Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

BÀI DỰ THI “MỖI NGÀY MỘT Ý TƯỞNG KINH DOANH” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.2 KB, 34 trang )

1



BÀI DỰ THI
“MỖI NGÀY MỘT Ý TƯỞNG
KINH DOANH”


Đề tài: DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn hướng nghiệp
và Phát triển nhân lực chất lượng cao Viettronics.


Sinh Viên: Đặng Trung Nghĩa
Lớp: 2QT7A







2

Mục lục: Trang
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN
LỰC……………… 3

1.1. Lý luận chung về nguồn nhân lực 3


1.2. Thực tế đòi hỏi của xã hội (DN) và Bối cảnh Môi trường
của Đào tạo nguồn nhân lực hiện nay 4
1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 4
1.2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam 6
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIETTRONICS 7
2.1. Thực trạng của VTC 7
2.1.1. Thuận lợi: 7
2.1.2. Khó khăn: 10
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ VIETTRONICS THÍCH ỨNG VỚI ĐÒI HỎI
CỦA DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI 11
3.1. Định hướng đầu tư kinh doanh 12
3.2. Địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án 12
3.2.1. Địa điểm đầu tư: 12
3.2.2. Vốn đầu tư: 13
3.2.2.1. Tổng vốn đầu tư 13
3.2.2.2. Danh mục chi phí: 13
3.2.3. Thời gian thực hiện dự án: 14
3.2.4. Tiến độ thực hiện dự án: 15
3.2.5. Nguồn doanh thu dự kiến 15
3.3. Các giải pháp về thị trường: 16
3.3.1. Nhu cầu của thị trường: 16
3.3.2. Các giải pháp về thị trường: 16
3.3.2.1. Chiến lược Marketing: 16
3

3.3.2.2: Chiến lược cạnh tranh: 20
3.4. Quy trình đào tạo và một số chương trình đào tạo 23
3.4.1. Quy trình đào tạo 23
3.4.2. Một số chương trình đào tạo 27
3.5. Cơ cấu tổ chức 31

3.5.1 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 31
3.5.1.1: Ban dự án 31
3.5.1.2 : Các bộ phận chức năng 32
Chương 4: Kết Luận 33
4.1 Hiệu quả kinh tế 33
4.2 Hiệu quả xã hội 33















4

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, THỰC TẾ
ĐÒI HỎI CỦA XÃ HỘI, DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH MÔI
TRƯỜNG CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY

1.1. Lý luận chung về nguồn nhân lực:
Con người, vốn và công nghệ là ba yếu tố sản xuất để con người tạo ra
của cải vật chất, thiếu một trong ba yếu tố này hay có sự tăng không đều

giữa 3 yếu tố này đều tạo nên sự phát triển không cân đối cho nền kinh tế.
Nếu chúng ta chỉ chú trọng thu hút càng nhiều vốn để đầu tư sản xuất
kinh doanh mà quên mất đầu tư cho nâng cấp nguồn nhân lực thì quá
trình đầu tư đó không thể phát huy được hết lợi ích của nguồn vốn, dẫn
tới một khoản đầu tư không hiệu quả. Từ đó ta có thể nhận thấy tầm quan
trọng rất lớn của nguồn lực con người.

1.2. Thực tế đòi hỏi của xã hội (DN) và Bối cảnh Môi trường của Đào
tạo nguồn nhân lực hiện nay
Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng sang dạng kinh tế tri
thức cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là
sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Cơ cấu
kinh tế của nước ta cũng đang chuyển mạnh theo hướng dịch vụ, công
nghiệp, đặc biệt là dịch vụ cao cấp. Điều này đòi hỏi khách quan của thị
trường cầu về số lượng, cơ cấu chất lượng, cơ cấu ngành nghề đối với
nguồn nhân lực. Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động Đầu tư
phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của
nền kinh tế.
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, nguồn nhân
lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Những bài học về phát triển kinh
tế của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ điều này. Sự phát triển thần
5

kỳ của các quốc gia trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhiều nước công nghiệp
mới, các nước ASEAN, Trung Quốc đề nhờ vào nguồn nhân lực có chất
lượng cao. Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập kinh tế thế giới, từng
bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao nên cũng đòi hỏi một
lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có kha năng làm việc trong
môi trường công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực

có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng
thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất,
là yếu tố then chốt nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện
đại, bền vững.
1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam:
Tính đến ngày 1/4/2009, tổng số dân Việt Nam là 85.789.573 người, dân
số trong đọ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khoảng 67%. Trong đó nông dân
chiếm gần 73%, công nhân chiếm 6%. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy
lượng công nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong độ tuổi lao động, không những
vậy công nhân có tay nghề cao , có trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật
lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Theo thống kê số
công nhân có trình độ ĐH, CĐ ở nước ta chiếm khoảng 3.3% đội nũ công
nhân nói chung.
Đội ngũ trí thức Việt Nam những năm gần đây tăng vượt bậc. Năm 2009
cả nước đã tuyển sinh hơn nửa triệu sinh viên, tổng số sinh viên cả nước
năm 2009 là 1,7 triệu sinh viên. Số nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
cũng tăng nhanh. Theo thống kê cả nước có hơn 14.000 thạc sĩ, tiến sĩ
khoa học dến năm 2008. Năm 2009 trên cả nước có 376 trườn ĐH, CĐ.
Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng tri thức và công chức thực
sự là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Nhưng thực
tế lại không được như chúng ta mong đợi, hàng năm lượng sinh viên ra
6

trường lớn nhưng tỷ lệ sinh viên không có việc làm chiếm tới 63% , trong
đó có nhiều sinh viên có việc làm không đúng với nhành nghề được đào
tạo.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới , năm 2005, chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát. Còn theo đánh
giá của Ngân Hàng thế giới (WB) năm 2008, chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt 3.79 điểm ( theo thang điểm 10), xếp thứ

11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói gì về chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam:
Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng.
Các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài rất khó tìm kiếm được nhân
lực có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất kinh doanh – khu vực tạo ra
của cải quốc gia. Thực tế có tới 59% trên tổng số 966 doanh nghiệp Nhật
được khảo sát trong cuộc điều tra về thị trường lao động ở ASEAN,
Trung Quốc và Ấn Độ, do tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tiến
hành, đã cho biết rất khó kiếm được nhân sự quản lý trung gian tại Việt
Nam. Việt Nam chiếm tỷ lệ lốn nhất ASEAN. Điều đó cho thấy tình trạng
nguồn nhân lực nước ta là hết sức nghiêm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát 335 doanh nghiệp tham dự giải “ Sao
vàng Đất Việt 2011” các doanh nghiệp cho biết họ khá bức xúc về chất
lượng của sinh viên tốt nghiệp, khi còn yếu cả về chuyên môn, kỹ năng
mềm lẫn trình độ tiếng Anh. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với sinh viên
mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian đào tạo lại sinh viên
tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho
đến giao tiếp, tác phong làm việc.
Dưới góc độ là chủ doanh nghiệp, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc
tập đoàn Vissan đã phát biểu trong ngày hội Nhân Sự Việt Nam: “ Dù đã
7

qua đào tọa nghề hay tốt nghiệp đại học, cao đẳng, người lao động Việt
Nam vẫn phải được doanh nghiệp đào tạo lại. Doanh nghiệp cần nhân sự
chất lượng ở 3 điểm căn bản: Có năng lực nghiên cứu sáng tạo; kỹ năng
quản lý; tay nghề, kế hoạch sản xuất.
Bên cạnh đó công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn với trên 30% tổng số doanh nghiệp. Nhưng một thực trạng khác
đã cho thấy sự mâu thuẫn giữa nguồn cung và cầu về nguồn nhân lực. Đó

là nguồn nhân lực với những sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang trằn
trọc tìm việc làm thì các doanh nghiệp cũng kêu ca khó khăn trong tuyển
dụng nhân lực.
1.2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chất lượng đào tạo
lao động còn yếu kém. Do quá trình đào tạo chịu nhiều áp lực từ thủ tục,
quy chế thụ động, khép kín, hoặc cách giảng dạy truyền thống, một chiều,
nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành nên không phải sinh viên nào sau khi
ra trường đều có trình độ vững vàng, phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp. Do đó chất lượng của nguồn nhân lực thấp, người học
thường ít được vận dụng những gì sau khi học, hoặc muốn làm việc được
thì người học phải chấp nhận qua một quá trình “ Đào tạo lại” không chỉ
lãng phí tiền của, thời gian của doanh nghiệp, tổ chức mà còn là của cả
người học.
Cùng với đó là sự thiếu hợp tác của các doanh nghiệp với các cơ sỏ giáo
dục trong việc định hướng nghề nghiệp hoặc tạo điều kiện thực tập, thực
tế cho học sinh sinh viên. Báo cáo khảo sát thực trạng quản trị nhân sự
của doanh nghiệp việt nam cho thấy chỉ có 3% doanh nghiệp có quan hệ
với nhà trường trong tuyển dụng nhân sự.


