Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÌNH HUỐNG 5 Phân tích tình huống và chỉ rõ những tình tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.57 KB, 15 trang )

TÌNH HUỐNG 5.
1. Phân tích tình huống và chỉ rõ những tình tiết có ý nghĩa cho việc
giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống này, trước hết ta cần xét xem ngôi nhà ông Viễn
đang chiếm hữu là hợp pháp hay bất hợp pháp, có căn cứ hay khơng căn cứ
pháp luật. Trong lời khai của ơng Viễn thì ông cũng thừa nhận rằng diện tích
đất mà ông đang sử dụng và xây nhà ở là đất công và chưa được phép xây
dựng. Như vậy, có thể khẳng định, việc chiếm hữu của ơng Viễn đối với diện
tích đất này là khơng có căn cứ pháp luật bởi nó không phù hợp với qui định
của điều 183 BLDS. Tuy ông khẳng định đã chiếm hữu liên tục và công khai
trong một thời gian dài (đã sử dụng ổn định đến khi bán được 09 năm không
bị cơ quan nào xử lý), nhưng theo khoản 2 điều 247: “người chiếm hữu tài
sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước khơng có căn cứ pháp luật thì dù ngay
tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng khơng thể
trở thành chủ sở hữu tài sản đó”. Như vậy, căn nhà cấp 4 mà ông Viễn giao
kết hợp đồng mua bán với bà Thanh và ông Thịnh là chiếm hữu bất hợp pháp
và khơng có căn cứ pháp luật. Và nếu theo luật định, ông Viễn phải hồn trả
căn nhà này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định tại Điều 599
BLDS: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà khơng
có căn cứ pháp luật... thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền...”.
Theo tình huống, “khi thoả thuận, ơng Viễn khẳng định ngơi nhà và
diện tích đất trên thuộc quyến sở hữu của ông Viễn hợp pháp khơng có tranh
chấp. Vì tin vào những thơng tin đó vợ chồng bà đã giao cho ông Viễn
34.000.000 đồng (ba mươi tư triệu đồng) để mua nhà đất trên”, mà trên thực
tế, ông Viễn không phải là chủ sở hữu của ngơi nhà. Có thể thấy, ơng Viễn đã
có hành vi lừa dối, đưa ra những thông tin không đúng về ngôi nhà làm vợ
chồng bà Thanh ông Thịnh hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất nên đã xác lập
giao dịch đó. Do đó, theo qui định tại điều 132 BLDS thì: “khi một bên tham


gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền u cầu Tịa án


tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu”.
Tình huống nêu ra ông Viễn và vợ chồng ông bà Thanh Thịnh đã giao
kết hợp đồng mua bán nhà ở tuy nhiên, về hình thức hợp đồng thì lại trái với
qui định tại điều 450 BLDS về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở. Theo điều
450, “hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có cơng chứng
hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”. Nhưng trong
trường hợp này, để mua nhà đất trên chỉ có giấy viết tay tiêu đề “Giấy Biên
Nhận” ngày 01/06/2006 do người làm chứng là bà Hoàng Thị Loan viết hộ và
cùng hai bên mua bán ký ghi họ tên trong giấy đó. Xét trên phương diện pháp
lí,hợp đồng này tuy vi phạm về hình thức hợp đồng dân sự nhưng theo khoản
2 Điều 401 BLDS thì “hợp đồng khơng bị vơ hiệu trong trường hợp có vi
phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”. Tuy nhiên,
giao dịch dân sự này lại vi phạm điều 134 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu
do khơng tn thủ qui định về hình thức.
Theo ơng bà Thanh thì ơng Viễn đã đưa ra thơng tin không đúng sự thật về
căn nhà cấp 4 mà ông định bán. Ơng Viễn đã khơng thực hiện đúng nghĩa vụ
của bên bán nhà ở theo Điều 451 BLDS, trong đó tại khoản 1, bên bán có
nghĩa vụ “thơng báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà
mua bán”. Ở đây, ông Viễn không phải là chủ sở hữu của ngơi nhà, nhưng vì
muốn bán nhà nên đã có hành vi lừa dối ơng bà Thanh Thịnh và không cung
cấp những thông tin về quyền sở hữu ngơi nhà cho họ biết. Cũng vì lấn chiếm
đất công, vi phạm điều 140 Luật đất đai 2003 nên ngày 12/06/2006 UBND
phường đã kiểm tra phạt vi phạm hành chính, ngày 15/06/2006 UBND
phường đã phá dỡ căn nhà 20m2 mà ông bà Thanh đã mua của ông Viễn.
Từ hành vi lừa dối khi thực hiện giao dịch dân sự của ơng Viễn, dẫn tới
hậu quả pháp lí mà ông bà Thanh Thịnh đã yêu cầu trong tình huống, đó là
ơng Viễn phải hồn trả lại 34.000.000.000 đồng tiền mua căn nhà của ông bà.


