Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG (1945 – 1946)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.86 KB, 19 trang )

Bìa 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM…………………………….

TÊN ĐỀ TÀI: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH
MẠNG CỦA ĐẢNG (1945 – 1946)
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã phách:………………………………….(Để trống)


Hà Nội – 2021


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân
đưa lịch sử dân tộc sang trang mới, đánh dấu bước nhảy vọt vĩ đại trong q trình
tiến hóa của dân tộc. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ khi ra đời, dù phải trải
qua mn vàn khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần
đồn kết phấn đấu của tồn dân, ln được xây dựng và củng cố, vững bước tiến
trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1945-1946 là giai đoạn khởi đầu của một nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng hòa mới ra đời, bước đầu xây dựng bộ máy chính quyền và chống giặc ngoại
xâm, nội phản, đất nước "ngàn cân treo sợ tóc". Chính vì thế, việc tìm hiểu – nghiên
cứu đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng Đảng giai đoạn này rất
quan trọng. Đây nền tảng bước đầu nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng cho
những đoạn kế tiếp.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu những nội dung chưa được nghiên cứu của


Lịch sử Đảng về đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn
1945 - 1946, đồng thời làm rõ thêm các nội dung đã được nghiên cứu dưới góc độ
lịch sử. Trên cơ sở đó, khái quát, tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung cơ bản
của Lịch sử Đảng về về đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai
đoạn 1945 - 1946, nhằm đưa đến một sự hiểu biết đầy đủ, tồn diện hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu những nội dung đã được các tác giả đi trước nghiên
cứu, những nội dung đã được nghiên cứu nhưng chưa hoàn thiện hoặc chưa được
nghiên cứu. Tìm hiểu bối cảnh Lịch sử Đảng về đường lối xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 - 1946.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cần phải nắm rõ, phân tích được
đường lối, chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1945-1946. Qua đó, chúng ta nhận
thức đúng đắn về đường lối cũng như chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng trong giai đoạn này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1


Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào đường lối, chủ trương của Đảng
trong giai đoạn 1945-1946, đặc biệt là đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền
cách mạng.
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu nội dung cơ bản của Lịch sử Đảng, trong đó có
đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 - 1946.
Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lenin, đó là phương pháp duy vật biện
chứng lịch sử; ngồi ra vẫn cịn những phương pháp khác như logic, phân tích –
tổng hợp; so sánh; quy nạp – diễn dịch; khái quát hóa…cũng được sử dụng nhằm
đạt hiểu quả trong quá trình nghiên cứu.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Thấy được thành quả một năm kiến quốc, xây dựng chế độ, trong đó có sự lãnh đạo

đúng đắn của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặt nền móng vững chắc,
tạo dựng sức mạnh to lớn của dân tộc trên nền tảng dân chủ nhân dân để chiến đấu
và chiến thắng giặc ngoài thù trong, đưa nước nhà vượt qua tình thế hiểm nghèo
vào những năm 1945- 1946.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM
Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, “là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”,
đã đập tan xiềng xích đơ hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, đánh đuổi bọn quân
phiệt Nhật Bản ra khỏi đất nước, lật đổ chế độ phong kiến mấy mươi thế kỷ, đưa
đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám cũng chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân
tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Thực hiện chủ trương vũ trang toàn dân, nhân dân ta tích cực xây dựng lực lượng.
Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng vũ trang bao gồm các đơn vị Giải phóng quân
và các đội tự vệ chiến đấu phát triển nhanh chóng. Dù trang bị vũ khí cịn rất thơ sơ
và thiếu thơn, lại chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến, nhưng cán bộ và chiến sĩ
trong các đơn vị vũ trang đều có tinh thần chiến đấu dũng cảm, là lực lượng chủ
chốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. Trải qua 15 năm đấu
tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930 – 1945), truyền thống đoàn kết, bất khuất
của dân tộc ta càng được phát huy cao độ; Đảng ta ngày càng trưởng thành, bắt rễ
sâu vào quần chúng và thêm dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo.
Sau khi đất nước được độc lập, Đảng kịp thời mở rộng đội ngũ, đào tạo cán bộ, tăng

cường lãnh đạo trên mọi mặt hoạt động, chuẩn bị tổ chức cho toàn dân bước vào
cuộc đấu tranh mới. Đứng đầu Đảng và Nhà nước cách mạng là vị lãnh tụ thiên tài,
có uy tín tuyệt đối trong tồn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho linh hồn
của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, Nhà nước cách mạng Việt Nam, ngay
sau khi ra đời, đã phải đứng trước một tình thế hết sức hiểm nghèo. Nền kinh tế
nước ta chủ yếu là nơng nghiệp với trình độ lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá rất nặng

