Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.67 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH THƯ

NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :TS. PHÙNG TRUNG TẬP

HÀ NỘI 2010


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc chân thành đối với Quý Thầy, Cô Trường Đại học Luật Hà Nội; Quý
Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học, đặc biệt là Thầy giáo - Tiến sĩ Phùng
Trung Tập đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những kiến thức vô
cùng quý giá và cần thiết!
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc khoa Sau Đại học Trường Đại học Luật Hà Nội; các Thầy, Cô trong trong Tổ bộ môn và Khoa
Luật Dân sự cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã giúp đỡ tôi trau dồi thêm
kiến thức trong thời gian học tập tại trường và đã quan tâm giúp đỡ, động


viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học và thực hiện luận
văn!
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn đồng mơn trong lớp Cao học
Luật – Khố 15 (2007-2010) và gia đình, bạn bè đã cổ vũ và dành thời gian để
tham gia góp ý kiến, chia sẻ thơng tin cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
và thực hiện đề tài!
Tuy đã rất cố gắng, song do lần đầu nghiên cứu đề tài tương đối phức tạp và
thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Tơi rất mong được sự ủng hộ và phê bình, góp ý chỉ bảo của tất
cả Quý Thầy, Cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1 năm 2010
Nguyễn Minh Thư


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. BLDS

Bộ luật dân sự

2. BLDS 1995

Bộ luật dân sự của Việt Nam, năm 1995

3. BLDS 2005

Bộ luật dân sự của Vịêt Nam, năm 2005

4. CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa


5. TAND

Toà án nhân dân


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN.............11
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng........................
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam.........16
CHƯƠNG 2
NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỤÂT
HIỆN HÀNH.........................................................................................29
2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm
pháp luật của cá nhân từ dưới 15 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân
sự gây ra...................................................................................................31
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm
pháp lụât của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây ra.......................50
2.3.Trách nhiệm bồi thường thịêt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm
pháp lụât của cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ gây ra...................................................................................................53



CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN.............................................................................................................56
3.1. Áp dụng các quy định pháp luật dân sự về năng lực chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại các Toà
án.....................................................................................................56
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật

còn bất cập về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân..............................................................................................64


6

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử pháp lụât các nước trên thế giới, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một trong những chế định có sớm nhất của pháp lụât dân sự. Trải qua các thời kỳ phát
triển của lịch sử và ở những nước khác nhau thì các quy định về chế định này đã dần thay
đổi phụ thuộc vào quan điểm, điều kiện kinh tế xã hội của từng nước nhưng nhìn chung
các nước đều khơng cịn coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là hình phạt
mà là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Ở Việt Nam, trước khi có BLDS 1995, pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng mới chỉ được đề cập trong một số văn bản hướng dẫn của Tồ án
nhân dân tối cao như Thơng tư số 173/TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng; Thơng tư số 03/TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn
giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô. Cùng với sự ra đời của
BLDS 1995 và đến nay là BLDS 2005, các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng đã được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ, số lượng các văn bản hướng
dẫn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã tăng lên đáng kể tạo ra cơ sở pháp lý
cho các Tồ án trong cơng tác xét xử những tranh chấp liên quan tới trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Nhưng, những quan hệ dân sự luôn luôn phát
triển và thay đổi đa dạng, phức tạp không ngừng nên pháp luật không thể bắt kịp hết các
trường hợp cụ thể trên thực tiễn. Trong đời sống xã hội, năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân là vấn đề được pháp luật điều chỉnh, song lại
chịu nhiều ảnh hưởng của các quan hệ đạo đức, truyền thống, phong tục tập quán. Hơn
nữa, các quy định pháp lụât nước ta về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
chưa có sự gắn kết với các quy định trong những phần khác của BLDS gây ra tình trạng
khó áp dụng lụât trong thực tiễn tại các Toà án, nhất là các vụ việc có liên quan đến xác
định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo hợp đồng và ngoài
hợp đồng. Những quy định tại mục 1 - chương XXI (Những quy định chung về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng) cũng khơng làm rõ được điều này và bị cô lập


7

trong trách nhiệm dân sự nói chung. Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn thi hành thì cịn
nhiều bất cập, chưa có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại về
vật chất và tinh thần mà cá nhân gây ra. Tình trạng này gây ra khơng ít khó khăn cho các
Thẩm phán trong công tác xét xử, thiếu sự thống nhất giữa các cấp Toà án khi thụ lý các
tranh chấp dân sự, việc giải quyết các tranh chấp kéo dài, không dứt điểm, gây cản trở đối
với sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế, những vấn đề liên quan đến chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân luôn đặt ra nhiều câu hỏi lý luận và thực tiễn cần giải quyết trong các báo cáo
cơng tác ngành Tồ án, cũng như trong những công văn hướng dẫn tư pháp trên tất cả các
lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và tố tụng của Toà án nhân dân tối cao. Với nhu
cầu cấp bách và tầm quan trọng như vậy, việc tập hợp và tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích

làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn những quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng một cách có hệ thống là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu có hạn, tác giả đã chủ yếu tập trung làm rõ một khía cạnh của chế định bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng nên đã chọn vấn đề: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề
tài bảo vệ luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định, nghiên cứu trong
nhiều văn bản pháp lụât, cơng trình khoa học, sách chun khảo trong và ngoài nước,
trong nhiều bài viết, tác phẩm đăng trên các tạp chí chun ngành khác nhau…Tuy nhiên,
mỗi cơng trình nghiên cứu, các tác giả lại khai thác chế định này ở từng góc độ và khía
cạnh nhất định, giải quyết những vấn đề nhất định xung quanh chế định. Chẳng hạn như
luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Mai Anh về “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”; luận án tiến sĩ lụât học của tác giả Nguyễn
Thanh Hồng về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường
bộ” hay luận án tiến sĩ luật học của tác giả Phạm Kim Anh về “Trách nhiệm dân sự liên
đới bồi thường thịêt hại trong pháp lụât dân sự Việt Nam”; cuốn sách chuyên khảo: “Bồi
thường thịêt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng” của tiến sĩ Phùng
Trung Tập… Ngồi ra cịn có rất nhiều những cơng trình, bài viết khoa học liên quan đến