Điều này là phù hợp với qui định tại điều 137 BLDS: “Khi giao dịch dân sự

vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những
gì đã nhận...” Tuy nhiên, yêu cầu trả thêm phần lãi suất theo thời giá ngân
hàng cũng như việc đền bù giá trị vật liệu 50.000.000 đồng và bồi thường số
tiền thuê nhà cho vợ chồng bà Thanh trong 01 năm là 7.942.000 là khơng có
căn cứ pháp luật, bởi khi hai bên giao kết với nhau thì không hề thỏa thuận về
việc trông giữ nguyên vật liệu và tiền thuê nhà của ông bà Thanh Thịnh.
2. Viện dẫn các điều luật được áp dụng để giải quyết tình huống;
Đ450 – khoản 2 Đ122 – khoản 2 Đ124, Đ451, Đ453, Đ454,
Đ134, khoản 1 Đ136, Đ137; khoản 2 Điều 159 Bộ luật dân sự 2005.
Điểm a khoản 6 Điều 38; điểm a khoản 1 Điều 43; điểm c khoản 2 Điều 43
luật đất đai 2003.
Điều 9, Điều 10, Điều 21 Luật nhà ở năm 2005.
3. Cách giải quyết vụ việc của nhóm và kết luận của nhóm;
Yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự và hoàn trả số tiền đã chuyển giao cảu
vợ chồng ơng Thanh:
Thứ nhất: Trong tình huống trên: theo trình bày của Bà Trần Thị Thanh
và Ông Đỗ Khắc Thịnh (do bà Thanh là người giám hộ) thì vào ngày
01/06/2006 giữa vợ chồng bà Thanh, ơng Thịnh với ông Dương Văn Viễn đã
giao kết hợp đồng mua bán nhà ở tại số nhà 97 ngõ 10 tổ 24 phường Vĩnh
Hưng, quận Hồng Mai, Hà Nội. Ơng Dương Văn Viễn đã đưa ra thông tin
không đúng sự thật về căn nhà cấp 4 nằm trên diện tích đất 20m tại địa chỉ
trên. Khi thoả thuận ông Viễn khẳng định ngơi nhà và diện tích đất trên thuộc
quyến sở hữu của ơng Viễn hợp pháp khơng có tranh chấp. Nhưng thực tế
ngôi nhà trên được xây dựng trên nền đất do ông Viễn lấn chiếm đất công
nên quyền sử dụng đất này không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông mà
sẽ bị thu hồi theo điểm a khoản 6 Điều 38 Luật đất đai và dĩ nhiên ông không


phải là chủ sở hữu nhà hợp pháp theo Điều 9 và Điều 10 Luật nhà ở; dẫn đến
ông không có quền của chủ nhà ở đối với nhà ở nói trên theo Điều 21 Luật