3


nề, thiên tai thường xuyên xảy ra. Nền tài chính của Nhà nước cách mạng trong
buổi đầu hết sức kiệt quệ. Cùng với khó khăn về kinh tế, tài chính, chế độ thực dân
– phong kiến để lại một di sản văn hóa hết sức lạc hậu. Thực dân Pháp chăm lo xây
dựng nhà tù hơn là trường học, bên cạnh nạn thất học là các tệ nạn xã hội như cờ
bạc, nghiện hút…tồn tại rất phổ biến, bệnh dịch hồnh hành ở nhiều nơi.
Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa có kinh nghiệm quản lý. Ở
một số nơi, chính quyền chưa nằm trong tay những người cách mạng. Mặt trận dân
tộc thống nhất tuy phát triển rộng rãi, nhưng chưa được củng cố vững chắc; kẻ thù
lại đang ra sức thực hiện âm mưu chia rẽ, lơi kéo…Do đó, vấn đề đồn kết dân tộc,
đồn kết tôn giáo đang là những vấn đề lớn được đặt ra rất bức thiết lúc đó.
CHƯƠNG 2: LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH
MẠNG, KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 1945 –
1946
2.1 Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
2.1.1 Về chính trị
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu 6 nhiệm vụ: Phát động ngay chiến
dịch tăng gia sản xuất để chống đói; Mở ngay chiến dịch chống nạn mù chữ; Tổ
chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực

hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân; Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm,
chính để bài trừ thói hư, tật xấu do chế độ thực dân để lại; Bỏ ngay ba thứ thuế:
thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.
Để tăng cường thực lực cách mạng, Nhà nước Việt Nam mới rất quan tâm đến việc
phát triển các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm các đoàn thể cứu
quốc, gồm các lực lượng yêu nước và tiến bộ. Tháng 5/1946, Hội Liên hiệp quốc
dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập, thu hút được rất nhiều các đảng phái và
các cá nhân yêu nước.

4


Với yêu cầu phải điều hành nhà nước một cách hiệu quả nhưng trong điều kiện mới
ra đời, Nhà nước chưa có đủ thời gian để ban hành những văn bản luật, Chính phủ
đã ban hành nhiều sắc lệnh với những quy định cụ thể.
Tính từ 02/9/1945 – 31/12/1946, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành
181 sắc lệnh nhằm tổ chức, xây dựng, kiện tồn chính quyền nhà nước về mọi mặt.
Sau khi chính quyền cách mạng ở các cấp được thành lập, đa số các cán bộ, đảng
viên tuân thủ đúng chương trình, kế hoạch và sắc lệnh của Nhà nước. Tuy nhiên, ở
nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng nhiều người vi phạm những lỗi lầm rất nặng nề, như
là trái phép, tham ô, vơ kỷ luật, cậy thế, tư túng, chia rẻ,…
Trong hồn cảnh vô cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức quấy phá, Chính
phủ kiên quyết lãnh đạo, ban hành Sắc lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu
Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới, nhằm để thiết
thực xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước.
Ngày 06/1/1946, nhân dân cả nước nơ nức đi bầu cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng
cử với số phiếu cao nhất là 98,4% và nhân dân cả nước bầu ra được 333 đại biểu
vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nhất trí tuyên bố “Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng
với Tổ quốc” và trao cho Người quyền thành lập Chính phủ mới.

Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dựa trên ngun tắc: “Đồn kết tồn dân, khơng phân
biệt giống nịi, gái trai, giai cấp, tơn giáo, Bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Thực
hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.”
Từ đây, quyền làm chủ của nước nhà, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống
chính quyền nhà nước các cấp được thể chế trong Hiến pháp.
2.1.2 Về quân sự
Cách mạng Tháng Tám vừa giành được thắng lợi, quân và dân ta lại đứng trước
những khó khăn chồng chất, đặc biệt là chống giặc ngoại xâm.

5


Theo Sắc lệnh số 71 ngày 25/5/1946, Vệ quốc quân chính thức trở thành Quân đội
quốc gia của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, biên chế thống nhất thành trung
đoàn, tiểu đoàn, đại đội. Cùng với 25 chi đội ở Nam Bộ, lúc này ở Bắc Bộ và Trung
Bộ có 30 trung đồn, tổng qn số lên tới 8 vạn người. Tồn quốc chia thành 12
chiến khu.
Cơng tác phát triển đảng viên mới được tiến hành tích cực. Hệ thống cơng tác chính
trị và đội ngũ chính trị viên được xây dựng từ trên xuống dưới, bảo đảm sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Trung ương Đảng đối với Quân đội.
Công tác huấn luyện quân sự ở các đơn vị được tiến hành rất khẩn trương. Các đơn
vị đều có chương trình huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật. Việc đào tạo cán bộ được
gấp rút tiến hành.
-

Tháng 3/1946, Trung ương Đảng mở Trường quân chính Bắc Sơn.

-


Tháng 5/1946, Bộ Quốc phòng khai giảng Trường võ bị Trần Quốc Tuấn.

-

Tháng 6/1946, Ủy ban kháng chiến miền Nam mở Trường lục quân trung
học Quảng Ngãi

Đến cuối năm 1946, đã đào tạo được hàng nghìn cán bộ, kịp thời đưa về các đơn vị
cơ sở trước khi kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Vệ quốc quân và lực lượng tự
vệ đã anh dũng trong đấu tranh chính trị, thực hiến tốt nhiệm vụ chống thù trong,
giặc ngồi, góp phần bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân, xứng đáng là công
cụ bạo lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong những năm
đầu của chính quyền cách mạng.
2.2 Bảo vệ chính quyền cách mạng
2.2.1 Giải quyết nạn đói
Ngày 03/9/1945, Chính phủ họp phiên đầu tiên, nêu ra một trong những nhiệm vụ
cấp bách của Chính phủ là cứu đói để vực dậy dân tộc đã và đang trải qua nạn đói
kinh hồng. Trong phiên họp đầu tiên này, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của

6


Chủ tịch Hồ Chí Minh về sáu nội dung cấp bách phải thực hiện, trong đó nội dung
đầu tiên chính là cứu đói.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại phiên họp: “Nhân dân đang đói, ngồi những
kho thóc của Pháp, Nhật vơ vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp cịn bắt đồng bào
chúng ta giảm bớt diện tích để trồng thầu dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết
cho cuộc chiến tranh của chúng…Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì
chính sách độc ác này. Chúng ta phải làm thế nào để cho họ sống. Tơi đề nghị với

Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất.”
Với quan điểm “chống đói cũng như chống ngoại xâm”, ngày 28/9/1945, Báo Cứu
quốc đăng thư của Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi mọi người nêu cao
tinh thần “nhường cơm, sẻ áo” cứu giúp đồng bào. Người là người thực hiện đầu
tiên bằng việc 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa, đem gạo đó để cứu
dân nghèo. Trong cuộc vận động này, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người gương mẫu
thực hiện đầu tiên và triệt để, nếu những buổi dùng cơm với khách trùng vào ngày
nhịn ăn, Người sẽ tự động nhịn bù vào ngày hơm sau.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn áp dụng ngay một số biện pháp cụ thể
như cho phép vận chuyển thóc gạo, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ thóc gạo,
cấm dùng gạo vào các cơng việc chưa thật sự cần thiết như nấu rượu, làm bánh;
cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu;…
Ngày 02/11/1945, quyết định thành lập Hội Cứu đói, Hội được tổ chức xuống tận
các làng. Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thiết lập Ủy ban tối
cao tiếp tế và cứu tế. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, phong trào tồn
quốc thi đua cứu đói đã diễn ra rộng khắp trên cả nước với rất nhiều sáng kiến, sáng
tạo như “hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm nhịn ăn”, “Đồn quân tiễu trừ giặc đói”.
Từ đó, hàng vạn tấn gạo được nhân dân cả nước đóng góp, chia sẻ với đồng bào
đang chịu thảm họa của nạn đói.
Cùng với quá trình cứu đói khẩn cẩp, để bảo đảm giải quyết triệt để nạn đói, Chính
phủ phát động tồn dân tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Trong tháng 10 và
tháng 11/1945, Chính phủ ban hành nghị định giảm 20% thuế ruộng đất, miễn thuế