8

chế định này như: “Vướng mắc từ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng” của tác giả Võ Sỹ Đàn đăng trên tạp chí Tồ án số 6 năm 2008
hay “Cần bổ sung một số quy định trong Dự thảo Bộ lụât dân sự (sửa đổi) về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng” của tác giả Phùng Trung Tập đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp
lụât số 4 năm 2005; “Pháp luật, áp dụng pháp lụât về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Đinh Mai Phương đăng
trên tạp chí Luật học số 3 năm 2002…Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có nhiều tác giả

tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Vì vậy, việc tác giả đã lựa chọn vấn đề này
và phân tích theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành cũng là một cách tiếp
cận quan trọng và cần thiết đến chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trên cơ sở pháp luật dân sự
của Việt Nam, thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự về xác định năng lực bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân tại các Toà án Việt Nam.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS bao gồm nhiều vấn đề và
nội dung rộng lớn như các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại,
cách thức xác định thiệt hại vật chất và tinh thần, bồi thường thiệt hại trong một số trường
hợp cụ thể… Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của cá nhân (Điều 606 BLDS 2005) như khái niệm năng lực chủ thể,
người thành niên, người giám hộ, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… theo quy định của
pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại các Toà án. Những vấn đề khác có liên quan
đến đề tài này tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sau khi có điều kiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hồn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngồi ra, tác giả có sử dụng và


9

kết hợp một cách hợp lý các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân
tích, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, diễn giải, phương pháp suy diễn lơgíc,
phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống… để chứng minh cho những luận điểm đã đặt ra
trong luận văn.

5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực chủ thể như
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân, các mức độ năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo các quy định của pháp luật dân sự hiện
hành và thực tiễn áp dụng chúng, từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu qủa
giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do chủ thể cá
nhân gây thiệt hại.
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía cạnh
sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân như khái niệm năng lực chủ thể, độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường của cá
nhân, người giám hộ…, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do cá nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, cơ chế chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân
theo quy định của pháp lụât.
- Phân tích, tìm hiểu sự phát triển các quy định pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam.
- Tìm hiểu những quy định có liên quan của pháp luật dân sự một số nước trên thế giới về
năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân nhằm so sánh và tham khảo.
- Nhận thức đúng việc áp dụng các quy định của BLDS hiện hành về năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân áp dụng tại các Tồ án trong những năm
qua, từ đó chỉ ra được những bất cập của chúng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và khắc phục được các bất cập trong việc thực thi
pháp lụât dân sự Việt Nam về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
cá nhân trên thực tiễn.
6. Những điểm mới của luận văn


10

Luận văn là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến năng lực chịu

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Trong luận văn có những điểm mới
sau đây:
- Phân tích có hệ thống các quy định của pháp lụât hiện hành có liên quan đến năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
- Chỉ ra được các khiếm khuyết, bất cập trong các quy định đó khi áp dụng trong thực
tiễn để giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân.
- Đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thực thi những quy định của
pháp lụât về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 phần: Lời nói đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3
chương.
Lời nói đầu
Chương 1: Lý luận chung về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
của cá nhân
Chương 2: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo
quy định của pháp luật hiện hành
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng của cá nhân và giải pháp hoàn thiện
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


11

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CỦA CÁ NHÂN

1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.1.1. Khái niệm
Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là một trong
những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
cịn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Trải qua các thời kỳ lịch sử và ở những
nước khác nhau, quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải
bồi thường cũng như mức độ bồi thường… có sự khác biệt. Vấn đề này phụ thuộc vào
quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Theo quy định của BLDS 2005, trách nhiệm bồi thường thịêt hại ngoài hợp đồng được
hiểu: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều
604 BLDS 2005).
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý đặc
biệt, trong đó chủ thể gây thịêt hại phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành
vi gây thịêt hại của mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thịêt hại ngồi hợp đồng bao
gồm các yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra;
- Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật;
- Người gây ra thiệt hại có lỗi;
- Mối quan hệ nhân qủa giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ
của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Các nhà làm luật quy định
như vậy đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ
phát sinh do hành vi trái pháp luật”. Có thể nêu khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt


12

hại (hay còn hiểu là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại) như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra
thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại”. Thiệt hại bao gồm
những thiệt hại về vật chất và trong nhiều trường hợp là cả các thiệt hại về tinh thần. Khi
thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có những biện pháp như
buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai nhưng biện pháp chủ yếu vẫn
là bồi thường bằng tài sản.
1.1.2. Đặc điểm
Khi nói đến trách nhiệm bồi thường là đề cập đến việc buộc một người phải thực hiện
một hành vi hoặc có trách nhiệm gánh chịu những bất lợi về tài sản hoặc về nhân thân của
người mang trách nhiệm đó vì lợi ích của bên được bồi thường. Trong một xã hội nhất
định, với bất kỳ quan hệ xã hội nào thì bên cạnh chủ thể có quyền đều được gắn với trách
nhiệm của bên chủ thể mang nghĩa vụ tham gia quan hệ đó. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất
của từng loại trách nhiệm thì trách nhiệm được phân ra theo đối tượng điều chỉnh của từng
ngành luật khác nhau hoặc tính chất của từng loại quan hệ tài sản khác nhau để xác định.
Tương ứng với các đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật thì trách nhiệm pháp lý cũng
được Nhà nước quy định trong một phạm vi và có những đặc điểm khác nhau như trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát
sinh trong đời sống xã hội nhằm quy trách nhiệm pháp lý đối với những người có hành vi
trái pháp luật gây ra thiệt hại để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người bị
xâm hại. Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng cũng
mang những đặc điểm của trách nhiệm dân sự như:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm mang tính
chất tài sản, nó có thể dựa trên sự cưỡng chế của Nhà nước hoặc thỏa thuận giữa các bên
chủ thể. Đó là loại trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm
này luôn mang đến những bất lợi về tài sản cho người gây ra thiệt hại để bù đắp những tổn
thất mà họ gây ra cho chủ thể khác. Tuy nhiên, việc khơi phục tình trạng này bằng biện



13

pháp quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người gây ra thiệt hại không phải bao giờ
cũng đem lại kết quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây
thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại khơng thể “phục hồi lại tình trạng ban đầu”
như trước khi bị xâm hại.
Thứ hai, chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại này có thể là những công dân hay
các pháp nhân. Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng
cũng có thể trở thành bên có quyền hoặc bên có trách nhiệm. Người bị thiệt hại (người có
quyền) và người gây ra thiệt hại (người có trách nhiệm) là các bên tham gia vào quan hệ
bồi thường thiệt hại. Chủ thể có quyền cũng như chủ thể có trách nhiệm có thể là một hoặc
nhiều người. Trách nhiệm bồi thường có thể là liên đới, riêng rẽ, hoặc theo phần tuỳ điều
kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại. Khi xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải làm rõ ba nhóm chủ thể sau: chủ thể trực tiếp gây ra
thiệt hại, chủ thể bị thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mặc dù họ
không phải là người gây ra thiệt hại. Xác định tư cách từng nhóm chủ thể như vậy có ý
nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng tại các cấp Toà án. Chẳng hạn, A 14 tuổi gây thiệt hại cho B. A mất mẹ nên chỉ còn
C là bố nên có tư cách là người đại diện cho A trước pháp luật. Trong quan hệ trách nhiệm
bồi thường ở tình huống này, tư cách từng nhóm chủ thể được xác định như sau: A là
người trực tiếp gây ra thiệt hại, B là người bị hại, C là người có trách nhiệm bồi thường
thay cho A (Căn cứ vào Điều 606 BLDS 2005).
Ngoài ra, để làm rõ thêm những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường do hành vi gây
thiệt hại trái pháp luật, việc phân biệt giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng có vai trị quan trọng cả về mặt thực tiễn và mặt pháp lý.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng có một số điểm khác biệt sau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm dân sự
phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ

theo hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa hai bên (bên chịu trách
nhiệm và bên bị thiệt hại) có quan hệ hợp đồng và thiệt hại phải do hành vi
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp


14

đồng gây ra. Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy
ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trách nhiệm này là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp
lý, bắt buộc phải thực hiện, các bên chỉ có thể thoả thuận về mức bồi thường,
hình thức bồi thường. Ngược lại, trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng
thì các bên có thể thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc thực hiện nghĩa vụ trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
thơng thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ, nhưng đối với nghĩa vụ trong hợp đồng
thì việc bồi thường thiệt hại, ngược lại khơng làm giải phóng người có nghĩa vụ
khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế (giao vật, thực hiện công
việc... tại Điều 303, 304 BLDS 2005).
- Theo quy định của pháp luật về hợp đồng, mức bồi thường có thể vượt quá mức
thiệt hại thực tế có thể xảy ra, còn mức bồi thường theo quy định của pháp luật
về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì chỉ có thể thấp hơn hoặc bằng với
mức thiệt hại thực tế xảy ra (Điều 605 BLDS 2005).
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh ngay khi phát sinh
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật mà không dựa trên cơ
sở sự tự do thoả thuận giữa các bên như trong quan hệ hợp đồng. Bởi vậy, các
bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khơng thể áp dụng các
biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như phạt vi phạm, cầm cố, thế chấp…
- Trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh do lỗi của
người khác còn trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, trách nhiệm

có thể phát sinh cả khi khơng có lỗi nếu như pháp luật có quy định (trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh không những do hành vi trái pháp
luật gây ra, mà còn là trách nhiệm phát sinh do súc vật, cây cối, nhà cửa, cơng trình
xây dựng khác gây ra).
- Một đặc điểm quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đều
là trách nhiệm phát sinh do những hành vi trái pháp luật gây ra. Chế định bồi