8

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIETTRONICS
2.1. Thực trạng của VTC
Trường CĐCN Viettronics là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp
nguồn nhân lực cho các đơn vị tuyển dụng trên địa bàn thành phố Hải
Phòng, là một ngôi trường mới được thành lập và một trường cao đẳng
nên VTC có những thuận lợi khá lớn để phát triển công cuộc giáo dục đào
tạo và là một nguồn cung cấp nhân lực có uy tín cho các doanh nghiệp

trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, VTC cũng gặp phải rất nhiều những
khó khăn và thực trạng hiện nay của VTC có thể nhận thấy như sau:
2.1.1. Thuận lợi:
● Thuận lợi đầu tiên của Viettronics chúng ta đó là một trường Cao
đẳng chính quy với số lượng HS – SV lớn ( năm 2010 là gần 4000 HS –
SV ). Do đó khách hàng của chúng ta luôn luôn có sẵn và nhu cầu về việc
làm và phát triển kỹ năng là rất lớn. Bên cạnh đó trường chúng ta lại nằm
trong khu vực có nhiều cơ sở đào tạo ( ĐH Hàng Hải, ĐH Dân lập Hải
Phòng, ĐH Y, Cao Đẳng nghề Bách Nghệ, Trung cấp Thủy Sản,…) vì
vậy lượng khách hàng tiềm năng của chúng ta cũng rất lớn.
● Tiếp theo chúng ta là một cơ sở đào tạo gần 10 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực đào tạo bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ tuổi,
nhiệt huyết, vững chuyên môn, có cơ hội tiếp thu những kỹ năng đào tạo
và truyền đạt mới, năng động và ham học hỏi.
● Mối quan hệ giữa nhà trường và các Doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hải Phòng là rất tốt nên đây sẽ là cầu nối rất tốt giúp cho sinh
viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với công việc thực tế, học hỏi thêm nhiều
kiến thức mới và có nhiều cơ hội việc làm hơn. Từ mối quan hệ đó nhà
trường đã tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với công
việc thực tế ngay từ khi còn là sinh viên giúp cho sinh viên tích lũy được
thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
9

● Tại Hải Phòng hiện nay có đến ½ các cơ sở đào tạo trọng tâm
ngành hàng hải, hơn 1/4 trong số các cơ sở đào tạo là các cơ sở đào tạo
nghề trọng tâm phát triển ngành nghề liên quan đến công nghiệp nặng và
một trường đại học chuyên ngành y tế, còn lại có 3 cơ sở đào tạo là Đại
học Hải Phòng, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Viettronics là các cơ sở
đào tạo đa nhành nghề không chú trọng tập trung đào tạo chuyên sâu một
ngành nghề nào cả. Nắm bắt được cơ hội này là một thuận lợi rất lớn cho

VTC có thể tạo ra được sự khác biệt và xây dựng được thương hiệu của
mình khi trọng tâm phát triển ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh. Nhân
lực nhành kinh tế , Quản trị kinh doanh hiện nay trên thị trường đang rất
thiếu nguôn nhân lực chất lượng cao đối với chuyên ngành này. Nếu VTC
thực sự tập trung phát triển xây dựng thương hiệu VTC gắn liền với phát
triển đào tạo ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh thì VTC sẽ là trở thành
một cơ sở cung cấp nguồn nhân lực khối kinh tế lớn mạnh tại Hải Phòng.
● Thuận lợi lớn nhất của Viettronics đó là nhà trường đang dần dần
trở thành một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp có nhiều khác biệt trong chính
sách đào tạo và giáo dục đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
với mô hình đào tạo “ 2+1” . Với nội dung và phương pháp đào tạo hoàn
toàn mới nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhân sự của các cơ sở
tuyển dụng. Cùng với đó là những đổi mới trong giáo dục đang từng bước
được tiến hành.
2.1.2. Khó khăn:
● Chất lượng đầu vào của sinh viên trường ta chỉ đạt mức trung bình
và tỷ lệ sinh viên có các kỹ năng cơ bản còn rất thấp dẫn đến công tác đào
tạo mất nhiều thời gian.
● Đối thủ cạnh tranh là khá lớn với cơ sở vật chất hiện đại và số
lượng sinh viên đông đó là các trương cao đẳng và đại học trên đại phận
thành phố Hải Phòng
10

● Phương pháp giảng dạy 1 chiều truyền thống, chưa có nhiều đổi
mới nên sinh viên khó có thể tiếp thu được đầy đủ kiến thức chuyên môn
để có khả năng làm việc ngay khi mới ra trường. Vì vậy sinh viên
Viettronics sau khi ra trường đa số là thiếu kỹ năng làm việc. Các cơ sở
tuyển dụng phải đào tạo lại gây ra tình trạng tốn kém về chi phí cũng như
thời gian.
● Phương pháp phát triển con người tại Viettronics hiện nay chưa có.