7


hồn tồn cho vùng bị lũ lụt. Ngày 19/11/1945, Chính phủ thiết lập Ủy ban Trung
ương phụ trách vấn đề sản xuất. Nhiều chính sách đã được triển khai như cho nhân
dân vay thóc, vay tiền để sản xuất, cử cán bộ thú y về nơng thơn chăm sóc gia súc,
gia cầm; chi ngân sách sửa chữa các quãng đề điều bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều,

đắp thêm một số đê mới. Phong trào tăng gia sản xuất diễn ra sôi nổi trên khắp cả
nước và đã gặt được kết quả to lớn, nạn đói dần được đẩy lùi, đời sống nhân dân
dần trở nên ổn định.
Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, sản lượng lương thực chủ yếu là hoa màu, đạt
tương đương 506.000 tấn lúa, đủ bù đắp số lương thực thiếu hụt của vụ mùa năm
1945. Đến hết năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết.
2.2.2 Giải quyết nạn dốt
Theo thống kê thời kỳ đó, trong 100 người thì có 3 trẻ em tuổi từ 8 đến 16 được đi
học và 2 người lớn biết chữ, cịn lại 95 người thất học. Có những làng khơng có một
ai biết chữ.
Trong sáu vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong phiên họp đầu tiên ngày
03/9/1945, chống nạn mù chữ là vấn đề thứ hai sau nạn đói. Bác nói: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tơi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.”
Ngày 08/9/1945, Chính phủ ban hành liền ba Sắc lệnh số 17, 19 và 20, theo đó, Nha
Bình dân học vụ được ra đời nằm trong Bộ Quốc gia Giáo dục, hạn trong 6 tháng
các làng và thị trấn nào cũng phải có “ít nhất một lớp bình dân” và cưỡng bách học
chữ quốc ngữ trên tồn quốc.
Chủ tịch Hồ CHí Minh ra bản triệu hiệu đồng bào tham gia chống nạn mù chữ,
khuyên người chưa biết chữ phải thi đua học chữ; những người đã biết phải thi đua
dạy học; kêu gọi mọi người, kẻ giúp của, người giúp công để tiêu diệt giặc dốt.
Ra đời giữa lúc khó khăn bủa vây, phong trào bình dân học vụ gặp nhiều vấn đề nan
giải, trong hai điều kiện cốt yếu là người và tiền đều thiếu. Tình thế ấy, buộc bình
dân học vụ phải vận động cách mạng là “của dân, do dân, vì dân”. Cán bộ cấp chỉ
huy có người làm khơng lương, người dạy cũng không lấy lương. Để tiết kiệm tiền

8


mua học phẩm, Chính phủ ra lệnh các cơng sở thu nhặt giấy cũ phát cho người
nghèo để viết vào chỗ cịn trắng; nếu khơng đủ thì dùng phấn, than, gạch, que thay

