Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Thực hiện hợp đồng dân sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.15 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THÁI THỊ HẢI YẾN

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ,
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THÁI THỊ HẢI YẾN

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ,
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60380103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:


TS. NGUYỄN MINH TUẤN

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Minh Tuấn, Giảng viên bộ môn
Luật dân sự - trường Đại học Luật Hà Nội, các thầy cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình – những người đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thái Thị Hải Yến


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ
chức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Hợp đồng cũng đóng
vai trị quan trọng trong q trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức
pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Chính vì vậy, ngày nay, chế
định hợp đồng trở thành một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự
Việt Nam.
Khi được giao kết hợp pháp, hợp đồng có “hiệu lực ràng buộc thực hiện đối
với các bên” (Điều 4, Bộ luật dân sự năm 2005) và bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ của mình “đúng cam kết” (Điều 283, Bộ luật dân sự năm 2005), các bên
phải thưc hiện đúng thời hạn (Điều 285, Bộ luật dân sự năm 2005); đối với vật đặc

định họ phải giao đúng vật đó và đúng cam kết (Điều 289); đối với nghĩa vụ trả
tiền họ phải trả “đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận” (Điều 290) và đối
với nghĩa vụ phải thực hiện công việc thì phải “thực hiện đúng cơng việc đó”
(Điều 291).
Khi thực hiện giao kết hợp đồng mục đích mà các bên hướng tới là nhằm
đạt được các “thỏa thuận” mà các bên đã đề ra trong hợp đồng. Theo đó, việc thực
hiên hợp đồng là cách thức mà các bên tiến hành để đảm bảo các thỏa thuận đưa ra
trong hợp đồng được thực thi trên thực tế.
Chúng ta đều thấy rằng, hợp đồng dân sự vốn đa dạng và phức tạp, gắn liền
với thực tế cuộc sống nên trong q trình thực hiện hợp đồng có thể rất khó khăn,
phức tạp và có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến việc “thực hiện đúng” hợp đồng
của các bên. Trong trường hợp này, các bên có thể giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện như thế nào để đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên.
Khi thực hiện hợp đồng, theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 thì các bên
sẽ chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các điều luật tại mục 7, Chương XVII (từ Điều


2

412 đến Điều 422), đồng thời phải tuân thủ các quy định tại mục 2 Chương XVIII
về thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 283 đến Điều 301) và các quy định về từng
loại hợp đồng cụ thể. Mặc dù đã có nhiều điều luật trực tiếp điều chỉnh hoặc có liên
quan đến thực hiện hợp đồng, nhưng trên thực hiện các quy định về thực hiện hợp
đồng vẫn cần được xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện, đây chính là lý do tác giả
chọn vấn đề: “Thực hiện hợp đồng dân sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm
đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Chế định hợp đồng dân sự nói chung và thực hiện hợp đồng dân sự nói riêng
đã có một số bài viết như:
- “Pháp luật vê hợp đồng” của Nguyễn Mạnh Bách, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1995.

- “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc
Khánh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007 trong đó có đề cập đến nguyên tắc và nội dung
thực hiện hợp đồng dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005.
- Đề tài “Vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật thực định
Việt Nam” do TS. Đỗ Văn Đại, Phó chủ nhiệm khoa Luật dân sự, Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài, trong đó đã đề cập tới các vấn đề: khái niệm
không thực hiện đúng hợp đồng; những biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng
hợp đồng do các bên dữ liệu và do pháp luật quy định…
Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu các tài liệu cho thấy, hiện nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về “Thực hiện hợp đồng dân sự - những
vấn đề lý luận và thực tiễn”.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
hợp đồng; các quy định của pháp luật thực định của Việt Nam về vấn đề này cũng
như nghiên cứu quy định về thực hiện hợp đồng của một số nước.


