Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán. Các loại rủi ro trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Đa dạng hóa rủi ro. Vận dụng trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu SSI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.32 KB, 15 trang )

Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………… …2
B. NỘI DUNG THẢO LUẬN……………………………………………………… 3
I. Các loại rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu và đa dạng hóa rủi ro… 3
1.1. Khái niệm rủi ro trong đầu tư chứng khoán………………………………… 3
1.2. Phân loại rủi ro……………………………………………………………………3
1.2.1. Các rủi ro trong thường gặp trong đầu tư cổ phiếu…………………………… 3
1.2.1.1. Rủi ro hệ thống……………………………………………………………… 3
1.2.1.2. Rủi ro không hệ thống…………………………………………………………4
1.2.2. Các loại rủi ro thường gặp trong đầu tư vào trái phiếu……………………… 4
1.3. Đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu…………………………5
II. Vận dụng phân tích rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán SSI – Công ty Cổ phần
Chứng khoán Sài Gòn (SSI – HOSE) hiện nay…………………………………… 6
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI – HOSE)……….….6
2.2. Các loại rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu SSI…………………………………… 7
2.2.1. Rủi ro do thị giá cổ phiếu thay đổi………………………………………………7
2.2.2. Rủi ro về tín dụng …………………………………………………………… 9
2.2.3. Rủi ro về lãi suất……………………………………………………………… 10
2.2.4. Rủi ro hối đoái …………………………………………………………………10
2.2.5. Rủi ro khác…………………………………………………………………… 10
2.3. Các loại rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu SSI………………………………… 12
2.3.1. Rủi ro tín dụng………………………………………………………………….12
2.3.2. Rủi ro lãi suất………………………………………………………………… 12
2.3.3. Rủi ro hối đoái………………………………………………………………….13
2.3.4. Rủi ro khác………………………………………………………………….….13
2.4. Đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu SSI………………… 13
C. KẾT LUẬN……………………………………………………….………………15
Nhóm 1 Trang 1
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
A. MỞ ĐẦU


Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là bước nhảy vọt tất yếu
của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
cũng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán làm cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư,
với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh và nhà nước cần tiền đề thỏa mãn
nhu cầu chung của đất nước. Ở thị trường này cơ hội thường xuyên xuất hiện cho
những ai “nhạy cảm” với chứng khoán song thách thức lớn cũng đặt ra cho mỗi cá
nhân và toàn xã hội.
Rủi ro, khái niệm gắn liền với mọi đầu tư, bởi lẽ không ai có thể chắc chắn 100%
cho mỗi dự kiến về lượng và thời điểm thu được những lượng tài chính trong tương
lai.
Với đặc điểm nhiều rủi ro tiềm ẩn, thị trường chứng khoán được xem là “chiếc
máy chiết khấu thông tin” nơi người mua và người bán chứng khoán quyết định giá,
tương ứng với một mức rủi ro nhất định liên quan tới chứng khoán.
Vậy rủi ro chứng khoán là gì? Rủi ro cổ phiếu như thế nào? Rủi ro trái phiếu có
những hình thức nào? Và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính và
chứng khoán.
Nhóm 1 Trang 2
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
B. NỘI DUNG THẢO LUẬN
I. Các loại rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu và đa dạng hóa rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế trong
từng giai đoạn và lợi nhuận dự tính mang lại lợi nhuận đầu tư.
1.2. Phân loại rủi ro
1.2.1. Các rủi ro trong thường gặp trong đầu tư cổ phiếu
1.2.1.1. Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát
được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và hầu hết mọi loại chứng khoán. Rủi
ro hệ thống bao gồm:
 Rủi ro lạm phát

Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, và giá cả tăng lên đã làm sức mua của tổng
vốn đầu tư bị giảm sút. Không những làm giảm sức mua của khoản tiền gốc, lạm phát
còn làm giảm sức mua của cả khoản lãi phát sinh.
Muốn giữ vững giá trị, vốn liếng phải tăng trưởng nhanh hơn đà lạm phát. Nếu
lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán lãi suất cố định trả theo lãi coupon chỉ
được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy kém hấp dẫn hơn các chứng khoán có lãi
suất cố định sẽ bị giảm và điều này làm tăng lãi suất đối với chứng khoán đó.
 Rủi ro thị trường
Biến động về giá cả của thị trường cổ phiếu là khó có thể dự đoán được. Rủi ro
thị trường là rủi ro do sự biến động về giá trên thị trường cổ phiếu gây nên. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến những rủi ro này là lạm phát, tâm lý nhà đầu tư…
Tuy nhiên, loại rủi ro này không gây tác hại đáng kể đối với những nhà đầu tư có
ý định cầm giữ chứng khoán lâu dài, bởi giá cả thị trường chứng khoán luôn thăng
trầm, xuống rồi lại lên. Về lâu dài, đầu tư vào thị trường chứng khoán có thành tích
tăng trưởng vốn liếng khả quan nhất.
 Rủi ro về lãi suất
Lãi suất là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết định giá của các
chứng khoán có lãi suất cố định. Khi lãi suất ngân hàng tăng, một mặt tiền gửi ngân
hàng tăng, mặt khác thì chi phí vay nợ cũng tăng, qua đó giá cổ phiếu giảm. Ngược lại,
Nhóm 1 Trang 3
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
lãi suất giảm, tiền gửi ngân hàng giảm, vốn một lần nữa lại quay trở về thị trường
chứng khoán, hơn nữa chi phí vay nợ của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận tăng làm cổ
phiếu tăng.
Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng biến động của lợi nhuận do những thay đổi
của lãi suất trên thị trường gây ra. Loại rủi ro này thường xảy ra đối với những người
đầu tư vào chứng khoán có thu nhập đều đặn. Họ không thể dùng tiền lãi hoặc gốc để
mua lại chứng khoán cùng mức cũ.
1.2.1.2. Rủi ro không hệ thống
Là những rủi ro do các yếu tố nội tại công ty gây ra, nó có thể kiểm soát được và

chỉ tác động đến một ngành hay một công ty, hoặc một số chứng khoán. Rủi ro này có
thể được loại trừ thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư.
 Rủi ro kinh doanh
Khi có những thay đổi trong tình trạng hoặt động của công ty, cụ thể là lợi nhuận
và cổ tức bị giảm sút hoặc tăng lên vượt mức so với xu hướng dự kiến được gọi là rủi
ro kinh doanh.
Nguyên nhân gây nên rủi ro này có thể là sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh, sự
thay đổi mức thuế, định mức thực tế theo kế hoạch không đạt được, sự yếu kém trong
quản lý, giá trị tài sản bị kém giá trị, khả năng biến động giá thành sản xuất sản phẩm,
công nghệ lỗi thời, sự cạnh tranh của những sản phẩm khác…
 Rủi ro tài chính
Rủi ro này xuất hiện khi công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay.
Bởi các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo cho công ty những nghĩa vụ trả nợ, trả lãi.
Việc này được thực hiện trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Nếu việc tài trợ
bằng vốn vay không hiệu quả sẽ ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu, cổ tức, tiền hoàn vốn
có thể sẽ không được trả đầy đủ hoặc đúng hạn. Một công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính
cao thì mức độ rủi ro tài chính càng cao.
1.2.2. Các loại rủi ro thường gặp trong đầu tư vào trái phiếu
Nhìn chung đầu tư vào trái phiếu an toàn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu
nhưng không có nghĩa là không có rủi ro. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp khi
đầu tư trái phiếu.
Nhóm 1 Trang 4
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
 Rủi ro tín nhiệm (credit risk):
Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế
và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Rủi ro tín nhiệm được thể
hiện qua hệ số tín nhiệm, hệ số này do các công ty đánh giá tín nhiệm ấn định. Hệ số
tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an toàn. Trái phiếu chính phủ
thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì chính phủ có khả năng thu thuế hoặc
phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công

ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.
 Rủi ro lãi suất (interest rate risk):
Lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm và ngược lại khi lãi suất
thị trường càng giảm thì giá trái phiếu càng tăng. Nguyên nhân chính là do lãi suất của
trái phiếu đã được ấn định từ trước nên khi lãi suất thị trường giảm, trái phiếu với mức
lãi suất cao hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và ngược lại. Trái phiếu có mức độ đáo hạn
càng dài thì mức độ tăng hay giảm giá càng cao.
 Rủi ro lạm phát (inflation risk):
Lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu, bởi nó ăn mòn giá trị đồng tiền.
Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Cụ thể nếu một trái
phiếu trả lãi 7%/năm, lạm phát bình quân là 5% thì lãi suất thực của trái phiếu là 2%.
Nếu lạm phát giảm xuống còn 3% thì lãi suất thực sẽ là 4%.
 Rủi ro thanh khoản (liquidity risk):
Khi nhà đầu tư trái phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu tính thanh khoản, sẽ
khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán
lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu.
 Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh:
Thông thường, giá trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi
TTCK sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái
phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi TTCK đã xuống đến mức
đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó
làm giá trái phiếu giảm trở lại.
1.3. Đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu
Rủi ro cá biệt, có thể đa dạng hóa là những rủi ro gắn với từng cơ hội đầu tư cá
biệt và nhà đầu tư có thể hy vọng giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục
đầu tư.
Danh mục đầu tư là danh sách các loại tài sản được lựa chọn để đầu tư với một cơ
cấu phân bổ vốn nhất định.
Nhóm 1 Trang 5

Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư vào các chứng khoán có độ
rủi ro khác nhau, dựa trên những tỷ lệ đầu tư không giống nhau trên thị trường, xây
dựng lên một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro
đầu tư. Đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán tuy không hoàn toàn xóa bỏ được
hết rủi ro, nhưng có thể làm giảm bớt mức rủi ro theo một nguyên tắc đầu tư "không
nên để tất cả trứng vào cùng một rổ".
Một số cách đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Đa dạng hóa loại chứng khoán: Nếu đầu tư tất cả vốn vào một loại cổ phiếu nào
đó mà tình hình kinh doanh của công ty đó không được tốt, thậm chí đi đến phá sản,
thì nhà đầu tư không những không thu được cổ tức, mà có nguy cơ bị mất cả vốn. Vậy
nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán, cho dù có một vài loại chứng khoán trong số
đó gặp rủi ro, thì nhà đầu tư vẫn có thể thu được lợi từ những chứng khoán khác để bù
đắp thiệt hại.
- Đa dạng hóa tổ chức phát hành: Nếu danh mục đầu tư chỉ bao gồm trái phiếu
chính phủ, thì nhà đầu tư không cần phải đa dạng hóa chủ thể phát hành, bởi vì trái
phiếu chính phủ gần như không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư mua trái phiếu
công ty, trái phiếu địa phương hoặc cổ phiếu, thì việc đa dạng hóa chủ thể phát hành là
một vấn đề cần được cân nhắc, bởi vì các loại chứng khoán này luôn tiềm tàng một số
rủi ro nhất định.
Ngoài ra, có thể đa dạng hóa theo lĩnh vực kinh doanh, nguồn thu hoặc đa dạng
hóa theo vị trí địa lý.
II. Vận dụng phân tích rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán SSI – Công ty Cổ phần
Chứng khoán Sài Gòn (SSI – HOSE) hiện nay
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI – HOSE)
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI – HOSE) là một công ty cổ phàn
được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy phép thành lập công
ty cổ phần số 3041/GP-UB, do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27
tháng 12 năm 1999 và được cấp giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 056679, do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu vào ngày 30

tháng 12 năm 1999. Công ty được cấp Giấy phép hoặt động kinh doanh chứng khoán
số 03/GPHĐKD, do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 5 tháng 4 năm
2000 và các giấy phép điều chỉnh tiếp theo.
Nhóm 1 Trang 6
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
Hoạt động chính của Công ty bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng
khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán và bảo lãnh phát
hành chứng khoán.
Cổ phiếu của Công ty chính thức đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) từ ngày 15 tháng 12
năm 2006 và đã niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ
ngày 29 tháng 10 năm 2007.
Công ty có trụ sở chính đặt tại 72 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty cũng đồng thời có các chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Vũng Tàu, Hải Phòng và Nha Trang.
Được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng, tăng mạnh qua các năm (đến
30/01/2012, số vốn tăng lên 3.526 tỷ đồng), SSI đã trở thành tổ chức tài chính hàng
đầu thực hiện sứ mệnh kết nối vốn và cơ hội đầu tư .
2.2. Các loại rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu SSI
2.2.1. Rủi ro do thị giá cổ phiếu thay đổi
Tại phiên giao dịch ngày 04 tháng 02 năm 2013, cổ phiếu SSI chốt tại giá
18.600đ với hơn 1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Biến động giá có phần suy yếu so
với đầu phiên khi mở cửa ở giá 18.800đ, giá mở cửa cũng là giá cao nhất trong phiên.
Nhóm 1 Trang 7
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán

Đợt tăng giá gần nhất được bắt đầu khi giá SSI rơi về đúng 17.000đ và bật trở lại
với sự xuất hiện của mẫu hình nến TweezerBottom. Xu hướng SSI đang chịu khống
chế của vùng kháng cự 19.000đ - 19.300đ và giao dịch đang giằng co dưới vùng giá
này.