Đó là Viettronics chua đưa và chương trình giảng dạy các giáo trình mới
nhằm phát huy được khả năng tư duy, phát triển khả năng sáng tạo cho
sinh viên. Từ đó sinh viên Viettronics rất thiếu khả năng sáng tạo, ra ý
tưởng. Đây là vấn đề chung của tất cả các cơ sở đào tạo tại Việt Nam
không chỉ riêng gì Viettronics. Vì vậy cần có sự thay đổi trong phương
pháp đào tạo.
● Quy chế và thủ tục của nhà trường còn kép kín và thụ động.
● Mô hình “2+1” là mô hình mới với nội dung đào tạo của nhà
trường là hướng tới nhu cầu của doanh nghiệp nhưng theo mô hình này
đối tượng đào tạo rất lớn mang tính đại trà thiếu tập trung điều này có thể
dẫn đến những nguy cơ sau:
 Do chất lượng sinh viên đầu vào của Viettronics chỉ đạt ở mức
trung bình nên số lượng sinh viên xuất sắc rất ít. Vì vậy khi đào tạo đại
trà sẽ tạo ra những khoảng cách rất xa về kiến thức đạt được giữa các
sinh viên với nhau dẫn đến tình trạng chán nản ở những sinh viên kém
và tự mãn ở những sinh viên giỏi từ đó các sinh viên sẽ mất tinh thần
phấn đấu và phát huy được hết khả năng của mình.
 Số lượng đẩu ra sinh viên quá ồ ạt mà nhu cầu của một doanh
nghiệp chỉ có giới hạn nên chỉ 1 phần các sinh viên đó có việc làm và
câu hỏi đặt ra là số sinh viên còn lại sẽ làm gì để tìm được công việc phù
11

hợp mà các kỹ năng của họ được đào tạo chỉ đáp ứng nhu cầu của 1
doanh nghiệp duy nhất?
Bên cạnh đó Viettronics còn gặp phải một số nhũng vấn đề sau. Đây là
những vấn đề mang tính chất chủ quan của sinh viên nhưng có thể thấy
đây cũng chính là những vấn đề mà Viettronics đang thực sự gặp phải và
cần phải khắc phục trên con đường phát triển.
Viettronics là một trường cao đẳng khá là quy mô với số lượng sinh viên
tương đối lớn ( vào khoảng 4000 SV/ năm 2010-2011) nhưng Viettronics

chưa xây dựng được vị thế của chính mình ngay trong lòng các sinh viên.
Ví dụ cụ thể đó là có bao nhiêu sinh viên cũ trở lại trường sau khi đã tôt
nghiệp, lượng sinh viên quay trở lại trường và đóng góp phát triển cho
trường còn rất hạn chế, điều này cho chúng ta thấy Viettronics đang đánh
mất vị thế của chính mình ngay trong long các sinh viên của mình.
Viettronics chưa quan tâm và chú trọng đến việc phát triển trọng điểm, ở
đây đó là việc tìm ra những sinh viên có khả năng thực sự. Từ đó phát
triển những con người đó thành những sản phẩm chất lượng cao mang
thương hiệu Viettronics và giới thiệu tới các doanh nghiệp.
Cùng với đó là việc tuyển sinh quá đại trà và cái mà Viettronics quan tâm
nhiều hơn là số lượng sinh viên chứ không phải là chất lượng đầu ra.
Viettronics là một cơ sở kinh doanh giáo dục và sản phẩm được thành
phẩm giới thiệu ra thị trường mang thương hiệu Viettronics chính là
những sinh viên ra trường. Vậy một doanh nghiệp có sản phẩm kém chất
lượng liệu nó có được thị trường chấp nhận??. Nếu sản phẩm đó có phẩm
chất, chất lượng tốt thi thương hiệu đã sản sản xuất ra sản phẩm đó sẽ
được ghi nhớ và được truyền bá rộng rãi, còn nếu như sản phẩm đó có
chất lượng không tôt điều ngược lại sẽ xẩy ra làm cho doanh nghiệp đó
mất vị thế trên thị trường.
12

Một vấn đề cần quan tâm đến đó là “ Tại sao Viettronics có khá nhiều
những chương trình khuyến khích sinh viên có những ý tưởng sáng tạo
nhưng số lượng sinh viên quan tâm đến lại rất ít và đôi khi là không
có???” đây là câu hỏi cần được giải đáp nếu chúng ta mong muốn có một
nguồn nhân lực tốt.
……
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ VIETTRONICS THÍCH ỨNG VỚI ĐÒI
HỎI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI


Từ việc nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng nguồn nhân lực tại
Việt Nam em đã nhận ra được một số đặc điểm sau:
● Cung và cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫn chưa
tìm được hướng đi chung.
● Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các cơ sở
đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
● Sự gắn bó lợi ích trực tiếp giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo
về đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
chưa được chật chẽ và khăng khít.
Qua thực trạng trên cùng với lợi thế là sinh viên ngành Quản trị doanh
nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao Đẳng Công Nghệ
Viettronics em đã ý tưởng thành lập 1 công ty chuyên về đào tạo và cung
ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu về nhân sụ
của các doanh nghiệp. Nhằm tạo ra 1 thương hiệu nguồn nhân lực chất
lượng cao mang tên sinh viên Vietronics.
Em đã lập một Dự án đầu tư: Thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn
hướng nghiệp và Phát triển nhân lực chất lượng cao Viettronics. Đây
có thể coi là một giải pháp lâu dài nhằm phát triển chất lượng đào tạo
của Viettronics và cúng là để góp phần xây dựng thương hiệu Viettronics
13