nhà ở: cụ thể ơng không được phép bán; hành vi này của ông Viễn làm cho
bên tham gia giao dịch là vợ chồng bà Trần Thị Thanh hiểu sai lệch về đối
tượng của giao dịch dân sự. Vì vậy, giao dịch dân sự của vợ chồng bà Thanh
và ông Viễn được xem là vô hiệu theo Điều 132 BLDS về giao dịch dân sự
vô hiệu do bị lừa dối.
Nhưng theo trình bay của ơng Viễn thì : “ Ơng xác nhận giữa ơng với vợ
chồng bà Thanh ơng Thịnh có giao dịch mua bán căn nhà cấp 4 diện tích
20m2 với giá tiền là 28.000.000 đồng. Đó là giá ngun vật liệu và cơng xây
dựng khơng tính giá trị sử dụng đất. Khi mua bán hai bên đã trao đổi nhất trí
giá cả như trên với hiện trạng nhà mà vợ chồng bà Thanh đã xem xét. Việc
ông xây dựng nhà cấp 4 trên phần đất cơng khơng có phép nhưng đã sử dụng
ổn định đến khi bán được 09 năm không bị cơ quan nào xử lý. Do vợ chồng
ông bà Thanh sau khi tiếp nhận nhà đã cải tạo làm thêm tum sắt, không được
phép của địa phương nên bị xử lý phá dỡ toàn bộ nhà ở đã mua. Khi trao đổi
mua bán nhà, ơng đã nói trước nhà chỉ ở nếu xây dựng cơi nới trái phép mà bị
phá dỡ thì bên mua tự chịu trách nhiệm, bên mua vẫn nhất trí mua”. Căn nhà
được xây dựng trên nền đất công do ông Viễn lấn chiếm nên ngôi nhà không
thể là đối tượng của giao dịch dân sự; việc xác lập của hai bên dù có tự
nguyện thì giao dịch này cũng khơng có giá trị pháp lý.
Thứ hai: Vì tin vào những thơng tin đó vợ chồng bà đã giao cho ông Viễn
34.000.000 đồng (ba mươi tư triệu đồng) để mua nhà đất trên có giấy viết tay
tiêu đề “Giấy Biên Nhận” ngày 01/06/2006 do người làm chứng là bà Hoàng
Thị Loan viết hộ và cùng hai bên mua bán ký ghi họ tên trong giấy đó. Dẫn
chiếu Điều 450 BLDS quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà: “hợp
đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản, có cơng chứng hoặc chứng thực
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nhưng trường hợp trên hai bên


tham gia giao dịch chỉ có “Giấy Biên Nhận” ngày 01/06/2006 do người làm
chứng là bà Hoàng Thị Loan viết hộ; hình thức giao dịch này khơng phù hợp

với quy định tại Điều 450 BLDS nên theo Ddieeuf134 BLDS quy định về
giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, thì giao
dịch trên cũng vơ hiệu.
Vì hai lý do nói trên, giao dịch dân sự về mua bán nhà ở của vợ chồng bà
Thanh với ông Viễn vô hiệu. Theo khoản 2 Điều 159 thì thời hiệu yêu cầu
giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Chấp nhận
yêu cầu của nguyên đơn, tuyên bố giao dịch dân sự về mua bán nhà ở giữa vợ
chồng bà Thanh và Ông viễn vô hiệu. Căn cứ Điều 137 BLDS buộc ông Viễn
phải hoàn trả lại số tiền là 28.000.000 đồng cho vợ chồng bà Thanh.
Đối với yêu cầu đền bù giá trị vật liệu 50.000.000 đồng mà vợ chồng bà
Thanh yêu cầu vì đã bỏ ra mua nguyên vật liệu để xây dựng lại nhà do nhà bị
phá dỡ vật liệu để tại đất nhà ông Viễn đã bị mất. Ông Viễn đã nói miệng là
sẽ đảm bảo để người nhà ông Viễn xây dựng lại nhà cho ông bà, giữa hai bên
khơng có thoả thuận nào về việc trơng coi ngun vật liệu nói trên nhưng do
ơng Viễn bán nhà không hợp pháp dẫn đến ông bà bị thiệt hại mất mát
ngun vật liệu thì ơng Viễn phải có trách nhiệm. Nhận thấy, nguyên vật liệu
thuộc sở hữu của vợ chồng bà Thanh; được ông bà vận chuyển đến để tại nền
đất lấn chiếm của ông Viễn bi phá dỡ vì xây dựng trái pháp luật dẫn đến mất
tài sản do khơng ai trơng dữ. Vì ơng bà muốn xây dựng nhà ở trên đất mà
không biết ông Viễn lấn chiếm nên đã đưa nguyên vật liệu đến đây nhưng lại
không thuê người trông giữ và ông Viễn cũng khơng được xác định là người
trơng giữ nên có thiệt hại xảy ra chủ sở hữu là người phải chịu. Vì vậy, u
cầu của vợ chồng bà Thanh khơng có cơ sở và không buộc ông Viễn không
phải bồi thường trong trường hợp này.
Yêu cầu ông Viễn phải bồi thường số tiền vợ chồng bà đã phải chi phí thuê
nhà ở một năm 7.492.000 đồng, vì ơng Viễn bán nhà không hợp pháp đã bị


