Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể sau khi chết của cá nhân- một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.58 KB, 22 trang )

Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1

LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy , ghép mô, bộ phận cơ thể
và tạo nguồn cung cấp mô, tạng dồi dào phục vụ cho việc nghiên cứu chữa bệnh và
nghiên cứu khoa học, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh
về việc hiến xác , hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến , lấy , ghép
mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy định cụ thể về điều
kiện hiến xác ; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô , bộ phận
cơ thể sau khi chết. Tuy nhiên thực tiễn của việc hiến , lấy , ghép mô , bộ phận cơ
thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn nhiều điểm bất cập , đặc biệt là trong các
quy định về điều kiện hiến mô , bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy bản thân
đã quyết định lựa chọn đề tài về vấn đề này đê tiếp tục nghiên cứu ,và góp phần
hồn thiện vào các quy định của pháp luật về điều kiện hiến mô , bộ phận cơ thể
sau khi chết. Đề bài như sau :
“ Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể sau khi chết của cá nhân- một số vấn đề lý
luận và thực tiễn “
Để hoàn thành bài luận này , bài viết đã sử dụng một số phương pháp như
thu thập thông tin.tư liệu, tổng hợp nguồn tin , so sánh phân tích đánh giá trên
những kết quả thống kê… Ngoài phần mở đầu và kết luận ra thì kết cấu của bài cịn
gồm 3 chương đó là :
Chương 1. Khái quát về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết của cá nhân.
1.

Một số khái niệm về hiến , lấy , ghép mô ,bộ phận cơ thể người.

2.

Điều kiện về hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết trước khi có

Luật Hiến , lấy,ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến lấy xác năm 2006.


Chương 2.Những điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân.
1.

Điều kiện về năng lực chủ thể.

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

1


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
2.

Điều kiện về sức khỏe.

3.

Điều kiện về mục đích

4.

Điều kiện về thủ tục trình tự.

Chương 3. Thực tiễn về quyền hiến xác và bộ phận cơ thể của cá nhân.
1.

Thực tiễn.

2.


Giải pháp.

Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện bài luận nhưng bản thân vẫn mong nhận
được sự đóng góp ý kiến để bài làm được hồn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn.!

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

2


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1

Chương 1 . Khái quát về quyền hiến xác , bộ phận cơ thể của cá
nhân.
1. Một số khái niệm và điều luật về hiến, lấy, ghép mô ,bộ phận cơ
thể.
Điều 3:Luật Hiến,lấy , ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến lấy xác năm 2006
đã giải thích như sau:
-

Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau

để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định của cơ thể người.
-

Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ

loại mơ khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
-


Nỗn là tế bào trứng.

-

Phơi là sản phẩm của quá trình ohát triển so sự kết hợp giữa

nỗn và tinh trùng.
-

Bộ phận cơ thể khơng tái sinh là bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ

thể người thì cơ thể khơng thể sản sinh hoặc phát triển them bộ phận khác
thay thế bộ phận đã lấy.
-

Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến

mơ, bộ phận cơ thể mình khi cịn sống hoặc sau khi đã chết.
-

Lấy mơ, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể

người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.
-

Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận

tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể người được ghép.
-


Chết não là tình trạng tồn não bị tổn thương nặng , chức năng

của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được.
-

Ngân hàng mô là cơ sở y tế tiếp nhận, lưu trữ , bảo quản vận

chuyển và cung ứng mô..

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

3


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
Điều 4 . Các nguyên tắc trong việc hiến , lấy , ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến , lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh , giảng dậy hoặc nghiên cứu khoa
học.
3. Giữ bí mật về các thong tin có lien quan đến người hiến , người được
ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.
Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
Người đủ mười tám tuổi trở lên , có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có
quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống , sau khi chết và hiến xác.
2. Điều kiện về hiến xác , bộ phận cở thể của cá nhân trước khi có Luật
Hiến, lấy , ghép mơ , bộ phận cơ thể và hiến , lấy xác năm 2006.
Theo số liệu của Bộ Y tế cho thấy từ những năm đầu của thập kỷ 50 , nước

ta đã có những ca ghép mô , bộ phận cơ thể người đầu tiên như : ghép da, ghép giác
mạc từ tử thi vô thừa nhận và đặc biệt vào đầu những năm 70, việc ghép gan và tim
đã được thực hiện trên lợn do Giáo sư Tôn Thất Tùng và một số bác sĩ khác tiến
hành (1). Tuy nhiên, thời kỳ này chưa có một băn bản pháp lý nào của Nhà nước
quy định về điều kiện hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người. Đến cuối thập niên
80 và những năm đầu thập niên 90 những ca lấy, ghép thử nghiệm thận, gan đã cho
những kết quả đáng mừng. Và do nhu cầu của nhân dân về chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe ngày càng tăng, đồng thời để tạo hành lang pháp lý cho việc lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể có hiệu quả, năm 1989 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (Luật
BVSKND) được Quốc hội thông qua. Để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân, trong Luật quy định rất nhiều vấn đề về phòng ngừa bệnh, khám
chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng… trong đó lần đầu tiên có quy định
về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể người: “1, Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