3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm khái niệm, nội dung của thực hiện hợp
đồng; nguyên tắc thực hiện hợp đồng; các quy định cụ thể về thực hiện hợp đồng
đơn vụ, hợp đồng song vụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng (thực hiện không đúng hợp đồng). Để làm rõ nội dung của các quy
định liên quan đến thực hiện hợp đồng, bên cạnh việc nghiên cứu, phân tích các quy
định tại Bộ luật dân sự năm 2005, tác giả cịn có nghiên cứu, phân tích các quy định
của pháp luật chuyên ngành có liên quan cũng như tham khảo kinh nghiệm của một
số nước về vấn đề này, đồng thời tác giá cũng có nghiên cứu, đánh giá các khó khăn
vướng mắc trên thực tế về thực hiện hợp đồng, trên cơ sở đó có sự so sánh, đề xuất
và hoàn thiện các quy định liên quan đến thực hiện hợp đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa
học như: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic…
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện hợp
đồng, các quy đinh hiện hành của pháp luật liên quan đến thực hiện hợp đồng và
thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện
hợp đồng.
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được định cụ thể trong
đề tài này như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng như: khái niệm, nguyên
tắc thực hiện hợp đồng, nội dung thực hiện hợp đồng;
- Tìm hiểu quy định của một số nước về thực hiện hợp đồng;
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng.
6. Những điểm mới của luận văn


4

Luận văn là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến
thực hiện hợp đồng dân sự. Trong luận văn có những điểm mới sau đây:
- Phân tích một cách khoa học, logic và có hệ thống các nguyên tắc, nội dung
thực hiện hợp đồng dân sự, các biện pháp để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng dân sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội
dung gồm có 03 chương:
Chương 1: Khái niệm và nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
Chương 2: Thực hiện hợp đồng dân sự theo các quy định của pháp luật thực định.
Chương 3: Một khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng theo quy
định và kiến nghị hoàn thiện.



5

Chương 1
KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm thực hiện hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự khi được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các
bên. Khi hợp đồng có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao
kết. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng mới tạo ra hình thức pháp lý cho quan hệ
trao đổi, còn quyền và nghĩa vụ mà các bên đặt ra có đạt được hay khơng phải thơng
qua hành vi trực tiếp là thực hiện hợp đồng. Về bản chất, nghĩa vụ hợp đồng là quan
hệ tạm thời và thậm chí là quan hệ ngắn hạn và phải được chấm dứt vào một thời
điểm nào đó. Nghĩa vụ hợp đồng chấm dứt khi các bên thực hiện đúng và đầy đủ
hợp đồng.
Khi thực hiện hợp đồng, theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS
2005) thì các bên sẽ chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các điều luật tại mục 7,
Chương XVII (từ Điều 412 đến Điều 422), đồng thời phải tuân thủ các quy định tại
mục 2 Chương XVIII về thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 283 đến Điều 301) và
các quy định về từng loại hợp đồng cụ thể.
“Thực hiện hợp đồng” theo định nghĩa tại Từ điển luật học của Viện khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp là: “những hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng
nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết trong hợp đồng trở thành hiện
thực”. Theo đó q trình thực hiện hợp đồng cần tuân thủ những nguyên tắc về thực
hiện hợp đồng đó là: việc thực hiện hợp đồng phải diễn ta với tinh thần trung thực,
hợp tác và cùng có lợi, đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong hợp đồng;
thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết về
đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ; thời hạn thực hiện
hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán cùng các điều khoản thỏa thuận
khác; khơng được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà



6

pháp luật quy định việc thực hiện hợp đồng: 1) đối với hợp đồng đơn vụ, bên có
nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Nếu được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ
trước hoặc sau thời hạn mà hợp đồng đã quy định; 2) đối với hợp đồng song vụ, khi
các bên đã thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện
nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn quy định. Các bên không được tự ý hoãn việc
thực hiện nghĩa vụ cho dù bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường
hợp nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên; 3) đối với việc thực hiện
hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên
có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp các bên có tranh
chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba khơng có quyền u cầu thực hiện
nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền trong hợp đồng
cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các cam kế trong hợp
đồng vì lợi ích người thứ ba.
Cũng theo định nghĩa tại cuốn Từ điển luật học Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư
pháp thì thực hiện nghĩa vụ là: “thực hiện việc phải làm – hành động hoặc không
hành động, làm hoặc không làm một việc. Trong giao lưu dân sự, nguyên tắc thực
hiện nghĩa vụ dân sự là người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình
một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật,
đạo đức xã hội. Việc thực hiện nghĩa vụ phải được tiến hành tại một nơi nhất định,
vào một thời điểm nhất định do các bên thỏa thuận. Về mặt địa điểm, nếu không có
thỏa thuận thì, đối với bất động sản là nơi có bất động sản, trong trường hợp đối
tượng thực hiện nghĩa vụ là bất động sản, nếu đối tượng là động sản thì nơi thực
hiện nghĩa vụ là địa điểm cư trú hoặc trụ sở của người có quyền. Về thời hạn, nếu
khơng có thỏa thuận và pháp luật cũng khơng có quy định thì các bên có thể thực
hiện hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho

nhau biết trước một thời gian hợp lí”.


7

Theo quy định tại Điều 280 BLDS 2005 thì “nghĩa vụ dân sự là việc mà theo
đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc khác
hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ
thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”, như vậy việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự (hay thực hiện hợp đồng) là thực hiện việc chuyển giao vật, chuyển giao quyền,
trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc khác hoặc khơng được thực hiện
cơng việc nhất định. Nói cách khác, đó là việc thực hiện những hành vi (hoặc không
thực hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng. Khi đánh giá kết quả hợp
đồng, bên có quyền bao giờ cũng đặt ra các vấn đề: thứ nhất người có nghĩa vụ đã
thực hiện các hành vi mà hai bên cam kết chưa và thứ hai, các hành vi đó được thực
hiện như thế nào. Đó chính là việc xem xét các nghĩa vụ trong hợp đồng có được
thực hiện khơng, trong trường hợp có thực hiện thì thực hiện có đúng theo các cam
kết khơng. “Thực hiện” ở đây được thể hiện qua việc thực hiện những hành vi cụ
thể hoặc không thực hiện những hành vi thuộc đối tượng của hợp đồng – hay còn
gọi cách khác là thực hiện nghĩa vụ trên thực tế. “Thực hiện đúng” chính là việc
xem xét chất lượng thực hiện nghĩa vụ, tức là đánh giá, xem xét bên có nghĩa vụ có
tuân thủ đúng các điều kiện về nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định, đó chính là việc thực hiện đúng đối tượng hợp đồng, đúng phương thức,
thực hiện theo thỏa thuận của hai bên, thực hiện đúng về thời hạn, địa điểm… Khi
các nội dung trên được thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên, theo quy định
của pháp luật thì được coi là đã thực hiện nghĩa vụ trên thực tế đồng thời thực hiện
đúng nghĩa vụ, còn trường hợp ngược lại, nếu các điều kiện về nghĩa vụ không được
tuân thủ, dù các nghĩa vụ đã thực hiện bởi bên có nghĩa vụ thì vẫn sẽ bị coi là thực
hiện không đúng nghĩa vụ.

Về nội dung này, pháp luật của nhiều nước (như Anh, Nga, Đức…) đều thừa
nhận vị trí riêng biệt của việc thực hiện nghĩa vụ trên thực tế và việc thực hiện đúng
nghĩa vụ, theo đó khi một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên
thực tế hoặc có thực hiện nhưng khơng đúng theo sự thỏa thuận thì có thể phải chịu


8

các hậu quả pháp lý khác nhau. Ở nước ta, vấn đề này mới chỉ được đưa ra ở một số
điều luật mà chưa có các quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất và rõ ràng. Cụ
thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 302 thì trách nhiệm dân sự được phân thành hai
trường hợp là trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do thực hiện
không đúng nghĩa vụ. Hay tại Điều 303 BLDS 2005 khi quy định về trách nhiệm
dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật đã quy định hai trường hợp đó là: khi
bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định – không thực hiện
nghĩa vụ trên thực tế thì người có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao
đúng vật; nếu vật bị hư hỏng (tức không thực hiện được đúng nghĩa vụ) thì bên có
nghĩa vụ phải thanh tốn giá trị của vật và bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế: về nguyên tắc, thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng trên thực tế địi hỏi người có nghĩa vụ phải tự nguyện thi hành những
hành vi (hoặc không thực hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng:
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, thực hiện một công việc nhất định… Việc thực
hiện các nghĩa vụ này phải theo thỏa thuận và bên có nghĩa vụ khơng được tự ý thay
thế việc thực hiện nghĩa vụ bằng việc thanh toán một khoản tiền tương đương.
- Thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng chính là việc thực hiện đúng: đối tượng;
thời hạn; địa điểm; phương thức; đúng với người có quyền tiếp nhận; thực hiện
đúng nghĩa vụ hợp đồng do đúng người có nghĩa vụ tiến hành.
Như vậy, thực hiện hợp đồng là thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh
trong hợp đồng. Thông thường, trong hợp đồng dân sự, quyền của bên này tương
ứng với nghĩa vụ của bên kia. Theo đó, kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng,

