Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.72 MB, 206 trang )

gga






g

i

---------------------

— TỊg

BỘ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG

QUYỂN HIẾN MÔ, BỘ PHẬN c ơ THỂ
VÀ HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN - MỘT s ố VÂN ĐỂ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN



Mã số: HL-2011-12/ĐHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Trung Tập

TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIỆ
TRƯỜNG OAI HỌC L U Ậ p M NỘ!
P H Ò N G ĐỌC
/ỈTl

HÀ NỘI - 2011
m


TẬ P T H È T Á C G IẢ

TJ

Ho và tên

1

TS. Phùng Trung Tập



TS. Trần Thị Huệ

2


Th.s. Bùi Đức Hiển

3

Cơ quan công tác

Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

Viện Nhà Nước và Pháp luật

4

Th.S.Kiều Thị Thùy Linh

Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

5

CN. Nguyễn Văn Hợi

Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

_

1


MỤC LỤC


TEN ĐE TAI

TT

TRANG

ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẢP TRƯỜNG
I

Phân thứ nhât: Báo cáo tông quan

1

Cơ sở lý luận vê quyên hiên mô, bộ phân cơ thê và hiên xác

1-20

của cá nhân
2

Thực trạng pháp luật Việt Nam vê hiên, lây, ghép mô, bộ

21-44

phận cơ thể người và hiến, lấy xác
3

Những giải pháp nhăm hoàn thiện Luật hiên, lây, ghép mô, bộ
45-50

phận cơ thể người và hiến, lấy xác

II

Phần thứ hai: Các chuyên đề

1

Lịch sử về việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

51-59

2

Khái quát vê bộ phận cơ thê người và xác của cá nhân

60-71

3

Các điều kiện của chủ thể thực hiện quyền hiến mô, bộ phận
72-83
cơ thể và hiến xác

4

Những yểu tố phong tục, tập quán ảnh hưởng đến quyền hiến

84-89


mô, bộ phận cơ thể và hiến xác
5

Sự tác động của tín ngưỡng, tơn giáo đên việc thực hiện

90-103

quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người
6

Hiệu quả điêu chỉnh của Luật hiên, lây, ghép mô, bộ phận cơ

104-108

thể người và hiến, lấy xác
7

Pháp luật của một sô quôc gia trên thê giới qui định vê quyên
hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân

109-130


8

Quan hệ cung câu vê việc hiên mô, bộ phận

CO'

thê người và


131-139

giải pháp khấc phục
9

Các điêu kiện và hình thức, thủ tục thực hiện quyên hiên mô,

140-152

bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân
10

Thực trạne áp dụng những qui định của pháp luật hiện hành

153-162

về quyền hiến mô, bộ phận cơ thế và hiến xác của cá nhân
11

Hiển mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác với quan

163-170

niệm đạo đức
12

Phương hướng sửa đôi, bô sung những qui định vê quyên
hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân trong Luật


171-178

hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
13

Một sô vân đê vê chêt não

179-184

14

Trách nhiệm dân sự do xâm phạm thi thê của cá nhân

185-194


ĐẺ T À I N G H IÊ N c ủ u K H O A HỌC CÁP TR Ư Ờ N G
N Ă M 2011
Tên đề tài: QUYÊN HIÉN MÔ, BỘ PHẬN c o THÊ VÀ HIÉN XÁC
CỦA CÁ NHÂN - MỘT SÓ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIẺN.
Chủ nhiệm đề tài : TS. Phùng Trung Tập
Đon vị công tác

: Khoa luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

I. TÍNH CÁP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ ư ĐÊ TÀI
Tính đến thời điểm trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 được ban
hành, thì ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào qui định về quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân. Khi Bộ luật dân sự năm
2005 được ban hành, thì quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ

phận cơ thể sau khi chết tại các Điều 33 và Điều 34. Hơn nữa, Luật hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỷ họp thứ 10thơng qua
ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 07
năm 2007, thì quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân được
t

bảo đảm thực hiện một cách tồn diện và triệt để hơn.










Việc nghiên cứu đề tài về "Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến
xác của cả nhân - Một sổ vẩn đề lý luận và thực tiễn ” là thật sự cần thiết.
Bởi vì, tính đến thời điểm hiện nay thì ở Việt Nam chưa có một cơng trình
khoa học nào nghiên cứu có tính hệ thồng và tồn diện về quyền hiến mô,
bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân. Nhung việc nghiên cứu về quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân cần thiết phải được nghiên
cứu có tính tồn diện và hệ thống, để qua đó làm nổi bật những quyền cơ
bản của cá nhân trong một loại quan hệ rất mới ở Việt Nam. Với lý do trên,
việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Q uyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến
xác của cá nhân —Môt số vấn đề lý
J luân
• và thuc

• tiễn” là thât sư cần thiết


và mang tính cấp bách.