4


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
hoặc bộ phận của cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi
đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc người chết có di
chúc để lại. 2, Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự
đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa
thành niên…”
Từ những quy định ở khoản 1 Điều 30, chúng ta có thể thấy Luật quy định về
điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết cần một trong hai điều kiện sau: thứ
nhất, phải có sự sự đồng ý của thân nhân người chết, trong trường hợp người chết
khơng có di chúc để lại; thứ hai, trường hợp người chết có di chúc để lại (khoản 2
Điều 30 BVSKND. Bên cạnh đó, Luật này cũng có quy định về điều kiện của việc
ghép mô, bộ phận cơ thể (tức là điều kiện với người nhận mô, bộ phận cơ thể để

chữa bệnh) là phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc người giám hộ của người
bệnh chưa thành niên (khoản 2, Điều 30) Tuy nhiên, Luật mới chỉ quy định rất
chung về điều kiện đối với người hiến mơ, bộ phận cơ thể nói chung cũng như điều
kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết nói riêng. Khoản 2 Điều 30 chủ yếu nhấn
mạnh đến tính tự nguyện của người hiến hoặc gia đình họ trong việc hiến mơ, bộ
phận cơ thể (tức là chỉ quy định điều kiện về ý chí) mà khơng có một quy định nào
điều kiện về độ tuổi, về sức khoẻ đối với người hiến, về năng lực nhận thức của
họ… Theo chúng tôi, khoản 2 Điều 30 của Luật BVSKND chỉ là một quy định
mang tính chất kỹ thuật để giúp các cơ sở y tế tiến hành việc lấy ghép mô, bộ phận
cơ thể được thuận lợi hơn trong một số trường hợp cần thiết như đã nêu ở trên. Mặt
khác, chúng ta cũng thấy quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người thời kỳ này chưa
được thừa nhận nên chưa thể có được một quy định đầy đủ về điều kiện mô, bộ
phận cơ thể người khi còn sống cũng như điều kiện đối với người hiến mô, bộ phận
cơ thể, hiến xác sau khi chết.
Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Cá nhân có
quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

5


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…”. Tuy nhiên, quy định tại Điều 34 của BLDS
2005 về cá nhân được hiến trước khi có Luật Hiến, lấy ghép mơ, bộ phận cơ thể và
hiến, lấy xác 2006, thì cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu cho rằng, cá
nhân ở đây có thể là bất kỳ ai không phân biệt họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không
bị nhược điểm về thể chất, tâm thần và tự nguyện, quan điểm khác lại cho rằng cá
nhân hiến bộ phận cơ thể ở đây phải là người đã thành niên – mới có đầy đủ khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi. Sở dĩ có các cách hiểu khác nhau như vậy
bởi vì trong Bộ luật chưa quy định điều kiện cụ thể với cá nhân ở đây là gì về độ

tuổi, về năng nhận thức, về sức khoẻ… Như vậy, chúng ta thấy Bộ luật quy định
cũng rất chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi còn
sống hoặc sau khi chết mà không quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với
người hiến.

Chương 2. Những điều kiện hiến xác, bộ phận cơ thể của cá
nhân
1. Điều kiện về năng lực chủ thể
Luật hiến ,lấy ,ghép mô , bộ phận cơ thể người quy định về cá nhân đủ 18
tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thể hiện ý chí dưới hình thức viết
đơn hiến xác , hiến mô , bộ phận cơ thể sau khi chết. Người hiến xác , hiến mô , bộ
phận cơ thể người sau khi chết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tự do, tự nguyện
viết đơn gửi đến cơ sở y tế hoặc co sở nghiên cứu , đào tạo y học với mục đích hiến
xác, hiến mơ, bộ phận cơ thể mình sau khi chết với mục đích chữa bệnh cho người
khác hoặc để nghiên cứu khoa học. Điều 5 Luật hiến , lấy , ghép mô, bộ phận cơ
thể năm 2006 quy định về Quyền hiến mô , bộ phận cơ thể người và hiến xác như
sau :

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

6


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
“ Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có
quyền hiến mơ , bộ phận cơ thể của mình khi còn sống , sau khi đã chết và hiến
xác.”
Như vậy , pháp luật căn cứ vào điều kiện của cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự có quyền định đoạt bộ phận cơ thể, xác của mình sau khi chết .
Quyền dân sự trong trường hợp này được quy định theo nghĩa rất rộng theo đó

quan hệ pháp luật dân sự được bổ sung thêm một đối tượng rất đặc biệt là bộ phận
cơ thể , mô , xác chết cá nhân khơng mang tính chất hàng hóa và tiền tệ , tuy rằng
những đối tượng này là những thực thể tự nhiên và xác định được.
Điều kiện về độ tuổi là một dấu hiệu quan trọng để xem xét giữa những cá
nhân ai có đủ năng lực để thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể hay khơng. Do
có nhiều ngun nhân khác nhau nên trên thế giới mỗi nước có những quy định rất
khác nhau về độ tuổi được hiến xác , bộ phận cơ thể khi cịn sống hoặc sau khi đã
chết. Ví dụ như ở Pháp thì đủ 13 tuổi trỏ lên có quyền đăng ký từ chối hiến xác, bộ
phận cơ thể sau khi chết. Tức là sau khi chết nếu khơng có giấy từ chối hiến xác, bộ
phận cơ thể thì các cơ quan thẩm quyền và cơ sở y tế xem như đó là sự đồng ý gián
tiếp cho việc hiến xác , bộ phận cơ thể sau khi chết. Cịn ở nước ta thì 18 tuổi được
coi là độ tuổi đủ để thực hiện quyền hiến xác và bộ phận cơ thể. Sở dĩ có quy định
như thế bởi vì các nhà làm luật nước ta quan niệm rằng ở tuổi đó,người hiến mới
phát triển bình thường về tâm sinh lý cũng như về mặt pháp lý họ là người có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự có thể bằng hành vi của mình tham gia xác lập quyền và
nghĩa vụ nhất định theo quy luật của pháp luật. Nếu độ tuổi là một dấu hiệu để định
lượng , điều kiện cần để hiến xác, bộ phận cơ thể thì khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi là dấu hiệu định tính để xác định xem cá nhân đã hoàn thiện về mặt
tâm lý, về khả năng nhân thức hay chưa.