Hiện tại giá SSI đang vững chãi trên đường trung bình giá 20.000đ. Tuy nhiên,
không phải lúc nào tín hiệu này cũng ủng hộ xu hướng tăng điểm mà nó sẽ có các lý
do riêng từng thời điểm khác nhau. Trường hợp yếu tố tiêu cực như trên diễn ra thì giá
SSI rơi về 18.000đ -18.200đ chưa phải là điểm dừng cuối cùng mà nó còn có thể thấp
hơn.

Nhóm 1 Trang 8
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
Quan sát cổ phiếu SSI dưới dạng biểu đồ tuần để thấy được xu hướng ở dài hạn
hơn thì SSI vẫn chìm trong xu hướng giảm điểm . Đợt sóng từ cuối năm 2012 đến nay
của SSI nằm gọn trong các kênh xu hướng. Điều này không có nghĩa rằng cơ hội dành
cho SSI năm 2013 không còn, mà trên quan điểm phân tích kỹ thuật thì SSI sẽ gặp khó
khăn trong ngắn hạn.
Bởi vì, ngoài yếu tố trên SSI còn có tín hiệu khác ủng hộ cho sự sụt giảm trong
thời gian tới là cùng với sự khống chế của đường xu hướng giảm giá còn chịu sự chi
phối của chòm nến đảo chiều giảm: Shooting Star, Hanging man. Điều này làm tăng
khả năng đảo chiều của SSI.
Tuy nhiên, sự kìm kẹp xu hướng hiện tại của SSI không phải là quá xấu. Một thời
gian sau đó, cổ phiếu SSI có sự điều chỉnh với mức giảm điểm phù hợp và tăng trở lại
mà đủ lực phá vỡ các sự khống chế trên thì xu hướng sẽ tăng rất mạnh, khi đó nó sẽ
phản ánh đúng bản chất của các mô hình kỹ thuật.
2.2.2. Rủi ro về tín dụng
SSI không phải là tổ chức tín dụng nên không có rủi ro về thanh toán với các
khoản tiền gửi của nhà đầu tư. Theo quy định tại khoản 2, điều 71 Luật chứng khoán,
công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt
tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.
Số dư tiền gửi của khách hang SSI được gửi tại ngân hang nơi SSI mở tài khoản.
Trong trường hợp TTCK có những biến động lớn, có thể xảy ra việc nhà đầu tư rút
Nhóm 1 Trang 9
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán

tiền ồ ạt ra khỏi thị trường. Khi đó có khả năng ngân hàng không đủ tiền mặt để đáp
ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng.
2.2.3. Rủi ro về lãi suất
Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của chứng khoán SSI khi đó lãi suất huy động vốn có thể tăng so với lãi
suất đã ấn định. Còn đối với nhà đầu tư của SSI sẽ chịu tổn thất do lãi suất thị trường
gia tăng làm suy giảm hiện giá của các cổ phiếu mà đầu tư. Trong những năm gần đây
thì lãi suất ngân hàng có sự biến động lớn và trần lãi suất luôn ở mức cao, năm 2010
và 2011 nhìn chung trần lãi suất là 14-15% và giảm dần xuống mức 12-13% năm
2012. Theo đó các nhà đầu tư cổ phiếu tại SSI sẽ chịu tổn thất như trong những năm
2010 và 2011 do lãi suất thị trường cao dẫn đến lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu SSI
sẽ thấp khi đó nhà đầu tư sẽ cân nhắc chuyển một phần tiền sang hình thức gửi tiết
kiệm có mức an toàn cao hơn. Lúc này trên thị trường chứng khoán sẽ kéo theo tình
trạng mất vốn đầu tư.
2.2.4. Rủi ro hối đoái
Báo cáo Tình hình kinh tế Việt Nam 2 tháng đầu năm 2013 của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia đề cập hiện tượng tỷ giá tăng bất thường. Sau Tết Nguyên Đán, giá
niêm yết đôla tại các ngân hàng tăng lên 21.036 đồng, tăng 0,8% so với tháng 1/2013.
Đôla tự do cũng tăng mạnh sau nhiều tháng yên ắng. Tỷ giá hối đoái vẫn sẽ không cố
định mà có thể dao động trong khoảng 2-3%.
SSI không có hoạt động kinh doanh ngoại hối, do vậy những biến động về tỷ giá
ngoại tệ giữa Việt Nam đồng và các đồng ngoại tệ khác không gây ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của SSI. Tuy nhiên những biến động này có thể mang đến
cơ hội đầu tư ngoại tệ cho các nhà đầu tư. Hệ quả là luồng vốn đổ vào thị trường
chứng khoán có thể sẽ bị chuyển đổi sang thị trường ngoại hối. Điều này ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh chung của các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường
vốn, trong đó có SSI.
2.2.5. Rủi ro khác
 Rủi ro về cạnh tranh:
Với 55 công ty chứng khoán trên thị trường hiện nay tính cạnh tranh giữa các