bút mực; lá chuối, quạt nan, mo nang thay giấy.
Tất cả lực lượng bình dân học vụ đổ dồn vào trừ nạn mù chữ. Họ dùng khẩu hiệu
viết, kẻ, dán ở từng nhà, trên mặt đường, thân cây; hô trong các buổi ohast thanh,
đám rước đuốc, diễu hành để tuyên truyền. Nhiều người cảm phục nên bỏ tiền mua
giấy bút cho học viên, người bỏ công đi dạy.
Chỉ sau 3 tháng, hàng trăm “lớp học i, tờ” mở ra từ thành thị đến nông thôn, rừng
núi. Giáo viên đủ các giới, tuổi, khơng có lương bổng, họ vẫn vừa dạy học, vừa làm
cổ động học viên, xây dựng trường, tìm kiếm học phẩm.
Có những phụ nữ vừa cho con bú vừa học, những cụ già đầu tóc bạc phơ vẫn đến
lớp, có người phải đốt đuốc đi 2 – 3 cây số xuyên rừng, lội suối đến lớp học. Nhiều
người khuyết tật cũng không chịu mù chữ. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều người vì kế
sinh nhai hoặc ngại ngùng mà chưa đi học. Nha Bình dân học vụ phải tổ chức mít
tinh, ca kịch, triễn lãm để lồng ghép giới thiệu lợi ích của sự học, chứng minh học
chữ quốc ngữ rất dễ, chóng biết và vui vẻ. Các đồn cổ động dùng như câu ca dao
dí dỏm như “Lấy chồng biết chữ là tiên/Lấy chồng mù chữ là dun con bị.” Ở một
số nơi, trạm kiểm sốt chữ được lập ra, ai muốn qua phải đọc được chữ, khơng thì
được mời vào lớp bên cạnh để giáo viên dạy học thử. Ở nhiều con đường, cổng chợ,
cán bộ bình dân học vụ dựng một cổng có hai cửa, một cửa cao rộng để người biết
chữ đi qua, một cửa thấp hẹp để ai mù chữ phải bò qua. Dần dần, học viên đến lớp
ngày một đông.
Phong trào duy trì ngay cả khi Pháp quay lại xâm lược. Dựa trên tình hình thực tế,
có lớp lưu động cho chị em đi làm ruộng, có lớp cho đồng bào tản cư trong các lán
bí mật, có lớp lộ thiên ở bến đò, cổng chợ. Lớp học mở từ một đến hai tiếng, phụ
thuộc vào sự thuận tiện của học viên và hồn cảnh địa phương.
Phong trào bình dân học vụ đã xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, phát triển được
gần 96.000 giáo viên, mở được 75.000 lớp học. 10 tỉnh với 80 huyện, hơn 1.400 xã
vầ 7.200 thơn được cơng nhận thanh tốn nạn mù chữ.

9



2.2.3 Giải quyết khó khăn về tài chính
Để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Chính phủ Lâm thời non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã bắt tay ngay vào quá trình quản lý đất nước,
vừa phải chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và phải xây dựng nền tài chính
quốc gia.
Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Bộ Tài chính để
phục vụ cho việc chi tiêu của Chính phủ, xây dựng và quản lý việc thu chi ngân
sách, từng bước xây dựng và phát triển nền tài chính, tiền tệ của nước Việt Nam
độc lập.
Vào thời điểm này, ngành Tài chính Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã phải đương
đầu với những cơng việc hết sức khó khăn. Đặc biệt, sau khi giành được chính
quyền, kiểm tra ngân khố Trung ương chỉ cịn 1.250.000 đồng Đơng Dương, trong
đó có 580.000 đông tiền hào đã rách nát và chờ tiêu hủy. Thêm vào đó, khi vào
nước ta, quân đội Tưởng Giới Thạch bắt nhân dân ta phải tiêu tiền Quan kim, Quốc
tệ của chúng nhằm làm lũng đoạn nền tài chính quốc gia Việt Nam.
Nhận thấy những điều đó, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có nhiều cố gắng trong
việc tìm ra những biện pháp tháo gỡ như phát động “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”
và phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, đồng bào cả nước hăng hái
đóng góp tiền của, vàng bạc, cả những vật kỷ niệm quý giá trong đời tư như nhẫn
cưới, hoa tai…để ủng hộ chính quyền cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn đã
thu được trên cả nước 20 triệu đồng và 370kg vàng.
Tuy vậy, những biện pháp đó cũng chỉ là trước mắt, vấn đề cơ bản và lâu dài là phải
phát hành đồng tiền Việt Nam. Việc in giấy bạc được diễn ra khá phức tạp và công
phu, bước đầu là vẽ các mẫu các loại giấy bạc, tiếp đó là chọn mẫu chính thức và
chọn nhà in nơi an toàn, tránh sự theo dõi và phá hoại của địch.
Ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí minh ký Sắc lệnh lịch sử (Sắc lệnh số 18b) cho
phép Bộ trưởng Bộ tài chính phát hành tờ bạc Việt Nam để thay thế cho đồng bạc
Đông Dương. Ngày 3/2/1946, cơ quan Tổng phát hàng giấy bạc Việt Nam chính