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

7


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
Còn đối với cá nhân đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có quyền hiến xác, bộ
phận cơ thể với điều kiện có đơn hiến xác, hiến mơ , bộ phận cơ thể và có chữ ký
đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người trong độ tuổi này.
2. Điều kiện về sức khỏe

Để bảo đảm tính mạng, sức khoẻ cũng như tinh thần cho người hiến, Luật đã
đưa ra những quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải được kiểm tra
sức khoẻ, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể người hiến cần phải đáp ứng được
điều kiện gì về sức khoẻ. Nhưng theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
của Bộ Y tế về việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép thận, gan… cho người bệnh thì
trong Quyết định này có chỉ rõ là người hiến về sức khoẻ không bị mắc các bệnh
nan y như: viêm gan B, nhiễm HIV… Bên cạnh các quy định về điều kiện hiến mô,
bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết, cơ sở y tế có thẩm quyền để có thể lấy được
xác, bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết, Luật cũng xác định thêm một số điều
kiện khác như: điều kiện xác định chết não, liệu có cần sự đồng ý của gia đình
người hiến không trong trường hợp người thân của họ muốn hiến xác, bộ phân cơ
thể? Trong Luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên mà tự nguyện làm đơn hiến
xác, hiến bộ phận cơ thể sau khi chết thì khơng cần sự đồng ý của gia đình. Tuy
nhiên, trên thực tế xảy ra trường hợp người hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
nhưng khi họ chết rồi cơ sở y tế có thẩm quyền đến lấy thì gia đình người hiến
khơng đồng ý, trường hợp này cơ sở y tế có được quyền cưỡng chế lấy khơng? Vấn
đề này , ở Pháp đã áp dụng cơ chế suy đoán sự đồng ý, tức là khi phát hiện một
người bị chết, cơ sở y tế có thẩm quyền kiểm tra trên hệ thống thông tin điện tử
xem người đó có đăng ký từ chối hiến khơng, nếu người đó khơng đăng ký thì suy
đốn rằng người đó đã đồng ý hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Tuy nhiên,
trong trường hợp này nếu gia đình người hiến khơng đồng ý hiến thì cơ sở y tế
cũng khơng lấy xác, bộ phận cơ thể của người đó

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

8


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
Điều 5 của Luật quy định người hiến mơ, bộ phận cơ thể khi cịn sống cũng

như sau khi chết đều là người phải từ đủ 18 tuổi trở lên tự nguyện làm đơn đăng ký
hiến. Tuy nhiên, Luật cũng quy định trong trường hợp người chết không có đơn
đăng ký hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhưng nếu gia đình người hiến đồng
ý thì cơ sở y tế có thẩm quyền vẫn đựợc nhận. Quy định này được nêu rõ tại đểm C,
Điều 21 của Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người hiến, lấy xác năm 2006
quy định: Trường hợp không có thẻ hiến mơ, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì
việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của
người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
3. Điều kiện về mục đích
Việc hiến xác , bộ phận cơ thể phải được pháp luật đảm bảo sử dụng đúng
mục đích của người hiến. Theo quy định của pháp luật, thì cá nhân có quyền hiến
xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc
nghiên cứu khoa học. Như vậy việc sử dụng xác, mô , bộ phận cơ thể của người
chết chỉ có một trong hai mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu
khoa học. Nếu người được hiến xác, mô , bộ phận cơ thể của người sau khi chết đã
sử dụng khong đúng với những mục đích do pháp luật quy định thì bị coi là hành vi
trái pháp luật. Pháp luật hiến , lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đã có những quy
định ngăn cấm hành vi trộm mô, bộ phận cơ thể người, cấm buôn bán mô, bộ phận
cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào; cấm lấy , ghép , sử dụng vận chuyển , lưu
trữ mơ , bộ phận cơ thể người vì mục đích vụ lợi, lợi nhuận. Vì mơ , bộ phận cơ thể
người và xác chết sau khi chết không thể là hàng hóa, và việc cá nhân tự nguyện
hiến các đối tượng này mang bản chất của giao dịch không đền bù và về thực chất
khơng thể đền bù vì mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết không thể quy đổi thành
tài sản.
Việc sử dụng bộ phận cơ thể, mô , xác người chết phải đúng với mục đích và
ý nguyện của người hiến, nếu trái với ý nguyện người hiến thì người có hành vi làm
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