II TÌNH HÌNH NGHIÊN c ủ u ĐÊ TÀI
Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam chưa có một cơng trình
khoa học nào nghiên cứu hệ thống và tồn diện về quyền hiến mô, bộ phận
cơ thể và hiến xác của cá nhân, mà chỉ có một số luận văn cao học luật và
baị đăng tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về những vấn đề cụ thể như: “về
quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết”, của TS. Phùng Trung
Tạp, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 1/2006. Luận văn cao học Luật của Lê
Hương Trà về quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân (Khoa Luật, Đại học
Quốc gia, Hà Nội). Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện
về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của ế nhân là nghiên cứu
một vấn đề mới, có tính cấp thiết.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Các phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng để nghiên cứu đề tài
gồm: Phương pháp phân tích, so sánh, lịch sử, hệ thống hóa...
IV. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu đề tài

- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền hiến mô, bộ
phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

t

- Làm rõ thực trạng qui định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ

thể người và hiến, lấy xác để xác định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và
xác của cá nhân.
- Nội dung đề tài là một học liệu tham khảo có giá trị dùng cho sinh
vién nghiên cứu và học tập về Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác.
- Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung
những qui định của pháp luật về quyền hiển mô, bộ phận cơ thể và hiến xác
của cá nhân trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những qui định của pháp luật về
quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân theo qui định của


Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật hiên, lây, ghép mô, bộ phận cơ thê người
và hiến, lấy xác năm 2006.
V. NỘI DUNG NGHIÊN c ử u
Nghiên cứu đề tài tập trung vào các vấn đề lớn sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và
hiến xác của cá nhân;
2. Nghiên cứu về sự phát triển của pháp luật của một số nước trên thế
giới qui định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;
3. Nghiên cứu các điều kiện của chủ thể thực hiện quyền hiến mô, bộ
phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;
4. Nghiên cứu về điều kiện, hình thức và thủ tục thực hiện quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân;

5. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc sửa đổi, bổ sung
những qui định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân
trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

VI. CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u
TT .

Các chuyên đề

1

Cơ sở lý luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác của cá nhân

2

Khái quát vê bộ phận cơ thê và xác của cá nhân

3

Các điều kiện của chủ thề thực hiện quyền hiển mô, bộ phận cơ thể và
hiến xác

4

Những yếu tố phong tục, tập quán ảnh hưởng đến quyền hiến mô, bộ
phận cơ thể và hiến xác

5

Sự tác động của tín ngưỡng, tơn giáo đên việc thực hiện quyên hiên xác,

bộ phận cơ thể

6

Hiệu quả điều chỉnh của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác


7

Pháp luật của một sô quôc gia trên thê giới qui định vê quyên hiên mô, bộ phận
cơ thê và hiên xác của cá nhân

8

Quan hệ cung câu vẽ việc hiên mô, bộ phận cơ thê người và giải pháp khăc phục

9

Các điêu kiện và hình thức, thủ tục thực hiện quyên hiên mô, bộ phận cơ thê và
hiến xác của cá nhân

10

Thực trạng áp dụng những qui định của pháp luật hiện hành vê quyên hiên mô,
bộ phận cơ thế và hiến xác của cá nhân

11

Hiên mô, bộ phận cơ thê người và hiến, lây xác với quan niệm đạo đức


12

Phương hướng sửa đôi, bô sung những qui định vê quyên hiên mô, bộ phận cơ
thể và hiến xác của cá nhân trong Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác

13
14

\

# A ,

y ----------- r
A
A

T—
4A

>
/\

r

1 A,

Một sô vân đê vê chêt não
Trách nhiệm dân sự do xâm phạm thi thê của cá nhân


v u . CỘNG TÁC VIÊN
Cộng tác viên tham gia thực hiện đề tài là các giảng viên có kinh nghiệm
giảng dạy môn Luật Dân sự tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài

I. Phùng Trung Tập


CƠNG T R Ì N H KHOA HỌC CÂP T R Ư Ờ N G - NĂ M 2011

Phần thứ nhất:
BÁO CÁO TỔNG QUAN
Chương I:
C ơ SỞ L Ỷ LUẬN VÈ QUYỀN HIÉN MÔ, BỘ PHẬN c ơ THÊ VÀ HIẾN XÁC
CỦA CẢ NHẢN
I. Quyền nhân thân của cá nhân

Quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật của chế độ mới dân chủ nhân
dân bảo vệ bằng pháp luật. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ( 1 9 - 8 1945) và Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2 - 9 - 1945, thì
trước hết danh dự của người Việt Nam cũng đã được khẳng định và được bảo đảm

thực hiện. Danh dự, nhân phẩm của con người Việt Nam được bảo vệ bằng pháp
luật của một nhà nước cộng hòa non trẻ. Thân phận nô lệ của mỗi người Việt Nam
đã được giải phóng dưới ách thực dân - phong kiến. Người Việt Nam đã làm chủ
vận mệnh của mình trên mọi lĩnh vực và trong tất cả các quan hệ. Quyền con người
được bảo đảm, được tự bảo vệ và bảo vệ bằng pháp luật tự chủ, tự cường của dân
tộc. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân

non trẻ đã được ban hành, các quyền chính trị và quyền dân sự của mọi công dân
Việt Nam đều được bảo đảm thực hiện. Các quyền bất khả xâm phạm về tính
mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bình đẳng nam, nữ và
quyền bình đẳng vợ chồng được bảo vệ vơ điều kiện. Khơng ai có thể bị bắt nếu
chưa có kết luận của cơ quan tư pháp. Quyền nhân thân của cá nhân luôn được
pháp luật bảo vệ và ngày càng được coi trọng. Ngoài Hiến pháp năm 1946, sắc
lệnh số 97- SL ngày 22 - 5 - 1950 cũng qui định bảo vệ các quyền tài sản và các