phát triển lâu dài và bền vững. Bên cạnh đó chúng ta có thể đào tạo
chuyên sâu vào những đối tượng có tiềm năng từ đó tạo ra được sự cạnh
tranh và tìm ra được những sinh viên giỏi nhất giới thiệu với thị trường.
Cùng với đó việc đào tạo tập trung này sẽ đáp ứng được nhu cầu nhân sự
của các doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất mà chất lượng nhân sự
có thể được đảm bảo nhất. Từ phương pháp đào tạo tập trung có chọn
lọc sẽ giúp cho nhà trường chủ động hơn trong việc đào tạo mà không sợ
tình trạng đào tạo ra nhưng không được tuyển dụng.


3.1. Định hướng đầu tư kinh doanh
3.1.1. Tư vấn hướng nghiệp cho các bạn Học sinh – Sinh viên trong
nhà trường:
Tìm việc làm thêm cho các bạn HS- SV có nhu cầu tìm việc làm thêm
nhằm cải thiện thu nhập cá nhân.
Tư vấn về định hướng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên nhằm phát
huy được tối đa sở trường của họ.
Giới thiệu các đơn vị, địa điểm thực tập cho sinh viên năm cuối.
…………
3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:
Mở các khóa, các hương trình, các lớp đào tạo các kỹ năng về chuyên
môn cho sinh viên nhằm tạo ra cho họ những kỹ năng cần thiết nhất đối
công việc và cuộc sống. Giúp cho sinh viên có thể hoàn thiện được bản
thân và tự tin khi làm việc thực tế.
3.2. Địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án
3.2.1. Địa điểm đầu tư:
Địa điểm dự kiến đầu tư có 2 phương án sau
● Địa điểm thành lập công ty có thể nằm ngay tại trường
14

● Địa điểm thành lập công ty là một địa điểm bên ngoài khuôn
viên trường.


3.2.2. Vốn đầu tư:
1. Tổng vốn đầu tư: 60.000.000 VNĐ ( sáu mươi triệu đồng
chẵn)
Nguồn vốn trên là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp 100 %. Trong đó:
● Nguồn vốn từ nhà trường Viettronics: 50% / Tổng nguồn
vốn

● Nguồn vốn từ doanh nghiệp: 30 % / Tổng nguồn vốn
● Nguồn vốn từ giảng viên và các nguồn khác: 20% / Tổng
nguồn vốn.
3.2.2.2. Danh mục chi phí:
A. Chi phí đầu tư ban đầu
STT
Chi phí
Đơn
vị
Số
lượng

Đơn giá

Thành
tiền
1 Máy tính Bộ 3
6 000
000
18 000
000
2 Máy in cái 1
2 000
000
2 000
000
3 Điện thoại cái 3
520
000
1 560

000
4 Quạt treo tường cái 3
175
000
525 000

5 Bảng hiệu cái 3
150
000
450 000

15

6 Bàn ghế Bộ 3
300
000
900 000

7 Bảng cái 1
250
000
250 000

8 Chi phí thành lập doanh nghiệp
3 000
000
3 000
000
9 Trang trí và văn phòng phẩm


1 500
000
1 500
000
10

Lương cho cán b
ộ đối ngoại mới bắt
đầu tìm kiếm đơn hàng

4 000
000
4 000
000

Tổng

32 185
000
B. Chi phí giảng dạy: ( 1 năm) là: 20 000 000 VNĐ ( hai mươi triệu
đồng chẵn) bao gồm:
- Chi phí thuê giảng viên: 10.000.000 VNĐ
- Phụ cấp cho giảng viên : 5.000.000 VNĐ
- Các chi phí khác: 5 000 000 VNĐ
Chi phí giảng dạy sẽ được trả theo thực tế giảng dạy của từng giảng viên
cụ thể. Chi phí này sẽ được trả theo buổi cho từng giáo viên giảng dạy.
C. Chi phí thường xuyên:
Chi phí tiếp khách: 1 000 000 VNĐ/ 1 lần.
Chi phí đi lại cho nhân viên: 200 000 VNĐ/ 1 lần.
3.2.3. Thời gian thực hiện dự án:

Dự án bắt đầu thực hiện vào trung tuần tháng 5 năm 2012. Bởi vì vào thời
điểm đó là thời điểm nhà trường đang vào giai đoạn tuyển sinh nên dự án
được bắt đầu thực hiện vào thời điểm đó sẽ kịp ra mắt vào đúng dịp sinh
viên khóa mới nhập học.
16

