ nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động Trọng tài bằng
việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại đã thực sự chuyển biến và mang lại các dấu hiệu
tích cực, từ việc mở rộng phạm vi hoạt động và quyền hạn của các Trung tâm
Trọng tài (sau đây gọi tắt là TTTT) đến sự quan tâm thực sự từ các cá nhân và tổ
chức kinh doanh trong mọi lĩnh vực.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn trình bày các quy định của pháp luật, các
góc nhìn thực tế và quan điểm mang tính định hướng về Trọng tài thương mại tại
Việt Nam hiện nay qua 3 phần của bài viết:
(i) Thẩm quyền trọng tài bắt đầu từ thỏa thuận.

(ii) Kỹ thuật nhận biết hạn chế và giải pháp.

(iii) Lựa chọn Trung tâm Trọng tài tại Việt Nam.


PHẦN I: THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI BẮT ĐẦU TỪ THỎA THUẬN CỦA
CÁC BÊN
Theo quy định tại Pháp lệnh cũng như từ kết luận thực tế, Trọng tài chỉ có thẩm
quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn Trọng tài để
giải quyết
tranh chấp
, phải một thỏa thuận trọng tài cụ thể, rõ ràng và theo đúng quy định của
Pháp luật và Quy tắc tố tụng Trọng tài của TTTT.
1. Về vấn đề thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại Việt Nam
Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức và
cá nhân kinh doanh phải có thỏa thuận với nhau một điều khoản về chọn Trọng tài,
chọn TTTT hoặc Trọng tài viên của TTTT để giải quyết.
Tuy nhiên, nếu đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá
trị pháp lý thì Trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết, khi đó nếu Trọng
tài (cụ thể là TTTT/Trọng tài viên) vẫn tiến hành giải quyết trong trường hợp này,
quyết định trọng tài đó sẽ bị hủy. Một khi không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa
thuận trọng tài vô hiệu thì Toà án có quyền ra quyết định hủy quyết định trọng tài
nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng
tài thuộc một trong hai trường hợp này.
Từ phân tích đó, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề
then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương
thức
giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, hay nói cách khác không có thỏa
thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể là (i) điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi
trong hợp đồng hoặc (ii) thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời
điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp. Thời
điểm thỏa thuận về giải quyết trọng tài như vậy, theo tác giả, là rất thoáng và linh
hoạt cho các bên khi lực chọn, cho nên các bên chỉ cần quan tâm vấn đề là nội
dung của điều khoản này là như thế nào cho đúng quy định thì việc giải quyết sẽ

được thực hiện tại TTTT đó.
Thực tế, để tránh những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, các bên nên lập
điều khoản trọng tài mà các TTTT khuyến khích, tạm gọi là các Điều khoản mẫu
(model clauses) mà các Trung tâm Trọng tài thường ghi trên website hay trong các
giới thiệu của mình. Cụ thể hơn, các bên có thể thỏa thuận cơ bản rằng “Mọi tranh
chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm
tại [tên của TTTT]” (All disputes originated from this contract shall be setted by
[name of Arbitration Center]).
Các bên liên quan cũng cần chú ý đến hiệu lực của Thỏa thuận trọng tài, để thỏa
thuận này ràng buộc các bên cũng như ràng buộc các cơ quan tố tụng thì tại thời
điểm có tranh chấp, thỏa thuận này phải còn giá trị pháp lý.
Qua TTTT, tác giả được biết rằng vẫn có nhiều trường hợp các bên đã có thỏa
thuận trọng tài nhưng thỏa thuận này không còn giá trị nữa khi có tranh chấp mà
đến khi TTTT từ chối giải quyết thì các bên mới biết. Có thể hình dung qua một
trường hợp cụ thể, rằng các bên đã có thỏa thuận tại Hợp Đồng nhưng tại Phụ lục
lại lựa chọn Tòa án giải quyết hoặc tại thời điểm các bên ghi lời khai khi Tòa án
thụ lý giải quyết vụ kiện; rằng chọn Tòa án, khi đó, theo quy định của Bộ luật Tố
Tụng Dân Sự hiện hành, vụ kiện không thuộc thẩm quyền của Trọng tài mà thuộc
về Tòa án.
Điều đó có nghĩa là, thỏa thuận Trọng tài nên quy định thật rõ ràng.
2. Các góc nhìn pháp lý
Theo quy định tại Pháp lệnh thì thỏa thuận Trọng tài chỉ có giá trị pháp lý đối với
các tranh chấp phát sinh từ
hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên.
Theo đó, các hoạt động thương mại sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các ngành
nghề được liệt kê sau đây theo quy định của Pháp lệnh, đó là hành vi thương mại
nào mà một bên là cá nhân/tổ chức thực hiện như mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật; li-
xăng, đầu tư, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm… Nó bao gồm nhưng không giới
hạn bởi lẽ Pháp lệnh này còn gắn thêm một câu mà xem như việc liệt kê xem các

hành vi trên là không có ý nghĩa, đó là Trọng tài còn giải quyết “các hành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật”.
Điều đó có nghĩa rằng, bất cứ hoạt động thương mại nào theo quy định của pháp
luật chung, các bên có thể bắt đầu định hướng việc giải quyết tranh chấp bằng việc
ký kết hợp đồng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài.
Vấn đề tiếp theo là năng lực và thẩm quyền ký kết của các bên, pháp luật chỉ quy
định khi một bên ký kết thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Cho dù các cơ quan tài phán Việt Nam
đang có những cách hiểu khác nhau về quy định “năng lực hành vi dân sự” và
“năng lực pháp luật dân sự” trong trường hợp này.
Vấn đề đặt ra là nếu trường hợp một bên không có năng lực dân sự, ví dụ như khi
xảy ra tranh chấp bên đi kiện không chứng minh được sự tồn tại của bên kia (có
thể bị Trọng tài/Tòa án xem là không tồn tại) thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu
hay không, ở đây, pháp lệnh không nêu rõ.
Điều đó có nghĩa là, có thể trong trường hợp này TTTT/Tòa án sẽ xác định một
bên xác lập thỏa thuận không hiện hữu nên thỏa thuận Trọng tài sẽ bị coi là không
có giá trị pháp lý.
Từ thực tế và xét trong mối tương quan với quy định trên, tác giả muốn định
hướng rằng, đối với những đối tác lớn, có uy tín trên thương trường thì có thể thỏa
thuận giải quyết bằng trọng tài thương mại; còn đối với các đối tác ban đầu, quy
mô kinh doanh và sự ổn định pháp lý chưa rõ ràng thì nên chăng cần phải xem xét
kỹ có nên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hay không.
Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp
luật có thể dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Hiện nay việc ký kết hợp đồng không
phải lúc nào cũng do những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, mà
có thể là bất kỳ người đại diện theo ủy quyền hoặc thậm chí là trưởng một bộ phận
nghiệp vụ thực hiện việc ký kết. Thế thì thỏa thuận Trọng tài theo Hợp đồng do
những người được ủy quyền này có bị xem là vô hiệu hay không?
Kết quả từ thực tế là tùy vào quan điểm và các nhìn nhận của các TTTT/Tòa án.
Khi xác lập thỏa thuận Trọng tài, các bên nên thỏa thuận rõ ràng về đối tượng

tranh chấp hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện thấy có
vấn đề chưa rõ ràng hoặc sai lệch thì phải thỏa thuận bổ sung nếu không thì thỏa
thuận có thể bị xem là vô hiệu và/hoặc Trọng tài không có thẩm quyền xét xử.

×