15

thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh do có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác mà giữa người có hành vi gây thiệt hại và người bị
thiệt hại khơng có việc giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây
thiệt hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng.
1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Về mặt thực tiễn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm khắc phục
những hậu quả về tài sản, phục hồi lại tình trạng tài sản của người bị thiệt hại trong phạm
vi, khả năng nhất định, đảm bảo lợi ích của người bị thiệt hại. Giải quyết việc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là áp dụng một biện pháp trách nhiệm dân sự, được thể hiện theo
một bản án dân sự hay một quyết định dân sự trong một bản án hình sự về nguyên tắc, thì
thiệt hại phải được bồi thường một cách toàn bộ và kịp thời (Điều 610 BLDS 2005). Điều
này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của cá nhân bị xâm hại.
Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với nạn nhân trong việc
cứu chữa, khơi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm. Ngoài ra, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra, mà còn giáo
dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.
Về mặt lý luận, việc cần thiết đầu tiên phải xem xét khi có một thiệt hại cụ thể xảy ra

có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thịêt hại hay không? Cơ sở của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phải gồm đủ bốn yếu tố: có thiệt hại xảy ra, thiệt hại đó là do hành vi trái
pháp luật gây ra, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và
người gây thiệt hại phải có lỗi. Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.
1.1.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá
nhân
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, pháp luật có qui định về năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Qui định về năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là thật sự rất cần thiết. Bởi vì, cá nhân gây thiệt hại
và việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai có ý nghĩa không những về


16

mặt lý luận, mà cịn có ý nghĩa về mặt thực tế quan trọng. Việc xác định ai là người phải
bồi thường thiệt hại do cá nhân là người đã thành niên, người chưa thành niên hoặc là
người mất năng lực hành vi dân sự khi họ gây thiệt hại là mục đích điều chỉnh của pháp
luật. Một mặt, để xác định rõ chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại để qui trách
nhiệm cho người đó, mặt khác còn là căn cứ xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự;
ai là bị đơn dân sự phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự trước Toà án trong trường hợp
cá nhân gây thiệt hại cho người khác? Hơn nữa, nó cịn có ý nghĩa bảo vệ lợi ích của người
bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại, để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt
hại, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Người gây thiệt hại có thể là bất kỳ ai: cá
nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước…nhưng việc bồi thường phải do người có “khả năng”
bồi thường, mặc dù hành vi gây ra thịêt hại có thể khơng do chính họ thực hiện. BLDS chỉ
quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà không quy
định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác đương nhiên
được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường của cá nhân theo pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 606 BLDS 2005

và hướng dẫn tại tiểu mục 3 mục I Nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006
của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao dựa trên mức độ năng lực hành vi, tình
trạng tài sản, khả năng bồi thường của cá nhân và xác định cá nhân gây thiệt hại phải chịu
trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo các mức độ năng lực hành vi dân sự
khác nhau. Pháp luật căn cứ vào những điều kiện về độ tuổi và sự phát triển của trí tuệ,
nhận thức; căn cứ vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân để có cơ sở xác định trong
trường hợp cá nhân khi gây thiệt hại cho người khác, thì trách nhiệm bồi thường được thực
hiện với những mức độ nào.
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam
Điểm lại một số quy định của pháp lụât thuộc các chế độ trước đây ở một số nước trong
đó có Việt Nam về bồi thường thịêt hại ngồi hợp đồng, để qua đó thấy được những nét cơ
bản của nội dung pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng thuộc các hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau…
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945


17

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước hết là một loại trách nhiệm pháp lý. Trách
nhiệm bồi thường thịêt hại ngoài hợp đồng theo chiều dài lịch sử của nhân loại được quy
định, áp dụng từ rất sớm. Xin được đưa ra vài nét về chế định này theo pháp luật La Mã một trong những cái nôi ra đời rất sớm của nền văn minh nhân loại trước khi đi vào các
văn bản quy định của pháp luật Việt Nam. Vào thời La Mã (Thế kỷ thứ VIII Trước Công
Nguyên đến thế kỷ thứ VII Sau Công Nguyên), pháp luật đã quy định việc bồi thường thiệt
hại theo “chế độ phục cừu” là nguyên tắc trả thù ngang bằng như máu trả máu, mắt trả
mắt, răng trả răng, tính mạng trả tính mạng… Ngồi chế độ phục cừu, việc bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng cịn tn theo những nguyên tắc pháp luật ấn định trước như “chế
độ phục kim” (bồi thường bằng tiền). Nếu xét theo bản chất của trách nhiệm thì trách
nhiệm dân sự cịn được xác định cụ thể như “trách nhiệm dân sự không thuần tuý” (trừng
trị thể xác và tinh thần của người gây thiệt hại) và “trách nhiệm dân sự thuần tuý” (Trách

nhiệm của người gây thịêt hại chỉ phải bồi thường bằng tiền mà không bị trừng trị về thể
xác). Vào thời La Mã, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của người gây thiệt hại được
phân biệt nếu vi phạm lợi ích của xã hội (ius publicum) thì người gây thiệt hại sẽ bị trừng
phạt theo những quy định của luật công mà không cần yêu cầu của cá nhân nào (mức bồi
thường không thể thoả thuận). Các hành vi vi phạm này được gọi là các hành vi phạm tội
(crimen). Loại hành vi gây thiệt hại thứ hai là hành vi vi phạm tư pháp (delicta) và mức
bồi thường có thể thoả thuận được). Và người có hành vi vi phạm tư pháp thì phải bồi
thường những thiệt hại do mình gây ra khi người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường. Biện
pháp đối với người có hành vi vi phạm tư pháp làm phát sinh mối quan hệ nghĩa vụ tài sản
giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Vào thời cổ đại, theo quy định tại Luật XII
bảng của nhà nước La Mã được ban hành vào năm 450 trước Cơng ngun thì những
người vi phạm tư pháp bị trừng phạt rất hà khắc như bị giết chết tại nơi gây hại hoặc các
biện pháp trừng phạt mang tính chất báo thù khác. Nhưng sau này hình thức trừng phạt thể
xác người vi phạm được thay thế bằng biện pháp phạt tiền. Trách nhiệm phát sinh do gây
thiệt hại theo quy định của luật La Mã phát triển theo hướng từ sự trả thù cá nhân nhằm
vào nhân thân của người gây ra thiệt hại do người bị thiệt hại và những người thân của họ
tự áp dụng rồi được chuyển dần sang hình thức thay thế bằng tiền. Trong đó, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân được pháp luật La Mã quy định: Cá nhân