các bên tham gia hợp đồng đó có các quyền, nghĩa vụ đối lập nhau. Nói cách khác,
trong một hợp đồng nếu bên này có quyền thì đồng nghĩa với việc bên kia có nghĩa
vụ, tương ứng với quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Tính chất tương ứng
và đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng dân sự
dẫn đến hệ quả là quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành


9

vi mang tính nghĩa vụ. Chẳng hạn, trong hợp đồng cho vay thì quyền thu lãi của bên
cho vay chỉ đạt được chứng nào bên vay thực hiện hành vi trả lãi theo nợ vay.
Nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự có thể chỉ là một hành vi nhưng có thể lại
gồm nhiều hành vi khác nhau. Các hành vi đó có thể phải tiến hành cùng một lúc,
vào cùng một thời điểm hoặc có thể được tiến hành theo một quá trình trong một
thời hạn nhất định.
Việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng diễn ra như thế nào, điều đó phụ thuộc
vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng cụ thể. Tuy nhiên, có thể khái quát
việc thực hiện Hợp đồng dân sự như sau:
Thực hiện hợp đồng dân sự là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng phải làm hoặc
không được làm một công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong
nội dung của hợp đồng dân sự, qua đó thỏa mãn quyền dân sự tương ứng của bên kia.
1.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
Việc thực hiện hợp đồng dân sự của các bên không những nhằm thỏa mãn
những nhu cầu về vật chất, văn hóa tinh thần của mỗi bên mà cịn phải hướng tới lợi
ích chung của tồn xã hội. Đồng thời, cịn thể hiện việc chấp hành pháp luật, thể
hiện tinh thần tôn trọng truyền thống đạo đức xã hội của các chủ thể trong quá trình
thực hiện các giao dịch dân sự. Để đảm bảo quyền dân sự của các bên giao kết hợp
đồng, Điều 412 BLDS 2005 quy định:
“Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng

loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho
các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
3. Khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác”.
Theo các nguyên tắc này, các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản
đã được xác định một cách thật thà, ngay thẳng, không được xâm phạm đến lợi ích
của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cụ thể:


10

1.2.1. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất
cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.
Cơ sở hình thành nguyên tắc này xuất phát từ bản chất tương đối của quan hệ
hợp đồng dân sự là lợi ích của một bên ln ln phụ thuộc vào nghĩa vụ của bên
kia. Ví dụ: trong quan hệ mua bán, lợi ích của người bán là khoản tiền phải trả của
người mua tương xứng với giá trị của tài sản mua bán. Lợi ích đó có đạt được hay
khơng phụ thuộc vào việc người mua có trả tiền đầy đủ như đã thỏa thuận hay
khơng. Lợi ích của bên mua là sở hữu tài sản mua bán, lợi ích này có đạt được hay
khơng phụ thuộc vào việc bên bán có giao cho bên mua đúng tài sản mà bên mua dự
định mua hay không. Muốn đạt được lợi ích như vậy phụ thuộc rất nhiều vào sự
trung thực của mỗi bên. Bất cứ hành vi gian dối của một bên cũng có thể dẫn tới sự
thiệt hại về vật chất của bên kia và có thể là ngun nhân dẫn tới hợp đồng vơ hiệu.
Sự trung thực càng có ý nghĩa khi trong hợp đồng có những điều khoản khơng rõ
nghĩa, các bên cùng bàn bạc, thỏa thuận để đi đến sự thống nhất chung về nội dung
các điều khoản trong hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa nhằm ngăn chặn sự tối
nghĩa trong hợp đồng để làm lợi cho một bên. Việc thực hiện hợp đồng khơng chỉ
địi hỏi sự trung thực của các bên mà còn cần đến tinh thần hợp tác giúp đỡ, tin cậy
lẫn nhau. Khi thực hiện hợp đồng các bên phải xuất phát từ sự tôn trọng lợi ích của