10


thức ra đời và hoạt động ngay sau khi Bộ Tài chính ra Nghị định phát hành lần đầu
tiên tại miền Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyến 16 trở vào.
Đến ngày 31/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cho
lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. Sự ra đời của đồng tiền Việt Nam đã đánh
dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta.
2.3 Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, đấu tranh bảo
vệ chính quyền non trẻ
2.3.1 Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược miền Nam
Trong khi hàng triệu người dân Nam bộ đang vui mừng chào đón Ngày Độc lập của
dân tộc thì qn Pháp núp bóng quân Anh với danh nghĩa đồng minh đã bắn súng
vào đồn biểu tình trong lễ tuần hành mừng độc lập làm nhiều người chết và bị
thương. Những ngày sau đó, dưới sự bảo trợ của Anh, quân Pháp ngày càng có
nhiều hành vi khiêu khích trắng trợn.
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp đánh úp
trụ sở Ủy bạn nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gịn, chính thức
xâm lược nước ta lần thứ hai.
Quân dân Nam Bộ nhất tể đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược, bao vây Pháp
trong thành phố. Nhưng từ 05/10/1945, khi được tăng viện trợ, Pháp phá vòng vây
Sài Gòn – Chợ Lớn, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cả
nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến: huy động “các đoàn
quân Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Trung Bộ chiến đấu, tổ chức quyên
góp giúp nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
Quân Pháp bị chặn đứng ở nhiều nơi, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian củng
cố nền độc lập dân tộc mới giành lại được và chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.
2.3.2 Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc


11


Trong hồn cảnh phải đối phó với việc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam
Bộ, sự uy hiếp của Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ở miền Bắc nhằm lật độ
chính quyền cách mạng với âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh”, Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ đường lối: tránh trường hợp một
mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm hịa hỗn tránh
xung đột với qn Trung Hoa Dân quốc.
Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, tại phiên họp
đầu tiên (02/3/1946), Quốc hội khóa I đã đồng ý nhường cho đảng Việt Quốc, Việt
Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong
Chính phủ Liên hiệp, Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch
nước; đồng thời nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về
kinh tế, như là cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông
vận tải, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường.
Để giảm bớt sức ép và sự cơng kích từ kẻ thù, tránh những hiểu lầm trong và ngoài
nước ảnh hưởng đến tiền đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời đặt lợi ích dân
tộc lên trên hết, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thật
chất là lui về hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền.
Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc, chính quyền
cách mạng dựa vào quần chúng nhân dân, kiên quyết vạch trần âm mưu và những
hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị
trừng trị theo pháp luật. Đồng thời, Chính phủ cịn ban hành một số sắc lệnh nhầm
trấn áp bọn phản cách mạng.
2.3.3 Hịa hỗn với Pháp nhằm đẩy lùi qn Trung Hoa Dân quốc ra khỏi đất nước
ta
Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực
hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thơn tính cả nước ta.

Đầu năm 1946, phe đế quốc đã sắp xếp, thỏa thuận để Chính phủ Pháp và Chính
phủ Trung Hoa Dân quốc ký kết bản Hiệp ước Trùng Khánh (Hiệp ước Hoa –
Pháp) ngày 28/2/1946, trong đó có nội dung để Pháp đưa quân ra Bắc vĩ tuyến 16