18

chịu trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và ngoài hợp đồng không giống nhau. Cá nhân
không đủ năng lực hành vi không phải chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng nhưng họ
phải chịu trách nhiệm từ các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại (Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Tuy nhiên, trách nhiệm của những người này cũng
giống như trách nhiệm của những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện khi
họ đều có hành vi vi phạm. Như vậy, người không đủ năng lực hành vi hay người có năng
lực hành vi đầy đủ đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không phân biệt vào
độ tuổi, sự nhận thức trí tuệ. Ngồi ra, pháp luật La Mã cịn quy định trách nhiệm của

người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, danh dự cho người khác
thì ngồi việc người đó phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự thì họ cịn bị áp dụng các
chế tài hình sự.
Cũng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vào thế kỷ thứ V và VI sau
Cơng Ngun, có một Bộ lụât rất điển hình là Bộ lụât Xalíc của quốc gia Frăng được ban
hành vào đầu thế kỷ thứ VI. Bộ luật Xalíc có những quy định bảo vệ những lồi gia súc
lớn, trong đó người gây thiệt hại phải bồi thường đối với những thiệt hại cụ thể về tài sản
như: Người ăn trộm chó săn bị phạt 15 xôlit (đơn vị tiền vàng La Mã cổ được người Frăng
sử dụng), ăn trộm bê sữa bị phạt 3 xôlit, ăn trộm ngựa kéo bị phạt 45 xôlit, ăn trộm lợn con
trong chuồng phải nộp phạt gấp ba lần là 45 xơlit… Ngồi ra, Bộ luật Xalíc cịn quy định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, danh dự của người khác khi họ bị
xâm phạm. Trong trường hợp một người giết người Frăng tự do, họ hàng của anh ta chia
nhau chịu một nửa vecghen (tiền phạt về tội giết người)1. Người Frăng phải thanh toán
tiền phạt cho những người đồng tộc và nếu như người gây thiệt hại về tính mạng của
người Frăng tự do khơng thể trả vecghen được thì mười hai người đồng tộc có nghĩa vụ
xác nhận tình trạng nghèo nàn của người đó, sau đó triệu tập cha, mẹ của người gây thiệt
hại lại để họ biết. Sau khi làm một thủ tục (vào thời bấy giờ bị coi là nhục nhã) là ném một
nắm đất qua vai mình và nhảy qua hàng rào (đi chân không, mặc một áo, cầm một cái gậy
trong tay), người gây ra thiệt hại phải xin những người đồng tộc được triệu tập nộp thay ít
nhất là một nửa vecghen. Bộ luật Xalíc xem mọi người dân Frăng đều là người tự do và
giết bất cứ người nào cũng bị phạt 200 xôlit. Đây là một hình phạt rất lớn về tài sản, vì
1

Lịc h sử ki n h tế c á c n ước n g ồ i Li ê n X ơ, N X B. K h oa h ọc xã h ội , 1 9 7 8, tr a n g 4 2- 5 2


19

thời bấy giờ một con bị cái chỉ có giá 2 xơlit, một con bị đực 3 xơlít. Ngồi ra, Bộ luật
Xalíc cịn bảo vệ các giá trị nhân thân của người Frăng tự do như: Hãm hiếp cô dâu trong

thời điểm rước dâu bị phạt 200 xôlit, cướp vợ của một người tự do cũng bị phạt tương tự,
giết một phụ nữ tự do đang trong thời kỳ mang thai bị phạt 600 thậm chí tới 700 xơlit…
Một người cầm ngón tay của một cơ gái tự do ngồi ý muốn của người đó sẽ bị phạt 15
xơlit, nếu nắm cả bàn tay sẽ bị phạt đến 30 xôlit… Như vậy, những dẫn chứng trên đây
cho thấy việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Xalíc rất
nghiêm khắc và có tính chất trừng phạt rất nặng khơng những về tài sản mà cịn trừng phạt
cả về thể xác hoặc tính mạng của người gây ra thịêt hại. Tuy nhiên, giữa hình thức phạt về
tài sản và tính mạng thì các bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính
mạng có thể thoả thuận dùng tiền để thay thế tính mạng.
Ở Việt Nam trong các thời kỳ trước năm 1945, trách nhiệm dân sự do hành vi gây thiệt
hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng cũng được pháp lụât quy định từ rất sớm, được thể hiện
trong các Bộ luật cổ của Việt Nam. Một trong số đó, quy định về vấn đề này được thể hiện
rõ nhất trong Quốc triều hình luật. Đây là Bộ luật được ban hành dưới triều vua Lê Thánh
Tông niên hiệu Hồng Đức, vì vậy đời sau thường gọi là Bộ Luật Hồng Đức. Trong đó, các
quy định về hình phạt mang tính chất dân sự đều theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại
như một khoản bồi thường. Mức độ bồi thường còn phụ thuộc vào nhân thân của người bị
thiệt hại. Theo Điều 29 Bộ luật Hồng Đức thì tiền đền mạng được ấn định tuỳ theo phẩm
trật của kẻ bị chết như sau: “Nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan, nhị phẩm,
tòng nhị phẩm 9.000 quan, tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan, tứ phẩm, tòng tứ phẩm
5.000 quan…”. Trong trường hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngồi
hình phạt bị đánh roi còn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được quy định trong
Điều 466 Bộ luật Hồng Đức: “Sưng phù thì phải đền tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì
phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15
quan. Đoạ thai chưa thành hình thì 30 quan, đã thành hình thì 50 quan, gãy một chân một
tay, mù một mắt thì 50 quan, đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì đền 100 quan. Về người
quyền quý phải xử khác”. Quốc triều hình luật cịn quy định trách nhiệm dân sự của cha
mẹ phải bồi thường những thiệt hại do các con còn nhỏ gây ra cho người khác và trách
nhiệm của ông chủ, bà chủ về tài sản trong trường hợp đầy tớ của mình gây ra thiệt hại.