3.2.4. Tiến độ thực hiện dự án:
Dự án sẽ hoàn thành trong thời gian là hơn 4 tháng với 3 giai đoạn.
3.2.4.1. Giai đoạn 1: là giai đoạn bắt đầu xây dựng dự án
- Thời gian: Từ 10/4/2012- 11/5/2012
Đây là giai đoạn ra ý tưởng xây dụng và viết dự án trình ban thẩm
định.
3.2.4.2. Giai đoạn 2: là giai đoạn thực hiện dự án:
- Thời gian: Từ 18/5/2010- 25/7/2012
3.2.4.3. Giai đoạn 3: hoàn thành dự án
- Thời gian: Từ 26/7/2012- 26/8/2012
Dự án đã chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động.
3.2.5. Nguồn doanh thu dự kiến
Nguồn thu dự kiến của công ty dự trên kinh phí xét tuyển và kinh
phí đào tạo.
- Kinh phí xét tuyển dự kiến: 50 000 VNĐ/ 1 SV
- Kinh phí đào tạo dự kiến: 150 000 VNĐ/ 1 SV cho 1 kỹ năng được đào
tạo.
Bên cạnh đó nguồn doanh thu tiếp theo của công ty đến từ phí
“khách hàng”( những doanh nghiệp có nhu cầu về nhân sự). Để được
doanh nghiệp trả chi phí đào tạo công ty sẽ cam kết đào tạo để khi ứng
viên được doanh nghiệp tuyển dụng sẽ làm việc thật sự hiệu quả và sau
khi ứng viên được nhận vào làm nhân viên chính thức sau thời gian thử
việc doanh nghiệp mới phải trả chi phí cho công ty đào tạo.
Mức thu dự kiến: 10 %/ Tổng lương của Nhân viên trong 3 tháng. Và số

tiền này doanh nghiệp sẽ cam kết tự chi trả không được trừ vào lương của
nhân viên đó.
3.3. Các giải pháp về thị trường:
17

3.3.1. Nhu cầu của thị trường:
Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang
trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi
dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển
của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên chất lượng của nguồn nhân lực còn
rất thấp.
Trong khi nguồn cung còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu về
nguồn nhân lục chất lượng cao của các doanh nghiệp lại rất lớn. Thống kê
cho thấy 30 % doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự
và phải cần từ 1 – 4 tháng mới đủ chỉ tiêu tuyển dụng. Qua số liệu trên
cho chúng ta thấy được nhu cầu rất lớn của các doanh nghiệp trong vấn
đề tuyển dụng nhân sự chất lượng cao và rút ngắn thòi gian tuyển dụng.
3.3.2. Các giải pháp về thị trường:
3.3.2.1. Chiến lược Marketing:
Chúng tôi áp dụng mô hình Marketing hỗn hợp - 4P
Promotion
( Quảng cáo )
Products
( Sản phẩm)


4 P
Physical Evindence
( Sự hữu hình)
People

( con người)


a. Products ( Sản phẩm);

Với hình thức là kinh doanh giáo dục vì vậy sản phẩm sẽ là
- Sản phẩm chính: Nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
18

- Sản phẩm phụ: + Giảng viên
+ Giáo trình giảng dạy
+ Các dịch vụ hỗ trợ học sinh – sinh viên
+ Các chương trình đào tạo


1. Chương trình đào tạo:
Để kinh doanh thành công chúng ta cần xây dựng được một chương trình
đào tạo tốt. Với cốt lõi chương trình đào tạo của công ty là bổ sung kiến
thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Bên cạnh đó là quá trình hướng
nghiệp giúp cho sinh viên tìm thấy được công việc mà họ đam mê và phù
hợp nhất đối với họ. Qua đó đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ
năng cần thiết nhất cho công việc đó của họ. Tiếp theo đó công ty sẽ liên
hệ, tìm kiếm, đào tạo và cung cấp nhân sự cho các doanh nghiệp có nhu
cầu vè tuyển dụng. Giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tuyển
dụng, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng nhân sự của doanh nghiệp.
Các chương trình đào tạo của công ty được xây dựng với nội dung phong
phú và đơn giản giúp sinh viên dễ nắm bắt và phát triển kỹ năng trong
công việc.
2. Giáo trình:
Giáo trình giảng dạy của công ty được các giảng viên tự xây dựng

dựa trên những giáo trình cơ bản và dựa trên khả năng tiếp thu của sinh
viên. Để làm được điều này công ty sẽ tổ chức những buổi hội thảo để
nắm bắt được nhu cầu học của sinh viên và nhu cầu về các kỹ năng cần
thiết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó giáo trình giảng dạy cũng được xây
dựng dựa trên yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Giáo trình giảng dạy cần
được xây dựng khoa học, ngắn gọn và phát huy được khả năng sáng tạo
của sinh viên.
19

3. Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên:
Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên được chú trọng như là một biện pháp
khuyến mại cần thiết. Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên có thể được xây dựng
dưới nhiều hình thức như: giảm học phí, giảm giá các khóa học kỹ năng
cơ bản,….nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham gia
những khóa học cần thiết trong điều kiện chi phí cho phép.
Bên cạnh đó công ty sẽ tổ chức những dịch vụ hỗ trợ khác như: Tư
vấn hướng nghiệp miễn phí, nhằm giúp đỡ sinh viên tìm được công việc
phù hợp có thể phát huy được tất cả những thế mạnh của sinh viên đó.