phá dỡ, vợ chồng ơng bà Thanh Thịnh khơng có chỗ ở nên ơng Viễn phải có
trách nhiệm chi phí thuê nhà trên. Căn cứ khoản 2 Điều 137: bên có lỗi phải

bội thường thiệt hại, chấp nhận yêu cầu của vợ chồng bà Thanh buộc ông
Viễn phải bội thường cho vợ chồng bà số tiền 1.492.000 đồng tiền thuê nhà
trong thời gian đợi nhận nhà và thời gian giải quyết tranh chấp.
Kết luận: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là vợ chồng bà Thanh; tuyên
bố giao dịch mua bán nhà của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh và ông Viễn
vô hiệu. Buộc ông Viễn hoàn trả và bội thường thiệt hại số tiền tổng cộng
35.492.000 đồng cho vợ chồng bà Thanh. Ơng Viễn cịn phải chịu án phí,
hoang trả cho vợ chồng bà Thanh tiền tạm ứng án phí. Các bên đương sự,
người đại diện của các bên có quyền kháng nghị quyết định này trong vịng
15 kể từ ngày ra quyết định này.
4. Chỉ ra những điểm hạn chế trong các quy định của BLDS liên
quan đến tình huống và đưa ra quan điểm hồn thiện pháp luật.
Như nhóm đã phân tích ở câu 1, khi viện dẫn ra các điều luật thì đã dẫn
đến một số vướng mắc và mâu thuẫn giữa chính các điều luật với nhau.
Quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự là sự cụ thể những quy định chung
về điều kiện hình thức của hợp đồng. Các tranh chấp về một hợp đồng cụ thể
có liên quan đến hình thức của hợp đồng là phải áp dụng Điều 401 mà đoạn 2
khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự đã ghi rõ là “hợp đồng không bị vô hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác”. Điều luật này có vẻ như mâu thuẫn với các quy định tại Điều 134
và Điều 136 Bộ luật Dân sự. Có nhiều ý kiến cho rằng các tranh chấp hợp
đồng mà vi phạm điều kiện về hình thức là khơng bị vơ hiệu. Nhiều ý kiến
khác lại tỏ ra phân vân không hiểu phải xử lý như thế nào cho đúng khi hợp
đồng vi phạm điều kiện về hình thức vì các quy định ở phần giao dịch và
phần hợp đồng mâu thuẫn nhau.


Tuy nhiên, để tránh các hiểu lầm khơng đáng có, theo nhóm chúng tơi
khi sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 cần bỏ đoạn hai khoản 2 Điều 401. Mặc
dù chúng tơi cũng cho rằng có lẽ dụng ý khi bổ sung thêm đoạn hai khoản 2

Điều 401 nhà làm luật muốn lưu ý khi áp dụng Điều 401 phải gắn với quy
định ở phần giao dịch trong Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan
đến hình thức của giao dịch hoặc hợp đồng. Nhưng vì các quy định về hình
thức, thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vơ hiệu ở phần giao
dịch là đã khái quát và đầy đủ. Hơn nữa, Điều 121 Bộ luật Dân sự đã định
nghĩa rất rõ: “Giao dịch dân sự là một hợp đồng…” thì đương nhiên các quy
định ở phần giao dịch phải áp dụng ở phần hợp đồng, trừ trường hợp các quy
định ở phần hợp đồng là cụ thể và có tính đặc thù khác với quy định ở phần
giao dịch thì mới áp dụng quy định ở phần hợp đồng mà không áp dụng quy
định chung ở phần giao dịch. Do đó, việc thêm đoạn hai khoản 2 Điều 401
dẫn đến phản tác dụng gây lúng túng, hiểu lầm đây là một quy định mới riêng
biệt đặc thù chỉ áp dụng cho phần hợp đồng, từ đó cho rằng “… quy định
khác” là các quy định của pháp luật về hợp đồng mới có giá trị áp dụng cho
các tranh chấp riêng về hợp đồng như quan điểm hai nói trên. Nếu muốn giữ
tinh thần đoạn hai khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự thì phải viết rõ hơn nữa.