20

Cho đến Bộ luật Gia Long, những quy định về khoản tiền bồi thường không được đề
cập đến. Trong Bộ luật Gia Long chỉ có Điều 201 quy định về tiền bồi thường cho gia
đình nạn nhân trong trường hợp phạm tội giết người, phạm nhân bị phạm tội chiếu theo
điều luật cố ý đả thương nhân thương chí tử nhưng cho chuộc tội. Tiền chuộc thì giao cho
gia đình nạn nhân để lo việc chân cất. Nếu phạm nhân bị phạt tội giảo thì số tiền chuộc là
12 lạng bạc. Đối với người điên giết người thì số tiền này cũng như vậy. Bước phát triển
tiếp theo của chế định bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Gia Long đánh
dấu sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Nhà nước bằng cách dự liệu những chế tài về hình sự
để trừng phạt những kẻ nào xâm phạm đến tài sản và nhân thân kẻ khác. Ngoài việc phải
chịu hình phạt kẻ phạm tội cịn phải bồi thường cho nạn nhân những thiệt hại mà họ đã
gây ra. Vì mang tính chất hình phạt nên số tiền bồi thường được ấn định gấp đôi, gấp ba, gấp
bốn lần thiệt hại thực tế đã gây ra.
Do sự phát triển của xã hội, các chế định của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng cũng dần dần thay đổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng cịn được coi là hình
phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt
hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1995
Trước khi BLDS 1995 được ban hành, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở
Việt Nam dưới chế độ mới cũng có một số văn bản hướng dẫn phương hướng giải quyết
những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, và trách nhiệm
của chủ sở hữu tài sản bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Một trong số đó là văn bản
hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao như Thông tư 173/TANDTC ngày 23/3/1972
hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây được viết tắt là Thông
tư số 173/TANDTC). Đây là một Thông tư có nội dung tương đối đầy đủ, hướng dẫn
đường lối giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thông tư số 173/TANDTC
đã đề cập đến một số trường hợp bồi thường cụ thể như: Trách nhiệm bồi thường của một
người và của nhiều người gồm có trách nhiệm liên đới, trách nhiệm của người không trực
tiếp gây thiệt hại, trách nhiệm hỗn hợp. Hơn nữa, nội dung của Thơng tư cịn đề cập đến

trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người vị thành niên hoặc người mới trưởng thành
gây ra; có sự phân biệt trách nhiệm của pháp nhân và của cá nhân; ấn định mức bồi thường


21

thiệt hại theo nguyên tắc: “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”. Thơng
tư cịn hướng dẫn cách tính tốn thiệt hại và ấn định mức bồi thường thiệt hại do sức khoẻ,
tính mạng bị xâm phạm; Những chi phí thuốc men, bồi dưỡng, chi phí làm chân giả, tay
giả, mắt giả, chi phí về giao thơng từ nhà đến bệnh viện và từ bệnh viện về nhà của người
bị gây thiệt hại về sức khoẻ, những chi phí hợp lý cho việc mai táng khi nạn nhân chết,
những thu nhập bị giảm sút hay bị mất của nạn nhân trong thời gian phải điều trị, và sau
thời gian điều trị, thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của một trong những người thân gần
gũi nhất của nạn nhân, do thật cần thiết hay do bệnh viện yêu cầu phải nghỉ việc để chăm
sóc nạn nhân khi đang điều trị…Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả
trọng tâm phân tích vào phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cá nhân là người vị
thành niên hoặc người mới trưởng thành gây ra được quy định tại mục 2 phần B trong
thông tư 173/TANDTC để so sánh với các quy định của pháp luật hiện hành. Nói chung,
đối với hành vi trái pháp luật gây thiệt hại do người vị thành niên gây ra thì thơng tư quy
định họ khơng có trách nhiệm bồi thường; còn người đã thành niên, dù là mới trưởng
thành (đủ 18 tuổi) phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, cần chú ý một số
vấn đề sau đây:
“a) Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người vị thành niên gây ra:
Người vị thành niên không hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình nên họ khơng có
năng lực hành vi dân sự, do đó khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ
gây ra. Vì vậy, cha mẹ (hay người giám hộ) là những người có nghĩa vụ ni nấng, giáo
dục con cái (Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình) phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do con cái còn vị thành niên gây ra.
Tuy nhiên, trong thời gian một tổ chức có trách nhiệm quản lý người vị thành niên, rõ
ràng là có lỗi đối với thiệt hại xảy ra, thì tổ chức đó phải chịu trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do người vị thành niên gây nên (thí dụ: theo chủ trương của nhà trường phổ
thông, giáo viên dẫn học sinh đi dỡ tường cũ lấy gạch về xây thêm lớp, giáo viên đặt kế
hoạch dỡ tường không cẩn thận, học sinh dỡ đổ tường làm cho hai em chết, một em bị
thương…).
Riêng người vị thành niên nào vào khoảng 16 tuổi, đã có sức lao động sản xuất, có
cơng việc làm, phần nào đã hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình, tuy chưa hiểu biết