công ty chứng khoán về khách hang, chất lượng dịch vụ, phí dịch vụ càng ngày càng
trở nên gay gắt. SSI đang là công ty có mức vốn cao nhất trên thị trường chứng khoán
hiện nay và có mục tiêu khách hang cũng như dịch vụ khá riêng biệt. SSI đi đầu trong
Nhóm 1 Trang 10
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
việc hợp tác với các đơn vị nước ngoài để gia tăng giá trị dịch vụ cho khách hàng. Tuy
nhiên, các công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương
mại cổ phần, tổng công ty nhà nước hay các công ty cổ phần chứng khoán mới đều có
những lợi thế riêng biệt trong khâu hỗ trợ nguồ vốn hoạt động, phát triển mạng lưới
chi nhánh phục vụ, hỗ trợ khách hàng và tìm kiếm khách hàng.
 Rủi ro thanh khoản:
Tại ngày 29 tháng 08 năm 2011, nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu 47,2% cổ phần
tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lượng cổ phiếu còn được phép mua
là hơn 6,4 triệu đơn vị. Với đà gom mua này, nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu hết
khối lượng cổ phiếu SSI được phép. Đây là dấu hiệu tích cực cho thị trường, nhưng đã
tạo ra sự băn khoăn của các nhà đầu tư về tác động sau đó.
Một nhà đầu tư đang nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu SSI nhận xét: "Ở thời điểm
hiện nay, khi thị trường vẫn chưa có cơ sở rõ ràng để tăng điểm, thì việc nhà đầu tư
nước ngoài gom mua cổ phiếu SSI có thể không phải là tín hiệu tốt cho giá cổ phiếu.
Vì sau đó, khi không còn lực mua đỡ của khối ngoại, giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ
giảm".
Còn một nhà tư vấn đầu tư, quản lý danh mục cho một số chủ doanh nghiệp lớn
thì nhận định, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua hết room SSI thì không tốt cho thị
trường. Bởi lẽ, mỗi lần thị trường tăng điểm thì cổ phiếu SSI là một trụ cột tăng điểm
đầu tiên thu hút dòng tiền lớn đánh lên. Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu số lượng lớn cổ
phiếu với giá vốn thấp, thì khi cổ phiếu SSI tăng giá, họ có thể bán ra để hiện thực hóa
lợi nhuận. Điều này sẽ cản trở đà tăng giá của cổ phiếu SSI nói riêng và ảnh hưởng
đến đà tăng điểm của thị trường nói chung khi có hội.
 Rủi ro về pháp lý:
Lĩnh vực hoạt động của SSI là thị trường chứng khoán - thị trường vốn, là một

lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng sâu rộng đên nhiều mạt hoạt động của xã hội. Các
hoạt động của các công ty chứng khoán cũng như SSI đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
hệ thống văn bản pháp luật của quốc hội, chính phủ, bộ tài chính, các Bộ ngành và cơ
quan chức năng liên quan khác. Do vậy việc thay đổi, bổ xung, chậm trễ ban hành
chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chứng khoán, thị trường
chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, các loại thuế đều ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động của SSI.
Nhóm 1 Trang 11
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
2.3. Các loại rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu SSI
Ngày 26/3/2010, SSI phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (2000 trái
phiếu mệnh giá 1 triệu đồng), lãi suất 4%/năm với quyền chuyển đổi thuộc về trái chủ.
Kỳ hạn là 12 tháng. Giá chuyển đổi là 35.639 đồng/cổ phiếu. Ngày hết hạn đăng ký là
24/3/2011.
Có 12 tổ chức và cá nhân đã mua trái phiếu chuyển đổi của SSI. Trong đó Công
ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Nova mua nhiều nhất với 361,25 tỷ đồng, ngân hàng Tiên
Phong đứng thứ hai với 290 tỷ đồng. Công ty TNHH Nguyễn Duy Hưng cũng mua
200 tỷ đồng. Công ty tài chính cao su mua 269,857 tỷ đồng. Các trái chủ chấp nhận
cho vay với lãi suất chỉ có 4% dựa trên kỳ vọng cổ phiếu SSI sẽ tăng lên cao hơn giá
chuyển đổi.
Tuy nhiên, giá chuyển đổi là 35.639 đồng/cổ phiếu, hạn chuyển đổi là 24/3/2011,
trong khi giá cổ phiếu SSI ngày 3/3/2011 chỉ là 22.000 đồng/CP. Vậy nên không có
bất cứ trái chủ nào đăng ký chuyển đổi bởi giá chuyển đổi lớn hơn nhiều giá thị trường
của cổ phiếu SSI vào thời điểm chuyển đổi.
2.3.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng đối với các nhà đầu tư vào trái phiếu SSI là khả năng tổn thất do
người phát hành trái phiếu (ở đây là công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn) mất một
phần hoặc toàn bộ khả năng thanh toán lãi và/hoặc gốc khi chứng khoán đến hạn thanh
toán.
Khi không có trái chủ nào đăng ký chuyển đổi, đồng nghĩa với việc SSI phải trả

lại 2.000 tỷ đồng tiền vay và 4% lãi suất tương đương 80 tỷ đồng tiền lãi cho 12 trái
chủ. Đây là một khoản tiền rất lớn trong bối cảnh kinh tế lúc đó. Nếu SSI không thể trả
một phần hay toàn bộ khoản tiền này thì các trái chủ sẽ gặp rủi ro tín dụng lớn.
2.3.2. Rủi ro lãi suất
Từ phía nhà đầu tư, có thể khẳng định việc đầu tư trái phiếu chuyển đổi của SSI
đã không thành công. Mức lãi suất 4%/năm là quá thấp so với lãi suất ngân hàng thời
điểm đó (15%). Ngoài ra, trái chủ còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân 5% trên lãi
hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, 10% đối với tổ chức nước ngoài. Riêng trái chủ là tổ
chức trong nước không bị khấu trừ thuế. Đây chính là rủi ro lãi suất mà các nhà đầu tư
đã gặp phải khi mua trái phiếu chuyển đổi của SSI
Nhóm 1 Trang 12
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
2.3.3. Rủi ro hối đoái
Đối với nhà đầu tư dùng đồng tiền nước ngoài để đầu tư vào trái phiếu chuyển
đổi của SSI còn gặp rủi ro với tỷ giá hối đoái. Trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh của
năm 2010, 2011, từ lúc đầu tư đến thời điểm chuyển đổi trái phiếu đồng tiền Việt Nam
đã mất giá rất nhiều.
Với đồng Đôla Mỹ, tháng 3/2010 tỷ giá khoảng 18.932 VND, đến tháng 3/2011,
tỷ giá là 20.895 VND, tăng 10,4%.
Nếu nhà đầu tư mua 100 trái phiếu (mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu) bằng đồng
Đôla Mỹ thì nhà đầu tư phải bỏ ra 100 triệu đồng tương đương khoảng 5.282 USD
theo tỷ giá tháng 3 năm 2010. Khi trái chủ này không chấp nhận chuyển đổi thì sẽ
được nhận lại gốc và 4% tiền lãi, tổng cộng là 104 triệu đồng, tương đương chỉ khoảng
4.977 USD theo tỷ giá tháng 3 năm 2011.
2.3.4. Rủi ro khác
 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản không phải là rủi ro đáng quan tâm nhất của các trái chủ khi
nắm giữ trái phiếu SSI. Bởi vì vốn trái phiếu đã có tính thanh khoản cao hơn các loại
chứng khoán khác. Hơn nữa, trái phiếu của SSI lại có kỳ hạn 12 tháng, thuộc loại kỳ
hạn ngắn nên tính thanh khoản càng cao hơn.