9



Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
trái là người xâm phạm đến quyền gắn với thi thể của người chết và trách nhiêm do
gây thiệt hại ngoài hợp đồng , phải chịu trách nhiệm theo quy định tại điều 628 Bộ
luật dân sự về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể.
4. Điều kiện về thủ tục trình tự.
Trên thế giới việc thể hiện ý chí của chủ thể chủ yếu được thực hiện bằng
hình thức đăng ký, có 2 cơ chế : đăng ký sự đồng ý và đăng ký sự từ chối. Phần lớn
các quốc gia đều chọn cơ chế đăng ký sự đồng ý trong đó có Việt Nam. Cá nhân tự
nguyện hiến xác , bộ phận cơ thể của mình sau khi chết , có đơn gửi đến cơ sở y tế
hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học để đăng ký và được cấp thẻ đăng ký hiến xác,
bộ phận cơ thể sau khi chết. Thẻ đăng ký tự nguyện hiến xác, bộ phận cơ thể có
hiệu lực ngay sau khi người đăng ký được cấp thẻ. Cá nhân có quyền thay đổi hoặc
hủy bỏ đơn đã đăng ký thì phải có đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký tự
nguyện. Các trình tự đăng ký , thay đổi , hủy bỏ đơn được thực hiện như tương tự
hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết. Điểm khác biệt duy nhất là kết quả của việc
đăng ký thay đổi , hủy bỏ đơn hiến là việc cấp lại, thu hồi thẻ đăng ký hiến cho chủ
thể. Việc đăng ký có hiệu lực ngay sau khi chủ thể nhận được thẻ. Thủ tục đăng ký,
thay đổi, hủy bỏ hiến đơn giản , rành mạch như vậy là tạo điều kiện tốt nhất cho
việc thực thi. Các cơ sở y tế hoặc cơ sở nghiên cứu , đào tạo y học có trách nhiệm
tiếp nhận đơn và cấp lại đơn hoặc hủy bỏ theo ý nguyện của người hiến. Thường
theo kinh nghiệm thì để người hiến có cảm giác thoải mái khi quyết định, khơng có
sự phân vân thì các giấy tờ lien quan đến việc đăng ký thay đổi hủy bỏ đơn chỉ theo
một mẫu duy nhất, thiết kế đơn giản , dễ hiểu hướng dẫn tường tận cho chủ thể. Sự
thay đổi hủy bỏ hay từ chối được thiết kế chung với bản đăng ký hiến, mục tiêu là
để người hiến có đầy đủ thong tin để đưa ra quyết định hiến hay không, và khi
quyết định thì ít có khả năng thay đổi. Mặt khác cũng tạo điều kiện cho người có ý
kiến phản đối từ trước được cung cấp thêm thông tin về việc hiến để có cái nhìn
hồn thiện và đầy đủ hơn về vấn đề này.
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046


10


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể là quyền dân sự của cá nhân trong việc tự
định đoạt hiến hay không hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết và quyền định đoạt
này có tính khả biến vì khi cịn sống người có ý định hiến xác, bộ phận cơ thể sau
khi chết có thể thay đổi. Luật hiến xác , bộ phận cơ thể chỉ là khả năng khách quan
để cá nhân có quyền tự định đoạt hiến hay không hiến xác , bộ phận cơ thể sau khi
chết. Pháp luật ở lĩnh vực này chỉ tạo điều kiện cho cá nhân khi cịn sống có quyền
tự định đoạt , và khơng một ai có quyền cưỡng chế và ra lệnh. Việc hiến xác, bộ
phận cơ thể người chết là một việc chit có thể có trong một xã hội mà ở đó quan
niệm về sự sống và cái chết đã có nhiều biến đổi so với những chuẩn mực của tơn
giáo, tín ngưỡng và phong tục đã , đang và sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người.

Chương 3 . Thực tiễn về quyền hiến xác và bộ phận cơ thể
của cá nhân.
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể
Cho đến nay nhiều bệnh viên đã công bố khả năng thực hiện các ca phẩu
thuật cấy ghép trị liệu, các ngân hàng mô lần lượt được thành lập và bước đầu đi
vào hoạt động . Sự hiện diện và chính thức tham gia hệ thống hiến bộ phận cơ thể
của ngân hàng mô tư nhân trong khi TTĐPQG chưa thể hoạt động mà thực trạng
công tác quản lý y tế ở ta còn chưa theo kịp với sự phát triển là điều mà chính
ngành y tế cũng phải thừa nhận đã làm cho lo ngại về kiểm soát khả năng thương
mại, sự lơi lỏng quản lý , thiếu chặt chẽ đồng bộ với những ngân hàng này một
cách rõ nét, đặc biệt chưa có một chế tài nghiêm khắc nào dành cho lĩnh vực này
được luật hóa. Lúc này việc thực hiện quyền hiến của nhân dân cịn rất khó khăn
chứ chưa nói đến là chưa có bước nào đáng kể dù luật đã đời và có hiệu lực .

Nguyên nhân thì có nhiều, chủ yếu là xoay quanh vấn đề thiếu kinh phí , nhân lực
nhưng chủ yếu là vấn đề tun truyền chưa tích cực và chưa có chiều sâu, kế hoạch
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

11


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
chưa cụ thể. Để luật thực sự đi vào đời sống , phát huy hiệu quả, làm cho phương
pháp ghép trị liệu trở thành phương pháp chữa bệnh an toàn, áp dụng hàng ngàn
người bện đang khao khát được cứu sống ta còn rất nhiều việc phải làm. Sự thiếu
thống nhất của chình sách y tế và việc ban hành các văn bản luật cũng là một
nguyên nhân cản trở hoạt động thực tiễn của người dân. Ví dụ như TT
11/2003/BYT . Sự ra đời của nó được phản hồi gay gắt từ phía những người hiến
đến nỗi trung tâm hiến máu nhân đạo , hội chữ thập đỏ thành phố HCM đã không
thực hiện thông tư này , rất nhiều người bức xúc vì họ bị biến thành bán máu với số
tiền nhận được theo lượng máu hiến. Và thực tế cho thấy nhiều địa phương cũng đã
rất lung túng khi thực hiện nó . Cũng do sự thiếu thống nhất mà luật có sự chồng
chéo và mâu thuẫn dẫn đến hiện tượng quyền hiến của một số cá nhân đã không thể
thực hiện được. Về nguyên tắc , quyền hiến là quyền nhân thân của cá nhân với tư
cách là một con người nên không bao giờ có thể bị tước đoạt. Những người bị hạn
chế quyền cơng dân như chịu án tử hình vì thế hồn tồn có quyền này một cách
ngun vẹn nhưng để thực hiện tốt điều này thì cơ quan chức năng cịn nhiều lung
túng nên có nhiều trường hợp có đơn của tử tù hiến mà đành không thể thực hiện.
Trường hợp của Nguyễn Phước Đỉnh , nếu thực hiện nguyện vọng của người bị án
tử hình thì thứ nhất , phải đảm bảo sự nguyên vẹn khi tiếp nhận xác, điều này chỉ
có thể thực hiện được khi hình thức thi hành án tử hình khơng phải là bắn súng như
thông thường. Việc này cần phải sửa luật thi hành án tử hình, thứ hai việc đưa xác
tử tù ra khỏi pháp trường lại bị cấm nên cần phải có quy định mở lối. Vướng mắc
này là câu hỏi không thể trả lời nếu như khơng có sự ý định sửa luật của các cơ