TÌNH HUỐNG 14.
1. Phân tích tình huống và chỉ rõ những tình tiết có ý nghĩa cho việc giải
quyết tình huống:
Nguyên đơn:

Anh Hoàng Văn Tráng – Sinh năm 1964

Bị đơn:

Anh Ngô Ngọc Diên - Sinh năm 1974

Ngày 11/8/2008 Anh Tráng cho anh Diên vay 70.000.000 đồng hạn trả từ
10 đến 15 ngày với lãi suất 8000 đồng/triệu/ ngày tức với lãi suất 24%/ tháng.



Khi vay tiền anh Diên để lại chứng minh nhân dân để bảo đảm. Do làm ăn
thua lỗ nên quá hạn anh Diên chưa có tiền trả đủ cho anh Tráng nhưng do anh
Tráng đòi nhiều lần nên anh Diên trả cho anh Tráng 3 lần vào các ngày
11/6/2008; Ngày 13/10/2008;Ngày 22/10/2008 Với tổng cộng 73 triệu đồng.
Khi trả tiền anh Diên đề nghị tính vào gốc nhưng anh Tráng khơng đồng ý.
Anh Tráng kiện anh Diên địi anh Diên trả 70.000.000 đồng tiền gôc và
22.000.000 đồng tiền lãi chậm trả cịn thiếu. Anh Diên thì u cầu Tịa trừ số
tiền 73.000.000 vào tiền gốc và số tiền lãi còn thiếu từ ngày vay đến nay sẽ
trả theo lãi suất ngân hàng Nhà nước.
Những tình tiết có ý nghĩa:
1. Theo tình huống đã nêu thì anh Tráng cho anh Diên vay 70.000.000
đồng với lãi suất 8000 đồng/ triệu/ ngày tức 24%/ tháng so với mức lãi suất
cơ bản tại thời điểm này của Ngân hàng nhà nước 0,729%/tháng. Theo
Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không
vượt quá 150% lãi suất cơ bản (150%x 0,729%= 1,0935%). Như vậy việc
anh Tráng cho anh Diên vay với lãi suất 24% là tình tiết có ý nghĩa cho việc
giải quyết vụ việc. Khơng chỉ có vậy anh Tráng có giảm tiển lãi cho anh Diên
xuống mức 12%/tháng cũng không phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Sau khi quá hạn vay anh Diên đã trả cho anh Tráng 3 lần với tổng số
tiền là 73.000.000 đồng. Theo anh Diên số tiền này được trừ vào tiền gốc
nhưng anh Tráng không đồng ý và cho rằng số tiền này được trừ vào tiền lãi.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của anh Diên là 15 ngày kể từ ngày vay tiền,
nhưng sau 15 ngày anh Diên đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của
mình, đến ngày 11/6/2008 anh Diên mới trả một khoản tiền trị giá 10000000
đồng, và đến ngày 13/10/2008 anh Diên trả tiếp một khoản thứ hai là
15000000 đồng, đến ngày 20/10/2008 anh trả khoản thứ ba là 48000000
đồng.



3. Anh Diên yêu cầu trừ số tiền đã trả vào tiền gốc và số “tiền lãi cịn
thiếu được tính từ ngày vay đến nay anh sẽ có trách nhiệm trả nốt cho anh
Tráng nhưng tiền lãi tính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”. Như vậy
theo anh Diên thì tiền lãi từ ngày vay sẽ được tính theo quy định của Ngân
hàng bao gồm cả lãi trong hạn và lãi quá hạn. Có thể nhận thấy quan điểm
của anh Tráng và anh Diên là trái ngược nhau về việc tính lãi điều này sẽ dẫn
tới việc xảy ra tranh chấp giữa hai bên về việc tính lãi suất.