quyền nhàn thân cua cơrm dân. Các quyền đó được thê hiện ở những nội dune rât
cơ bản cua quyền con người. Quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tên gọi,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền mang họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền kết
hôn, ly hơn, quyền cư trú, quyền tự do báo chí, quyền tư do sáng tạo văn học, nghệ
thuật, quyên phát minh, sáng chế, quyền tạo ra các tác phâm văn học, nghệ thuật,
khoa học, quyền bí mật đời tư, quyền về hình ảnh... Khi Bộ luật dân sự năm 1995
và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành thì đều có những qui định
bảo hộ quyền nhân thân, mở rộng các quyền nhân thân như quyền xác định lại giới
tính, quyền hiến xác, mơ, bộ phận cơ thể và quyền được nhận mô, bộ phận cơ thể;
quyền được hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết nhàm mục đích chừa
bệnh hoặc nghiên cứu khoa học.
Các quyền nhân thân của cá nhân được qui định trong các bản Hiến pháp tiếp
theo, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Khi Bộ Luật Bộ luật dân sự năm
2005 được ban hành, thì cá nhân có quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe,
thân thể. Điều 32 Hiến pháp qui định: “ỉ. Cá nhân có quyền được đảm bảo an tồn
về tính mạng, sức khỏe, thân thế. 2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà
tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y
tế không được từ chổi việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng
hiện cỏ để cửu chữa. 3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể
người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể phải được sự đồng ý của
người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực,hành vi dân sự hoặc là bệnh

nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, COỈ1 đã thành niên hoặc người giảm
hộ của người đó đồng ỷ; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của
bệnh nhân mà không chờ được ỷ kiến của những người trên thì phải có quyết định
của người đứng đầu cơ sở y tế. 4. Việc mổ tư thi được thực hiện trong các trường
hợp sau đây:
a) Cỏ sự đồng ỷ của người quá cổ trước khi người đó chết;

2


b) Có sự đ ồ n ẹ v cua cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ
khi không cỏ ý kiên cua người quá cô trước khi người đỏ chêt;
c) Theo quyết định cua tỏ chức

V

tế, cơ quan nhà nước cỏ thâm quyển trong

trường hợp cần thiết".
Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005, được hiểu như một neuyên tẳc trong việc tôn
trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe và thân thê của cá nhân. Cá nhân là chủ thê
của quan hệ xã hội nói chung và là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói riêng
được tơn trọng bảo vệ. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của cá nhân kể cả trong
trường hợp cá nhân còn sống, và quyền bất khả xâm phạm thi thể trong trường họp
cá nhân chết. Pháp luật tơn trọng quyền tự định đoạt ý chí của cá nhân đối với thân
thể của mình. Các cơ sở y tế mổ tử thi chỉ trong trường hợp được bổ, mẹ, vợ,
chồng, con đã thành niên của người đó đồng ý. Ngoài ra, việc thực hiện phương
pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận
cơ thể phải được sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp người chưa thành niên
hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được sự đồng

ý của những người thân thích của người đó như cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành
niên của người đó đồng ý.
II. Cơ sở lý luận về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và quyền hiến xác hiểu theo nghĩa
khách quan là tổng hợp các qui phạm pháp luật qui định về ngun tắc, điều kiện,
hình thức, thủ tục hiến mơ, bộ phận cơ thể người và hiển xác cùng việc yêu cầu bảo
vệ của chủ thể khi có tranh chấp về việc thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể

người và hiến xác.
về mặt lý luận, trong một quốc gia nhất định thì quyền của con người được
bảo vệ theo qui định của pháp luật. Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân
sự nói riêng về bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là cá nhân trong quan hệ dân
sự có thể khác nhau ở giới hạn phạm vi quyền dân sự về tài sản và nhân thân của
chủ thể được bảo vệ. Nhưng đặc điểm của pháp luật dân sự là các qui định về bảo
3


vệ các q u y ê n nhân thân và q u y ê n tài sản của c h ủ thê tro ng qua n hệ ph á p luật dân

Ờ Việt Nam, các quyền dân sự của cá nhân về nhân thân là quyên được
mang họ tên, quyền thay đơi họ tên, quyền xác định lại giới tính, qun được bảo
đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể và quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo
được pháp luật dân sự qui định mang tính truyền thống. Những quyền nhân thân
liên quan đến cá nhân như đã viện dần trên đây đã được bảo đảm thực hiện trong
chế độ dân chủ nhân dân kể cả khi Việt Nam chưa có Bộ luật dân sự thử nhất vào
năm 1995. Khi đó, các quyền nhân thân được bảo vệ theo những nguyên tẳc của
các Hiến pháp theo thứ tự từ 1946, 1959, 1980, 1992 và các văn bán dưới luật của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhàm bảo vệ các quyền nhân thân
của cá nhân.
Pháp luật của bất kỳ một quổc gia nào khi được xây dựng và ban hành thì

đều dựa trên những phương pháp luận căn cứ vào phong tục, tập quán, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, tính truyền thống, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập qn, tơn
giáo và những quan hệ xã hội đang tồn tại, phát triển theo một tốc độ và xu hướng
nhất định. Việc ban hành pháp luật nói chung và Bộ luật dân sư ở Việt Nam nói
riêng cũng khơng nằm ngồi những tiêu chí phổ biến đó.
Tuy nhiên, do nhận thức về sự sổng và cái chết ngày càng dựa trên luận
thuyết của triết học biện chứng, do vậy phạm vi các quyền nhân thân ngày càng
được mở rộng. Những điều mà trước đây con người chưa hề nghĩ đến, thậm chí
khơng thể nói ra là hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi cá nhân chết. Những quan
niệm về sự sống và cái chết không những theo quan niệm truyền thống, mà cịn bị
chi phối bởi tín ngưỡng, tơn giáo và quan điểm nhìn nhận về sự sống và chết của
con người. Những người theo Thiên Chúa giáo quan niệm là con người được sinh
ra do ý Chúa, do những năng lượng của thánh thần và linh hồn của con người tồn
tại vĩnh viễn sau khi phần thể xác của con người khơng cịn tồn tại. Quan niệm vẹn
tồn về thể xác sau khi chết và nguyên vẹn về thân thể khi cá nhân còn sống một