quan thẩm quyền.
Trong lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như hiến , ghép bộ phận cơ thể , các
phương diện y học và chuyên môn có lẽ được quan tâm ở hàng thứ 2 ngay sau pháp
lý và đạo đức. Chỉ thực sự phát triển hoạt động hiến , lấy khi những người thực
hiện trực tiếp và người dân cùng tin tưởng. Chính vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

12


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
thong tin tuyên truyền tập trung tới các cán bộ nhân viên ở cơ sở y tế bởi họ là
những người do dự nhất trong việc hiến lấy bộ phận cơ thể người chết , nên tạo
niềm tin cho các bác sũ yên tâm làm việc là rất quan trọng . Việc hiến xác , bộ phận
cơ thể người khơng chỉ thuần túy về y học mà cịn là một vấn đề xã hội , chịu nhiều
tác động của yếu tố tâm linh , đạo đưc, pháp luật , tâm lý… Thứ nhất , đối tượng
hiến là người chứ khơng phải vật thong thường gắn với nó là cả một câu chuyện dài
gây nhiều tranh cãi về nhân phẩm con người. Thứ 2 việc hiến ảnh hưởng đến toàn
thân thể , an ninh cá nhân con người. Thứ ba các tôn giáo mà con người theo đuổi
hướng thiện , khuyến khích lịng nhân ái, xả thân cứu người nhưng việc hiện diện
cơ bộ phận cơ thể người khác trong cơ thể mình mà vì thế mà mình mới khỏe mạnh
được là trái với những rì mẹ tự nhiên sắp đặt, có vẻ ma qi và thậm chí một số tín
đồ tiêu cực cịn cho rằng đó chẳng khác rì ma quỷ, ăn thịt người. Thứ tư , vấn đề
chết não có tính chất quan trọng như một điểm chốt toàn bộ vấn đề hiến xác, bộ
phận cơ thể sau chết vì nguồn hiến mà ta trơng đợi chủ yếu dựa từ đây nhưng lại là
vấn đề khoa học rất nhạy cảm: khó chấp nhận định nghĩa mới về cái chết này,
người ta sẽ không thể chấp nhận rằng người thân đã chết trong khi người đó vẫn
tiếp tục thở, tim cịn đập cho dù nó là sự hỗ trợ của máy móc và rất có thể sẽ gặp
phải làm song phản đối của nhân dân cho rằng cuộc sống của người thân họ bị đánh
cắp. Thứ năm, tập quán mai tang chết toàn thây, thi thể người chết phải được quy

về một mối thì mới có thể n ổn được cho cả người chêt và còn sống đã không cho
phép người ta đồng ý mổ xác và lấy đi các bộ phận cơ thể cho dù mục đích cao cả
của nó là cứu người . Chính vì lẽ đó mà cho đến nay hành động hiến xác và bộ
phận cơ thể chưa mang tính phổ biến, ít người chấp nhận. Khơng cịn lựa trọn nào
khác chúng ta phải dần từng bước tiến hành xây dựng lòng tinc ủa dân. Số liệu
thống kê cho thấy lượng máu thu đươc năm 2005-2006 cũng chỉ đắp ứng được 70%
nhu cầu nên trường hợp cấp cứu chấn thương ở các bệnh viện gặp nhiều khó khăn
và tình trạng tử vong cao. Năm nào cũng vậy cứ đến dịp hè là lượng máu thu gom
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

13


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
lại thiếu hụt nghiêm trọng vì sinh viên là người hiến chủ yếu đã nghỉ hè. Ông
nguyễn anh Trí, viện trưởng viện huyết học và truyền máu trung ương cho biết chất
lượng máu thu gom chưa cao do chỉ đạt 54% người hiến tình nguyện dù hiến máu
rất thường xun được tun truyền và người hiến thì hồn tồn khơng bị ảnh
hưởng về sức khỏe. Tình trạng hiến tinh trùng là tồi tệ nhất dù các ngân hàng đã
được lập từ lâu nhưng đến nay số lượng người hiến rất thấp, khơng vượt q con số
30 cịn lại đều thuộc trường hợp gửi tinh trùng. Rào cản tâm lý là biện giải được
đưa ra cho hiện tượng này, cụ thể người hiến tiềm năng ngại các vấn đề về huyết
thống có thể nảy sinh. Số liệu thống kê cho thấy các nước Châu âu rất hạn chế việc
lấy ở người sống còn ở châu á tỷ lệ người hiến chết lại thấp hơn vì chết tồn thây là
một điều mà hết sức được giữ gìn và đặc biệt coi trọng.
Hàng ngày có rất người khơng may chết do đọt tử hoặc do bị tai nạn , trong
đó có khơng ít người là cịn trẻ. Những đối tượng này là nguồn ghép rất lớn mặc dù
bản thân sự sống của họ đã kết thúc nhưng lại có thể đem đến sự sống cho nhiều
người khác , từ người bị bệnh gan đến người bị bệnh mắt nhưng không tận dụng
được. Lý do : lấy bộ phận cơ thể người chết làm ảnh hưởng đi tính tồn vẹn di hài,