4. Giảng viên:
Giảng viên của công ty là các giảng viên giỏi có kiến thức chuyên
môn, có tinh thần trách nhiệm và quan trọng hơn hết là long nhiệt tình.
Về giảng viên chất lượng công ty sẽ mời các giảng viên có kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn ngay tại trường CĐCN Viettronics. Bên
cạnh đó là các giảng viên ngoài được mời về dạy tại công ty.
Cùng với đó công ty sẽ xây dựng các chương trình giảng dạy của các diễn
giả nổi tiếng nhằm tạo cho sinh viên những cái nhìn mới hơn về cuộc
sống cũng như công việc.
5. Người học:
Đây là nhân tố quan trọng nhất hay nói một cách đúng hơn đây là

sản phẩm quan trọng nhất.
Người học chính xác hơn vừa là khách hàng vừa là sản phẩm.
Khi sinh viên được coi là khách hàng, đối với khách hàng sẽ nhận được
sự chăm sóc tốt nhất từ phía công ty. Họ sẽ được đào tạo bài bản nhất về
các phương pháp phát triển các kỹ năng của họ. giúp cho sinh viên tìm
thấy điểm mạnh và phát huy nó. Giúp sinh viên tìm được công việc phù
hợp với khả năng của họ. Giúp họ được cơ sở tuyển dụng chấp nhận.
20

Khi sinh viên được coi là sản phẩm. Với bất cứ một đơn vị kinh doanh
nào thì mong muốn lớn nhất của họ là có những sản phẩm tốt nhất được
đưa đến tay người tiêu dùng. Vì vậy khi sinh viên tốt nghiệp những khóa
học họ đã là những sản phẩm hoàn chỉnh, họ được trang bị đầy đủ kỹ
năng, kiến thức cần thiết nhất cho công việc của họ cũng như cho cuộc
sống. Và quan trọng hơn hết họ được các cơ sở tuyển dụng chấp nhận.
b. Promotion ( Quảng cáo):
Như đã nói ở trên Người học là sản phẩm quan trọng nhất. Vì vậy chúng
tôi sẽ sử dụng biện pháp quảng các đó là giới thiệu sản phẩm quan trọng
này qua nhiều kênh. Với những biện pháp sau:
● Xây dựng và tổ chức các buổi giao lưu, các cuộc thi tài năng nhằm
tạo ra cho sinh viên các sân chơi bổ ích giúp sinh viên có thể áp
dụng được các kỹ năng đã học vào thực tế và quan trọng hơn hết
là giới thiệu tới các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp một
nguồn nhân lực chất lượng cao.
● Chương trình vừa học, vừa làm đưa sinh viên đi làm việc thực tế
trong mọi lĩnh vực nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện cọ xát
thực tế và tìm kiếm được công việc phù hợp. Cùng với đó cũng
giúp cho các đơn vị nhận sinh viên đến làm việc thực tế có thể
tìm kiếm được nhân sự phù hợp.
● Kênh quảng cáo hiệu quả nhất mà chúng tôi áp dụng đó là kênh

truyền miệng với các biện pháp như
○ Tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện, tiếp xúc với phụ
huynh của sinh viên và nhà tuyển dụng.
○ Đưa những giảng viên giỏi của công ty đi nói chuyện ở các
tổ chức, hiệp hội, các doanh nghiệp,….
○ Đào tạo thật tốt để chinh sinh viên của công ty là biện pháp
quảng các truyền miệng hiệu quả nhất.
21