mặt đà nânu cao ý thức giữ gìn thân thê của mình, mặt khác cịn tơn trọne thân thê
và xác chết của đồniĩ loại đã là một tiêu chí đánh eiá đức hạnh của con rmười. Hành
vi xâm phạm đến thân the của con người và bộ phận thân thẻ của con người không
nhừng là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.
Quan niệm về tồn vẹn thân thể là khơng ai có quvền định đoạt thân thể của mình,
cũng như xâm phạm thân thê của người khác. Bảo đảm sự tồn vẹn thân thể của cá
nhân, theo tín ngưỡng và tơn giáo cho nên khi cá nhân cịn sống bị khiếm khuyết về
thể chất như cụt tay, cụt chân

khi chết những người thân thích đã “bổ sung■


thêm tay, chân cho người đó để khắc phục sự khơng tồn vẹn của thi thể người chết

bằng những vật liệu đơn giản như sọ dừa, cây chuối... và với niềm tin ràng, người
chết đã có đầy đủ các bộ phận như đầu, tay, chân..., như của người bình thường
khác. Với những quan niệm của tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục... đã ăn sâu vào
tiềm thức của mỗi người trong một cộng đồng nhất định và theo thời gian hàng
ngàn năm đã trở thành chân lý và tất yếu.
Trên thực tế, ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thời kỷ đổi mới và đặc
biệt nền kinh tế thị trường được khuyến khích phát triển. Câu thành ngữ “phú quí
sinh lễ nghĩa” đã được coi trọng trong việc thờ cúng tổ tiên và xây dựng mồ mả cho
người đã chết. Trên khắp đất nước Việt Nam, bên cạnh sự phát triển của các khu đô
thị mới, là các nghĩa trang của nhân dân cũng được chú trọng cải tạo và xây dựng
ngày một qui mơ, nghiêm trang và có phần bề thế hơn thời kỳ bao cấp và chiến
tranh. Thậm chí trong một vùng dân cư, có nhiều gia đình và dịng họ đã có sự cạnh
tranh ngầm, thậm chí cơng khai trong việc xây dựng mồ mả cho tổ tiên và theo đó
những ngôi mộ được xây sau thường là khang trang và hiện đại hơn những ngôi mộ
được xây trước. Với quan niệm đã ăn sâu trong tiềm thức nhân dân hàng ngàn đời
nay là: “sổng vì mồ vì mả khơng ai sống vì cả bát cơm ” đã nhằm giáo dục các thế
hệ con cháu trong một gia đình, trong một dịng họ phải chăm sóc phần mộ của thế
hệ trước với lòng biết ơn và đạo đức của con người cũng được đánh gía theo việc
làm đó. Thực tế này đã chứng minh một điều là phong tục mai táng người quá cổ
5


khône nhừne vẫn được coi trọng, mà ngày càng được coi trọng hơn. Mai táng
niiười quá cố không nhừng là phong tục, mà cịn thể hiện rõ tính chất của tơn eiáo,
tín neưỡng và văn hóa cua những cộng đơng dân cư nhát định. Tuy răng ở Việt
Nam đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhưng
tâm lý của toàn xã hội không hẳn là đã chấp thuận thực hiện theo những điều kiện
khách quan mà pháp luật đã dự liệu. Như vậy, trong một chừng mực nhất định thì
phong tục, tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng và kế cả quan niệm về đạo đức trong
nhân dân đã là những giới mổc vơ hình phân biệt giữa người được mai táng tồn thi

thể với người khơng được mai táng tồn thi thể và nhất là đối với người hiến xác sẽ
khơng có mồ mả. Khái niệm mồ mả và khơng có mồ mả của cá nhân là một vấn đề
xã hội không thể hiểu một cách giản đơn trong cộng đồng dân cư vì các yếu tố tâm
lý mang tính chất của tín ngưỡng, phong tục và tơn giáo đã được xem là những
chuẩn mực của cá nhân cần phải thực hiện như một bổn phận. Một thực tế nữa cũng
cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có các đài hóa thân người quá cố nhưng không phải
người quá cố nào cũng được những người thân thích mang đến đài hóa thân đó.
Tính đến thời điểm hiện nay thì thi thể của đa phần những người quá cổ đều được
mai táng theo phong tục, truyền thổng mà thật ít những trường hợp thi thể người
quá cố được những người thân thích mang đến đài hóa thân. Do vậy, pháp luật cho
phép cá nhân được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiển xác được hiểu là các
quyền dân sự mang tính khách quan, cịn quyền đó được mọi cá nhân trong xã hội
thực hiện đến đâu là một vấn đề không phụ thuộc vào ý muốn của các nhà lập pháp.
Tuy nhiên, trong một xã hội hiện đại và một đất nước đang phát triển thì Luật hiến,
lấy, ghép mơ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ban hành là thật sự cần
thiết và xem đó như những dự liệu của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
thuộc lĩnh vực đặc thù liên quan đến việc bảo vệ quyền sống, quyền mưu cầu hạnh
phúc của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại.
Pháp luật về quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
được xem là những qui định mới, mang tính đột phá trong quan niệm về sự sống và
6