12


để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Đổi lại quân Trung Hoa Dân quốc được
Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc, được vận chuyển hàng hóa qua
cảng Hải Phịng vào Hoa Nam khơng phải đóng thuế.
Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nước ta vào tình tế: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực
dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc là hịa hỗn, nhân nhượng
Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù và nhanh chóng
gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hịa hỗn, xây dựng
đất nước, chuẩn bị lực lượng để đối phó với cuộc chiến tranh của Pháp về sau.
Trước tình thế mà Hiệp ước đó đặt ra, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược
hịa với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp
bản Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946.
2.3.3.1 Nội dung Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946
Chính phủ Pháp cơng nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa là một quốc gia tự
do, có chính phủ, nghị viên, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp
Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân
Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5
năm; hai bên thực hiện ngừng bắn.
2.3.3.2 Ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946
Hiệp định Sơ bộ có ý nghĩa rất lớn, nó đã đập tan âm mưu cấu kết giữa Pháp và
Tưởng, loại bỏ được một kẻ thù nguy hiểm là Tưởng và tay sai; tránh được một
cuộc chiến tranh chống nhiều kẻ thù khi lực lượng của ta cịn yếu, tranh thủ thời
gian hịa hỗn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến sau này.
2.3.3.3 Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946

Sau Hiệp định Sơ bộ, ta tiếp tục đấu tranh chống ngoại giao, đàm phán chính thức
với Pháp tại Phông-ten-nơ-blô, nhưng do Pháp ngoan cố cuối cùng hội nghị thất
bại. Để tiếp tục kéo dài thời gian hịa hỗn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại
diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946, nhân nhượng thêm cho Pháp một số
quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.

13


Tranh thủ thời gian hịa hỗn, chúng ta đã củng chố và xây dựng lực lượng về mọi
mặt (về chính trị, kinh tế, quân sự,…) Pháp cố ý gây chiến bằng cách gửi tối hậu
thư ngày 18/12/1946 địi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao
quyền kiểm sốt thủ đơ Hà Nội cho chúng, thực chất là Pháp đang muốn bắt ta đầu
hàng. Ta không thể tiếp tục nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt
đầu (19/12/1946).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1 Kết quả
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn
1945 – 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.
Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới – chế
độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các
thứ thuế vơ lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia.
Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi,
năm 1946, đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm
Sài Gịn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời
lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến
chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng

chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực
hiện sách lược nhân nhượng với quân đội.
3.2 Ý nghĩa
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinh thần
quyết tốn, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh
chống giặc ngồi, thù trong những năm đầu chính quyền cách mạng non trẻ đã đem
lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm

14


lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của
các kẻ thù; củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung
ương đến cơ sở và những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám, xây dựng
được nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà; tạo thêm thời gian hịa bình, hịa hỗn, tranh thủ xây dựng thực lực,
chuẩn bị sẵn sàng cho cuộ kháng chiến lâu dài.
3.3 Bài học kinh nghiệm
Ý chí tự cường, tự lực, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt
để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chỉa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự
nhân nhượng có nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vớ kẻ địch cũng là một biện
pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể. Tận dụng khả năng hịa
hỗn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh
giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

KẾT LUẬN
Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 – 1946 đầy
khó khăn, gian nan và thử thách. Nước ta đứng trước tình hình ngàn cân treo sợi
tóc, thù trong giặc ngồi. Với tình cảnh đó, nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt

của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những chính sách, chủ
trương kịp thời để lèo lái con thuyền đất nước trước sóng to gió lớn. Giành được
chính quyền đã khó khăn, bây giờ để giữ vững độc lập lại càng khó khăn hơn gấp
nhiều lần. Tuy vậy, Chính phủ, Nhà nước và Đảng ta chưa bao giờ nhụt chí, bởi dân
tộc Việt Nam ta là một một dân tộc có lịng nồng nàn u nước, khát khao hịa bình.
Ngày nay, các bài học kinh nghiệm của đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền
cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1946 vẫn giữ nguyên các giá trị đó. Được nhà
nước và nhân dân ta áp dụng có hiệu quả trong bối cảnh thế giới đầy biến động hiện
nay. Đảng đã rất khôn khéo, mềm dẻo để không mất lòng đất nước nước nào nhưng
vẫn giữ vững nguyên tắc từ xưa đến nay là toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2019
2. Học viện chính trị quốc gia: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, H.2018
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
– tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

16


PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của cán bộ
chấm thi

Điểm thống nhất của bài thi


CB chấm thi số 1

Bằng số

CB chấm thi số 2

Bằng chữ

Chữ kí
xác nhận
của cán bộ
nhận bài
thi

Trang này sinh viên đóng vào cuối tiểu luận/bài tập lớn (sau trang bìa sau)



×