Tuy nhiên, cũng có những thời điểm người ta lo lắng về tính thanh khoản của trái
phiếu của SSI vì lãi suất của nó quá thấp so với lãi suất ngân hàng. Với những người
muốn chuyển đổi sang cổ phiếu thì họ cũng không muốn mua vì giá cổ phiếu SSI trên
thị trường quá thấp so với giá chuyển đổi.
 Rủi ro quốc gia
Trái chủ của SSI đều gặp phải rủi ro quốc gia này khi tình hình kinh tế Việt Nam
2010-2011 có rất nhiều vấn đề như: lạm phát cao, đồng tiền mất giá, thị trường chứng
khoán tụt dốc và vô cùng ảm đạm. Hầu hết các vụ đầu tư vào chứng khoán đều không
đem lại tỷ suất lợi nhuận như mong đợi thậm chí bị thua lỗ.
2.4. Đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư cổ phiếu và trái phiếu SSI
Để đa dạng hóa rủi ro khi đầu tư, công ty chứng khoán SSI đã tiến hành áp dụng
nhiều chiến lược đầu tư khác nhau như sau:
Nhóm 1 Trang 13
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
- Chiến lược mua giữ để hưởng cổ tức và gia tăng giá cổ phiếu: Đây là chiến lược
đầu tư lâu dài có thể đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Công ty đã sử dụng đội ngũ
chuyên gia tại các phòng ban nghiên cứu và phân tích thị trường các mã cổ phiếu, trái
phiếu có thể đem lại lợi nhuận để đầu tư. Các chuyên gia chọn đầu tư vào những cổ
phiếu thượng hạng, các công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp và có triển vọng
tăng trưởng để dầu tư.
- Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình: Chiến lược này công ty sẽ áp dụng
sử dụng luồn tiền cố định để mua cổ phiếu vào những thời điểm xác định theo tháng,
quy hay nửa năm. Như vậy, khi giá cổ phiếu hạ các chuyên gia sẽ đưa ra các kết quả
phân tích để mua một lượng lớn hơn, sau đó theo lướt ván của thị trường tại thời điểm
thị trường tăng giá sẽ chốt bán ra kiếm lời .
- Chiến lược tổng giá trị đầu tư cổ phiếu: Theo chiến lược này công ty SSI luôn
duy trì một khoản tiền đầu tư cố định vào một hỗn hợp cổ phiếu cả trong trường hợp
tăng giá để thu lợi nhuận, ngược lại khi giá hạ công ty bán bớt cổ phiếu ở thời điểm
tăng giá để thu lợi nhuận và ngược lại
- Chiến lược duy trì tỷ lệ bất biến giữa tỷ lệ cổ phiếu và trái phiếu: Chiến lược

này cũng tương tự như trên được công ty SSI sử dụng nó chỉ khác là theo kế hoạch đã
xác định của công ty nên luôn duy trì một lượng bất biến giữa tỷ lệ cổ phiếu và trái
phiếu. Chiến lược này tuy mang lại lợi nhuận không đáng kể nhưng đảm bảo mức an
toàn cho công ty.
Công ty SSI đa dạng hóa danh mục đầu tư các loại chứng khoán theo phân tích
của các chuyên gia phân tích dựa trên những thay đổi từ lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng, biến động của tỷ giá hối đoái và các chính sách tiền tệ của chính phủ để
phân tích sự di chuyển của dòng vốn và dự báo các loại chứng khoán nào sẽ sinh lời
nhằm tiến hành đầu tư thích hợp. Khi đa dạng danh mục đầu tư thì nhằm làm giảm
thấp nhất các rủi ro phát sinh trên thị trường.
Nhóm 1 Trang 14
Quản trị rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
C. KẾT LUẬN
Đầu tư chứng khoán là hình thức kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất
là trong thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong tình trạng
“ảo”. Do đó, để có được thành công, bản thân các nhà đầu tư phải có sự hiểu biết sâu
săc, tâm lý ổn định. Cần có những thông tin cơ bản về chứng khoán đầu tư và thương
xuyên cập nhật thông tin thị trường. Ngoài ra nhà đầu tư cần có suy ngĩ sắc bén, nhanh
nhạy để nhìn nhận những cơ hội tiềm ẩn cũng như nhận thức rủi ro tiềm tang có thể
xảy ra để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư và tăng lợi nhuận kỳ vọng.
Nhóm 1 Trang 15

×