cái chêt, cho nên khơng dề sì trons một thời RÌan tính băng năm đà được tiêp nhận
một cách có ý thức troniỉ tồn xã hội, mà ơ đó có nhiều thế hệ, nhiều quan niệm về
đạo đức, về sự sổng, chết của con người rất khác nhau. Nhưng theo một quan điêm
về lập pháp, Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những qui định về quyền hiến bộ phận
cơ thể, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết và quyền nhận bộ phận cơ thể
người tại các Điều 33, Điều 34 và Điều 35.
Điều 33 Bộ luật dân sự qui định về quyền hiến bộ phận cơ thể mình của cá

nhân khi cịn sống vào một trong hai mục đích là chữa bệnh cho người khác và
nghiên cứu khoa học. Điều 34 qui định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thê sau khi
chết cũng với hai mục đích là chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học.
Với những qui định tại các Điều 33, Điều 34 Bộ luật dân sự, khi Luật hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được Quốc hội nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2006 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2007 đã qui định tại Điều 5 về
Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác. Điều 6 qui định về quyền hiến,
nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo đã là căn cứ pháp lý quan trọng
đối với cá nhân có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh cho
người khác hoặc để làm đối tượng nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ con người.
Ngoài ra, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiển, lấy xác cịn là cơ
sở pháp lý để những người có ý nguyện hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phơi trong thụ
tinh nhân tạo thực hiện được ý nguyện của mình.
Theo qui định tại Điều 5, Luật hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, cỏ năng lực hành vi dân sự đầy đủ
cỏ quyền hiển mô, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sổng, sau khi chết và hiến
xác...
Pháp luật không qui định rõ về chất lượng của bộ phận cơ thể người dùng
vào mục đích chữa bệnh cho người khác và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bộ
phận cơ thể người là một mảnh ghép vào bộ phận cơ thể của người khác cần được


chừa bệnh thì đương nhiên chất lượng cua manh ehép nàv phải là nhữne manh
ơhép không mang bệnh và phù hợp với chức năng sinh lý của bộ phận cơ thê cá
nhân được 2,hép. Vì bộ phận

CO'

thê người là một phần của cơ thế được hình thành


từ rất nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định, cho
nên mảnh shép vào bộ phận cơ thể người phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuấn
sinh học của bộ phận cơ thê được ghép trong cơ the của người được chữa bệnh.
Nhưng đối với bộ phận cơ thể người được sử dụng vào mục đích nghiên cứu, giảng
dạy thì khơng nhất thiết phải là bộ phận cơ thể cịn chưa mang mầm bệnh. Bởi vì,
đổi tượng của nghiên cứu có thể là bộ phận cơ thể chưa mang bệnh, có thể là bộ
phận cơ thể người đang mang mầm bệnh hoặc đã bị làm mất chức năng sinh lý do
bị bệnh mà đã được tách ra khỏi cơ thể sống của một cá nhân. Mục đích nghiên cứu
bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh để qua đó có căn cứ
chế tạo dược phẩm nhằm ngăn chặn, hạn chế hoặc tiêu diệt những yếu tố gây ra
bệnh trong cơ thể người. Đồng thời bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh là đổi tượng để
người học trong các trường y nhận biết bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh, để có các cơ
sở điều trị bệnh cho con người và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các loại
bệnh đã từng có trong cơ thể người.
v ề quyền hiến bộ phận cơ thể người và hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết
được qui định tại Điều 33 và 34 Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 33 qui định về
quyền hiến bộ phận cơ thể: “Cả nhân có quyền được hiển bộ phận cơ thể của mình
vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể được thực hiện theo qui định của pháp
luật”.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam có qui định về
quyền của cá nhân trong việc tự định đoạt ý chí hiến bộ phận cơ thể của bản thân
với mục đích chính đáng là nhàm để chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu
khoa học. Quyền tự định đoạt cơ thể của mình xét cho cùng thì con người khơng
thể vì các lý do phong tục, tơn giáo, tín ngưỡng và quan niệm về sự sống, chết của


con người, mà cịn vì lịng nhân đạo, ý thức vì cộng đơng. Nhưng troniỉ thời đại mà
khoa học nói chung đã phát triển ở trình độ kv thuật cao, thì việc tách một bộ phận

CO' thế của con neười ra khỏi thân thê của rmười đó khơng cịn là vân đẻ quá phức

tạp và không thể không thực hiện được. Việc hiến bộ phận cơ thê của một nơười
cho một người khác nhàm mục đích chữa bệnh hoặc đế nghiên cứu khoa học là một
quan niệm đúng, vấn đề được đặt ra là bộ phận cơ the được hiếu như thế nào? Bộ
phận nào được hiến đế nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác và bộ phận nào
được hiến nhàm để nghiên cứu khoa học?
Theo qui định tại khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác thì bộ phận cơ thể người được hiểu là: Một phần của cơ thể
được hình thành từ nhiều loại mơ khác nhau đê thực hiện các chức năng sinh lý
nhất định. Như vậy, bộ phận cơ thể người được hiểu là một thể thống nhất được
hình thành từ các loại mơ khác nhau tạo thành một cơ thể sống hoàn chỉnh, mà mỗi
một bộ phận cơ thể thực hiện một chức năng trao đổi chất khác nhau. Vì rằng, theo
học thuyết Pablốp, nhà sinh vật học vĩ đại người Nga thì chết là sự ngừng trao đổi
chất, do vậy sống là sự trao đối chất của các bộ phận cơ thể người. Cơ chế trao đổi
chất của một cơ thể sổng xét về mặt sinh học diễn ra rất phức tạp, mà cho đến nay
con người chỉ hiểu về nguyên tắc và qui luật trao đối chất nói chung trong cơ thể
sổng của con người, còn những mối liên hệ giữa các bộ phận cơ thể người thực
hiện chức năng trao đổi chất phức tạp, con người chưa thể khám phá hết được.
Những bộ phận cơ thể người có thể được tách ra khỏi cơ thể của một cá nhân
để ghép vào bộ phận cơ thể của một cá nhân khác nhằm mục đích chữa bệnh. Theo
qui định tại khoản 7 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác thì lấy mơ, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận cơ thể người hiến
khi cịn sổng hoặc sau khi chết. Việc tách mơ, bộ phận cơ thể người phải căn cứ
vào sự tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người của một cá nhân đã tự nguyện hiến
mô, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống hoặc sau khi chết. Việc hiến, lấy, ghép