nhau. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách thuận lợi,
bảo đảm việc thực hiện hợp đồng một cách có lợi nhất cho các bên. Cũng chính từ
sự trung thực, từ kết quả đạt được khi thực hiện hợp đồng tạo cơ sở cho sự tin cậy
lẫn nhau giữa các bên. Nguyên tắc cũng là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo
thực hiện nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng.
Mục đích của nguyên tắc thực hiện “một cách trung thực, theo tinh thần hợp
tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau”, để thực hiện được
nguyên tắc này, khi thực hiện hợp đồng các bên phải nói rõ cho nhau biết về tình
trạng và đặc tính của đối tượng, nếu che dấu khuyết tật của vật là đối tượng của
nghĩa vụ nhằm mục đích tư lợi mà gây thiệt hai cho bên kia thì phải bồi thường.


11

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên hợp tác để tương trợ, giúp đỡ và
thông tin cho nhau là một việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm lợi ích
cho các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Theo nguyên tắc này, các bên phải ln quan
tâm đến nhau trong q trình thực hiện hợp đồng, tạo điều kiện để giúp nhau khắc
phục khó khăn trong q trình thực hiện nghĩa vụ. Người có quyền khơng được thờ
ơ, bàng quan trước những khó khăn của người có nghĩa vụ mà phải tạo điều kiện
thuận lợi cho người đó vượt qua được khó khăn để thực hiện đầy đủ và nghiêm
chỉnh các nghĩa vụ của mình. Mặt khác, người có nghĩa vụ khơng được ỷ vào những
khó khăn khách quan, lấy đó làm nguyên cớ để không thực hiện hợp đồng mà phải
thi hành các biện pháp trong khả năng cho phép để khắc phục những khó khăn
khách quan đó. Ngồi ra, ngun tắc này cịn địi hỏi cả hai bên phải cùng nhau tìm
mọi biện pháp và thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế những thiệt
hại. Nếu bên nào có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi
là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại ấy.
1.2.2. Khơng được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Bên cạnh mục đích bảo đảm sự thỏa thuận về lợi ích của các bên trong hợp
đồng, việc thực hiện hợp đồng cịn hướng tới lợi ích của tồn xã hội với ngun tắc
chung: “tơn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác” (Điều 10, BLDS 2005).
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên khi thực hiện hợp đồng ngồi việc phải tơn
trọng những nghĩa vụ đã cam kết hoặc pháp luật đã quy định cịn phải tơn trọng và
tuân thủ những quy định chung của pháp luật trong suốt quá trình thực hiện nghĩa
vụ dân sự.
Một con người không thể sống tách rời khỏi cộng đồng, xã hội và thường bị
chi phối bởi nhiều lợi ích, quyền và nghĩa vụ khác nhau. Pháp luật cho phép các chủ
thể tự do tham gia các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng dân
sự nói riêng. Tuy nhiên, để tồn tại trong một xã hội, các chủ thể phải dung hòa các


12

mối quan hệ cũng như quyền lợi của bản thân. Theo đó, họ phải tơn trọng và tn
thủ một số nguyên tắc nhất định khi tham gia vào những quan hệ dân sự cụ thể.
Trong quan hệ hợp đồng dân sự cũng vậy, khi các chủ thể tham gia quan hệ này bên
cạnh việc được tự do thỏa thuận, giao kết hợp đồng thì các bên cũng phải đảm bảo
nguyên tắc các việc thỏa thuận và thực hiện các thỏa thuận khơng được xâm phạm
đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác. Việc quy định nguyên tắc này nhằm giới hạn sự tự do của các chủ thể
khi thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích trong xã hội.
Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện hợp đồng dân
sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, và đây cũng là nguyên tắc được ghi nhận
và xem như là nguyên tắc nền tảng của pháp luật dân sự của các nước trên thế giới.
Nguyên tắc này cũng nhằm đảm bảo sự phù hợp và thống nhất đối với nguyên
tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”, tức
các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp

đồng mà không bị bất kỳ cá nhân, tổ chức, kể cả Nhà nước can thiệp, làm thay đổi ý
chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, quyền tự do giao kết không phải là quyền tuyệt
đối mà bị hạn chế bởi lợi ích cơng cộng, tự do giao kết nhưng không được trái pháp
luật và đạo đức xã hội. Sự hạn chế này thể hiện ở tất cả các khía cạnh của tự do giao
kết hợp đồng từ quyền tự chủ, lựa chọn đối tác đến nội dung, hình thức của hợp
đồng. Thơng thường, pháp luật quy định rõ các hạn chế này nhằm bảo vệ lợi ích nhà
nước, trật tư cơng cộng, ví dụ: quy định để thực hiện giao kết hợp đồng thì chủ thể
của giao kết phải là người có năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19,
BLDS 2005; quy định đối với một số loại hợp đồng nhất định phải tuân thủ về hình
thức hợp đồng, và một số điều kiện khác như phải đăng ký quyền sở hữu, phải công chứng…
1.2.3. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng
Theo quy định của Điều 412 BLDS, nguyên tắc này bao gồm những nội dung sau:
1.2.3.1.Thực hiện đúng hợp đồng


13

Khi giao kết hợp đồng các bên thoả thuận về các điều khoản chủ yếu như đối
tượng, giá cả, thời hạn… ngồi ra các bên cịn thoả thuận về nhiều nội dung khác.
Mặt khác, trong mỗi loại hợp đồng thì pháp luật đã quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên mà các bên có thể thuận theo các nội dung của các quy định hoặc không
thoả thuận nhưng bắt buộc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Ngoài
ra, khi giao kết hợp đồng một bên có thể tự cam kết với bên kia về một nghĩa vụ nào
đó “vì cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các
bên...” (Điều 4 BLDS 2005). Việc không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị coi là vi
phạm hợp đồng, là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và có thể gây thiệt hại cho các
bên tham gia giao kết. Bên nào vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì
mặc dù đã bồi thường thiệt hại cho bên kia nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã
cam kết.
Bản chất của của nguyên tắc “thực hiện đúng hợp đồng” là đúng về đối tượng,

thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Thực hiện đúng đối tượng là đúng số
lượng, chất lượng. Hay nói cách khác, thực hiện đúng hợp đồng là đúng toàn bộ nội
dung đã thoả thuận và các nội dung do pháp luật quy định. Tuy nhiên, Điều 412
BLDS quy định thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, đúng chất lượng, số
lượng là thừa những nội dung này. Bởi vì thực hiện đúng đối tượng phải nằm trong
nội dung thực hiện đúng hợp đồng.
Nội dung của thực hiện đúng hợp đồng đòi hỏi các bên trong hợp đồng phải
thực hiện đúng những điều khoản mà mình đã cam kết, đồng thời cho phép mỗi bên
có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đậy đủ các nghĩa vụ của họ
Thực hiện đúng hợp đồng là việc các bên trong hợp đồng có nghĩa vụ phải
thực hiện một cách đầy đủ, toàn bộ nội dung của hợp đồng. Nghĩa là, các bên phải
thực hiện đúng về đối tượng, thời gian, địa điểm, thời hạn như hai bên đã cam kết
xác định hoặc pháp luật quy định. Vì vậy, người có nghĩa vụ theo hợp đồng mà thực
hiện các điều khoản nói trên khơng đúng với nội dung đã cam kết thì phải chịu trách
nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ).