gây sót thương cho thân nhân và ảnh hưởng đến những tập tục về mai tang, nghi
lễ , tôn giáo , hơn nữa người Việt chưa có thói quen thực hiện hiến với mong muốn
để phúc cho người sống khi mình qua đời. Thực tế ghép ở Việt Nam thì trường hợp
hiến thường là người sống đối với cơ quan chuyên biệt, người chết não chưa có
trường hợp nào cịn người chết bình thường thì chỉ có thể hiến mơ, cũng ít có người
có ý nguyện khi chết sẽ hiến bộ phận cơ thể cho mục đích y học hay nghiên cứu.
Thậm chí muốn hiến nhưng khơng phải lúc nào cũng thuận lợi khi việc thực hiện ý
nguyện cao cả này. Thứ nhất là về thủ tục. Họ không biết về thủ tực như thế nào ,
đi đến đâu để thực hiện mong muốn ấy,nếu vào google tìm kiếm thong tin thì cũng
khá vất vả và thong tin rải rác … Thứ hai nếu có biệt và thực hiện thủ tục nhưng do
chưa có sự trợ giúp cần thiết khi người hiến cơng bố quyết định với gia đình nên
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

14


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
lúc đó người thân phản đối cũng đành chịu. Ảnh hưởng của những quan niệm sống
về sự toàn vẹn cơ thể, người Việt khơng có thói quen ngay cả trong suy nghĩ rằng
cơ thể mình hay người thân bị mổ sẻ lấy đi. Với họ đây là một sự đả kích rất lớn ,
khó có thể chấp nhận. Thế nên thay đổi thói quen là cả một khoảng thịi gian dài.
Khó khăn lại thêm khó khăn khi đa phần người Việt Nam chết tại nhà , sự hợp tác
từ gia đình lại trở thành vấn đề chìa khóa . Do tâm lý lo ngại mà việc hiến đối với
hầu hết người dân là khá xa lạ và tiêu cực khơng có nhu cầu cần tìm hiểu. Ta cịn
phải cố gắng nhất nhiều để tuyên truyền cho sự nhận thức đầy đủ về vấn đề này.
Một nghiên cứu do viện chiến lược chính sách y tế phối hợp với Viện xã hội học và
tâm lý lãnh đạo quản lý , Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mới tiến hành
cho kết quả thật khó khăn : đó là sự mâu thuẫn giữa việc hiểu và đồng tình với
chính sách và thực hiên chính sách. Đa số người dân đều ghi nhận mục đích lớn lao
của việc hiến tặng , đánh giá cao ý nghĩa của hành động này và đồng tình với chủ

trương vẫn động xã hội. Phần đông nhận thức rõ việc hiến là phù hợp với đạo lý,
quan niệm truyền thống của dân tọc , thể hiện tinh thần hy sinh vì người khác ,
được ngợi ca. Nhưng việc thuận lòng hiến lại là một việc hoàn toàn khác, sự sãn
sang nhập cuộc là chưa có. Đó là chưa đề cập đến chuyện thực hiện đã là cả một
khoảng cách. Hầu hết đối tượng điều tra tổ thái độ chưa thực sự sẵn sang cho việc
hiến , số người chap nhận để người thân hiến khi đang cịn sống rất ít, hiến khi chết
hay đối với chính bản thân mình thì tỷ lệ cịn thấp hơn. Người dân mới chỉ nghe
đến nhữung kỹ thuật ghép thay thế trị liệu do đó hiểu biết về cơng nghệ này còn
phiến diện, thiếu chi tiết và thong tin chính xác. Đặc biệt cụ thể thủ tục hiến, kỹ
thuật lấy , ghép ra sao , ảnh hưởng đối với người cho nhận thế nào hầu như chưa
thực sự được biết. Đáng chú ý là kênh thông tin từ nhân viên y tế là thấp chứng tỏ
nhân viên y tế chưa tận dụng hết khả năng khai thác đối tượng tuyên truyền của
mình trong khi số người ra vào bệnh viện hàng ngày là khơng phải nhỏ, ngun
nhân chính là chúng tra chưa có chính sách tun truyền cụ thể dành cho khu vực y
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

15


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
tế. Đáng chú ý là nhóm thanh niên , nhóm phụ nữ tỷ lệ đồng ý thấp hơn so với
những nhóm khác. Có nghĩa là việc vận động cũng là một bài tốn khó vì thong
thường họ ln là đối tượng đi đầu mọi hoạt động , phong trào vì cộng đồng . Điều
này khẳng định trước mắt ta cịn cả một hành trình khá dài phải cố gắng. Lý do
khiến người ta không đồng ý hiến khi còn sống là lo sợ ảnh hửơng đến sức khỏe
được cho là quý giá nhất , làm giảm khả năng lao động ảnh hưởng đến gia đình.
Tâm lý, thói quen vẫn là rào cản không thể dễ gõ bỏ khỏi tâm trý người dân khi mà
nhận thức còn mơ hồ và mang nặng yếu tố tâm linh.
Thực tiễn áp dụng pháp luật về hiến xác và bộ phận cơ thể có thể nảy sinh
các vi phạm nổi cộm được quy định cụ thể tại điều 11 luật 75/06 nhưng chưa đủ vì