9



mô, bệ phận cơ thẻ người và hiến, lấv xác được thực hiện theo nguyên tẳc qui định
tại Điều 4 Luật hiến, lấv, ghép mô, bộ phận cơ thê người và hiến, lây xác:
- Người hiến và người được ehép hoàn toàn tự neuyện trong khi minh mần
và sáng suốt.
- Người hiến hồn tồn vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc
nghiên cứu khoa học.
- Ní_ười hiển và người nhận bộ phận cơ thể người không nhằm mục đích
thương mại.
- Ngun tắc giữ bí mật về các thơng tin có liên quan đến người hiến, người
được ghép, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định
khác.
Những nguyên tắc pháp lý trong việc hiến bộ phận cơ thể được hiểu như tư
tưởng chi đạo trong việc điều chỉnh quan hệ hiến và nhận bộ phận cơ thể người.
Mục đích hiến bộ phận cơ thể phi thương mại và đây là một nguyên tắc nhàm ngăn
chặn các hành vi lạm dụng sự hiến bộ phận cơ thể của cá nhân để nhằm thu lợi
nhuận từ các giao dịch vận chuyển, lưu thông các bộ phận cơ thể người. Bộ phận
cơ thể người không thể được xem như một thứ hàng hóa và khơng thể được lưu
thơng như hàng hóa. Hơn nữa, nhằm giữ bí mật các thông tin liên quan đến cá nhân
hiến và nhận, cho nên nguyên tắc giữa bí mật là nguyên tắc pháp lý quan trọng
trong việc cấm làm lộ bí mật đời tư của cá nhân.
Bộ phận cơ thể người không phải là thành quả lao động và không phải là hoa
lợi, lợi tức cho nên bộ phận cơ thể người khơng thể được xem như hàng hóa. Pháp
luật qui định về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã
loại bỏ hành vi thương mại hóa bộ phận cơ thể người. Vì rằng việc hiến hồn tồn
khơng có đặc điểm đền bù. Người hiến được bảo đảm bằng các chế độ ưu tiên về y
tế cho gia đình cụ thể như người hiến được khám chữa bệnh miễn phí tại cơ sở y tế
công, duợc ưu tiên ghép mô và bộ phận cơ thể khi mắc bệnh mà cần phải ghép bộ

10



phận cơ thê. Thân nhân của người chêt đã hiên mơ tạng cũne đưọc hưởníĩ các chê
độ ưu tiên trono, chăm sóc sức khỏe.
v ề mặt lý luận, chủ thế trone quan hệ pháp luật nói chune và quan hệ pháp
luật dân sự nói riêng theo qui định của pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và
nghĩa vụ trong các quan hệ pháp luật dân sự. Quyền hiến bộ phận cơ thể khi còn
sống và quyền hiển bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân chết là kha năng
khách quan do pháp luật qui định. Quyền này hàm chứa hai ý nghĩa, thử nhất là vấn
đề quyền con người, thứ hai là vấn đề quyền dân sự. Hai yếu tổ này chứa đựng
trong quan hệ cụ thể là quan hệ hiến bộ phận cơ thể khi còn sống và hiến bộ phận
cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân chết. Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân được bảo đảm thực hiện trong việc hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ
dân sự, trong đó có một quyền rất đặc biệt là quyền định đoạt hiến bộ phận cơ thể
của mình khi còn sổng và hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân qua đời.
Tuy nhiên, năng lực pháp luật dân sự khi thực hiện quyền dân sự của cá nhân trong
quan hệ hiến bộ phận cơ thể khi còn sống và hiến bộ phận cơ thể và xác sau khi cá
nhân chết còn phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Trong các quan
hệ dân sự thơng thường khác, cá nhân có thể có năng lực hành vi dân sự khơng đầy
đủ nhưng vẫn là chủ thể của quan hệ tài sản nhất định, nhưng trong quan hệ về hiến
bộ phận cơ thể khi còn sổng và hiển bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi cá nhân
chết thì điều kiện tiên quyết là cá nhân phải là người có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự mới được thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết hoặc quyền
hiến bộ phận cơ thể khi còn sống. Theo qui định tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên,
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi
cịn sống, sau khi chết và hiến xác
Xét về bản chất của quan hệ pháp luật dân sự, thì quyền hiến mơ, bộ phận cơ
thể của cá nhân khi còn sổng, sau khi chết và hiển xác là một quyền dân sự rất đặc
biệt, cá nhân khơng phải định đoạt tài sản của mình mà định đoạt bộ phận cơ thể



m ình khi cịn sơng, đơim thời có q u y ê n đ ịn h đoạt hiên bộ phận CO' th ê và xác của