22

đầy đủ, nên họ đã có một phần năng lực hành vi dân sự, do đó phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do họ gây ra bằng thu thập hay tài sản của họ. Nếu họ bồi thường không
đủ, thì cha mẹ (hay người giám hộ) phải bù phần còn thiếu.
b) Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra.
Người đã đủ 18 tuổi, mới trưởng thành, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình
gây ra. Nếu họ chưa có cơng việc làm, chưa có thu thập hay tài sản đáng kể, thì Toà án
vẫn xác định trách nhiệm của họ về việc bồi thường thiệt hại, nhưng cho hoãn việc thi
hành án cho đến khi có việc làm, có thu nhập.
Qua thực tiễn, Tồ án có thể chủ động giải thích, khuyến khích cha mẹ người thanh
niên đó tự nguyện bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra. Toà án có thể
cơng nhận sự tự nguyện đó, những về mặt pháp lý, không thể quyết định cha mẹ họ phải
bồi thường.
Ngồi ra, trong trường hợp người thành niên có thu nhập, còn ở chung và chung kinh
tế với cha mẹ, mà gây thiệt hại, thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng
phần thu nhập thường xuyên của bản thân và phần tài sản chung với cha mẹ. Toà án cần
triệu tập cha mẹ họ đến phiên tồ với tư cách là dự sự.”
Như vậy, Thơng tư đã quy định và hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể về trách nhiệm bồi
thường của cá nhân ở các mức độ tuổi khác nhau, về tư cách pháp lý của chủ thể gây thiệt
hại và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Một điểm đáng lưu ý là so với quy định
trong Điều 606 BLDS 2005 sau này thì quy định trong thơng tư cũng khơng có sự khác

biệt nhiều.
Ngồi ra, trong những quy định có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của cá nhân, nội dung của Thông tư số 173/TANDTC có hướng dẫn xác định
trách nhiệm của pháp nhân và của cá nhân trong trường hợp:
“Công nhân, viên chức hay người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi
thi hành nhiệm vụ, do hành vi liên quan chặt chẽ đến cơng tác, được xí nghiệp, cơ quan
phân cơng, mà gây thiệt hại cho người khác, thì xí nghiệp, cơ quan phải bồi thường thiệt
hại theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồi sau đó, có quyền địi hỏi họ hoàn trả việc bồi
thường theo quan hệ lao động.


23

Tuy nhiên, có những trường hợp cơng nhân, viên chức hoặc đại diện hợp pháp của xí
nghiệp, cơ quan lợi dụng nhiệm vụ và do hành vi không liên quan chặt chẽ đến công tác
được phân công, rõ ràng để mưu lợi ích riêng, mà gây thiệt hại cho người khác, thì cá
nhân họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Toà án nhân dân các cấp cần căn cứ
vào sự phân biệt chủ yếu này giữa trách nhiệm của pháp nhân và trách nhiệm của cá nhân
để giải quyết một vài vấn đề sau đây do thực tiễn đặt ra.”
Căn cứ vào nội dung Thông tư số 173/TANDTC, thì chúng ta cũng có thể xác định
được trách nhiệm của pháp nhân phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp người của
pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân giao cho. Pháp nhân cũng
chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
trong khi thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân. Về mặt tố tụng dân sự thì trong trường hợp
này pháp nhân có tư cách bị đơn dân sự mà không phải là cá nhân trực tiếp gây thiệt hại.
Hướng dẫn này thật cụ thể, là cơ sở để xác định người nào có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, pháp nhân hay người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ và vì lợi ích của pháp nhân
mà vô ý gây thiệt hại cho người khác. Người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ
của pháp nhân mà vô ý gây thiệt hại cho người khác và pháp nhân đã bồi thường toàn bộ
thiệt hại theo nguyên tắc của pháp luật dân sự (gây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thương bấy

nhiêu), sau đó người cơng nhân, viên chức đó phải chịu trách nhiệm là hoàn trả toàn bộ
hoặc một phần tài sản pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điểm khác biệt trong nội dung Thông tư số 173/TANDTC so với các BLDS ra đời sau
này là đã phân biệt hai loại trách nhiệm dân sự với trách nhiệm vật chất của cá nhân là
công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước, được giải quyết bằng hai biện pháp
khác nhau:
+ Việc bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức cho
công quỹ Nhà nước được qui định tại Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 9 tháng 4 năm 1958
của Hội đồng Chính phủ (sau đây được viết là Nghị định số 49/CP): “Công nhân, viên
chức thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động trong khi làm nhiệm vụ
sản xuất, công tác mà gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại
cho cơng quĩ”. Trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định số 49/CP, trong trường
hợp công nhân, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động trong khi