14

1.2.3.2. Thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng
Theo nguyên tắc này, đối tượng của hợp đồng (vật, tiền, giấy tờ có giá, một
cơng việc hoặc một dịch vụ nhất định…) do bên có nghĩa vụ chuyển giao hoặc thực
hiện phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của các bên
về chất lượng, số lượng cũng như các tiêu chuẩn khác. Đối tượng của hợp đồng
cũng phải “có thể thực hiện được”. Nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực
hiện được ngay từ khi ký kết, hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Ngồi ra, để hợp đồng có thể
thực hiện được (để tài sản có thể chuyển giao, để cơng việc hoặc dịch vụ có thể thực
hiện được) đối tượng của hợp đồng cũng phải được xác lập cụ thể hoặc có thể xác
định được. Tuy nhiên, trong trường hợp này không nhất thiết đối tượng của hợp
đồng phải đang tồn tại trên thực tế ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng mà quan

trọng là nó phải được xác định cụ thể hoặc có thể xác định được, đây chính là
trường hợp đối tượng của hợp đồng chính là các tài sản được hình thành trong
tương lai.
Thực hiện đúng đối tượng là thực hiện hợp đồng đúng với những công việc mà
các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật đã quy định. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự
bao gồm nhiều loại khác nhau nên cần phải dựa và từng loại đối tượng cụ thể để xác
định người có nghĩa vụ đã thực hiện đúng đối tượng hay chưa.
1.2.3.3. Thực hiện đúng thời hạn
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự là một thời điểm hay một
khoảng thời gian nhất định mà trong thời điểm hoặc khoảng thời gian đó người có
nghĩa vụ phải hồn thành nghĩa vụ của mình nhằm thỏa mãn lợi ích của bên có quyền.
Theo quy định tại Điều 285 BLDS 2005 thì: thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự là:
“1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận hoặc theo quy
định của pháp luật.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực
hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có quyền; nếu bên có


15

nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận
việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định
về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết
trước một thời gian hợp lý.”
Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn của người có nghĩa vụ có ý
nghĩa quan trọng trong việc thỏa mãn kịp thời những nhu cầu về vật chất và tình
thần của người có quyền.
Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng hợp đồng cụ thể cũng như điều

kiện, hồn cảnh của mình mà các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp
đồng. khi thời hạn đã được xác định theo thỏa thuận thì các bên phải thực hiện
nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn đó. Ví dụ: theo hợp đồng mua bán nhà ở được ký
giữa ơng Hạnh và ơng Tồn, theo đó ơng Hạnh bán cho ơng Tồn căn nhà thuộc
quyền sở hữu của ông Hạnh và thỏa thuận sẽ giao nhà cho ông Toàn sau 01 tháng
kể từ ngày ký hợp đồng. Như vậy, sau 01 tháng ông Hạnh phải giao nhà cho ơng
Tồn trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lại về thời hạn giao nhà khác.
Trong trường hợp các bên không xác định về thời hạn thực hiện hợp đồng, thì
bên có nghĩa vụ sẽ được thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào khi một trong hai
bên có yêu cầu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bên thực hiện nghĩa vụ một
cách thuận lợi, các bên phải thông báo cho nhau trước một khoảng thời gian hợp lý.
Vì vậy, trong trường hợp này khoảng thời gian hợp lý đó được coi là thời hạn thực
hiện nghĩa vụ.
Nếu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn đã được xác định mà
người có quyền đồng ý và đã tiếp nhận sự thực hiện, thì nghĩa vụ dân sự được xem
như đã thực hiện đúng thời hạn. Mặt khác, khi bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện
nghĩa vụ đúng thời hạn, các bên có thể thỏa thuận để hoãn việc thực hiện nghĩa vụ