mình sau khi chết. Cá nhân thực hiện quyền định đoạt này khôntỉ phải là định đoạt
sự sốne, và chết của bản thân mình, mà sau khi định đoạt hiẽn bộ phận cơ thê khi
còn sơng thì cá nhân vẫn bảo đảm và hiêu được ý n^hĩa của việc định đoạt này là
có mục đích dùng để chừa bệnh cho người khác hoặc để phục vụ cho việc nghiên
cứu khoa học. Khi cá nhân qua đời, thì việc hiến bộ phận cơ thê của cá nhân và
hiến xác sau khi chết được thực hiện bởi những người cịn sổng theo ý chí của
người có bộ phận cơ thế và xác khi còn sống.
Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô
khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. Nhưng Luật hiến, lẩy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam qui định về việc
hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, còn việc truyền máu,
ghép tủy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật này.
Chúng tôi điểm qua một sổ thành tựu của thế giới trong việc cấy ghép tế bào
thân tạo máu ở người để nhàm làm nổi bật tính đặc thù của Luật hiến, lấy, ghép mô,

bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam.
Cấy ghép tể bào thân tạo máu được hiểu là lấy tủy xương hoặc tế bào thân
tạo máu ở ngoại vi của bản thân người mắc bệnh hoặc của người khác. Ngoài ra,
cũng có thể lấy tể bào thân tạo máu ở máu nhau thai cấy vào trong cơ thể, có tác
dụng tạo máu bao gồm hệ thống hồng cầu, hệ thống bạch cầu, hệ thống tể bào nhân
không lồ và chức năng miễn dịch...Hiện nay trên thế giới có các trung tâm nghiên
cứu về vấn đề cấy ghép tế bào thân tạo máu ở người như: Sở đăng ký cấy ghép tủy
xương quốc tế (IBMTR), Nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương châu Âu (EBMT) và
Nhóm hợp tác cấy ghép tủy xương châu Á Thái Bình Dương (APBMTG) đều dùng
chung một tên gọi là cấy ghép tủy xương. Trên thực tế, các nhóm này cịn cấy ghép
tế bào thân tạo máu khác.
Hiện trạng cấy ghép tế bào thân tạo máu: trong khoảng gần ba mươi năm trở

lại đây, việc cấy ghép tế bào thân tạo máu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị


nhữníỉ bệnh máu ác tính, bướu thực thế và một sổ bệnh khác có tính chất bâm sinh
và bệnh khơng do bẩm sinh như bệnh khiếm khuyết chức năng miễn dịch bẩm sinh
và một số bệnh collagen. Tính riêng năm 1996, ở châu Âu đã tiến hành cấy ghép
máu và tủy xương ở 382 đơn vị của 31 quốc eia với 14.953 ca, trong đó cây ghép
tuỷ xương dị thể là 4.393 ca chiếm 30%, cấy ghép tế bào thân tạo máu ở máu ngoại
vi dị thể là 1.141 ca (chiếm 26%)'.
Sở đăng ký cấy ghép tủy xương quốc tế (IBMTR), được thành lập vào thập
niên 70, thế kỷ XX. Tổ chức này có nhiều nhóm nghiên cứu, như họp tác nghiên
cứu về ung thư máu cấp tính, thiếu máu do trở ngại tái sinh và bệnh miễn dịch tự
thể, bệnh ung thư máu mạn tính ở bạch cầu hạt, tế bào lumpho, và hồi phục miễn
dịch. Nhóm này tổ chức họp tác với những nguồn cung cấp tế bào thân tạo máu,
hợp tác với những nhóm nghiên cứu về ung thư bướu thứ phát và bệnh phát kèm ở
thời kỳ cuối, bệnh về chuyển hóa và bệnh về khiếm khuyết miễn dịch và ung bướu
ở trẻ em và cùng các nhóm này tiến hành nghiên cứu sâu hơn về công nghệ cấy
ghép tế bào thân tạo máu.2
ở nước láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, cho đến nay, tại Trung
Quốc đã tiến hành khoảng hơn 1000 ca điều trị cấy ghép dị thể chủ yếu là ung thư
máu cho con người. Phạm vi điều chỉnh của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ
thể người của Việt Nam hẹp hơn so với pháp luật của Trung Quốc về cùng một lĩnh
vực. Tại Trung Quốc vào năm 1959, các nhà khoa học đã nghiên cứu thí nghiệm về
cấy tủy xương tự thể. Vào năm 1962, ở Trung Quốc các nhà khoa học đã cấy ghép
tủy xương khác gen cho ca bệnh ung thư máu đầu tiên. Đặc biệt, sau thập niên 80
thế kỷ XX, trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã có khoảng trên 2000 ca cấy ghép tuỷ
xương. Đặc biệt, kể từ năm 1996, tại Trung Quốc đã tiến hành ca cấy ghép tế bào
thân tạo máu ở máu ngoại vi dị thể và đã thành công trong việc điều trị bệnh ung