24

thực hiện nhiệm vụ được giao, hay phụ trách mà gây ra thiệt hại về tài sản của Nhà nước,
thì cơ quan có trách nhiệm quản lý tài sản bị thiệt hại xử lý theo căn cứ, mức bồi thường
riêng; thủ tục bồi thường được giải quyết theo quyết định của thủ trưởng và ý kiến của hội
đồng kỷ luật trong cơ quan có cơng nhân, viên chức gây thiệt hại. Trách nhiệm vật chất
không áp dụng như trách nhiệm dân sự. Vì người gây thiệt hại phải bồi thường theo mức
do thủ trưởng cơ quan quyết định; khoản bồi thường này thường thấp hơn thiệt hại thực tế
đã xảy ra. Tại các Điều 7, 8 và 9 Nghị định số 49/CP, thì chế độ trách nhiệm vật chất được
thi hành trên nguyên tắc: người có lỗi gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Và “Nếu thiệt hại do lỗi của nhiều người gây nên thì tất cả những người có lỗi, kể cả cán
bộ phụ trách cơ quan, xí nghiệp, đều có trách nhiệm bồi thường, tuỳ theo mức độ lỗi của
từng người”(Trích dẫn trong thơng tư số 128 – TT/LB ngày 24/7/1968 của Liên Bộ tài
chính - Lao động - Tổng Cơng đồn hướng dẫn việc thi hành chế độ trách nhiệm vật chất
của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước). Như vậy, trách nhiệm vật chất

chỉ được áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ mà
vô ý gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, thì phải bồi thường và mức bồi thường do thủ
trưởng cơ quan quản lý người đó quyết định.
+ Tuy nhiên, cần phân biệt với những trường hợp gây thiệt hại của cán bộ, công chức
nhưng không phải trong khi thi hành nhiệm vụ thì sẽ khơng áp dụng theo qui định trong
Nghị định số 49/CP. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại phải bồi thường theo trách
nhiệm dân sự là gây thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tồ án nhân dân có
thẩm quyền quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại, mà không
thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan như trong trách nhiệm vật chất.2 Đó là những
trường hợp cán bộ công chức vi phạm kỷ luật lao động do lỗi cố ý hoặc thiếu tinh thần
trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, những phần tử tham ô, gây ra
thiệt hại nhưng không phải là đang trong khi thi hành nhiệm vụ lao động được giao hoặc
trong trường hợp được quyền sử dụng tài sản Nhà nước...
Với ba nội dung hướng dẫn cơ bản liên quan đến trách nhiệm bồi thường thịêt hại ngồi
hợp đồng của cá nhân trên đây, có thể nhận định rằng ở Việt Nam dưới chế độ dân chủ
nhân dân mới trước khi có BLDS 1995, thì Thông tư số 173/TANDTC ngày 23/3/1972
2

T h ô n g t ư s ố 1 2 8 – T T / LB n gà y 2 4 / 7 / 1 9 6 8 ( Đã dẫ n )


25

của Toà án nhân dân tối cao đã là căn cứ quan trọng và chi tiết để các cấp Toà án ở nước ta
vận dụng vào việc giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng của cá nhân. Thông tư số 173/TANDTC đã xác định bốn điều kiện phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là các căn cứ khoa học, tạo điều kiện
thuận lợi để các cấp Toà án xác định có hay khơng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong những sự kiện cụ thể. Cá nhân có hành vi trái pháp luật có thể là cơng nhân viên
chức, có thể là người của các pháp nhân, hoặc có thể là bất cứ ai khi gây ra thiệt hại trong

những trường hợp cụ thể khác nhau, hoàn cảnh khác nhau thì việc xác định tư cách bồi thường
thiệt hại của họ cũng khác nhau.
Nhìn chung, Thơng tư số 173/TANDTC đã đóng một vai trị quan trọng và là một bước
chuẩn bị khơng thể thiếu trong q trình pháp điển hoá BLDS 1995 và hiện nay là BLDS
2005 đang có hiệu lực pháp luật. Những nội dung của Thơng tư đã đóng một vai trị chủ
đạo, góp phần khơng nhỏ vào công tác xét xử, giải quyết những tranh chấp liên quan đến
việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm trái pháp luật
và bảo vệ được những quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Điểm hạn chế trong
Thông tư là do hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX và do ý chí
chủ quan các nhà làm luật lúc bấy giờ, Thơng tư số 173/TANDTC đã không dự liệu hết
các trường hợp trên thực tế để hướng dẫn các cấp Toà án ở Việt Nam về bồi thường thiệt
hại do tổn thất về tinh thần liên quan đến những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng khi bị
xâm phạm.
Trong giai đoạn này, vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tơ hầu như các Tồ án
nhân dân địa phương khi xét xử đều áp dụng theo Thông tư số 173/TANDTC ngày
23/3/1972 của Toà án nhân dân tối cao. Qua thực tiễn xét xử có thể thấy rằng, nói chung,
phương hướng xét xử đã được Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn là đúng đắn nhưng
cũng còn một số vấn đề cần được quy định chi tiết thêm. Đó là lý do Toà án nhân dân tối
cao tiếp tục bổ sung thêm Thông tư 03/TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải quyết
một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô. Nội dung của Thông tư bao gồm
các quy định làm rõ cơ sở của việc bồi thường thịêt hại trong tai nạn ô tô, những thiệt hại
phải bồi thường và mức độ bồi thường, chủ thể có trách nhiệm bồi thường…
1.2.3.Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005


×