2. Viện dẫn các điều luật được áp dụng để giải quyết tình huống:
Đối với tình huống đã cho ở trên, sau khi phân tích chúng em thấy có thể
áp dụng được các điều luật sau đây để giải quyết:
Thứ nhất, áp dụng Điều 427 BLDS quy định về thời hiệu khởi kiện của hợp
đồng dân sự để có thể xác định được chính xác nhất thời gian xảy ra vi phạm
trong hợp đồng từ đó thấy được quyền và nghĩa vụ của các bên khi vi phạm.
Thứ hai, chúng ta còn áp dụng Điều 471 BLDS xác định rằng hợp đồng
trong tình huống đã cho là hợp đồng vay tài sản từ đó áp dụng các điều luật
có liên quan về quyền và nghĩa vụ của các bên, lãi suất… để giải quyết tình
huống sao cho hợp lý nhất.
Cũng từ đó, chúng ta áp dụng Điều 474 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của
bên vay đặc biệt là ở khoản 5 mà cụ thể là : “trong trường hợp vay có lãi mà
khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả
lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà
nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Mặt khác, chúng ta còn áp dụng Điều 476 BLDS quy định về lãi suất đối
với tình huống trên, cụ thể : “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng
không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước
công bố đối với loại cho vay tương ứng.


2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không

xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ
bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ.”
Ngoài ra cịn có thể tham khảo Mục 4, Phần I Thơng tư liên tịch số 01/
1997 của Toà án nhân dân tồi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư
pháp và Bộ Tài chính.
3. Cách giải quyết vụ việc của nhóm và kết luận của nhóm:
Căn cứ vào khoản 1 điều 476 BLDS: “lãi suất vay do các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Trong tình huống trên anh
Tráng đã cho anh Diên vay với lãi suất 24%/tháng, theo (Quyết định số
978/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ
ngày 1/5/2008 cơng bố mức lãi suất cơ bản là 0,729%/tháng). Trong thỏa
thận anh Tráng đã cho anh Diên vay với mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố do đó khoản lãi trong hạn 15
ngày sẽ được tính theo quy định của pháp luật. Tại khoản 2 điều 476 BLDS
có quy định: “trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng
khơng xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ”. Như vậy lãi suất giữa anh Tráng và anh Diên trong hạn 15 ngày
kể từ ngày 11/5/2008 sẽ được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà
nước công bố (0,729%/tháng). Sau thời hạn 15 ngày anh Diên không trả được
nợ cho anh Tráng và đến tận ngày 11/6/2008 anh Diên mới trả cho anh Tráng
một khoản trị giá 10000000 đồng. Theo quy định tại khoản 2 điều 305:
“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối
với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố


tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Cụ thể tại khoản 5 điều 474 có quy định: “trong trường hợp vay có lãi mà
khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi
trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước
công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Như vậy anh Diên
có nghĩa vụ trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng
nhà nước công bố. Theo quy định tại khoản 2 điều 290: “nghĩa vụ trả tiền
bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc”, cụ thể tại điểm a khoản 4 mục I Thơng tư
liên tịch số 01/ 1997 của Tồ án nhân dân tồi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ tư pháp và Bộ Tài chính “Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên
số nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác” tiền lãi bao gồm cả lãi quá hạn, lãi trong hạn đều được tính trên cơ sở
số nợ gốc. Vậy anh Diên có trách nhiệm phải trả nợ gốc là 70000000 đồng và
các khoản nợ trong hạn và quá hạn theo quy định của pháp luật. Theo quy
định tại khoản 2 điều 23 Quyết định của thủ tướng chính phủ số 181/2007
QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 “… thứ tự ưu tiên trừ nợ sẽ theo thứ tự
sau: lãi chậm trả, lãi đến hạn, phí cho vay lại, gốc đến hạn”. Như vậy khoản
tiền 10000000 đồng anh Diên trả cho anh Tráng vào ngày 11/6/2008 sẽ trừ
vào lãi chậm trả (272.160 đồng), lãi đến hạn (255.150 đồng), số còn lại sẽ trừ
vào nợ gốc.
Ngày 13/10/2008 anh Diên có trả cho anh Tráng 15000000 đồng, khoản
tiền này sẽ được trừ vào tiền lãi chậm trả từ ngày 11/6/2008 đến ngày
13/10/2008 mức lãi suất chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà
nước công bố tại thời điểm thanh toán (Quyết định số 2131/QĐ-NHNN ngày
25/9/2008 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/10/2008 cơng bố
mức lãi suất cơ bản là 1,167%/tháng) như vậy anh Diên sẽ phải chịu mức lãi