1 Mã Lương M inh, Chấn đốn phịng trị bệnh ung thư máu, N xb, T ống hợp thành phố Hố Chí Minh, 2006, tr. 165.

2 Sách đã dẫn, tr. 165.

13


thư máu đâu tiên. Cùng từ năm 1996 đên nay. tại Trung Ọc đã thực hiện trẽn 500
ca cấy íỉhép ở máu ngoại vi khác gen.'
Tuy nhiên, Luật hiến, lấy, 2,hép mô, bộ phận cơ thế người và hiến, lấy xác
của Việt Nam lại có qui định về quyền hiến, nhận tinh trùne, nỗn, phơi trong thụ
tinh nhân tạo. Điều 6 Luật này qui định: ‘7. Nam từ đu hai mươi tuôi trở lên, nữ từ
đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận
tinh trùng, nỗn, phơi trong thụ tinh nhân tạo theo qui định của pháp luật. 2. Việc
hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phơi trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo qui
định của Chính phủ
Với những qui định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác của Việt Nam là dựa trên những tiêu chuẩn về chủ thể, ý chí của chủ
thể và các điều kiện, đổi tượng, phương thức hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
a) về chủ thể hiến: Là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (từ mười tám tuổi
trở lên không mắc bệnh tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình), thì có quyền thể hiện ý chí trong việc hiến
mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống và sau khi chết và hiến xác. Như vậy,
điều kiện về chủ thể trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể của bản thân khi cịn sống
và có quyền tự định đoạt hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết và hiến xác thể hiện
hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể và là một loại giao dịch dân sự. Việc hiến
mô, bộ phận cơ thể của chủ thể khi cịn sống và hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình
sau khi chết và hiến xác của cá nhân được pháp luật qui định căn cứ vào mức độ
năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân. Qui định về điều kiện của chủ thể
trong việc hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác
đã loại trừ những cá nhân khơng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất năng

lực hành vi dân sự, có năng lực hành vi dân_six han chệ^khơng có quyền được hiến
mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống, sau khi chết và hiến xác. Qui định về
3 Mã Lương Minh, Chuẩn đốn phịng trị bệnh ung thư máu, N x b , T ổn g hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 169.


điều kiện của chu thế như vậy, đã hoàn toàn dựa vào điều kiện cua chủ thê tham gia
vào quan hệ pháp luật dàn sư liên quan đên các siao dịch dân sự. Tuy nhiên, nhừng
cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo qui định tại Điều 23 Bộ luật dân sự
năm 2005, thì khơng bị hạn chế quyền định đoạt trong việc hiến mô, bộ phận co thê
của mình khi cịn sống, sau khi chết và hiến xác. Điêu 23 Bộ luật dân sự năm 2005
qui định trường hợp cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong quan hệ tài
sản thì cần phải có người đại diện hợp pháp: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các
chất kích thích khác dẫn đến phá tản tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tịa án có thê ra
quyết đinh tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Người đại diện
theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện
do Tòa án quyết định. Giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự phải có sự đồng ỷ của người đại diện theo pháp luật, trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
Như vậy, người bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự chỉ bị hạn chế trong giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này thì
phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, giao dịch đó mới có giá trị
pháp lý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhưng
trong quan hệ hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sổng, sau khi chết và hiến
xác thì người bị Tịa án hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án có hiệu
lực pháp luật vẫn có quyền hiển mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sổng, sau khi
chết và hiến xác. Sở dĩ có sự khác biệt về điều kiện của chủ thể trong giao dịch dân
sự có đối tượng là tài sản với giao dịch dân sự có đối tượng là mơ, bộ phận cơ thể
người, xác của cá nhân thì phải tự bản thân người có các đối tượng đó quyết định.
Quyền định đoạt của chủ thể trong việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi cịn

sổng, sau khi chết và hiến xác thuộc về chủ thể là cá nhân tuyệt đổi. Tự bản thân
người có mơ, bộ phận cơ thể của mình được quyền hiến khi cịn sống, sau khi chết
và người hiến xác của mình tự định đoạt khi cịn sống. Vì quyền này là quyền nhân
15


thân thuộc về ban thân cua neười hiến mà khônu một ai ngồi người có mơ, bộ
phận cơ thể người khi còn sổng, sau khi chết và hiến xác quyết định. Quyền nhân
thân của chủ thể trone quan hệ này sắn liền với chủ thể không thể tách dời, khôna
thể chuyến giao cho nên khơng cần có điều kiện phải có người siám hộ. Vì việc
định đoạt hiến mơ, bộ phận cơ thê của mình khi cịn sơng, sau khi chêt và hiên xác
của cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo một bản án không xâm phạm
lợi ích của một ai và hệ quả của việc định đoạt liên quan đến các đối tượng này
không có sự ảnh hưởng xấu nào đến người khác.
Khi xác định tư cách của chủ thể hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác,
thì chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và cá nhân bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự theo một bản án thì đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác nhàm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học cũng cần so sánh
với chủ thể hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phơi trong thụ tinh nhân tạo. Theo qui định
tại khoản 1 Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
thì: “Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ cỏ quyển hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phơi trong thụ tỉnh
nhân tạo theo qui định của pháp luật
Điều kiện của chủ thể trong quan hệ hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phơi trong
thụ tinh nhân tạo khơng những là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, mà
còn phải đạt độ tuổi tối thiểu theo qui định của pháp luật đối với nam từ đủ 20 tuổi,
nữ từ đủ 18 tuổi mới có quyền hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phôi trong thụ tinh nhân
tạo. Qui định tại khoản 1 Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác là một qui định về chủ thể hoàn toàn độc lập với điều kiện của chủ thể
trong quan hệ dân sự và quan hệ hôn nhân, về mặt lý luận, tại Điều 9 Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000 qui định độ tuổi kết hơn thì: â,ỉ. Nam từ hai mươi tuổi
trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên ”.
Như vậy, độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nam là từ hai mươi tuổi, nữ từ
mười tám tuổi. Nhưng đổi với chủ thể có quyền hiến, nhận tinh trùng, nỗn, phơi
16


×