nó chỉ là vi phạm trường hợp cấm trong khi hoạt động con người lại đa dạng hơn
thế rất nhiều . Về hình thức các hành vi vi phạm chủ yếu xâm phạm đến các nguyên
tắc và thủ tục trình tự luật định. Có thể chia ra làm 2 nhóm hành vi là : mang tính
thương mại và khơng mang tính thương mại. Trong đó nhóm hành vi khơng mang
tính thương mại rất ít xảy ra , thường là lỗi vô ý và chủ thể thực hiện hầu hết là
những người có trachs nhiệm hoạt động trong lĩnh vực hiến ghép , các chủ thể khác
chỉ tham gia nếu là đồng phạm. Ngược lại tình trạng thiếu nguồn ghép trong khi
yêu cầu của người bệnh ngày càng tăng lên là vấn đề thực sự nan giải lien quan đến
sự phổ biến của nhóm hành vi mục đích vì thương mại.Điểm nổi bật của nhóm này
là đều có lỗi cố ý và bị chi phối bởi động cơ thương mại với các chủ thể khác.
Về mặt lý thuyết , tất cả các hành vi vi phạm pháp luật về hiến xác và bộ
phận cơ thể người phải được sử lý thông qua các công cụ hỗ trợ trên cơ sở hai
phương thức là tự vệ và yêu cầu bảo vệ. Phương thức tự vệ được thực hiện dựa trên
khả năng của từng cá nhân bị xâm phạm với các công cụ tương đối đa dạng , còn
phương thức yêu cầu bảo vệ được đảm bảo bởi quyền lực nhà nước mà cơng cụ
chính là các cơ quan có thẩm quyền sử lý vi phạm, trong đó tịa án là cơng cụ phổ
biến. Cá nhân có thể lựa trọn bất kỳ phương thức nào với công cụ hợp pháp tương
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

16


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
ứng để bảo vệ quyền của mình. Tùy thuộc vào tính chất , mức độ của hành vi vi
phạm mà có thể áp dụng phương thức yêu cầu bảo vệ dưới các hình thức chế tài
khác nhaunhư : dân sự , hành chính , hình sự. Hình thức chế tài hình sự, hành chính
là hai hình thức được áp dụng theo cơ chế tự động không phụ thuộc vào việc có hay
khơng có u cầu của người bị xâm hại. Tuy nhiên đến thời điểm này về mặt thực
tiễn nguời ta không biết áp dụng quy phạm nào để xử lý các vi phạm đã phát sinh,
duy nhất về mức độ thương tật thiệt hại tinh thần có thể áp dụng luật dân sự, hình

sự nhưng chưa đủ. Đối với chế tài dân sự có thể áp dụng khả năng : buộc chấm dứt
vi phạm , xin lỗi cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại một cách tương đối đầy
đủ nhằm chống lại sự vi phạm. Các tranh chấp về mặt dân sự có thể nảy sinh trong
hoạt động hiến chủ yếu lien quan đến trường hợp giao dịch vơ hiệu và bồi thường
thiệt hại. Có thể xử lý các tranh chấp theo các quy định tương ứng của pháp luật
dân sự như : giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật , trái đạo đức xã
hội ( điều 128 , 137 BLDS 2005) , các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng ( điều 628 ) song lại khơng có quy định nào về thẩm quyền giải quyết các vụ
việc lien quan đến hiến xác, bộ phận cơ thể của tòa án. Tức là mặc dù có thể hồn
tịan áp dụng các quy định nội dung để giải quyết những vụ việc lien quan đến hoạt
động hiến xác và bộ phận cơ thể nhưng nếu đương sự có khởi kiện yêu cầu thì tịa
án cũng khơng có căn cứ nào quy định tố tụng nào để giải quyết vụ việc. Đây chính
là một lỗ hổng lớn của pháp luật. Tóm lại việc ngăn chặn và bảo vệ trước các hành
vi vi phạm tạm thời phải chờ luật trên cả ba phương diện : dân sự hành chính , hình
sự.
2. Những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hiến xác, bộ phận cơ thể
người.
Để người dân ý thức được tầm quan trọng của việc hiến, thực hiện tốt các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực này là rất cấp thiết; xây dựng một chương
trình , chính sách hiến xác, bộ phận cơ thể cấp quốc gia, tiếp tục hoàn thiện hành
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

17


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
lang pháp lý chặt chẽ , hiệu quả đặc biệt lien quan đến các chế tài xử lý vi phạm là
rất cần thiết, không vội vàng, sẽ đem lại ý nghĩa to lớn và thực sự giúp đỡ hàng
trăm người bệnh có cơ hội cứu chữa và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế ngày
càng phát triển.

Về chính sách chung, Việt Nam muốn xây dựng luật một cách dài hơi để sử
dụng lâu dài. Đó là một q trình , dự tính đây là mục tiêu lâu dài nên phải có kế
hoạch chiến lược rõ rang. Thực tế thì gnuồn hiến của Việt Nam chủ yếu là từ người
sống mà khơng phải ai cũng có may mắn có được người thân hịa hợp về các chỉ số
sinh học, thậm chí việc bố mẹ cho bộ phận để ghép cho con cũng khơng hề đơn
giản. Do đó nhất thiết cần phải xây dựng chương trình hiến từ người cho sống và từ
người chết, chú trọng khâu ra văn bản đến khâu tuyên truyền thi hành. Trong khi
thế giới có rất nhiều biến động liên quan đến sự phát triển khơng ngừng của các
hành vi thương mại hóa bộ phận cơ thể , người ta đã từng nghĩ đến khả năng có
một bù đắp xứng đáng dành cho người hiến bằng một khoản tiền nào đó dù khơng
chấp nhận thương mại hóa nhằm bảo vệ họ, ngăn chặn hoạt động ngày càng bành
trướng của bọn buôn bán bộ phận cơ thể người.
Về các giải pháp cụ thể thì trước tiên là những giải pháp về xây dựng , sửa
đổi và hoàn thiện pháp luật về hiến xác và bộ phận cơ thể người.
a) Giải pháp về xây dựng pháp luật sửa đổi và hoàn thiện.
- Khi đưa ra luật , sử dụng các từ ngữ chuyên ngành như phải được diễn đạt
bằng ngôn ngữ thường ngày cho phép người dân dễ dàng hiểu được vấn đề. Để có
thể thống nhất và hài hòa các hoạt động hiến ghép trên toàn quốc nhằm tạo điều
kiện cho sự trao đổi khơng chỉ về số liệu mà cịn về đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện
tốt hoạt động hiến ghép cần phải thống nhất về thuật ngũ, khái niệm được dùng
trong toàn hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hiến xác và bộ phận cơ thể
theo nghĩa rộng bao trùm gồm tế bào , mô, cơ quan chuyên biệt.

Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

18


Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
- Đối với luật Hiến, lấy , ghép mô và bộ phận cơ thể và hiến , lấy xác 2006 nên

chuyển quy định về việc hiến bộ phận cơ thểở nước ngoài từ khoản 2điều 34 sang
phần hiến để đảm bảo tính logic đồng thời bổ sung chủ thể nhận là con trong
trường hợp cần ghép mô mà cha mẹ chưa đăng ký hiến tại khoản 2 điều 14
- Mở rộng chủ thể có quyền đăng ký hiến xác , bộ phận cơ thể sau khi chết, cho
phép người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi có thể đăng ký nếu được sự đồng ý bằng văn
bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Cho phép người chưa thành niên, người đã thành niên thuộc diện giám hộ
được hiến những bộ phận cơ thể đã lấy vì lợi ích của chính họ nếu khơng ừt chối và
có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ như một ngoại lệ thích đáng.
- Hướng dẫn loại hình bảo hiểm y tế cho người hiến cơ quan chuyên biệt là
hưởng suốt đời.
- Đối với tử tù có nhu cầu hiến thì cho phép được thay đổi cách thức bắn, có
phịng phẫu thuật riwng để thực hiện việc lấy bộ phận cơ thể hiến , nếu hiến cả xác
thì xác được phép đưa ra pháp trường.
- Hướng dẫn các bệnh viện không được lấy ghép bộ phận cơ thể người tham gia
vào thệ thống hiến như là vệ tinh với các hoạt động chủ yếu : tuyên truyền về việc
hiến , cấp và nhận đơn đăng ký hiến , chuyển đến địa chỉ có thẩm quyền đăng ký
đơn.
- Một vấn đề hết sức quan trọng là chế tài cần phải được quy định mặc dù chúng
rất ít khi được áp dụng trên thực tế nhưng lại không thể thiếu. Cụ thể : xây dựng
chế tài hình sự và hướng dẫn bổ xung chế tài hành chính trong trường hợp thực
hiện những hành vi bị nghiêm cấm thông qua việc sửa đổi BLHS thoe hướng tội
danh mới , tình tiết định khung tăng nặng đối với một số tội danh cũ và bổ sung
nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Ngồi ra hướng dãn
thêm thẩm quyền giải quyết của tòa án trong vụ việc dân sự liên quan đến thực hiện
quyền hiến xác và bộ phận cơ thể.
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046

19



Bài tập lớn học kỳ / Môn luật dân sự - Modul 1
b) Giải pháp thực hiện pháp luật hiến xác và bộ phận cơ thể
- Nhanh chóng đưa hệ thống hiến bộ phận cơ thể vào hoạt động thực tiễn
bằng cách thành lập TTĐPQG và phat huy vai trò của nó.
- Cho phép hiệp hội liên quan đến hiến, ghép bộ phận cơ thể tham gia hoạt
động vệ tinh vào hệ thống hiến như một nhân tố tích cực giúp hệ thống phát triển
để tạo kênh giáo dục tuyên truyền, học tập lẫn nhau giữa các thành viên nhưng
cũng cần phân biệt với các hành vi quảng cáo.
- Xây dựng chương trình đăng ký hiệu quả bằng sự giản đơn. Cố thể thể hiện
sự đồng ý thay đổi, hủy bỏ bằng mạng internet thông qua trang web trực tuyến…
- Về vấn đề tun truyền : đóng vai trị quan trọng nhất chi phối cả 3 yếu tố
còn lại cho nên cản trở tâm lý, phong tục , tập quán tín ngưỡng tơn giáo… cần phải
nhanh chóng được giải quyết, nếu không cẩn thận khủng hoảng niềm tin sẽ xuất
hiện khi người ta nghi ngờ , băn khoăn về vấn đề đạo đức của hoạt động y học này.
Tuyên truyền trở thành vấn đề mấu chốt , là cách thức vô cùng hiệu quả để định
hướng dư luận , thành cơng của nó là sự đảm bảo thành cơng của tồn bộ chương
trình hiến , ghép bộ phận cơ thể. Đây là cách truyền thống và tốt nhất để tiếp cận
niềm tin, gạt bỏ mối nghi ngại từ cộng đồng.
- Với ảnh hưởng của tôn giáo , tốt nhất là tiến hành giải thích cho người dân
hiểu dưới sự giúp đỡ từ các chức sắc tôn giáo về việc hiến xác và bộ phận cơ thể
bằng chính giáo lý mà các tín đồ tơn thờ tất nhiên quan niệm của tơn giáo đơn
thuần sẽ dễ giải thích hơn so với tôn giáo đa thần.
- Cần đẩy mạnh công tác truyền thông , giáo dục để giúp nhân dân hiểu hơn
hoạt động kỹ thuật cao này và chia sẽ kinh nghiệm với các nhân viên y tế đang thực
hiện hoạt động hiến- ghép đầy khó khăn, đồng thới thành lập các quỹ mục tiêu,
tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thơng tin đại chúng đẻ huy động
nhiều nguồn kinh phí khác nhau tài trợ cho các hoạt động trong nước, trong và sau
khi cấy ghép, hỗ trợ cho những người không may dung đến kỹ thuật này
Nguyến Đức Tuấn Linh – DS31C046


20



×