suất chậm trả là 1,167%/tháng, sau khi trừ đi khoản tiền chậm trả cho anh
Tráng số tiền còn lại sẽ được trừ vào tiền gốc.
Ngày 22/10/2008 anh Diên có trả cho anh Tráng 48000000 đồng, mức lãi

suất chậm trả mà anh Diên phải chịu là 1,083% (theo Quyết định số
2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ
ngày 21/10/2008 công bố mức lãi suất cơ bản là 1,083%/tháng) trên số dư nợ
gốc còn thiếu tương ứng với khoảng thời gian chậm trả, sau khi trừ khoản
tiền chậm trả số còn lại sẽ được trừ vào tiền gốc.
Từ này 22/10/2008 đến thời điểm thanh tốn anh Diên có trách nhiệm trả
nốt số dư nợ gốc còn thiều và tiền lãi chậm trả theo lãi suất tại thời điểm thời
điểm thanh toán một lần và đầy đủ.
4. Chỉ ra những điểm hạn chế trong các quy định của BLDS liên
quan đến tình huống và đưa ra quan điểm hồn thiện pháp luật.
Tại khoản 5 điều 474 BLDS 2005 quy định “ trong trường hợp vay có lãi
mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả
lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi xuất cơ bản do ngân hàng nhà
nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Thời hạn vay tại thời điểm trả nợ theo quy định tại khoản 5 điều 474 cịn
gây ra nhiều ý kiến trái ngược nhau:
Có ý kiến cho rằng thời hạn vay là thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng giữa
các bên. Ý kiến này không hợp lý bởi lãi suất quá hạn là khoản lãi tính từ thời
điểm quá hạn đến thời điểm trả nợ.
Có ý kiến cho rằng “tương ứng với thời hạn vay” tức là khoảng thời gian
này tương ứng với thời hạn của loại cho vay nào (ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn) của Ngân hàng Nhà nước quy định thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay
của loại vay đó. Ý kiến như vậy là không hợp lý bởi lẽ “tương ứng với thời
hạn vay” phải được hiểu là tương ứng với khoảng thời gian do các bên thoả


thuận hoặc pháp luật quy định, mà trong khoảng thời gian đó, bên vay được
quyền sở hữu tài sản của bên cho vay. Bên cạnh đó, tại Khoản 4 Điều 474
BLDS năm 2005 cũng đã quy định là tính lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả.

Như vậy pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn về cách tính thời hạn chậm
trả để việc thực hiện thực hiện trở nên dễ ràng và thuận tiện hơn. Pháp luật có
thể quy định như sau: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không
trả hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc tương ứng với
thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Bộ luật dân sự năm 2005.
Quyết định của thủ tướng chính phủ số 181/2007 QĐ-TTg ngày 26 tháng
11 năm 2007.
Thông tư liên tịch số 01/ 1997 của Toà án nhân dân tồi cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ tư pháp và Bộ Tài chính.
Các trang web có liên quan.


MỤC LỤC.
TÌNH HUỐNG 5...........................................................................1
1. Phân tích tình huống và chỉ rõ những tình tiết có ý nghĩa cho
việc giải quyết tình huống.................................................................1
2. Viện dẫn các điều luật được áp dụng để giải quyết tình huống;
3
3. Cách giải quyết vụ việc của nhóm và kết luận của nhóm;........3
4. Chỉ ra những điểm hạn chế trong các quy định của BLDS liên
quan đến tình huống và đưa ra quan điểm hồn thiện pháp luật.......6
TÌNH HUỐNG 14.........................................................................7
1. Phân tích tình huống và chỉ rõ những tình tiết có ý nghĩa cho
việc giải quyết tình huống:................................................................7
2. Viện dẫn các điều luật được áp dụng để giải quyết tình huống:9
3. Cách giải quyết vụ việc của nhóm và kết luận của nhóm:.......10

4. Chỉ ra những điểm hạn chế trong các quy định của BLDS liên
quan đến tình huống và đưa ra quan điểm hồn thiện pháp luật.....12



×