16

(thực chất là kéo dài thời hạn), thì nghĩa vụ dân sự được hồn thành trong thời hạn
kéo dài đó cũng được coi là thực hiện đúng thời hạn.
Trong trường hợp pháp luật quy định một quy phạm tùy nghi, trong đó các bên
có quyền tự thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc theo quy định của pháp
luật thì trước hết cần thực hiện theo thời hạn do các bên thỏa thuận. Quy định của
pháp luật về thời hạn chỉ được áp dụng khi khơng có thỏa thuận của các bên. Điều
này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể trong
giao dịch dân sự. Thông thường, các quy định của pháp luật dân sự không thể đưa
ra các quy định về thời hạn thực hiện từng nghĩa vụ cụ thể mà chủ yếu xuất phát từ

tính hợp lý đối với từng loại nghĩa vụ để dữ liệu, ví du: thời hạn thuê nhà được xác
định theo mục đích thuê (Điều 492 BLDS 2005), thời hạn trả tiền thuê được xác
định theo tập quán (Điều 489 BLDS 2005), thời hạn thực hiện dịch vụ được xác
định khi công việc được hoàn thành (Điều 526, BLDS 2005).
Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn chỉ có thể được thực hiện sau
khi có sự đồng ý của bên có quyền, trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự thực hiện
nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì
nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn. Mặc dù việc thực hiện nghĩa vụ
cũng mang ý nghĩa vì lợi ích của người có quyền nhưng điều đó khơng có nghĩa
rằng thực hiện nghĩa vụ càng sớm thì càng mang lại lợi ích cho bên có quyền. Thực
tế cho thấy, trong khơng ít trường hợp, việc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn mà
các bên đã thỏa thuận có thể gây thiệt hại cho người có quyền. Ví dụ: A cho B
mượn chiếc ơ tơ của mình trong thời hạn một năm, theo đó, do khơng có nhu cầu sử
dụng gara ô tô trong vòng một năm nên A đã cho C th gara ơ tơ của mình để sử
dụng. Trong trường hợp này, nếu B trả xe ô tô cho A trước thời hạn một năm sẽ gây
khó khăn cho A vì khơng có chỗ để xe, nếu lấy gara để để xe thì A lại vi phạm hợp
đồng đối với C.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của các bên, tại Điều 285 BLDS 2005 đã quy
định việc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn phải có sự đồng ý của bên có quyền,


17

trường hợp người có quyền đồng ý cho phép thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn hoặc
bên có nghĩa vụ tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền chấp nhận
việc thực hiện đó thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành đúng thời hạn.
Trong trường hợp khơng có sự thỏa thuận của các bên và pháp luật không quy
định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền có thể u cầu người có
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ vào bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên, cần phải báo cho
người có nghĩa vụ trước một khoảng thời gian hợp lý đủ để người có nghĩa vụ có

điều kiện thực hiện nghĩa vụ. Khái niệm thời gian hợp lý không thể đồng nhất trong
mọi trường hợp mà chỉ có thể xác định cho từng trường hợp cụ thể.
Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đúng thời hạn có ý nghĩa quan trọng cho sự
điều hòa những quan hệ pháp lý trong xã hội. Một chủ nợ có một khoản tiền cho
vay đến hạn vào một ngày nào đó có thể cùng ngày ấy hoặc một vài ngày sau phải
trả một món nợ cho chủ nợ khác. Vì thế, người đó phải sắp xếp thời hạn của các
khoản nợ cho vay và món nợ của mình để làm sao có thể thực hiện được những
nghĩa vụ theo cam kết của họ. Nếu người mắc nợ không tự nguyện thi hành nghĩa
vụ đúng hạn thì nhiều nghĩa vụ sau đó có thể bị ảnh hưởng 1. Do đó, người có nghĩa
vụ phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo thời hạn đã thỏa thuận, không được phép
chậm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
của người có nghĩa vụ được coi là thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khơng đúng thời
hạn, điều này có thể dẫn tới hậu quả là người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại
phát sinh cho người có quyền. Liên quan tới vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra đó
là trong trường hợp người có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng thì hành vi đó của người có quyền cũng có thể được coi là chậm thực hiện
nghĩa vụ được khơng. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán tôm đông lạnh giữa công ty A
và công ty B, theo thỏa thuận, ngày 12/04/2012, Công ty A có trách nhiệm giao
hàng cho Cơng ty B tại kho của Công ty B. Đến ngày 12/4/2012, theo đúng thỏa
thuận trong hợp đồng, Công ty A đã vận chuyển tôm đông lạnh đến kho của Công
1

Nguyễn Mạnh Bách: Pháp luật về hợp đồng, NXB. Chính trị quốc gia, H1995, tr 108.



×