c. Physical Evidence ( Sự hữu hình) :
Giáo dục là một sản phẩm vô hình. Và từ sản phẩm vô hình đó
chúng tôi tạo ra sản phẩm hữu hình bằng cách tìm hiểu các nhu cầu của
người học, nhu cầu của phụ huynh, nhu cầu của nhà tuyển dụng và tìm
hiểu những vấn đề mà họ đang quan tâm để có thể xây dựng được chương
trình đào tạo phù hợp nhất. Chương trình đó sẽ được xây dựng dựa trên
nhu cầu của người học, phụ huynh và nhà tuyển dụng nên nó sẽ là sự tổng
hòa các nhu cầu của 3 đối tượng khác nhau.
d. People ( Con người):
Chúng tôi sẽ xây dựng các mối quan hệ mật thiết với các doanh
nghiệp dựa trên các mối quan hệ của hiệu trưởng và các trưởng khoa với
các doanh nghiệp đó. Đây chính là cầu nối để đưa những sản phẩm quan
trọng là sinh viên đến với thị trường.
3.3.2.2: Chiến lược cạnh tranh:
Là mô hình kinh doanh giáo dục, kinh doanh giá trị vô hình nên
chiến lược cạnh tranh của mô hình này cũng khác hoàn toàn so với các
mô hình sản xuất kinh doanh hoàng hóa dịch vụ. Đối với kinh doanh giáo
dục chiến lược cạnh tranh có thể được áo dụng một số biện pháp sau:
● Cấp học bổng cho các sinh viên trong nhà trường có khả năng

nhưng điều kiện tài chính không cho phép, cùng với đó trong
quá trình tuyển sinh và quá trình tiếp xúc, tìm hiểu đối với
những họ sinh khối THPT chúng ta có thể cấp học bổng cho
những HS ưu tú có tiềm năng phát triển. Học bổng có thể được
thể hiện dưới nhiều hình thức như tiền mặt, giảm học phí 25%,
50%, 100% cho SV,….
22

● Những ứng viên thật sự có tài năng và ứng viên đó thỏa mãn những
yêu cầu cần thiết nhất của một doanh nghiệp cụ thể nào đó
nhưng điều kiện tài chính không cho phép sẽ được công ty cấp
học bổng đào tạo những kỹ năng còn thiếu.
● Tạo ra sự khác biệt trong phương pháo đào tạo và giảng dạy. Ví dụ
có một câu hỏi đặt ra như sau: “ Tại sao sinh viên các trường đại
học và cao đẳng tại Việt Nam hứng thú, tập trung, ghi nhớ nhiều
hơn khi nghe các diễm giả nói hơn là nghe giáo viên giảng bài
?”. Chúng ta có thể thấy ở đây đó là chúng ta nên xây dựng một
phương pháp truyền đạt mới mang tính cách mạng và đi đầu
trong sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.
● Phương pháp cạnh tranh tốt nhất đó chính là xây dựng được vị thế
Viettronics. Để làm được điều này chúng ta cần phải làm tốt tất
cả những điều ở trên. Từ đó tạo được lòng tin, vị thế thương hiệu
trong lòng “ khách hàng ”. Đây chính là phương pháp cạnh tranh
hiệu quả nhất nhưng để đạt được cần rất nhiều quyết tâm, niềm
tin, công sức và thời gian.












23







3.4. Quy trình đào tạo và một số chương trình đào tạo
3.4.1. Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Doanh nghiệp



Ứng viên đạt yêu cầu
Bộ phận Quan hệ - Đối ngoại
Sinh viên
Chương trình đào tạo
Sản phẩm
Ứng viên không đạt yêu cầu




Qua sơ đồ trên chúng ta có thể hiểu được quy trình đào tạo của công ty
như sau:
1. Giai đoạn tìm kiếm nhu cầu của doanh nghiệp và tìm kiếm
ứng viên.
Trong giai đoạn này Bộ phận Quan hệ - Đối ngoại là bboj phận đóng vai
trò tìm kiếm đơn đặt hàng từ doanh nghiệp từ đó tạo ra cầu nối với sinh
24

viên. Sinh viên sau khi nắm bắt được những yêu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp sẽ đăng ký thi tuyển tại trung tâm.
Bộ phận Quan hệ - Đối ngoại sẽ tìm kiếm nhưng đơn hàng từ phía doanh
nghiệp và từ những yêu cầu tuyển đụng của doanh nghiệp để có phương
án tìm kiếm ứng viên tốt nhất.
Những nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp được thể hiện qua những
nội dung sau:






Trí lực


Thể lực
Nhân lực
Mỹ quan



Phong cách


Kiến thức nền
( Background)






25


Nhu cầu cụ thể của từng khối doanh nghiệp về nhân lực

Đối với khối trực tiếp sản xuất:

Chỉ tiêu %
Trí lực 30%
Thể lực 50%
Mỹ quan 5%
Phong cách 5%
Kiến thức nền 10%


Đối với khối gián tiếp sản xuất, Văn phòng:

Chỉ tiêu %

Trí lực 50%
Thể lực 10%
Mỹ quan 10%
Phong cách 10%
Kiến thức nền 20%

Trên đây là một số những số liệu ví dụ về nhu cầu thực tế của 2 khối
doanh nghiệp điển hình nhưng đối với mỗi doanh nghiệp và ngành nghè
cụ thể sẽ có những nhu cầu riêng cho từng khối nghành, sản xuất mà bộ
phận quan hệ - đối ngoại cần nắm bắt được để từ đó có những chiến lược
tìm kiếm hiệu quả nhất.

×